Khái niệm, đặc điểm giáo dục pháp luật trong trường Đại học
Giáo dục pháp luật (GDPL) có vai trò đặc biệt quan trọng trong công
tác giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương đưa
GDPL vào nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
(GDĐH) hiện nay. Bài viết này giúp người đọc hiểu rõ hơn về chủ trương,
quan điểm quan trọng của đảng và pháp luật (PL) của nhà nước về GDPL và
GDPL trong nhà trường; khái niệm, đặc điểm của GDPL trong trường đại học
(ĐH). Từ đó, công chức, viên chức (CCVC) trong nhà trường, đặc biệt là giảng
viên (với vai trò là một chuyên gia, nhà thiết kế, người tư vấn, người quản lý
quá trình học tập và đánh giá giáo dục) tự trả lời được câu hỏi: Mình phải làm
gì để góp phần GDPL cho HSSV? Mình có cần được GDPL không?
Bạn đang xem tài liệu "Khái niệm, đặc điểm giáo dục pháp luật trong trường Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khái niệm, đặc điểm giáo dục pháp luật trong trường Đại học
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 24 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC ThS. Vũ Thị Phƣơng Thảo Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Giáo dục pháp luật (GDPL) có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương đưa GDPL vào nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) hiện nay. Bài viết này giúp người đọc hiểu rõ hơn về chủ trương, quan điểm quan trọng của đảng và pháp luật (PL) của nhà nước về GDPL và GDPL trong nhà trường; khái niệm, đặc điểm của GDPL trong trường đại học (ĐH). Từ đó, công chức, viên chức (CCVC) trong nhà trường, đặc biệt là giảng viên (với vai trò là một chuyên gia, nhà thiết kế, người tư vấn, người quản lý quá trình học tập và đánh giá giáo dục) tự trả lời được câu hỏi: Mình phải làm gì để góp phần GDPL cho HSSV? Mình có cần được GDPL không?. Từ khóa: Giáo dục pháp luật trong trường đại học. 1. Chủ trƣơng, quan điểm quan trọng của đảng và PL của nhà nƣớc về GDPL và GDPL trong nhà trƣờng Kế thừa các chủ trương của Đảng từ Đại hội Đảng V đến nay, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 32- CT/TW của ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành PL của cán bộ, nhân dân. Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012. Trong 04 đề án của Chương trình, đề án quan trọng đối với hoạt động GPPL trong nhà trường là Đề án “ Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” (Đề án 1928). Ngày 09/8/2013, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án này.Tại Hội nghị, để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW, Bộ Tư pháp đã đề xuất tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện các Đề án này đến năm 2016. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến công tác PBGDPL, đặc biệt là trong nhà trường. Nhận thức được sự cần thiết phải ban hành Luật PBGDPL- cầu nối giữa hoạt động xây dựng và thực hiện PL, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luậtngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;Ngày 04/4/2013, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PBGDPL thể hiện rõ chính sách của Nhà nước về công tác PBGDPL. Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng ngày19/4/2011 tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành PL của cán bộ, nhân dân đã chỉ ra những Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 25 hạn chế trong công tác này, những hạn chế cơ bản có thể kể đến là: vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo triển khai công tác PBGDPL; chưa coi công tác này là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động này và các cơ chế, chính sách có liên quan chưa được quy định rõ ràng ... Vì vậy, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục lựa chọn, vận dụng các hình thức, phương pháp GDPL cho phù hợp với từng nội dung GDPL cho từng đối tượng GDPL cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu GDPL đặt ra, tạo mọi điều kiện bảm đảm để nâng cao chất lượng GDPL, nhất là GDPL trong trường đại học - cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. 2. Khái niệm, đặc điểm của GDPL trong trƣờng đại học 2.1. Khái niệm, đặc điểm của GDPL Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về PL. Theo quan điểm Mác - Lênin về nhà nước và PL, PL được hiểu là “hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu và định hướng cụ thể” [3, tr.98].Để xây dựng khái niệm GDPL, phần lớn các nhà nghiên cứu về pháp luật đứng ở góc độ nhìn nhận khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp, theo đó, giáo dục được hiểu là “quá trình tác động định hướng của nhân tố chủ quan lên khách thể giáo dục” [1, tr.9]và phần lớn cùng thống nhất nhìn nhận hoạt động GDPL là sự tác động của nhân tố chủ quan, trong đó yếu tố tiên quyết là hoạt động giáo dục định hướng, có tổ chức, có chủ định của nhiều chủ thể lên ý thức của con người. GDPL lúc này được xem là yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành ý thức PL của con người. Từ những khái niệm công cụ cơ bản và quan điểm nêu trên, hiện nay đã có sự thống nhất trong cách hiểu về GDPL, đó là “giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật” [3, tr.179]. Tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, mức độ cần được giáo dục, hình thức giáo dục mà xác định mục đích cụ thể của GDPL. Tuy nhiên, mục đích chung của hoạt động GDPL hướng đến là mục đích nhận thức, mục đích cảm xúc và mục đích hành vi. Thứ nhất là mục đích nhận thức: Mục đích nhận thức của GDPL là nhằm nâng cao khả năng nhận thức, hiểu biết PL, hình thành tri thức PL cần thiết cho đối tượng GDPL. Một khi đối tượng GDPL đã có tri thức PL đúng đắn thì sẽ tạo lòng tin vào PL, để từ đó giúp đối tượng GDPL thực hiện hành vi của mình một cách có ý thức và có khả năng tự đánh giá hành vi của mình là trái pháp luật hay không. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của GDPL. Thứ hai là mục đích cảm xúc: Mục đích cảm xúc mà hoạt động GDPL hướng tới là khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn của đối tượng GDPL đối với PL. Muốn đạt được mục Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 26 đích này, một mặt, đối tượng GDPL phải có kiến thức PL; mặt khác, bản thân hệ thống PL phải chuẩn hóa; chủ thể triển khai thi hành các quy định PL phải làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình, có đạo đức công vụ thì mới tạo được sự công bằng. Không có “thước đo” chuẩn, không có sự công bằng trước PL thì không thể có công lý, do vậy đối tượng GDPL không thể có lòng tin vào PL. Thứ ba là mục đích hành vi: Mục đích hành vi của GDPL là nhằm chuyển hóa nhận thức, tri thức PL của đối tượng GDPL thành thói quen với động cơ tích cực. Hoạt động GDPL cho các đối tượng không phải chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức PL, từ đó họ có tình cảm và lòng tin đối với PL mà phải đạt được mục tiêu cuối cùng là điều chỉnh được hành vi của các đối tượng GDPL theo hướng tích cực, đó là các thói quen xử sự theo PL, để “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu. 2.2. Khái niệm, đặc điểm GDPL trong trƣờng đại học Trong cơ sở GDĐH, đối tượng GDPL là công chức, viên chức và học sinh, sinh viên (HSSV). Trong trường ĐH, viên chức, nhất là viên chức là giảng viên vừa là đối tượng GDPL nhưng cũng vừa là chủ thể GDPL cho viên chức khác và HSSV. Nếu chất lượng đội ngũ CCVC, giảng viên, HSSV trong các trường ĐH được nâng cao, theo đó văn hóa PL tỷ lệ thuận với trình độ học vấn và ngày càng được nâng lên theo các bậc học sẽ tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn cao, ý thức pháp luật tốt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Dựa vào cách hiểu về GDPL được phần lớn các nhà nghiên cứu PLthống nhấtvà đối tượng GDPL trong cơ sở GDĐH, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm GDPL trong trường ĐH như sau: GDPL trong trường ĐH là quá trình tác động có hệ thống, mục đích, thường xuyên của các chủ thể GDPL trong và ngoài trường lên CCVC, HSSV trong nhà trường nhằm trang bị cho họ trình độ văn hóa pháp luật nhất định để từ đó họ có kiến thức pháp luật, có lòng tin, sự tôn trọng đối với pháp luật và tự giác thực hiện hành vi hợp pháp. Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra các đặc điểm cơ bản của GDPL trong trường ĐH như sau: a) Về mục tiêu GDPL trong trường ĐH Mục đích của giáo dục nói chung theo quan điểm của Ủy ban Quốc tế về Giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO là “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học cách sống”, điều đó có nghĩa là mục đích của hoạt động GDPL trong trường ĐH nói riêng là trang bị cho đối tượng GDPL các kiến thức PL cơ bản để nâng cao khả năng hiểu biết PL, để làm việc theo quy định PL, để vận dụng các kiến thức ấy vào quá trình học tập và rèn luyện trong trường, thực tiễn công vụ, nhiệm vụ khi đi làm việc. Mục tiêu chung của hoạt động GDPL trong trường học mà Đề án 1928 đã nêu rõ: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng PL Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 27 và hành vi chấp hành PL của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” [2, tr 1]. GDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu của hoạt động GDPL trong trường ĐH là nhằm: một là, trang bị cho các đối tượng GDPL những tri thức PL cần thiết, xây dựng lòng tin đối với PL, hình thành những động cơ tích cực và thói quen xử sự phù hợp với yêu cầu của PL; hai là, xây dựng ý thức PL, nâng cao trình độ văn hóa PL, từng bước hình thành phẩm chất công dân cho các thế hệ HSSV với mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; ba là, định hướng cho người học có sự hiểu biết cơ bản nhất về nhà nước, PL, quyền và nghĩa vụ cơ bản cũng như trách nhiệm của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. b) Về chủ thể, đối tƣợng GDPL trong trƣờng đại học Căn cứ vào nghề nghiệp, có thể phân loại đối tượng GDPL trong trường ĐH là các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là trường ĐH) thành hai nhóm chính là CCVC và người học. CCVC trong trường ĐH vừa là đối tượng GDPL nhưng đồng thời cũng là chủ thể GDPL cho đối tượng GDPL là HSSV. * Công chức, viên chức vừa là đối tƣợng, vừa là chủ thể GDPL trong trƣờng đại học Căn cứ vào khái niệm cán bộ, CCVC trong Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, có thể phân loại những người làm việc trong các trường ĐH gồm những loại sau: - Công chức: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị theo quy định của PL. Trong đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập được quy định là công chức. Như vậy, trong trường ĐH loại này, công chức là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường. - Viên chức: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị theo quy định của PL. Như vậy, đội ngũ giáo viên, giảng viên (gọi chung là giảng viên), người không làm công tác giảng dạy nhưng được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương trong trường ĐH này là viên chức nhà nước. Viên chức được nêu trên có thể chia làm 03 nhóm sau: một là, viên chức là giảng viên; hai là, viên chức quản lý; ba là, viên chức còn lại không phải là viên chức quản lý, cũng không phải là giảng viên, do vậy có thể gọi đây là viên chức phục vụ công tác đào tạo. Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Luật GDĐH năm 2012 thì giảng viên Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 28 trong cơ sở GDĐH là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độchuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ như sau: có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, ĐH; có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ. Viên chức quản lý trong trường ĐH là những người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Vì vậy, trong trường ĐH, Trưởng, Phó các phòng, khoa, bộ môn; Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm và các chức danh tương đương ở các đơn vị tương đương với Phòng, Khoa, Trung tâm được gọi là viên chức quản lý. CCVC trong trường ĐH là đối tượng quan trọng của hoạt động GDPL, đặc biệt viên chức là giảng viên. Đây là đối tượng có trình độ chuyên môn cao, đồng đều. Vì vậy, họ đã có những kiến thức PL được đào tạo cơ bản trong các chương trình học cao đẳng, ĐH và sau ĐH. Mặt khác, do đặc thù nghề nghiệp nên họ luôn có nhu cầu nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn, trong đó có cả kiến thức về PL. Tuy nhiên, thường thì các trường ĐH chưa chú trọng đến hoạt động GDPL cho đội ngũ này một cách thường xuyên, có kế hoạch. Các nội dung GDPL cho công chức, viên chức thường được trang bị trong quá trình triển khai công tác, nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công theo nội dung của cơ quan, tổ chức cấp trên. Các văn bản PL trong ngành giáo dục, tư pháp, tài chính, khoa học và công nghệ liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của CCVC thường được các phòng chức năng như phòng tổ chức hành chính, tài chính kế toán, quản lý đào tạo, khoa học và quan hệ quốc tế, khảo thí và đảm bảo chất lượng áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện. Công tác giải thích, phổ biến PL chỉ diễn ra sau khi có những khúc mắc, kiến nghị về việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ từ phía viên chức. Trên thực tế, GDPL cho đội ngũ CCVC là một hoạt động có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục; góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường ĐH. Nếu hoạt động GDPL cho CCVC được triển khai có kế hoạch, thường xuyên, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát của nhiều chủ thể GDPL khác thì sẽ tạo được không khí dân chủ, đoàn kết nội bộ tốt, tránh được tình trạng khiếu nại, tố cáo cũng như những hành vi VPPL khác như tham nhũng và những hệ lụy từ việc thương mại hóa giáo dục - một vấn đề nhạy cảm luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Riêng đội ngũ giảng viên là những người giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, trong đó có GDPL. Muốn vậy, đội ngũ này cần nắm vững đặc điểm của đối tượng HSSV, có kiến thức pháp luật vững vàng, có đạo Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 29 đức nghề nghiệp. Để tăng cường GDPL trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH, điều kiện tiên quyết là trường ĐH là phải có đội ngũ giảng viên PL được đào tạo đạt chuẩn, có trình độ sư phạm tốt, đủ về số lượng và có kỹ năng thực hiện hoạt động GDPL một cách chuyên nghiệp, có như vậy mới đề xuất được những giải pháp phù hợp, tổ chức được các hoạt động GDPL trong trường ĐH đạt hiệu quả cao. * Học sinh, sinh viên - đối tƣợng GDPL chủ yếu trong trƣờng ĐH Người học trong trường ĐH là những HSSV có năng lực hành vi đầy đủ trong các lĩnh vực phổ biến như hình sự, hành chính, dân sự... ; đang trong giai đoạn dần dần hoàn thiện một số nét cơ bản về nhân cách nhưng lại chưa ổn định; đã phần lớn vươn ra khỏi vòng tay chăm lo của gia đình, bắt đầu học cách sống tự lập và phải chịu sự điều chỉnh của PL, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi tham gia vào các quan hệ PL. HSSV là đối tượng đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở trƣờng ĐH để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trƣờng, cónhững nét tâm lý điển hình như: tính tự ý thức cao; có tình cảm nghề nghiệp; có khát vọng thành đạt với nhiều mơ ước...Vì vậy, HSSV có thể xác định được các mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập, rèn luyện trong suốt thời gian học tại trường ĐH. Tuy nhiên, HSSV không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, nhất là trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Vì thế, HSSV dễ nảy sinh sự phát triển tâm sinh lý lệch lạc, hành vi trái PL dẫn đến thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực xã hội, vi phạm PL do thiếu hiểu biết về kiến thức xã hội và kiến thức PL nói riêng. Ngược lại, nếu có một nền tảng giáo dục tốt và được giáo dục kịp thời với những nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp thì cũng HSSV cũng dễ uốn nắn, dễ tiếp thu các điều hay lẽ phải khi được định hướng, điều chỉnh khi còn đang ngồi trên giảng đường ĐH. Với quan điểm GDPL cho HSSV trong nhà trường là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người nên cần phải đưa nhiều nội dung GDPL vào chương trình học tập, sinh hoạt của HSSV trường ĐH. Điều này sẽ có tác động lớn trong việc định hướng, phát triển hình thành tư cách công dân, góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, xây dựng tính hướng thiện, đảm bảo tính liên tục trong nhận thức; hình thành trong các em hành vi, thói quen tự giác xử sự đúng PL và có ý thức tuân thủ PL. c) Đặc điểm về nội dung GDPL trong trƣờng ĐH * Nội dung GDPL cho CCVC trong trƣờng ĐH Nội dung GDPL được xác định trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu công việc, trình độ nhận thức, yêu cầu về quản lý nhà nước, quản lý xã hội của từng nhóm đối tượng. Trong hoạt động phổ cập kiến thức pháp luật, cần xác định rõ mức độ trong nội dung GDPL, đó là trang bị các kiến thức pháp luật: phổ biến, cần thiết, phù hợp cho mọi đối tượng GDPL; theo nhu cầu ngành nghề để đáp ứng các yêu cầu của công việc; Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 30 theochuyên ngành cho những chủ thể GDPL chuyên nghiệp. Vì vậy, nội dung GDPL có phạm vi rộng. Nội dung GDPL được truyền đạt từ nhiều chủ thể GDPL khác nhau ở trong và ngoài trường, cụ thể là: Một là, những nội dung GDPL cần thiết, phổ biến được nêu tại Điều 10 của Luật PBGDPL năm 2012; Hai là, các kiến thức PL liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo như: Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2011 về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020; Luật Giáo dục 2005; Luật GDĐH năm 2012; Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013; Bộ luật lao động năm 2012 Ba là, các kiến thức theo chuyên ngành cho những chủ thể GDPL chuyên nghiệp. Đối với CCVC đang được đặt ở vị trí là đối tượng GDPL nhưng đồng thời họ cũng là chủ thể GDPL chính cho đối tượng GDPL là người học. Do vậy họ được trang bị các kiến thức PL chuyên ngành từ các cơ sở đào tạo trong quá trình họ học tập nâng cao trình độ chuyên môn; trong quá trình lãnh đạo trường ĐH triển khai các nhiệm vụ của nhà trường; Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên triển khai công tác; đặc biệt là họ có khả năng tự cập nhật và tự trang bị các kiến thức PL thông qua nhiều hình thức GDPL từ các chủ thể GDPL khác trong và ngoài trường. * Nội dung GDPL cho HSSV trong trƣờng ĐH Đưa GDPL vào trường ĐH là việc sử dụng các thiết chế bộ máy, các cơ sở vất chất của nhà trường, thông qua chức năng giáo dục của nhà trường, truyền đạt được những nội dung GDPL nhằm trang bị cho HSSV những tri thức PL cần thiết, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng, hình thành ý thức PL làm cơ sở cho sự hình thành hành vi và thói quen xử sự có các hành vi phù hợp PL. Trường ĐH là môi trường GDPL cho HSSV trực tiếp, thường xuyên nhất, dễ đạt hiệu quả cao và là con đường ngắn nhất góp phần đưa PL đến với đội ngũ tri thức chất lượng cao trong tương lai bởi lẽ GDPL trong trường ĐH là sự tác động có định hướng, nội dung kiến thức được sắp xếp khoa học, có tính kế thừa và liên thông. Nhờ vậy, dần dần hình thành trong HSSV những hành vi tự giác ứng xử theo chuẩn mực xã hội, chuẩn mực PL; biết đề phòng, biết đấu tranh và khắc phục những sai lệch so với các chuẩn mực đã được quy định; đồng thời biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo khuôn khổ của PL một cách tự giác. Từ đó, trường ĐH có cơ sở để lựa chọn nội dung GDPL phù hợp với mục tiêu GDPL, cụ thể như sau: Một là, các kiến thức PL phổ thông cho mọi HSSV thông qua chương trình đào tạo học phần pháp luật đại cương. Hai là, các kiến thức PL chuyên ngành cho HSSV thuộc các ngành đào tạo ở các trình độ đào tạo khác nhau như học phần PL kinh tế, soạn thảo văn bản, nhập môn hành chính nhà nước, PL xây dựng Ba là, các kiến thức PL khác chưa được đưa vào nội dung dạy và học chính khóa như các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của HSSV. Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 31 d) Đặc điểm về hình thức, phƣơng pháp GDPL trong trƣờng đại học * Về hình thức GDPL trong trƣờng đại học Hình thức GDPL trong trường ĐH là cách thức tiến hành các hoạt động tổ chức quá trình GDPL để thể hiện, truyền đạt các nội dung GDPL đến đối tượng GDPL. Tùy vào đối tượng GDPL, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức mà chủ thể GDPL có thể lựa chọn và kết hợpcác hình thức GDPL phù hợp. Các trường ĐH đều có website riêng. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng chuyên mục PBGDPL trên website này nhằm cập nhật thông tin PL, nhất là các văn bản PL, thông tin có liên quan đến quyền lợi của viên chức, giảng viên, HSSV. Tuy nhiên, theo tác giả, đối với đối tượng GDPL có trình độ học vấn cao như CCVC trong trường ĐH, đặc biệt là đối với viên chức là giảng viên thìhình thức tự GDPL là một hình thức chưa được các nhà nghiên cứu PL đề cập đến nhưng theo tác giả thì đây là hình thức GDPL tiên quyết quyết định chất lượng GDPL cho chính đối tượng này vì họ là đối tượng có khả năng tự nghiên cứu để tự đáp ứng nhu cầu hiểu biết PLcủa mình. Còn đối với HSSV, hình thức GDPL mang lại hiệu quả caonhất chính là giảng dạy PL trong chương trình đào tạo chính khóa. Do vậy chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy PL chính là chìa khóa của chất lượng GDPL cho HSSV trong nhà trường. * Phương pháp GDPL trong trường ĐH Phương pháp GDPL là tổng thể cách thức, biện pháp mà các chủ thể GDPL dùng để tác động vào đối tượng GDPL để truyền đạt các nội dung GDPL nhằm đạt được các mục tiêu GDPL đặt ra. Chủ thể GDPL là những người có kiến thức PLvà kinh nghiêm thực tiễn nhất định. Để truyền đạt được các nội dung GDPL một cách dễ hiểu, thuyết phục, đạt được mục tiêu đặt ra, họ phải đặt mình ở vị thế của người giảng viên nên họ sử dụng PPGDPL chủ yếu là các phương pháp sư phạm. Ngoài ra, các chủ thể GDPL còn thường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, bộ phận thanh tra - pháp chế và các chủ thể khác ngoài trường như cơ quan công an, tòa án, các hội nghề nghiệp để xây dựng chương trình, kế hoạch GDPL; phối hợp biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa về GDPL; xây dựng danh mục các thiết bị phục vụ công tác GDPL; phối hợp xây dựng tủ sách PL; xây dựng các đơn vị nghiên cứu, tư vấn về công tác thanh tra, pháp chế TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Tuyết Oanh. 2009. Giáo trình Giáo dục học tập 1 (dành cho sinh viên đại học sư phạm), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Thủ tướng Chính phủ. 2008. Quyết định số: 37/2008/QĐ-TTgngày 12/03/2008 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012. [3] Trường Đại học Luật Hà Nội. 2010. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
File đính kèm:
- khai_niem_dac_diem_giao_duc_phap_luat_trong_truong_dai_hoc.pdf