Kết quả bước đầu điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU) trên bệnh nhân có nguy cơ trung bình - cao

Mục đích: Đánh giá hiệu quả bước đầu điều trị ung

thư tuyến tiền liệt (TTL) trên bệnh nhân có nguy cơ trung

bình-cao bằng siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU).

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thí

điểm, không nhóm chứng với 33 bệnh nhân ung thư TTL có

nguy cơ trung bình đến cao (theo phân loại D’Amico) điều trị

bằng HIFU (Sonablate, Focus Surgery) tại Bệnh viện Đại

học Y Dược từ tháng 4/2010 đến tháng 2/2012. Sau điều trị,

bệnh nhân được theo dõi PSA máu và sinh thiết TTL ở các

thời điểm 6 và 12 tháng. Thống kê mô tả với SPSS 12.0

Kết quả: Tuổi trung bình 70 ± 1,6 (thay đổi từ 47 đến

86 tuổi). PSA trung bình trước điều trị 40,9 ng/mL ± 40,2

(thay đổi từ 2,3 đến 197 ng/mL). Bệnh nhân thuộc nhóm

nguy cơ cao chiếm 84,8% (n = 28) và nhóm nguy cơ trung

bình là 15,2% (n = 5). Thời gian trung bình thực hiện HIFU

là 149 phút ± 44 (thay đổi từ 70 – 240 phút). Thời gian nằm

viện trung bình sau HIFU là 26 giờ ± 11 (thay đổi từ 8 – 48

giờ). Ở thời điểm 6 tháng sau HIFU, tỉ lệ tái phát về mặt

sinh hóa là 25% và tỉ lệ thất bại điều trị là 19,3%. Ở thời

điểm 12 tháng sau HIFU, tỉ lệ tái phát về mặt sinh hóa là

42,8% và tỉ lệ thất bại điều trị là 58,8%. Tỉ lệ bệnh nhân hẹp

niệu đạo sau phải nong định kỳ là 27,2%, tiểu không kiểm

soát là 6% và rò bàng quang-trực tràng là 3%.

Kết luận: Để đánh giá vai trò chính xác của HIFU đối

với bệnh nhân ung thư TTL nhóm nguy cơ trung bình – cao,

cần có những nghiên cứu với số lượng bệnh nhân nhiều

hơn và theo dõi lâu dài hơn.

pdf 5 trang kimcuc 4060
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả bước đầu điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU) trên bệnh nhân có nguy cơ trung bình - cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bước đầu điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU) trên bệnh nhân có nguy cơ trung bình - cao

Kết quả bước đầu điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU) trên bệnh nhân có nguy cơ trung bình - cao
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 9/2012 - Số 70 11 
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN 
LIỆT BẰNG SIÊU ÂM HỘI TỤ CƯỜNG ĐỘ CAO (HIFU) 
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ NGUY CƠ TRUNG BÌNH-CAO 
Nguyễn Hoàng Đức* Phó Minh Tín* Lê Phúc Liên* 
Tóm tắt 
Mục đích: Đánh giá hiệu quả bước đầu điều trị ung 
thư tuyến tiền liệt (TTL) trên bệnh nhân có nguy cơ trung 
bình-cao bằng siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU). 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thí 
điểm, không nhóm chứng với 33 bệnh nhân ung thư TTL có 
nguy cơ trung bình đến cao (theo phân loại D’Amico) điều trị 
bằng HIFU (Sonablate, Focus Surgery) tại Bệnh viện Đại 
học Y Dược từ tháng 4/2010 đến tháng 2/2012. Sau điều trị, 
bệnh nhân được theo dõi PSA máu và sinh thiết TTL ở các 
thời điểm 6 và 12 tháng. Thống kê mô tả với SPSS 12.0 
Kết quả: Tuổi trung bình 70 ± 1,6 (thay đổi từ 47 đến 
86 tuổi). PSA trung bình trước điều trị 40,9 ng/mL ± 40,2 
(thay đổi từ 2,3 đến 197 ng/mL). Bệnh nhân thuộc nhóm 
nguy cơ cao chiếm 84,8% (n = 28) và nhóm nguy cơ trung 
bình là 15,2% (n = 5). Thời gian trung bình thực hiện HIFU 
là 149 phút ± 44 (thay đổi từ 70 – 240 phút). Thời gian nằm 
viện trung bình sau HIFU là 26 giờ ± 11 (thay đổi từ 8 – 48 
giờ). Ở thời điểm 6 tháng sau HIFU, tỉ lệ tái phát về mặt 
sinh hóa là 25% và tỉ lệ thất bại điều trị là 19,3%. Ở thời 
điểm 12 tháng sau HIFU, tỉ lệ tái phát về mặt sinh hóa là 
42,8% và tỉ lệ thất bại điều trị là 58,8%. Tỉ lệ bệnh nhân hẹp 
niệu đạo sau phải nong định kỳ là 27,2%, tiểu không kiểm 
soát là 6% và rò bàng quang-trực tràng là 3%. 
Kết luận: Để đánh giá vai trò chính xác của HIFU đối 
với bệnh nhân ung thư TTL nhóm nguy cơ trung bình – cao, 
cần có những nghiên cứu với số lượng bệnh nhân nhiều 
hơn và theo dõi lâu dài hơn. 
Summary 
SHORT-TERM OUTCOMES OF PATIENTS WITH 
INTERMEDIATE AND HIGH RISK PROSTATE CANCER 
TREATED WITH HIGH-INTENSITY FOCUSED 
ULTRASOUND (HIFU) 
Objective: To assess short-term outcomes of patients 
with intermediate and high risk prostate cancer treated with 
HIFU. 
Material and methods: From April 2010 to February 
2012, 33 men with intermediate to high risk prostate cancer 
(D’Amico classification) were treated with HIFU (Sonablate, 
Focus Surgery) at the University Medical Centre of Ho Chi 
Minh City. Outcome data (biochemical failure and positive 
prostate biopsy) at 6 and 12 months were evaluated. 
Results: Mean age of patients was 70 ± 1.6 years 
(range, 47 to 86). Mean PSA level was 40.9 ± 40.2 ng/mL 
(range, 2.3 to 197). Intermediate- and high-risk subgroups 
represented 15.2% and 84.8% of patients, respectively. 
Mean operation duration was 149 ± 44 minutes (range, 70 
to 240). Mean post-HIFU hospital stay was 26 ± 11 hours 
(range, 8 to 48). Biochemical failure rates at 6 and 12 
months were 25% and 42.8%, respectively. Positive 
biopsies were noted in 19.3% at 6 months and 58.8% at 12 
months. Complications included urethral stricture (27.2%), 
urinary incontinence (6%) and vesicorectal fistula (3%). 
Conclusion: High-intensity focused ultrasound therapy 
appears to be minimally invasive for patients with 
intermediate to high risk prostate cancer. Further long-term 
studies with large sample sizes are needed to evaluate its 
efficacy in this population. 
Đặt vấn đề 
Theo thống kê của tổ chức quốc tế về nghiên cứu 
ung thư năm 2002, ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là 
loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ năm trên thế 
giới. Ở nam giới, tần suất ung thư TTL đứng thứ 
hai.(1) Quyết định phương pháp điều trị ung thư 
TTL phức tạp, phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó 
quan trọng nhất là giai đoạn của ung thư, trị số PSA 
và mức độ ác tính của tế bào ung thư. Ở thời điểm 
phát hiện bệnh, khoảng 40% bệnh nhân thuộc nhóm 
nguy cơ trung bình đến cao theo phân loại 
D’Amico.(2,3) Theo Hướng dẫn lâm sàng của Hội 
Niệu Châu Âu,(3) các bệnh nhân giai đoạn này có 
thể điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền 
liệt hoặc xạ trị (với kỹ thuật không gian 3 chiều 
hoặc kỹ thuật điều biến liều). Phẫu thuật cắt toàn bộ 
tuyến tiền liệt có những biến chứng nặng nề như: tử 
vong (≤2,1%), thủng trực tràng (≤5,4%), tiểu không 
kiểm soát hoàn toàn (≤15,4%).(4) Ngoài ra, tỉ lệ 
bệnh phẩm với bờ ngoài chưa hết tế bào ung thư có 
thể từ 16,6% (đối với giai đoạn T2) đến 42,6% (đối 
với giai đoạn T3).(5) Hiện nay tại Việt Nam, chỉ một 
số ít trung tâm xạ trị đáp ứng được nhu cầu về trang 
thiết bị và kỹ thuật xạ cho bệnh nhân ung thư TTL 
giai đoạn này. 
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả điều trị ung thư 
TTL ở những bệnh nhân có nguy cơ trung bình – cao 
(theo phân loại D’Amico) bằng siêu âm hội tụ cường 
độ cao (HIFU) tại Bệnh viện Đại học Y Dược. 
Phương pháp nghiên cứu 
Từ tháng 4/2010 đến tháng 2/2012, được sự 
đồng ý của Hội đồng Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện 
Đại học Y Dược, chúng tôi đã điều trị cho 33 bệnh 
nhân ung thư TTL thuộc nhóm nguy cơ trung bình 
– cao bằng HIFU. Đây là nghiên cứu tiến cứu, thí 
điểm (pilot study), không nhóm chứng. *Đơn vị HIFU – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM 
NGHIÊN CỨU 
12 THỜI SỰ Y HỌC 9/2012 - Số 70 
Quy trình chẩn đoán và điều trị 
Đánh giá giai đoạn của ung thư theo TNM (dựa 
trên chụp cộng hưởng từ vùng chậu và xạ hình 
xương), PSA và tổng điểm Gleason (dựa trên sinh 
thiết tuyến tiền liệt 6 – 10 mẫu qua tầng sinh môn 
dưới hướng dẫn của siêu âm) 
Tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn giữa cắt tuyến 
tiền liệt tận gốc, xạ trị ngoài hoặc HIFU. Chỉ đưa 
vào nhóm nghiên cứu những bệnh nhân chấp nhận 
điều trị bằng HIFU thuộc nhóm nguy cơ trung bình 
– cao (theo phân loại D’Amico): 
- Nguy cơ trung bình (PSA từ 10 – 20 ng/mL 
và/hoặc T2b/N0/M0 và/hoặc tổng điểm 
Gleason = 7) 
- Nguy cơ cao (PSA >20 ng/mL và/hoặc T2c-
T3/N0/M0 và/hoặc tổng điểm Gleason 8 – 
10) 
Các xét nghiệm thường qui của phẫu thuật 
Bệnh nhân được gây mê, tư thế sản phụ khoa 
Cắt TTL nội soi niệu đạo (với điện lưỡng cực) 
nếu thể tích TTL trên 40mL (đánh giá qua kích 
thước 3 chiều của TTL trên hình chụp cộng hưởng 
từ vùng chậu). 
Mở thông bàng quang trên xương mu bằng 
trocar 
Thực hiện đốt toàn bộ TTL với máy Sonablast 
500 (thiết bị HIFU qua trực tràng). Đối với những 
trường hợp có cắt TTL nội soi niệu đạo, chỉ tiến 
hành HIFU ngay nếu trong bàng quang và hốc của 
TTL không có nhiều máu cục làm ảnh hưởng đến 
hình ảnh của TTL khi đốt HIFU. 
Đặt thông niệu đạo lưu (Foley loại silicone, 20 
Fr) trong 2 tuần 
Sau khi rút thông niệu đạo, nếu bệnh nhân tiểu 
thông sẽ rút thông mở bàng quang 
Quy trình theo dõi sau HIFU 
- Đánh giá PSA sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 
tháng và 12 tháng sau điều trị 
- Sinh thiết TTL kiểm tra (dưới hướng dẫn siêu 
âm, qua đáy chậu, 6 mẫu) 6 tháng và 12 tháng 
sau điều trị 
Các tiêu chuẩn đánh giá ở thời điểm 6 tháng và 
12 tháng sau HIFU 
- Tỉ lệ điều trị thất bại (bệnh nhân còn mô ung 
thư khi sinh thiết sau HIFU) 
- Tỉ lệ tái phát về mặt sinh hóa (được định 
nghĩa theo tiêu chuẩn Stuttgart khi PSA tăng 
thêm 1,2 ng/mL so với PSA nadir) 
- Tỉ lệ các tai biến và biến chứng liên quan đến 
HIFU. 
Thống kê y học với phần mềm SPSS 12.0 
Kết quả 
1. Đặc điểm của bệnh nhân trước HIFU 
Trong 22 tháng có 33 bệnh nhân điều trị HIFU 
tại Bệnh viện Đại học Y Dược phù hợp với tiêu 
chuẩn đưa vào nhóm nghiên cứu. 
- Tuổi trung bình của bệnh nhân 70 ± 1,6 (thay 
đổi từ 47 đến 86) tuổi. 
- PSA trung bình trước điều trị 40,9 ± 40,2 
ng/mL (thay đổi từ 2,3 đến 197 ng/mL). 
- Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao chiếm 
84,8% (n = 28) và nhóm nguy cơ trung bình 
là 15,2% (n = 5) 
- Tỉ lệ bệnh nhân giai đoạn T2a là 9%; T2b-2c 
là 72%; T3a-3b là 19% 
- 100% bệnh nhân chưa có dấu hiệu di căn 
hạch (trên MRI chậu) và 100% chưa di căn 
xương (qua xạ hình xương). 
2. Đặc điểm liên quan đến thủ thuật HIFU 
Có hai trường hợp phải làm HIFU lần 2; 31 
trường hợp chỉ thực hiện HIFU một lần 
- Trung bình thời gian đốt HIFU là 149 ± 44 
phút (thay đổi từ 70 – 240 phút). 
- 51,5% số trường hợp (n = 17) có cắt TTL nội 
soi niệu đạo do thể tích TTL trên 40mL. Các 
trường hợp này đều có thể tiến hành đốt 
HIFU ngay sau cắt vì trong bàng quang và 
hốc của TTL không có máu cục nên không 
ảnh hưởng đến kỹ thuật định vị hình ảnh của 
TTL khi đốt HIFU. 
- 100% trường hợp đều mở thông bàng quang 
trên xương mu với trocar 
- Trung bình thời gian nằm viện sau HIFU là 
26 ± 11 giờ (thay đổi từ 8 – 48 giờ) 
- 9,1% (n = 3) bệnh nhân xuất viện ngay trong 
ngày; 
- 75,8% (n = 25) nằm viện qua 1 đêm 
- 15,1% (n = 5) bệnh nhân phải nằm viện qua 2 
đêm 
3. Diễn tiến của bệnh nhân sau HIFU 
Chúng tôi không theo dõi được 2 trường hợp sau 
HIFU: 1 trường hợp do tiểu không kiểm soát hoàn 
toàn; 1 trường hợp do bệnh nhân đi định cư tại nước 
ngoài. 
Thời gian trung bình để đạt được mức PSA thấp 
nhất (PSA nadir) là 4,1 ± 2,6 tháng (thay đổi từ 1 
đến 9 tháng). PSA nadir trung bình là 2,54 ± 3,8 
ng/mL (thay đổi từ 0,003 – 11,94 ng/mL). 
Tỉ lệ bệnh nhân đạt được PSA nadir ở mức 0 – 
0,5 ng/mL là 59,4% (n = 19). 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 9/2012 - Số 70 13 
Bảng 1 – Đặc điểm của các bệnh nhân còn tế bào ung thư sau điều trị 
Bệnh 
nhân 
Đặc điểm trước HIFU Sinh thiết sau 6 tháng Xử trí Sinh thiết sau 12 
tháng 
Xử trí 
1 57 tuổi; PSA 28 ng/mL; 
Gleason (4+5); T3b 
1 mẫu (+)/ 6, Gleason 
(3+3), thùy trái 
Bỏ điều trị do lao phổi 
2 80 tuổi; PSA 12 ng/mL; 
Gleason (4+5); T2b 
1 mẫu (+) / 12, Gleason 
(4+3), thùy trái 
Cyproterone acetat / 
Tiểu không kiểm soát 
3 82 tuổi; PSA 39,2 ng/mL; 
Gleason (4+5); T2b 
3 mẫu (+)/6, Gleason 
(5+4), thùy phải 
Điều trị hormon / suy 
thận 
4 86 tuổi; PSA 15,8 ng/mL; 
Gleason (3+2); T2c 
1 mẫu (+)/10, Gleason 
(3+3), thùy trái 
Cyproterone acetat 
5 71 tuổi; PSA 68,5 ng/mL; 
T2c 
4 mẫu (+)/10, Gleason 
(4+3), thuỳ phải 
HIFU lần 2 Chưa đến thời điểm tái 
khám 
6 74 tuổi; PSA 24,7 ng/ml; 
Gleason (4+3), T2b 
2 mẫu (+)/ 6, Gleason 
(3+4), túi tinh 
HIFU lần 2 3 mẫu (+)/ 6, Gleason 
(5+4), thùy trái 
Xạ trị 
7 54 tuổi; PSA 81 ng/ml; 
Gleason (5+4), T2b 
Tăng sinh lành tính 1 mẫu (+)/10 mẫu, 
Gleason (3+3), thùy 
phải 
HIFU lần 
2 
8 66 tuổi; PSA 13 ng/ml; 
Gleason (5+4), T2b 
Mô cơ trơn thâm nhập 
tế bào viêm 
 3 mẫu (+)/ 6 mẫu, 
Gleason (4+3), thùy 
phải 
Xạ trị 
9 71 tuổi; PSA 74,2 ng/ml; 
Gleason (3+2), T2c 
Hoại tử đông thâm 
nhập lymphô bào 
 100% mẫu (+), Gleason 
(5+4) 
Điều trị 
Hormone 
10 70 tuổi; PSA 12 ng/mL; 
Gleason (5+4); T2c 
Mô cơ trơn thâm nhập 
tế bào viêm 
 3 mẫu (+) / 6 mẫu, 
Gleason (5+4), hai thùy 
HIFU lần 
2 
Tỉ lệ đạt PSA nadir ≤ 0,5 ng/mL là 37% (n = 10) 
ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao. Tỉ lệ này ở nhóm 
bệnh nhân nguy cơ trung bình là 40% (n = 2). Sự 
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 
Đánh giá 6 tháng sau sử dụng HIFU 
- 31 bệnh nhân tái khám với trung bình PSA là 
8,55 ± 16,5 ng/mL (thay đổi từ 0,003 – 84 
ng/mL). PSA trung bình ở nhóm nguy cơ 
trung bình và nguy cơ cao khác nhau không 
có ý nghĩa thống kê (P = 0,11) 
- Tỉ lệ tái phát về mặt sinh hóa là 25%. Tỉ lệ 
này ở nhóm nguy cơ trung bình là 0% và ở 
nhóm nguy cơ cao là 29,4% (P < 0,001) 
- 30 bệnh nhân đồng ý làm sinh thiết kiểm tra. 
Tỉ lệ điều trị thất bại 19,3% (6 trường hợp 
còn mô ung thư khi sinh thiết TTL). Tỉ lệ này 
ở nhóm nguy cơ trung bình là 20% và ở nhóm 
nguy cơ cao là 21,4% (P = 0,56) 
Đánh giá 12 tháng sau HIFU 
- 11 bệnh nhân tái khám với PSA trung bình là 
21,3 ± 29.3 ng/mL (thay đổi từ 0,19 – 100 
ng/mL). PSA trung bình ở nhóm nguy cơ 
trung bình và nguy cơ cao khác nhau không 
có ý nghĩa thống kê (P = 0,42) 
- 11 bệnh nhân đồng ý làm sinh thiết TTL kiểm 
tra; trong đó 5 trường hợp còn tế bào ung thư. 
- Tỉ lệ tái phát về mặt sinh hóa là 42,8%. Tỉ lệ 
này ở nhóm nguy cơ cao là 47,8% và ở nhóm 
nguy cơ trung bình là 20%. Sự khác biệt này 
có ý nghĩa thống kê (P<0,001) 
- Tỉ lệ điều trị thất bại 58,8% (thêm 5 trường 
hợp vẫn còn mô ung thư khi sinh thiết TTL). 
Nhóm bệnh nhân nguy cơ cao có tỉ lệ thất bại 
63,6% khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
so với tỉ lệ thất bại 50% ở nhóm bệnh nhân có 
nguy cơ trung bình (P = 0.36) 
Bảng 1 trình bày đặc điểm của 10 trường hợp 
còn mô ung thư khi sinh thiết TTL 
4. Các tai biến và biến chứng sau HIFU 
Tỉ lệ bệnh nhân hẹp niệu đạo sau phải nong định 
kỳ là 27,2% (n = 9). 
Hai bệnh nhân (6%) tiểu không kiểm soát hoàn 
toàn trong đó một trường hợp được phẫu thuật đặt 
băng nâng niệu đạo; trường hợp còn lại bỏ điều trị. 
Một bệnh nhân (3%) rò bàng quang-trực tràng: 
đường rò tự lành sau 2 tháng chuyển lưu nước tiểu, 
không cần can thiệp ngoại khoa vá rò. 
Sau rút thông niệu đạo: 12,2% (n = 4) bệnh nhân 
bí tiểu phải đặt lại thông; 12,2% (n = 4) bệnh nhân 
tiểu thông suốt và 75,8% tiểu khó (n = 25). 
Viêm mào tinh–tinh hoàn gặp ở 21,2% (n = 7) 
bệnh nhân sau rút thông niệu đạo. 
Bàn luận 
1. Lựa chọn bệnh nhân điều trị HIFU 
Theo Kyle,(5) các nghiên cứu hiện nay sử dụng 
HIFU cho bệnh nhân ung thư TTL còn khu trú tại 
NGHIÊN CỨU 
14 THỜI SỰ Y HỌC 9/2012 - Số 70 
chỗ nhưng không phù hợp để tiến hành phẫu thuật 
cắt TTL tận gốc (tuổi trên 70 tuổi, ước lượng tuổi 
thọ còn lại dưới 10 năm) hoặc cho những bệnh nhân 
từ chối thực hiện phẫu thuật cắt TTL tận gốc. Đa số 
tác giả lựa chọn bệnh nhân ung thư giai đoạn T1-
T2, PSA < 20 ng/mL và tổng điểm Gleason ≤ 6. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi: 91% số bệnh 
nhân ở giai đoạn T2b–T3b; 58% có điểm Gleason ≥ 
7; 49% có tỉ lệ mẫu sinh thiết dương tính chiếm trên 
50% tổng số mẫu và 64% có PSA ≥ 20ng/mL. Với 
đặc điểm này, lựa chọn điều trị hợp lý nhất là xạ trị 
ngoài. Tuy nhiên do bệnh nhân không có điều kiện 
hoặc không đồng ý xạ trị nên chúng tôi đã áp dụng 
HIFU, là một biện pháp “điều trị ít xâm lấn”, cho 
nhóm bệnh nhân này. 
2. Các vấn đề kỹ thuật trong áp dụng HIFU điều 
trị ung thư TTL 
Về mặt kỹ thuật, chống chỉ định tuyệt đối của 
HIFU là khi bệnh nhân có các bệnh lý vùng hậu 
môn trực tràng. Chống chỉ định tương đối là khi thể 
tích TTL trên 40 ml. Để giảm khối lượng TTL, có 
thể tiến hành phẫu thuật cắt TTL nội soi niệu đạo 
(TURP) ngay trước khi thực hiện HIFU hoặc sử 
dụng một đợt điều trị hormon trước HIFU để giảm 
bớt khối lượng TTL. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 51,5% trường 
hợp có TURP ngay trước HIFU. Chúng tôi nhận 
thấy TURP trước HIFU còn giúp lấy đi sỏi TTL, là 
yếu tố đáng kể làm giảm sự dẫn truyền sóng siêu 
âm trong quá trình đốt HIFU của TTL. TURP trước 
HIFU còn làm giảm tình trạng tắc niệu đạo do mô 
hoại tử của TTL sau HIFU. Theo Poissonnier(7) ở 
nhóm bệnh nhân HIFU không TURP, tỉ lệ tắc niệu 
đạo là 31% so với 6% ở nhóm bệnh nhân TURP kết 
hợp HIFU. Tương tự, Chaussy và Thuroff(8) nhận 
thấy TURP trước HIFU làm giảm thời gian bệnh 
nhân phải đặt thông niệu đạo lưu, giảm nhiễm trùng 
niệu, giảm tỉ lệ tiểu không kiểm soát và cải thiện 
nhanh IPSS sau HIFU. 
Sau đốt HIFU, 69,7% số bệnh nhân được mở 
thông bàng quang. Các trường hợp còn lại chỉ đặt 
thông niệu đạo lưu do bệnh nhân từ chối mở thông 
bàng quang. Chúng tôi chủ trương mở thông bàng 
quang là do ngay sau HIFU, TTL có thể tăng khối 
lượng lên 30% vì chấn thương nhiệt cấp tính.(8) 
Ngoài ra hiện tượng bong tróc mô hoại tử kéo dài 
sau HIFU sẽ gây kích thích đường tiểu, tắc nghẽn 
và tăng nguy cơ nhiễm trùng niệu.(8) 
3. Hiệu quả điều trị ung thư TTL nhóm nguy cơ 
trung bình - cao với HIFU 
Cho đến nay, y văn thế giới công bố gần 150 
nghiên cứu về hiệu quả điều trị ung thư TTL với 
HIFU. Năm 1995, Madersbacher(9) là tác giả đầu 
tiên dùng HIFU đốt TTL của 29 bệnh nhân ung thư 
TTL ngay trước khi tiến hành cắt TTL tận gốc. Tác 
giả nhận thấy HIFU tạo ra một vùng hoại tử có ranh 
giới rất rõ ràng và không ảnh hưởng đến mô chung 
quanh vùng hoại tử này. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian trung 
bình đạt được mức PSA nadir là 4,1 ± 2,6 tháng với 
PSA nadir trung bình là 2,54 ng/mL. Theo 
Rebillard,(10) PSA nadir thường đạt được từ 3 đến 4 
tháng sau HIFU. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh 
PSA nadir là yếu tố quan trọng nhất dự báo thất bại 
của điều trị HIFU.(11,12) Hiện nay xác định giá trị 
PSA nadir “lý tưởng” sau điều trị HIFU còn chưa 
thống nhất. Theo Marberger,(13) nếu không đạt được 
PSA nadir ≤ 0,5 ng/ml sau 3 – 4 tháng thì khả năng 
thất bại với điều trị HIFU rất cao và nên cân nhắc 
HIFU lần thứ hai hoặc đổi biện pháp điều trị khác 
cho bệnh nhân. Theo Zizzi(14), khi sử dụng máy 
Ablatherm, tỉ lệ đạt PSA nadir ≤ 0,5ng/mL ở nhóm 
nguy cơ cao là 42%, không khác biệt so với nghiên 
cứu của chúng tôi. 
Hiện nay, để đánh giá tái phát về sinh học, có 
nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Chúng tôi chọn tiêu 
chuẩn “Stuttgart”.(11) Ở thời điểm 6 tháng và 12 
tháng sau HIFU, tỉ lệ tái phát về sinh học của bệnh 
nhân lần lượt là 25% và 42,8%. Nhóm nguy cơ cao 
có tỉ lệ tái phát sinh học cao hơn hẳn so với nhóm 
nguy cơ trung bình. Ripert(15) theo dõi 53 bệnh nhân 
ung thư TTL điều trị với HIFU trong trung bình 
45,4 tháng. Tái phát sinh học xảy ra ở 33 bệnh nhân 
(62,2%): 17 bệnh nhân nguy cơ thấp và 16 bệnh 
nhân nguy cơ mức độ trung bình. 
Đa số các nghiên cứu về HIFU chỉ công bố kết 
quả sinh thiết TTL 3 tháng sau điều trị: 51 – 96% khi 
dùng máy Ablatherm và 64–87% khi dùng máy 
Sonablate.(10) Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ 
sinh thiết âm tính sau 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 
80,7% và 41,2%. Nhóm bệnh nhân nguy cơ trung 
bình và nguy cơ cao có tỉ lệ thất bại như nhau. 
Trong y văn chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu 
quả điều trị của HIFU với các biện pháp điều trị 
khác. Đối với nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp – trung 
bình, sau cắt TTL tận gốc 10 năm, tỉ lệ không tái 
phát sinh học là 60 -75%; tỉ lệ bệnh nhân sống không 
còn ung thư là 94 - 98%.(4) Tỉ lệ này ở nhóm bệnh 
nhân nguy cơ cao lần lượt là 43 - 59% và 57 - 92%. 
Nếu điều trị bằng xạ trị liều cao, tỉ lệ bệnh nhân 
không tái phát sinh học sau 10 năm ở nhóm nguy cơ 
trung bình là 76%, ở nhóm nguy cơ cao là 55%.(4) 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 9/2012 - Số 70 15 
4. Tai biến sau điều trị HIFU 
Với hệ thống Sonablate, các biến chứng thường 
gặp sau HIFU gồm: tiểu không kiểm soát (1 – 2%), 
hẹp cổ bàng quang hoặc hẹp niệu đạo (18 – 24%) 
và rò trực tràng (1 – 2%).(10) Các tỉ lệ này cũng 
tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. 
Kết luận 
Đối với ung thư TTL nhóm nguy cơ trung bình – 
cao, tỉ lệ thất bại khi điều trị bằng siêu âm hội tụ 
cường độ cao (HIFU) ở thời điểm 6 tháng là 19,3% 
và ở thời điểm 12 tháng là 58,8%. Để có một kết 
luận chính xác về vai trò của HIFU trong điều trị 
ung thư TTL cho nhóm bệnh nhân nguy cơ trung 
bình – cao, cần phải có những nghiên cứu với số 
lượng bệnh nhân lớn hơn, thời gian theo dõi lâu dài 
hơn và tốt nhất là có thể so sánh ngẫu nhiên với các 
phương tiện điều trị khác. 
Tài liệu tham khảo 
1. Parkin DM, Bray F, Ferlay J, Pisani P. (2005). Global cancer statistics, 
2002. CA Cancer J Clin;55(2):74-108. 
2. Abouassaly R, Thompson IM, Platz EA. (2012). Emidemiology, etiology 
and prevention of prostate cancer. Chương 95, Tập 3. Campbell-Walsh 
Urology 10 edition: 2706 
3. D'Amico AV, Whittington R, Malkowicz SB et al. (1998). Biochemical 
outcome after radical prostatectomy, external beam radiation therapy, or 
interstitial radiation therapy for clinically localized prostate cancer. JAMA. 
Sep 16;280(11):969-74 
4. Heidenrich A. (2012). Guidelines on prostate cancer. European Association 
of Urology 
5. Tewari A, Sooriakumaran P, Bloch DA, Seshadri-Kreaden U, Hebert AE, 
Wiklund P. (2012). Positive Surgical Margin and Perioperative Complication 
Rates of Primary Surgical Treatments for Prostate Cancer: A Systematic 
Review and Meta-Analysis Comparing Retropubic, Laparoscopic, and 
Robotic Prostatectomy. Eur Urol. Feb 24. (Epub ahead of print) 
6. Kyle O, Rove MD, Kathryn F et al. (2010). High-intensity Focused 
Ultrasound: ready for primetime. Urol Clin N Am; 37: 27-35 
7. Poissonnier L, Chapelon JY, Rouviere O et al. (2007). Control of prostate 
cancer by transrectal HIFU in 227 patients. Eur Urol;51(2):381-387 
8. Chausy C, Thuroff S, Zimmermann R. (1999). Localized prostate cancer 
treated by transrectal high-intensity focused ultrasound (HIFU): outcome of 
150 patients after 3 years. J Urol;161:331 
9. Madersbacher S, Pedevilla M, Vingers L, Susani M, Marberger M. (1995). 
Effect of high-intensity focused ultrasound on human prostate cancer in 
vivo. Cancer Res; Aug 1;55(15):3346-51. 
10. Rebillard X, Soulie M, Chartier-Kastler E. High-intensity focused 
ultrasound in prostate cancer: a systematic literature review of the French 
Association of Urology. BJU Int 2008; 101:1205-1213 
11. Blana A, Brown SC, Chaussy C et al. (2009). High-intensity focused 
ultrasound for prostate cancer: comparative definitions of biochemical 
failure. BJU Int; 104:1058–62 
12. Lee HM, Hong JH, Choi HY. (2006). High-intensity focused ultrasound 
therapy for clinically localized prostate cancer. Prostate Cancer Prostatic 
Dis; 9:439-443 
13. Marberger M. Energy-based ablative therapy of prostate cancer: high-
intensity focused ultrasound and cryoablation. Curr Opin Urol;17:194-199 
14. Zizzi V, Callea A, Piccinni R. (2006). High-intensity focused ultrasound 
(HIFU) in prostate cancer. Eur Urol Suppl;5:133, abstract 444 
15. Thomas Ripert, Marie-Dominique Azémar, Johann Ménard. (2010). Six 
years’ experience with high-intensity focused ultrasonography for prostate 
cancer: oncological outcomes using the new ‘Stuttgart’definition for 
biochemical failure. BJU International; 107:1899-1905 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_dieu_tri_ung_thu_tuyen_tien_liet_bang_sieu.pdf