Kết quả ban đầu nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng thấp

Nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng thấp là kỹ thuật

mới bảo tồn cơ thắt hậu môn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh nhưng chưa được phổ biến

rộng rãi tại các cơ sở y tế. Từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2017 chúng tôi thực hiện phẫu thuật cắt đoạn trực

tràng, nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn cho 9 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp với tuổi trung

bình là 57,5, tỉ lệ nam/ nữ là 3/6. Khoảng cách từ rìa hậu môn tới bờ dưới u trung bình 4,0 cm. Khoảng

cách u và diện cắt dưới < 2cm="" có="" 5/9="" trường="" hợp.="" có="" 2="" bệnh="" nhân="" giai="" đoạn="" t1,="" 3="" bệnh="" nhân="" giai="" đoạn="">

4 bệnh nhân giai đoạn T3. Thời gian mổ trung bình là 265 phút. Có 01 trường hợp rò miệng nối ngày thứ

7 sau mổ được điều trị bảo tồn thành công. Có 3 trường hợp đại tiện nhiều lần sau mổ (hơn 3 lần/ ngày).

pdf 7 trang kimcuc 1880
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả ban đầu nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng thấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả ban đầu nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng thấp

Kết quả ban đầu nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng thấp
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 119 (3) - 2019 95
KẾT QUẢ BAN ĐẦU NỐI ĐẠI TRỰC TRÀNG THẤP QUA 
ĐƯỜNG HẬU MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT 
UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP
Phạm Hoàng Hà1,2, Nguyễn Đăng Hưng1,2
 1Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội
2Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng thấp là kỹ thuật 
mới bảo tồn cơ thắt hậu môn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh nhưng chưa được phổ biến 
rộng rãi tại các cơ sở y tế. Từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2017 chúng tôi thực hiện phẫu thuật cắt đoạn trực 
tràng, nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn cho 9 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp với tuổi trung 
bình là 57,5, tỉ lệ nam/ nữ là 3/6. Khoảng cách từ rìa hậu môn tới bờ dưới u trung bình 4,0 cm. Khoảng 
cách u và diện cắt dưới < 2cm có 5/9 trường hợp. Có 2 bệnh nhân giai đoạn T1, 3 bệnh nhân giai đoạn T2, 
4 bệnh nhân giai đoạn T3. Thời gian mổ trung bình là 265 phút. Có 01 trường hợp rò miệng nối ngày thứ 
7 sau mổ được điều trị bảo tồn thành công. Có 3 trường hợp đại tiện nhiều lần sau mổ (hơn 3 lần/ ngày). 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Ung thư trực tràng thấp; nối đại trực tràng thấp qua đường hậu môn; cắt đoạn trực tràng.
Điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng đã có 
nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, vừa 
bảo đảm tính triệt căn điều trị ung thư, vừa cải 
thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau 
phẫu thuật. Thời gian sống thêm sau mổ ngày 
càng cải thiện nhờ việc phát hiện sớm bệnh và 
sự phát triển của các kỹ thuật mổ. Việc bảo tồn 
chức năng hậu môn sau mổ trở nên rất quan 
trọng nhất là trong trường hợp ung thư trực 
tràng thấp. Trước đây, phẫu thuật cắt cụt trực 
tràng được coi là phẫu thuật điều trị triệt để 
đối với ung thư trực tràng thấp nhưng những 
hiểu biết gần đây về sự lan truyền tế bào ung 
thư ở phần trực tràng thấp cho thấy phẫu thuật 
bảo tồn cơ thắt không ảnh hưởng đến thời gian 
sống thêm cũng như đến tỷ lệ tái phát tại chỗ 
nếu đạt được diện cắt an toàn cách khối u ít 
nhất 2 cm [1]. Tuy nhiên, việc cắt trực tràng 
phần thấp để đạt được diện cắt an toàn không 
dễ thực hiện qua đường bụng. Những tiến bộ 
trong kỹ thuật mổ như sử dụng máy nối vòng, 
kỹ thuật nối trực tràng qua ống hậu môn đã 
góp phần mở rộng ứng dụng phẫu thuật bảo 
tồn cơ thắt hậu môn. Hiện nay, phương pháp 
phẫu thuật chuẩn điều trị ung thư trực tràng 
thấp là cắt toàn bộ mạc treo trực tràng với bảo 
tồn cơ thắt hậu môn bằng miệng nối đại - trực 
tràng thấp hoặc đại tràng - ống hậu môn. Phẫu 
thuật bảo tồn cơ thắt có kết quả về ung thư 
tương đương phẫu thuật cắt cụt trực tràng mà 
lại tránh được việc làm hậu môn nhân tạo vĩnh 
viễn, khó được bệnh nhân chấp nhận. Đã có 
nhiều nghiên cứu chứng minh phẫu thuật cắt 
trực tràng đường bụng và nối đại - trực tràng 
thấp qua đường hậu môn có thể thực hiện an 
toàn, kết quả chức năng cơ thắt tốt, tỷ lệ tái phát 
Tác giả liên hệ: Phạm Hoàng Hà, Bộ môn Ngoại, 
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: phamhoangha@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 25/02/2019
Ngày được chấp nhận: 31/03/2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 119 (3) - 201996
tại chỗ thấp với khoảng 4,8 % [2 - 4]. Nghiên 
cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm của kỹ 
thuật nối đại - trực tràng thấp qua đường hậu 
môn trong điều trị ung thư trực tràng thấp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư 
trực tràng thấp, được phẫu thuật cắt đoạn trực 
tràng, nối đại - trực tràng thấp qua đường hậu 
môn tại Khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện 
Việt Đức từ tháng 7/2015 tới tháng 6/2017.
- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Ung thư 
biểu mô tuyến của trực tràng (có kết quả giải 
phẫu bệnh sau mổ); cực dưới u cách rìa hậu 
môn ≤ 7 cm (xác định bằng soi trực tràng và 
thăm trực tràng). 
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Ung thư trực tràng giai đoạn T4 được 
đánh giá bằng lâm sàng (thăm trực tràng 
u không di động, xâm lấn thành âm đạo) và 
cận lâm sàng (chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng 
hưởng từ hoặc siêu âm nội soi trực tràng).
+ Các trường hợp mổ cắt đoạn trực tràng 
và làm miệng nối trực tràng bằng máy hoặc nối 
qua đường bụng.
2. Phương pháp
Mô tả loạt bệnh
- Quy trình nghiên cứu: chọn bệnh nhân 
vào nhóm nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn 
bệnh nhân, tiến hành điều trị phẫu thuật theo 
quy trình thống nhất, theo dõi sau mổ đánh giá 
kết quả phẫu thuật
- Quy trình phẫu thuật:
+ Cắt đoạn trực tràng và mạc treo: phẫu 
thuật mổ mở hoặc mổ nội soi, giải phóng trực 
tràng và mạc treo đến sát cơ nâng hậu môn, 
giải phóng đại tràng trái, hạ đại tràng góc lách, 
thắt động mạch mạc treo tràng dưới tận gốc 
hoặc dưới chỗ chia của động mạch đại tràng 
trái trên, cắt toàn bộ mạc treo trực tràng. 
+ Nối đại - trực tràng thấp qua đường hậu 
môn: bệnh nhân để tư thế sản khoa, dùng 
hệ thống van Lone-Star bộc lộ ống hậu môn, 
đường lược và phần trực tràng thấp, đánh dấu 
vòng diện cắt dưới trực tràng (cách bờ dưới u 
ít nhất 2 cm) bằng dao điện, cắt đôi trực tràng 
theo diện cắt đánh dấu (sinh thiết tức thì diện 
cắt dưới, nếu còn tế bào ung thư thì chuyển 
sang cắt cụt trực tràng), khâu kín đầu trên trực 
tràng, kéo trực tràng ra ngoài qua lỗ hậu môn, 
cắt đoạn trực tràng, toàn bộ mạc treo và 1 phần 
đại tràng sigma (diện cắt trên cách u ít nhất 8 
cm). Thực hiện miệng nối đại - trực tràng thấp 
tận - tận 1 lớp mũi rời chỉ Vicryl 4/0. Trường 
hợp tạo hình túi chứa phân thì gập đôi đầu trên 
đại tràng, tạo túi chứa phân dài 6 cm bằng máy 
cắt thẳng, nối túi chứa phân với đầu dưới trực 
tràng 1 lớp mũi rời chỉ Vicryl 4/0. 
- Các biến số nghiên cứu: đặc điểm u (vị trí, 
kích thước, độ di động, giai đoạn bệnh...); kỹ 
thuật mổ (đường mổ, kiểu thắt động mạch mạc 
treo tràng dưới, làm mở thông hồi tràng bảo vệ 
miệng nối, khoảng cách miệng nối tới rìa hậu 
môn, tạo hình túi chứa phân...); kết quả phẫu 
thuật (thời gian mổ, thời gian nằm viện, biến 
chứng sau mổ, số lần đại tiện/ngày...). 
3. Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu tuyệt đối tuân thủ các quy định 
về đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Bệnh nhân 
tự nguyện chấp nhận tham gia vào nghiên cứu. 
Các thông tin cá nhân sẽ được bảo mật.
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu trên 9 bệnh nhân ung thư trực 
tràng thấp được phẫu thuật cắt đoạn trực tràng 
và toàn bộ mạc treo trực tràng, làm miệng nối 
đại trực tràng thấp qua đường hậu môn tại 
Khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức 
từ tháng 7 /2015 tới tháng 6/2017 với những 
kết quả sau:
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 119 (3) - 2019 97
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân trước mổ
Đặc điểm bệnh nhân n
Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn) 57,52 ± 10,03
Giới
Nam 3
Nữ 6
Chỉ số khối cơ thể
Bình thường 7/9
Suy dinh dưỡng 1/9
Béo phì 1/9
Đặc điểm u
Khoảng cách bờ dưới u tới mép hậu môn 
(trung bình ± độ lệch chuẩn) 4,03 ± 1,83
Sờ thấy bờ trên u 5/9
Còn di động 7/9
Bảng 2. Kỹ thuật mổ
Kỹ thuật mổ n
Đường mổ
Nội soi 6/9
Mổ mở 3/9
Thắt động mạch mạc treo tràng dưới
Thắt cao 5/9
Thắt thấp 4/9
Mở thông hồi tràng bảo vệ 2/9
Khoảng cách miệng nối tới mép hậu môn
1 – 2 cm 4/9
> 2 cm 5/9
Tạo hình túi chứa phân 2/9
Bảng 3. Đặc điểm giải phẫu bệnh
Đặc điểm u trực tràng
Đường kính u (trung bình ± độ lệch chuẩn) 4,24 ± 1,39
Khoảng cách u và diện cắt dưới > 2 cm 4/9
1- 2 cm 5/9
Giai đoạn bệnh
T1 – T2 – T3 – T4 2 - 3 - 4 - 0
N0/N1 7/2
M0/M1 9/0
Số lượng hạch nạo vét trung bình 7,92 ± 3,12
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 119 (3) - 201998
Bảng 4. Kết quả phẫu thuật
Kết quả phẫu thuật
Thời gian mổ (phút) (trung bình ± độ lệch chuẩn) 265,33 ± 65,01
Thời gian nằm viện sau mổ (ngày) (trung bình ± độ lệch chuẩn) 12,92 ± 2,43
Biến chứng sau mổ
Rò miệng nối 1
Nhiễm trùng vết mổ 0
Chảy máu sau mổ 0
Áp xe trong ổ bụng 0
Viêm phúc mạc sau mổ 0
Số lần đại tiện/ngày
1 2
2 4
≥ 3 3
Thời gian rút sonde bàng quang (ngày) 3,41 ± 1,13
IV. BÀN LUẬN
Điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng đã có 
nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Kể 
từ khi kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng 
được Heald giới thiệu [2; 3], những tiến bộ về 
kỹ thuật mổ kết hợp với những nghiên cứu mới 
về sinh lý bệnh của ung thư trực tràng đã giúp 
kéo dài đáng kể thời gian sống thêm sau mổ, 
đồng thời giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ. Về chỉ định 
của phẫu thuật, với những khối u trực tràng 
cách rìa hậu môn dưới 7 cm cách rìa hậu môn, 
nếu tổn thương u không xâm lấn tạng lân cận 
(T4b), không có các yếu tố nguy cơ phối hợp 
khác như tình trạng giảm trương lực cơ thắt, 
bệnh lý hô hấp, tim mạch kèm theo, đều có 
thể phẫu thuật cắt đoạn trực tràng và toàn bộ 
mạc treo trực tràng, bảo tồn cơ thắt hậu môn 
với miệng nối đại - trực tràng thấp hoặc đại 
tràng - ống hậu môn. Vị trí của miệng nối trực 
tràng phụ thuộc vào diện cắt dưới trực tràng. 
Về mặt ung thư học, diện cắt dưới cách bờ 
dưới u 1 cm được coi là an toàn. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, u trực tràng chủ yếu được 
phẫu thuật ở giai đoạn T2 và T3, không có 
bệnh nhân nào giai đoạn T4. Chúng tôi đánh 
giá mức độ xâm lấn của khối u đối với thành 
trực tràng và tổ chức xung quanh bằng thăm 
trực tràng và chụp phim cộng hưởng từ trực 
tràng, từ đó đưa ra chỉ định phẫu thuật và lựa 
chọn phương pháp làm miệng nối. Kết quả 
của chúng tôi có 4 trường hợp khoảng cách từ 
diện cắt dưới và bờ dưới u lớn hơn 2cm, có 5 
trường hợp từ 1 - 2 cm, tất cả các diện cắt đều 
được sinh thiết tức thì trả lời kết quả âm tính. 
Theo khuyến cáo của hiệp hội ung thư quốc tế 
(NCCN) năm 2001 [1] , diện cắt dưới lý tưởng 
khi ≥ 2 cm, tính từ mép dưới của khối u (phần 
xuất phát từ thành trực tràng) đến diện cắt 
niêm mạc dự kiến. Chiều dài này được đo một 
cách tự nhiên, trong điều kiện mẫu bệnh phẩm 
được giữ nguyên hình thái hoặc được cố định 
trong Formon. Mép cắt dưới được đánh giá khi 
toàn bộ chu vi thành trực tràng được cắt bỏ. 
Nếu bờ dưới u cách đường lược ≥ 2 cm thì 
miệng nối sẽ nằm ngay trên hoặc ngang mức 
đường lược, nếu diện cắt dưới an toàn nằm ở 
vị trí giữa đường lược và rãnh cơ thắt trong, 
chỉ định cắt cơ thắt trong bán phần, khi khối u 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 119 (3) - 2019 99
đã lan tới đường lược, chỉ định cắt toàn bộ cơ 
thắt trong, khi khối u xâm lấn vào cơ nâng, cơ 
mu trực tràng, cơ thắt ngoài thì phẫu thuật cắt 
cụt trực tràng. 
Nghiên cứu của Martellucci [4] trên 186 
trường hợp ung thư trực tràng 1/3 giữa và dưới 
có 5% u T1, 37% T2, 52,5% T3 và 6% T4, tức 
là u giai đoạn T3 chiếm đa số, vẫn có một tỷ lệ 
nhỏ u giai đoạn T4, 51% bệnh nhân có di căn 
hạch. Số lượng hạch nạo vét được trung bình 
là 14 (từ 6 – 49). Nghiên cứu của chúng tôi có 
số lượng hạch nạo vét trung bình 7,92 hạch.
Về kết quả sớm của phẫu thuật, sự tiến 
bộ về ung thư học và các nghiên cứu về sàn 
chậu học đã giúp thực hiện phẫu thuật cắt trực 
tràng thấp, bảo tồn cơ thắt hậu môn bảo đảm 
an toàn về mặt ung thư học và cải thiện chất 
lượng cuộc sống sau mổ mà quan trọng nhất 
là duy trì chức năng hậu môn. Số lần đại tiện/
ngày, tỷ lệ són phân, mót rặn là những triệu 
chứng của hội chứng sau cắt đoạn trực tràng. 
Khoảng 60% bệnh nhân có biểu hiện ỉa không 
tự chủ ở mức độ khác nhau, 1/3 số bệnh nhân 
có biểu hiện đại tiện nhiều lần và mót rặn [4 - 
6]. Giảm chức năng hậu môn trực tràng sau 
mổ là do suy giảm dung tích bóng trực tràng 
và phản ứng theo lệnh của nó (với yêu cầu 
của cơ thể) hơn là suy giảm chức năng cơ thắt 
[5; 6]. Nghiên cứu của chúng tôi có 3/9 bệnh 
nhân có dấu hiệu đại tiện hơn 3 lần/ ngày và 
mót rặn, trong số này không có bệnh nhân nào 
được tạo hình túi chứa phân. Việc tạo hình túi 
chứa phân bằng đại tràng quai J sẽ giúp sớm 
bảo tồn chức năng như đoạn trực tràng đã cắt.
Kết quả của chúng tôi không có bệnh nhân 
tử vong sau mổ, thời gian phẫu thuật là 265,33 
± 65,01 phút, thời gian nằm viện là 12,92 ± 2,43 
ngày, biến chứng sau mổ có 01 bệnh nhân bị 
rò miệng nối được điều trị bảo tồn thành công. 
Bệnh nhân này tuổi cao, được phẫu thuật nội 
soi và làm miệng nối thấp, không được làm 
mở thông hồi tràng bảo vệ. Về mặt lý thuyết, 
hậu môn nhân tạo bảo vệ trong miệng nối đại 
trực tràng thấp giúp miệng nối sạch và giúp 
giảm áp lực trong lòng ruột. Theo nghiên cứu 
hồi cứu năm 2015 của tác giả Wen-long Gu [7] 
thì hậu môn nhân tạo bảo vệ trong miệng nối 
thấp và rất thấp có vai trò rất quan trọng: giảm 
tỷ lệ rò miệng nối và tỷ lệ phẫu thuật lại, từ đó 
tác giả khuyến cáo nên làm hậu môn nhân tạo 
bảo vệ ở tất cả các trường hợp có miệng nối 
trực tràng thấp và rất thấp. Chúng tôi làm mở 
thông hồi tràng bảo vệ trong 2 trường hợp có 
tạo hình túi chứa phân. Chúng tôi thực hiện 
hậu môn nhân tạo bảo vệ khi miệng nối thấp và 
căng, tưới máu kém, miệng nối không kín khi 
bơm hơi kiểm tra, bệnh nhân có hóa xạ trị tiền 
phẫu và có bệnh lý nặng kèm theo. Nghiên cứu 
của Shiomi (2010) [8] thống kê tỷ lệ rò miệng 
nối cách rìa hậu môn 2cm – 3 cm – 4cm – 5cm 
tương ứng là: 12,9% - 7,5% - 8,8% - 7,1%. Tác 
giả khuyến cáo nên làm hậu môn nhân tạo bảo 
vệ đối với miệng nối đại - trực tràng cách rìa 
hậu môn < 5cm, đặc biệt đối với miệng nối cách 
rìa hậu môn ≤ 2cm dựa trên kết quả so sánh 
tỷ lệ rò miệng nối giữa 2 nhóm có và không có 
hậu môn nhân tạo bảo vệ tùy theo vị trí miệng 
nối: 2cm (44,4% - 0%) – 3 cm (9,7% - 4,5%) – 
4cm (11,1% - 6,7%) – 5cm (8,3% - 0%). Nghiên 
cứu của Seo (2013) [9] cho thấy tỷ lệ rò miệng 
nối rất thấp là 2,75%, có sự khác biệt về tỷ lệ 
các biến chứng cũng như rò miệng nối giữa 2 
nhóm có và không làm hậu môn nhân tạo bảo 
vệ (0,4% vs 3,7%; p < 0,005).
V. KẾT LUẬN
Kỹ thuật nối đại trực tràng thấp qua đường 
hậu môn trong điều trị ung thư trực tràng thấp 
là khả thi và an toàn (áp dụng thành công cho 
tất cả bệnh nhân nghiên cứu, có 1/9 bệnh nhân 
rò miệng nối điều trị bảo tồn không phải mổ 
lại), cần được áp dụng cho những trường hợp 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 119 (3) - 2019100
ung thư trực tràng thấp theo đúng chỉ định. 
Phẫu thuật không phức tạp về kỹ thuật, bảo 
tồn chức năng hậu môn, tránh được chi phí 
sử dụng máy khâu nối nên cần áp dụng rộng 
rãi ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh. Cần tiếp tục 
nghiên cứu kết quả xa để đánh giá thời gian 
sống thêm sau mổ, tỷ lệ tái phát và chức năng 
đại tiện, sinh dục. 
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được hoàn thành với sự giúp 
đỡ của các bệnh nhân, tập thể Khoa Phẫu 
thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức. Các tác 
giả không có bất kỳ xung đột nào về lợi ích và 
tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nelson, H., et al. (2001). Guidelines 
2000 for colon and rectal cancer surgery. J Natl 
Cancer Inst, 93(8): p. 583-96.
2. Heald, R.J., E.M. Husband, and R.D. 
Ryall (1982). The mesorectum in rectal cancer 
surgery--the clue to pelvic recurrence? Br J 
Surg, 69(10): p. 613-6.9
3. Nagtegaal, I.D. and P. Quirke (2008). 
What is the role for the circumferential margin 
in the modern treatment of rectal cancer? J 
Clin Oncol, 26(2): p. 303-12.
4. Martellucci, J., et al. (2014). 
Laparoscopic total mesorectal excision for 
extraperitoneal rectal cancer: long-term results. 
Int J Colorectal Dis, 29(12): p. 1493-9.
5. Matzel, K.E., et al (2003). Rectal 
resection with low anastomosis: functional 
outcome. Colorectal Dis, 5(5): p. 458-64.
6. Nesbakken, A., K. Nygaard, and O.C. 
Lunde (2002). Mesorectal excision for rectal 
cancer: functional outcome after low anterior 
resection and colorectal anastomosis without a 
reservoir. Colorectal Dis, 4(3): p. 172-176.
7. Gu, W.L. and S.W. Wu (2015). Meta-
analysis of defunctioning stoma in low anterior 
resection with total mesorectal excision for 
rectal cancer: evidence based on thirteen 
studies. World J Surg Oncol, 13: p. 9.
8. Shiomi, A., et al. (2011). The indications 
for a diverting stoma in low anterior resection 
for rectal cancer: a prospective multicentre 
study of 222 patients from Japanese cancer 
centers. Colorectal Dis, 13(12): p. 1384-9.
9. Seo, S.I., et al. (2013). The Role of 
Diverting Stoma After an Ultra-low Anterior 
Resection for Rectal Cancer. Ann Coloproctol, 
29(2): p. 66-71.
Summary
THE PRIMARY RESULTS OF THE PULL THROUGH 
COLO-ANAL ANASTOMOSIS AFTER RECTAL RESECTION 
FOR DISTAL RECTAL CANCER
The pull through colo-anal anastomosis after rectal resection for distal rectal cancer is a new 
procedure to preserve anal sphincter function and ameliorate the quality of life for the patient, but 
it has yet to be widely used in medical centers. Nine patients with distal rectal cancer had rectal 
resection with colo-anal anastomosis at the Digestive Surgery department in Viet Duc hospital from 
7/2015 to 6/2017. The mean age of patients was 57.5 years and the proportion male/female was 
1:2. The mean distance from the inferior edge of tumor to the anal verge was 4.0 cm. In 5 patients, 
the distance from the tumor to the distal transection was inferior 2 cm. The tumor stage was T1 in 1 
patient, T2 in 3 patients and T3 in 4 patients. Two patients had lymph node metastasis. The mean 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 119 (3) - 2019 101
operative time was 265 minutes. One patient had anastomotic leakage at post-operative day 7 and 
recovered with conservative management. Three patients complained about their defecation in 
postoperative time (more than 3 times per day). The pull through colo-anal anastomosis after rectal 
resection for low rectal cancer is a feasible and safe technique.
Key words : Low rectal cancer, pull through coloanal anastomosis, rectal resection.

File đính kèm:

  • pdfket_qua_ban_dau_noi_dai_truc_trang_thap_qua_duong_hau_mon_tr.pdf