Kết quả nạo hạch rộng rãi ở các bệnh nhân cắt bàng quang toàn bộ điều trị ung thư bàng quang xâm lấn

Đặt vấn đề: Nạo hạch chậu tiêu chuẩn từ lâu đã được xem là một phần của phẫu thuật cắt bàng quang

toàn bộ điều trị ung thư bàng quang xâm lấn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nạo hạch chậu rộng rãi

giúp tăng tỉ lệ sống còn cho các bệnh nhân ung thư bàng quang. Mục tiêu: Trình bày kỹ thuật và đánh giá

kết quả của phẫu thuật nạo vét hạch chậu rộng rãi trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn. Đối tượng

và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 38 bệnh nhân được nạo vét hạch chậu rộng rãi trong khi

cắt bàng quang toàn bộ từ tháng 01/2013 đến 04/2017 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Tuổi trung

bình: 63,45 ± 12,5. Tỷ lệ nữ/nam: 3/38. Tỷ lệ di căn hạch 6/38 bệnh nhân trong đó 4 di căn hạch bịt và 2 di

căn hạch chậu chung. Thời gian nạo hạch: 78 ± 43 phút. Lượng máu mất trong mổ: 120 ± 55ml. Số hạch trung

bình lấy được: 13 ± 4. Kết luận: Nạo hạch chậu rộng nên được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân cắt bàng

quang toàn bộ và có thể thực hiện thành công tại các trung tâm ngoại khoa lớn với các phẫu thuật viên có

kinh nghiệm.

pdf 6 trang kimcuc 2120
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả nạo hạch rộng rãi ở các bệnh nhân cắt bàng quang toàn bộ điều trị ung thư bàng quang xâm lấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nạo hạch rộng rãi ở các bệnh nhân cắt bàng quang toàn bộ điều trị ung thư bàng quang xâm lấn

Kết quả nạo hạch rộng rãi ở các bệnh nhân cắt bàng quang toàn bộ điều trị ung thư bàng quang xâm lấn
95
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Địa chỉ liên hệ: Lê Lương Vinh, email: drluongvinh@gmail.com
Ngày nhận bài: 5/10/2017; Ngày đồng ý đăng: 4/11/2017; Ngày xuất bản: 16/11/2017
KẾT QUẢ NẠO HẠCH RỘNG RÃI Ở CáC BỆNH NHÂN CẮT BÀNG 
QUANG TOÀN BỘ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG xÂM LẤN
Lê Lương Vinh3, Hoàng Văn Tùng1, Trần Ngọc Khánh2,
Ngô Thanh Liêm3, Lê Đình Khánh1
(1)Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
(2) Bệnh viện Trung ương Huế
(3) Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nạo hạch chậu tiêu chuẩn từ lâu đã được xem là một phần của phẫu thuật cắt bàng quang 
toàn bộ điều trị ung thư bàng quang xâm lấn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nạo hạch chậu rộng rãi 
giúp tăng tỉ lệ sống còn cho các bệnh nhân ung thư bàng quang. Mục tiêu: Trình bày kỹ thuật và đánh giá 
kết quả của phẫu thuật nạo vét hạch chậu rộng rãi trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 38 bệnh nhân được nạo vét hạch chậu rộng rãi trong khi 
cắt bàng quang toàn bộ từ tháng 01/2013 đến 04/2017 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Tuổi trung 
bình: 63,45 ± 12,5. Tỷ lệ nữ/nam: 3/38. Tỷ lệ di căn hạch 6/38 bệnh nhân trong đó 4 di căn hạch bịt và 2 di 
căn hạch chậu chung. Thời gian nạo hạch: 78 ± 43 phút. Lượng máu mất trong mổ: 120 ± 55ml. Số hạch trung 
bình lấy được: 13 ± 4. Kết luận: Nạo hạch chậu rộng nên được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân cắt bàng 
quang toàn bộ và có thể thực hiện thành công tại các trung tâm ngoại khoa lớn với các phẫu thuật viên có 
kinh nghiệm.
Từ khoá: Nạo hạch chậu rộng; ung thư bàng quang xâm lấn; cắt bàng quang toàn bộ.
Abstract
RESULTS OF ExTENDED PELVIS LYMPHADENECTOMY IN RADICAL 
CYSTECTOMY PATIENTS FOR TREATMENT INVASIVE BLADDER CANCER
Le Luong Vinh3, Hoang Van Tung1, Tran Ngoc khanh2,
Ngo Thanh Liem3, Le Dinh khanh1
(1) Hue University of Medicine and Pharmacy
(2) Hue Central Hospital
(3) PhD student of Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University
Background: For long time the standard lymphadenectomy is the part of radical cystectomy surgery 
for treament invasive bladder cancer. Some new research show the good result of extended pelvic 
lymphadenectomy in improving postoperative survival. Purpose: Report techniques and results of 
extended pelvic lymphadenectomy in radical cystectomy for invasive bladder cancer. Material and method: 
Prospective descriptive study on 38 extended pelvic lymphadenectomy patients from January 2013 to April 
2017 at Hue Centre Hospital. Results: Mean of age: 63.45 ± 12.5 years old. Female/man: 3/38. Lymph nodes 
metastasis6/38 patients, 4 obturator lymph node positive and 2common iliac vessels lymph node positive. 
Mean time of pelvic lymphadenectomy: 78 ± 43 mins. Mean of blood loss: 120 ± 55ml. Mean of lymph 
node count: 13 ± 4. Conclusion: Extended pelvic lymphadenectomy should be perform for all patients radical 
cystectomy to improve postoperative survival and It is safe when perform at a good surgery centre with 
experienced surgeon.
Key words: Extended pelvic lymphadenectomy; invasive bladder cancer; Radical cystectomy
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư bàng quang là một bệnh lý ác tính đứng 
hàng đầu của hệ tiết niệu và đứng vị trí thứ 4 trong 
các ung thư nam giới. Bệnh ít gặp hơn ở nữ giới tỉ 
lệ mắc phải ¼ so với nam giới. 90% ung thư bàng 
quang là ung thư tế bào chuyển tiếp khoảng 70% là 
ung thư bàng quang nông còn lại 30% đã xâm lấn 
cơ. Trong những nghiên cứu gần đây cho thấy yếu 
tố phẫu thuật kết hợp nạo vét hạch và hóa trị hỗ 
trợ có vai trò quan trọng lên kết quả điều trị và tỉ lệ 
96
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
sống còn. Có khoảng 25% di căn hạch tại thời điểm 
cắt bàng quang, phẫu nghiệm tử thi cho thấy tỷ lệ di 
căn hạch thực sự cao hơn khoảng 30 - 40%, như vậy 
di căn hạch là dấu hiệu xấu của nguy cơ bệnh tiến 
triển, tái phát và phẫu thuật nạo vét hạch đóng vai 
trò quan trọng [2],[5],[7]. 
Những thay đổi trong phân độ AJCC – TMN 2010 
của ung thư bàng quang cho thấy tầm quan trọng 
của việc mở rộng vị trí nạo vét hạch, những bệnh 
nhân có một hạch vùng dương tính được xếp pN1, 
nhiều hạch vùng dương tính được xếp pN2 và khi di 
căn đến hạch chậu chung được xếp pN3 vậy nạo vét 
hạch rộng giúp phân độ chính xác giai đoạn di căn 
hạch để có tiên lượng và điều trị hỗ trợ sau phẫu 
thuật cho bệnh nhân [9],[17]. Đối với các trường 
hợp hạch âm tính thì số lượng hạch lấy được và sự 
mở rộng của vùng nạo vét hạch theo nhiều tác giả là 
thước đo quan trọng đánh giá kết quả phẫu thuật và 
có giá trị tiên lượng [11][12][14].
Cắt bàng quang toàn bộ và nạo vét hạch tiêu 
chuẩn đã được thực hiện như một phẫu thuật chuẩn 
tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 2003, trong khi nạo 
vét hạch chậu rộng chỉ mới được thực hiện gần đây 
do yêu cầu kỹ thuật phức tạp và thời gian mổ kéo 
dài. Những nghiên cứu quốc tế gần đây cho thấy 
nhiều ưu điểm của nạo hạch rộng, các nghiên cứu 
trong nước còn ít nên chúng tôi thực hiện nghiên 
cứu này đánh giá những kết quả về nạo vét hạch 
chậu rộng rãi ở các bệnh nhân cắt bàng quang toàn 
bộ điều trị ung thư bàng quang xâm lấn.
2. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân được chẩn 
đoán ung thư bàng quang xâm lấn (T2a – T4a), có 
chỉ định cắt bàng quang toàn bộ và nạo hạch chậu 
rộng rãi từ tháng 01/2013 đến 04/2017 tại Bệnh 
viện trung ương Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu và mô tả cắt ngang.
2.3. Kỹ thuật phẫu thuật
Giới hạn của nạo vét hạch chậu rộng rãi được 
quy định như sau: Giới hạn trên tối thiểu là vị trí 
phân chia của động mạch chủ bụng. Ranh giới ngoài 
là thần kinh sinh dục đùi. Giới hạn dưới là hạch bẹn 
sâu cao nhất (Cloquet). Thành bên là bó mạch hạ vị, 
nền hố bịt. Phía trong là bàng quang, các hạch cạnh 
tạng được lấy nguyên khối cùng với bàng quang và 
tổ chức liên kết cạnh bàng quang kèm phúc mạc 
tạng phủ bàng quang. Các hạch được phân làm chín 
nhóm và ba tầng theo vị trí giải phẫu như hình 1[1].
Hình 1. Vùng nạo hạch.
Nhóm 1hạch cạnh TMC dưới, 2 hạch cạnh ĐMC 
bụng. Nhóm 3,4: Hạch chậu chung P,T. Nhóm 5: 
Hạch trước xương cùng. Nhóm hạch chậu ngoài T 
và P. Nhóm 8,9: Nhóm hạch chậu trong/ bịt T và P
 Hình 2. Nạo hạch vung 6,8
97
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Hình 3. Nạo hạch vùng 3,4 Hình 4. Hạch vùng 1,2
Cụ thể nạo vét hạch cho từng vùng như sau:
Hạch cạnh động mạch chủ bụng và hạch cạnh 
TM chủ dưới được lấy từ vị trí chia đôi của ĐM chủ 
bụng lên trên 1 -2 cm kèm tổ chức mỡ và bao xơ của 
bó mạch, tối thiểu phải lấy đến vị trí phân đôi. Các 
nhóm hạch khác thống nhất với phân nhóm của tác 
giả Nguyễn Văn Ân, riêng nhóm hạch bịt và chậu 
trong được đưa vào cùng một nhóm [1],[8],[19].
Hạch chậu chung: Nơi chia của động mạch chủ 
bụng – nguyên uỷ của động mạch chậu trong và 
động mạch chậu ngoài – dây thần kinh sinh dục đùi.
Hạch chậu ngoài: Giới hạn bởi nơi chia của động 
mạch chậu chung, sàn chậu, thần kinh sinh dục đùi 
và động mạch chậu ngoài.
Hạch chậu trong – hạch bịt: Giới hạn bởi động 
mạch chậu ngoài dây thần kinh bịt – sàn chậu – 
thành chậu bên – bàng quang – bó mạch chậu trong.
Hạch trước xương cùng: Các hạch nằm trước 
ụ nhô xương cùng giới hạn bởi nơi chia của động 
mạch chủ - động mạch chậu chung.
Chúng tôi nạo vét toàn bộ hạch, tổ chức mỡ và 
bao xơ của bó mạch gởi giải phẫu bệnh nguyên khối 
theo nhóm như trên, so sánh thời gian nạo vét hạch 
rộng so với nạo hạch tiêu chuẩn, đánh giá và theo 
dõi những biến chứng trong và sau mổ liên quan 
đến nạo hạch rộng, đánh giá kết quả di căn hạch sau 
nạo hạch chậu rộng.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung
Tuổi trung bình: 63,45 ± 12,5 (48 - 77)
Tỷ lệ nữ /nam: 3/38.
Thời gian nạo hạch: 78 ± 43ph (70 - 90).
Số hạch trung bình lấy được: 13 ± 4 (7 - 19).
Số bệnh nhân di căn hạch: 6/38.
Tổng thời gian phẫu thuật: 275,5 ± 36,5 ph (230- 
290).
Lượng máu mất trong mổ: 120ml ± 55 (50 -150).
Sáu bệnh nhân phải truyền máu trong mổ (250ml 
– 350ml hồng cầu khối) do mất máu trong quá trình 
phẫu thuật cắt bàng quang do u lớn, tăng sinh mạch 
máu nhiều.Một trường hợp nang bạch huyết sau 
phẫu thuật: 2,6%(1/38).
3.2. Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật
Toàn bộ 38 bệnh nhân được nạo vét hạch rộng 
rãitrong quá trình cắt bàng quang toàn bộ và nạo 
vét đủ các nhóm theo phân nhóm và ba tầng của 
Dorin.
Bảng 1. Giai đoạn u theoTNM ( UICC – EAU 2010)
TMN N = 38
T2aNoMo 8
T2bNoMo 12
T2bN1Mo 5
T2bN3Mo 3
T3aNoMo 4
T3bNoMo 4
T4aNoMo 2
Một vài đặc điểm của u
98
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 2. Một số đặc điểm của u trong loạt nghiên cứu.
Đặc điểm u n=38
Loại mô bệnh học UT tế bào chuyển 35
UT tế bào vảy 3
Độ biệt hoá tế bào Grade 1 7
Grade 2 25
Di căn hạch Bịt 4
Chậu chung 2
Số lượng U Một u 17
Nhiều u (≥ 2) 21
Kích thước U < 3 16
≥ 3 22
Tình trạng U Mới phát hiện 14
Tái phát 24
Kết quả mô bệnh học chủ yếu là u tế bào chuyển 
tiếp, chỉ có 3/38 là ung thư tế bào vảy. Di căn hạch 
bịt 4 trường hợp và di căn hạch chậu chung 2.
4. BÀN LUẬN
Phát hiện đã có di căn hạch trong phẫu thuật cắt 
bàng quang toàn bộ là một dấu hiệu tiên lượng xấu, 
phẫu thuật nạo hạch giúp loại bỏ những hạch có di 
căn vi thể. Nạo vét hạch tiêu chuẩn được nhiều tác 
giả thống nhất là lấy hạch đến vị trí đầu xa của động 
mạch chậu chung hai bên hay là vị trí niệu quản bắt 
chéo bó mạch chậu [8],[11]. Sự mở rộng của vùng 
nạo vét hạch lên đến bó mạch chậu chung, vùng 
trước xương cùng và vị trí phân đôi của động mạch 
chủcùng với việc lấy đi càng nhiều hạch đóng vai trò 
quan trọng trong kết quả phẫu thuật nạo vét hạch 
điều trị ung thư bàng quang xâm lấn, tuy nhiên mở 
rộng đến đâu thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Leadbetter 
và Cooper ban đầu cho rằng không cần thiết phải 
nạo vét hạch chậu rộng đến ngang mức động mạch 
chủ bụng và coi nó không phải là một phần của phẫu 
thuật cắt bàng quang, nhiều tác giả khác e ngại sự 
mở rộng lên đến vị trí động mạch mạc treo tràng 
dưới làm tăng đáng kể thời gian phẫu thuật và các 
tai biến như chảy máu, tổn thương hệ thần kinh 
thực vật, u nang bạch huyết..vv [3],[6],[15],[20]. 
Nhưng thực tế nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nạo 
vét hạch rộng đến ngang mức động mạch mạc treo 
tràng dưới có thể thực hiện an toàn, hơn nữa có 
bằng chứng bệnh lý cho thấy rằng vùng bạch huyết 
trải rộng từ vị trí phân chia của động mạch chủ đến 
động mạch mạc treo tràng dưới là vị trí di căn thông 
thường và nó được loại bỏ một cách hiệu quả bằng 
phẫu thuật. Tầm quan trọng của nạo hạch mở rộng 
cũng được chứng thực trong một nghiên cứu của 
Bochner, trong đó một phần ba bệnh nhân đã di 
căn hạch chậu chung vi thể tại thời điểm cắt bàng 
quang. Dù vị trí nạo vét hạch mở rộng đến đâu còn 
nhiều tranh cãi nhưng các tác giả đi đến thống nhất 
chung rằng vị trí lên càng cao thì số hạch lấy đi càng 
nhiều thì số bệnh nhân phát hiện có di căn hạch 
càng tăng. Leissner so sánh số hạch trung bình lấy đi 
khi vét hạch rộng và vét hạch chuẩn là 25 hạch so với 
14 hạch, trong nghiên cứu này ông cũng so sánh thời 
gian sống còn sau 5 năm không tái phát đối với u còn 
khu trú là 85% cho nạo hạch rộng và 63% cho nạo 
hạch tiêu chuẩn, và tỷ lệ sống còn sau nạo vét hạch 
rộng cũng được cải thiện cho cả nhóm bệnh nhân có 
di căn hạch và chưa di căn hạch, tỷ lệ tái phát tại chỗ 
càng giảm khi số hạch lấy đi càng nhiều.[10], [12], 
[13], [14], [15], [18].
Tất cả bệnh nhân trong nhóm của chúng tôi được 
tiến hành nạo hạch trước khi lấy bỏ bàng quang 
nhằm mục đích chờ kết quả sinh thiết lạnh của các 
nhóm hạch đồng thời rút ngắn được thời gian phẫu 
thuật và nguy cơ chảy máu trong khi cắt bàng quang 
do chủ động bộc lộ và cắt các nhánh động mạch 
cung cấp máu cho bàng quang khi nạo vét nhóm 
hạch chậu trong. Phẫu tích và bộc lộ niệu quản trong 
khi lấy bỏ nhóm hạch chậu chung, giải phóng và di 
động hai bên bàng quang trong khi nạo nhóm hạch 
bịt và chậu trong do vậy thời gian nạo vét hạch rộng 
tăng lên so với tiêu chuẩn nhưng chúng tôi rút ngắn 
được thì cắt bàng quang nên tổng thời gian phẫu 
thuật không tăng lên nhiều. Tỷ lệ hạch dương tính là 
15,8% (6/38), thấp hơn so với kết quả chung của các 
tác giả trong nước và thế giới20 -25% ,kết quả này có 
thể do loạt bệnh này của chúng tôi nhập viện trong 
99
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
giai đoạn sớm chủ yếu là pT2. Như vậy nếu chỉ vét 
nhóm hạch bịt (vét hạch giới hạn), hoặc mở rộng lên 
nạo hạch chuẩn chúng tôi sẽ bỏ qua hai trường hợp 
di căn hạch chậu chung. Chúng tôi có 1trường hợp 
(2,6%) phát hiện nang bạch huyết kích thước nhỏ 
vùng chậu trái trên CT scan trong lần tái khám đầu 
tiên, được theo dõi và điều trị nội khoa. Heidenreich 
và cộng sự thống kê có khoảng 7% biến chứng liên 
quan đến vét hạch chậu rộng trong ung thư bàng 
quang trong đó u nang bạch huyết là hay gặp nhất (2 
-4%), còn lại là thuyên tắc mạch sâu, tắc mạch phổi, 
phù bạch huyết cũng được ghi nhận, và ông cũng 
đưa ra cách xử trí để hạn chế các tai biến này (1). 
Bảo lưu hệ thống bạch huyết phía ngoài động mạch 
chậu ngoài, (2) Kẹp clip hoặc cột đầu xa của đường 
bạch huyết sau khi cắt bỏ (3). Dẫn lưu được đặt 
cả 2 bên vùng chậu (4). Chỉ rút dẫn lưu vùng chậu 
khi lượng dịch < 50ml dịch (5). Tiêm Heparin trọng 
lượng phân tử thấp ở cánh tay[15]. Brossner và cộng 
sự so sánh hai nhóm bệnh nhân nạo hạch chậu rộng 
và nạo hạch chuẩn cho thấy thời gian phẫu thuật 
tăng lên khi nạo hạch chậu rộng nhưng lại không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các biến chứng ở 
hai nhóm [5]. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi 
chưa ghi nhận có những biến chứng này có thể do 
số lượng bệnh nhân trong nhóm còn ít và u chủ yếu 
ở giai đoạn T2 các hạch chưa xâm lấn vào mạch máu 
và các tổ chức lân cận.
5. KẾT LUẬN
Nạo hạch chậu rộng trong cắt bàng quang toàn 
bộ trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn (T2a- 
T4a) là có thể thực hiện an toàn ở những trung tâm 
lớn với tỷ lệ biến chứng thấp dưới 7%. Tỷ lệ hạch 
có di căn 15,8% (6/38) vị trí nạo vét hạch lên càng 
cao thì số hạch lấy được càng nhiều. Nạo vét hạch 
rộng giúp tăng thời gian sống ở những bệnh nhân 
ung thư bàng quang xâm lấn do loại bỏ được những 
tổn thương di căn vi thể và có kế hoạch điều trị hỗ 
trợ cho bệnh nhân sớm.
1. Nguyễn Văn Ân, Phạm Hữu Đoàn ,(2012), “Nạo 
hạch chậu rộng trong cắt bàng quang tận gốc - Những kinh 
nghiệm ban đầu”, Y học T.P Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản 
của số 3, tr: 146 – 150.
2. Đào Quang Oánh, (2011), “Vai trò của nạo hạch 
trong cắt bàng quang tận gốc”, Y học TP Hồ Chí Minh, 
(15),3, tr:4 -8.
3. Ather M.H, Alam Z, Jamshaid A, Siddiqui K.M 
(2008). "Separate Submission of Standard Lymphadenec-
tomy in 6 Packets Versus En Bloc Lymphadenectomy in 
Bladder Cancer”. Urology Journal, (5) ,2, 94 -98.
4. Bochner B.H, Herr H.W, Reuter V.E (2001). “ Impact 
of separate versus en bloc pelvic lymph node disection on 
the number of lymph nodes retrieved in cystectomy spec-
imens”, J Urol, 166(6), 2295 -2296.
5. Brossner C, Pycha A, Mian C,(2004). Does ex-
tended lymphadenectomy increase the morbidity of radi-
cal cystectomy?.BJU international, 93, 64–66.
6. Buscarini M., Josephson D.J.,Stein J.P., (2007). 
“Lymphadenectomy in Bladder cancer :A Reveiw”. Urol 
int,79, pp:191–199.
7. Dhar N.B, Klein E.A, Reuther A.M, Thalmann G.N, 
(2008). Outcome After Radical Cystectomy With Limited 
or Extended Pelvic Lymph Node Dissection.The Journal of 
Urology, Vol. 179,873-878.
8. Dorin R.R., Daneshmand S., Eisenberg M.S., Et 
al.,(2011), “Lymph node dissection technique is more 
important than lymph node count in identifying nodal 
metastases in radical cystectomy patients: A Comperative 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
mapping study”, European Urology ,60, pp: 946–952.
9. Gakis G., Efstathiou J., Lerner S.P., Cookson 
M.S.,Keegan K.A., Guru K.A., Shipley W.U., Heidenreich 
A.,(2013), “ICUD -EAU International Consultation on Blad-
der Cancer 2012 : Radical Cystectomy and Bladder Preser-
vation for Muscle-Invasive Urothelial Carcinoma of the 
Bladder”, European Urology ,63, pp. 45-57.
10. Leissner J, Hohenfellner R, Thuroff J.W, Wolf H.K. 
“Lymphadenectomy in patients with transitional cell car-
cinoma of the urinary bladder: significance for staging and 
prognosis”. BJU Int 2000; 85:817–21.
11. Roth B, Burkhard F.C, (2010) “The Role of Lymph-
adenectomy in Radical Cystectomy”. European urology 
supplements 9, 19-24. 
12. Stein JP, Cai J, Groshen S, Skinner DG. “Risk fac-
tors for patients with pelvic lymph node metastases 
following radical cystectomy with en-bloc pelvic lymph-
adenectomy: the concept of lymph node density”. J Urol 
2003;170:35.
13. Stein JP, Cai J, Donald G, Skinner DG (2005), “The 
Role of Lymphadenectomy in High-grade Invasive Bladder 
Cancer”.Urol Clin N Am ,32, (2005) 187–197.
14. Stein JP (2006)Lymphadenectomy in bladder can-
cer: How high is “high enough”?,Urologic oncology: Sem-
inars and original investigations ,24, (2006) 349 –355
15. Heidenreicha A, Ohlmanna C.H, Polyakovb S,. “An-
atomical Extent of Pelvic Lymphadenectomy in Bladder 
and Prostate Cancer”.European Urology Supplements 4 
(2005); 15–24.
100
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
16. Herr H., (2010) Extent of Pelvic Lymph Node Dis-
section During Radical Cystectomy: Where and Why!, Eu-
ropean Urology ,57, (2010) 212– 213
17. Herr H., Bochner B.H, Dalbagni G, (2002). Impact 
of the number of lymph nodes retrieved on outcome in 
patients wit muscle invasive bladder cancer. The Journal 
of Urology, Vol. 167, 1295–1298.
18. Hurle R, Naspro R. “Pelvic lymphadenectomy dur-
ing radical cystectomy: A review of the literature”.Surgical 
Oncology (2010) ,19 , 208 -220.
19. Tarin T.V, Power N.E , Ehdaie B,(2012) “Lymph 
Node-Positive Bladder Cancer Treated With Radical Cys-
tectomy and Lymphadenectomy: Effect of the Level of 
Node Positivity”. European Urology ,61; 1025–1030.
20. Vazina A, Dugi D, Shariat S.F, Evans J, Link R,(2004). 
“Stage specific lymph node metastasis mapping in radical 
cystectomy specimens”. The Jounal of Urology, 171, 1830 
-1834.

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nao_hach_rong_rai_o_cac_benh_nhan_cat_bang_quang_toa.pdf