Khảo sát đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp điện toán của u mô đệm đường tiêu hóa
Mở đầu: Tất cả các u mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) đều có tiềm năng ác tính (TNAT) nên không có
sự phân chia rõ ràng là lành tính hay ác tính vì vậy cần đánh giá đầy đủ các đặc điểm hình ảnh cũng như dự báo
các yếu tố nguy cơ của UMĐĐTH trước khi điều trị là vô cùng cần thiết.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của UMĐĐTH trên X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT). Xác định
mối tương quan giữa các đặc điểm hình ảnh với TNAT của UMĐĐTH.
Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca từ tháng 06/2010 đến tháng 12/2012 tại bệnh
viện Đại Học Y Dược TPHCM.
Kết quả: U mô đệm đường tiêu hóa thường gặp nhất ở dạ dày (61,3%), tiếp đến là ở ruột non (38,7%).
Phần lớn u có kích thước ≥ 5cm (77,4%), có dạng nhiều thùy (67,7%) và phát triển hướng ra bên ngoài (54,8%).
Đa số u có đậm độ không đồng nhất trước tiêm (61,3%) và sau tiêm thì u tăng quang không đồng nhất (67,7%),
trong đó tăng quang với mức độ trung bình chiếm đa số (61,3%). Đặc điểm có hay không có thâm nhiễm mỡ
quanh u là tương đương nhau nhưng xét về tính xâm lấn thì số trường hợp u có xâm lấn chiếm gấp đôi so với u
không có xâm lấn (67,7% so với 32,3%). Vôi hóa trong u cùng với di căn lúc mới phát hiện bệnh là đặc điểm ít
gặp trong UMĐĐTH, chỉ chiếm 9,7%. Hạch phì đại cũng là đặc điểm hình ảnh không gặp với UMĐĐTH.
Kết luận: Có mối tương quan mạnh giữa tính xâm lấn của u với TNAT của u, còn lại các đặc điểm về
kích thước, đậm độ u trước tiêm ‐ kiểu tăng quang sau tiêm và hình dạng u thì tương quan trung bình với
TNAT của u.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp điện toán của u mô đệm đường tiêu hóa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh 231 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN CỦA U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA Lê Quang Khang*, Nguyễn Văn Hải**, Võ Tấn Đức***, Trần Minh Hoàng*** TÓM TẮT Mở đầu: Tất cả các u mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) đều có tiềm năng ác tính (TNAT) nên không có sự phân chia rõ ràng là lành tính hay ác tính vì vậy cần đánh giá đầy đủ các đặc điểm hình ảnh cũng như dự báo các yếu tố nguy cơ của UMĐĐTH trước khi điều trị là vô cùng cần thiết. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của UMĐĐTH trên X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT). Xác định mối tương quan giữa các đặc điểm hình ảnh với TNAT của UMĐĐTH. Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca từ tháng 06/2010 đến tháng 12/2012 tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM. Kết quả: U mô đệm đường tiêu hóa thường gặp nhất ở dạ dày (61,3%), tiếp đến là ở ruột non (38,7%). Phần lớn u có kích thước ≥ 5cm (77,4%), có dạng nhiều thùy (67,7%) và phát triển hướng ra bên ngoài (54,8%). Đa số u có đậm độ không đồng nhất trước tiêm (61,3%) và sau tiêm thì u tăng quang không đồng nhất (67,7%), trong đó tăng quang với mức độ trung bình chiếm đa số (61,3%). Đặc điểm có hay không có thâm nhiễm mỡ quanh u là tương đương nhau nhưng xét về tính xâm lấn thì số trường hợp u có xâm lấn chiếm gấp đôi so với u không có xâm lấn (67,7% so với 32,3%). Vôi hóa trong u cùng với di căn lúc mới phát hiện bệnh là đặc điểm ít gặp trong UMĐĐTH, chỉ chiếm 9,7%. Hạch phì đại cũng là đặc điểm hình ảnh không gặp với UMĐĐTH. Kết luận: Có mối tương quan mạnh giữa tính xâm lấn của u với TNAT của u, còn lại các đặc điểm về kích thước, đậm độ u trước tiêm ‐ kiểu tăng quang sau tiêm và hình dạng u thì tương quan trung bình với TNAT của u. Từ khóa: đặc điểm hình ảnh của u mô đệm đường tiêu hóa, mối tương quan giữa các đặc điểm hình ảnh với TNAT của u. ABSTRACT THE CHARACTERISTICS OF GASTROINTESTINAL STROMAL TUMORS ON COMPUTEDTOMOGRAPHY Le Quang Khang, Nguyen Van Hai, Vo Tan Đuc, Tran Minh Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 231 ‐ 236 Background: All of gastrointestinal stromal tumors (GISTs) have malignant potential; there isn’t clear division between benign and malignant. So, there is necessary to evaluate all of imaging characteristics as well as forecast risk factors of GISTs before treatment. Purpose: Describe the characteristics of GISTs on Computed Tomography. Determine the correlation between the image characteristics with malignant potential of GISTs. Methods: Report case series from 06/2010 to 12/2012 at the University Medical Center HCMC. Results: GISTs are the most common in the stomach (61%) followed by the small intestine (38.7%). Predominantly tumors size is more than or equal to 5 cm (77.4%), with lobulated shape (67.7%) and exophytic growth (54.8%). The majority of tumors have heterogeneous density previous contrast (61.3%) and after * Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bộ môn Ngoại Tổng quát – Đại học Y Dược Tp.HCM *** Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS Lê Quang Khang ĐT: 0924925555 Email: lequangkhang2002@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 232 injection, the tumors are heterogeneous enhancement (67.7%), the majority of moderate enhancement (61.3 %). Characteristics about with or without mesenteric fat infiltration is similar, but the number of cases of present organ invasion is twice as many as the absent organ invasion (67.7% compared with 32.3%). Calcification in tumors along with metastatic lesions at early stage is rare with 9.7%. Lymphadenopathy is also image characteristic not seen with GISTs. Conclusion: There is strong correlation between the organ invasions of tumors with malignant potential of tumor. Besides, the characteristics about size, tumor density before the injection –enhancement pattern and tumor shape is average correlation with malignant potential of tumor. Keywords: characteristics of GISTs, the correlation between the image characteristics with malignant potential of GISTs. MỞ ĐẦU U mô đệm đường tiêu hóa là u hiếm gặp nhưng chiếm đến 80% trong các u trung mô của đường tiêu hóa(3). U mô đệm đường tiêu hóa chiếm 60‐70% ở dạ dày, tiếp đến là 20‐30% ở ruột non, 10% ở đại trực tràng, < 5% ở thực quản(5). Trước đây, UMĐĐTH hay bị chẩn đoán nhầm là u cơ trơn (leiomyoma), u nguyên bào cơ trơn (leiomyoblastoma), sarcôm cơ trơn (leiomyosarcoma) vì chúng có nguồn gốc từ lớp cơ trơn của thành ống tiêu hóa. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của hóa mô miễn dịch (HMMD) đã chứng minh u phát triển từ sự tân sinh tế bào Cajal (tế bào kẽ: Interstitial cell of Cajal: ICC) có biểu hiện dấu ấn sinh học CD117 dương tính, từ đó phân biệt UMĐĐTH với u cơ trơn, sarcôm cơ trơn, u sợi thần kinh (neurofibroma), u bao dây thần kinh (schwannoma)(4). Những đặc điểm hình ảnh của UMĐĐTH trên XQCLĐT cũng được mô tả nhiều trong y văn(13)nhưng các đặc điểm này lại tương tự với các khối u cơ trơn và sarcôm cơ trơn. Ngoài ra, mỗi loại UMĐĐTH đều có TNAT nên không có sự phân chia rõ ràng UMĐĐTH là lành tính hay ác tính; thay vào đó, người ta phân chia thành nguy cơ tái phát và di căn ở mức rất thấp, thấp, trung bình và nguy cơ cao. Như vậy, việc đánh giá đầy đủ các đặc điểm hình ảnh và dự báo các yếu tố nguy cơ của UMĐĐTH trước khi điều trị là vô cùng cần thiết. Một vài bài báo gần đây đã nỗ lực để phân tích mối tương quan giữa những đặc điểm của u trên XQCLĐT với từng giai đoạn tương ứng nhưng chưa có sự thống nhất cũng như chưa có tiêu chuẩn rõ ràng để phân loại. Gần đây, các đặc điểm về vị trí, kích thước tối đa, tỷ lệ phân bào của u được xem như là tiêu chuẩn mạnh mẽ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất cho việc tiên lượng khả năng ác tính của UMĐĐTH(3). Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì mối tương quan giữa những tiêu chuẩn mới này và đặc điểm của u trên XQCLĐT chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu Mô tả đặc điểm hình ảnh của u mô đệm đường tiêu hóa trên X quang cắt lớp điện toán. Xác định mối tương quan giữa các đặc điểm hình ảnh với tiềm năng ác tính của UMĐĐTH. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Được thiết kế theo kiểu báo cáo hàng loạt ca, các trường hợp nghiên cứu được khảo sát từ tháng 06/2010 đến tháng 12/2012 tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM. Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả những bệnh nhân được phẫu thuật và có kết quả hóa mô miễn dịch là UMĐĐTH. Có khảo sát X quang cắt lớp điện toán không và có tiêm thuốc cản quang trước phẫu thuật tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM và Trung tâm y khoa Medic. Tiêu chuẩn loại trừ Các trường hợp được hóa trị hay xạ trị trước phẫu thuật cũng như các trường hợp UMĐĐTH tái phát. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh 233 Bệnh nhân được chụp theo qui trình chuẩn với các thống số tham khảo trên máy X quang cắt lớp điện toán 64 lát cắt ở BVĐHYD (Light speed VCT, GE healthcare). Liều thuốc tương phản 1,5 – 2 ml/kg, tốc độ bơm 1,5 – 2 ml/giây. Khảo sát từ vòm hoành đến khớp liên mu. Tiến hành chụp: Khảo sát thì tĩnh mạch sau tiêm thuốc 70 giây, bề dày lát cắt 5mm, cường độ dòng điện 80 – 120 mAs, hiệu điện thế 120 kV, thời gian xoay đầu đèn (Rotation time) 0,8 ms, trường khảo sát (Field of view: FOV) tùy vào kích thước thể tạng bệnh nhân, cần đủ rộng để lấy hết toàn bộ ổ bụng, không quá rộng để đảm bảo tốt độ phân giải không gian (thường khoảng 50 cm), bước bàn 0,984: Độ rộng và trung tâm cửa sổ khoảng 300 – 65 HU. Thực hiện tái tạo lát cắt mỏng 1 mm ở thì tĩnh mạch, sau đó dựng hình mặt phẳng đứng ngang, đứng dọc. KẾT QUẢ Các đặc điểm chung Về tuổi Nhóm tuổi (40≤ tuổi ≤59) chiếm tỉ lệ cao nhất (58,1%). Còn lại là nhóm tuổi (trên 60 tuổi) và nhóm tuổi (20≤ tuổi ≤39) chiếm tỉ lệ lần lượt là 25,8% và 16,1%. Không gặp bệnh nhân nào có độ tuổi dưới 20 tuổi. Về giới Có 48% bệnh nhân là nam, 52% bệnh nhân là nữ. Tỉ lệ nam/nữ là: 0,92. Mô bệnh học TNAT của u: Tất cả mức độ TNAT của u mô đệm trong mẫu nghiên cứu đều xuất hiện, trong đó khối u với TNAT cao chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,1%, khối u với TNAT rất thấp chỉ có 2 trường hợp (6,5%), còn lại là u với TNAT thấp và trung gian (25,8% và 22,6%). Các đặc điểm hình ảnh Bảng 1. Đặc điểm hình ảnh của u Đặc điểm hình ảnh của u SL Ác tính thấp Ác tính cao Kiểm định Vị trí Thực quản 0 Dạ dày 18 Ruột non 13 Ruột già 0 Kiểu phát triển Hướng vào trong 5 Hướng ra ngoài 17 Cả 2 hướng 9 Vôi hóa Có 3 Không 28 Kích thước <5cm 7 7 0 Fisher, p=0,000 r=0,783 ≥5cm 24 3 21 Hình dạng Dạng tròn 10 7 3 Fisher, p=0,003 r=0,555 Dạng nhiều thùy 21 3 18 Đậm độ trước tiêm Đồng nhất 12 8 4 Fisher p=0,002 r=0,585 Không đồng nhất 19 2 17 Thâm nhiễm mỡ Có 14 1 13 Fisher p=0,008 r=0,488 Không 17 9 8 Kiểu tăng quang Đồng nhất 10 8 2 Fisher p=0,000 r=0,705 Không đồng nhất 21 2 19 Xâm lấn Có 21 1 20 Fisher, p=0,000 r=0,852 Không 10 9 1 Mức độ tăng quang Kém 3 7 15 χ 2= 0,116 p=0,732 Trung bình 19 Mạnh 9 3 6 Hạch Có 1 0 1 Fisher, p=1 Không 30 10 20 Di căn Có 3 0 3 Fisher p=0,532 Không 28 10 18 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 234 BÀN LUẬN Các đặc điểm chung Về tuổi Độ tuổi mắc UMĐĐTH dao động khá rộng (từ 27 đến 80 tuổi) với độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 45 đến 60 tuổi. Về giới Tỉ lệ nam/nữ gần tương đương nhau, ngoại trừ đối với các trường hợp UMĐĐTH ác tính thì tỉ lệ nam bị nhiều hơn so với nữ(9). Về mô bệnh học của u U có TNAT cao chiếm tỉ lệ cao nhất vì đa số các bệnh nhân vào viện đều ở giai đoạn trễ khi đã có triệu chứng như u to gây chèn ép, xuất huyết tiêu hóa hoặc cho di căn,(10). Các đặc điểm hình ảnh Vị trí U ở dạ dày chiếm tỉ lệ cao nhất sau đó là ở ruột non. Không có trường hợp nào ở thực quản và ở ruột già. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu lớn cũng như về mô bệnh học của u thì ruột già chiếm tỉ lệ khá thấp và tại thực quản thì u cơ trơn chiếm phần lớn(10). Về kích thước Nhóm u ≥ 5cm chiếm cao nhất với 24 trường hợp (77,4%) bởi phần lớn bệnh nhân vào viện ở giai đoạn muộn, khi kích thước u đã lớn(16). Về hình dạng U với dạng nhiều thùy chiếm đa số, gấp 2 lần so với nhóm hình tròn(16). Về kiểu phát triển U phát triển hướng phát triển ra ngoài chiếm phần lớn với 54,8%. Kết quả này phù hợp với tác giả Kim(8) và Song(12). Điều này cũng dễ hiểu vì UMĐĐTH phần lớn xuất phát từ lớp cơ niêm nên chúng thường phát triển hướng ra ngoài(15). Về đậm độ khối u trước tiêm thuốc Đa phần là không đồng nhất, chiếm 61,3%. Các tác giả đều cho thấy tỉ lệ này dao động từ 63% đến 91,67%. Điều này một lần nữa khẳng định UMĐĐTH thường có đặc điểm xuất huyết, hoại tử hay hóa nang làm cho đậm độ u không đồng nhất(12,15). Về kiểu và mức độ tăng quang Tăng quang không đồng nhất chiếm gấp đôi so với tăng quang đồng nhất, trong đó tăng quang với mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất với 61,3%, tiếp đến là tăng quang mạnh (29%) và tăng quang kém (9,7%). Kết quả này phù hợp với ghi nhận của tác giả Kim(8) là số u tăng quang trung bình chiếm cao nhất với 71,6%. Về tính thâm nhiễm mỡ quanh u Số trường hợp có và không thâm nhiễm mỡ chiếm tỉ lệ tương đương nhau (45,2% so với 54,8%). Kết quả này hơi khác so với nhận định của các tác giả như Kim(8), Tateishi(13), Yin(16) cho rằng: phần lớn số trường hợp là không thâm nhiễm mỡ. Tuy nhiên, các tác giả đều có nhận xét việc xác định thâm nhiễm mỡ có thể sai lệch vì nó phụ thuộc vào chủ quan của từng người đọc. Vôi hóa trong u Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có vôi hóa trong u chiếm tỉ lệ rất thấp (9,7%). Kết quả này cũng phù hợp với ghi nhận của tác giả Kim(8)và Ulusan(14) thì số trường hợp có vôi hóa trong u lần lượt là và 5% và 11,5%. Hạch ổ bụng Chỉ có 1 trường hợp có di căn hạch ổ bụng, chiếm 3%. Kết quả này tương tự Ulusan(14), Nguyễn Thanh Sáng(11) chỉ có 1 trường hợp có hạch lần lượt chiếm 3,8% và 1,7%. Cùng với hình ảnh học, nhiều nghiên cứu về lâm sàng, giải phẫu bệnh đều cho thấy hạch phì đại là tiêu chuẩn âm tính có giá trị với UMĐĐTH(5,12). Về tính xâm lấn cơ quan Số trường hợp xâm lấn chiếm gấp đôi số trường hợp không xâm lấn, tương tự với Ulusan(14) vàKim(8). Di căn Có 3 trường hợp với 2 trường hợp di căn gan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh 235 và 1 trường hợp di căn phúc mạc. Mặc dù đều là những vị trí di căn theo đường máu nhưng gan và phúc mạc là 2 cơ quan phổ biến nhất, các vị trí khác rất hiếm gặp(11,16). Mối tương quan TNAT với các đặc điểm hình ảnh Có mối tương quan TNAT với hình dạng, thâm nhiễm mỡ và xâm lấn của u: Khi kích thước u lớn, nó không còn nằm khu trú ở lớp dưới niêm mà phát triển ra mọi hướng tạo dạng nhiều thùy, có tiềm năng ác tính cao Ying(16), Yang(15). Ngoài ra, so với thâm nhiễm mỡ thì xâm lấn là đặc điểm hình ảnh có ý nghĩa hơn, được nhiều tác giả đề cập và nhấn mạnh hơn. Ở đây, TNAT của u tương quan mạnh với tính xâm lấn của u. Cả Ulusan(14), Kim(8)và Ying(16) đều cho kết luận tương tự. Có mối tương quan giữa TNAT với kích thước, đậm độ u trước tiêm và kiểu tăng quang của u sau tiêm: Cùng với tính xâm lấn thì kích thước và đậm độ của UMĐĐTH có lẽ là tiêu chuẩn hình ảnh có giá trị nhất. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng TNAT tương quan thuận với kích thước u cũng như đậm độ u trước tiêm cản quang. Cùng với khả năng cắt trọn u và chỉ số phân bào thì kích thước u là yếu tố tiên lượng độc lập quan trọng nhất của khối u nguyên phát(7). Ngoài ra, với UMĐĐTH >10cm còn khả năng cắt bỏ được thì cũng nên điều trị thêm với Imatinib cho dù bệnh chưa ở giai đoạn tiến xa(6). Như vậy, kích thước u là yếu tố tiên lượng độc lập, rất quan trọng về thời gian sống còn không bệnh và tái phát. Tuy kích thước u bao nhiêu là có ý nghĩa rõ rệt nhất thì chưa được thống nhất nhưng phần lớn các tác giả đều cho rằng mốc kích thước u ≥5cm thì TNAT càng cao. Đậm độ u trước tiêm và kiểu tăng quang đều tương quan thuận với TNAT của u. U có đậm độ càng không đồng nhất, tăng quang không đồng nhất thì độ ác tính càng cao(1,14). Không có mối tương quan giữa TNAT với mức độ tăng quang, hạch ổ bụng và di căn: Nhiều tác giả cũng nhận định rằng so với đậm độ và kiểu tăng quang thì mức độ tăng quang của u không có ý nghĩa nhiều. Di căn cũng không tương quan. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, UMĐĐTH có nguy cơ rất thấp và thấp thì chỉ có <3% có di căn, nguy cơ trung gian thì có 11‐15% có di căn, trong khi đó với nguy cơ cao thì di căn có thể lên đến 86%(9). Song các trường hợp di căn của chúng tôi và các tác giả khác đều gặp ở u có TNAT cao(2). Theo Da Ronch(2) thì sự vắng mặt của di căn không cho phép phân loại TNAT thấp hay rất thấp, vì vậy mà tiên lượng với UMĐĐTH rất khó dự đoán. KẾT LUẬN Đặc điểm hình ảnh thường gặp với UMĐĐTH là u kích thước lớn, nhiều thùy, phát triển hướng ra ngoài, có đậm độ không đồng nhất, thâm nhiễm mỡ quanh u kèm tính xâm lấn. Sau tiêm thuốc thì u tăng quang không đồng nhất với mức độ trung bình. Hạch phì đại, vôi hóa trong u và di căn lúc mới phát hiện là đặc điểm âm tính có giá trị. TNAT của u tương quan mạnh với tính xâm lấn cơ quan, tương quan trung bình với các đặc về kích thước, đậm độ u trước tiêm ‐ kiểu tăng quang sau tiêm và hình dạng u. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Burkill GJ, et al (2003). ʺMalignant Gastrointestinal Stromal Tumor: Distribution, Imaging Features, and Pattern of Metastatic Spreadʺ. Radiology, 226, pp. 527‐532. 2. Da RT, Modesto A, Bazzocchi M (2006). ʺGastrointestinal stromal tumour: spiral computed tomography features and pathologic correlationʺ. Radiol Med, 111 (5), pp. 661‐673. 3. Fletcher CDM, Berman JJ, Corless CL (2002). ʺDiagnosic of Gastrointestinal stromal tumors: a consenous approachʺ. Human Pathology, 33 (5), pp. 459‐465. 4. Hirota S, Isozaki K, Moriyama Y et al (1998). ʺGain‐of‐ function mutations of c‐kit in human gastrointestinal stromal tumorsʺ. Science, 279, pp. 577–580. 5. Horton KM, Juluru K, Montogomery E, Fishman EK (2004). ʺComputed Tomography Imaging of Gastrointestinal Stromal Tumors With Pathology Correlationʺ. J Comput Assist Tomogr, 28, pp. 811–817. 6. Hsu KM, Yang TM, Shan YS, et al (2007). ʺTumor size is a major determinant of recurrence in patients with resectable gastrointestinal stromal tumor ʺ. Am J Surg, 194 (2), pp. 148‐ 152. 7. Hu X, Forster J, Damjanov I, et al (2003). ʺPrimary Malignant Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 236 Gastrointestinal Stromal Tumor of the Liverʺ. Arch Pathol Lab Med, 127, pp. 1606‐1608. 8. Kim HC, Lee JM, Kim KW, et al (2004). ʺGastrointestinal stromal tumors of the stomach: CT findings and prediction of malignancyʺ. AJR, 183 (4), pp. 893‐898. 9. MiettinenM, Sobin LH, Lasota J (2005). ʺGastrointestinal stromal tumors of the stomach: a clinicopathologic, immunohistochemical and molecular genetic study of 1765 cases with long‐term follow‐upʺ. Am J Surg Pathol, 29, pp. 52‐ 68. 10. Ngô Quốc Đạt (2012), Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh, hóa mô miễn dịch có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng u mô đệm đường tiêu hóa, Luận án tiến sĩ y học, ĐHYD TPHCM, tr. 1‐127. 11. Nguyễn Thanh Sáng (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm của phẫu thuật điều trị u mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày, Luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TPHCM, tr. 1‐ 87. 12. Song T, Shen J, Guo HC, et al (2007). ʺImaging and pathological features of gastrointestinal stromal tumorsʺ. Chinese Journal of Oncology, 29(5), pp. 386‐390. 13. Tateishi U, Hasegawa T, Satake M (2003). ʺGastrointestinal stromal tumor: correlation of computed tomography findings with tumor grade and mortalityʺ. J Comput Assist Tomogr, 27, pp. 792‐798. 14. UlusanS, Koc Z, Kayaselcuk, et al (2008). ʺGastrointestinal stromal tumours: CT findingsʺ. BJR, 81, pp. 618–623. 15. YangTH, Hwang JI, Yang MS, et al (2007). ʺGastrointestinal Stromal Tumors: Computed Tomographic Features and Prediction of Malignant Risk from Computed Tomographic Imagingʺ. J Chin Med Assoc, 70 (9), pp. 367‐373. 16. YinSH, Xie CM, Mo YX, et al (2009). ʺCorrelation of multislice spiral CT features to clinicopath.ologic manifestations of gastrointestinal stromal tumor: a report of 49 casesʺ. Chinese Journal of Cancer, 28 (9), pp. 1‐7. Ngày nhận bài báo: 22/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2013 Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
File đính kèm:
- khao_sat_dac_diem_hinh_anh_x_quang_cat_lop_dien_toan_cua_u_m.pdf