Khai thác luật kết hợp từ các tập mục hữu ích cao

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp đều có chung một mong muốn là làm thế nào để tăng doanh

thu hay lợi nhuận. Ví dụ, các siêu thị thường phân tích hoạt động kinh doanh của mình để xem

xét sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao cho siêu thị. Để thực hiện được việc này, cần khai thác

tập hữu ích cao. Gần đây có nhiều công trình quan tâm đến lĩnh vực này, nhưng các công trình

trên tốn nhiều thời gian và bộ nhớ sử dụng trong quá trình khai thác. Trong công trình này, nhóm

tác giả đề xuất một thuật toán giúp tiết kiệm được thời gian và bộ nhớ trong quá trình khai thác.

pdf 6 trang kimcuc 10560
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác luật kết hợp từ các tập mục hữu ích cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác luật kết hợp từ các tập mục hữu ích cao

Khai thác luật kết hợp từ các tập mục hữu ích cao
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 1 
30 
Khai thác luật kết hợp từ các tập mục hữu ích cao 
Nguyễn Thị Thuý Loan1, Mai Hoàng Thắng2 
1Đại học Nguyễn Tất Thành 
2Công Ty TNHH Harvey Nash Việt Nam 
nthithuyloan@gmail.com; mhthang.it@gmail.com 
Tóm tắt 
Trong kinh doanh, các doanh nghiệp đều có chung một mong muốn là làm thế nào để tăng doanh 
thu hay lợi nhuận. Ví dụ, các siêu thị thường phân tích hoạt động kinh doanh của mình để xem 
xét sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao cho siêu thị. Để thực hiện được việc này, cần khai thác 
tập hữu ích cao. Gần đây có nhiều công trình quan tâm đến lĩnh vực này, nhưng các công trình 
trên tốn nhiều thời gian và bộ nhớ sử dụng trong quá trình khai thác. Trong công trình này, nhóm 
tác giả đề xuất một thuật toán giúp tiết kiệm được thời gian và bộ nhớ trong quá trình khai thác. 
® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU 
Nhận 05.03.2018 
Được duyệt 18.05.2018 
Công bố 19.06.2018 
Từ khóa 
Khai thác dữ liệu, tập hữu 
ích cao, luật kết hợp. 
1. Giới thiệu 
Khai thác dữ liệu (KTDL) là một quá trình quan trọng trong 
khám phá tri thức, nó là quá trình mô tả và dự đoán dựa trên 
các thông tin, tri thức, dữ liệu đã được lưu trữ, và phân tích 
các dữ liệu để tìm ra các dạng thức hoặc kết hợp có tính lặp 
đi lặp lại và tạo thành qui luật, các qui luật này hỗ trợ trong 
việc ra quyết định trong các lĩnh vực như: khoa học, giáo 
dục, kinh doanh, v.v... KTDL còn là quá trình phát hiện các 
mô hình, các tổng kết khác nhau và các giá trị được lấy từ 
tập dữ liệu cho trước [1]. 
Phương pháp KTDL thường được chia thành hai nhóm chính 
như sau: 
(i) Kỹ thuật KTDL mô tả: có nhiệm vụ mô tả về các tính chất 
hoặc các đặc tính chung của dữ liệu string hiện có. Các kỹ 
thuật này bao gồm: Phân cụm (Clustering), tóm tắt 
(Summerization), trực quan hóa (Visualization), phân tích sự 
phát triển và độ lệch (Evolution and Deviation analyst), khai 
phá luật kết hợp (Association rules),  
(ii) Kỹ thuật KTDL dự đoán: Có nhiệm vụ đưa ra các dự 
đoán dựa vào các suy diễn trên dữ liệu hiện thời. Các kỹ thuật 
này gồm có: Phân lớp (Classifacation), hồi quy (regession), 
. Tuy nhiên, chỉ có một số phương pháp thông dụng nhất 
là: Phân cụm dữ liệu, phân lớp dữ liệu, phương pháp hồi quy, 
và khai phá luật kết hợp. 
Khai thác tập mục hữu ích cao là bài toán mở rộng và tổng 
quát của khái thác tập phổ biến. Trong khai thác tập mục hữu 
ích cao, giá trị của item trong giao dịch được quan tâm nhiều 
nhất (như số lượng đã bán của mặt hàng), ngoài ra còn có 
bảng lợi ích cho biết lợi 
ích mang lại khi bán một đơn vị hàng đó. Lợi ích của một 
itemset là số đo lợi nhuận của itemset đó đóng góp trong 
CSDL, nó có thể là tổng lợi nhuận hay tổng chi phí của 
itemset. Khai thác tập mục hữu ích cao là khám phá ra tất cả 
các tập mục có lợi ích không nhỏ hơn ngưỡng phổ biến tối 
thiểu do người dùng qui định. Mục đích chính của các bài 
toán khai thác tập mục hữu ích cao là làm giảm thiểu kích 
thước của tập ứng viên và làm đơn giản hóa quá trình tính 
toán độ hữu ích các tập mục từ đó giảm số lượng ứng viên 
cho tập mục hữu ích cao, giảm thời gian khai thác. 
Cách tiếp cận đơn giản nhất cho bài toán khai thác tập mục 
hữu ích cao là liệt kê tất cả các tập mục từ CSDL giao dịch 
theo nguyên lý vét cạn, cách tiếp cận này sẽ gặp phải vấn đề 
về thời gian, không gian khi tìm kiếm quá lớn và nhất là khi 
CSDL chứa nhiều giao dịch hoặc ngưỡng min-util đặt ra quá 
thấp. Do đó, làm thế nào để tỉa bớt không gian tìm kiếm và 
tìm đủ tất cả tập mục hữu ích cao một cách hiệu quả là một 
thách thức lớn trong khai thác tính hữu ích. 
Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau: Phần 2 trình 
bày các nghiên cứu liên quan đến bài toán khai thác tập mục 
hữu ích cao, và khai thác luật kết hợp. Phần 3 trình bày thuật 
toán đóng góp bao gồm các định nghĩa liên quan và thuật 
toán đề xuất. Kết quả thực nghiệm được trình bày trong phần 
4. Kết luận và hướng phát triển được trình bày trong phần 5. 
2. Các công trình liên quan 
Khai thác luật kết hợp truyền thống [2] chủ yếu dựa vào mô 
hình độ tin cậy – độ hỗ trợ. Theo đó, tất cả item trong cơ sở 
dữ liệu (CSDL) được xem xét như nhau. Tuy nhiên, trong 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
31 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 
CSDL thực tế, mỗi item có trọng số riêng của nó. Do đó, có 
nhiều nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa trọng số 
của từng item với số lượng của nó. Khai thác tập mục hữu 
ích cao là một trong những chủ đề liên quan đến vấn đề này. 
Bài toán khai thác tập mục hữu ích cao giúp giải quyết vấn 
đề mà bài toán khai thác tập phổ biến không giải quyết được. 
Trong khai thác tập hữu ích cao (HUIM), các item có thể xuất 
hiện nhiều lần trong một giao dịch, mỗi item có một trong số 
(lợi nhuận, độ hữu ích). Kết quả của khai thác tập mục hữu 
ích cao được ứng dụng để tìm ra itemsets trong cơ sở dữ liệu 
mang lại lợi nhuận cao. 
Có rất nhiều thuật toán liên quan đã được đề xuất. Điển hình, 
Liu và các đồng sự (2005) đề xuất thuật toán Two-Phase với 
các khái niệm về độ hữu ích của giao dịch – Transaction 
Utility (TU) và trọng số hữu ích của giao dịch – Transaction 
Weighted Utility (TWU) để cải tiến không gian tìm kiếm 
khai thác tập hữu ích cao [3]. Bởi vì TWU của tập mục hữu 
ích thỏa mãn tính bao đóng giảm, do đó hoàn toàn có thể dựa 
vào TWU và sửa đổi các thuật toán khai thác tập phổ biến để 
khai thác tập hữu ích cao. Vì vậy, tác giả đã sửa đổi thuật 
toán Apriori để khai thác tập hữu ích cao. Thuật toán Two-
Phase bao gồm hai giai đoạn chính như sau. 
Giai đoạn 1: Tìm tất cả tập item có giá trị lợi ích lớn hơn giá 
trị ngưỡng do người dùng định nghĩa dựa trên trọng số hữu 
ích của giao dịch. Trong giai đoạn 1 chỉ có những kết hợp 
của những tập mục có trọng số giao dịch có độ hữu ích cao 
mới được thêm vào tập ứng viên trong suốt quá trình tìm 
kiếm thông minh trên mỗi mức. Tuy các tập item có độ lợi 
ích thấp có thể được đánh giá cao nhưng thuật toán lại không 
đánh giá thấp bất kỳ tập item nào. 
Giai đoạn 2: Duyệt cơ sở dữ liệu để lọc ra các tập itemset có 
lợi ích cao từ tập lợi ích cao được tìm thấy trong giai đoạn 1. 
So với các thuật toán khai thác tập hữu ích cao hiện nay, thuật 
toán Two-Phase gặp vấn đề là một số lượng rất lớn các tập 
ứng viên được tạo ra nhưng hầu hết các ứng viên được sinh 
ra là có độ hữu ích không cao sau khi các giá trị hữu ích này 
được tính chính xác ở giai đoạn 2 của thuật toán. Ngoài ra, 
thuật toán thực hiện duyệt cơ sở dữ liệu nhiều lần sẽ gặp vấn 
đề về tốc độ xử lý nếu cơ sở dữ liệu có lượng giao dịch lớn. 
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc có nhiều tập ứng 
viên được sinh ra làm giảm năng suất thực hiện của thuật 
toán Two-Phase. Tseng và các đồng sự đã đề xuất thuật toán 
UP-Growth vào năm 2010 [4]. Thuật toán UP-Growth gồm 
hai bước chính. Bước 1, xây dựng cấu trúc cây Up-Tree. 
Bước 2, xác định các tập mục hữu ích cao từ các tập mục hữu 
ích cao tiềm năng (PHUIs). Trong giai đoạn đầu, thuật toán 
duyệt cơ sở dữ liệu để tính toán TWU cho từng item. Sau đó, 
ở giai đoạn hai, thuật toán duyệt cơ sở dữ liệu và loại bỏ 
những item có giá trị TWU nhỏ hơn ngưỡng độ hữu ích tối 
thiểu min-util ra khỏi giao dịch tương ứng. Mặc dù hướng 
tiếp cận này của thuật toán UP-Growth sinh ra ít ứng viên 
hơn trong giai đoạn 1. Việc duyệt CSDL gốc vẫn rất tốn thời 
gian do CSDL gốc quá lớn và vẫn còn chứa nhiều mục không 
triển vọng 
Một cải tiến của thuật toán Up-Growth [4] được Tseng và 
các đồng sự đề xuất vào năm 2013 cũng nhằm mục đích khai 
thác các tập hữu ích cao, và được gọi tên là Up-Growth+ [5]. 
Thuật toán áp dụng các kỹ thuật cắt tỉa để rút gọn các tập các 
ứng viên. Sau khi tối ưu trên cây Up-Tree chúng ta sẽ có 
được tập các hữu ích cao tiềm năng (PHUIs) ít hơn so với 
Up-Growth. Thuật toán này được đánh giá là dễ cài đặt và có 
thời gian thực thi tốt hơn thuật toán Up-Growth vì chỉ thực 
hiện duyệt cơ sở dữ liệu hai lần. 
Liu và Qu đã đề xuất thuật toán HUI-Miner (High Utility 
Itemset Miner) [6] để khai thác thác tập hữu ích cao sử dụng 
một cấu trúc mới, được gọi là danh sách lợi ích, để lưu trữ 
tất cả các thông tin hữu ích về một tập và tìm ra thông tin để 
cắt tỉa không gian tìm kiếm. Thuật toán HUI-Miner [6] được 
xem là thuật toán tốt nhất để khai thác tập hữu ích cao cho 
đến khi có sự xuất hiện của thuật toán FHM [7], một thuật 
toán khai thác tập hữu ích cao được đề xuất bởi Phillipe và 
các đồng sự vào năm 2014. 
Khai thác luật kết hợp từ mẫu hữu ích cao 
Bài toán khai thác luật kết hợp từ các mẫu hữu ích cao còn 
khá mới. Sahoo và các đồng sự đã khởi đầu nghiên cứu và 
đề xuất thuật toán khai thác luật kết hợp hữu ích cao [8] vào 
năm 2015. Thuật toán bao gồm ba giai đoạn chính, cụ thể 
như sau: 
Giai đoạn 1: Khai thác các tâp hữu ích cao đóng và các tập 
sinh. 
Giai đoạn 2: Thực thi thuật toán HGB để tìm ra tập luật căn 
bản (high utility generic basic – HGB). Tập HGB được định 
nghĩa như sau: 𝐻𝐺𝐵 = {𝑅: 𝑔 → ℎ ∖ 𝑔 | ℎ ∈ 𝐻𝑈𝐶𝐼 ∧ 𝑔 ≠
 ∅, 𝑔 ⊂ ℎ, 𝑐𝑜𝑛𝑓(𝑅) ≥ 𝑚𝑖𝑛 − 𝑢𝑐𝑜𝑛𝑓 ∧ ∄ 𝑔′ ⊂ 𝑔 ∧
𝑐𝑜𝑛𝑓(𝑔′ → ℎ ∖ 𝑔′) ≥ 𝑚𝑖𝑛 − 𝑢𝑐𝑜𝑛𝑓. Trong giai đoạn 2 này, 
Giai đoạn 3: Thực thi thuật toán HAR để tìm ra tập kết quả 
tất cả các luật kết hợp hữu ích cao 
Tên của thuật toán chung cho toàn bộ quá trình là HGB-
HAR. Thuật toán HGB-HAR có khuyết điểm về mặt tính 
toán và tìm ra luật hợp lệ. Ngoài ra, luật sinh ra có thể bị 
trùng với luật đang có trong tập kết quả, do đó lãng phí thời 
gian tính toán. Vì vậy, thuật toán HGB-HAR chưa tối ưu về 
thời gian thực hiện. 
3. Thuật toán đề xuất 
3.1 Bài toán khai thác luật kết hợp hữu ích cao 
Cho một cơ sở dữ liệu giao dịch D, ngưỡng độ hữu ích tối 
thiểu min-util và ngưỡng độ tin cậy hữu ích tối thiểu min-
uconf, bài toán khai thác luật kết hợp hữu ích cao từ cơ sở dữ 
liệu D là tìm tất cả các luật có độ hữu ích lớn hơn hoặc bằng 
độ hữu ích tối thiểu min-util và có độ tin cậy hữu ích lớn hơn 
hoặc bằng độ tin cậy hữu ích tối thiểu. 
3.2 Một số định nghĩa 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 1 
32 
Định nghĩa 1. Cho một tập mục hữu hạn chứa các mục I = i1, 
i2,, im, mỗi item ip (1 ≤ p ≤ m) được gắn với một lợi nhuận 
cố định, được ký hiệu p(ip). Một tập mục X gồm k mục phân 
biệt i1, i2, , ik, trong đó ij I, 1 ≤ j≤ k, k số phần tử trong 
tập mục X. Một cơ sở dữ liệu giao dịch D = {T1, T2,,Tn} 
gồm tập các giao dịch Td có một định danh id, được gọi là 
Tid. Mỗi item ip trong mỗi giao dịch Td được gắn kết với một 
trọng số được gọi là số lượng và được ký hiệu là q(ip, Td), 
tương ứng với item ip được mua. 
Định nghĩa 2. Độ hữu ích của một item i trong một giao dịch 
Td được ký hiệu là u(i, Tq) và được định nghĩa bằng công 
thức p(i) × q(i, Td). 
Định nghĩa 3. Độ hữu ích của một tập mục X trong giao dịch 
Td được ký hiệu là u(X,Td) và được xác định bởi công thức: 
𝑢(𝑋, 𝑇𝑑) = ∑ 𝑢 (𝑥𝑖 , 𝑇𝑑)𝑥𝑖 ∈ 𝑋 . 
Định nghĩa 4. Độ hữu ích của một tập mục X trong cơ sở dữ 
liệu D được tính bằng tổng tất cả các độ hữu ích của X trong 
tất cả các giao dịch có chứa X. 
𝑢(𝑋) = ∑ 𝑢 (𝑋, 𝑇𝑑)𝑋 ⊆ 𝑇𝑑 ⋀ 𝑇𝑑 ∈ 𝐷 . 
Định nghĩa 5. Một tập mục X được xem là tập mục hữu ích 
cao (HUI) nếu X có độ hữu ích bằng hoặc lớn hơn giá trị hữu 
ích tối thiểu mà người dùng định nghĩa (min-util). Nếu tập 
mục X có độ hữu ích thấp hơn độ hữu ích tối thiểu thì X không 
phải là tập mục hữu ích cao, hay còn gọi là tập mục hữu ích 
thấp. 
Định nghĩa 6. Một tập mục Y được gọi là tập bao đóng của 
tập mục X nếu không có tập cha nào của X chứa Y và có 
supp(X) = supp(Y), ký hiệu là 𝛾(𝑋). X được gọi là tập hữu 
ích đóng nếu 𝑋 = 𝛾(𝑋) và u(X) ≥ min-util. 
Định nghĩa 7. Một tập mục X được gọi là tập sinh hữu ích 
cao (HUI Generator) nếu X là tập mục hữu ích cao và không 
có tập con Z nào của X sao cho supp(X) = supp(Z). 
Định nghĩa 8. Độ hữu ích cục bộ của một item xi trong tập 
mục X, ký hiệu 𝑙𝑢𝑣 (𝑥𝑖 , 𝑋) và được tính bằng tổng độ hữu 
ích của xi trong tất cả giao dịch có chứa X, được xác định 
bằng công thức sau: 
𝑙𝑢𝑣 (𝑥𝑖 , 𝑋) = ∑ 𝑢(𝑥𝑖 , 𝑡𝑑)𝑋 ⊆ 𝑡𝑑 ⋀ 𝑡𝑑 ∈𝐷 . 
Định nghĩa 9. Với X = x1, x2,, xn là một tập mục n phần 
tử, mảng đơn vị độ hữu ích của X được ký hiệu U(X) = u1, 
u2, , un, trong đó 𝑢𝑖 = 𝑙𝑢𝑣 (𝑥𝑖 , 𝑋), 𝑖 ∈ {1,2,  , 𝑛}. 
Định nghĩa 10. Độ hữu ích cục bộ của tập mục X trong tập 
mục Y (𝑋 ⊆ 𝑌), ký hiệu là 𝑙𝑢𝑣 (𝑋, 𝑌) và được định nghĩa 
bằng tổng các độ hữu ích cục bộ của tất cả item 𝑥𝑖 ∈ 𝑋 trong 
Y. Công thức tính độ hữu ích cục bộ của tập mục X trong tập 
mục Y được biểu diễn như sau: 
𝑙𝑢𝑣 (𝑋, 𝑌) = ∑ 𝑙𝑢𝑣(𝑥𝑖 , 𝑌)𝑥𝑖 ∈ 𝑋 ⊆ 𝑌 . 
Định nghĩa 11. Luật kết hợp hữu ích R là một hàm biểu diễn 
mối quan hệ giữa hai tập hữu ích cao X, Y ⊆ I, được biểu diễn 
dưới dạng 𝑋 → 𝑌. Độ tin cậy hữu ích của luật R, ký hiệu là 
uconf(R), được xác định bằng công thức (𝑅) = 
𝑙𝑢𝑣 (𝑋, 𝑋𝑌)
𝑢(𝑋)
 . 
𝑅: 𝑋 → 𝑌 được gọi là luật kết hợp hữu ích cao nếu giá trị của 
uconf(R) lớn hơn hoặc bằng độ tin cậy hữu ích tối thiểu (min-
uconf) do người dung định nghĩa. Ngược lại, R được gọi là 
luật kết hợp hữu ích thấp. 
Tính chất 1. Cho 𝑅1: 𝑋 → 𝑌, 𝑅2: 𝑋 → 𝑍 (𝑌 ⊂ 𝑍) là hai luật 
kết hợp trong mô hình độ tin cậy – hữu ích (utility-
confidence framework), nếu R1 không phải là luật kết hợp 
hữu ích cao, thì R2 cũng không phải là luật kết hợp hữu ích 
cao. 
Định nghĩa 12. Cho 𝑅1: 𝑋1 → 𝑌1 và 𝑅2: 𝑋2 → 𝑌2 là hai 
luật kết hợp hữu ích cao trong mô hình độ tin cậy – hữu ích. 
R2 được xác định là dư thừa so với R1 nếu 𝑋2 ⋃ 𝑌2 ⊆
 𝑋1 ⋃ 𝑌1, 𝑅1. 𝑢𝑡𝑖𝑙𝑖𝑡𝑦 ≥ 𝑅2. 𝑈𝑡𝑖𝑙𝑖𝑡𝑦 , 𝑠𝑢𝑝𝑝𝑜𝑟𝑡 (𝑅1) =
𝑠𝑢𝑝𝑝𝑜𝑟𝑡 (𝑅2) và 𝑋1 ⊆ 𝑋2, 𝑌2 ⊆ 𝑌1, trong đó 𝑅𝑖. 𝑢𝑡𝑖𝑙𝑖𝑡𝑦 
là độ hữu ích của luật 𝑅i, i = 1,2, và độ hỗ trợ của luật 
R: 𝑋 → 𝑌 là supp(𝑋 ⋃ 𝑌). 
3.3 Thuật toán 
Thuật toán HUIL 
Đầu vào: Tập HUIs được sắp xếp theo thứ tự phần tử tăng 
dần (TableHUI) 
Đầu ra: dàn HUIL với nút gốc rootNode 
Hình 1: Thuật toán HUIL 
Thuật toán xây dựng dàn từ các HUIs được thực hiện như 
sau: 
Đầu tiên, thuật toán HUIL sẽ gọi hàm BuildLattice để xây 
dựng nút gốc cho dàn. Nút gốc là một nút rỗng không có chứa 
HUI, không có giá trị hữu ích và độ hỗ trợ. 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
33 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 
Tiếp theo, thuật toán duyệt qua tất cả các HUIs theo thứ tự 
sắp xếp số phần tử tăng dần. Khi xét mỗi HUI, thuật toán sẽ 
khởi tạo lại giá trị của cờ IsTraversed cho nút gốc và các nút 
con. 
Sau đó, thuật toán gọi hàm InsertLattice để thực hiện thêm 
HUI vào dàn. Trong hàm InsertLattice, cờ được sử dụng để 
xác định xem HUI đang xét {X} có thể được thêm trực tiếp 
vào nút đang xét hay không. Nếu nút đang xét rootNode có 
các nút con 𝑐ℎ𝑖𝑙𝑑𝑁𝑜𝑑𝑒 sao cho 𝑐ℎ𝑖𝑙𝑑𝑁𝑜𝑑𝑒 ⊂ 𝑋 (dòng 23), 
hàm InsertLattice sẽ được gọi đệ quy (dòng 25) để thêm nút 
{X} vào dàn. Nếu không có nút con childNode nào sao cho 
𝑐ℎ𝑖𝑙𝑑𝑁𝑜𝑑𝑒 ∈ 𝑟𝑜𝑜𝑡𝑁𝑜𝑑𝑒. 𝐶ℎ𝑖𝑙𝑑𝑟𝑒𝑛 và 𝐶ℎ𝑖𝑙𝑑𝑁𝑜𝑑𝑒 ⊂ 𝑋, X 
sẽ là nút con trực tiếp của nút đang xét rootNode (dòng 29). 
4. Thực nghiệm 
4.1 Môi trường thực nghiệm 
Các thuật toán để xuất được cài đặt và thực nghiệm trên môi 
trường có cấu hình như sau: Intel Core I7-7500U 2.5 GHz, 
Ram 16 GB, hệ điều hành Windows 10, phiên bản 64 bit. 
Công cụ dùng để phát triển thuật toán: Visual Studio 2015 
Community, .Net framework 4.5, ngôn ngữ C#. 
4.2 Cơ sở dữ liệu thực nghiệm 
Các cơ sở dữ liệu dùng cho thực nghiệm là các cơ sở dữ liệu 
chuẩn được tải từ website mã nguồn mở SPMF phát triển bởi 
Philippe ( spmf/ 
index.php?link=datasets.php). Các thuộc tính của cơ sở dữ 
liệu được mô tả trong Bảng 1. 
 Bảng 1. Thuộc tính của các cơ sở dữ liệu. 
Tên 
Số giao 
dịch 
Số lượng 
items 
Kích thước 
(MB) 
Chess 3,196 75 0.63 
Foodmart 4,141 1,559 0.17 
Retail 88,162 16,470 6.42 
Chainstore 1,112,949 46,086 79.2 
4.3 Kết quả thực nghiệm 
Thuật toán FHIM được đề xuất bởi Sahoo và các đồng sự [8] 
được dùng để khai thác các tập mục hữu ích cao từ các cơ sở 
dữ liệu được đề cập ở trên. Sau đó thuật toán được đề xuất sẽ 
được thực thi với các thông số đầu vào bao gồm các tập hữu 
ích cao, độ hữu ích tối thiểu min-util, độ tin cậy hữu ích tối 
thiểu min-uconf. 
Bảng 2. Kết quả số luật kết hợp hữu ích cao trên các CSDL 
thực nghiệm. 
CSDL 
min-
util 
(%) 
#HUIs 
#HARs 
(min-uconf 
= 60%) 
#HARs 
(min-uconf 
= 70%) 
#HARs 
(min-uconf 
= 80%) 
Foodmart 
0.03 54,928 3,099,516 3,098,322 3,098,176 
0.04 20,766 810,707 810,488 810,42 
0.05 2,266 105,805 105,785 105,740 
0.06 1,483 4,891 4,891 4,891 
Chess 
27.5 791 30,726 30,144 22,211 
28.0 493 14,287 14,197 11,512 
28.5 305 6,677 6,668 5,844 
29.0 176 2,893 2,893 2,701 
Chainstore 
0.005 12,347 718 439 342 
0.01 3,884 113 77 65 
0.02 1,165 15 12 11 
0.03 593 7 6 6 
Retail 
0.01 22,479 22,120 13,642 6,016 
0.02 7,375 6,725 3,827 1,472 
0.03 3,765 3,160 1,755 673 
0.04 2,272 1,873 1,033 397 
Kết quả luật kết hợp hữu ích cao với độ tin cậy hữu ích tối 
thiểu 60% - 80% và các độ hữu ích tối thiểu tương ứng của 
từng cơ sở dữ liệu được liệt kê trong Bảng 2. 
4.4 So sánh về thời gian 
Thuật toán đề xuất LARM có thời gian thực thi tối ưu nhờ 
vào cải tiến không gian tìm kiếm thông qua việc áp dụng tính 
chất 1 đã đề cập ở trên. Kết quả là số cặp itemset cần xét để 
hình thành luật giảm. 
Trong phần tiếp theo của thực nghiệm, các đồ thị so sánh về 
thời gian thực thi sử dụng giữa hai thuật toán LARM và 
HGB-HAR sẽ được trình bày dưới dạng đồ thị sử dụng tỉ lệ 
thang logarit của 10. Một số ký hiệu cho các đường biểu diễn 
trên đồ thị cụ thể như sau. 
LARM: biểu diễn cho thời gian thực thi để khai thác luật kết 
hợp hữu ích cao, bao gồm thời gian xây dựng dàn và thời 
gian rút trích luật. 
HGB-HAR: biểu diễn cho thời gian thực thi của thuật toán 
HGB-HAR 
Hình 2. Thời gian thực thi trên CSDL Foodmart 
với min-uconf = 70%. 
1
10
100
1,000
10,000
0.05 0.045 0.04 0.035 0.03
R
u
n
ti
m
e 
(s
)
Minimum Utility (%)
Foodmart
LARM
HGB-HAR
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 1 
34 
Hình 3. Thời gian thực thi trên CSDL Chess với min-
uconf=70% 
Hình 4. Thời gian thực thi trên CSDL Chainstore 
với min-uconf = 70%. 
Hình 5. Thời gian thực thi trên CSDL Retail 
với min-uconf = 70%. 
Kết quả từ Hình 2 đến Hình 5 có thể đánh giá được rằng thuật 
toán LARM là thuật toán có thời gian thực thi tối ưu. Bên 
cạnh đó, nếu không xét đến thời gian xây dựng dàn, thuật 
toán LARM sẽ sử dụng rất ít thời gian để tìm kết quả luật kết 
hợp hữu ích cao. Các kết quả thực nghiệm trên các CSDL đã 
chứng minh ưu thế của việc sử dụng dàn trong khai thác luật 
kết hợp, đặc biệt là luật kết hợp hữu ích cao. 
5. Kết luận và hướng phát triển 
5.1 Kết luận 
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình độ tin cậy 
hữu ích và lý thuyết dàn để khai thác luật kết hợp hữu ích cao 
nhằm khai thác mối quan hệ giữa các tập mục hữu ích cao. 
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên áp dụng lý thuyết về 
dàn trong khai thác luật kết hợp hữu ích cao. Tác giả đã đề 
xuất thuật toán HUIL để xây dựng dàn gồm các tập mục hữu 
ích cao. Kết quả thực nghiệm trên một số cơ sở dữ liệu chuẩn 
cho thấy thuật toán đã đề xuất, LARM, có hiệu quả cao cả về 
thời gian thực thi và bộ nhớ sử dụng. Tính hiệu quả của thuật 
toán sẽ đóng góp rất lớn trong các hệ thống dự báo và ra 
quyết định. 
Nghiên cứu này có thể được ứng dụng hiệu quả trong sản 
xuất kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh cũng như cuộc 
sống dựa vào đặc điểm và tính chất ứng dụng luật ứng với 
mỗi luật trong tập luật. Kết quả từ các luật kết hợp hữu ích 
cao sẽ mang lại kết quả hữu ích cho lãnh đạo trong khi hoạch 
định kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong thời gian sắp tới, 
điển hình như xem xét các tập mặt hàng kết hợp với nhau 
mang lại lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh bán lẻ, 
hoặc để xuất các chương trình khuyến mãi nhằm mang lại 
hiệu quả kinh doanh cao nhất. 
5.2 Hướng phát triển 
Bằng cách sử dụng thuật toán HUIL để xây dựng kiến trúc 
dàn các tập hữu ích cao, nghiên cứu này có thể mở rộng phát 
triển các thuật toán khai thác luật kết hợp hữu ích cao không 
dư thừa, ngoài ra, có thể phát triển thuật toán khai thác các 
tập đóng hữu ích cao (closed high utility itemsets) và tập sinh 
hữu ích cao (high utility generators). Bên cạnh đó, các độ đo 
thú vị [9], [10] có thể được nghiên cứu áp dụng vào các thuật 
toán đã đề xuất nhằm tăng thêm tính hiệu quả và khai thác 
thêm các thông tin hữu ích từ các cơ sở dữ liệu giao dịch. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và 
công nghệ NTTU trong đề tài mã số 2017.01.75
1
10
100
1,000
10,000
100,000
1,000,000
10,000,000
29.5 29 28.5 28 27.5
R
u
n
ti
m
e 
(m
s)
Minimum Utility (%)
Chess
LARM
HGB-HAR
1
10
100
1,000
10,000
100,000
1,000,000
0.03 0.02 0.01 0.005 0.004R
u
n
ti
m
e 
(m
s)
Minimum Utility (%)
Chainstore
LARM
1
10
100
1,000
10,000
100,000
1,000,000
0.05 0.04 0.03 0.02 0.01
R
u
n
ti
m
e 
(m
s)
Minimum Utility (%)
Retail
LARM
HGB-HAR
Đại học Nguyễn Tất Thành 
35 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 
Tài liệu tham khảo 
1. B. Ho, "Introduction to Knowledge Discovery and Data Mining," National Center for Natural Science and Technology, 
1998. 
2. R. Agrawal, T. Imielinski, and A. Swami, "Mining association rules between sets of items in large databases," in 
Proceedings of the 1993 ACM SIGMOD International Conference on Management of Data, 1993, pp. 207-216. 
3. Y. Liu, W. Liao, and A. Choudhary, "A Two-Phase algorithm for fast discovery of high utility itemsets.," in Proceedings 
of the 9th Pacific-Asia conference on Advances in Knowledge Discovery and Data Mining, 2005, pp. 689-695. 
4. S. V. Tseng, C. W. Wu, B. E. Shie, and P. S. Yu, "UP-Growth: an efficient algorithm for high utility itemset mining," in 
Proceedings of the 16th ACM SIGKDD international conference on Knowledge discovery and data mining, 2010, pp. 
253-262. 
5. V.S. Tseng, C Wu, B Shie, and P.S. Yu, "Efficient algorithms for mining high utility itemsets from transactional 
databases," IEEE Transactions on Knowledge and Data Engineering, vol. 25, no. 8, pp. 1772–1786, 2013. 
6. M. Liu and J. Qu, "Mining high utility itemsets without candidate generation.," in Proceedings of the 21st ACM 
international conference on Information and knowledge management, 2012, pp. 55-64. 
7. P. Fournier-Viger, C. Wu, S. Zida, and V.S. Tseng, "Faster high utility itemset mining using estimated utility co-
occurrence pruning," in Proceedings 21st International Symposium on Methodologies for Intelligent Systems, 2014, pp. 
83-92. 
8. J. Sahoo, A.K. Das, and A. Goswami, "An efficient approach for mining association rules from high utility itemsets," 
Expert Systems with Applications, vol. 42, no. 13, pp. 5754-5778., 2015. 
9. L. Nguyen, B. Vo, and T. Hong, "CARIM: An efficient algorithm for mining class association rules with interestingness 
measures," The International Arab Journal of Information Technology, vol. 12, no. 6A, pp. 627-634, 2015. 
10. B. Vo and B. Le, "Interestingness for association rules: combination between lattice and hash tables," Expert Systems 
with Applications , vol. 38, no. 9, pp. 11630–11640, 2011. 
Mining association rules from high utility itemsets 
Nguyen Thi Thuy Loan1, Mai Hoang Thang2 
1Nguyen Tat Thanh University 
2NashTech Global 
Abstract Most companies focus on their profit growth within the business environment. For example, supermarkets often 
analyze sales activities to investigate which products bring the most revenue. In order to solve the problem, we need to mine 
high utility item sets. Recently, there have been many researches focus on this problem. However, these methods consume 
more time and memory usage. In this paper, we propose an algorithm for saving the mining time and memory usage during 
mining process. 
Key words Data mining, high utility itemsets, association rules. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_luat_ket_hop_tu_cac_tap_muc_huu_ich_cao.pdf