Khái niệm tham gia xã hội

Khái niệm tham gia xã hội được sử dụng thường xuyên trong nhiều nghiên cứu khoa học

xã hội cũng như trong lĩnh vực chính sách. Tham gia xã hội cùng với những người khác có ý nghĩa

rất quan trọng đối với đời sống của con người và được xem là một cơ chế then chốt để phát huy

nhân tố con người. Ở Việt Nam, chủ đề về tham gia xã hội đã được một số nhà nghiên cứu quan

tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, khái niệm này còn chưa được quan tâm đúng mức. Khi nghiên cứu các

nhóm xã hội cụ thể, cần nghiên cứu sự tham gia xã hội của các cá nhân.

pdf 10 trang kimcuc 9380
Bạn đang xem tài liệu "Khái niệm tham gia xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khái niệm tham gia xã hội

Khái niệm tham gia xã hội
 103 
Khái niệm tham gia xã hội 
Ông Thị Mai Thương1 
1 Đại học Vinh. 
Email: ongmaithuong@gmail.com 
Nhận ngày 3 tháng 12 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 1 năm 2019. 
Tóm tắt: Khái niệm tham gia xã hội được sử dụng thường xuyên trong nhiều nghiên cứu khoa học 
xã hội cũng như trong lĩnh vực chính sách. Tham gia xã hội cùng với những người khác có ý nghĩa 
rất quan trọng đối với đời sống của con người và được xem là một cơ chế then chốt để phát huy 
nhân tố con người. Ở Việt Nam, chủ đề về tham gia xã hội đã được một số nhà nghiên cứu quan 
tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, khái niệm này còn chưa được quan tâm đúng mức. Khi nghiên cứu các 
nhóm xã hội cụ thể, cần nghiên cứu sự tham gia xã hội của các cá nhân. 
Từ khóa: Sự tham gia xã hội, người đi lao động nước ngoài, hồi cư. 
Phân loại ngành: Xã hội học 
Abstract: The concept of social participation is frequently used in many social science studies as 
well as in policy areas. Social participation with other people is essential for human life and is 
considered a key mechanism to promote the human factor. In Vietnam, the topic of social 
participation has been paid attention to by a number of researchers. However, the attention has not 
been sufficient. When studying specific social groups, one needs to study the social participation of 
individuals. 
Keywords: Social participation, guest workers, returnees. 
Subject classification: Sociology 
1. Đặt vấn đề 
Gần đây, khái niệm “tham gia xã hội” được 
sử dụng thường xuyên trong nhiều nghiên 
cứu khoa học xã hội và trở thành nội dung 
chính của các báo cáo chính sách ở Châu 
Âu [1]. Phần lớn các nhà nghiên cứu chính 
sách thừa nhận rằng sự tham gia xã hội của 
người dân có ý nghĩa rất quan trọng đối với 
xã hội [2]. Các nhà khoa học thuộc một số 
ngành khoa học xã hội (như xã hội học, 
nhân học xã hội, khoa học chính trị, kinh tế 
học) rất quan tâm tới chủ đề “tham gia xã 
hội”. Bởi lẽ, càng ngày nhân tố con người 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
104 
càng chứng tỏ được vai trò trung tâm của 
mình trong quá trình phát triển bền vững. 
Khi đó, sự tham gia xã hội được xem là 
một cơ chế then chốt để phát huy nhân tố 
con người [3]. 
Trong bài viết này, tác giả làm rõ những 
nội dung về khái niệm sự tham gia xã hội 
(định nghĩa khái niệm tham gia xã hội, cách 
thức đo lường, đánh giá về về mức độ và 
các yếu tố tác động đến sự tham gia xã hội 
của người Việt Nam). 
2. Một số quan niệm về tham gia xã hội 
Mặc dù khái niệm tham gia xã hội đã được 
thảo luận từ thập niên 1960, tuy nhiên đến 
nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất 
về sự tham gia xã hội được thừa nhận [9]. 
Nhiều tác giả vẫn thường sử dụng khái 
niệm sự tham gia xã hội đồng nghĩa với 
khái niệm sự tham gia [11], [54]. Thêm vào 
đó, một số tác giả cũng sử dụng khái niệm 
tham gia xã hội với nghĩa như là hòa nhập 
xã hội, hội nhập xã hội và hoạt động xã hội 
[30]. Whiteford và Hocking cho rằng sự 
tham gia xã hội là hội nhập xã hội [55]. 
Các tác giả Donnelly P.& Coakley J. 
(2002), Esping - Andersen G. (2002), European 
Parliament (2000) cho rằng, tham gia xã hội là 
một nội dung của hòa nhập xã hội. 
Theo Emile Durkheim (1789-1857), 
trong khái niệm đoàn kết xã hội, có gắn với 
nội dung hội nhập xã hội, tham gia xã hội. 
Durkheim cho rằng, khái niệm đoàn kết xã 
hội chỉ ra các mối quan hệ giữa cá nhân với 
xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá 
nhân với nhóm xã hội. Các cá nhân nếu như 
không có sự đoàn kết xã hội sẽ tồn tại riêng 
lẻ, biệt lập và không thể tạo thành xã hội 
[3]. Ông cho rằng, ý thức tập thể, giá trị tập 
thể là cơ sở đạo đức của xã hội. Ý thức tập 
thể liên kết các cá nhân với nhau tạo nên 
hội nhập xã hội. Ý thức tập thể là chìa khóa 
quan trọng cho việc giải thích sự tồn tại của 
xã hội. Nó tạo ra và duy trì xã hội. Ý thức 
tập thể là sản phẩm của các cá nhân thông 
qua hành động và tương tác của họ. Xã hội 
là một sản phẩm có tính xã hội được tạo ra 
bởi các hành động của cá nhân sau đó tác 
động trở lại bởi một sức mạnh xã hội mang 
tính bắt buộc đối với mỗi cá nhân. Thông 
qua ý thức tập thể, con người trở nên hiểu 
biết nhau như sinh vật xã hội, chứ không 
phải như động vật [4]. Có hai loại xã hội: 
xã hội đơn giản và xã hội hiện đại. Xã hội 
đơn giản dựa trên đoàn kết cơ học, được tạo 
ra bởi ý thức tập thể, trong đó cá nhân hội 
nhập, liên kết với người khác thông qua 
mối quan hệ gần gũi có tính truyền thống, 
tập tục và quan hệ gia đình. Xã hội hiện đại 
dựa trên tinh thần đoàn kết hữu cơ, trong đó 
cá nhân hội nhập, được kết nối bởi sự phụ 
thuộc vào những người khác trong phân 
công lao động. Trong xã hội hiện đại, dưới 
sự đoàn kết hữu cơ, mọi người nhất thiết 
phải phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác chặt chẽ 
trong sự chuyên môn hóa và phân công lao 
động [4]. Parsons cho rằng, cấu trúc của hệ 
thống xã hội về cơ bản là cấu trúc của mối 
liên hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá 
trình tương tác [3]. Một số tác giả khi định 
nghĩa sự tham gia xã hội cũng nhấn mạnh 
đến yếu tố hợp tác, liên kết, tương tác giữa 
các cá nhân và đóng góp cho cộng đồng, xã 
hội. Chẳng hạn như Mars và cộng sự [35] 
cho rằng: “sự tham gia xã hội là trải nghiệm 
mang tính tích cực về (1) các liên hệ và 
hành động xã hội, (2) công việc và sự hỗ trợ 
không chính thức, (3) các hoạt động văn 
hóa cũng như các sự kiện công cộng, (4) 
chính trị và truyền thông có các liên hệ xã 
Ông Thị Mai Thương 
105 
hội; sự đóng góp các nguồn lực cho xã hội 
hoặc nhận các nguồn lực từ xã hội”. 
Trong khi một số tác giả xem sự tham 
gia và tham gia xã hội là tương đương, thì 
một số tác giả phân biệt hai khái niệm trên. 
Piskur và cộng sự cho rằng, sự tham gia 
xã hội được đề cập trong ba cách: (1) sự 
tham gia của người tiêu dùng (consumer 
participation), trong đó bao gồm quyền tự 
quyết định tham gia của họ trong xã hội; (2) 
hoạt động xã hội, khái niệm này giới hạn sự 
tham gia xã hội đối với sự tương tác giữa 
con người với môi trường trong những hoạt 
động xã hội với người khác; (3) mức độ 
tham gia trong xã hội, trong đó nhấn mạnh 
rằng sự tham gia xã hội có thể là cả một 
mục tiêu và một kết quả chủ quan trên một 
chuỗi hành động liên tục từ tương đối thụ 
động đến rất tích cực [10]. 
Một số tác giả đã sử dụng khái niệm sự 
tham gia xã hội đồng nghĩa với hoạt động 
xã hội ở trong một vài lĩnh vực nghiên cứu. 
Chẳng hạn như, Koster, Shattuck cùng các 
cộng sự giới hạn sự tham gia xã hội ở 
những tương tác giữa các cá nhân [31], 
[42]. Koster cùng các cộng sự cho rằng, sự 
tham gia xã hội là “sự hiện diện của các 
mối liên hệ/tương tác xã hội tích cực giữa 
các học sinh và bạn cùng lớp, sự chấp nhận 
của các bạn cùng lớp đối với học sinh đó, 
mối quan hệ/tình bạn giữa học sinh và bạn 
cùng lớp và sự nhận thức của các em học 
sinh rằng các bạn cùng lớp có chấp nhận 
mình không” [31]. Thêm vào đó, một số tác 
giả nghiên cứu tiếp cận sự tham gia xã hội 
với cách tương tự như các hoạt động xã hội 
diễn ra giữa một nhóm bạn, tham gia vào 
các hoạt động hay sự kiện tình nguyện [14] 
hoặc tham gia các hoạt động với tư cách là 
một thành viên của xã hội [32]. Broese van 
Groenou và Deeg (2006) cho rằng, sự tham 
gia xã hội là những hoạt động được diễn ra 
ở trong và ngoài gia đình, cho phép các cá 
nhân gặp gỡ những người khác, đóng góp 
cho xã hội và tham gia trực tiếp vào xã hội. 
Hoạt động xã hội gồm: hoạt động sản xuất 
và vui chơi giải trí. Hoạt động sản xuất xã 
hội là hoạt động mà các cá nhân đóng góp 
nguồn lực của mình cho các cá nhân hoặc 
các nhóm trong cộng đồng thông qua việc 
tham gia một cách tự nguyện và/hoặc thuộc 
các tổ chức chính trị và các hiệp hội. Các 
hoạt động giải trí chủ yếu hướng vào việc 
cải thiện sức khỏe bản thân của mỗi người 
và sự phát triển độc lập như các hoạt động 
nghỉ ngơi và hoạt động về giáo dục. 
Levasseur và cộng sự [37] đã tổng hợp 
những định nghĩa nguyên gốc về sự tham 
gia xã hội theo thời gian từ 1990 đến 2008, 
từ đó cho thấy rằng, về tổng thể, các định 
nghĩa tập trung chủ yếu vào sự tham gia (trả 
lời câu hỏi: như thế nào) của một người (trả 
lời câu hỏi: ai) trong các hoạt động cung 
cấp sự tương tác (trả lời câu hỏi: cái gì) với 
người khác (trả lời câu hỏi: với ai) trong xã 
hội hay cộng đồng (trả lời câu hỏi: ở đâu). 
Nhóm tác giả này đề xuất một định nghĩa 
về sự tham gia xã hội và một hệ phân loại 
các hoạt động xã hội dựa trên mức độ tham 
gia như sau: “Sự tham gia xã hội có thể 
được định nghĩa là sự tham gia của một 
người vào các hoạt động liên quan đến 
những người khác trong xã hội hay cộng 
đồng”. Họ nhấn mạnh rằng, sự tham gia có 
thể nằm trên một thang liên tục từ tương đối 
thụ động đến rất tích cực, và sự tham gia xã 
hội có thể là một kết quả có tính khách 
quan hay chủ quan. Sự phân loại các hoạt 
động xã hội, theo một thang liên tục, gồm 6 
mức độ tham gia từ gần đến xa của cá nhân 
với những người khác trong các hoạt động 
xã hội có các mục đích khác nhau (Bảng 1). 
Các mức độ này nhằm phân biệt độ gần gũi 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
106 
trong sự tham gia của cá nhân với những 
người khác (mức 1: một mình, mức 2: song 
song (cùng tham gia/cùng làm 1 việc), mức 
3 đến 6: có sự tương tác với nhau), và các 
mục tiêu của hoạt động (mức 1 và 2: hướng 
tới các nhu cầu cơ bản, mức 3: hướng tới 
tập thể, mức 4: hướng tới (hoàn thành) 
nhiệm vụ, mức 5: hướng tới giúp đỡ người 
khác và mức 6: hướng tới xã hội). Hệ phân 
loại này được coi là khung vận hành của 
các khái niệm về sự tham gia, sự tham gia 
xã hội và đóng góp cho xã hội (social 
engagement). Theo như Levasseur và cộng 
sự, khái niệm tham gia bao gồm cả sáu cấp, 
trong khi sự tham gia xã hội liên quan đến 
các cấp từ 3 đến 6 và đóng góp cho xã hội 
bao gồm các cấp 5 và 6. 
Bảng 1: Hệ thống phân loại các hoạt động xã hội dựa trên các cấp độ tham gia theo quan điểm của 
Levasseur và cộng sự 
Cấp độ Mô tả cấp độ của sự tham gia Ví dụ về việc thực hiện vai trò của cha mẹ có sự liên quan với việc tham gia trong xã hội 
Cấp độ 1 
Thực hiện các hoạt động 
chuẩn bị kết nối với người 
khác 
Đọc một báo cáo về chính sách để chuẩn bị cho 
cuộc họp với một nhóm chuyên gia phục hồi chức 
năng hoặc giáo viên của trẻ 
Cấp độ 2 Cùng tham gia với mọi người Ngồi trên tàu điện ngầm hay tàu hỏa để tới trung tâm phục hồi chức năng 
Cấp độ 3 
Tương tác với những người 
khác nhưng không có sự tiếp 
xúc trực tiếp 
Thảo luận về giáo dục hòa nhập với người khác 
thông qua Facebook, Twitter hoặc LinkedIn 
Cấp độ 4 Thực hiện các hoạt động cụ thể cùng với người khác 
Tham gia vào một hội thảo sáng tạo dành cho cha 
mẹ và con cái 
Cấp độ 5 Giúp đỡ người khác Giúp giáo dục thể chất cho trẻ em ở trường Tiểu học 
Cấp độ 6 Đóng góp cho cộng đồng Là một thành viên tích cực của Hội phụ huynh hoặc một đảng phái chính trị 
Cục Thống kê Australia khi nghiên cứu 
về sự tham gia xã hội của người lao động di 
cư đã tiến hành đo lường sự tham gia xã hội 
của người di cư thông qua các tiêu chí: 
tham gia vào các hoạt động xã hội, các hoạt 
động xã hội phi chính thức, sự tham gia vào 
các nhóm xã hội có tổ chức (như các nhóm 
theo sở thích, hoặc các câu lạc bộ thể thao 
và giải trí), các hoạt động thể thao, tham dự 
tại các địa điểm văn hóa hoặc vui chơi giải 
trí; liên hệ với bạn bè, tham gia các hoạt 
động tình nguyện, tham gia vào tổ chức/lực 
lượng lao động, tiếp cận các nguồn lực hỗ 
trợ (như gia đình, bạn bè, hàng xóm khi gặp 
khó khăn) [50]. 
Như vậy, tùy thuộc vào quan điểm, cách 
tiếp cận của các tác giả với từng lĩnh vực 
nghiên cứu của nhiều nhóm đối tượng khác 
nhau sẽ lựa chọn các chiều cạnh và đề xuất 
các chỉ báo về sự tham gia xã hội ở mức độ 
cụ thể và chi tiết, phù hợp hơn với đặc điểm 
và nhu cầu của từng cá nhân, nhóm xã hội. 
Ông Thị Mai Thương 
107 
3. Vai trò của tham gia xã hội 
Sự tham gia xã hội là cần thiết đối với đời 
sống của con người. Sự tham gia xã hội có 
vai trò cải thiện tỷ lệ sức khỏe và tỷ lệ tử 
vong, nâng cao chất lượng cuộc sống và hỗ 
trợ xây dựng các mối quan hệ và cộng đồng 
xã hội [13], [18], [52], [53]. Một số tác giả 
coi sự tham gia xã hội là chỉ số của sức 
khỏe, hạnh phúc và các hành vi xã hội tích 
cực [25], [40], [47]. Đối với lứa tuổi thanh 
niên thì mối quan hệ này được xác định rõ 
ràng hơn. Cicognani và cộng sự đã tìm thấy 
mối tương quan tích cực giữa sự tham gia 
của xã hội, ý thức cộng đồng và sự gắn bó 
với cộng đồng, chỉ ra rằng sự tham gia xã 
hội không chỉ tăng cường cảm giác thuộc 
về một cộng đồng nào đó, mà còn tạo 
cơ hội để tự định nghĩa và xác định bản 
thân [16]. 
Sự tham gia xã hội được nhìn nhận là 
một điều kiện quan trọng đối với việc tiếp 
thu kiến thức ở trẻ em và phát triển các kỹ 
năng xã hội khi tương tác với người khác 
[12], [33]. Đối với người cao tuổi, sự tham 
gia xã hội được coi là một nhân tố quyết 
định đến sự lão hóa diễn ra tốt đẹp và khỏe 
mạnh [37]. Mặt khác, có những tác giả đã 
chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa sự tham 
gia xã hội và kinh tế. Tất cả các sự tham gia 
đều có yếu tố xã hội và kinh tế. Sự tham gia 
xã hội có thể đem đến những lợi ích kinh tế 
mở rộng và sự tham gia kinh tế lại mang 
đến sự tốt đẹp với xã hội cũng như tài chính 
kinh tế [38]. 
Một số tác giả nhận định sự tham gia xã 
hội làm tăng vốn xã hội của con người. 
Ashman (1996) cho rằng, việc tham gia tích 
cực vào các hoạt động xã hội có thể tạo ra 
vốn xã hội góp phần giải quyết các vấn đề 
nảy sinh trong tương lai. Wollebaek và 
Selle (2003), đã đưa ra một số kết luận: thứ 
nhất, tham gia vào các tổ chức xã hội chắc 
chắn sẽ góp phần tăng cường vốn xã hội ở 
cả hai lĩnh vực: lòng tin xã hội và sự cam 
kết dân sự; thứ hai, phạm vi tham gia có tác 
động lớn hơn đối với vốn xã hội (lòng tin 
và cam kết dân sự) so với tần suất của sự 
tham gia [5]. 
Cục Thống kê Australia đã chỉ ra sự 
tham gia xã hội và kết nối xã hội ở mức độ 
cao góp phần vào phúc lợi chung của cá 
nhân và cộng đồng của họ. Cơ hội tham gia 
xã hội và tương tác xã hội có thể được nhận 
diện thông qua việc tham gia vào công việc 
được trả lương và không được trả lương, 
tham gia hoạt động văn hóa và giải trí [8]. 
Cả người di cư và người sinh ra ở Australia 
đều được hưởng lợi và đóng góp cho xã hội 
Australia thông qua việc tham gia vào các 
hoạt động xã hội. Tham gia vào lực lượng 
lao động và tham gia vào các hoạt động xã 
hội mang đến cho mọi người cơ hội hòa 
nhập cộng đồng một cách rộng lớn hơn và 
xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội, từ đó 
góp phần nâng cao ý thức cộng đồng [50]. 
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham 
gia xã hội 
Một số tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh 
hưởng đến sự tham gia xã hội bao gồm: 
Những thay đổi trong suốt cuộc đời, bao 
gồm các sự kiện trong cuộc sống (ví dụ như 
về hưu, tử vong hoặc bệnh tật giữa bạn bè 
và gia đình, di chuyển chỗ ở...), điều kiện 
sức khỏe và tình trạng kinh tế xã hội có 
thể ảnh hưởng đến các mô hình tham gia xã 
hội [7]. Một nhóm nghiên cứu thực hiện dự 
án về sự tham gia cho rằng, động cơ của sự 
tham gia cần phải được xem xét từ ba góc 
độ: động cơ tâm lý; đặc điểm xã hội và các 
yếu tố liên quan đến môi trường [5]. 
Khoa học xã hội Việ ... , Flood khẳng định sự tham 
gia kinh tế có thể tăng cường sự tham gia 
xã hội khi con người phát triển những mạng 
lưới hỗ trợ thông qua công việc, kinh doanh 
hay việc học tập của mình. Ngược lại, giảm 
sự tham gia kinh tế thường làm giảm sự 
tham gia xã hội, đặc biệt là đối với đàn ông, 
như đã thảo luận trong nghiên cứu mô tả sự 
cô đơn ở Australia [41]. Nam giới được trả 
nhiều giờ làm việc hơn sẽ tăng mức độ hỗ 
trợ và tình bạn trong khi phụ nữ dù làm 
công việc bán thời gian hay toàn thời gian 
thì mức độ hỗ trợ và tình bạn của họ cũng 
như nhau. 
Tuy nhiên, sự tham gia xã hội và sự 
tham gia kinh tế không phải lúc nào cũng 
liên hệ với nhau một cách tích cực. Trong 
một vài trường hợp, sự tham gia kinh tế đi 
kèm với chi phí bỏ ra trong các hoạt động 
tham gia xã hội. Theo Hough và cộng sự, 
khi những tình nguyện viên chuyển sang 
làm việc được trả công do kỹ năng của họ 
được nâng cao thì có thể làm giảm số lượng 
người sẵn sàng cho công việc tình nguyện 
không được trả lương. Đối với các gia đình 
có con nhỏ còn phụ thuộc và những người 
có trách nhiệm chăm sóc người khác thì sự 
căng thẳng giữa việc tham gia xã hội và 
kinh tế lại càng rõ ràng trong vấn đề cân 
bằng giữa công việc và gia đình [24]. 
Ngoài ra, một số tác giả khác đã thừa 
nhận vai trò của các cấu trúc xã hội như là 
tác nhân để tham gia xã hội. Họ xác định 
các yếu tố hỗ trợ sự tham gia xã hội bao 
gồm “cảm giác thuộc về” và “kết nối với 
những người khác”, thường xảy ra thông 
qua sự tham gia nghề nghiệp [28], [45], 
[48]. Sakiyama, Josephsson, và Asaba nhận 
thấy rằng sự tham gia chịu ảnh hưởng tích 
cực và tiêu cực bởi các yếu tố bên ngoài 
(không gian vật chất, thái độ hoặc hỗ trợ xã 
hội) và các yếu tố nội tại (động cơ cá nhân, 
kỹ năng). Họ thấy rằng sự tham gia thường 
Ông Thị Mai Thương 
109 
đòi hỏi một mức độ phụ thuộc lẫn nhau, 
hoặc sự cân bằng giữa nơi làm việc và các 
dịch vụ hỗ trợ xã hội. Để đạt được sự phụ 
thuộc lẫn nhau hoặc được chia sẻ những hỗ 
trợ xã hội này thì thường được thông qua 
các kết nối nghề nghiệp. 
Một số tác giả cho rằng, người lao động 
hồi cư sẽ bắt đầu quá trình tái hòa nhập xã 
hội [2], [23], [27]. Sự tái hòa nhập xã hội 
được nhìn nhận từ hai quan điểm, đó là tái 
hòa nhập trong gia đình và tái hòa nhập 
cộng đồng. Chính các thành viên trong gia 
đình là nhân tố “kéo” những người di cư 
hồi hương trở về. Quyết định hồi hương và 
quá trình tái hòa nhập kinh tế thường được 
thảo luận với những thành viên thân thiết 
trong gia đình, họ hàng và bạn bè trước khi 
hồi hương. Một khi quyết định hồi hương 
được đưa ra thì quá trình tái hòa nhập sẽ bắt 
đầu. Sự tái hòa nhập xã hội cũng quan trọng 
như tái hòa nhập trong bối cảnh gia đình. 
Bản chất và sự thay đổi về sự gắn kết với 
hàng xóm láng giềng là một trong những 
nhân tố chính phản ánh bản chất và sự 
mong muốn gắn kết với cộng đồng [27]. 
Một số tác giả cho rằng, sự trở về của 
người di cư xuất phát từ yếu tố tâm lí cá 
nhân và sở thích về mặt địa lí, tuy nhiên 
chính điều đó lại là rào cản đối với sự hội 
nhập xã hội của họ khi trở về [22], [49]. 
Nan M.Sussman đã nhấn mạnh đến những 
khía cạnh tâm lí của sự hồi cư và cho rằng 
nó ảnh hưởng đến sự thay đổi bản sắc của 
cá nhân. 
Mặc dù những người lao động hồi cư 
dường như không có nhiều vấn đề với hàng 
xóm và các mối quan hệ gia đình nhưng 
khả năng thiết lập những mối quan hệ đối 
tác hay tham gia vào các tổ chức cộng đồng 
rất thấp. Bên cạnh đó, họ cũng gặp phải 
những vấn đề về tâm lí - xã hội, văn hóa, 
giáo dục, giấy tờ thủ tục liên quan đến pháp 
luật, nghĩa vụ quân sự, nhà ở [15]. Điều này 
khiến cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng 
của họ diễn ra chậm và kéo dài [51], do đó 
dẫn tới hệ quả là người lao động hồi cư gặp 
nhiều khó khăn trong việc thực hiện các kế 
hoạch tìm kiếm việc làm ở quê nhà, và có 
không ít người đã lựa chọn tiếp tục con 
đường di cư lao động khi có cơ hội [51]. 
5. Kết luận 
Tổng hợp nhiều định nghĩa của các tác giả 
trong nước cũng như trên thế giới về sự 
tham gia xã hội, có thể nhận thấy rằng, tùy 
thuộc vào cách tiếp cận từng lĩnh vực 
nghiên cứu, sự tham gia xã hội sẽ có các chỉ 
báo ở mức độ cụ thể và chi tiết hơn, phù 
hợp hơn với đặc điểm và nhu cầu của từng 
cá nhân, nhóm. 
Vấn đề nghiên cứu về “sự tham gia xã 
hội” cần làm rõ khái niệm này bao gồm: (1) 
tham gia hoạt động kinh tế; (2) tham gia 
vào các nhóm, tổ chức xã hội chính thức và 
phi chính thức; (3) tham gia các hoạt động 
cộng đồng tại địa phương; (4) tham gia vào 
các hoạt động dân chủ cơ sở; (5) tham gia 
vào không gian số; (6) tham gia các hoạt 
động xã hội, văn hóa, tôn giáo, tình nguyện; 
(7) tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ khi gặp 
khó khăn. Đồng thời, các nghiên cứu cũng 
đánh giá mức độ tham gia tích cực hoặc 
không tích cực của nhóm đối tượng này 
thông qua bảng 6 mức độ theo quan điểm 
của Levasseur và cộng sự như đã trình bày 
ở trên. Mặt khác, cần phải làm sáng tỏ 
những yếu tố tác động đến sự tham gia xã 
hội của người lao động hồi cư, bao gồm: 
động cơ tâm lý; đặc điểm xã hội của cá 
nhân; hoạt động kinh tế và các yếu tố liên 
quan đến môi trường xã hội xung quanh cá 
nhân đó. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
110 
Tài liệu tham khảo 
[1] Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam (2011), 
Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công 
dân Việt Nam ra nước ngoài, Cục Lãnh sự, Bộ 
Ngoại giao Việt Nam. 
[2] Phạm Nguyên Cường (2013), Vấn đề hậu di cư 
lao động, chính sách và thực tiễn, Cục Quản lý 
lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương 
binh và Xã hội. 
[3] Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và lý thuyết xã 
hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Phạm Văn Quyết, Trần Văn Kham (2015), 
“Hòa nhập xã hội: Một số quan điểm và việc 
triển khai nghiên cứu, đo lường", Tạp chí Tâm 
lí học số 10 (199): 71-81. 
[5] Nguyễn Quý Thanh (2016), Phép đạc tam giác 
về vốn xã hội của người Việt Nam: Mạng lưới 
quan hệ - Lòng tin - Sự tham gia, Nxb Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
[6] Anna Wang, Minh Phuong La, Ngoc Han T. 
Tran, (2015), Empowerment of Return 
Migrants for Economic Development: 
Capitalizing on Skills of Contract-based 
Vietnamese workers coming home from 
abroad, IOM Migration Research. 
[7] Ashida, S., & Heaney, C. A. (2008), “Social 
networks and participation in social activities 
at a new senior center: Reaching out to older 
adults who could benefit the most”, Activities, 
Adaptation and Aging 32(1): 40-58. 
[8] Australian Bureau of Statistics (2004), 
Information Paper: Measuring Social Capital: 
An Australian Framework and Indicators, 
2004, cat. no. 1378.0, ABS, Canberra. 
[9] Barbara, Piskur (2012), “Social participation: 
Redesign of education, research, and practice 
in occupational therapy”, Scandinavian 
Journal of Occupational Therapy 1-7. 
[10] Barbara Piškur, Ramon Daniëls, Marian J 
Jongmans, Marjolijn Ketelaar, Rob JEM 
Smeets, Meghan Norton and Anna JHM 
Beurskens (2014), “Participation and social 
participation: are they distinct concepts?”, 
Clinical Rehabilitation. 
[11] Bowes, A & McColgan, G. (2013), “Telecare 
for older people: Pro-moting independence, 
participation and identity”, Res on Aging 35: 
Res on Aging. 
[12] Bedell GM, Dumas HM. (2004), “Social 
participation of children and youth with 
acquired brain injuries discharged from 
inpatient rehabilitation: A follow-up study”, 
Brain Injury 18(1): 65-82. 
[13] Bratun, U., & Asaba, E. (2008), “From 
individual to communal experiences of 
occupation: Drawing upon Qi Gong practices”, 
Journal of Occupational Science, 15(2):80-86. 
[14] Commission, European (2010), “Europe 2020: 
A strategy for smart, sustainable and inclusive 
growth”, “Social participation and social 
isolation”. 
[15] Chobanyan, Haykanush (2013), Return 
Migration and Reintegration Issues: Armenia, 
European University Institute; Robert 
Schuman Centre for Advanced Studies. 
[16] Cicognani, E., Pirini, C., Keyes, C., Joshanloo, 
M., Rostami, R., & Nosratabadi, M. (2008), 
“Social participation, sense of community and 
social wellbeing: A study on American, Italian 
and Iranian university students”, Social 
Indicators Research 89: 97-112. 
[17] Crompton, Susan and Mireille Vézina (2012), 
Volunteering in Canada, Canadian Social 
Trends, No. 93, Statistics Canada catalogue no. 
11-008-X. 
[18] Dalgard, O., & Lund, L. (1998), “Psychosocial 
risk factors and mortality: A prospective study 
with special focus on social support, social 
participation, and locus of control in Norway”, 
Journal of Epidemiology and Community 
Health 52 (8): 476-481. 
[19] Dalemans, R. J. P., De Witte, L. P., Wade, D. 
T., & Van den Heuvel, W. J. A. (2008), “A 
description of social participation in 
Ông Thị Mai Thương 
111 
working - age persons with aphasia: a 
review of the literature”, Aphasiology 22(10). 
[20] Del Bono, E., Sala, E., Hancock, R., Gunnell, 
C., & Parisi, L. (2007), Gender, older people 
and social exclusion. A gendered review and 
secondary analysis of the data, Essex, UK: 
Institute for Social and Economic Research. 
[21] Dolab (2012), Hậu di cư lao động, chính sách 
và thực tiễn, Cục quản lí lao động ngoài nước, 
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 
[22] C. Dustmann, Yoram Weiss (2007), Return 
Migration: Theory and Empirical Evidence, 
Centre for Research and Analysis of 
Migration; Department of Economics, 
University College London. 
[23] Gjergji Filipi, Emira Galanxhi, Majlinda 
Nesturi, Teuta Grazhdani (2013), Return 
Migration and Reintegration in Albania, 
Institute of statistics and International 
Organization for Migration. 
[24] Hough, Kaye Stevens and Gary (2008), 
Economic and Social Participation, RMIT 
University Circle. 
[25] Hyyppä, MT. & Mäki J. (2003), “Social 
participation and health in a community rich in 
stock of social capital”, Health Ed Res 
18(6):770–779. 
[26] IOM, ILO và UN Women (2014), Tóm tắt thảo 
luận Chính sách: Để người lao động di cư trở 
về đóng góp tích cực cho Việt Nam, Tổ chức di 
cư quốc tế (IOM). 
[27] ILO (2013), Reintegration with Home 
Community: Perspectives of Returnee Migrant 
Workers in Sri Lanka, International Labour 
Organization. 
[28] Eklund, M., Hermansson, A., & Hakansson, C. 
(2012), “Meaning in life for people with 
schizophrenia: Does it include occupation?”, 
Journal of Occupational Science, 19 (2:93-
105). 
[29] Ellaway, A., & Macintyre, S. (2007), “Is social 
participation associated with cardio - vascular 
disease risk factors?”, Social Science & 
Medicine 64 (7). 
[30] Koster M, Nakken H, Pijl SJ, van Houten EJ 
and Lutje Spelberg HC. (2008), “Assessing 
Social participation of pupils with special 
needs in inclusive education: the construction 
of a teacher questionnaire”, Ed Res Eval 14: 
395-409. 
[31] Koster M, Nakken H, Pijl SJ and van Houten 
E. (2009), “Being part of the peer group: A 
literature study focusing on the social 
dimension of inclusion in education”, Int J 
Inclusive Ed 13(2): 117-140. 
[32] Konlaan BB, Bygren LO and Johansson S. 
(2000), “Visiting the cinema, concerts, 
museums or art exhibitions as determinant of 
survival: a Swedish fourteen-year cohort 
follow-up”, Scand J Public Health 28(3): 174-
178. 
[33] Law, M. (2002), “Participation in the 
occupations of everyday life”, Am J Occup 
Ther 56:9. 
[34] Lariviere, N. (2008), “Analyse du concept de 
la participation sociale: définitions, cas 
d’illustration, dimensions de l’activité et 
indicateurs”, Canadian Journal of 
Occupational Therapy 75(2). 
[35] Mars, G. M., Kempen, G. I., Mesters, I., Proot, 
I. M., & Van Eijk, J. T. (2008), Charac- 
teristics of social participation as defined by 
older adults with a chronic physical. 
[36] Martin, Turcotte and Stéphanie Gaudet (2013), 
Social participation of full-time workers, vol. 
Catalogue no. 75-004-M - No. 003: Minister 
responsible for Statistics Canada. 
[37] Melanie Levasseur, Lucie Richard, Lise 
Gauvin, E'milie Raymond (2010), “Inventory 
and Analysis of definition social participation 
found in the aging literature: Proposed 
taxonomy of social activities”, Social Sciences 
and Medicine 71. 
[38] McClure, P. (2000), Participation Support for 
a More Equitable Society: Final Report of the 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
112 
Reference Group on Welfare Reform, 
Department of Family and Community 
Services, Canberra. 
[39] Musick, Marc A. and John Wilson (2008), 
Volunteers: A Social Profile, Bloomington: 
Indiana University Press. 
[40] Oliver KG, Collin P, Burns J and Nicholas J. 
(2006), “Building resil- ience in young people 
through meaningful participation”. 
[41] Flood, M. and Barbato, C. (2005), “Off to 
Work: Commuting in Australia”, Discussion 
Paper No. 78, Melbourne: The Australia 
Institute. 
[42] Shattuck PT, Orsmond GI, Wagner M and 
Cooper BP. (2011), “Participation in social 
activities among adolescents with an autism 
spectrum disorder”, PLoS One 6 (11). 
[43] Putnam, Robert D. (2000), “Bowling alone: 
The Collapse and Revival of American 
Community”, New York: Simon & Schuster. 
[44] Rogers, Patricia (2008), Economic and Social 
Participation, Australian Government’s 
Stronger Families and Communities Strategy 
2000-2004 (the Strategy). 
[45] Sakiyama, M., Josephsson, S., & Asaba, E. 
(2010), “What is participation? A story of 
mental illness, metaphor, and everyday 
occupation”, Journal of Occupational Science, 
17 (4): 224-230. 
[46] Selbee, Kevin L. and Paul B. Reed (2006), 
Patterns of Volunteering, Giving, and 
Participating Among Occupational Groups in 
Canada, Ottawa: Carleton University and 
Statistics Canada, prepared for Volunteer 
Canada and the Canadian medical association, 
150 p. 
[47] Sorensen LV, Waldorff FB and Waldemar G. 
(2008), Social par-ticipation in home-living 
patients with mild Alzheimer’s disease, vol. 47 
(3): Arch Gerontol Geriatrics 2008. 
[48] Schon, U., Denhov, A., & Topor, A. (2009), 
“Social relationships as a decisive factor in 
recovering from severe mental illness”, 
International Journal of Social Psychiatry, 55 
(4): 336-347. 
[49] Sussman, Nan M. (2011), “Return Migration 
and Identity: A Global Phenomenon, A Hong 
Kong Case”, Journal of Population Studies, 
Hong Kong University Press. 
[50] Trends, Australian Social (2008), Social 
participation of migrants, vol. 4102.0: 
Australian Bureau of Statistics. 
[51] Tukhashvili, Mirian (2013), Socio-economic 
problems of returning migrants’ reintegration 
in Georgia, European University Institute, 
Robert Schuman Centre for Advanced Studies. 
[52] Wenger, E. (1998), Communities of Practice: 
Learning, Meaning, and Identity, Cambridge, 
UK: Cambridge University Press 
[53] Wilcock, A. (2006), An occupational 
perspective of health (2nd Edition), Thorofare, 
NJ: Slack Incorporated. 
[54] Winkle M, Crowe TK & Hendrix I. (2012), 
“Service dogs and people with physical 
disabilities partnerships: A systematic review”, 
Occupat Ther Int 19: 54-66. 
[55] Whiteford, G., & Hocking, C. (2012), 
“Occupational Science: Society, inclusion, 
participation”, Oxford, UK: Wiley-Blackwell. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_niem_tham_gia_xa_hoi.pdf