Kết quả thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình sau can thiệp giáo dục sức khoẻ

Đánh giá thay đổi thực hành

tự chăm sóc bàn chân của người bệnh

đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú

tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm

sau chương trình giáo dục sức khoẻ. Đối

tượng và phương pháp nghiên cứu: Can

thiệp có nhóm chứng và so sánh trước -

sau được thực hiện trên 104 người bệnh đái

tháo đường type 2, đang điều trị ngoại trú

tại Phòng khám Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Thái Bình từ 03/2019 đến 05/2019.

Phân nhóm ngẫu nhiên 52 người bệnh vào

nhóm nghiên cứu (nhận Chương trình giáo

dục sức khoẻ) và 52 người bệnh vào nhóm

chứng (nhận Hướng dẫn thông thường).

Sử dụng cùng một bộ công cụ để đánh giá

thực hành tự chăm sóc bàn chân ở các thời

điểm trước can thiệp, ngay sau can thiệp và

1 tháng sau can thiệp cho cả 2 nhóm. Kết

quả: Trước can thiệp, không có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nghiên

cứu và nhóm chứng, với điểm trung bình

thực hành tự chăm sóc bàn chân theo thứ

tự là 11,92 ± 2,56 điểm so với 12,37 ± 2,72

điểm trên tổng 19 điểm của thang đo (p >

0,05). Có sự cải thiện rõ rệt về thực hành tự

chăm sóc bàn chân ở nhóm nghiên cứu với

điểm trung bình là 15,94 ± 1,81 điểm sau

Chương trình giáo dục sức khoẻ 1 tháng

so với 11,92 ± 2,56 điểm trước can thiệp

(p < 0,001).="" trong="" khi="" ở="" nhóm="" chứng,="">

sự tăng điểm sau 1 tháng đạt 13,02 ± 2,72

điểm so với 12,37 ± 2,72 điểm ở thời điểm

trước can thiệp, mức tăng không đáng kể

(p>0,05). Kết luận: Chương trình giáo dục

sức khoẻ áp dụng trong nghiên cứu bước

đầu cho thấy đã cải thiện rõ rệt thực hành

tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái

tháo đường type 2 so với hướng dẫn thông

thường.

pdf 9 trang kimcuc 3020
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình sau can thiệp giáo dục sức khoẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình sau can thiệp giáo dục sức khoẻ

Kết quả thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình sau can thiệp giáo dục sức khoẻ
59
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
KẾT QUẢ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH 
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH THÁI BÌNH SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Ngô Huy Hoàng1, Lê Thị Hoa2 
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 
2Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình 
Người chịu trách nhiệm: Ngô Huy Hoàng
Email: ngohoang64@ndun.edu.vn
Ngày phản biện: 12/02/2020
Ngày duyệt bài: 26/02/2020
Ngày xuất bản: 16/3/2020
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi thực hành 
tự chăm sóc bàn chân của người bệnh 
đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú 
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 
sau chương trình giáo dục sức khoẻ. Đối 
tượng và phương pháp nghiên cứu: Can 
thiệp có nhóm chứng và so sánh trước - 
sau được thực hiện trên 104 người bệnh đái 
tháo đường type 2, đang điều trị ngoại trú 
tại Phòng khám Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa 
tỉnh Thái Bình từ 03/2019 đến 05/2019. 
Phân nhóm ngẫu nhiên 52 người bệnh vào 
nhóm nghiên cứu (nhận Chương trình giáo 
dục sức khoẻ) và 52 người bệnh vào nhóm 
chứng (nhận Hướng dẫn thông thường). 
Sử dụng cùng một bộ công cụ để đánh giá 
thực hành tự chăm sóc bàn chân ở các thời 
điểm trước can thiệp, ngay sau can thiệp và 
1 tháng sau can thiệp cho cả 2 nhóm. Kết 
quả: Trước can thiệp, không có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nghiên 
cứu và nhóm chứng, với điểm trung bình 
thực hành tự chăm sóc bàn chân theo thứ 
tự là 11,92 ± 2,56 điểm so với 12,37 ± 2,72 
điểm trên tổng 19 điểm của thang đo (p > 
0,05). Có sự cải thiện rõ rệt về thực hành tự 
chăm sóc bàn chân ở nhóm nghiên cứu với 
điểm trung bình là 15,94 ± 1,81 điểm sau 
Chương trình giáo dục sức khoẻ 1 tháng 
so với 11,92 ± 2,56 điểm trước can thiệp 
(p < 0,001). Trong khi ở nhóm chứng, có 
sự tăng điểm sau 1 tháng đạt 13,02 ± 2,72 
điểm so với 12,37 ± 2,72 điểm ở thời điểm 
trước can thiệp, mức tăng không đáng kể 
(p>0,05). Kết luận: Chương trình giáo dục 
sức khoẻ áp dụng trong nghiên cứu bước 
đầu cho thấy đã cải thiện rõ rệt thực hành 
tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái 
tháo đường type 2 so với hướng dẫn thông 
thường. 
Từ khóa: đái tháo đường type 2, thực 
hành, tự chăm sóc bàn chân
RESULTS IN FOOT SELF-CARE PRACTICE AMONG OUTPATIENTS 
WITH TYPE 2 DIABETES MANAGED BY THAI BINH GENERAL HOSPITAL
AFTER A HEALTH EDUCATIONAL INTERVENTION
ABSTRACT
Objective: To assess the foot self-care 
practice among outpatients with type 2 
diabetes in Thai Binh General Hospital 
after completing a health education 
program. Method: The interventional study 
design used control group was conducted 
from March 2019 to May 2019 in 104 
type 2 diabetic outpatients. The included 
patients were randomly allocated into two 
groups with 52 participants received the 
study’s educational program and 52 others 
received the common instruction as the 
control group. The same instrument was 
60
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
used to assess foot self-care practice for 
both groups and time series with measure 
before the intervention and one month 
after completing the intervention. Results: 
Before the intervention, no significant 
differerence was seen in the foot self-care 
practice between the research group and 
the control group with the mean scores of 
11.92 ± 2.56 points and 12.37 ± 2.72 points, 
respectively (p > 0,05). One month after 
completing the educational intervention, 
there was a significant improvement in 
the foot self-care practice in patients who 
received the study’s educational program 
with the mean scores of 15,94 ± 1,81 
points in comparision with 11,92 ± 2,56 
points before the intervention (p < 0,001). 
Meanwhile, no significant difference in 
the foot self-care practice in the patients 
of control group before and after the 
intervention showed with 13,02 ± 2,72 
points and 12,37 ± 2,72 points, respectively 
(p > 0,05). Conclusion: The educational 
program applied in this study showed the 
significant improvement in the foot self-care 
pactice in patients with type 2 diabetes.
Keywords: type 2 diabetes, practice, 
foot self-care
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là căn bệnh phổ 
biến và đang ngày một gia tăng ở cả những 
nước phát triển cũng như đang phát triển, 
chủ yếu là ĐTĐ type 2. Theo số liệu thống 
kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc 
tế (IDF) năm 2017 cho thấy cứ 11 người 
trưởng thành (từ 20 đến 79 tuổi) lại có 1 
người bị ĐTĐ, tương đương với 425 triệu 
người mắc toàn cầu [10], [11]. Tại Việt 
Nam, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng 
nhanh với 3,5 triệu người trưởng thành 
mắc ĐTĐ vào năm 2015, tương đương 
với 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 
sẽ có 6,1 triệu người mắc [1], [2]. Người 
bệnh ĐTĐ phải đối mặt với nhiều biến 
chứng, như bệnh tim mạch, mù lòa, suy 
thận và cắt cụt chi [12]. Trong đó, có tới 
0,03% đến 1,5% người bệnh phải cắt cụt 
chân hậu quả của biến chứng ở chân, ảnh 
hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng 
cuộc sống của người bệnh [9]. Việc nhận 
thức đúng về chăm sóc bàn chân ở người 
bệnh ĐTĐ có vai trò quan trọng, giúp giảm 
thiểu các vấn đề về bàn chân ĐTĐ và cắt 
cụt chi [12].
Thái Bình là một tỉnh thuộc vùng Đồng 
bằng sông Hồng, trong những năm gần 
đây, số lượng người dân mắc bệnh ĐTĐ 
trong tỉnh cũng gia tăng. Phòng khám Nội 
tiết – Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Thái 
Bình hiện nay đang quản lý hơn 1000 NB 
đái tháo đường điều trị ngoại trú, trong 
đó chủ yếu là người bệnh (NB) đái tháo 
đường type 2. Với đặc điểm là 1 tỉnh có 
nền kinh tế nông nghiệp, phần lớn dân số 
sống ở nông thôn (chiếm 83,6%), do đặc 
thù công việc của nghề nông cũng như các 
công việc lao động thể lực khác với thói 
quen đi chân trần, rất dễ dẫn đến nguy cơ 
bị tổn thương bàn chân trong quá trình lao 
động. 
Các nghiên cứu được công bố chính 
thức về ĐTĐ trên địa bàn tỉnh hiện đang tập 
trung vào các vấn đề về chẩn đoán, điều 
trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường nói 
chung. Trong khi, chưa có nghiên cứu được 
công bố chính thức trọng tâm vào tự chăm 
sóc bàn chân để phòng ngừa tổn thương 
và biến chứng bàn chân cho người bệnh 
đái tháo đường. Với mong muốn góp phần 
cải thiện thực hành tự chăm sóc bàn chân 
cho người bệnh đái tháo đường, giúp hạn 
chế các biến chứng dẫn đến phải cắt cụt 
chân, chúng tôi thực hiện đề tài “Kết quả 
thực hành tự chăm sóc bàn chân của người 
bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại 
trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình” 
với mục tiêu: Đánh giá thay đổi thực hành 
tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái 
tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh 
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm sau can 
thiệp giáo dục sức khoẻ.
61
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đái tháo đường type 2 đang 
được quản lý ngoại trú tại Phòng khám Nội 
tiết, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
- Tiêu chuẩn chọn: Người bệnh được 
chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường 
type 2 tối thiểu từ 01 tháng trở lên (đảm 
bảo đã có thời gian trải nghiệm tối thiểu để 
đánh giá thực hành tự chăm sóc bàn chân). 
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại: Người bệnh khi đến 
tái khám có diễn biến nặng hoặc bệnh lý 
khác phải vào điều trị nội trú. Người bệnh 
đã bị cắt cụt cả 2 chân. Người bệnh không 
thể nghe, nhìn hay trả lời phỏng vấn. Người 
bệnh không tham gia đủ các hoạt động của 
nghiên cứu (không đưa vào phân tích kết 
quả).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 
2019 đến tháng 06 năm 2019. Thời gian 
thu thập số liệu từ tháng 03 năm 2019 đến 
tháng 05 năm 2019.
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám Nội 
tiết - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng và 
so sánh trước - sau. 
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu 
Tất cả người bệnh đái tháo đường type 
2 (đang được quản lý tại Phòng khám Nội 
tiết - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình) 
đến khám định kỳ trong thời gian từ tháng 
3/2019 đến tháng 5/2019 đáp ứng tiêu 
chuẩn chọn mẫu. Thực tế đã có 104 người 
bệnh tham gia đầy đủ các hoạt động của 
nghiên cứu và được phân ngẫu nhiên vào 2 
nhóm nghiên cứu và đối chứng, mỗi nhóm 
52 người.
- Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu mục đích: chọn toàn bộ người 
bệnh đến khám và điều trị trong thời gian 3 
tháng từ 03/2019 đến 05/2019, đáp ứng tiêu 
chuẩn chọn mẫu. Người bệnh ĐTĐ type 2 
có số thứ tự khám bệnh lẻ được phân vào 
nhóm nghiên cứu và người có số chẵn vào 
nhóm chứng. Trường hợp NB không đáp 
ứng tiêu chuẩn chọn mẫu, lấy NB có số 
thứ tự lẻ/chẵn tương ứng kế tiếp theo danh 
sách khám bệnh trong ngày. Người bệnh 
tham gia nghiên cứu không biết mình thuộc 
nhóm nào của nghiên cứu.
2.5. Thu thập số liệu
Đánh giá thực hành tự chăm sóc bàn 
chân của NB ĐTĐ được thực hiện tại 3 thời 
điểm: trước can thiệp (CT), ngay sau CT 
và sau CT 1 tháng với cùng bộ công cụ đo 
lường. Trước ngày hẹn tái khám sau can 
thiệp 1 tháng, nhóm nghiên cứu liên lạc 
trước với người bệnh để chắc chắn người 
bệnh đến đúng hẹn.
- Công cụ thu thập số liệu: Ngoài thông 
tin chung của đối tượng nghiên cứu, phiếu 
đánh giá thực hành tự chăm sóc bàn chân 
(CSBC) của NB ĐTĐ type 2 được xây dựng 
dựa trên các tài liệu Hướng dẫn CSBC của 
Hiệp hội ĐTĐ thế giới IDF [10], [11] gồm 
19 câu được chia thành 4 lĩnh vực: C1-C4: 
đánh giá thực hành về kiểm tra bàn chân 
/ C5-C10: đánh giá thực hành về vệ sinh 
chân / C11-C14: đánh giá thực hành về bảo 
vệ chân / và C15-C19: đánh giá thực hành 
về tăng tuần hoàn cho bàn chân. 
- Tiêu chí đánh giá: 
Mỗi hoạt động thực hành đúng được 1 
điểm, tổng điểm thực hành là 19. Mức độ 
thực hành được phân thành 3 mức: kém 
khi đạt < 50% tổng số điểm (< 10 điểm), 
trung bình khi đạt từ 50% đến < 70% tổng 
số điểm (10 - 12 điểm) và tốt khi đạt ≥ 70% 
tổng số điểm (≥ 13 điểm).
Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực 
hành sau CT so với trước CT dựa trên so 
sánh các điểm trung bình thực hành và tỷ 
lệ người bệnh theo các mức độ thực hành.
62
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
2.6. Phân tích số liệu
Số liệu được nhập và phân tích trên 
phần mềm SPSS 20.0, sử dụng các test 
thống kê không tham số gồm tỷ lệ %, giá 
trị trung bình, độ lệch chuẩn để so sánh sự 
khác biệt trước và sau CT.
2.7. Can thiệp giáo dục sức khỏe
Những người bệnh thuộc nhóm đối 
chứng được nhận hướng dẫn như thường 
lệ (lời dặn trong đơn của bác sỹ, nhắc nhở 
tuân thủ điều trị) tại phòng khám.
Những người bệnh thuộc nhóm nghiên 
cứu sẽ được mời sang phòng tư vấn để 
thực hiện Chương trình GDSK về tự chăm 
sóc bàn chân do chính người nghiên cứu 
trực tiếp thực hiện ngay sau khi thu thập 
số liệu lần 1 để đảm bảo tính nhất quán 
của can thiệp. Nội dung GDSK được xây 
dựng dựa trên Tài liệu hướng dẫn chăm 
sóc bàn chân của hiệp hội ĐTĐ thế giới IDF 
[11]. Thời lượng trung bình mỗi buổi tư vấn 
khoảng 50 phút, hình thức tư vấn trực tiếp, 
nhóm nhỏ 3 người bệnh/buổi, kết hợp giải 
thích và chiếu video làm mẫu.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được chấp thuận bởi Hội 
đồng khoa học và Hội đồng đạo đức Trường 
Đại học Điều dưỡng Nam Định, sự đồng ý 
của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và 
Phòng khám Nội tiết.
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên 
cứu, các thông tin cá nhân của người bệnh 
được giữ bí mật. Sau lần đánh giá thứ 3 (1 
tháng sau can thiệp), những hạn chế về tự 
chăm sóc bàn chân của người bệnh thuộc 
cả 2 nhóm đều được tư vấn lại đầy đủ. 
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của người bệnh 
tham gia nghiên cứu
Tuổi trung bình của 104 người bệnh 
tham gia nghiên cứu là 64,1 ± 9,3 tuổi. Trong 
đó, người trẻ nhất là 40 tuổi và người cao 
tuổi nhất là 86 tuổi. Thời gian mắc đái tháo 
đường trung bình của cả mẫu nghiên cứu 
là 9,5 ± 6,8 năm, dài nhất là 33 năm, ngắn 
nhất là 1 năm. Trong số 104 NB, 46,2% có 
thời gian mắc bệnh trên 10 năm. Không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc 
điểm nhân khẩu học giữa nhóm nghiên cứu 
và nhóm đối chứng.
3.2. Kết quả thực hành tự chăm sóc 
bàn chân của người bệnh tham gia 
nghiên cứu
Bảng 3.1. Kết quả chung thực hành 
tự chăm sóc bàn chân của 2 nhóm 
trước và sau CT
Điểm 
thực hành
Nhóm 
NC 
(n=52)
Nhóm 
ĐC 
(n=52)
p
(t-test) 
Trước 
CT
Min 7 6
Max 17 17 = 0,431
Mean ± 
SD
11,92 ± 
2,56
12,37 ± 
2,72
Sau 
CT
Min 10 6
Max 18 17 = 0,029
Mean ± 
SD
15,94 ± 
1,81
13,02 ± 
2,72
p
(t-test) 
= 0,000 = 0,127
Trước can thiệp, điểm trung bình thực 
hành của nhóm NC là 11,92 ± 2,56 điểm 
và của nhóm ĐC là 12,37 ± 2,72 điểm trên 
tổng 19 điểm của thang đo, sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Sau can thiệp, điểm trung bình thực 
hành ở nhóm NC đạt 15,94 ± 1,81 điểm, 
tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can 
thiệp (p < 0,001) và cũng tăng có ý nghĩa 
thống kê so với nhóm ĐC (p < 0,05). Điểm 
thực hành ở nhóm ĐC cũng tăng nhẹ đạt 
13,02 ± 2,72 điểm ở thời điểm sau 1 tháng 
so với 12,37 ± 2,72 điểm (p > 0,05).
63
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Bảng 3.2. Mức độ thực hành tự chăm 
sóc bàn chân của 2 nhóm 
trước và sau CT
Mức độ thực hành
Nhóm 
NC 
(n=52)
Nhóm 
ĐC 
(n=52)
SL TL % SL TL %
Trước 
CT
Tốt 
(13 – 19 điểm) 31 59,6 33 63,5
Trung bình 
(10 - 12 điểm) 16 30,8 11 21,2
Kém 
(< 10 điểm) 5 9,6 8 15,4
Sau 
CT
Tốt 
(13 – 19 điểm) 48 93,2 35 67,3
Trung bình 
(10 - 12 điểm) 4 7,7 13 25,0
Kém 
(< 10 điểm) 0 0,0 4 7,7
Sau can thiệp 1 tháng, tỷ lệ người bệnh 
thực hành chăm sóc bàn chân ở mức tốt 
của nhóm NC đạt 93,2% tăng so với 59,6% 
trước can thiệp, không còn người bệnh 
thực hành ở mức kém so với 5 người trước 
can thiệp. Xu hướng này cũng thấy ở nhóm 
ĐC nhưng tỷ lệ tăng mức thực hành tốt và 
giảm mức thực hành kém tương ứng ít hơn 
nhiều so với nhóm NC.
Kết quả thực hành tự chăm sóc bàn 
chân theo 4 nội dung của 2 nhóm NC và 
ĐC được thể hiện qua các Bảng 3.3 đến 
3.6 dưới đây.
Bảng 3.3. cho thấy, trước can thiệp, một 
số nội dung về kiểm tra bàn chân ở nhóm 
ĐC có số NB thực hiện nhiều hơn một chút 
so với nhóm NC. Sau 1 tháng, hầu hết các 
nội dung thực hành này đều được nhiều 
người bệnh thực hiện đúng ở nhóm NC 
hơn so với nhóm ĐC.
Bảng 3.3. Thực hành kiểm tra bàn chân của 2 nhóm trước và sau CT
Nội dung thực hành
Thực hành đúng
Nhóm NC 
(n=52)
Nhóm ĐC 
(n=52)
SL TL % SL TL %
Thực hiện kiểm tra bàn chân hàng ngày
Trước CT 37 71,2 42 80,8
Sau CT 52 100,0 52 100,0
Ngồi ở vị trí thuận tiện, có đủ ánh sáng
Trước CT 34 65,4 40 76,9
Sau CT 52 100,0 49 94,2
Kiểm tra đầy đủ các vị trí của bàn chân
Trước CT 28 53,8 34 65,4
Sau CT 48 92,3 35 67,3
Dùng gương soi để kiểm tra lòng bàn chân
Trước CT 3 5,8 8 15,4
Sau CT 20 38,5 8 15,4
64
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Bảng 3.4. Thực hành vệ sinh bàn chân hàng ngày của 2 nhóm trước và sau CT
Nội dung thực hành
Thực hành đúng
Nhóm NC 
(n=52)
Nhóm ĐC 
(n=52)
SL TL % SL TL %
Rửa chân bằng nước ấm hàng ngày
Trước CT 36 69,2 34 65,4
Sau CT 52 100,0 35 67,3
Kiểm tra nhiệt độ của nước khi pha 
nước tắm hoặc rửa chân
Trước CT 44 84,6 46 88,5
Sau CT 52 100,0 47 90,4
Lau khô bàn chân sau khi rửa
Trước CT 28 53,8 26 50,0
Sau CT 44 84,6 28 53,8
Bôi kem dưỡng ẩm cho bàn chân
Trước CT 6 11,5 12 23,1
Sau CT 16 30,8 13 25,0
Cắt móng chân sau khi tắm hoặc rửa 
chân
Trước CT 19 36,5 23 44,2
Sau CT 46 88,5 45 86,5
Không dùng dao lam cắt bỏ chai chân
Trước CT 46 88,5 45 86,5
Sau CT 50 96,2 44 84,6
Bảng 3.4 cho thấy, trước can thiệp, một số nội dung về vệ sinh bàn chân ở nhóm ĐC 
có số NB thực hiện nhiều hơn một chút so với nhóm NC. Sau 1 tháng, xu hướng là tỷ lệ 
NB thực hành đúng các nội dung vệ sinh bàn chân ở nhóm NC (nhóm nhận chương trình 
GDSK) tăng lên và tăng cao hơn tương ứng so với ở nhóm ĐC (nhóm nhận hướng dẫn 
thông thường).
Bảng 3.5. Thực hành bảo vệ bàn chân của 2 nhóm trước và sau CT
Nội dung thực hành
Thực hành đúng
Nhóm NC 
(n=52)
Nhóm ĐC 
(n=52)
SL TL % SL TL %
Không đi chân trần trong nhà
Trước CT 21 40,4 19 36,5
Sau CT 41 78,8 29 55,8
Không đi chân trần ngoài nhà
Trước CT 45 86,5 46 88,5
Sau CT 47 90,4 48 92,3
Kiểm tra giày hoặc dép trước khi mang
Trước CT 42 80,8 41 78,8
Sau CT 49 94,2 41 78,8
Không chườm chân bằng chai nước 
nóng; hơ chân bếp lửa
Trước CT 45 86,5 33 63,5
Sau CT 50 96,2 32 61,5
Bảng 3.5 cho thấy, ở nhóm NC sau khi nhận chương trình GDSK tỷ lệ người bệnh thực 
hành tất cả các nội dung về bảo vệ bàn chân đều cao hơn trước và cao hơn so với các tỷ 
65
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
lệ này ở nhóm ĐC.
Bảng 3.6. Thực hành tăng tuần hoàn cho bàn chân của 2 nhóm trước và sau CT
Nội dung thực hành
Thực hành đúng
Nhóm NC 
(n=52)
Nhóm ĐC 
(n=52)
SL TL % SL TL %
Không đi tất chật
Trước CT 49 94,2 48 92,3
Sau CT 49 94,2 49 94,2
Ngồi kê chân lên ghế
Trước CT 16 30,8 26 50,0
Sau CT 30 57,7 28 53,8
Không ngồi vắt chéo chân
Trước CT 35 67,3 40 76,9
Sau CT 45 86,5 41 78,8
Tập cử động ngón chân
Trước CT 41 78,8 41 78,8
Sau CT 43 82,7 41 78,8
Đi bộ, đạp xe đạp
Trước CT 41 78,8 46 88,5
Sau CT 50 96,2 47 90,4
Bảng 3.6 cho thấy thực hành tăng cường tuần hoàn cho bàn chân có xu hướng tương 
tự như thực hành bảo vệ bàn chân với nhiều nội dung có tỷ lệ người bệnh thực hiện nhiều 
hơn ở nhóm NC sau khi nhận chương trình GDSK và cao hơn so với các tỷ lệ ở các nội 
dung tương ứng của nhóm ĐC.
4. BÀN LUẬN
Như đã đề cập ở mục 3.1, người bệnh 
ĐTĐ type 2 đã tham gia nghiên cứu thuộc 
nhóm người cao tuổi (64,1 ± 9,3 tuổi), độ 
tuổi trong nghiên cứu này tương tự với độ 
tuổi của người bệnh trong một số nghiên 
cứu khác gần đây ở Việt Nam như Nguyễn 
Thanh Sơn năm 2017 [5] là 64,19 ± 9,45 
tuổi; Lê Thị Nhật Lệ năm 2018 [4] là 60,2 
± 9,8 tuổi; Hồ Phương Thúy năm 2018 [3] 
là 61,81 ± 8,38 tuổi. Mặc dù không phải là 
những nghiên cứu dịch tễ học song các 
con số này cũng phản ánh xu thế chung 
của bệnh ĐTĐ Type 2 là tăng lên theo tuổi. 
Thời gian có bệnh của người bệnh tham gia 
nghiên cứu khá dài trung bình là 9,5 ± 6,8 
năm. Trong khi biến chứng loét bàn chân 
dễ xuất hiện ở những người bệnh có thời 
gian mắc bệnh lâu ngày [9] và loét bàn chân 
tăng theo thời gian mắc bệnh [8] cho thấy 
sự cần thiết phải trang bị cho người bệnh 
kiến thức và kỹ năng về chăm sóc bàn chân 
giúp người bệnh có thể tự chăm sóc bàn 
chân lâu dài khi ở nhà song song với các 
biện pháp tuân thủ điều trị khác.
Trước can thiệp (Bảng 3.1), điểm thực 
hành tự chăm sóc bàn chân của NB ĐTĐ 
type 2 ở hai nhóm là tương đương với 
11,92 ± 2,56 điểm trên tổng 19 điểm của 
thang đo ở nhóm NC và 12,36 ± 3,1 điểm 
trên tổng 19 điểm của thang đo ở nhóm ĐC 
(p > 0,05). Với kết quả về điểm thực hành 
này cho thấy trong quá trình được quản lý 
ngoại trú tại Bệnh viện, người bệnh đã tiếp 
thu và thực hiện những kiến thức và thực 
hành tự chăm sóc cho bản thân và không 
thể phủ nhận vai trò của tư vấn từ nhân 
viên y tế, từ các phương tiện truyền thông 
và từ chính ý thức của bản thân người 
bệnh. Tuy nhiên, điểm thực hành này còn 
thấp và cũng tương tự như kết quả này từ 
một số nghiên cứu khác: 5,6 ± 1,9 điểm trên 
thang điểm 10 của Nguyễn Thị Bích Đào 
[6]; 12,71 ± 3,62 trên tổng 21 điểm của Hồ 
66
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Phương Thúy [3]. Kết quả thực hành trước 
can thiệp chưa phải là lý tưởng và có thể lý 
giải là người bệnh ĐTĐ phải thực hiện cùng 
lúc nhiều nội dung tuân thủ và có lẽ chăm 
sóc bàn chân chưa thật sự được chú trọng 
trong quá trình người bệnh được khám và 
điều trị ngoại trú. 
Sau can thiệp 1 tháng, cả 2 nhóm đều 
có sự cải thiện điểm, tuy nhiên ở nhóm 
nghiên cứu (nhận chương trình GDSK 
về tự chăm sóc bàn chân) có sự cải thiện 
thực hành rõ ràng hơn với điểm trung bình 
đạt 15,94 ± 1,81 điểm so với 11,92 ± 2,56 
điểm trước khi nhận chương trình GDSK 
về tự chăm sóc bàn chân (p < 0,001). 
Trong khi, ở nhóm chứng có sự tăng điểm 
sau 1 tháng đạt 13,02 ± 2,72 không đáng 
kể so với 12,36 ± 3,1 điểm trước đó (p > 
0,05). Về phân loại mức độ thực hành, 
kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy ở nhóm NC 
sau khi nhận chương trình GDSK về tự 
chăm sóc bàn chân, tỷ lệ người bệnh thực 
hành đạt mức tốt tăng lên 93,2% tăng so 
với 59,6% trước can thiệp và không còn 
người bệnh thực hành ở mức kém. Kết 
quả phân loại này tương đồng với kết quả 
này của Nguyễn Thị Bích Đào (26,4%) [6] 
và Nguyễn Tiến Dũng (29%) [7]. Trong khi, 
ở nhóm ĐC, sau 1 tháng tỷ lệ người bệnh 
thực hành đạt mức tốt tăng không đáng 
kể đạt 67,3% so với 63,5% trước đó. Các 
Bảng 4.3 đến 3.6 cho thấy, mặc dù không 
đồng đều về tỷ lệ thực hiện các nội dung 
về tự chăm sóc bàn chân, nhưng có bản 
ở nhóm NC sau khi nhận chương trình 
GDSK về tự chăm sóc bàn chân có nhiều 
người bệnh thực hành đúng hơn so với 
nhóm ĐC (nhận những hướng dẫn như 
thường lệ mỗi khi đến tái khám. Tổng hợp 
các thay đổi sau can thiệp ở cả hai nhóm 
cho thấy chương trình GDSK trọng tâm 
vào chăm sóc bàn chân đã có tác dụng 
tích cực qua cải thiện thực hành tự chăm 
sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ type 2 
trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu cũng có một số hạn chế 
như chọn mẫu không xác suất không mang 
tính đại điện và không thể ngoại suy, thời 
gian đánh giá lại sau can thiệp ngắn, trong 
quá trình nghiên cứu có thể có các yếu tố 
khác tác động đến chăm sóc bàn chân của 
người bệnh ở cả 2 nhóm.
5. KẾT LUẬN
Thực hành tự chăm sóc bàn chân của 
người bệnh đái tháo đường type 2 sau khi 
nhận GDSK trọng tâm vào tự chăm sóc bàn 
chân được cải thiện rõ rệt với điểm trung 
bình thực hành là 15,94 ± 1,81 điểm tăng 
rõ rệt so với 11,92 ± 2,56 điểm của cùng 
thang đo có tổng là 19 điểm (p < 0,001). 
Cũng có sự tăng điểm thực hành ở nhóm 
đối chứng nhưng không đáng kể với 13,02 
± 2,72 điểm so với 12,36 ± 3,1 điểm (p > 
0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Quản lý khám chữa bệnh (2018). 
“Gánh nặng bệnh đái tháo đường tại Việt 
Nam”, truy cập từ: 
vn ngày truy cập 15/2/2019.
2. Cục Quản lý khám chữa bệnh (2018). 
“Tình hình đái tháo đường”, truy cập từ: 
 ngày truy cập 
15/2/2019.
3. Hồ Phương Thúy (2018). Thay đổi 
kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn 
chân của người bệnh đái tháo đường type 2 
điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh 
tuyên quang năm 2018, Luận văn Thạc sỹ 
Điều dưỡng, ĐH Điều dưỡng Nam Định.
4. Lê Thị Nhật Lệ (2018). Tuân thủ điều 
trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái 
tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh 
viện Nguyễn Tri Phương năm 2017. Hội 
nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 35, ĐH Y 
dược TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thanh Sơn (2017). Chất 
lượng cuộc sống và hiệu quả giải pháp 
quản lý, chăm sóc người bệnh đái tháo 
đường type 2 tai nhà tỉnh Thái Bình, Luận 
án Tiến sỹ Y học, trường Đại học Y-Dược 
67
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Thái Bình.
6. Nguyễn Thị Bích Đào và Vũ Thị Là 
(2011). Kiến thức, thái độ và hành vi tự 
chăm sóc bàn chân của người bệnh đái 
tháo đường type 2 đến khám và điều trị tại 
Bệnh viện chợ Rẫy. Tạp chí Y học Thành 
phố Hồ Chí Minh, 16(2), tr.60-69.
7. Nguyễn Tiến Dũng và Phùng Văn Lợi 
(2011). Các yếu tố liên quan đến hành vi 
chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo 
đường type 2 tại Thái Nguyên Việt Nam. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 104(4), 
tr.55-60.
8. Bondor C.I., Ioan A. V., Bogdan F., 
et al. (2016). Epidemiology of Diabetic 
Foot Ulcers and Amputations in Romania: 
Results of a Cross-Sectional Quality of Life 
Questionnaire Based Survey. Journal of 
Diabetes Research, 2016, pp.1-7.
9. Boyko E. J., Ahroni J. H., Cohen V., 
et al. (2006). Prediction of diabetic foot 
ulcer occurrence using commonly available 
clinical information: the Seattle Diabetic Foot 
Study. Diabetes Care, 29(6), pp.1202-7.
10. International Diabetes Federation 
(2017), “IDF Clinical Practice 
Recommendations for managing Type 2 
Diabetes in Primary Care”, International 
Diabetes Federation, pp.1-43.
11. International Diabetes Federation 
(2017), “IDF Clinical Practice 
Recommendations on the Diabetic Foot”, 
International Diabetes Federation, pp.1-70
12. World Health Organization. (2016). 
Global report on diabetes: ISBN 978 92 4 
156525 7 (NLM classifcation: WK 810). 
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA ĐIỀU DƯỠNG:
 MỘT NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE 
Đỗ Minh Sinh1, Hoàng Trung Tiến2
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; 
2Trường Đại học Yersin Đà Lạt
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhằm mô tả thái độ của điều 
dưỡng về tổn thương do vật sắc nhọn dựa 
theo mô hình niềm tin sức khỏe. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế 
nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện 
với 149 điều dưỡng viên chăm sóc người 
bệnh đang làm việc tại những khoa có tiếp 
xúc với vật sắc nhọn của Bệnh viện đa khoa 
tỉnh Lâm Đồng. Thu thập số liệu bằng hình 
thức phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi tự điền. 
Kết quả: đa số điều dưỡng có thái độ tích 
cực đối với mức độ nghiêm trọng của tổn 
Người chịu trách nhiệm: Đỗ Minh Sinh
Email: minhsinh82@gmail.com
Ngày phản biện: 24/02/2020
Ngày duyệt bài: 02/3/2020
Ngày xuất bản: 16/3/2020
thương do vật sắc nhọn. Tỷ lệ điều dưỡng 
có thái độ tích cực với tính nhạy cảm của 
bệnh chiếm > 90% ở tất cả các nội dung. 
Nhìn chung niềm tin của điều dưỡng đối 
với các biện pháp dự phòng là khá cao 
chiếm > 75% ở tất cả các nội dung. Mặc 
dù vậy, ở một số nội dung tỷ lệ điều dưỡng 
có thái độ chưa tích cực chiếm trên 16% và 
một số yếu tố như quá tải công việc, thiếu 
nhân sự, thiếu dụng cụ an toàn, thiếu kiến 
thức được cho là rào cản. Kết luận: đa 
phần điều dưỡng đã có thái độ tích cực về 
tổn thương do vật sắc nhọn, dựa trên học 
thuyết “mô hình niềm tin sức khoẻ” có khả 
năng cao các điều dưỡng trong nghiên cứu 
này sẽ thực hiện các biện pháp dự phòng 
tổn thương do vật sắc nhọn.
Từ khóa: Tổn thương do vật sắc nhọn, 
thái độ, điều dưỡng

File đính kèm:

  • pdfket_qua_thuc_hanh_tu_cham_soc_ban_chan_cua_nguoi_benh_dai_th.pdf