Kế toán công nợ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

Trong hoạt động c a doanh nghiệp luôn phát sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả. Doanh

nghiệp ngoài việc phải thanh toán các khoản nợ cho các nhà cung c p nhằm giữ chữ tín còn phải thu

hồi được các khoản nợ t hách hàng để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu hoặc không có khả

năng thu hồi vốn. Kế toán công nợ góp phần theo dõi, hạch toán các khoản phải thu, nợ phải trả c a

doanh nghiệp đảm bảo thu chi trong kỳ. Kế toán công nợ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động

sản xu t kinh doanh và uy tín c a doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển c a

mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, những ngư i làm công tác kế toán cần phải nghiên cứu, vận dụng đúng đ

và linh hoạt các quy định v kế toán công nợ trong chu n mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp

hiện hành để phần hành kế toán công nợ phát huy được hiệu quả trong công tác kế toán c đơn vị.

pdf 5 trang kimcuc 11200
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán công nợ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán công nợ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

Kế toán công nợ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành
 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 
 18 
KẾ TOÁN CÔNG NỢ THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 
VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH 
Đỗ Thị T úy P ươ 1, Nguyễn Thu Hà2, 
Nguyễn Thị Hạnh Hồng3 
Tóm tắt 
Trong hoạt động c a doanh nghiệp luôn phát sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả. Doanh 
nghiệp ngoài việc phải thanh toán các khoản nợ cho các nhà cung c p nhằm giữ chữ tín còn phải thu 
hồi được các khoản nợ t hách hàng để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu hoặc không có khả 
năng thu hồi vốn. Kế toán công nợ góp phần theo dõi, hạch toán các khoản phải thu, nợ phải trả c a 
doanh nghiệp đảm bảo thu chi trong kỳ. Kế toán công nợ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động 
sản xu t kinh doanh và uy tín c a doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển c a 
mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, những ngư i làm công tác kế toán cần phải nghiên cứu, vận dụng đúng đ 
và linh hoạt các quy định v kế toán công nợ trong chu n mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp 
hiện hành để phần hành kế toán công nợ phát huy được hiệu quả trong công tác kế toán c đơn vị. 
Từ khoá: Kế toán công nợ, chu n mực kế toán Việt Nam (VAS), chế độ kế toán doanh nghiệp, nợ 
phải thu, nợ phải trả. 
RECEIVABLES AND PAYABLES ACCOUNTING ACCORDING TO VIETNAMESE 
ACCOUNTING STANDARDS AND CURRENT POLICIES FOR CORPORATE ACCOUNTING 
Abstract 
Receivables and payables always arise in the operation of the business. Enterprises are obliged not only 
to pay for liabilities to suppliers but also to collect debts from customers in order to avoid the situation 
of occupied capital for too long or inability to collect receivables. Receivables and Payables Accounting 
contributes to track, record receivables and liabilities of the business, ensuring revenue and expenditure 
in the period. Receivables and Payables Accounting directly affects the results of production and 
business activities and reputation of the business, contributing significantly to the survival and 
development of each enterprise. Therefore, those who do the accounting work need to study and apply 
the correct, complete and flexible provisions on receivables and payables accounting in accounting 
standards and current corporate accounting principles in order to promote the efficiency of the 
receivables and payables accounting work of the business. 
Keywords: Receivable and Payable Accounting, Vietnamese Accounting Standard (VAS), policies 
for enterprise accounting, receivables, payables. 
1. Mở đầu 
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp luôn tồn tại trong mối quan hệ với 
nhiều đơn vị khác. Trong đó luôn phát sinh 
những nghiệp vụ phải thu và phải trả. Một trong 
những công việc quan trọng của kế toán là phải 
hạch toán, theo dõi, phản ánh chính xác các 
khoản phải thu, phải trả, nắm được tình hình thực 
tế và có những dự phòng cần thiết để đảm bảo an 
toàn cho hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì 
vậy, kế toán công nợ đóng vai trò quan trọng 
trong công tác kế toán nói riêng và hoạt động của 
doanh nghiệp nói chung. 
Trong công tác kế toán công nợ, doanh 
nghiệp cần phải nắm vững về nội dung và cách 
quản lý công nợ nhằm tránh hao hụt về vốn, điều 
chỉnh tình hình tài ch nh, chủ động trong các 
giao dịch, duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác, 
đảm ảo không vi phạm pháp luật, phát triển 
được các mối quan hệ trong và ngoài doanh 
nghiệp. Đồng thời, căn cứ tình hình công nợ phải 
thu với khách hàng và công nợ phải trả đối với 
 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 
 19 
nhà cung cấp, những nhà quản lý có thể đánh giá 
được tình hình tài ch nh của doanh nghiệp về khả 
năng thanh toán, khả năng huy động vốn, tình 
hình chiếm dụng vốn và số vốn đang ị chiếm dụng. 
Công tác kế toán nói chung và kế toán công 
nợ nói riêng phải tuân thủ theo quy định của 
chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán 
doanh nghiệp hiện hành. Việc nắm vững nguyên 
tắc, quy định của chuẩn mực, thông tư, quyết 
định của Bộ Tài ch nh giúp doanh nghiệp có thể 
vận dụng để phản ánh ch nh xác tình hình công 
nợ của đơn vị. Ngày 22/12/2014, Bộ Tài ch nh đã 
 an hành thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế 
cho Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Thông 
tư 244/2009/TT-BTC. Chế độ kế toán mới theo 
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ra đời để đáp 
ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, 
phù hợp với tình hình thực tế về kinh tế của Việt 
Nam, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và 
hội nhập quốc tế. Chế độ kế toán theo Thông tư 
số 200/2014/TT-BTC thay đổi toàn ộ từ hệ 
thống tài khoản kế toán đến áo cáo tài ch nh của 
doanh nghiệp. Sự thay đổi này tác động rất lớn 
đến công tác kế toán của doanh nghiệp nói chung 
và kế toán công nợ nói riêng. Những nhà quản lý 
doanh nghiệp và nhất là những người làm công 
tác kế toán cần phải hiểu rõ những thay đổi của 
chế độ kế toán để có thể vận dụng đúng những 
quy định trong thông tư, đảm ảo t nh ch nh xác 
và phù hợp. 
Nhận thức đầy đủ, nắm vững nội dung về kế 
toán công nợ được quy định trong chuẩn mực kế 
toán và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành 
sẽ góp phần giúp những người làm công tác kế 
toán phản ánh ch nh xác, kịp thời và đầy đủ công 
nợ của đơn vị, đảm ảo hiệu quả của công tác kế 
toán nói riêng và toàn ộ hoạt động của doanh 
nghiệp nói chung. 
2 Kế to n công nợ theo chuẩn mực kế 
to n Việt Nam 
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được 
xây dựng trên cơ sở và nền tảng của chuẩn mực 
kế toán quốc tế. Trong 26 chuẩn mực kế toán 
Việt Nam đã an hành, có một số chuẩn mực kế 
toán chi phối đến kế toán công nợ của doanh 
nghiệp, ao gồm: 
+ Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung; 
+ Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay 
đổi tỷ giá hối đoái; 
+ Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập 
khác; 
+ Chuẩn mực số 18 - Các khoản dự phòng, tài 
sản và nợ tiềm tàng. 
Kế toá ợ t eo u ự số 01 
Thứ nh t Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn 
mực chung quy định: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài 
ch nh của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ 
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi 
ph phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát 
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu 
hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Như 
vậy, theo quy định của chuẩn mực, các khoản 
công nợ phải thu của khách hàng và phải trả cho 
người án phải được ghi chép đầy đủ và được 
ghi nhận vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ, 
không căn cứ vào việc thu hay chi tiền. 
Thứ h i nguyên tắc hoạt động liên tục được 
quy định trong chuẩn mực số 01 là cơ sở để 
doanh nghiệp đánh giá về thời hạn thanh toán các 
khoản công nợ, phân loại công nợ một cách hợp 
lý. Giả thiết hoạt động liên tục dẫn đến việc phản 
ánh các khoản công nợ theo giá tại thời điểm 
phát sinh công nợ mà không phản ánh theo giá 
thị trường. 
Thứ b theo nguyên tắc thận trọng trong 
chuẩn mực số 01, doanh nghiệp cần phải lập dự 
phòng cho những khoản nợ phải thu của khách 
hàng đã quá hạn nhưng không được tr ch lập quá 
lớn, không đánh giá cao hơn giá trị của các 
khoản phải thu khách hàng, không đánh giá thấp 
hơn giá trị của các khoản nợ phải trả người án. 
Khi có ằng chứng cho thấy một khoản tổn thất 
có khả năng xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay 
một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng. 
Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng giúp doanh 
nghiệp phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra hoặc 
kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất, giảm thiểu khả 
năng iến động tài ch nh ất thường. 
Kế toá ợ t eo u ự số 10 
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10, 
các khoản giao dịch phát sinh ằng ngoại tệ làm 
tăng nợ phải thu, nợ phải trả được quy đổi ngoại 
tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch 
để ghi sổ kế toán, các giao dịch ằng ngoại tệ 
làm giảm nợ phải thu, nợ phải trả được quy đổi 
ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá ghi sổ (trước 
đây). Bên cạnh đó, chênh lệch tỷ giá hối đoái 
phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có 
 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 
 20 
gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc 
chi ph trong năm tài ch nh. 
Đồng thời, theo quy định của chuẩn mực số 
10, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản 
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch 
thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài 
chính theo quy định của pháp luật. Số dư cuối kỳ 
trên tài khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được 
kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài ch nh và 
chi phí tài chính. 
Tuy nhiên, doanh nghiệp không được đánh 
giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ 
đã sử dụng công cụ tài ch nh để dự phòng rủi ro 
hối đoái. 
Kế toá ợ t eo u ự số 14 
Chuẩn mực kế toán số 14 quy định chủ yếu 
các nội dung về doanh thu và thu nhập. Nhưng 
doanh thu gắn với quá trình án hàng và cung 
cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình 
đó doanh nghiệp thường xuyên có các nghiệp vụ 
liên quan đến khách hàng như nhận trước tiền 
hàng của khách hàng, án chịu cho khách hàng 
dẫn đến hình thành khoản phải thu. Vì vậy, kế 
toán công nợ liên quan chặt chẽ với kế toán 
doanh thu của đơn vị. 
Theo quy định trong chuẩn mực số 14, các 
khoản tiền nhận trước của khách hàng không 
được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là 
một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền 
trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số 
tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi 
nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm 
điều kiện ghi nhận doanh thu. 
Khi không chắc chắn thu hồi được một 
khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợ 
phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải 
thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. 
Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự 
là không đòi được thì được ù đắp ằng nguồn 
dự phòng nợ phải thu khó đòi. 
Kế toá ợ t eo u ự số 18 
Theo chuẩn mực kế toán số 18 - Các khoản 
dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, kế toán phải 
lập các khoản dự phòng cho những khoản nợ 
phải thu khách hàng đã quá hạn nhưng không lập 
quá lớn. Việc lập dự phòng cho các khoản nợ 
phải thu khó đòi giúp phòng tránh các rủi ro có 
thể xảy ra hoặc kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất. 
Doanh nghiệp cần phải thận trọng khi đưa ra 
những đánh giá trong các điều kiện không chắc 
chắn để không làm sai lệch tăng thu nhập hay tài 
sản và cũng không làm sai lệch giảm chi ph và 
các khoản nợ. 
Tuy nhiên, việc lập dự phòng không có 
nghĩa tạo ra các khoản dự phòng quá mức hoặc 
khai khống các khoản nợ một cách cố ý. Mức lập 
dự phòng phải theo chế độ kế toán hiện hành. 
 Kế to n công nợ theo chế độ kế to n 
doanh nghiệp hiện hành 
Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành 
được hướng dẫn chi tiết và cụ thể trong thông tư 
số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài ch nh an hành 
ngày 22/04/2014 và được áp dụng từ ngày 
01/01/2015. Thông tư 200 ra đời đánh dấu ước 
thay đổi theo hướng hội nhập quốc tế của kế toán 
Việt Nam. Chế độ kế toán theo Thông tư số 
200/2014/TT-BTC có những thay đổi nhất định 
so với những quy định trước đây theo quyết định 
số 15/2006/QĐ-BTC. Kế toán công nợ cũng có 
những thay đổi nhất định cho phù hợp với xu thế 
thay đổi chung của kế toán Việt Nam. 
Kế toá ợ ả t u t eo t tư số 
200/2014/TT-BTC 
Để hạch toán khoản Phải thu của khách 
hàng, kế toán sử dụng tài khoản 131 - Phải thu 
của khách hàng. 
Khoản phải thu của khách hàng cần được 
hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội 
dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi 
(trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời 
điểm áo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh 
toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có 
quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản 
phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả 
TSCĐ, ất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài 
ch nh. Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế 
toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại 
nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có 
khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác 
định số tr ch lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc 
có iện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu 
không đòi được. 
Tài khoản 131 thuộc loại tài khoản Tài sản 
nên có kết cấu như sau: Phát sinh tăng ghi Nợ, 
phát sinh giảm ghi Có, số dư ên Nợ. Số dư ên 
Nợ của tài khoản 131 ch nh là tiền còn phải thu 
của khách hàng. Tuy nhiên, tài khoản này có thể 
có số dư ên Có. Số dư ên Có phản ánh số tiền 
 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 
 21 
nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu 
của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ 
thể. Do vậy, khi lập Bảng Cân đối kế toán phải 
lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu 
của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu ên "Tài 
sản" và ên "Nguồn vốn". 
Trong quá trình khách hàng nợ tiền của 
doanh nghiệp, rất dễ dẫn đến rủi ro khách hàng 
không có khả năng thanh toán hoặc không thanh 
toán cho doanh nghiệp. Theo nguyên tắc thận 
trọng, kế toán cần phải xem xét việc lập dự 
phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi. Khi 
đó, kế toán sử dụng tài khoản 229 – Dự phòng 
tổn thất tài sản, với tài khoản chi tiết là TK 2293 
– Dự phòng phải thu khó đòi. Tài khoản này 
phản ánh tình hình tr ch lập hoặc hoàn nhập 
khoản dự phòng các khoản phải thu đến ngày đáo 
hạn khó đòi. 
Kế toán cần phải theo dõi chi tiết thời hạn 
của các khoản nợ phải thu để xác định mức tr ch 
lập dự phòng. Mức tr ch lập dự phòng đối với nợ 
phải thu quá hạn thanh toán được quy định như 
sau: 
Bả 1: Mức tr ch lập dự phòng nợ phải thu h đòi theo chế độ KTDN hiện hành 
STT Thời gian qu hạn của c c khoản nợ Mức trích ập dự phòng 
1 Trên 6 tháng đến dưới 1 năm 30% giá trị khoản nợ 
2 Từ 1 năm đến dưới 2 năm 50% giá trị khoản nợ 
3 Từ 2 năm đến dưới 3 năm 70% giá trị khoản nợ 
4 Từ 3 năm trở lên 100% giá trị khoản nợ 
Nguồn: Thông tư số 228/2009/TT-BTC 
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán 
nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá 
sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất 
t ch, ỏ trốn thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn 
thất không thu hồi được để tr ch lập dự phòng. 
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ 
phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn ộ 
khoản dự phòng các khoản nợ vào ảng kê chi 
tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi ph quản lý 
doanh nghiệp. 
Kế toá ợ ả trả t eo t tư số 
200/2014/TT-BTC 
Để hạch toán công nợ phải trả của doanh 
nghiệp đối với các nhà cung cấp, kế toán sử dụng 
tài khoản 331 – Phải trả cho người án. Đây là 
tài khoản thuộc nhóm tài khoản Nguồn vốn nên 
có kết cấu là phát sinh tăng ở ên Có, phát sinh 
giảm ở ên Nợ, số ghi Có. Tuy nhiên, tài khoản 
này có thể có số dư ên Nợ. Số dư ên Nợ (nếu 
có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người án 
hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho 
người án theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. 
Vì vậy, khi lập Bảng Cân đối kế toán, kế toán 
phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản 
ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu ên ―Tài 
sản‖ và ên ―Nguồn vốn‖. 
Kế toán công nợ phải trả người án của 
doanh nghiệp phải tuân thủ theo các nguyên 
tắc sau: 
- Nợ phải trả cho người án, người cung 
cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán 
chi tiết cho từng đối tượng phải trả. 
- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các 
khoản nợ phải trả cho người án theo từng loại 
nguyên tệ theo nguyên tắc: 
+ Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho 
người án ằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra 
Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại 
thời điểm phát sinh. Riêng trường hợp ứng trước 
cho nhà thầu hoặc người án, khi đủ điều kiện 
ghi nhận tài sản hoặc chi ph thì ên Có tài khoản 
331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đ ch danh đối 
với số tiền đã ứng trước. 
+ Khi thanh toán nợ phải trả cho người án 
 ằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt 
Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đ ch danh cho 
từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có 
nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đ ch danh được 
xác định trên cơ sở ình quân gia quyền di động 
các giao dịch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp 
phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu 
hoặc người án thì ên Nợ tài khoản 331 áp dụng 
tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước; 
+ Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản 
phải trả cho người án có gốc ngoại tệ tại tất cả 
các thời điểm lập Báo cáo tài ch nh theo quy định 
của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh 
giá lại khoản phải trả cho người án là tỷ giá án 
ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh 
 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 
 22 
nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm 
lập Báo cáo tài ch nh. Các đơn vị trong tập đoàn 
được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ 
quy định để đánh giá lại các khoản phải trả cho 
người án có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao 
dịch trong nội ộ tập đoàn. 
- Khi hạch toán chi tiết các khoản phải trả 
người án, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành 
mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết 
khấu thương mại, giảm giá hàng án của người 
 án, người cung cấp nếu chưa được phản ánh 
trong hóa đơn mua hàng. 
4 Kết uận 
Kế toán công nợ là phần hành kế toán quan 
trọng và tác động lớn đến hoạt động của doanh 
nghiệp. Người làm công tác kế toán phải đặc iệt 
quan tâm, nghiên cứu kỹ để nắm vững nội dung 
quy định về kế toán công nợ trong chuẩn mực kế 
toán và thường xuyên cập nhật những thay đổi của 
chế độ kế toán để đảm ảo hạch toán đầy đủ, 
ch nh xác, kịp thời các nghiệp vụ về công nợ nói 
riêng và toàn ộ các giao dịch phát sinh trong 
doanh nghiệp nói chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Tài chính (2009). Thông tư 228/2009/TT-BTC Hư ng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản 
nợ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn th t các khoản đầu tư tài ch nh nợ phải thu h đòi và bảo 
hành sản ph m, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. 
[2]. Bộ Tài chính (2011). 26 chu n mực kế toán Việt Nam. Hà Nội: NXB Lao động. 
[3]. Bộ Tài chính (2013). Thông tư số 89/2013/TT-BTC Sử đổi, bổ sung Thông tư 228/2009/ TT –BTC ngày 
07/12/2009 . 
[4]. Bộ Tài chính (2014). Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Hư ng dẫn Chế độ kế toán 
Doanh nghiệp. 
[5]. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 53/2016/TT-BTC Sử đổi, bổ sung một số đi u c thông tư số 
200/2014/TT-BTC. 
Thông tin tác giả: 
 Đỗ Thị Thúy Phương, Phó giáo sư, Tiến sĩ 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: Thuyphuongkt.tueba@gmail.com 
 2. Nguyễn Thu Hà, Thạc sĩ 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
 3. Nguyễn Thị Hạnh Hồng, Thạc sĩ 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
Ngày nhận: 01/12/2016 
Ngày nhận bản sửa: 16/02/2017 
Ngày duyệt đăng: 10/03/2017 

File đính kèm:

  • pdfke_toan_cong_no_theo_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_va_che_do_ke.pdf