Khả năng mưa lớn khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung

Mưa với cường độ lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung khi có bão và áp thấp nhiệt

đới (ATNĐ) đổ bộ vào là một nguyên nhân gây ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. thiên tai

nặng nề, nguy hiểm tới đời sống dân sinh và kinh tế xã hội ở khu vực này. Hàng năm, miền

Trung là khu vực phải chịu tác động trực tiếp của bão và ATNĐ nhiều nhất nước ta, vì vậy

việc nghiên cứu qui luật và các đặc trưng về mưa lớn do bão và ATNĐ (gọi chung là xoáy

thuận nhiệt đới: XTNĐ) ở khu vực này mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với

việc phòng chống thiên tai bất thường. Đây là một vấn đề lớn và nhiều khó khăn về số liệu đo

đạc khí tượng thủy văn (KTTV), bởi vậy số công trình nghiên cứu vẫn còn chưa được nhiều.

Trong bài này, nhóm tác giả trình bày các kết quả bước đầu về đánh giá khả năng mưa

lớn xảy ra ở duyên hải miền Trung do đơn thuần XTNĐ đổ bộ gây ra. Đây là một bước trong

lộ trình nghiên cứu của nhóm tác giả về đánh giá các nguyên nhân gây thiên tai ở vùng này.

Là một khu vực có địa hình chia cắt rất phức tạp, nên đặc điểm mưa XTNĐ miền

Trung cũng rất phức tạp và bất thường. Vì vậy, mục tiêu của bài báo này nhằm đưa ra các kết

luận về khả năng mưa khi XTNĐ đổ bộ ở khu vực này có cơ sở khoa học và tin cậy, để có thể

giúp cho đề ra các giải pháp an toàn cho các công trình xây dựng, phục vụ chiến lược phòng

chống thiên tai hàng năm ở đây.

pdf 8 trang kimcuc 7740
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng mưa lớn khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng mưa lớn khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung

Khả năng mưa lớn khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung
 KHẢ NĂNG MƯA LỚN KHI XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI ĐỔ BỘ 
 Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
 TS. Nguyễn Đức Hậu, KS. Nguyễn Thanh Tùng, KS. Vũ Mạnh Cường 
 Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương 
MỞ ĐẦU 
 Mưa với cường độ lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung khi có bão và áp thấp nhiệt 
đới (ATNĐ) đổ bộ vào là một nguyên nhân gây ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... thiên tai 
nặng nề, nguy hiểm tới đời sống dân sinh và kinh tế xã hội ở khu vực này. Hàng năm, miền 
Trung là khu vực phải chịu tác động trực tiếp của bão và ATNĐ nhiều nhất nước ta, vì vậy 
việc nghiên cứu qui luật và các đặc trưng về mưa lớn do bão và ATNĐ (gọi chung là xoáy 
thuận nhiệt đới: XTNĐ) ở khu vực này mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với 
việc phòng chống thiên tai bất thường. Đây là một vấn đề lớn và nhiều khó khăn về số liệu đo 
đạc khí tượng thủy văn (KTTV), bởi vậy số công trình nghiên cứu vẫn còn chưa được nhiều. 
 Trong bài này, nhóm tác giả trình bày các kết quả bước đầu về đánh giá khả năng mưa 
lớn xảy ra ở duyên hải miền Trung do đơn thuần XTNĐ đổ bộ gây ra. Đây là một bước trong 
lộ trình nghiên cứu của nhóm tác giả về đánh giá các nguyên nhân gây thiên tai ở vùng này. 
 Là một khu vực có địa hình chia cắt rất phức tạp, nên đặc điểm mưa XTNĐ miền 
Trung cũng rất phức tạp và bất thường. Vì vậy, mục tiêu của bài báo này nhằm đưa ra các kết 
luận về khả năng mưa khi XTNĐ đổ bộ ở khu vực này có cơ sở khoa học và tin cậy, để có thể 
giúp cho đề ra các giải pháp an toàn cho các công trình xây dựng, phục vụ chiến lược phòng 
chống thiên tai hàng năm ở đây. 
I. KHÁI QUÁT NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI MƯA XTNĐ Ở MIỀN TRUNG 
1.1. Hoàn cảnh địa lý và địa hình 
 Duyên hải miền Trung nước ta trải dài từ vĩ tuyến 20o40'N xuống tới 10o33'N, phía 
đông và đông nam tiếp giáp Biển Đông, phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía tây nam giáp 
miền đông Nam Bộ, phía tây có dải Trường Sơn trùng điệp hướng tây bắc-đông nam với 
những đỉnh cao trên 1000-1500m ngăn cách vùng này với nước Lào và Tây Nguyên. Dọc dải 
Trường Sơn có những nhánh núi ngang tiến ra Biển Đông chia cắt dải duyên hải miền Trung 
thành những tiểu vùng phức tạp có đặc điểm khí hậu khác nhau. Từ bắc xuống nam, vùng này 
có các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng 
Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. 
1.2. Điều kiện khí hậu 
 Dưới tác động quan trọng của dãy Trường Sơn cùng với điều kiện địa hình chia cắt 
phức tạp, khí hậu miền Trung bị phân hóa mạnh mẽ và trở thành khác thường so với các khu 
vực gió mùa khác. Về đại thể, ở miền Trung có hai kiểu khí hậu: 
 - Phần phía bắc Trung Bộ (phía bắc đèo Ngang) vẫn còn mang những nét của khí hậu 
miền Bắc đồng thời có những nét chuyển tiếp sang kiểu khí hậu miền đông Trường Sơn, nên 
ở đây có đặc trưng cơ bản sau: mùa đông rất lạnh, độ ẩm rất cao; mùa hè không trùng với mùa 
mưa, đầu mùa hè là thời kỳ khô nóng; mùa mưa bắt đầu từ giữa mùa hè đến giữa mùa đông. 
 - Phần phía nam đèo Ngang (trung Trung Bộ và nam Trung Bộ) đặc trưng kiểu khí hậu 
miền đông Trường Sơn với nét cơ bản như sau: mùa mưa bắt đầu từ giữa mùa hè đến giữa 
mùa đông; nửa đầu mùa hạ là đặc trưng kiểu thời tiết khô nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp; nửa 
cuối mùa hạ đến giữa mùa đông là thời kỳ mùa mưa, lũ, bão do các nhiễu động khí quyển. 
 Sự phân hóa khí hậu mạnh mẽ theo không gian trên dải đất này được thể hiện rõ nhất 
ở chế độ mưa và nhiệt. Nhiệt độ mùa đông và lượng mưa mùa hạ thay đổi đột ngột giữa các 
tiểu vùng theo hướng từ bắc xuống nam, khi qua những dãy núi tiến ra biển. 
1.3. Đặc điểm tần suất XTNĐ đổ bộ vào miền Trung 
 Trong thời kỳ 1954-2008 (55 năm) có 241 cơn XTNĐ đổ bộ vào miền Trung; trung 
bình hàng năm có tới 4,4 cơn XTNĐ đổ bộ. Bởi vậy, đây này là vùng có XTNĐ đổ bộ vào 
nhiều nhất Việt Nam. Đặc trưng về khả năng XTNĐ đổ bộ trong các tháng như sau (bảng 1): 
 - Trong các tháng I và II, không có khả năng XTNĐ đổ bộ vào miền Trung. Bắt đầu từ 
tháng III đã có thể có XTNĐ đổ bộ vào khu vực này, nhưng tần suất rất thấp (0,4%). Phải tới 
tháng V khu vực này mới thực sự bắt đầu vào mùa bão và kéo dài cho đến tháng XII. 
 - Đáng chú ý, trong năm XTNĐ tập trung đổ bộ vào miền Trung trong hai tháng IX và 
tháng X, tần suất tới 55,2%, chiếm hơn một nửa số cơn cả năm. Các tháng khác, khả năng đổ 
bộ của XTNĐ giảm đi rõ rệt so với hai tháng trên; chẳng hạn, điển hình như mùa bão 2009. 
 Bảng 1- Tần suất (%) XTNĐ đổ bộ vào miền Trung trong các tháng 
 Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 
 Tần suất 0.0 0.0 0.4 0.4 1.7 5.8 5.8 13.7 29.0 26.2 13.7 3.3 
 Trong số 241 cơn XTNĐ đổ bộ vào Trung Bộ (thời kỳ 1954-2008), số cơn đổ bộ vào 
địa phận nửa phía bắc Trung Bộ (từ Thừa Thiên Huế ra Thanh Hóa) nhiều gấp rưỡi số cơn đổ 
bộ vào bờ biển nửa phần phía nam (từ Đà Nẵng vào Ninh Thuận). Đặc điểm nổi bật là: 2/3 số 
cơn này được hình thành ngay trên Biển Đông, số ít còn lại đi từ tây Thái Bình Dương vào. 
II. ĐẶC TRƯNG MƯA Ở MIỀN TRUNG KHI XTNĐ ĐỔ BỘ 
2.1. Cơ sở phân tích: 
 Mưa là một trong những yếu tố khí tượng chịu ảnh hưởng rất lớn điều kiện địa hình. 
Thậm chí có nơi, địa hình có vai trò quyết định chế độ mưa và cường độ mưa. Đặc điểm này 
được thể rất rõ ở vùng duyên hải miền Trung, sự phân hóa phức tạp của địa hình ở đây dẫn tới 
diễn biến mưa khi XTNĐ đổ bộ cũng rất đa dạng, tùy vào vị trí XTNĐ đổ bộ mà mức độ mưa 
ở các nơi rất khác nhau. Vì vậy để nghiên cứu có hiệu quả, việc phân tích đặc trưng lượng 
mưa do XTNĐ đổ bộ được tiến hành theo vùng XTNĐ đổ bộ. Trên cơ sở điều kiện địa hình 
và tần suất XTNĐ đổ bộ, việc phân chia vùng XTNĐ đổ bộ được xác định như sau: 
 Vùng I- phía bắc vĩ độ 190N, là vùng nằm trên địa hình chuyển tiếp giữa dãy Hoàng 
Liên Sơn sang dải Trường Sơn; vùng II- từ vĩ độ 190N xuống 180N, đèo Ngang là giới hạn 
phía nam của vùng này; vùng III- nằm trong khoảng từ vĩ độ 18oN xuống đến 16oN, trong 
phạm vi từ nam đèo Ngang tới bắc đèo Hải Vân; vùng IV- nằm trong khoảng từ vĩ độ 16oN 
xuống đến 15oN, giới hạn từ nam đèo Hải Vân tới bắc đèo Cù Mông; vùng V- nằm trong 
khoảng từ vĩ độ 15oN xuống đến 13,5oN, phạm vi từ nam đèo Cù Mông đến bắc đèo Cả; vùng 
VI- phía nam của vĩ độ 13.5oN, từ phía nam đèo Cả đến hết địa phận miền Trung. 
 Việc đánh giá khả năng các cấp mưa được dựa vào tần suất xảy ra, theo quy định [1]: 
 - Mưa: tổng lượng mưa trong 24h từ 15mm trở xuống 
 - Mưa vừa: tổng lượng mưa trong 24h từ 16mm đến 25mm 
 - Mưa to: tổng lượng mưa trong 24h từ 26mm đến 50mm 
 - Mưa rất to: tổng lượng mưa trong 24h trên 50mm 
 - Mưa lớn: từ cấp mưa vừa trở lên và xảy ra trên diện rộng. 
2.2. Đặc trưng về khả năng các cấp mưa khi XTNĐ đổ bộ 
1. Khả năng các cấp mưa khi XTNĐ đổ bộ vào vùng I 
 Khi XTNĐ đổ bộ vào vùng I (bảng 2): lượng mưa ở các nơi trong vùng bắc Trung Bộ 
cho đến Đông Hà đều có khả năng xảy ra lượng mưa trên 50mm/ngày, khả năng lớn nhất là 
Hồi Xuân: tới 58%. Riêng vùng núi phía tây khả năng xảy ra ở mức thấp (Hương Khê: 8%). 
 Bảng 2- Tần suất các cấp mưa tại các địa điểm đặc trưng khi XTNĐ đổ bộ vào vùng I 
 Cấp mưa Mưa nhỏ Mưa vừa Mưa to Mưa rất to 
 Trạm ≤ 15mm 16mm - 25mm 26mm - 50mm > 50 mm 
 Hồi Xuân 25% 8% 8% 59% 
 Thanh Hóa 36% 0% 18% 46% 
 Tĩnh Gia 25% 8% 17% 50% 
 Quỳ Châu 50% 0% 25% 25% 
 Vinh 58% 0% 17% 25% 
 Hà Tĩnh 58% 0% 17% 25% 
 Kỳ Anh 58% 8% 1% 33% 
 Đồng Hới 55% 18% 18% 9% 
 Đông Hà 73% 0% 9% 18% 
 Huế 92% 8% 0% 0% 
 Đà Nẵng 100% 0% 0% 0% 
 Quảng Ngãi 100% 0% 0% 0% 
 Tuy Hòa 100% 0% 0% 0% 
 Nha Trang 100% 0% 0% 0% 
 Phan Rang 100% 0% 0% 0% 
 Phan Thiết 64% 9% 18% 9% 
 La Gi 67% 25% 0% 8% 
 Khi XTNĐ đổ bộ, lượng mưa giữa các nơi ở bắc Trung Bộ có sự chênh lệch nhau khá 
lớn và đặc điểm đáng chú ý là trên khu vực này tần suất xảy ra chỉ tập trung ở hai cấp 
" 50mm", trong khi các cấp mưa trung gian trong khoảng 15-50mm có tần suất 
rất thấp, có nghĩa khi đã có mưa thì thường xảy ra "mưa rất to". Khả năng xảy ra các cấp mưa 
lớn có xu thế giảm đi rõ rệt từ bắc xuống nam: từ 75% ở phía bắc xuống còn 27% ở Đông Hà. 
 Khác với phía bắc, khả năng "mưa lớn" ở các nơi từ Thừa Thiên Huế vào Ninh Thuận 
hầu như không xảy ra, thậm chí nhiều nơi tần suất 0%. Nhưng đáng chú ý là ở những nơi cực 
nam của Nam Trung Bộ (Bình Thuận) lại có khả năng xuất hiện "mưa vừa" đến "mưa rất to" 
với tần suất lên đến 33-36%, thậm chí "mưa rất to" ở mức 8 - 9%, thể hiện sự phức tạp ở đây: 
liền kề nơi không thể xảy ra "mưa vừa" (Phan Rang) là nơi có thể "mưa rất to" (Phan Thiết). 
2. Khả năng các cấp mưa khi XTNĐ đổ bộ vào vùng II 
 Bảng 3- Tần suất các cấp mưa tại các địa điểm đặc trưng khi XTNĐ đổ bộ vào vùng II 
 Cấp mưa Mưa nhỏ Mưa vừa Mưa to Mưa rất to 
 Trạm ≤ 15mm 16mm - 25mm 26mm - 50mm > 50mm 
 Thanh Hóa 20% 3% 20% 57% 
 Quỳ Châu 22% 12% 22% 44% 
 Quỳnh Lưu 18% 0% 16% 66% 
 Vinh 18% 0% 13% 69% 
 Hà Tĩnh 19% 3% 6% 72% 
 Kỳ Anh 38% 3% 9% 50% 
 Đồng Hới 57% 3% 7% 33% 
 Đông Hà 48% 12% 4% 36% 
 Huế 50% 6% 6% 38% 
 Đà Nẵng 59% 3% 21% 17% 
 Tam Kỳ 71% 14% 11% 4% 
 Quy Nhơn 96% 4% 0% 0% 
 Nha Trang 94% 6% 0% 0% 
 Phan Rang 86% 14% 0% 0% 
 Phan Thiết 78% 7% 15% 0% 
 La Gi 76% 7% 14% 3% 
 Khi XTNĐ đổ bộ vào II, khả năng xảy ra cấp "mưa rất to" ở mức cao và trên diện 
rộng, trải từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi (bảng 3). Đặc điểm chú ý là trung tâm mưa lớn nằm 
ở phía bắc của vị trí XTNĐ đổ bộ. Tại vùng II, tần suất "mưa rất to" khá cao; ở Hà Tĩnh: 72%. 
 Từ vùng III vào nam, sự xuất hiện các cấp mưa lớn giảm rất nhanh, ngay bắt đầu từ 
Hoài Nhơn vào đến Phan Thiết, khả năng cấp "mưa rất to" hầu như không còn xảy ra. 
 Nhưng đến vùng cực nam của Nam Trung Bộ thì khả năng xuất hiện cấp "mưa lớn" lại 
tăng lên, cao hơn cả trường hợp XNTĐ đổ bộ vào vùng I, tại La Gi tần suất vượt trên 20%. 
3. Khả năng các cấp mưa ở các nơi khi XTNĐ đổ bộ vào vùng III 
 Khi XTNĐ đổ bộ vào vùng III (bảng 4), đặc điểm chú ý là khả năng xảy ra cấp "mưa 
lớn" ở vùng này lại thấp hơn các vùng xung quanh, tần suất cấp mưa "> 50mm" không cao, 
nơi cao nhất là Huế cũng chỉ đạt 46%. Trong khi đó, các nơi ở phía bắc, như: Hà Tĩnh, Hương 
Khê, Kỳ Anh tần suất cấp mưa "> 50mm" lại cao hơn các nơi ở vùng III. 
 Từ Phú Yên trở vào phía nam, khả năng mưa vẫn chủ yếu ở cấp "≤15mm" và không 
có khả năng xảy ra cấp "mưa to" và "mưa rất to", tần suất 0%. Nhưng, tương tự các trường 
hợp trên, ở cực nam của Nam Trung Bộ các cấp mưa trên 15mm có thể xảy ra với mức 29%. 
 Bảng 4 – Tần suất các cấp mưa tại các địa điểm đặc trưng khi XTNĐ đổ bộ vào vùng III 
 Cấp mưa Mưa nhỏ Mưa vừa Mưa to Mưa rất to 
 Trạm ≤ 15mm 16mm - 25mm 26mm - 50mm > 50mm 
 Thanh Hóa 50% 13% 25% 12% 
 Quỳnh Lưu 54% 4% 17% 25% 
 Vinh 33% 13% 17% 37% 
 Hà Tĩnh 42% 0% 4% 54% 
 Kỳ Anh 29% 0% 21% 50% 
 Đồng Hới 62% 17% 8% 13% 
 Đông Hà 65% 0% 5% 30% 
 Huế 16% 13% 25% 46% 
 Đà Nẵng 36% 13% 13% 38% 
 Quảng Ngãi 71% 0% 8% 21% 
 Quy Nhơn 88% 0% 0% 12% 
 Nha Trang 100% 0% 0% 0% 
 Phan Rang 100% 0% 0% 0% 
 Phan Thiết 92% 4% 4% 0% 
 La Gi 71% 8% 21% 0% 
4. Khả năng các cấp mưa khi XTNĐ đổ bộ vào vùng IV 
 Trường hợp XTNĐ đổ bộ vào vùng IV (bảng 5), khả năng mưa lớn ở phía bắc Trung 
Bộ giảm đi đáng kể so với trường hợp XTNĐ đổ bộ vào 3 vùng trên. Các nơi ở vùng I và II 
hầu như chỉ xảy ra mưa ở các cấp nhỏ với tần suất khá cao. Song, từ Quảng Bình đến Quảng 
Ngãi khả năng xảy ra cấp "mưa lớn" rất cao, là trung tâm mưa lớn ở miền Trung; đặc biệt, Đà 
Nẵng là nơi chắc chắn sẽ có mưa lớn (tần suất đạt 100%). Cùng với Đà Nẵng, Huế cũng là nơi 
xảy ra cấp "mưa lớn" rất cao; lượng mưa dưới 50mm chỉ có tần suất 13%. 
 Các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận mưa vẫn nhỏ, tần suất cấp "≤15mm" vẫn cao. 
5. Khả năng các cấp mưa khi XTNĐ đổ bộ vào vùng V 
 Khi XTNĐ đổ bộ vào vùng V, các nơi ở phía bắc Trung Bộ hầu như chỉ có cấp mưa 
nhỏ. Các nơi ở vùng I chỉ có mưa < 50mm, thậm chí tại Yên Định không có khả năng xảy ra 
mưa trên 15mm, tần suất ở cấp mưa "≤15mm" đạt tới 100%. 
 "Mưa rất to" tập trung xảy ra từ Đông Hà (Quảng Trị) đến Quy Nhơn (Bình Định). Từ 
Khánh Hòa xuống phía nam tình hình mưa giảm đi rõ rệt. Đặc biệt khác hẳn với các trường 
hợp trên, ở vùng cực nam của Nam Trung Bộ, từ Phan Thiết đến La Gi không có khả năng 
"mưa vừa" - "mưa to", chỉ có mưa "≤15mm" với mức bảo đảm tới 95 - 100%, mặc dù XTNĐ 
đổ bộ vào ngay vùng V, gần hơn so với đổ bộ vào các vùng trên. 
 Bảng 5- Tần suất các cấp mưa tại địa điểm đặc trưng khi XTNĐ đổ bộ vào vùng IV 
 Cấp mưa Mưa nhỏ Mưa vừa Mưa to Mưa rất to Mưa vừa - rất to 
 Trạm >15mm 
 ≤ 15mm 16mm - 25mm 26mm - 50mm ≤ 15mm 
 Thanh Hóa 69% 19% 6% 6% 31% 
 Vinh 31% 6% 19% 44% 69% 
 Hà Tĩnh 36% 13% 13% 38% 63% 
 Đồng Hới 13% 25% 6% 56% 88% 
 Đông Hà 12% 0% 13% 75% 88% 
 Huế 13% 0% 0% 87% 87% 
 Tam Kỳ 13% 19% 6% 63% 88% 
 Đà Nẵng 0% 6% 13% 81% 100% 
 Quảng Ngãi 6% 0% 6% 88% 94% 
 Hoài Nhơn 21% 7% 21% 51% 79% 
 Quy Nhơn 69% 0% 13% 18% 31% 
 Tuy Hòa 88% 0% 0% 12% 12% 
 Nha Trang 73% 18% 9% 0% 27% 
 Phan Rang 78% 22% 0% 0% 22% 
 Phan Thiết 77% 23% 0% 0% 23% 
 La Gi 75% 6% 13% 6% 25% 
 Bảng 6- Tần suất các cấp mưa tại các địa điểm đặc trưng khi XTNĐ đổ bộ vào vùng V 
 Cấp mưa Mưa nhỏ Mưa vừa Mưa to Mưa rất to 
 > 50 mm 
 Trạm ≤ 15mm 16mm - 25mm 26mm - 50mm 
 Yên Định 100% 0% 0% 0% 
 Thanh Hóa 92% 8% 0% 0% 
 Vinh 80% 8% 8% 4% 
 Hà Tĩnh 62% 15% 15% 8% 
 Đồng Hới 60% 16% 8% 16% 
 Huế 23% 8% 8% 61% 
 Đà Nẵng 27% 8% 15% 50% 
 Tam Kỳ 4% 12% 8% 76% 
 Quảng Ngãi 11% 0% 8% 81% 
 Hoài Nhơn 16% 8% 13% 63% 
 Quy Nhơn 19% 0% 4% 77% 
 Tuy Hòa 15% 12% 15% 58% 
 Nha Trang 63% 14% 5% 18% 
 Phan Rang 75% 8% 17% 0% 
 Phan Thiết 95% 0% 5% 0% 
 La Gi 100% 0% 0% 0% 
6. Khả năng các cấp mưa khi XTNĐ đổ bộ vào vùng VI 
 Đối với trường hợp XTNĐ đổ bộ vào vùng VI (bảng 7), các nơi ở bắc Trung Bộ mưa 
rất nhỏ, thậm chí nhiều nơi tần suất cấp mưa "< 15mm" đạt tới 100% (không có khả năng mưa 
trên 15mm). 
 Đáng chú ý, ở khu vực Huế - Quảng Nam Đà Nẵng, mặc dù ở xa vùng XTNĐ đổ bộ 
nhưng mưa vẫn khá lớn, có tới 64-76% khả năng xảy ra cấp "mưa to" đến "mưa rất to"; trong 
khi đó, ở Ninh Thuận - Bình Thuận, là vùng XTNĐ đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp, thì ngược 
lại, tần suất các cấp mưa trên 25mm rất thấp, nơi có tần suất cực đại cũng chỉ ở mức 12%. 
 Bảng 7 - Tần suất các cấp mưa tại các địa điểm đặc trưng khi XTNĐ đổ bộ vào vùng VI 
 Cấp mưa Mưa nhỏ Mưa vừa Mưa to Mưa rất to 
 Trạm ≤ 15mm 16mm - 25mm 26mm - 50mm > 50 mm 
 Thanh Hóa 92% 0% 0% 8% 
 Tĩnh Gia 100% 0% 0% 0% 
 Vinh 83% 4% 0% 13% 
 Hà Tĩnh 72% 8% 8% 12% 
 Đông Hà 40% 16% 16% 28% 
 Huế 24% 0% 36% 40% 
 Đà Nẵng 32% 4% 24% 40% 
 Tam Kỳ 13% 13% 0% 74% 
 Trà My 20% 0% 28% 52% 
 Quảng Ngãi 20% 0% 24% 56% 
 Quy Nhơn 37% 13% 17% 33% 
 Tuy Hòa 48% 4% 16% 32% 
 Nha Trang 78% 0% 0% 22% 
 Phan Rang 66% 17% 17% 0% 
 Phan Thiết 91% 1% 4% 4% 
 La Gi 84% 4% 8% 4% 
III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MƯA LỚN Ở MIỀN TRUNG KHI XTNĐ ĐỔ BỘ 
3.1. Đánh giá khả năng mưa lớn ở miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng I 
 Khi có XTNĐ đổ bộ vào vùng I, đánh giá khả 
năng xuất hiện mưa lớn ở các tỉnh duyên hải miền 
Trung như sau (được biểu diễn ở hình 1): 
 - Suất bảo đảm xảy ra mưa lớn có xu thế giảm dần 
từ Thanh Hóa xuống Quảng Trị. 
 - Nơi khả năng xảy ra cao nhất là Thanh Hóa, đạt 
mức bảo đảm >70%, đây là trung tâm mưa lớn. 
 - Từ Nghệ An đến Quảng Trị, khả năng mưa lớn từ 
mức bảo đảm 60% giảm dần cho tới 0% (không còn 
khả năng xảy ra). Hình 1- Khả năng (%) xảy ra mưa lớn ở 
 - Từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, không có miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng I 
khả năng xảy ra mưa lớn. (ghi chú: H- nơi tần suất cao nhất) 
 - Khu vực Bình Thuận-Ninh Thuận khả năng xuất hiện mưa lớn tăng dần về cực nam của 
Nam Trung Bộ, với suất bảo đảm lên tới trên 20%. 
3.2. Đánh giá khả năng mưa lớn ở miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng II 
 Khi có XTNĐ đổ bộ vào vùng II, thì khả năng sẽ 
xảy ra mưa lớn được xác định như sau (hình 2): 
 - Mưa lớn tập trung xảy ra ở ven biển bắc Trung 
Bộ. Trung tâm mưa lớn nằm ở khu vực Hà Tĩnh, với 
mức bảo đảm gần 90%. Vùng ven biển Thanh Hóa - 
Nghệ An khả năng có mưa lớn với mức bảo đảm 80%. 
 - Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, khả năng mưa 
lớn từ mức bảo đảm 60% giảm xuống chỉ còn 20%. 
 - Từ Bình Định đến Ninh Thuận, khả năng xảy ra 
mưa lớn chỉ ở mức bảo đảm dưới 20%. Trong đó, 
vùng ven biển nam Khánh Hòa và bắc Ninh Thuận Hình 2- Khả năng (%) xảy ra mưa lớn ở 
không có khả năng xảy ra mưa lớn. miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng II 
 - Riêng vùng cực nam Trung Bộ (Bình Thuận) khả năng xảy ra mưa lớn với mức bảo 
đảm >20%. 
3.3. Đánh giá khả năng mưa lớn ở miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng III 
 Khi XTNĐ đổ bộ vào vùng III, khả năng xảy ra 
mưa lớn ở các nơi được đánh giá như sau (hình 3): 
 - Khả năng xảy ra mưa lớn ở các nơi rất thấp. Ít 
nơi có mức bảo đảm xảy ra trên 60%. Phổ biến các nơi 
ở bắc Trung Bộ và trung Trung Bộ chỉ có mức bảo 
đảm xảy ra mưa lớn trong khoảng từ 20-60%. 
 - Nơi có mức bảo đảm xảy ra trên 60% chủ yếu tập 
trung ở vùng XTNĐ đổ bộ, khả năng cao nhất là ven 
biển Thừa Thiên Huế: trên 80%, diện không lớn. 
 - Ngoài ra, một vài nơi ven biển từ Thanh Hóa đến 
Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện mưa lớn ở mức bảo 
đảm 60-80%. 
 - Từ Phú Yên xuống phía Nam, khả năng xảy ra 
mưa lớn chỉ ở mức bảo đảm dưới 20% (cá biệt khu Hình 3- Khả năng (%) xảy ra mưa lớn ở 
vực La Gi đạt trên 20%). Một số nơi ven biển Khánh miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng III 
Hòa - Ninh Thuận không có khả năng xảy ra mưa lớn. (ghi chú: H- nơi tần suất cao nhất) 
3.4. Đánh giá khả năng mưa lớn ở miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng IV 
 Khi XTNĐ đổ bộ vào vùng IV, khả năng mưa lớn 
được đánh giá như sau (hình 4): 
 - Mưa lớn có thể xảy ra trên toàn miền Trung với 
các mức bảo đảm khác nhau rõ rệt. 
 - Mưa lớn tập trung xảy ra ở vùng từ Quảng Trị 
đến Quảng Ngãi với mức bảo đảm trên 80%. 
 - Khu vực có mức bảo đảm xảy ra cao nhất là 
Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong đó, tại Đà Nẵng mức 
bảo đảm xảy ra mưa lớn đạt tới 100%, có nghĩa chắc 
chắn có mưa lớn ở đây. 
 - Khu vực vùng núi Hà Tĩnh - Quảng Bình và 
Bình Định khả năng xảy ra mưa lớn với mức bảo đảm 
trong khoảng từ 60-80%. 
 Hình 4- Khả năng (%) xảy ra mưa lớn ở 
 - Khu vực ít có khả năng xảy ra mưa lớn là vùng miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng IV 
núi phía tây bắc Thanh Hóa và ven biển Phú Yên - (ghi chú: H- nơi tần suất cao nhất) 
Khánh Hòa, mức bảo đảm ở dưới 20%. 
3.5. Đánh giá khả năng mưa lớn ở miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng V 
 Khi XTNĐ đổ bộ vào vùng V, khả năng mưa lớn ở các nơi được đánh giá như sau 
(hình 5): 
 - Trên phạm vi toàn miền Trung, các nơi đều có khả năng xảy ra mưa lớn. Tuy nhiên, 
mức bảo đảm tập trung cao ở khu vực trung Trung Bộ, từ Quảng Trị tới Phú Yên. 
 - Khả năng xảy ra cấp "mưa lớn" cao nhất là khu vực từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến 
Bình Định, với mức bảo đảm trên 80%. Trong đó, tại trung tâm mưa nằm ở Quảng Ngãi có 
mức bảo đảm tới trên 90%. 
 - Khu vực Thanh Hóa - Nghệ An và khu vực Bình Thuận khả năng xảy ra mưa lớn rất 
thấp, chỉ ở mức bảo đảm dưới 20%. 
3.6. Đánh giá khả năng mưa lớn ở miền Trung khi XTNĐ đổ bộ vào vùng VI: 
 Tương tự với trường hợp XTNĐ vào vùng V, khi có XTNĐ đổ bộ vào vùng VI (hình 
6), việc đánh giá khả năng mưa lớn ở các nơi như sau: 
 - Trên toàn vùng duyên hải miền Trung đều có khả năng xảy ra mưa lớn. Song khả 
năng xảy ra mưa lớn chỉ tập trung trên nửa phần phía nam của Trung Bộ, từ Thừa Thiên Huế 
trở vào Khánh Hòa. 
 - Khu vực có mức bảo đảm xảy ra mưa lớn trên 80% là từ Quảng Nam- Đà Nẵng trải 
dài xuống tận Khánh Hòa; trong đó, nơi có mức bảo đảm cao nhất là Khánh Hòa. 
 - Các tỉnh từ Quảng Bình lên đến Thanh Hóa khả năng mưa lớn ở mức bảo đảm rất 
thấp, dưới 20%. 
 - Từ Ninh Thuận vào Bình Thuận, khả năng mưa lớn từ 80% giảm xuống dưới 40%. 
 Hình 5- Khả năng (%) xảy ra mưa lớn ở miền Trung Hình 6- Khả năng (%) xảy ra mưa lớn ở miền Trung 
 khi XTNĐ đổ bộ vào vùng V khi XTNĐ đổ bộ vào vùng VI 
 (ghi chú: H- nơi tần suất cao nhất) (ghi chú: H- nơi tần suất cao nhất) 
KẾT LUẬN 
 Tuy chỉ là kết quả bước đầu, song bài báo đã xác định được một số kết luận sau: 
 + Miền Trung là nơi XTNĐ đổ bộ vào nhiều nhất ở nước ta, tập trung lớn vào tháng 
IX và X. Trong đó, vùng Nghệ An - Hà Tĩnh có số XTNĐ đổ bộ vào nhiều nhất. 
 + Đánh giá khả năng xảy ra các cấp mưa khi XTNĐ đổ bộ cho thấy: khi XTNĐ đổ bộ 
vào các vùng ở phía bắc, thì ở các vùng phía nam ít có khả năng xảy ra các cấp mưa trên 
15mm, thậm chí nhiều nơi không có khả năng xảy ra. Song ngược lại, khi XTNĐ đổ bộ vào 
các vùng phía nam thì khả năng mưa lớn vẫn có thể xảy ra ở các vùng phía bắc. 
 + Đánh giá khả năng mưa lớn khi XTNĐ đổ bộ vào các vùng cho thấy: khi XTNĐ đổ 
bộ vào các vùng phía bắc Trung Bộ, tuy khả năng mưa lớn tập trung tại vùng XTNĐ đổ bộ và 
giảm dần về phía nam, song riêng vùng cực nam Trung Bộ vẫn có khả năng mưa lớn. Khi 
XTNĐ đổ bộ vào 3 vùng phía nam, khả năng xảy ra mưa lớn có mức bảo đảm >80% trên diện 
rộng, thậm chí có nơi đạt 100%; mức độ xảy ra cao hơn so với XTNĐ đi vào 3 vùng phía bắc. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Qui chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ. Nhà xuất bản bản đồ. 2006. 
2. Cục dự báo KTTV, Trung tâm dự báo KTTV Trung ương. Số liệu đường đi của bão và áp thấp 
 nhiệt đới từ 1971- 2008. Hà Nội. 2009. 
3. Nguyễn Đức Hậu. Đường đi của bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông (1970 – 1995). 
 Trung tâm dự báo KTTVTƯ. Hà Nội. 1996. 
4. Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Thanh Tùng, Vũ Mạnh Cường. Khả năng cường độ và hướng xuất hiện 
 gió cực đại khi bão đổ bộ vào vùng duyên hải miền Trung. Trung tâm Dự báo KTTVTƯ. 2009. 
5. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc. Khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 1993. 
6. Trung Tâm tư liệu KTTV, Trung tâm KTTV Quốc Gia. Số liệu KTTV. 2009. 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_mua_lon_khi_xoay_thuan_nhiet_doi_do_bo_o_cac_tinh_d.pdf