Kết quả điều tra , đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo hình thức điều tra phỏng vấn và phiếu

điều tra. Đối tượng điều tra là các Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị hoạt động

trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tất cả đối tượng điều tra đều có trình độ Đại học thuộc các lĩnh

vực chuyên môn có liên quan đến ngành KTTNN như Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Xây dựng, Cấp thoát

nước. Công tác điều tra thực hiện tại khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên, gồm 9 tỉnh,

thành phố với 130 phiếu. Kết quả cho thấy:

- Trong cơ cấu lao động kỹ thuật làm việc thuộc lĩnh vực KTTNN hiện nay vẫn tập trung

ở 3 cấp trình độ: CNKT, Trung cấp và Kỹ sư. Bậc Cao đẳng chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1.89 %, phản

ảnh đúng thực tế vì hiện nay trong khu vực hầu như chưa có cơ sở đào tạo bậc Cao đẳng chuyên

ngành KTTNN.

- Về đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung học Thuỷ lợi 2 (nay là Trường Cao

đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thuỷ lợi Miền Trung):

- Dự báo nhu cầu tuyển dụng thêm lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN giai

đoạn 2010-2015: Nhu cầu đào tạo trong khu vực đều tăng theo hàng năm trong đó nhu cầu về

bậc Cao đẳng ngành KTTNN là cao nhất: Năm 2010 tăng 120%, Năm 2015 tăng 39.1%. Nhu

cầu đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán

bộ quản lý tương đối cao chiếm tỉ lệ 77.5%.

pdf 10 trang kimcuc 7220
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả điều tra , đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả điều tra , đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Kết quả điều tra , đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước
 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA , ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG 
 NGÀNH KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 
 TS. Nguyễn Đức Châu và nhóm tác giả 
 Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế 
 và Thủy lợi Miền trung 
 Tóm tắt: 
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo hình thức điều tra phỏng vấn và phiếu 
điều tra. Đối tượng điều tra là các Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị hoạt động 
trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tất cả đối tượng điều tra đều có trình độ Đại học thuộc các lĩnh 
vực chuyên môn có liên quan đến ngành KTTNN như Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Xây dựng, Cấp thoát 
nước. Công tác điều tra thực hiện tại khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên, gồm 9 tỉnh, 
thành phố với 130 phiếu. Kết quả cho thấy: 
 - Trong cơ cấu lao động kỹ thuật làm việc thuộc lĩnh vực KTTNN hiện nay vẫn tập trung 
ở 3 cấp trình độ: CNKT, Trung cấp và Kỹ sư. Bậc Cao đẳng chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1.89 %, phản 
ảnh đúng thực tế vì hiện nay trong khu vực hầu như chưa có cơ sở đào tạo bậc Cao đẳng chuyên 
ngành KTTNN. 
 - Về đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung học Thuỷ lợi 2 (nay là Trường Cao 
đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thuỷ lợi Miền Trung): 
 - Dự báo nhu cầu tuyển dụng thêm lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN giai 
đoạn 2010-2015: Nhu cầu đào tạo trong khu vực đều tăng theo hàng năm trong đó nhu cầu về 
bậc Cao đẳng ngành KTTNN là cao nhất: Năm 2010 tăng 120%, Năm 2015 tăng 39.1%. Nhu 
cầu đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán 
bộ quản lý tương đối cao chiếm tỉ lệ 77.5%. 
 Thực hiện Quyết định số 3948/QĐ/BNN-TCCB, ngày 05 tháng 05 năm 2009 của Bộ 
Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt chương trình tăng cường năng lực quản lý, giảng dạy 
và cải tiến giáo trình cho các trường (Tiểu học phần 3.1) thuộc khuôn khổ Dự án Khoa học công 
nghệ Nông nghiệp, trong đó giao cho Trường Trung học Thủy lợi 2 (nay là Trường Cao đẳng 
Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung) chủ trì xây dựng và hoàn thiện Chương trình đào 
tạo bậc Cao đẳng ngành Kỹ thuật tài nguyên nước (KTTNN); Từ tháng 03/2009, Trường Cao 
đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung đã tổ chức điều tra, đánh giá nhu cầu phát 
triển chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN tại một số cơ quan, đơn vị công tác 
trong lĩnh vực KTTNN tại khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên. Công việc điều tra đã 
hoàn thành, chúng tôi xin trình bày kết quả điều tra, đánh giá như sau: 
 PHẦN 1: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO 
I. Mục tiêu: 
 - Nghiên cứu định lượng về nhu cầu đào tạo và các vấn đề của người sử dụng lao động 
liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng ngành KTTNN. Kết quả điều tra 
sẽ cung cấp những thông tin quan trọng trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung 
đào tạo đáp ứng cho nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong lĩnh vực KTTNN; 
 - Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu để xác định các ưu tiên trong lĩnh vực đào tạo và định 
hướng về đầu tư vào các hoạt động đào tạo; 
 - Xác định và tiêu chuẩn hóa được cơ cấu, nội dung, công cụ các nguồn nhân lực và tài 
chính cần thiết để tiến hành công tác đào tạo đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nhân lực. 
II. Yêu cầu: 
 - Đảm bảo tính khách quan của số liệu điều tra, điều tra phải theo đúng đối tượng. Đối 
tượng điều tra phải đa dạng trên cả 02 lĩnh vực vị trí công tác và vùng miền hoạt động; 
 - Nội dung điều tra phải đi sát với mục đích điều tra, công cụ điều tra được thiết kế chính 
xác và dễ sử dụng cho đối tượng điều tra; 
 - Việc tổng hợp báo cáo kết quả điều tra đảm bảo chính xác, khách quan và trung thực. 
III. Nội dung điều tra: Bao gồm 2 nội dung: 
 1. Điều tra về nhu cầu sử dụng lao động thuộc ngành KTTNN và các yêu cầu về mục 
tiêu, kỹ năng cần đạt được đối với người được đào tạo; 
 2. Điều tra về mức độ cần thiết các nội dung cần được đưa vào nội dung chương trình 
đào tạo bậc cao đẳng ngành KTTNN. 
IV. Phương pháp điều tra: 
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo hình thức điều tra phỏng vấn các nhà 
quản lý có liên quan đến đào tạo ngành KTTNN. Công cụ thực hiện là phiếu điều tra, được thiết 
kế bám sát theo mục đích, yêu cầu và nội dung điều tra. Căn cứ vào nội dung điều tra Ban chủ 
nhiệm chương trình đã tiến hành lập dự thảo 02 mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra số 01 và 
Phiếu điều tra số 02, tổ chức thực hiện điều tra thử, chỉnh sửa và thông qua nội dung phiếu điều 
tra trước khi phát hành chính thức. Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho đối tượng điều tra. 
 Đối tượng điều tra sau khi nghiên cứu đã cho ý kiến và gửi cho Ban chủ nhiệm qua 
đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp. Sau khi nhận được các ý kiến của đối tượng điều tra, Ban 
chủ nhiệm đã tổ chức thống kê, phân tích số liệu và lập báo cáo kết quả điều tra. Kết quả này sẽ 
làm căn cứ cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung đào tạo đáp ứng được nhu cầu 
nguồn nhân lực trong lĩnh vực KTTNN. 
V. Tổ chức thực hiện: 
 Ban chủ nhiệm chương trình đã phân công 03 thành viên chịu trách nhiệm xây dựng các 
phiếu điều tra, thu thập kết quả, phân tích và báo cáo kết quả điều tra, gồm Ông Nguyễn Xuân 
Vui - Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo; Ông Lê Hữu Dõng: Phó trưởng phòng Đào tạo; Ông 
Đặng Quốc Trịnh - Phó Trưởng khoa KTTNN. 
 Các thành viên trên đã tham dự 03 khoá tập huấn có liên quan đến phát triển chương 
trình đào tạo do Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ban Quản lý Dự án Khoa học công nghệ nông 
nghiệp Trung ương tổ chức: Khoá tập huấn về xây dựng Chương trình đào tạo có người tham 
gia; Khóa tập huấn Phát triển chương trình đào tạo cho các trường Cao đẳng, TCCN; Khoá tập 
huấn Đào tạo theo tín chỉ. 
 Nội dung phiếu điều tra đã được thông qua các thành viên trong Ban Chủ nhiệm. Trước 
khi triển khai điều tra trên diện rộng, Ban chủ nhiệm chương trình đã tổ chức điều tra thử rút 
kinh nghiệm, chỉnh sửa, hoàn chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp. 
 Thời gian tiến hành điều tra từ 15/04/2009  15/05/2009. Các thành viên tham gia điều 
tra đã đi đến các địa phương phát trực tiếp phiếu cho người được điều tra, giải thích một số nội 
dung theo yêu cầu của người được điều tra. Người được điều tra có thời gian nghiên cứu và gửi 
kết quả về trường qua đường bưu điện. 
 Kết quả điều tra được tập hợp đầy đủ và tiến hành xử lý số liệu, phân tích và lập báo cáo 
kết quả điều tra. Thời gian từ 20/05/2009  15/06/2009. Việc phân tích, xử lý số liệu được thực 
hiện chính xác, khách quan và trung thực với kết quả nhận được. 
 PHẦN 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO 
1. Đối tượng điều tra: 
 Đối tượng điều tra là các Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị hoạt động trong 
lĩnh vực tài nguyên nước. Tất cả đối tượng điều tra đều có trình độ Đại học thuộc các lĩnh vực 
chuyên môn có liên quan đến ngành KTTNN như Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Xây dựng, Cấp thoát 
nước. 
2. Số lượng mẫu điều tra: 
2.1. Phân theo địa điểm điều tra: 
 Công tác điều tra thực hiện tại khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên, gồm 9 
tỉnh, thành phố với 130 phiếu: Quảng Bình 5 phiếu (3,85%), Quảng Trị 14 phiếu (10,77%), 
Quảng Nam 31 phiếu (23,85%), Thành phố Đà Nẵng 10 phiếu (7,69%), Quảng Ngãi 30 phiếu 
(23,08%), Bình Định 10 phiếu (7,69%), Gia Lai 10 phiếu (7,69%), Kon Tum 10 phiếu (7,69%), 
Ninh Thuận 10 phiếu (7,69%). 
2.2. Phân theo lĩnh vực hoạt động: 
 Công tác điều tra được thực hiện trong 10 lĩnh vực hoạt động thuộc khu vực Duyên hải 
Miền trung và Tây nguyên với 130 phiếu: Quản lý nhà nước về thuỷ lợi 15 phiếu (11,54%), 
Quản lý nhà nước về môi trường 14 phiếu (10,77%), Ban Quản lý đầu tư và xây dựng 16 phiếu 
(12,315), Tư vấn thiết kế và xây dựng 17 phiếu (13,08%), Xây dựng Thuỷ lợi - Thủy điện 18 
phiếu (13,85%), Xây dựng dân dụng và công nghiệp 5 phiếu (3,85%), Xây dựng công trình cấp 
thoát nước 16 phiếu (12,31%), Xây dựng công trình giao thông 3 phiếu (2,31%), Quản lý khai 
thác công trình thủy lợi 20 phiếu (15,38%), Quản lý công trình cấp thoát nước 6 phiếu (4,62%). 
2.3. Phân theo vị trí công tác: 
 Công tác điều tra được thực hiện trong 8 vị trí công tác với tổng số 130 phiếu: Ban Giám 
đốc 15 phiếu (11,54%), Trưởng - Phó phòng 30 phiếu (23,08%), Đội trưởng - Đội phó 26 phiếu 
(20,0%), Nhân viên kỹ thuật 15 phiếu (11,54%), Trạm trưởng - Trạm phó 20 phiếu (15,38%), 
Cụm trưởng - Cụm phó 10 phiếu (7,69%), Tổ trưởng 10 phiếu (7,69%), Vị trí khác 4 phiếu 
(3,08%). 
3. Kết quả điều tra: 
3.1. Hiện trạng và nhu cầu nguồn nhân lực của đơn vị được điều tra: 
 3.1.1. Cơ cấu lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN: 
 CNKT 620 (46,93%); Trung cấp 422 ( 31,95%); Cao đẳng 25 (1,89%); Kỹ sư 250 
(18,93%); Thạc sỹ 4 (0,30%); Tiến sỹ 0 (0%). 
3.1.2 Số lao động trên được đào tạo tại Trường Trung học Thuỷ lợi 2 (nay là Trường Cao đẳng 
Công nghệ - Kinh tế và Thuỷ lợi Miền trung): 
 Công nhân kỹ thuật: 95 (15,32%); Trung cấp: 365 (88,365); Tổng cộng 480 (35,58). 
 3.1.3. Đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường: 
 a. Về phẩm chất chính trị, đạo đức: Theo 4 mức: Tốt - Khá - Trung bình - Yếu, kết qủa 
như sau: 
 - Nhận thức chính trị: 68,75 - 31,25 - 0 - 0%; 
 - Đạo đức tác phong: 68,75 - 25,0 - 6,25 - 0%. 
 b. Về các kiến thức chung: Theo 4 mức: Tốt - Khá - Trung bình - Yếu, kết quả như sau: 
 - Bậc Công nhân kỹ thuật: 23,08 - 53,85 -23,08 - 0,0; 
 - Bậc Trung cấp: 18,75 - 68,75 - 12,5 - 0%. 
 c. Về kiến thức chuyên môn kỹ thuật: Theo 4 mức: Tốt - Khá - Trung bình - Yếu, kết 
qủa như sau: 
 - Bậc Công nhân kỹ thu: 23,08 - 53,85 - 23,08 - 0,0%; 
 - Bậc Trung cấp: 12,5 - 75,0 - 12,5 - 0%. 
 d. Về kỹ năng thực hành: Theo 4 mức: Tốt - Khá - Trung bình - Yếu, kết qủa như sau: 
 - Bậc Công nhân kỹ thuật: 7,69 - 84,62 - 7,69 - 0; 
 - Bậc Trung cấp: 18,75 - 75,0 - 6,25 - 0. 
 3.1.4 Dự báo nhu cầu tuyển dụng thêm lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực 
KTTNN giai đoạn 2010-2015: 
 Bậc đào tạo, tỷ lệ/Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cộng 
Đại học 90 105 108 115 125 140 683 
Tỷ lệ tăng so với năm trước % 35.43 30.52 24.05 20.65 18.60 17.57 
Cao đẳng 30 42 55 70 85 120 402 
Tỷ lệ tăng so với năm trước % 120.00 76.36 56.70 46.05 38.29 39.09 
Trung cấp 101 98 105 111 114 117 646 
Tỷ lệ tăng so với năm trước % 23.93 18.74 16.91 15.29 13.62 12.30 
Công nhân kỹ thuật 35 45 68 90 105 120 463 
Tỷ lệ tăng so với năm trước % 5.65 6.87 9.71 11.72 12.24 12.46 
 (Ghi chú: Tỷ lệ tăng tính theo cơ cấu lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN 
năm 2009 đã thống kê ở mục 3.3.1.) 
 3.1.5. Nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán 
bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý: Có nhu cầu: 77.5%; Không có nhu cầu: 22.5%. 
 3.1.6. Số lượng lao động cần đào tạo lại và bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn 
kỹ thuật trong lĩnh vực KTTNN: CNKT 98 (46,23%); Trung cấp 42 (19,81%); Cao đẳng 27 
(12,74%); Đại học 34 (16,04%); Thạc sỹ 11 (5,19%); Tiến sỹ 0 (0%) - Tổng cộng 212. 
3.2. Các ý kiến góp ý cho ngành dự kiến đào tạo: 
 3.2.1. Năng lực chuyên môn kỹ thuật tối thiểu ở bậc đào tạo Cao đẳng: 
 Chuyên viên tại cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về tài nguyên nước bậc Cao đẳng: 
Cấp tỉnh 4%; Cấp huyện 36%; Các phòng, ban, cụm, trạm của doanh nghiệp 33,33%; Đội 
trưởng, đội phó các doanh nghiệp 58,62%; Kỹ thuật viên tại các tổ, đội sản xuất thuộc các doanh 
nghiệp xây dựng công trình 62,5%; Kỹ thuật viên tại các cụm, trạm quản lý công trình khai thác 
sử dụng tài nguyên nước 52%; Kỹ thuật viên tư vấn giám sát xây dựng công trình thuộc lĩnh vực 
tài nguyên nước 35,71%; Kỹ thuật viên tư vấn thiết kế công trình thuộc lĩnh vực tài nguyên nước 
28,57%; Lĩnh vực khác 25%. Số còn lại là ở bậc Trung cấp và Đại học. 
 3.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp của các mục tiêu đào tạo ngành KTTNN: 
a. Rất phù hợp: 59,26%; b. Phù hợp: 22,22%; c. Tương đối phù hợp: 18,52%; d. Chưa phù hợp: 
0%. 
 3.2.3. Tên ngành “KTTNN” đã phù hợp hay chưa phù hợp: 
 a. Phù hợp: 85,19%; b. Chưa phù hợp: 11,11%; c. Các ý kiến khác gợi ý nên đặt tên 
ngành là: TTNN và công trình thủy lợi; Kỹ thuật quản lý khai thác tài nguyên nước; Kỹ thuật 
quản lý tài nguyên nước; Kỹ thuật khai thác tài nguyên nước. 
 3.2.4. Kỹ thuật viên bậc cao đẳng ngành KTTNN thích hợp với các vị trí làm việc: Tại 
các cơ quan QLNN cấp tỉnh: 7,95%, QLNN cấp huyện: 13,64%; Các doanh nghiệp: 20,45%; 
Các cụm, trạm quản lý khai thác TNN: 18,18%; Các độ sản xuất các doanh nghiệp: 17,05%; Tư 
vấn thiết kế: 13,64%; Tư vấn giám sát: 9,09%. 
 3.2.5. Những yêu cầu đối với người lao động khi trực tiếp tuyển mới từ các cơ sở đào tạo 
theo mức độ cần thiết đối với bậc Cao đẳng: 1: Mức độ trung bình; 2: Mức độ khá; 3: Mức độ 
giỏi. 
 a. Các kiến thức chung: 19,0% - 61,9% - 19,0%; 
 b. Các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: 0,0% - 65,2% - 34,8%; 
 c. Kỹ năng đọc và viết các báo cáo chuyên môn, kỹ thuật: 0% - 40% - 60%; 
 d. Kỹ năng thực hành liên quan tới công nghệ được sử dụng trong đơn vị: 5,0% - 70% - 
25%; 
 e. Chủ động sáng tạo, có kỹ năng làm việc theo nhóm: 0% - 52,4% - 47,6%; 
 f. Chấp hành kỷ luật lao động: 0% - 26,3% - 73,7%; 
 g. Kỹ năng và ngôn ngữ giao tiếp: 4,8% - 66,7% - 28,6%; 
 h. Có kinh nghiệm làm việc: 0% - 55,0% - 45,0%. 
 3.2.6 Các kiến thức chuyên môn kỹ thuật của Kỹ thuật viên (KTV) bậc cao đẳng ngành 
KTTNN sau khi ra trường với các mức trình độ sau: 
 a. Hiểu: Trình bày, giải thích được nội dung sự kiện, sự việc; 
 b. Vận dụng: Vận dụng được một kiến thức để hiểu một kiến thức khác phức tạp hơn; 
 c. Phân tích, tổng hợp: Khái quát được các trường hợp riêng lẻ nêu lên được kết luận 
chung; 
 d. Đánh giá: Vận dụng được các nguyên lý, nguyên tắc để phân tích, đánh giá tính hợp 
lý, khả thi của một giải pháp kỹ thuật). 
 (1). Kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường nước: 51,9 - 3,7 - 22,2 - 22,2; 
 (2). Kiến thức về thuỷ lực công trình, thuỷ văn công trình: 13,3 - 30,0 - 30,0 - 26,7%; 
 (3). Kiến thức về địa hình, địa chất công trình: 17,2 - 34,5 - 13,8 - 34,5%; 
 (4). Kiến thức về vật liệu xây dựng và kết cấu công trình: 20,7 - 27,6 - 20,7 - 31,0%; 
 (5). Kiến thức về nền, móng công trình: 14,3 - 32,1 - 32,1 - 21,4%; 
 (6). Kiến thức về qui hoạch sử dụng và bảo vệ nguồn nước, qui hoạch hệ thống công 
trình khai thác tài nguyên nước: 13,3 - 30,0 - 30,0 - 26,7%; 
 (7). Kiến thức về máy thuỷ lực, máy thi công: 42,9 -39,3 - 10,7 - 7,1%; 
 (8). Kiến thức về thiết kế, thi công công trình thuỷ và các công trình có liên quan: 10,0 - 
36,7 - 26,7 - 26,7%; 
 (9). Kiến thức về quản lý các hệ thống công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và 
các công trình khác có liên quan: 20,0% - 30,0 - 26,7 - 23,3%; 
 (10). Kiến thức về hệ thống văn bản pháp luật, qui phạm kỹ thuật chuyên ngành: 41,4 - 
31,0 - 17,2 và 10,3%; 
 (11). Kiến thức cơ bản về tưới tiêu cho cây trồng: 20,6 - 41,2 - 17,6 - 20,6%; 
 (12). Các kiến thức khác: 0 - 0 - 0 - 0%. 
 3.2.7 Các kỹ năng thực hành của KTV bậc cao đẳng ngành KTTNN sau khi ra trường 
cần đạt Các mức trình độ: 
 - Làm theo: Quan sát và làm theo được; 
 - Làm được: Tự hoàn thành công việc với sai sót nhỏ; 
 - Làm chính xác: Hoàn thành công việc đạt chuẩn; 
 - Làm thuần thục: Hoàn thành công việc đạt chuẩn, thuần thục. 
 (1). Sử dụng máy vi tính và phần mềm chuyên ngành để thực hiện các công việc được 
phân công: 3,7% - 40,7% - 33,3% và 22,2%; 
 (2). Tham gia điều tra, điều tra các số liệu phục vụ qui hoạch và thiết kế công trình: 0% - 
29,6% - 70,4% - 0%; 
 (3). Tính toán thuỷ lực, thuỷ văn, kết cấu phục vụ thiết kế công trình: 3,75 - 25,9% - 
59,3% - 11,1%; 
 (4). Lập bản vẽ thiết kế công trình loại vừa và nhỏ, lập bản vẽ hoàn công: 0% - 29,6% - 
51,9% - 18,5%; 
 (5). Vận hành công trình, quan trắc hệ thống công trình: 3,7% - 37,0% - 33,3% - 25,9%; 
 (6). Vận dụng đúng các văn bản pháp luật, qui phạm kỹ thuật chuyên ngành vào công 
việc: 0% - 40,7% - 48,1% - 11,1%; 
 (7). Các kỹ năng khác: 0% - 25% - 75% - 0%. 
 (8). Tham gia thiết kế công trình có qui mô lớn dưới sự hướng dẫn của chủ nhiệm công 
trình: 14,8% - 48,1% - 22,2% - 14,8%; 
 (9). Đọc bản vẽ thiết kế, triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa: 0% - 34,6% - 30,8% - 
34,6%; 
 (10). Tính toán khối lượng xây dựng, lập đơn giá phần việc: 0% - 14,8% - 55,6% - 
29,6%; 
 (11). Tham gia lập và thực hiện kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình: 3,7% - 
63,0% - 25,9% - 7,4%; 
 (12). Các ý kiến đóng góp khác: 
 a. Tăng thời gian thực hành các môn học mà sau khi ra trường học sinh khỏi bở ngỡ với 
thực tế. 
 b. Rèn luyện tính kỹ luật lao động và ý thức lao động; 
 c. Nhà trường cần có đào tạo chuyên sâu theo các chuyên ngành và cấp chứng chỉ tốt 
nghiệp chuyên ngành như thiết kế thi công, thủy văn công trình, địa chất công trình, trắc địa 
công trình; 
 d. Cần thiết lập các chuẩn mực đào tạo, kỹ luật trong đào tạo để học sinh ra trường có 
kiến thức, kỹ năng, đạo đức tốt hơn nữa. 
 3.2.8 Về mục tiêu đào tạo và vị trí làm việc: 
 a. Mục tiêu chung: 
 Đào tạo KTV trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt, có đủ kiến 
thức và kỹ năng thực hiện các công việc: Quy hoạch, điều tra, thiết kế, xây dựng, quản lý các 
công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống lũ lụt, hạn hán phục vụ nhiệm vụ 
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Đồng ý với nội dung trên: 100%; Chưa đồng ý: Không. 
 b. Về mục tiêu cụ thể:1. Rất phù hợp; 2. Phù hợp; 3. Chưa phù hợp. 
 - Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, ngành và kiến thức về khoa 
học, xã hội để giải quyết hiệu quả các vấn đề chuyên môn thuộc ngành: 47,7 - 45,5 - 6,8%; 
 - Có khả năng thiết kế toàn bộ hay từng hạng mục công việc thuộc lĩnh vực tài nguyên 
nước nhằm đạt được các yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện thực tiễn về kinh tế, xã hội, môi 
trường, chính trị, đạo lý, sức khoẻ và an toàn lao động và đảm bảo phát triển bền vững: 31,4 - 
62,9 - 5,7%; 
 - Có khả năng nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực tài 
nguyên nước: 37,5 - 55,0 và 7,5%; 
 - Có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành: 27,0 - 51,4% - 21,6%; 
 - Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, về các vấn đề đương đại: 42,4 - 57,6 - 
0%; 
 - Có kiến thức cơ bản đủ rộng để hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh 
vực tài nguyên nước trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu; hiểu được sự cần 
thiết và có khả năng tự học suốt đời: 37,2 - 51,2 - 11,6%; 
 - Có khả năng sử dụng các công cụ trợ giúp hiện đại như phần mềm máy tính, các thiết bị 
đo đạc và thí nghiệm .v.v. để có thể nghiên cứu hay theo học các chương trình cao hơn: 54,8 - 
42,9 - 2,4%. 
 c. Về vị trí làm việc: 
 Làm cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KTTNN 
như: Tư vấn thiết kế và xây dựng; Xây dựng; Quản lý khai thác các công trình khai thác sử dụng 
tài nguyên nước; Ban quản lý dự án; Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác, sử dụng 
và bảo vệ tài nguyên nước: Đồng ý với nội dung trên: 100%; Chưa đồng ý: Không. 
3.3. Về các nội dung cần học trong chương trình đào tạo: 
 Ngoài c¸c kiÕn thøc Gi¸o dôc chuyªn nghiÖp, kiÕn thøc c¬ së ngµnh theo chương trình 
khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với ngành KTTNN, nhµ tr­êng dù kiÕn ®­a vµo 
ch­¬ng tr×nh c¸c néi dung cÇn häc thuéc khèi kiÕn thøc chung cña ngµnh (ch­a bao gåm kiÕn 
thøc chuyªn ngµnh). Mức độ cần thiết các nội dung này như sau: 1. Rất cần thiết; 2. Cần thiết; 3. 
Không cần thiết. 
 - Kỹ thuật tài nguyên nước: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 57,5 - 42,5 - 0,0%; 
 - Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 57,8 - 37,8 - 
4,4%; 
 - Nguyên lý và đồ án thiết kế: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 31,1 - 66,7 - 2,2%; 
 - Kỹ thuật thi công: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 51,4 - 48,6 - 0,0%; 
 - Máy bơm và trạm bơm: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 44,2 - 51,2 - 4,7%; 
 - Đánh giá tác động môi trường: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 45,9 - 43,2 - 10,8%; 
 - Kinh tế xây dựng: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 27,5 - 65,0 - 7,5%; 
 - Quản lý dự án: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 35,1 - 62,2 - 2,7%; 
 - Tin ứng dụng: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 61,9 - 38,1 - 0%. 
 - Các ý kiến bổ sung: Không. 
b. Để đa dạng hoá chuyên ngành đào tạo, nhà trường dự kiến phân ngành theo 3 chuyên ngành 
tự chọn: 
 - Chuyên ngành 1: Chỉnh trị sông và Giao thông thủy; 
 - Chuyên ngành 2: Tưới tiêu nông nghiệp; 
 - Chuyên ngành 3: Cấp thoát nước. 
 Mức độ cần thiết các chuyên ngành này: 1. Rất cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Không cần 
thiết. 
 - Chỉnh trị sông và Giao thông thuỷ: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 45,2 - 45,2 - 9,5%; 
 - Tưới tiêu nông nghiệp: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 60,0 - 37,8 - 2,2%; 
 - Cấp thoát nước: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 35,1 - 62,2 - 2,7%. 
 - Các ý kiến bổ sung: Không. 
c. Mức độ cần thiết của các môn học thuộc chuyên ngành Chỉnh trị sông và Giao thông thuỷ: 
1. Rất cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Không cần thiết. 
 - Động lực học sông biển: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 34,2 - 52,6 - 13,2%; 
 - Mô hình toán Thuỷ văn: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 41,9 - 58,1 - 0%; 
 - Chỉnh trị sông: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 42,9 - 58,1 - 0%; 
 - Công trình bảo vệ bờ: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 40,9 - 59,1 - 0%. 
 - Các ý bổ sung: Không. 
d. Mức độ cần thiết của các môn học chuyên ngành Tưới tiêu nông nghiệp: 1. Rất cần thiết; 2. 
Cần thiết; 3. Không cần thiết. 
 - Thuỷ công: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 55,6 - 42,2 và 2,2%; 
 - Qui hoạch hệ thống thủy lợi: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 73,9 - 26,1 - 0,0%; 
 - Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 71,1 - 28,9 - 0%; 
 - Qui hoach phát triển nông thôn: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 43,6 - 51,3 - 5,1; 
 - Khoa học đất: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 31,6 - 55,3 - 13,2%; 
 - Kỹ thuật nông nghiệp: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 34,2 - 65,8 - 0%. 
 - Các ý bổ sung: Không. 
e. Mức độ cần thiết của các môn học chuyên ngành Cấp thoát nước: 1. Rất cần thiết; 2. Cần 
thiết; 3. Không cần thiết. 
 - Qui hoạch đô thị: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 23,7 - 55,3 - 21,1%; 
 - Hoá nước: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 21,1 - 63,2 - 15,8%; 
 - Thủy lực đường ống: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 55,0 - 45,0 - 0%; 
 - Xử lý nước cấp, nước thải: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 53,7 - 39,0 - 7,3%; 
 - Công trình cấp thoát nước: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 53,8 - 46,2 - 0%; 
 - Cấp thoát nước trong nhà: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 43,6 - 48,7 - 7,7%. 
 - Các ý kiến bổ sung: Cần đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo hơn nữa như ngành Thủy 
văn công trình; Địa chất công trình; Trắc địa công trình; Thủy nông. 
 PHẦN 3: NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO 
 Căn cứ vào kết quả điều tra trên Ban Chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo bậc Cao 
đẳng ngành KTTNN có một số nhận xét sau: 
1. Về đối tượng điều tra: 
 Đối tượng điều tra phù hợp với yêu cầu điều tra và luôn nhiệt tình với công việc. Nếu có 
vấn đề chưa rõ đối tượng điều tra đã yêu cầu người đi điều tra giải thích làm rõ. Tất cả các đối 
tượng điều tra đều có trình độ Đại học thuộc các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến ngành 
KTTNN như Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Xây dựng, Cấp thoát nước, có nhiều kinh nghiệm hoạt động 
trong lĩnh vực KTTNN nên chất lượng điều tra đạt yêu cầu. 
2. Về số lượng mẫu điều tra: 
 Số lượng mẫu điều tra là 130 mẫu phân bố trên địa bàn 9 tỉnh khu thuộc vực Duyên hải 
Miền trung và Tây nguyên. Về lĩnh vực hoạt động gồm 10 lĩnh vực, trong đó tập trung vào các 
lĩnh vực Thuỷ lợi, Thuỷ điện chiếm tỉ lệ 75%. Về vị trí công tác bao gồm 08 vị trí trong đó vị trí 
Ban Giám đốc, Trưởng, phó phòng chiếm tỉ lệ 34.5%. 
 Với đối tượng và số mẫu điều tra trên đã đảm bảo phản ánh khách quan kết quả điều tra 
đánh giá nhu cầu đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN. 
3. Về kết quả điều tra: 
3.1. Hiện trạng và nhu cầu nguồn nhân lực của đơn vị được điều tra: 
 3.1.1. Trong cơ cấu lao động kỹ thuật làm việc thuộc lĩnh vực KTTNN hiện nay vẫn tập 
trung ở 3 cấp trình độ: CNKT, Trung cấp và Kỹ sư. Bậc Cao đẳng chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1.89 %, 
phản ảnh đúng thực tế vì hiện nay trong khu vực hầu như chưa có cơ sở đào tạo bậc Cao đẳng 
chuyên ngành KTTNN. Số sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực này chủ yếu được đào tạo tại các nơi 
khác về nhận công tác với số lượng rất ít. 
 3.1.2. Về đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung học Thuỷ lợi 2 (nay là Trường 
Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thuỷ lợi Miền Trung): 
 Trong có cấu lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN hiện nay với cấp trình 
độ TCCN thì học sinh do nhà trường đào tạo chiếm 88.86%. Chất lượng đào tạo từ khá trở lên 
đạt trên 75%. Điều này cho thấy trong các năm qua nhà trường đã đào tạo một đội ngũ nhân viên 
kỹ thuật trình độ Trung cấp có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. 
 3.1.3. Dự báo nhu cầu tuyển dụng thêm lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực 
KTTNN giai đoạn 2010-2015: Nhu cầu đào tạo trong khu vực đều tăng theo hàng năm trong đó 
nhu cầu về bậc Cao đẳng ngành KTTNN là cao nhất: Năm 2010 tăng 120%, Năm 2015 tăng 
39.1%. Nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ 
thuật và cán bộ quản lý tương đối cao chiếm tỉ lệ 77.5%. 
3.2. Các ý kiến góp ý cho ngành dự kiến đào tạo: 
 3.2.1. Về năng lực chuyên môn kỹ thuật tối thiểu ở bậc đào tạo cao đẳng tập trung chủ 
yếu cho các vị trí làm việc chuyên về thực hành như Cán bộ quản lý tại các phòng, ban, cụm, 
trạm thuộc doanh nghiệp xây dựng, quản lý các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước, 
Đội trưởng, đội phó, Kỹ thuật viên xây dựng, quản lý. Điều này là phù hợp với mục tiêu đào tạo 
bậc Cao đẳng; 
 3.2.2. Về mức độ phù hợp của các mục tiêu đào tạo ngành KTTNN phần lớn đều cho ý 
kiến mục tiêu đào tạo là phù hợp (chiếm tỉ lệ 81.5%). Không có ý kiến cho là không phù hợp. 
Như vậy mục tiêu đưa ra đạt yêu cầu; 
 3.2.3. Về tên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước: Có 85.19 % ý kiến cho là phù hợp; 
 3.2.4. Về vị trí làm việc: Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng KTTNN có thể làm việc 
tại nhiều vị trí khác nhau trong đó tập trung là về công tác quản lý kỹ thuật, quản lý khai thác 
công trình; 
 3.2.5. Về yêu cầu đối với người lao động khi trực tiếp tuyển mới từ các cơ sở đào tạo: 
Phần lớn đều cho rằng các yêu cầu đều phải đạt từ loại khá trở lên trong đó 02 yêu cầu về chấp 
hành kỷ luật lao động và kỹ năng đọc và viết các báo cáo chuyên môn, kỹ thuật có yêu cầu cao 
nhất: Từ 60-74% yêu cầu mức độ giỏi; 
 3.2.6. Các kiến thức chuyên môn kỹ thuật của KTV bậc cao đẳng ngành KTTNN: Phần 
lớn đều cho rằng đạt được các mức trình độ: Hiểu; Vận dụng; Phân tích tổng hợp và đánh giá 
trong đó khả năng vận dụng là quan trọng nhất; 
 3.2.7. Các kỹ năng thực hành của KTV bậc cao đẳng ngành KTTNN: Phần lớn các ý kiến 
cho rằng KTV phải làm được, làm chính xác và làm thuần thục trong đó tập trung cho yêu cầu 
làm chính xác. Các ý kiến đóng góp khác đều nằm trong mục tiêu đào tạo. 
 3.2.8. Về mục tiêu đào tạo và vị trí làm việc: 
 - Mục tiêu chung: Tất cả đều đồng ý với mục tiêu đào tạo. 
 - Về mục tiêu cụ thể: Phần lớn đều cho rằng mục tiêu cụ thể đều phù hợp trở lên (tỷ lệ 
trên 90%). Riêng đối với mục tiêu: Có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa 
ngành có 21.6% ý kiến cho rằng chưa phù hợp. Do đó khi soạn thảo mục tiêu cụ thể cần lưu ý 
vấn đề này. 
 - Về vị trí làm việc: Tất cả đều đồng với vị trí làm việc đã nêu. 
3.3. Về các nội dung cần học trong chương trình đào tạo: 
 Phần lớn các ý kiến đều cho rằng các nội dung cần học trong chương trình đào tạo là cần 
thiết. Ngoài ra có một số ý kiến bổ sung cần đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo hơn nữa, như 
ngành Thủy văn công trình; Địa chất công trình; Trắc địa công trình; Thủy nông. Tuy nhiên các 
ngành nêu trên là những ngành đào tạo riêng. Đối với ngành Thuỷ nông thì các nội dung cơ bản 
thuộc về chuyên ngành tưới, tiêu cây trồng đã nêu trong chương trình đào tạo. 
 PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
 Căn cứ vào kết quả điều tra và các nhận xét kết quả điều tra, Ban Chủ nhiệm có một số 
kết luận và đề nghị sau: 
I. Kết luận: 
 1. Việc xây dựng chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN là rất cần thiết. Hiện 
nay nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực KTTNN trong khu vực tương đối lớn, nhất là đối với 
bậc Cao đẳng. Để đáp ứng được yêu cầu đó cần xây dựng một chương trình đào tạo bậc Cao 
đẳng ngành KTTNN phù hợp với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này; 
 2. Chương trình đào tạo được xây dựng phải đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu và nội dung 
đào tạo đã nêu. Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực 
hành, thái độ lao động nghiêm túc đáp ứng được yêu cầu thực tế; 
 3. Kết quả đều tra này sẽ làm căn cứ cho việc soạn thảo chi tiết nội dung chương trình 
đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN. 
II. Đề nghị: 
 1. Kết quả điều tra mang tính khách quan và giúp cho việc xây dựng chương trình đào 
tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN phù hợp với nhu cầu xã hội. Tuy nhiên việc điều tra mới thực 
hiện tại một số khu vực và một số đối tượng nhất định nên trong kết quả điều tra vẫn còn một số 
yếu tố mang tính chủ quan của đối tượng điều tra. Do đó khi xây dựng chương trình đào tạo nên 
kết hợp hài hòa giữa kết quả điều tra và các luận cứ khoa học của các thành viên tham gia xây 
dựng chương trình đào tạo, các nhà phản biện để đưa ra nội dung chương trình chính xác, phù 
hợp. 
 2. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo nếu có những vấn đề phát sinh cần 
tham khảo thêm ý kiến của người sử dụng lao động có thể trao đổi trực tiếp để hoàn thiện nội 
dung chương trình. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tra_danh_gia_nhu_cau_dao_tao_bac_cao_dang_nganh.pdf