Kết quả về giải phẫu và chức năng sau cắt bỏ ung thư mi và tạo hình mi

Mục tiêu: đánh giá kết quả về giải phẫu và chức năng của mi sau cắt bỏ ung thư mi và tạo hình mi bằng

phương pháp sử dụng sụn kết mạc, thời gian theo dõi sau 2 năm.

Phương pháp nghiên cứu: can thiệp lâm sàng, các bệnh nhân (BN) ung thư mi được điều trị tại khoa Chấn

thương- Bệnh viện Mắt Trung ương. Số liệu bao gồm các thông số của BN như: tuổi, giới, kết quả giải phẫu

bệnh, vị trí, kích thước của khối u, kích thước của tổn thương mi sau khi cắt bỏ khối ung thư, màu sắc và sự

liền sẹo, bờ mi, các góc mi, chức năng nhắm và mở của mi.

Kết quả: 78 BN (35 nam và 43 nữ) được phẫu thuật và theo dõi trong 2 năm. Về giải phẫu, da mi liền tốt

chiếm 98,4%, 1 trường hợp da mi tạo sẹo co kéo gây biến dạng mi (1,6%), 69 BN có bờ tự do của mi được

kết mạc phủ tốt (88,4%), bờ tự do của mi bị biến dạng chiếm 11,6%, độ rộng của khe mi tốt, đều so với mắt

lành là 96,2%. Góc ngoài và góc trong đẹp chiếm 94,8%. Chức năng nhắm mắt của mi, mắt nhắm kín tốt

71 BN (91%). Chức năng mở mắt của mi, mắt mở tốt, đều so với bên lành là 64 BN ( 82,1%). 3 trường hợp

tái phát u.

Kết luận: phẫu thuật điều trị ung thư mi cho kết quả khả quan về giải phẫu và chức năng của mi.

pdf 6 trang kimcuc 2740
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả về giải phẫu và chức năng sau cắt bỏ ung thư mi và tạo hình mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả về giải phẫu và chức năng sau cắt bỏ ung thư mi và tạo hình mi

Kết quả về giải phẫu và chức năng sau cắt bỏ ung thư mi và tạo hình mi
5Nhãn khoa Việt Nam (Số 17 4/2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả về giải phẫu và chức năng của mi sau cắt bỏ ung thư mi và tạo hình mi bằng 
phương pháp sử dụng sụn kết mạc, thời gian theo dõi sau 2 năm.
Phương pháp nghiên cứu: can thiệp lâm sàng, các bệnh nhân (BN) ung thư mi được điều trị tại khoa Chấn 
thương- Bệnh viện Mắt Trung ương. Số liệu bao gồm các thông số của BN như: tuổi, giới, kết quả giải phẫu 
bệnh, vị trí, kích thước của khối u, kích thước của tổn thương mi sau khi cắt bỏ khối ung thư, màu sắc và sự 
liền sẹo, bờ mi, các góc mi, chức năng nhắm và mở của mi. 
Kết quả: 78 BN (35 nam và 43 nữ) được phẫu thuật và theo dõi trong 2 năm. Về giải phẫu, da mi liền tốt 
chiếm 98,4%, 1 trường hợp da mi tạo sẹo co kéo gây biến dạng mi (1,6%), 69 BN có bờ tự do của mi được 
kết mạc phủ tốt (88,4%), bờ tự do của mi bị biến dạng chiếm 11,6%, độ rộng của khe mi tốt, đều so với mắt 
lành là 96,2%. Góc ngoài và góc trong đẹp chiếm 94,8%. Chức năng nhắm mắt của mi, mắt nhắm kín tốt 
71 BN (91%). Chức năng mở mắt của mi, mắt mở tốt, đều so với bên lành là 64 BN ( 82,1%). 3 trường hợp 
tái phát u.
Kết luận: phẫu thuật điều trị ung thư mi cho kết quả khả quan về giải phẫu và chức năng của mi.
Từ khoá: ung thư mi, khuyết mi, hở mi, sụp mi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư mi mắt là một bệnh hay gặp trên lâm 
sàng. Các loại ung thư hay gặp là ung thư biểu mô 
tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu 
mô tuyến bã nhờn và u hắc tố ác tính. Các khối u 
khi phát triển xâm lấn tổ chức mi, bờ tự do của mi, 
lan vào tổ chức xung quanh [2]. Phương pháp điều 
trị chủ yếu hiện nay là phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm 
cắt bỏ khối ung thư và tạo hình mi. Phẫu thuật cắt 
bỏ khối u đòi hỏi phải cắt hết được khối u đến tổ 
chức lành. Tuy nhiên, nếu cắt bỏ khối u quá rộng 
sẽ gây khó khăn cho việc tạo hình mi, phục hồi lại 
mi sau đó. Để tiết kiệm được mô lành, trên thế giới 
áp dụng nhiều phương pháp để vừa đảm bảo cắt hết 
tổ chức u, vừa bảo tồn được mô lành như phương 
pháp vi phẫu thuật Mohs hay sinh thiết lạnh [4]. 
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành cắt khối 
ung thư mi có kiểm soát bờ mép cắt bằng sinh thiết 
nhanh. Sau đó tiến hành tạo hình mi nhằm phục hồi 
giải phẫu của mi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
đánh giá giải phẫu và chức năng của mi sau cắt bỏ 
ung thư mi và tạo hình mi.
Nhằm 2 mục tiêu: 
1. Đánh giá kết quả về giải phẫu và chức năng của 
mi.
2. Đánh giá những biến chứng của phẫu thuật.
*Bệnh viện Mắt Trung ương
KẾT QUẢ VỀ GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG 
SAU CẮT BỎ UNG THƯ MI VÀ TẠO HÌNH MI
 Nguyễn Quốc Anh*, Phạm Khánh Vân*
6 Nhãn khoa Việt Nam (Số 17 4/2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
78 BN ung thư mi được tiến hành chẩn đoán, 
phẫu thuật và đánh giá tại khoa Chấn thương - Bệnh 
viện Mắt Trung ương, thời gian theo dõi 24 tháng, 
từ tháng 1/ 2006 đến tháng 6/ 2009.
Những BN ung thư mi bao gồm ung thư biểu 
mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tuyến bã, ung thư 
biểu mô tế bào vảy có chỉ định phẫu thuật, khối u 
xâm lấn bờ mi đòi hỏi phải cắt toàn bộ chiều dày 
của mi.
BN được khám và đánh giá trước phẫu thuật, 
khám khối u, vị trí khối u, đo kích thước khối u, 
đánh giá mức độ xâm lấn của khối u trên lâm sàng, 
chụp ảnh trước phẫu thuật, có kết quả mô bệnh 
học.
Phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư có kiểm soát 
mép cắt xem đã cắt tới tổ chức lành chưa. Phẫu 
thuật tạo hình mi ở thì 2, sử dụng vạt hoặc mảnh 
sụn kết mạc để tạo hình vùng khuyết mi cho mặt 
sau của mi, ở mặt da chúng tôi tiến hành ghép da 
rời hoặc chuyển vạt da.
Các tổn thương được đánh giá theo vị trí của 
khối u, kích thước của khối u, độ lớn của tổn thương 
mi sau khi đã cắt bỏ khối u. 
Trong nghiên cứu này, để đánh giá giải phẫu 
và chức năng của mi, chúng tôi phân mức độ tổn 
thương khuyết mi sau khi đã cắt bỏ ung thư mi 
thành các mức độ tổn thương dưới 6mm, từ 6 đến 
15mm và trên 15mm.
Đánh giá kết quả sau phẫu thuật: sẹo, màu 
sắc của da ghép, bờ tự do của mi, độ mở của khe 
mi, chiều rộng của mi, khả năng nhắm mở của mi. 
Những biến chứng như: quặm, lật mi, lông xiêu, hở 
mi, tái phát u.
2. Phương pháp: nghiên cứu can thiệp lâm sàng, 
mô tả cắt ngang. 
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
78 mắt bị ung thư mi của 78 BN (35 nam và 
43 nữ) được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ung thư mi, 
chẩn đoán mô bệnh học, kiểm soát bờ mép cắt và 
tạo hình mi. Tuổi của BN từ 29 đến 87, trung bình 
là: 64 ± 12. Có 75 khối u nguyên phát (96%) và 3 
khối u tái phát (4%). Các loại ung thư mi gặp trên 
nghiên cứu là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư 
biểu mô tuyến bã, ung thư biểu mô tế bào vảy và 1 
trường hợp ung thư biểu mô tuyến.
BN được theo dõi về giải phẫu và sinh lý của 
mi chúng tôi nhận thấy:
Hầu hết các BN đạt được kết quả da mi liền tốt 
(chiếm 98,4%), chỉ có 1 trường hợp da mi tạo sẹo 
co kéo gây biến dạng mi, chiếm 1,6%, bờ tự do của 
mi được kết mạc phủ tốt là 69 BN chiếm 88,4%, 
bờ tự do của mi bị biến dạng chiếm 11,6%, độ rộng 
của khe mi tốt, đều so với mắt lành chiếm 96,2%. 
Góc ngoài và góc trong đẹp, chiếm 94,8%.
Chức năng nhắm mắt của mi: mắt nhắm kín tốt 
71 BN (91%). Chức năng mở mắt của mi: mắt mở 
tốt, đều so với bên lành là 64 BN, chiếm 82,1%.
Chức năng tiết nước mắt không thấy có BN 
nào bị ảnh hưởng đến chức năng tiết nước mắt mặc 
dù có BN có cảm giác khó chịu. 
Những biến chứng như quặm 2 BN, lông 
xiêu 9 BN, khô mắt không thấy có trường hợp nào, 
có một trường hợp cảm giác khó chịu trong mắt, 
nguyên nhân là do kết mạc viêm có nhiều nhú phì 
đại.
Khối u tái phát ở 3 BN, chiếm 2,6%, có 2 BN 
sau 2 năm theo dõi khối u tái phát và xâm lấn vào 
tổ chức hốc mắt đòi hỏi phải tiến hành nạo vét tổ 
chức hốc mắt.
Trong 2 BN tái phát u phải nạo vét tổ chức 
hốc mắt, một trường hợp khối ung thư biểu mô tế 
bào đáy góc trong, một trường hợp ung thư biểu mô 
tuyến bã góc trong. Hai BN này khi làm mô bệnh 
học bờ mép cắt khó khăn, không xác định rõ ràng 
được là đã cắt đến tổ chức lành hay chưa. Có thể 
khối u ở góc trong sát thành xương với những cấu 
trúc của góc trong như đường dẫn lệ làm cho việc 
cắt sạch được u trở nên khó khăn hơn.
7Nhãn khoa Việt Nam (Số 17 4/2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 1. Phân chia theo giới và tuổi
Nhóm BN nữ điều trị cao hơn nhóm BN nam điều trị. Trong nhóm BN trẻ tỷ lệ nữ/nam = 3/1.
Bảng 2. Các loại ung thư mi và vị trí giải phẫu của tổn thương
Ở nhóm ung thư biểu mô tế bào đáy, vị trí khối u ở mi trên nhiều hơn ở mi dưới (không có ý nghĩa 
thống kê với p>0,05). 
Ở nhóm ung thư biểu mô tế bào vảy, vị trí khối u ở mi trên nhiều hơn ở mi dưới (không có ý nghĩa 
thống kê với p>0,05) 
Bảng 3. Kích thước của tổn thương sau khi cắt toàn bộ khối ung thư
Trong những BN nghiên cứu, có 9 trường hợp kích thước của tổn thương mi sau cắt bỏ ung thư mi dưới 
6 mm, 40 trường hợp kích thước của tổn thương từ 6-15 mm và 29 trường hợp độ lớn của khuyết mi sau cắt 
bỏ ung thư trên 15 mm. 
Bảng 4. Kết quả giải phẫu ở những nhóm khuyết mi
Trong nhóm khuyết mi nhỏ, tỷ lệ thành công cao. Những nhóm khuyết mi trung bình và lớn, tỷ lệ chưa 
đạt về giải phẫu da và bờ mi còn cao.
Giải phẫu da
và bờ mi
8 Nhãn khoa Việt Nam (Số 17 4/2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 5. Kết quả về chức năng ở những nhóm khuyết mi
Trong nhóm khuyết mi trung bình và trong nhóm khuyết mi rộng, có 14 BN sụp mi (18%) và hở mi 
chiếm 7 BN (8,9%).
Bảng 6. Kết quả về giải phẫu theo vị trí của khuyết mi
Bảng 7. Kết quả về chức năng theo vị trí của khuyết mi
IV. BÀN LUẬN
Trong những BN có da mi tạo sẹo xấu sau phẫu 
thuật, BN ở nhóm tuổi từ 40 đến 60 tuổi, có khuyết 
mi sau phẫu thuật cắt u lớn hơn 15 mm. Có thể do 
số lượng BN chưa lớn nên chúng tôi chưa thấy có 
sự liên quan giữa độ lớn của mảnh da ghép đến ảnh 
hưởng của sự tạo sẹo sau đó. Tuy nhiên, những BN 
có biến dạng của bờ tự do thì nhóm khuyết mi rộng 
từ 6 đến 15 mm là 4 trường hợp và nhóm có khuyết 
mi trên 15 mm là 6 trường hợp. So với nghiên cứu 
của Hoyama trên các trường hợp khuyết mi trên 
cũng thấy những trường hợp có khuyết mi rộng có 
Tỷ lệ % 
Tỷ lệ % 80,76% 19,24% 91,03% 8,97%
87,18% 12,82%
9Nhãn khoa Việt Nam (Số 17 4/2010)
ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật [3]. Nghiên cứu 
của Mehta trên 154 tổn thương được phẫu thuật cho 
kết quả đạt được về giải phẫu là tương đối tốt, chỉ 
có một BN bị loét trên bề mặt da ghép và không có 
bằng chứng chứng tỏ ổ loét này là khối u tái phát, 
đa số các trường hợp có kết quả về giải phẫu và 
chức năng tốt, 2 mi cân đối, che phủ được bề mặt 
nhãn cầu tốt [5]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu tác 
giả thấy có một số biến chứng như sợ ánh sáng xuất 
hiện ở 11 trường hợp (10%), lông xiêu 4 trường 
hợp (3,5%), những ảnh hưởng nhỏ của giải phẫu 
như quặm nhẹ hay biến dạng nhỏ ở góc xuất hiện ở 
6 BN chiếm 5,2%. 
Nghiên cứu của Dagregorio trên 17 trường 
hợp sử dụng mảnh sụn bờ mi có 2 trường hợp chảy 
nước mắt, 1 trường hợp hở mi và 2 trường hợp biến 
dạng mi nhẹ [1]. Tác giả cũng so sánh đối với các 
trường hợp tương tự như Sayag, Duccasse và cộng 
sự nghiên cứu trên 58 BN sử dụng mảnh sụn bờ mi 
với kích thước tổn thương trung bình là 9,82 mm 
cho kết quả tốt, rất ít các biến chứng [6]. 
Về tái phát của khối u, chúng tôi gặp 3 trường 
hợp tái phát ung thư trên vị trí của vùng mi đã cắt 
và tạo hình mi, trong đó có 2 trường hợp khối u 
xâm lấn sâu vào tổ chức hốc mắt đòi hỏi phải tiến 
hành nạo vét tổ chức hốc mắt. Trong nghiên cứu 
của Mehta trên 154 tổn thương có 115 u ác tính, có 
4 trường hợp tái phát trong thời gian theo dõi, trong 
đó có một BN khối u tái phát xâm lấn vào nhãn cầu 
và hốc mắt đòi hỏi phải nạo vét tổ chức hốc mắt 
[5]. Chúng tôi vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm 
soát được bờ mép cắt để đảm bảo được đã cắt đến 
tổ chức lành sau khi cắt khối ung thư. 
Trong nhóm BN cần tạo hình mi trên với kích 
thước khuyết mi rộng, có 14 trường hợp sụp mi 
không hoàn toàn và 7 trường hợp hở mi nhẹ, tuy 
nhiên không có trường hợp nào bị tổn thương giác 
mạc. Khi cắt u có xâm lấn bờ tự do tạo nên một 
khuyết mi rộng thường có tổn thương cơ nâng mi 
trên kèm theo. 
V. KẾT LUẬN
Điều trị ung thư mi bằng phẫu thuật cắt khối 
u mi có kiểm soát bờ mép cắt và tạo hình mi bằng 
phương pháp ghép sụn kết mạc đã cho kết quả giải 
phẫu và chức năng mi tương đối khả quan. Mặc dù 
về mặt chức năng của mi còn có những hạn chế nhỏ 
như sụp mi nhẹ, hở mi, chảy nước mắt, lông xiêu, 
nhưng chưa có trường hợp nào ảnh hưởng đến bề 
mặt nhãn cầu và chưa đến mức cần phải can thiệp 
phẫu thuật tiếp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. DAGREGORIO., ET AL. (2005), “Reconstruction of seventeen full thickness defects of the eyelids with 
22 Hubner tarsomarginal grafts”, Br. J of Plastic Surgery. 58:361-356. 
2. DUCASSE A., DESPHIEUX J.L., PLUOT M., SEGAL A. (1995), “Les tumeurs malignes de 
paupiere”, Ophtalmologie. 9: 362-366.
3. HOYAMA E., ET AL. (2007), “Tarsomarginal graft in upper eyelid coloboma repair” Ame. Asso for 
Pedia Ophthalmol and Strabismus, 11: 499-501.
4. LEIBOVITCH I., ET AL. (2005), “Basal cell carcinoma treated with Mohs surgery in Australia outcome 
at 5-year follow-up”, J. Am. Acd Dermatol, 53: 452-457.
5. MEHTA H (1979), “Surgical managemet of carcinoma of eyelids and periorbital skin”, 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
10 Nhãn khoa Việt Nam (Số 17 4/2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Br.J.Ophthalmol,63: 578-585.
6. SAYAG D, DUCCASSE A ET AL.(2001), “ Tarsomarginal graft. Indication and results in palpebral 
surgery”, J. Fr. Ophtalmol, 24:724-728. 
SUMMARY
SURGICAL MANAGEMENT OUTCOME OF EYELID MALIGNANT TUMORS
Objective: to evaluate 2- year follow-up outcome of patient treated by surgical management with margin 
defect control for eyelid malignant tumors.
 clinical intervention, single center cases included patients treated by surgical management with 
margin defect control for eyelid malignant tumors. Parameters recorded were patient data, duration of 
tumors, site, preoperative tumor size, histologic, postoperative defect size, skin graft, eyelid margin, eyelids 
appeared symmetrical, theirs mobility, corneal coverage and 2 year recurrence after tumor removal.
Results: 78 patients (35 male and 43 female) completed 2- year follow-up period. 98.4% skins graft were 
good result, 88.4% eyelid margins were good result. Eyelid function including theirs mobility and corneal 
coverage were good, some minor complications such as residual ptosis, unsatisfactory eyelid contour and 
absence of eyelashes have been reported, recurrence at 2- year was diagnosed in 3 patients.
Conclusions: surgical outcome of eyelid malignant tumors have good eyelid anatomy and function 
results.
Key words: eyelid malignant tumor, margin defect, ptosis, corneal coverage.

File đính kèm:

  • pdfket_qua_ve_giai_phau_va_chuc_nang_sau_cat_bo_ung_thu_mi_va_t.pdf