Kết quả nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc, thời vụ trồng rừng và tiêu chuẩn cây con keo lá liềm (acacia crassicarpa) trên vùng đất cát khu vực Bắc Trung Bộ

Kết quả thí nghiệm đã tìm ra được kỹ thuật chăm sóc rừng trồng : Vun gốc +

bón 50g NPK là thích hợp nhất, cho sinh khối và tỷ lệ sống của cây cao

nhất so với các công thức: Không vun gốc + bón 50g NPK , Vun gốc +

không bón phân , Không vun gốc + không bón phân . Kế t quả nghiên cứ u

thờ i vụ trồng cho thấy trồng và o tháng 11 cho tỷ lệ sống cao nhất với 95,6%

với 2

t = 4,05 > 05 2 = 3,84, tuy nhiên sinh khối cây trồng tháng 11 và

tháng 2 không có sự sai khác rõ rệ t vớ i Ft = 0,62 < f05="7,7." thí="" nghiệm="">

chuẩ n cây con cho thấ y cây trồ ng 4 tháng và 6 tháng tuổi không có sự sai

khác rõ rệt về tỷ lệ sống với giá trị = 0,2 <= 3,84="" cũng="" như="" sinh="" khối="" (giá="">

Ft = 0,15 < f05="7,7)." vì="" vậy,="" nên="" chọn="" trồng="" cây="" 4="" tháng="" tuổi="" để="" giảm="">

sức và chi phí chăm sóc.

pdf 8 trang kimcuc 2660
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc, thời vụ trồng rừng và tiêu chuẩn cây con keo lá liềm (acacia crassicarpa) trên vùng đất cát khu vực Bắc Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc, thời vụ trồng rừng và tiêu chuẩn cây con keo lá liềm (acacia crassicarpa) trên vùng đất cát khu vực Bắc Trung Bộ

Kết quả nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc, thời vụ trồng rừng và tiêu chuẩn cây con keo lá liềm (acacia crassicarpa) trên vùng đất cát khu vực Bắc Trung Bộ
Tạp chí KHLN 4/2015 (4048 - 4055) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
4048 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CHĂM SÓC, THỜI VỤ TRỒNG RỪNG 
VÀ TIÊU CHUẨN CÂY CON KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa) 
TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 
Đặng Thái Dương, Đặng Thái Hoàng 
Trường Đại học Nông Lâm Huế 
Từ khóa: Bắc Trung Bộ, 
đất cát, keo lá liềm, kỹ 
thuật chăm sóc, thời vụ 
trồng, tiêu chuẩn cây con. 
TÓM TẮT 
Kết quả thí nghiệm đã tìm ra được kỹ thuật chăm sóc rừng trồng : Vun gốc + 
bón 50g NPK là thích hợp nhất, cho sinh khối và tỷ lệ sống của cây cao 
nhất so với các công thức: Không vun gốc + bón 50g NPK , Vun gốc + 
không bón phân , Không vun gốc + không bón phân . Kết quả nghiên cứu 
thời vụ trồng cho thấy trồng vào tháng 11 cho tỷ lệ sống cao nhất với 95,6% 
với
2
t = 4,05 > 
2
05 = 3,84, tuy nhiên sinh khối cây trồng tháng 11 và 
tháng 2 không có sự sai khác rõ rệt với F t = 0,62 < F05 =7,7. Thí nghiệm tiêu 
chuẩn cây con cho thấy cây trồng 4 tháng và 6 tháng tuổi không có sự sai 
khác rõ rệt về tỷ lệ sống với giá trị = 0,2 <= 3,84 cũng như sinh khối (giá trị 
Ft = 0,15 < F05 = 7,7). Vì vậy, nên chọn trồng cây 4 tháng tuổi để giảm công 
sức và chi phí chăm sóc. 
Keywords: Northern 
Central, sandy soil, Acacia 
crassicarpa, stending 
techniques, planting 
season, seedling age 
Result of studying tending technique, planting season and seedling age 
of Acacia crassicarpa in the Central Coastal Area 
The result shows that with tending techniques: root cover + 50g NPK is the 
most suitable, bringing highest living ratio and biomass compare to other 
methods: uncover + 50g NPK, Root cover + no fertilizer, Uncover + no 
fertilizer. Result of planting season show that it is best to plant in November 
bringing highest living ratio. However, there was no difference in the tree 
biomass between the panting seasons. The result of seedling age show that 
there was no difference between the 4 month and 6 month old seedlings. 
Thus, we should choose the 4 month old to reduce the cost. From this, the 
study chose the tending technique: root cover + 50g NPK, planting seaon in 
November and seedling age of 4 month old. 
Đặng Thái Dương et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4049 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bắc Trung Bộ có diện tích vùng đất cát là 
334.740ha, thường gặp khó khăn trong sử 
dụng, canh tác cây trồng. Đặc điểm đất nghèo 
dinh dưỡng, khô nóng vào mùa hè và thường 
ngập úng vào mùa mưa, thường xuyên chịu tác 
động của gió bão và biến đổi khí hậu (Nguyễn 
Thị Liệu, 2006; Viện Quy hoạch và Thiết kế 
nông nghiệp, 2000). Vì vậy, việc xác định tiêu 
chuẩn cây con đem trồng , thời vụ trồng rừng 
và kĩ thuật chăm sóc rừng trồng là rất cần thiết 
và có ý nghĩa. 
Qua các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa 
học Lâm nghiệp Việt Nam và Đại học Nông 
Lâm - Huế cho thấy Keo lá liềm là loài cây tỏ 
ra thích nghi hơn với vùng đất cát ven biển so 
với các loài keo khác . Đây cũng là loài cây có 
khả năng cải tạo đất và phòng hộ tốt . Keo lá 
liềm được trồng khá phổ biến trên vùng đất cát 
ven biển miền Trung , nhưng tới nay ch ưa có 
công trình nghiên cứu nào về xác định tiêu 
chuẩn cây con đem trồng , thời vụ trồng và kỹ 
thuật chăm sóc đối với loại keo này trên vùng 
cát. Vì vậy, nghiên cứu để chọn kỹ thuật canh 
tác giúp cho cây có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng 
nhanh, sinh khối lớn là hết sức cần thiết (Đặng 
Thái Dương, Nguyễn Hợi, 2011; Đặng Thái 
Dương, Võ Đại Hải, 2012). 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Cây trồng là các dòng Keo lá liềm (Acacia 
crassicarpa). Tuổi cây con đem trồng trong thí 
nghiệm xác định là 4 tháng tuổi và 6 tháng 
tuổi. Thí nghiệm được tiến hành trên khu vực 
đất cát nội đồng và ven biển Bắc Trung Bộ. 
Thời điểm đánh giá là giai đoạn rừng trồng 16 
tháng tuổi. 
Phân bón : Phân NPK Bông lúa 16 - 16 - 8: 
gồm có thành phần: Đạm (N): 16%, 
Lân (P2O5): 16%, Kali (K2O): 8%. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
* Bố trí thí nghiệm 
Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 
3 lần lặp lại thí nghiệm về mùa vụ , tiêu chuẩn 
cây con và kỹ thuật chăm sóc, mỗi công thức 
thí nghiệm là 45 cây. Thí nghiệm được trồng 
trên vùng đất cát nội đồng và vùng đất cát ven 
biển Bắc Trung Bộ. 
Các thí nghiệm cụ thể như sau: 
- Thời vụ trồng : bố trí 2 công thức : i): Trồng 
tháng 11; ii) Trồng tháng 2. 
Đồng nhất về các yếu tố khác: tuổi cây con: 4 
tháng tuổi; mật độ: 2000 cây/ha; làm đất: cày 
+ lên luống + cuốc hố; chăm sóc: vun gốc + 
50g NPK. 
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng : Bố trí 2 công 
thức: i) 4 tháng tuổi; ii) 6 tháng tuổi. 
Đồng nhất về các yếu tố khác: thời vụ trồng: 
tháng 11; mật độ: 2000 cây/ha; làm đất: cày + 
lên luống + cuốc hố; chăm sóc: vun gốc + 50g 
NPK. 
- Kỹ thuật chăm sóc : Bố trí 4 công thức: i) 
Vun gốc + 50g NPK; ii) Không vun gốc + 50g 
NPK; iii): Vun gốc + không bón phân; iv): 
Không vun gốc + không bón phân. 
Đồng nhất về các yếu tố khác: thời vụ trồng: 
tháng 11; tiêu chuẩn cây con: 4 tháng tuổi mật 
độ: 2000 cây/ha; làm đất: cày + lên luống + 
cuốc hố. 
* Thu thập số liệu 
Tỷ lệ sống: Đánh giá tỷ lệ sống giai đoạn rừng 
trồng 16 tháng tuổi bằng cánh đếm số cây sống 
so với số cây trồng ban đầu thí nghiệm. 
Sinh khối: Để xác định sinh khối chọn 3 cây 
có sinh trưởng trung bình/1 lần lặp (Lê Văn 
Khoa, 2000). Xác định sinh khối tươi : Dùng 
cân lò xo loại 5kg và loại 10kg hoặc cân điện 
tử để xác định sinh khối. 
Tạp chí KHLN 2015 Đặng Thái Dương et al., 2015(4) 
4050 
* Xử lý số liệu 
Sử dụng phần mềm Excel trong xử lý thống kê 
trong Lâm nghiệp để phân tích và xử lý số liệu 
(Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996): 
- Các số liệu của nghiên cứu được tính theo giá 
trị trung bình cộng. 
- Dùng tiêu chuẩn 2t để so sánh và lựa chọn 
công thức cho tỷ lệ sống tốt nhất. 
  
s
2
q
i
2
i
vq
2
S2
t
T
T
T
q
T*T
T
Trong đó: q: Đặc trưng cho cây sống 
v: Đặc trưng cho cây chết 
Ts: Tổng tần số quan sát ở cấp q 
Tq: Tổng tần số quan sát ở cấp v 
Qi, vi: Tần số quan sát thực tế của 
mẫu i tương ứng của cấp q và v 
- Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 
một nhân tố để xác định mức độ biến động 
giữa các công thức thí nghiệm bằng việc so 
sánh giá trị tiêu chuẩn F với giá trị chuẩn F05. 
- Dùng tiêu chuẩn t (Student) để lựa chọn công 
thức thí nghiệm tốt nhất. 
21
N
21
tính
n
1
n
1
S
XX
t
Trong đó: 
1X và 2X là giá trị bình quân lớn 
nhất và lớn nhì trong các giá trị bình quân của 
các công thức thí nghiệm. 
n1 và n2 là dung lượng quan sát tương ứng với 
1X và .X2 
SN là Sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên 
an
V
S NN
III. KẾT QUÂ VÀ THÂO LUẬN 
3.1. Kỹ thuật chăm sóc bón thúc, vun gốc 
cho cây 
Bón thúc cho cây trồng là bón thêm phân vào 
những giai đoạn cây cần nhiều dinh dưỡng và 
khoáng để sinh trưởng và phát triển. Đó là giai 
đoạn cây còn nhỏ, cần phát triển thân, lá mạnh, 
giai đoạn cây đẻ nhánh, đâm chồi, giai đoạn 
hình thành hoa và giai đoạn quả đang lớn. Bón 
thúc kết hợp với vun gốc nhằm giúp cây được 
giữ ẩm không bị gió lay đồng thời làm tăng 
quá trao đổi không khí cho cây và môi trường 
từ đó tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát 
triển tốt. Vì vậy, nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc 
rất quan trọng và cần thiết trong công tác trồng 
rừng. Thí nghiệm đánh giá các kỹ thuật chăm 
sóc ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh khối 
được thể hiện qua bảng 1 và 2. 
Bảng 1. Tỷ lệ sống của các dòng Keo lá liềm ở các công thức chăm sóc khác nhau 
Vùng Dòng 
Tỷ lệ sống (%) 
2
t 
2
05 Vun gốc + 50g 
NPK 
Không vun 
gốc + 50g NPK 
Vun gốc + 
không bón 
phân 
Không vun 
gốc + không 
bón phân 
Nội đồng 
A.Cr.N.34 97,8 91,1 86,7 82,2 6,29 7,8 
A.Cr.N.81 86,7 88,9 88,9 84,4 0,54 7,8 
A.Cr.N.84 95,6 93,3 88,9 86,7 2,74 7,8 
A.Cr.N.86 86,7 82,2 82,2 77,8 1,21 7,8 
A.Cr.N.87 88,9 82,2 80,0 77,8 2,12 7,8 
Ven biển A.Cr.N.147 93,3 88,9 86,7 82,2 2,69 7,8 
TB 91,5 87,7 85,5 81,9 
Đặng Thái Dương et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4051 
Qua bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ sống của các dòng 
Keo lá liềm ở 3 công thức chăm sóc và đối 
chứng trên vùng đất cát ven biển và nội đồng 
là khá cao đạt 77,85 - 97,8%, trong đó tỷ lệ 
sống của Keo lá liềm ở công thức vun gốc và 
bón 50g NPK là cao nhất , dao động từ 86,7 - 
93,3%, trung bình đạt 91,8%; Công thức đối 
chứng có tỷ lệ sống thấp nhất biến động từ 
75,6 - 82,2%, với giá trị trung bình 79,3%. 
Để đánh giá mức độ sai khác và chọn kỹ thuật 
chăm sóc tốt nhất dùng tiêu chuẩn 2t kết quả 
cho thấy: So sánh tỷ lệ sống của 6 dòng keo ở 
4 công thức cho giá trị 2t đều bé hơn 
2
05 với 
2
t biến động từ giá trị 0,54 đến 6,29<
2
05 = 7,8 
qua đó cho thấy tỷ lệ sống ở các công thức 
chăm sóc không có sự sai khác sau 16 tháng 
theo dõi. 
Như vậy, qua kết quả phân tích ảnh hưởng kỹ 
thuật chăm sóc đến tỷ lệ sống cho thấy 4 công 
thức trên đều cho tỷ lệ sống tương đương. Nên 
có thể áp dụng cả bốn công thức vào thực tiễn 
sản xuất, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng 
như công lao động để chọn kỹ thuật chăm sóc 
hiệu quả từ các công thức trên. 
Bảng 2. Sinh khối của các dòng ở 4 công thức chăm sóc khác nhau 
Vùng Dòng 
Sinh khối (kg) 
Ft;F05 Tt;T05 Vun gốc + 
50g NPK 
Không vun 
gốc + 50g 
NPK 
Vun gốc + 
không bón 
phân 
Không vun 
gốc + không 
bón phân 
Nội đồng 
A.Cr.N.34 6,14 5,09 4,92 4,39 
Ft = 114,1 
F05 = 4,06 
Tt = 12,6 
T05 = 2,77 
A.Cr.N.81 5,48 4,73 4,41 4,05 
Ft = 217,8 
F05 = 4,06 
Tt = 17 
T05 = 2,77 
A.Cr.N.84 6,14 5,01 4,53 3,76 
Ft = 121,2 
F05 = 4,06 
Tt = 9,57 
T05 = 2,77 
A.Cr.N.86 5,38 4,71 4,41 4,07 
Ft = 114,9 
F05 = 4,06 
Tt = 8,63 
T05 = 2,77 
A.Cr.N.87 5,30 4,28 3,94 3,69 
Ft = 177,4 
F05 = 4,06 
Tt = 19,4 
T05 = 2,77 
Ven biển A.Cr.N.147 5,50 4,90 4,73 4,41 
Ft = 33,4 
F05 = 4,06 
Tt = 4,5 
T05 = 2,77 
TB 5,69 4,79 4,49 4,06 
Trong nghiên cứu chọn loài, chọn dòng hay 
xác định chế độ canh tác thì các chỉ tiêu đánh 
giá về sinh trưởng như: Đường kính, chiều 
cao, đường kính tán và đặc biệt chỉ tiêu sinh 
khối là hết sức quan trọng. Kết quả bảng 2 
cho thấy sau khi trồng 16 tháng sinh khối ở 
các dòng có sự chênh lệch . Công thức cho 
sinh khối cao nhất là CT1, sinh khối trung 
bình của các dòng đạt 5,69kg và công thức cho 
sinh khối thấp nhất là CT4, sinh khối trung 
bình chỉ đạt 4,06kg. Để đánh giá mức độ sai 
khác và chọn công thức tối ưu trong các 
phương pháp kỹ thuật chăm sóc trên dùng tiêu 
chuẩn F05, kết quả cho thấy: So sánh sinh khối 
của 6 dòng keo ở các công thức chăm sóc cho 
giá trị Ft đều lớn hơn F05 với Ft biến động từ 
giá trị 33,4 đến giá trị 227,8 > F05 = 5,14; điều 
đó chứng tỏ sinh khối các dòng keo giữa các 
phương pháp kỹ thuật chăm sóc có sự sai khác 
với độ tin cậy 95%. 
Để chọn được phương pháp kỹ thuật chăm sóc 
cho sinh khối trung bình tốt nhất giữa CT tốt 
nhất và CT tốt nhì ta dùng tiêu chuẩn t 
(Student). Kết quả phân tích cho thấy: Tt đều 
Tạp chí KHLN 2015 Đặng Thái Dương et al., 2015(4) 
4052 
lớn hơn T05 với Tt biến động từ giá trị 4,5 đến 
19,4 >T05 = 2,77. Chứng tỏ đã có sự sai khác 
rõ rệt về sinh khối giữa CT tốt nhất và CT tốt 
nhì với mức ý nghĩa α = 0,05. Vì vậy, ta 
chọn phương pháp kỹ thuật chăm sóc CT1: 
Vun gốc + 50g NPK để cho sinh khối các 
dòng keo trồng ở vùng cát là tốt nhất. Vì sau 
khi trồng được một thời gian lượng dinh 
dưỡng hao hụt, nhu cầu dinh dưỡng để phát 
triển của cây tăng lên nên bón lót giúp kịp 
thời bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết đó. 
Đồng thời vun gốc giúp cây dễ dàng tiếp 
nhận nước và muối khoáng nên cây phát 
triển sinh khối nhanh. 
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng 
rừng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh 
khối của cây trồng 
Bắc Trung Bộ nằm trong khu vực nhiệt đới gió 
mùa, trong năm phân ra hai mùa rõ rệt: Mùa 
mưa chịu nhiều bão, lũ với lượng mưa trung 
bình trên 2000mm và mùa khô chịu tác động 
của gió Lào khô nóng khiến lượng bốc hơi 
nước cao. Vì vậy , khí hậu tác động khá lớn 
đến thời vụ trồng rừng. 
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của thời vụ 
trồng rừng đến tỷ lệ sống và sinh khối được 
thể hiện qua bảng 3 và 4. 
Bảng 3. Tỷ lệ sống của các dòng Keo lá liềm ở 2 thời vụ trồng rừng khác nhau 
Vùng Dòng 
Tỷ lệ sống (%) 
2
t 
2
05 
Trồng tháng 11 Trồng tháng 2 
Nội đồng 
A.Cr.N.34 95,6 82,2 4,05 3,84 
A.Cr.N.81 93,3 77,8 4,4 3,84 
A.Cr.N.84 95,6 80,0 5,07 3,84 
A.Cr.N.86 91,1 71,1 5,87 3,84 
A.Cr.N.87 88,9 71,1 4,4 3,84 
Ven biển A.Cr.N.147 91,1 75,6 3,92 3,84 
TB 92,6 76,3 
Kết quả bảng 3 cho thấy: tỷ lệ sống của các 
dòng Keo lá liềm ở vùng đất cát ven biển và 
vùng đất cát nội đồng sau khi trồng 16 tháng có 
sự chênh lệch rõ rệt ở các thời vụ trồng. Trồng 
cây tháng 11 và tháng 2 ảnh hưởng lớn đến tỷ 
lệ sống các cây thí nghiệm. So sánh tỷ lệ sống 
các công thức thấy tỷ lệ sống thấp nhất ở CT1 
là 88,9% và cao nhất là 95,6% so với giá trị 
trung bình 92,6%, CT2 cho giá trị tỷ lệ sống 
cao nhất 82,2% và thấp nhất 71,1% so với giá 
trị trung bình 76,3%. Qua so sánh giá trị trung 
bình ta thấy chọn thời vụ trồng tháng 11 cho tỷ 
lệ sống cao hơn tháng 2. 
Để đánh giá mức độ sai khác và chọn thời vụ 
trồng tốt nhất dùng tiêu chuẩn 2t để kiểm tra, 
kết quả cho thấy: so sánh tỷ lệ sống của 6 dòng 
keo ở 2 mùa vụ cho giá trị 2t đều lớn hơn
2
05 
với 2t biến động từ giá trị 3,92 đến giá trị 5,87 
>
2
05 = 3,84 qua đó cho thấy tỷ lệ sống ở thời 
vụ trồng có sự sai khác sau 16 tháng theo dõi. 
Sự sai khác đó do trồng vào tháng 11 là mùa 
mưa ở Bắc Trung Bộ nên đất ẩm, dinh dưỡng 
hòa tan trong đất, cây ít bị thoát hơi nước nên 
ít gặp bất lợi. Còn tháng 2 bắt đầu bước vào 
mùa khô nên trời nắng, mưa ít. 
Vì vậy, qua quá trình phân tích kết quả cho 
thấy nên chọn trồng rừng vào tháng 11 để cây 
trồng đạt tỷ lệ sống cao nhất đảm bảo hiệu quả 
cho sản xuất. 
Đặng Thái Dương et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4053 
Bảng 4. Sinh khối của các dòng tại vùng đất cát Bắc Trung Bộ ở 2 mùa vụ trồng rừng khác nhau 
Vùng Dòng 
Sinh khối (kg) 
Ft;F05 
Trồng tháng 11 Trồng tháng 2 
Nội đồng 
A.Cr.N.34 6,14 6,05 
Ft = 0,62 
F05 = 7,7 
A.Cr.N.81 5,31 5,26 
Ft = 2,04 
F05 = 7,7 
A.Cr.N.84 6,12 6,10 
Ft = 0,03 
F05 = 7,7 
A.Cr.N.86 5,28 5,13 
Ft = 1,07 
F05 = 7,7 
A.Cr.N.87 5,15 5,10 
Ft = 3,12 
F05 = 7,7 
Ven biển A.Cr.N.147 5,18 5,30 
Ft = 2,25 
F05 = 7,7 
TB 5,53 5,49 
Kết quả bảng 4 cho ta thấy sau khi trồng 16 
tháng sinh khối giữa các công thức bón lót ở 
mỗi dòng ít có sự chênh lệch. So sánh sinh 
khối các công thức cho thấy sinh khối thấp 
nhất ở CT1 là 5,15kg và cao nhất là 6,14kg so 
với giá trị trung bình 5,53kg, CT2 cho sinh 
khối cao nhất 6,1kg và thấp nhất 5,1kg so với 
giá trị trung bình 5,49kg. Qua so sánh ta thấy 
tỷ lệ sống trung bình ở hai công thức có sự 
chênh lệch không lớn. 
Để đánh giá mức độ sai khác giữa sinh khối ở 
các mùa vụ trồng ta dùng tiêu chuẩn F05 để 
kiểm tra, kết quả cho thấy: So sánh sinh khối 
của 6 dòng keo ở các công thức bón phân giá 
trị Ft đều bé hơn F05 với Ft biến động từ giá trị 
0,03 đến giá trị 3,12 <F05 = 7,7 suy ra mùa vụ 
trồng khác nhau ít ảnh hưởng đến sinh khối 
cây con trồng sau 16 tháng. Vì sinh khối là quá 
trình tích lũy lâu dài nên ảnh hưởng của thời 
tiết và dinh dưỡng trong đất như nhau. 
Vì vậy qua phân tích có thể trồng cây con vào 
tháng 11 hoặc tháng 2 mà không ảnh hưởng 
đến sinh khối. 
3.3. Nghiên cứu tiêu chuẩn cây con đem trồng 
Nghiên cứu tuổi cây con đem trồng để biết 
được khả năng chống chịu với thời tiết bất lợi 
cũng như khả năng thích ứng với môi trường 
sống. Ở mỗi tuổi cây có một khả năng thích 
ứng với môi trường riêng, nghiên cứu ảnh 
hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ sống và sinh khối 
để ta biết được điều đó. 
Vì vậy nghiên cứu tuổi cây con đem trồng rất 
cần thiết trong công tác trồng rừng. Thí 
nghiệm đánh giá ảnh hưởng của tuổi cây con 
đến tỷ lệ sống và sinh khối được thể hiện qua 
bảng 5 và 6. 
Bảng 5. Tỷ lệ sống của các dòng tại vùng đất cát Bắc Trung Bộ ở 2 tuổi cây con khác nhau 
Vùng Dòng 
Tỷ lệ sống (%) 
2
t 
2
05 
Cây con 6 tháng tuổi Cây con 4 tháng tuổi 
Nội đồng 
A.Cr.N.34 95,6 93,3 0,2 3,84 
A.Cr.N.81 91,1 91,1 0 3,84 
A.Cr.N.84 93,3 91,1 0,15 3,84 
A.Cr.N.86 88,9 84,4 0,4 3,84 
A.Cr.N.87 88,9 88,9 0 3,84 
Ven biển A.Cr.N.147 93,3 84,4 1,8 3,84 
TB 91,85 88,87 
Tạp chí KHLN 2015 Đặng Thái Dương et al., 2015(4) 
4054 
Kết quả bảng 5 cho thấy: tuổi cây con đem 
trồng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của các dòng 
Keo lá liềm ở vùng đất cát ven biển và vùng 
đất cát nội đồng sau khi trồng được 16 tháng 
không có sự chênh lệch. Cây 6 tháng tuổi và 
cây 4 tháng tuổi ít ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ 
sống các cây thí nghiệm. So sánh tỷ lệ sống 
các công thức thấy tỷ lệ sống thấp nhất ở 
CT1 là 88,9% và cao nhất là 95,6% so với giá 
trị trung bình 91,85%, CT2 cho giá trị tỷ lệ 
sống cao nhất 93,3% và thấp nhất 84,4% so 
với giá trị trung bình 88,87%. Qua so sánh 
trồng cây 6 tháng tuổi và 4 tháng tuổi cho giá 
trị tỷ lệ sống trung bình gần tương đương. 
Để đánh giá mức độ sai khác và chọn tuổi cây 
con phù hợp dùng tiêu chuẩn 2t để kiểm tra, 
kết quả cho thấy: so sánh tỷ lệ sống của 6 dòng 
keo ở hai tuổi cây con cho giá trị 2t đều bé 
hơn 205 với
2
t biến động từ giá trị 0 đến giá trị 
1,8 <
2
05 = 3,84; qua đó cho thấy tỷ lệ sống ở 
tuổi cây con đem trồng chưa có sự sai khác sau 
16 tháng theo dõi. Do điều kiện môi trường 
thuận lợi hoặc khả năng chống chọi cao với 
bất lợi nên cho giá trị tỷ lệ sống tương đương. 
Qua nghiên cứu cho thấy để trồng rừng có thể 
chọn cây con 4 tháng tuổi hoặc 6 tháng tuổi 
đem trồng mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. 
Bảng 6. Sinh khối của các dòng tại vùng đất cát Bắc Trung Bộ ở 2 tuổi cây con khác nhau 
Vùng Dòng 
Sinh khối (kg) 
Ft;F05 
Cây con 6 tháng tuổi Cây con 4 tháng tuổi 
Nội đồng 
A.Cr.N.34 6,11 6,07 
Ft = 0,15 
F05 = 7,7 
A.Cr.N.81 5,24 5,17 
Ft = 4,27 
F05 = 7,7 
A.Cr.N.84 6,14 6,03 
Ft = 0,79 
F05 = 7,7 
A.Cr.N.86 5,22 5,19 
Ft = 0,29 
F05 = 7,7 
A.Cr.N.87 5,30 5,28 
Ft = 0,006 
F05 = 7,7 
Ven biển A.Cr.N.147 5,66 5,32 
Ft = 3,03 
F05 = 7,7 
TB 5,61 5,51 
Kết quả bảng 6 cho ta thấy: sau khi trồng 
được 16 tháng sinh khối giữa các tuổi cây con 
khác nhau ở mỗi dòng ít có sự chênh lệch. So 
sánh sinh khối các công thức cho thấy sinh 
khối thấp nhất ở CT1 là 5,22kg và cao nhất là 
6,14kg so với giá trị trung bình 5,61kg; CT2 
cho sinh khối cao nhất 6,07kg và thấp nhất 
5,17kg so với giá trị trung bình 5,51kg. Qua 
so sánh ta thấy sinh khối trung bình ở hai 
công thức có sự chênh lệch không lớn. 
Để đánh giá mức độ sai khác giữa các tuổi cây 
con đem trồng ta dùng tiêu chuẩn F05, kết quả 
cho thấy: So sánh sinh khối của 6 dòng keo ở 
các công thức bón phân giá trị Ft đều bé hơn 
F05 với Ft biến động từ giá trị 0,006 đến giá trị 
34,17 <F05 = 7,7; điều đó chứng tỏ rằng các 
tuổi cây con khác nhau đem trồng ít ảnh hưởng 
đến phát triển sinh khối cây con trồng sau 16 
tháng với độ tin cậy 95%. 
Đặng Thái Dương et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4055 
Vì vậy có thể chọn cây con 6 tháng tuổi hoặc 4 
tháng tuổi đem trồng vẫn cho sinh khối tương 
đương. Nhưng nên chọn cây 4 tháng tuổi để 
giảm chi phí chăm sóc. 
IV. KẾT LUẬN 
Vùng đất cát ven biển Bắc Trung Bộ chiếm 
diện tích 334.740ha là vùng đất rất khó khăn 
trong sử dụng vì đặc điểm của đất khô nóng, 
nghèo xấu và thường xuyên chịu tác động của 
biến đổi khí hậu. Ngoài việc chọn loài/dòng 
để trồng trên vùng này thì việc xác định quy 
trình kỹ thuật trồng và chăm sóc là hết sức 
quan trọng. 
Kết quả thí nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, 
mùa vụ và tuổi cây con đem trồng được đánh 
giá ở giai đoạn rừng trồng 16 tháng tuổi. 
Nghiên cứu đã sử dụng tiêu chuẩn 2t , tiêu 
chuẩn F và tiêu chuẩn t để so sánh xác định 
công thức cho tỷ lệ sống cao nhất, xác định 
mức độ biến động về sinh khối và chọn công 
thức sinh khối tốt nhất. 
Kết quả nghiên cứu về mùa vụ trồng rừng: i) 
Trồng tháng 11; ii) Trồng tháng 2. Kết quả cho 
thấy thời vụ trồng tháng 11 cho tỷ lệ sống cao 
hơn đạt 95,6% (với 2t = 4,05 >
2
05 = 3,84). 
Đánh giá sinh khối của cây trồng rừng tháng 
11 và trồng rừng tháng 2 không có sự sai khác 
qua giá trị Ft = 0,62 < F05 =7,7. 
Thí nghiệm đã chọn được công thức trồng 
rừng vào tháng 11 là tốt nhất với tỷ lệ sống là 
97,8% và sinh khối 6,21 kg/cây. 
Kết quả thí nghiệm tuổi cây con đem trồng 
rừng: i) Cây con 6 tháng, ii) Cây con 4 tháng. 
Đánh giá ở giai đoạn rừng trồng 16 tháng tuổi 
là chưa có sự khác nhau về tỷ lệ sống và sinh 
khối. Vì vậy, chọn tuổi cây con đem trồng 4 
tháng tuổi sẽ tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời 
gian nuôi cây trong vườn là phù hợp. 
Kết quả thí nghiệm chăm sóc rừng: i) Vun gốc 
+ 50g NPK; ii) Không vun gốc + 50g NPK; 
iii) Vun gốc + không bón phân và iv) Không 
vun gốc + không bón phân. Thí nghiệm đã 
chọn được công thức vun gốc và bón 50g 
NPK/cây là tốt nhất với tỷ lệ sống 93,3% và 
sinh khối là 6,19 kg/cây. 
Như vậy, kỹ thuật canh tác Keo lá liềm trên 
vùng cát ven biển khu vực Bắc Trung Bộ là 
mùa vụ trồng từ tháng 11 hoặc tháng 2 năm 
sau; tuổi cây con từ 4 tháng tuổi; chăm sóc vun 
gốc và bón 50gNPK/cây vào đầu mùa mưa 
(tháng 9) là phù hợp nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHÂO 
1. Đặng Thái Dương, Nguyễn Hợi, 2011. Kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển miền Trung. NXB Nông nghiệp. 
2. Đặng Thái Dương, Võ Đại Hải, 2012. Giáo Trình trồng rừng - Trường Đại học Nông Lâm Huế, NXB Nông 
nghiệp Hà Nội. 
3. Nguyễn Thị Liệu, 2006. Điều tra tập đoàn cây trồng và xây dựng mô hình trồng rừng Keo lá liềm (Acacia 
crassicarpa) trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4, trang 186-197. 
4. Lê Văn Khoa, 2000. Phương pháp phân tích Đất - Nước - Phân bón - Cây trồng. NXB giáo dục, Hà Nội. 
5. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm 
nghiệp trên máy tính. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
6. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2000. Báo cáo tổng kết công trình nghiên cứu về đất cát ven biển Việt Nam 
Người thẩm định: GS.TS. Võ Đại Hải 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_ky_thuat_cham_soc_thoi_vu_trong_rung_va_t.pdf