Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Thái Nguyên

Nghiên cứu sử dụng mô hình 8 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại của

Barbara Beshel (2000) nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhượng quyền thương mại

tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới quan điểm của bên nhận quyền kinh doanh.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng: Chi phí (cost), năng lực bên nhận quyền

(ability), nhu cầu (demand), cạnh tranh (competition), thương hiệu (brand name), hỗ trợ (support), kinh

nghiệm của bên nhượng quyền (franchisor‟s experience), kế hoạch mở rộng kinh doanh (expension‟s

plan) đến hoạt động nhượng quyền thương mại, nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố chi phí, kinh nghiệm bên

nhượng quyền và hỗ trợ là các nhân tố có mức độ tác động lớn nhất đến thành công của hoạt động

nhượng quyền thương mại.

pdf 6 trang kimcuc 9500
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Thái Nguyên

Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Thái Nguyên
MỤC LỤC 
Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 05, tháng 03 năm 2018 
Nguyễn Quang Bình - Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam – Minh chứng sinh động 
luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác ................................................... 2 
Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Năng Thắng - Thu hút FDI vào Việt Nam - Cơ hội và thách thức .......... 7 
Bùi Thị Thanh Tâm, Hà Quang Trung, Đỗ Xuân Luận - Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng 
tiếp cận nghèo đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 13 
Nguyễn Quang Bình - Biện pháp quản lý hoạt động thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội ở Việt Nam 
hiện nay ..................................................................................................................................................... 19 
Dƣơng Thị Huyền Trang, Lê Thị Thanh Thƣơng - Phân bổ quỹ thời gian giữa nữ giới và nam giới - 
Nghiên cứu trường hợp tại Thái Nguyên .................................................................................................. 24 
Lƣơng Tình, Đoàn Gia Dũng - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng đổi mới công nghệ 
trong nông nghiệp của nông dân: Một cách nhìn tổng quan ..................................................................... 29 
Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Chí Dũng - Vai trò của khu vực FDI với tăng năng suất lao động ở Việt 
Nam ........................................................................................................................................................... 34 
Nguyễn Quang Hợp, Đỗ Thùy Ninh, Dƣơng Mai Liên - Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công 
tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 42 
Ngô Thị Mỹ, Trần Văn Dũng - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN: Thực trạng 
và gợi ý chính sách.................................................................................................................................... 49 
Dƣơng Hoài An, Trần Thị Lan, Trần Việt Dũng, Nguyễn Đức Thu - Tác động của vốn đầu tư đến 
kết quả sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Việt Nam ..54 
Phạm Văn Hạnh, Đàm Văn Khanh - Ảnh hưởng của hành vi khách hàng đến việc kiểm soát cảm xúc 
của nhân viên – Ảnh hưởng tương tác của chuẩn mực xã hội .................................................................. 59 
Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Thông, Lê Văn Vĩnh - Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại 
Viễn Thông Quảng Ninh ........................................................................................................................... 63 
Đỗ Thị Hoàng Yến, Phạm Văn Hạnh - Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền 
thương mại tại Thái Nguyên ..................................................................................................................... 69 
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo, Hoàng Thị Hồng Nhung, Trần Văn Dũng - Công tác bảo đảm tiền vay 
bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái 
Nguyên ...................................................................................................................................................... 74 
Nguyễn Việt Dũng - Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp xi măng niêm yết 
tại Việt Nam .............................................................................................................................................. 82 
Trần Thị Nhung - Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế 
biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 88 
Ngô Thị Hƣơng Giang, Phạm Tuấn Anh - Chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các hộ sản xuất của 
Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ ........................................................................................................ 94 
Tạp chí 
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh 
Journal of Economics and Business Administration 
 Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
69 
KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG 
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TẠI THÁI NGUYÊN 
Đỗ Thị Hoàng Yến1, Phạm Văn Hạnh2 
Tóm tắt 
Nghiên cứu sử dụng mô hình 8 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại của 
Barbara Beshel (2000) nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhượng quyền thương mại 
tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới quan điểm của bên nhận quyền kinh doanh. 
Trên cơ sở phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng: Chi phí (cost), năng lực bên nhận quyền 
(ability), nhu cầu (demand), cạnh tranh (competition), thương hiệu (brand name), hỗ trợ (support), kinh 
nghiệm của bên nhượng quyền (franchisor‟s experience), kế hoạch mở rộng kinh doanh (expension‟s 
plan) đến hoạt động nhượng quyền thương mại, nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố chi phí, kinh nghiệm bên 
nhượng quyền và hỗ trợ là các nhân tố có mức độ tác động lớn nhất đến thành công của hoạt động 
nhượng quyền thương mại. 
Từ khoá: Nhượng quyền thương mại (NQTM), bên nhận quyền, khảo sát, Thái Nguyên. 
FACTORS AFFECTING THE FRANCHISING IN THAI NGUYEN PROVINCE 
Abstract 
The study used the eight factors influencing the franchising of Sidney J. Feltenstein (2001) to evaluate 
the factors influencing the franchise process of enterprises in Thai Nguyen province from the viewpoint 
of the franchisee. Based on the analysis and evaluation of affecting factors including: cost, capacity, 
demand, competition, trademark, support, franchisor's experience, expension's plan of the franchise, the 
research showed that the cost, franchisor‟s experience and support had the greatest impact on the 
success of franchising. 
Keywords: Franchise, franchising, franchisee, Thai Nguyen. 
1. Đặt vấn đề 
Trong những thập kỷ gần đây, nhượng quyền 
thương mại được coi là một trong những hình 
thức kinh doanh phát triển nhanh nhất trong nền 
kinh tế toàn cầu, theo Croonen và Brand (2015), 
Justin và Judd (1986) và chiếm gần một phần ba 
doanh số bán lẻ trong nước ở nhiều nước Boe & 
cs, (1989). Kedia & cs (1994) cho thấy rằng 
nhượng quyền thương mại là một hình thức trao 
quyền kinh doanh đặc biệt hiệu quả trong đó bên 
nhận quyền cung cấp việc sử dụng nhãn hiệu 
hoặc nhãn hiệu dịch vụ, hỗ trợ trong việc khởi sự 
doanh nghiệp, đào tạo cho bên nhận quyền. 
Nhượng quyền thương mại mang lại lợi ích cho 
cả nhà nhượng quyền và người nhượng quyền. 
Một mặt, nhượng quyền thương mại cung cấp 
một phương tiện mở rộng với rủi ro tối thiểu và 
giảm thiểu chi phí nhượng quyền để giảm thiểu 
chi phí quản trị trong khi tối đa hóa lợi nhuận 
cho các nhà nhượng quyền. Mặt khác, nhượng 
quyền thương mại mang lại cho bên nhận quyền 
lợi thế của việc bắt đầu một doanh nghiệp mới 
một cách nhanh chóng dựa trên một thương hiệu 
đã có chỗ đứng trên thị trường, những bí quyết 
kinh doanh và sự hỗ trợ trong việc vận hành mà 
không một doanh nghiệp mới hình thành nào có 
được (Brickley và Dark, 1987; Brickley và cộng 
sự, 1991; Carney và Gedajlovic, 1991; Caves và 
Murphy, 1976; Martin, 1988; Mignonac và cộng 
sự, 2015). Tại Thái Nguyên, nhượng quyền kinh 
doanh ngày càng nở rộ, đặc biệt trong dịch vụ ăn 
uống, các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực đồ 
ăn nhanh đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 
2013 với sự xuất hiện của thương hiệu đến từ 
Hàn Quốc BBQ Chicken, Thành Công Buffet, K-
Express. Đến nay, hoạt động này dần dần được 
mở rộng sang nhiều loại hình dịch vụ khác như 
thời trang, đồ uống (GONGCHA, DINGTEA, 
TOCO TOCO), làm đẹp. Tuy vậy, mô hình 
nhượng quyền kinh doanh này còn nhiều mới mẻ 
đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và 
tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Nhiều doanh nghiệp 
thành công trong việc vận dụng mô hình nhượng 
quyền, nhưng cũng không ít các doanh nghiệp 
thất bại. Rất nhiều khó khăn đang là rào cản lớn 
cho các doanh nghiệp đang có ý định tham gia 
vào thị trường nhượng quyền kinh doanh có thể 
kể ra như: thiếu kỹ năng vận hành, thiếu vốn lưu 
động, triển khai không nhất quán với quy trình 
và tiêu chuẩn.. Do vậy, kết quả nghiên cứu của 
đề tài mang tính ứng dụng cao cho các doanh 
nghiệp trên địa bàn tỉnh khi tham gia thị trường 
nhượng quyền thương mại. 
2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu 
Nghiên cứu này sử dụng mô hình 8 nhân tố 
ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương 
 Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
70 
mại của Barbara Beshel (2000) nhằm đánh giá 
các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhượng 
quyền thương mại tại các doanh nghiệp trên địa 
bàn tỉnh Thái Nguyên dưới quan điểm của bên 
nhận quyền kinh doanh và các đối tượng liên 
quan. Theo đó, 8 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt 
động nhượng quyền thương mại như sau: 
- Chi phí (Cost): Thể hiện khả năng chi trả 
của bên nhận quyền cho bên giao quyền các loại 
chi phí phát sinh trước và sau khi nhượng quyền 
như phí nhượng quyền, các khoản phí hằng 
tháng, chi phí đầu tư ban đầu... 
- Năng lực bên nhận quyền (Ability): Về khả 
năng quản lý và kinh nghiệm điều hành hoạt động 
kinh doanh sau khi nhượng quyền thương mại. 
- Nhu cầu (Demand): Nhu cầu của thị trường 
về sản phẩm hay dịch vụ được nhượng quyền. 
- Cạnh tranh (Competition): Mức độ cạnh 
tranh của sản phẩm, dịch vụ được nhượng quyền 
so với các thương hiệu khác trên thị trường. 
- Thương hiệu (Brand name): Sản phẩm hay 
dịch vụ của bên nhượng quyền đã tạo được sự 
nhận biết đối với khách hàng hay chưa? Người 
tiêu dùng có biết đến thương hiệu của sản phẩm/ 
dịch vụ này không? 
- Hỗ trợ (Support): Sự hỗ trợ, giúp đỡ của bên 
nhượng quyền đối với bên nhận quyền liên quan 
đến tất cả các hoạt động xây dựng, phát triển 
thương hiệu tại bên nhận quyền. 
- Kinh nghiệm của bên nhượng quyền 
(Franchisor’s Experience): Thể hiện qua quy mô 
phát triển của toàn hệ thống, cách thức triển khai 
hoạt động nhượng quyền cũng như sau nhượng 
quyền cho bên nhận quyền. 
- Kế hoạch mở rộng kinh doanh (Expansion 
Plans): 
Mô hình nghiên cứu như sau: 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu 
Nguồn: Barbara Beshel (2000), An introduction to franchising, IFA Educational Foundation 
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
3.1. Thiết kế nghiên cứu 
Để tiến hành nghiên cứu này, tác giả đã sử 
dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua 
bảng hỏi điều tra. Đối tượng khảo sát là các chủ 
sở hữu doanh nghiệp, quản lý cửa hàng, nhân 
viên - những người liên quan trực tiếp đến hoạt 
động NQTM. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sau 
với các đối tượng là chủ sở hữu doanh nghiệp và 
quản lý cửa hàng, còn phát phiếu tại nơi làm việc 
đối với đối tượng khảo sát là nhân viên. Dữ liệu 
sau đó được đưa vào excel để xử lý. 
3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 
3.2.1. Mẫu nghiên cứu 
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra 
của các đối tượng nhà quản lý, chủ sở hữu doanh 
nghiệp đã và đang có ý định tham gia NQTM. 
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 15 doanh 
nghiệp kinh doanh đã tham gia vào thị trường 
nhượng quyền và đang có nhu cầu gia nhập 
ngành trên nhiều lĩnh vực ngành nghề tại tỉnh 
Thái Nguyên, bao gồm 120 phiếu điều tra thông 
qua hoạt động phỏng vấn chuyên sâu (52 phiếu), 
phát phiếu điều tra (68 phiếu). 
3.2.2. Xây dựng phiếu điều tra 
Phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi nhằm đánh giá 
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thành 
công của hoạt động nhượng quyền tại các doanh 
nghiệp Thái Nguyên. Đối tượng khảo sát được 
yêu cầu cho điểm các nhân tố theo thang điểm từ 
1 đến 5, trong đó 1: Rất kém quan trọng, 2: Kém 
quan trọng, 3: Bình thường, 4: Quan trọng và 5: 
Rất quan trọng. 
3.3. Phương pháp phân tích 
Số liệu điều tra được tiến hành phân tích theo 
phương pháp thống kê mô tả. 
4. Kết quả nghiên cứu 
Kết quả thống kê cho thấy, tất cả các nhân tố 
đều đạt giá trị trung bình trên 3.15, nằm trong 
khoảng từ 3.15 của nhân tố “Kế hoạch mở rộng 
Nhượng 
quyền 
thương 
mại 
Nhu 
cầu 
Năng 
lực 
Chi 
phí 
Hỗ trợ 
Cạnh 
tranh 
Thương 
hiệu 
Kinh 
nghiệm 
Kế hoạch 
mở rộng 
 Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
71 
kinh doanh” đến 4.68 của nhân tố “Chi phí”. 
Vậy các nhân tố trên đều có mức độ ảnh hưởng 
nhất định đến khả năng thành công của hoạt 
động NQTM đối với các doanh nghiệp được 
khảo sát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, 
quan điểm của đội ngũ chủ sở hữu hay nhà quản 
lý có những khác biệt đáng kể so với đối tượng là 
nhân viên của doanh nghiệp, cần được phân tích 
cụ thể để làm rõ nguyên nhân của sự khác biệt, 
cũng như quan điểm của các đối tượng liên quan 
đến từng nhân tố. 
Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến NQTM 
Nhân tố 
Thang điểm / Số lựa chọn 
Giá trị 
TB 
1 
(Rất kém 
quan trọng) 
2 
(Kém quan 
trọng) 
3 
(Bình 
thường) 
4 
(Quan trọng) 
5 
(Rất quan 
trọng) 
Chi phí 0 0 3 32 85 4,68 
Năng lực bên 
nhận quyền 
0 0 41 43 36 3,96 
Nhu cầu 0 0 25 87 8 3,86 
Cạnh tranh 0 0 41 52 27 3,88 
Thương hiệu 0 0 69 31 20 3,59 
Hỗ trợ 0 0 11 97 12 4,00 
Kinh nghiệm bên 
nhượng quyền 
0 0 12 83 25 4,11 
Kế hoạch mở 
rộng kinh doanh 
0 19 64 37 0 3,15 
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 
4.1. Chi phí 
Nhân tố chi phí (4.68) được đánh giá là nhân 
tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến thành công 
của hoạt động NQTM. Trong đó, 100% chủ sở 
hữu và quản lý đều cho rằng nhân tố này là rất 
quan trọng (điểm 5). Theo thống kê, cần từ 500 
triệu đồng đến trên 2 tỷ đồng, để các doanh 
nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên có thể đưa một 
thương hiệu về thị trường địa phương. Trong đó, 
chi phí lớn nhất là phí nhượng quyền thương 
hiệu (200 triệu đồng – 1 tỷ đồng), ngoài ra còn 
các loại phí như: 
- Phí quản lý thương hiệu: Từ 2 – 4 triệu 
đồng/tháng 
- Chi phí mặt bằng, thiết kế, sửa chữa theo 
đúng concept của bên nhượng quyền và do bên 
nhượng quyền thi công, giám sát: tuỳ thuộc vào 
từng thương hiệu, quy mô và khu vực mà mức 
phí được đưa ra theo nhiều cách khác nhau. Tại 
Thái Nguyên, bên nhượng quyền có thể tính 
chung cho 1m2 thi công với mức giá từ 5 – 10 
triệu đồng/tháng (Bbq Chicken, Royal Tea). 
Hoặc tính tổng cho cả công trình (Buffet Thành 
Công, Thailand Outlet) với chi phí dao động 
từ 150 – 600 triệu đồng. 
- Chi phí máy móc, thiết bị: 100 – 200 triệu 
đồng 
- Chi phí nguyên liệu đầu vào bắt buộc lấy từ 
hãng: Lần đầu tiên nhập hàng chi phí này dao 
động trong khoảng từ 150 – 300 triệu đồng. 
Ngoài ra, còn có các khoảng chi phí như nhân 
công tuỳ thuộc quy mô và khu vực, phần trăm 
doanh thu hàng tháng trích lại (5 -10%) Chủ 
sở hữu và người quản lý thương hiệu tại Thái 
Nguyên đều phải dự toán ra được chi phí, doanh 
thu, lợi nhuận, thời gian hoà vốn trước khi quyết 
định đầu tư vào các thương hiệu. Đây luôn là bài 
toán khó khăn cho các chủ doanh nghiệp kinh 
doanh nhượng quyền nói riêng và các lĩnh vực 
khác nói chung. 
4.2. Năng lực bên nhận quyền 
Sau khi ký kết hợp đồng nhượng quyền, bên 
nhận quyền dưới sự hỗ trợ của bên nhượng 
quyền tiến hành quá trình xây dựng cửa hàng, 
tuyển và đào tạo nhân viên, quản lý và vận hành 
cửa hàng,... Năng lực của bên nhận quyền sẽ 
được phát huy cao nhất từ khi cửa hàng chính 
thức bắt đầu khai trương, lúc này chủ doanh 
nghiệp và nhà quản lý phải tự đưa ra các quyết 
định kinh doanh khi bên nhượng quyền giảm sự 
hỗ trợ. Trái ngược với quan điểm của nhân viên 
khi đánh giá nhân tố này, các chủ doanh nghiệp 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá lạc quan trong 
việc đánh giá năng lực của bản thân trước khi 
tiến hành nhượng quyền khi phần lớn chủ doanh 
nghiệp hay nhà quản lý đánh giá nhân tố này tại 
mức bình thường, trong khi phần lớn nhân viên 
cho rằng nhân tố này quan trọng. Nguyên nhân 
có thể do trong số 15 doanh nghiệp được phỏng 
vấn, thì có đến 12 doanh nghiệp đã từng tham gia 
hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, 
chỉ có 03 doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh. 
 Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
72 
Đối với doanh nghiệp đã từng tham gia kinh 
doanh thì có quan điểm khá tích cực trong việc 
vận hành sau nhượng quyền, do phần nào họ đã 
có kinh nghiệm quản lý điều hành. Đối với 
doanh nghiệp mới thì khá phụ thuộc bên nhượng 
quyền về việc vận hành thương hiệu trước và sau 
khi tiến hành NQTM. 
4.3. Nhu cầu thị trường 
Nhu cầu thị trường (3,86) đối với sản phẩm 
dịch vụ được đánh giá khá đồng nhất từ hai phía 
đối tượng liên quan. Khi lựa chọn sản phẩm hay 
dịch vụ nhượng quyền, chủ sở hữu các doanh 
nghiệp tại Thái Nguyên quan tâm đến tính mới 
của sản phẩm hay dịch vụ trước khi đánh giá quy 
mô thị trường tiềm năng, nhưng không phải thế 
mà họ đánh giá thấp nhu cầu thị trường. Doanh 
nghiệp có tầm nhìn chiến lược cho rằng, khi họ 
tự tin với sản phẩm hay dịch vụ họ cung cấp thì 
việc khơi mở nhu cầu khách hàng, mở rộng quy 
mô thị trường tiềm năng là hoàn toàn có thể thực 
hiện được. Năm 2013, khi khai trương Bbq 
Chicken, trên thị trường lúc này chỉ có một số 
nhà hàng gà truyền thống, chủ sở hữu thương 
hiệu này tại Thái Nguyên đã khai thác thành 
công tính mới của sản phẩm, dịch vụ là các món 
ăn nhanh chế biến khác lạ, menu đa dạng và 
phong cách phục vụ hoàn toàn mới với đối tượng 
khách hàng trẻ trong độ tuổi 15 – 30. Đến nay, 
quy mô khách hàng đã mở rộng với khách hàng 
mọi lứa tuổi, khi thực đơn được điều chỉnh để 
phù hợp nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. 
4.4. Cạnh tranh 
Đối tượng quan tâm chính đến mức độ cạnh 
tranh (3,88) là đội ngũ nhân viên chứ không phải 
nhà quản lý hay chủ sở hữu thương hiệu. Chủ sở 
hữu hay quản lý thương hiệu tập trung vào các 
giá trị cốt lõi mà sản phẩm hay dịch vụ họ sở 
hữu, từ đó đưa ra các chương trình truyền thông 
làm nổi bật lên tính khác biệt so với các sản 
phẩm, dịch vụ khác trên thị trường. Sản phẩm trà 
sữa của hãng Royal Tea đặt tại toà nhà FCC Thái 
Nguyền có slogan “Sức khoẻ khách hàng là trên 
hết” đưa ra chiến lược cá nhân hoá sản phẩm cho 
từng khách hàng, ví dụ như, lượng đường trong 
mỗi ly trà được điều chỉnh theo yêu cầu của 
khách (20,30 hoặc 50%) là một đặc điểm nhỏ 
nhưng rất được lòng khách hàng. 
4.5. Thương hiệu 
Việc sở hữu được thương hiệu có giá trị nhận 
diện lớn trên thị trường có thể được coi là nhân 
tố thành công của các doanh nghiệp nhận quyền 
tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí 
Minh. Tuy nhiên, thương hiệu mạnh thì thường 
chi phí chuyển nhượng cao. Nên đối với các sản 
phẩm hay dịch vụ mang tính mới, chưa từng xuất 
hiện trên thị trường thì giá trị thương hiệu chưa 
phải là điều quan tâm lớn của các chủ sở hữu, điều 
này cũng đúng với nhận định của các doanh nghiệp 
tại Thái Nguyên khi nhân tố này được đánh giá 
điểm trung bình là 3.59. Nhưng với các sản phẩm 
đã có mặt trên thị trường thì việc sở hữu một 
thương hiệu mạnh là một trong các nhân tố quan 
trọng thu hút sự chú ý của thị trường khi ra mắt. 
4.6. Hỗ trợ 
Nhân tố này được đánh giá đứng thứ 3 trong 8 
nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng thành công 
của hoạt động NQTM dưới quan điểm của các 
đối tượng liên quan (4.00). Điều này cho thấy, dù 
là các doanh nghiệp đã từng kinh doanh hay chưa 
đều đánh giá cao vai trò của hoạt động hỗ trợ của 
bên nhượng quyền do nhượng quyền là hình thức 
kinh doanh mà bên nhận quyền phải được thiết 
lập, xây dựng và vận hành theo đúng ý tưởng, 
quy trình của bên trao quyền. Việc hỗ trợ của bên 
nhượng quyền được bắt đầu từ khi hợp đồng 
được ký kết cho đến khi sản phẩm hay dịch vụ 
chính thức ra mắt trên thị trường địa phương. 
Sau đó, hoạt động hỗ trợ giới hạn trong việc 
giám sát, tư vấn, đào tạo sau nhượng quyền. 
4.7. Kinh nghiệm của bên nhượng quyền 
Đáng quan tâm là nhân tố này nhận được sự 
đánh giá khá cao từ phía các đối tượng liên quan 
(4,11) và chiếm đa số là đánh giá của đối tượng 
nhân viên (100% nhân viên được hỏi xếp nhân tố 
này ở mức quan trọng) hơn là chủ sở hữu hay 
người quản lý. Do đội ngũ nhân viên là đối tượng 
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cung 
cấp sản phẩm dịch vụ. Quá trình tương tác, hỗ 
trợ của bên chuyển nhượng chuyên nghiệp có 
ảnh hưởng trực tiếp tới đội ngũ nhân viên. Với 
quy trình chuẩn, phong cách chuyên nghiệp của 
bên nhượng quyền sẽ tạo niềm tin cho doanh 
nghiệp được trao quyền, đặc biệt là nhân viên. 
4.8. Kế hoạch mở rộng 
Kế hoạch mở rộng của bên nhượng quyền 
không nhận được sự quan tâm lớn từ phía các 
doanh nghiệp tại Thái Nguyên khi nhân tố này 
được đánh giá ở mức điểm thấp nhất (3.15), đây 
cũng là nhân tố có 19 đối tượng khảo sát xếp ở 
mức kém quan trọng. Do Thái Nguyên không 
phải là một thị trường quy mô rộng, với mật độ 
cạnh tranh không cao của các thương hiệu khác 
nhau trong cùng một lĩnh vực. Nên các đối tượng 
liên quan đến hoạt động NQTM thường tập trung 
vào phát triển quy mô của thị trường trong tỉnh 
hơn là quan tâm đến kế hoạch mở rộng của bên 
nhượng quyền. 
 Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
73 
5. Kết luận 
Dựa trên việc xác định, phân tích, đánh giá 
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NQTM tại 
tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố 
“Chi phí” là nhân tố có mức độ ảnh hưởng quan 
trọng nhất và nhân tố “Kế hoạch mở rộng kinh 
doanh” có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đến hoạt 
động NQTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và 
phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ 
quan điểm của các đối tượng liên quan. Đây là cơ 
sở để các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia 
vào lĩnh vực nhượng quyền tại Thái Nguyên lựa 
chọn, phân tích và đánh giá hiệu quả thương hiệu 
nhượng quyền, từ đó tăng khả năng thành công 
của hoạt động NQTM tại các doanh nghiệp trên 
địa bàn tỉnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Boe, K. L., Ginalski, W. and Henward, D. B. M. (1989). Franchising: A marketing strategy for the 
1990s. Small Business Report, 14, 20-29. 
[2]. Brickley, J. A. and Dark, F. H. (1987). The choice of organizational form: The case of franchising. 
Journal of Financial Economics, 18, 401-420. 
[3]. Brickley, J. A., Dark, F. H. and Weisbach, M. S. (1991). An agency perspective on franchising. 
Financial Management, 20, 27-35. 
[4]. Carney, M. and Gedajlovic, E. (1991). Vertical integration in franchise systems: Agency theory and 
resource explanations. Strategic Management Journal, 12, 607-629. 
[5]. Croonen, E. B. M. and Brand, M. G. (2015). Antecedents of franchisee responses to franchisor-
initiated strategic change. International Small Business Journal, 33(3), 254–276. 
[6]. Caves, R. E. and Murphy, W. F. (1976). Franchising: Firms, markets, and intangible assets. 
Southern Economic Journal, 42, 572-586. 
[7]. Kedia, B. L., Ackerman, D. J., Bush, D. E. and Justis, R. T. (1994). Determinants of Internationalization 
of franchise operations by US franchisors. International Marketing Review, 11, 56-58. 
[8]. Justis, R.T., and Judd, R. (1986). Master franchising: A new look. Journal of Small Business 
Management, 24, 16-21. 
[9]. Martin, R. E. (1988). Franchising and risk management. American Economic Review, 78, 954-968 
[10]. Mignonac, K., Vandenberghe, C., Perrigot, R. Akremi, A. E., and Herrbach, O. (2015). A multi-
study investigation of outcomes of franchisees’ affective commitment to their franchise organization. 
Entrepreneurship: Theory and Practice, 39(3), 461-488 
[11]. Barbara Beshel. (2000). An introduction to Franchising. IFA Educational Foundation. 
Thông tin tác giả: 
1. Đỗ Thị Hoàng Yến 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: silverstorm710@gmail.com 
2. Phạm Văn Hạnh 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
Ngày nhận bài: 21/03/2018 
Ngày nhận bản sửa: 28/03/2018 
Ngày duyệt đăng: 30/03/2018 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_cac_nhan_to_anh_huong_den_hoat_dong_nhuong_quyen_th.pdf