Kết quả bước đầu điều trị gãy xương gót phạm khớp bằng kết hợp xương nẹp khóa

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật kết

hợp xương nẹp khóa điều trị gãy xương gót phạm khớp.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt

ngang tiến cứu 18 BN với 22 xương gót gãy kín phạm

khớp (theo phân loại của Essex - Lopresti), được điều

trị kết hợp xương nẹp khóa tại Bệnh viện Quân y 103 từ

03/2017 đến 06/2018.

Kết quả: 90,9% liền vết mổ kỳ đầu. 9,1% hoại tử bờ

mép vết mổ, liền kỳ hai. Kết quả nắn chỉnh sau mổ: 50%

nắn chỉnh tốt, 36,4% chấp nhận được, 13,6% nắn chỉnh

chưa đạt yêu cầu. Đánh giá kết quả sau mổ 12 tháng của 18

BN, thấy: 100% liền xương ổ gãy. Góc Bohler tăng đáng

kể so với trước mổ. Kết quả theo điểm AOFAS 44,4% kết

quả tốt, 33,3% đạt khá, 11,1% đạt trung bình, 11,1% đạt

kết quả kém. Trung bình điểm AOFAS của các bệnh nhân

là 77,6 (từ 48- 97).

Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương gót bằng nẹp

khoá là một lựa chọn điều trị phù hợp, với kết quả phục

hồi chức năng khớp cổ chân sau mổ tốt cho các gãy xương

gót phạm khớp

pdf 5 trang kimcuc 6180
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả bước đầu điều trị gãy xương gót phạm khớp bằng kết hợp xương nẹp khóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bước đầu điều trị gãy xương gót phạm khớp bằng kết hợp xương nẹp khóa

Kết quả bước đầu điều trị gãy xương gót phạm khớp bằng kết hợp xương nẹp khóa
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn34
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG GÓT PHẠM KHỚP 
BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA
Đặng Hoàng Anh1, Lê Quang Đạo1, Phạm Đăng Ninh1, Nguyễn Đăng Long1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật kết 
hợp xương nẹp khóa điều trị gãy xương gót phạm khớp.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang tiến cứu 18 BN với 22 xương gót gãy kín phạm 
khớp (theo phân loại của Essex - Lopresti), được điều 
trị kết hợp xương nẹp khóa tại Bệnh viện Quân y 103 từ 
03/2017 đến 06/2018.
Kết quả: 90,9% liền vết mổ kỳ đầu. 9,1% hoại tử bờ 
mép vết mổ, liền kỳ hai. Kết quả nắn chỉnh sau mổ: 50% 
nắn chỉnh tốt, 36,4% chấp nhận được, 13,6% nắn chỉnh 
chưa đạt yêu cầu. Đánh giá kết quả sau mổ 12 tháng của 18 
BN, thấy: 100% liền xương ổ gãy. Góc Bohler tăng đáng 
kể so với trước mổ. Kết quả theo điểm AOFAS 44,4% kết 
quả tốt, 33,3% đạt khá, 11,1% đạt trung bình, 11,1% đạt 
kết quả kém. Trung bình điểm AOFAS của các bệnh nhân 
là 77,6 (từ 48- 97).
Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương gót bằng nẹp 
khoá là một lựa chọn điều trị phù hợp, với kết quả phục 
hồi chức năng khớp cổ chân sau mổ tốt cho các gãy xương 
gót phạm khớp.
Từ khóa: Gãy xương gót, nẹp khóa xương gót.
ABSTRACT:
RESULT INITIAL TREATEMENT OF 
INTRAARTICULAR CALCANEAL FRACTURE BY 
OSTEOSYNTHESIS WITH LOCKING PLATE
Objective: To evaluate result initial of osteosynthesis 
by locking calcaneal plate for intrarticular calcaneus fracture.
Subjects & Methods: Prospetive observational 
study of 18 patients with 22 intraarticular calcaneal 
fracture(Essex - Lopresti’classification), were treated by 
locking calcaneal plate fixation at 103 Military Hospital 
from March 2017 to June 2018.
Results: 90,9% healing incision of the first period, 
9,1% having necrosis at incision site healed of second 
period. Results of operative reduction: excellent in 50%, 
fair in 36,4%, and poor in 13,6% of the fractures. Bohler’s 
angle was significantly higher after 12 months of follow-
up when compared with preoperative x-ray. According to 
the AOFAS, Ankle–Hind foot Scale outcome score results 
were excellent in 44,4 % of the patients, good in 33,3%, 
fair in 11,1%, and poor in 11,1% of patients. The mean 
AOFAS score was 77,6 (Range 48 - 97).
Conclusion: Osteosynthesis by locking calcaneal 
plate to treat intraarticular calcaneal fracture were 
accordant choice provided good results with good results 
of rehabilitation of ankle post-operation.
Key words: Calcaneal fracture, locking calcaneal plate.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương gót là gãy xương hay gặp trong các xương 
tụ cốt cổ chân. Có khoảng 70% các trường hợp gãy xương 
gót là gãy phạm khớp [1]. Cơ chế chấn thương chủ yếu là 
do ngã cao theo chiều đứng dọc, thường có kèm theo lún 
xẹp thân đốt sống. Các cơ chế khác như chấn thương do tai 
nạn giao thông hoặc tai nạn lao động thường là gãy xương 
hở [1], [2], [3].
Xương sên bị đẩy xuống xương gót bởi lực tải dọc 
trục tạo ra đường gãy chính chạy qua mặt khớp sau, chia 
xương gót thành mảnh gãy trước trong và mảnh gãy sau 
ngoài. Mảnh gãy mỏm chân đế sên vẫn được giữ tại chỗ do 
nó có các dây chằng rất mạnh chằng giữ. Mảnh gãy sau rất 
quan trọng vì nó chứa diện khớp sau. Essex – Lopresti đã 
mô tả các đường gãy phụ tạo ra kiểu gãy mỏ chim và kiểu 
gãy lún khớp. Đường gãy phụ nếu mở rộng ra lồi củ gót thì 
tạo ra kiểu gãy mỏ chim, nếu nó kết thúc ở sau diện khớp 
sau thì tạo ra kiểu gãy lún khớp [4].
Lịch sử điều trị gãy xương gót có hai phương pháp 
gồm điều trị không phẫu thuật, phẫu thuật kết hợp xương 
hoặc đóng cứng khớp sên gót. Mỗi phương pháp đều có 
những ưu nhược điểm khác nhau. Điều trị không phẫu 
thuật các trường hợp gãy xương gót phạm khớp sẽ khó 
phục hồi hình thể gải phẫu của xương gót, thường dẫn đến 
Ngày nhận bài: 26/09/2019 Ngày phản biện: 02/10/2019 Ngày duyệt đăng: 10/10/2019
1. Bệnh viện Quân y 103
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 35
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
biến dạng do sự mất tương quan bề mặt khớp [1], [3], làm 
tăng bề rộng của gót, có thể làm ảnh hưởng đến độ trượt 
của gân mác bên. Phẫu thuật đóng cứng khớp sên gót chủ 
yếu được sử dụng trong trường hợp kết xương thất bại. BN 
đau nhiều, hồi phục chức năng khớp cổ chân kém.
Phẫu thuật nắn chỉnh mở và cố định bên trong bằng 
nẹp khóa điều trị gãy xương gót được áp dụng từ 2002 ở các 
nước Âu, Mỹ và đã mang lại những kết quả rất đáng khích 
lệ. Ở VN, đã có một số cơ sở CTCH tiến hành kết xương 
gót bằng nẹp vít nói chung và nẹp khoá nói riêng và cũng 
đã thu được những kết quả khả quan. Chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu 
phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa điều trị gãy xương gót.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Gồm 18 BN gãy kín xương gót, được điều trị băng 
phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa trong thời gian từ 
03/2017 đến 06/2018, tại Bệnh viện Quân y 10, được lựa 
chọn trong nghiên cứu theo cách lấy mẫu thuận tiện.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- BN từ 17 tuổi trở lên.
- Chẩn đoán gãy kín xương gót phạm khớp theo phân 
loại gãy xương gót của Essex -Lopresti.
- BN và gia đình đồng ý phẫu thuật.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Gãy xương bệnh lý.
- Có dị tật vùng cổ chân ảnh hưởng đến đánh giá 
kết quả.
- BN không hợp tác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
* Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang loạt 
ca bệnh, không đối chứng
* Quy trình nghiên cứu:
- Thăm khám đánh giá gãy xương gót và tình trạng 
phần mềm tại chỗ, các tổn thương liên quan, tình trạng 
toàn thân, các bệnh lý mạn tính.
- Đánh giá, phân loại tổn thương gãy xương trên 
X-quang quy ước.
- Chỉ định mổ kết xương nẹp khóa.
- Tư vấn, giải thích về điều trị phẫu thuật để BN và 
thân nhân yên tâm.
- Tiến hành phẫu thuật
- Theo dõi, chăm sóc sau mổ.
- Đánh giá kết quả nắn chỉnh, cố định ổ gãy trên 
X-quang sau mổ.
- Đánh giá kết quả phục hồi chức năng, các biến 
chứng sau 12 tháng phẫu thuật
* Kỹ thuật kết hợp xương nẹp khóa:
- Phương pháp vô cảm: Tê tủy sống 
- Tiến hành phẫu thuật
+ BN nằm nghiêng, chân lành ở dưới, chân gãy ở trên, 
ga rô 1/3 giữa đùi
+ Rạch da hình chữ “L” tại mặt ngoài bàn chân, đoạn 
ngang song song trên viền da gan chân.
+ Bộc lộ ổ gãy 
+ Nắn chỉnh ổ gãy: Kiểm tra trên C-Arm
+ Cố định ổ gãy: Đặt nẹp, bắt các vít qua nẹp cố định 
ổ gãy xương gót 
+ Rửa vết mổ, mở ga rô cầm máu bổ sung, đặt dẫn 
lưu, đóng vết mổ 3 lớp
- Chăm sóc sau mổ: BN được cố định bột cẳng bàn 
chân từ 4 - 8 tuần, kê cao chân trên giá Braun, dùng kháng 
sinh 5 -7 ngày. Tập vận động sớm các khớp tự do
* Đánh giá nắn chỉnh, cố định ổ gãy:
- Đánh giá kết quả nắn chỉnh dựa vào các tham số 
X-quang sau mổ:
+ Nắn chỉnh tốt (loại 1): Góc Böhler ≥ 250,góc Gissane 
có độ lớn 1200 - 1450, mảnh lồi củ gót không di lệch hoặc 
di lệch không đáng kể, trục xương gót thẳng, mặt khớp sên 
gót sau không di lệch.
+ Nắn chỉnh đạt yêu cầu (loại 2): Các trường hợp 
không đạt nắn chỉnh tốt, góc Böhler >100, trục xương gót 
thẳng, mặt khớp sên gót sau không di lệch.
+ Nắn chỉnh chưa đạt yêu cầu (loại 3): Khi có một 
trong các yếu tố sau:
◦ Góc Böhler <100.
◦ Trục xương gót cong vẹo (vẹo trong >100; vẹo 
ngoài >200).
◦ Có sự di lệch ở mặt khớp sên gót sau.
* Đánh giá kết quả chung: Theo hệ thống điểm 
AOFAS
* Xử lý số liệu: Bằng phần mềm thống kê y học 
MedCalc (version 18.2.1).
2.3. Hạn chế của nghiên cứu:
Số lượng BN chưa nhiều và thời gian theo dõi ngắn. 
Cần có các nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng đa trung tâm 
với thời gian theo dõi dài hơn để thấy sự ưu việt của phẫu 
thuật kết hợp xương gót bằng nẹp khoá so với các nẹp 
xương gót thông thường.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Tuổi trung bình của 18 BN là: 38,5 tuổi (17 
- 65 tuổi).
- Nguyên nhân gãy xương (n = 18)
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn36
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
+ Ngã cao: 17BN (94,4%)
+ Tai nạn giao thông: 1 BN (5,6%) 
+ Nguyên nhân khác: 0 BN
- Đặc điểm gãy xương gót:
+ Có 12 bệnh nhân gãy xương gót một bên, 06 
bệnh nhân gãy xương gót hai bên, trong số này 4 bệnh 
nhân được mổ kết xương nẹp khóa cả hai bên, 02 BN 
kết xương một bên, bên còn lại được cố định bột cẳng 
bàn chân.
+ Ổ gãy chân phải và ổ gãy chân trái có tỉ lệ bằng nhau
- Độ lớn góc Böhler: Trung bình độ lớn góc Böhler 
trước mổ: 0,550 (-80 ÷ 150)
- Phân loại gãy xương gót phạm khớp theo Essex 
-Lopresti
Bảng 3.1: Phân loại theo Essex -Lopresti (n = 22)
Kiểu gãy Số lượng Tỷ lệ (%)
Kiểu mỏ chim 5 22,7
Lún khớp 17 77,3
- Các tổn thương kết hợp
+ Chấn thương cột sống thắt lưng: 03 BN
+ 01 BN xẹp L2 mất vững, được mổ cố định cột sống 
sau chấn thương 03 ngày, trước mổ xương gót 13 ngày.
+ 01 BN xẹp L1 mất vững, trượt L5 ra trước được 
mổ cố định cột sống sau chấn thương 04 ngày, trước mổ 
xương gót 14 ngày.
+ 01 BN xẹp nhẹ D12 được chỉ định điều trị bảo tồn.
+ Gãy khung chậu: 0 BN.
+ Tổn thương khác: 01 BN gãy kín xương gót P, sai 
khớp liên đốt 1-2 ngón 1 chân T. 
3.2. Thời điểm phẫu thuật, tình trạng phần mềm 
vùng gót:
- Thời điểm mổ: Sau chấn thương trung bình: 6,8 
ngày (4 – 23 ngày).
- 100% BN nghiên cứu, tại thời điểm mổ, vùng gót đã 
giảm nề, mặt ngoài gót có các nếp nhăn da. Các tổn thương 
khác đều đã được điều trị ổn định.
3.3. Đường mổ:
- 100% BN nghiên cứu đều được phẫu thuật kết 
xương qua đường mổ mặt ngoài mở rộng.
- Không BN nào được mổ bằng đường mổ mặt ngoài 
mở rộng kết hợp với một đường mổ khác.
3.4. Phương tiện kết hợp xương:
Loại nẹp khóa sử dụng:
+ 19 nẹp khóa xương gót đa trục Interkus (IEC)
+ 3 nẹp khóa xương gót các cỡ (Thành An) 
3.5. Tập vận động sau mổ:
- 100% BN tập vận động sớm sau mổ.
- 100% BN được hướng dẫn tập phục hồi biên độ vận 
động cổ - bàn chân sau khi bỏ nẹp cố định.
- 100% BN được dặn dò chỉ tập tỳ nén khi X - quang 
có can xương nối hai đầu xương gãy.
3.6. Kết quả điều trị:
* Kết quả gần:
- Liền vết mổ (n = 22)
+ Liền kỳ đầu: 20 BN (90,9%)
+ Liền kỳ hai: 2 BN (9,1%)
- Biến chứng sớm (n = 22)
+ Hoại tử bờ mép vết mổ: 1 TH (4,5%).
+ 2 BN (11,1%) tê bì, giảm cảm giác sờ mó tại bờ 
ngoài bàn chân từ nền xương bàn V đến ngón V.
- Kết quả nắn chỉnh trên X-quang sau mổ: Góc Böhler 
có độ lớn trung bình: 21,80 (3 ÷ 350).
- Phân loại gãy xương và kết quả nắn chỉnh:
Bảng 3.2: Phân loại gãy xương và kết quả nắn chỉnh (n = 22)
 Kết quả nắn chỉnh
Kiểu gẫy
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Cộng
Phân loại theo
Essex-Lopresti
Kiểu mỏ chim 3 2 - 5
Lún khớp 8 6 3 17
Cộng
Số lượng 11 8 3 22
Tỷ lệ (%) 50 36,4 13,6 100
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 37
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
* Kết quả sau 12 tháng: Chúng tôi đã khám kiểm tra 
được 18BN (100%).
- Kết quả liền xương (n = 22)
+ Liền xương: 22TH (100%)
+ Khớp giả: 0
- Sự duy trì kết quả nắn chỉnh:
+ Độ lớn trung bình của góc Böhler: 20,30 (-50 ÷ 310).
+ Đánh giá kết quả nắn chỉnh tại thời điểm kiểm tra 
so với sau mổ
- Di lệch thứ phát: Có 02 ổ gãy là giảm độ lớn góc 
Böhler trên 100 trên X-quang chụp xương gót nghiêng tại 
thời điểm kiểm tra so với X-quang chụp sau mổ.
- Kết quả theo hệ thống điểm AOFAS: trung bình là 
77,6 ( từ 48- 97).
Bảng 3.3: Kết quả nắn chỉnh tại thời điểm kiểm tra so với sau mổ (n = 22)
 Kết quả nắn chỉnh
Kiểu gẫy
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Cộng
Phân loại theo
Essex-Lopresti
Kiểu mỏ chim 3 2 - 5
Lún khớp 6 8 3 17
Cộng
Số lượng 09 10 3 22
Tỷ lệ (%) 40,9 45,5 13,6 100
Bảng 3.4: Kết quả AOFAS của nghiên cứu và các tác giả khác
Kết quả AOFAS Nghiên cứu hiện tại Jain S et al., [6] Weber M et al., [5]
Tốt 8 44,4% - 38%
Khá 6 33,3% 86% 46%
Trung bình 2 11,1 7,7% 12%
Kém 2 11,1 3,7% 4%
IV. BÀN LUẬN
Nắn chỉnh mở và kết hợp xương bên trong bằng nẹp 
khóa cho các trương hợp gãy xương gót phạm khớp di lệch 
giúp duy trì sự tương quan diện khớp và làm giảm tỷ lệ đau và 
thoái hoá khớp sên gót. Đường mổ mặt ngoài mở rộng hình 
chữ “L” bộc lộ rõ ràng các mảnh gãy và diện gãy, tạo thuận 
lợi cho nắn chỉnh xương gãy và đặt nẹp. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, tuổi trung bình là 38,5 (17- 65). Jain S. và cộng 
sự nghiên cứu ở 30 BN với tuổi trung bình là 31,6 (24-49) [6]. 
Nghiên cứu của chúng tôi có số lượng ổ gãy chân phải và số 
lượng ổ gãy chân trái là như nhau. Nguyên nhân chấn thương 
phổ biến là ngã cao với 17 BN (94,4%) và còn 01 BN là do 
TNGT. Zeman P. và cộng sự gặp nguyên nhân do ngã cao ở 
27 BN (93,1%) [7], Jain S. và cộng sự là 21/30 BN [6]. 
Phân loại gãy xương, chúng tôi gặp 17 (77.3%) BN 
gãy lún khớp, 05 (22.7%) BN gãy kiểu lưỡi. Pendse A. 
và cộng sự gặp 21/29(70%) trường hợp gãy lún khớp 
Mostafa M.F. và cộng sự 12/18 ổ gãy lún khớp [4]. Thời 
điểm mổ trung bình 6,8 ngày (4-23). Jain S. và cộng sự là 
9,2 ngày [6], Zeman P. và cộng sự là 11,7 ngày [7]. Kết 
quả chung theo thang điểm AOFAS là: điểm trung bình là 
77,6 (từ 48- 97). Trong dó 8/18 (44,4%) BN đạt kết quả 
tốt, 6/18BN (33,3%) đạt kết quả khá, 2/18 (11,1%) BN đạt 
kết quả trung bình, 2/18 BN (11,1%) BN đạt kết quả kém. 
Kết quả AOFAS so sánh với các giả khác: trung bình 86,3 
của Jain S et al [6].
Góc Bohler là góc quan trọng dự đoán kết quả gãy 
xương. Mất góc Bohler (bình thường có độ lớn 250 – 400) 
liên quan với kết quả kém và sự nắn chỉnh tốt sẽ mang 
lại kết quả phục hồi chức năng tốt. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, góc Bohler trước phẫu thuật giảm xuống với độ 
lớn trung bình là 0,550 (-80 ÷ 150), sau phẫu thuật đã tăng 
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn38
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
lên đạt trung bình 21,80 (3 ÷ 350). Sau 03 tháng thấy góc 
Bohler được phục hồi ở 22 bàn chân tương đương với các 
tác giả Haddad M. và cộng sự đã ghi nhận phục hồi góc 
Bohler ở 74% các trường hợp [8] , Jain S. và cộng sự là 
86,6% [6]. Các biến chứng có thể gặp là: có 1 trường hợp 
bị toác vết mổ do hoại tử bờ mép vạt phần mềm. Jain S. và 
cộng sự gặp 3 trường hợp bị hoại tử vạt [6]. Weber và cộng 
sự cũng gặp 1 trường hợp bị toác vết mổ [5].
IV. KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả thu được, phẫu thuật kết hợp xương 
gót bằng nẹp khoá là một lựa chọn điều trị phù hợp, với 
kết quả phục hồi chức năng khớp cổ chân sau mổ tốt 
cho các gãy xương gót phạm khớp di lệch. Nẹp khóa 
xương gót nên được coi là sự lựa chọn hàng đầu trong 
các phương tiện kết xương đối với gãy xương gót phạm 
khớp có di lệch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fitzgibbons TC, McMullen ST, Mormino MA. Fractures and dislocations of the calcaneus. In: Bucholz RW 
and Heckman JD Eds. Rockwoodand Green’s Factures in adults, Vol.3, 5th ed. Philadelphia: Lippincott Williams & 
Wilkins, 2001: 2133-79. 
2. Murphy GA. Fractures and dislocations of foot. In: Canale ST Ed. Campbell’s operative Orthopaedics, Vol.4, 
10th ed. Philadelphia: Mosby Inc., 2003: 4231-83. 
3. Ray makers JTFJ, Dekkers GHG, Brink PRG. Results after operative treatment of intra-articular calcaneal 
fractures with a minimum follow-up of 2 years.Injury;1998:29(8):593-99. 
4. Mostafa MF, El-Adl G, Hassanin EY, Abdellatif MS. Surgical treatment of displaced intra-articular calcaneal 
fracture using a single small lateral approach. Strategies Trauma Limb Reconstr. 2010;5(2):87–95. 
5. Weber M, Lehmann O, Sägesser D, Kraus F. Limited open reduction and internal [12]fixation of displaced intra-
articular fractures of the calcaneum. J Bone Joint Surg [Br]. 2008;90-B:1608-16.
6. Jain S, Jain AK, Kumar I. Outcome of open reduction and internal fixation of [13]intraarticular calcaneal fracture 
fixed with locking calcaneal plate. Chinese J of Traumatology. 2013;16(6):355-60. 
 7. Zeman P, Zeman J, Matejka J, Koudela K. Long-term results of calcaneal fracture treatment by open reduction 
and internal fixation using a calcaneal locking compression plate from an extended lateral approach. Acta Chir Orthop 
Traumatol Cech. 2008;75(6):457-64. 
8. Haddad, M, Horesh Z, Soudry M, Rosenberg N. Surgical Treatment of Calcaneal Comminuted Intrarticular 
Fractures: Long-Term Follow-Up. Open Journal of Clinical Diagnostics. 2014;4:117-22. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_dieu_tri_gay_xuong_got_pham_khop_bang_ket_h.pdf