Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ sẽ khó thành công nếu như thiếu đi

sự tham gia tích cực của với gia đình trẻ. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi đánh giá

thực trạng nhận thức của 301 khách thể là cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ trẻ về thực

trạng hợp tác giữa nhà trường và gia đình về nội dung, cách thức và hiệu quả của sự hợp tác

trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ hiện nay tại các cơ sở. Từ đó, chỉ ra các

biện pháp giúp cho sự hợp tác có hiệu quả hơn, giúp nhà trường thực hiện tốt hơn vai trò

của mình trong quá trình hợp tác với gia đình trẻ như: Xây dựng mối quan hệ với gia đình

trẻ; Phát hiện và khuyến khích những điểm mạnh của các thành viên trong gia đình; Tính

chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên môn trước gia đình trẻ; Tư vấn kiến thức và hướng dẫn

kĩ năng can thiệp trẻ cho gia đình; Tăng cường giao tiếp trao đổi thông tin giữa gia đình và

nhà trường; Khuyến khích và thu hút gia đình trẻ tham gia các hoạt động cùng nhà trường.

pdf 11 trang kimcuc 10060
Bạn đang xem tài liệu "Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0018
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 155-165
This paper is available online at 
HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CAN THIỆP SỚM
GIÁO DỤC TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
Đỗ Thị Thảo
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ sẽ khó thành công nếu như thiếu đi
sự tham gia tích cực của với gia đình trẻ. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi đánh giá
thực trạng nhận thức của 301 khách thể là cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ trẻ về thực
trạng hợp tác giữa nhà trường và gia đình về nội dung, cách thức và hiệu quả của sự hợp tác
trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ hiện nay tại các cơ sở. Từ đó, chỉ ra các
biện pháp giúp cho sự hợp tác có hiệu quả hơn, giúp nhà trường thực hiện tốt hơn vai trò
của mình trong quá trình hợp tác với gia đình trẻ như: Xây dựng mối quan hệ với gia đình
trẻ; Phát hiện và khuyến khích những điểm mạnh của các thành viên trong gia đình; Tính
chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên môn trước gia đình trẻ; Tư vấn kiến thức và hướng dẫn
kĩ năng can thiệp trẻ cho gia đình; Tăng cường giao tiếp trao đổi thông tin giữa gia đình và
nhà trường; Khuyến khích và thu hút gia đình trẻ tham gia các hoạt động cùng nhà trường.
Từ khóa: Can thiệp sớm giáo dục, hợp tác với gia đình, rối loạn phổ tự kỉ, nội dung, biện
pháp.
1. Mở đầu
Làm việc và hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) trong quá trình can thiệp sớm giáo dục
(CTSGD) đòi hỏi giáo viên (GV) và nhà trường không chỉ tiếp xúc, hợp tác và làm việc trực tiếp
với trẻ và CM trẻ mà còn cộng tác với cả một hệ thống các thành viên khác trong gia đình (GĐ)
của trẻ. Sự ra đời của trẻ em là một sự kiện đặc biệt trong mỗi GĐ, trẻ ra đời có ảnh hưởng tới
mọi thành viên trong GĐ. Đồng thời các trẻ em đó, kể cả trẻ RLPTK cũng đều bị ảnh hưởng bởi
GĐ. Chính vì lẽ đó, đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015 xác định: “Việc
chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự hợp tác, gắn kết chặt chẽ giữa GĐ, nhà
trường và xã hội” [2]. Nhiệm vụ hợp tác với GĐ trong chăm sóc, giáo dục trẻ cũng đã được quy
định tại Điều lệ Trường mầm non [1].
Gia đình là một nhân tố rất quan trọng trong môi trường gần nhất của trẻ, mọi thành viên
trong GĐ đều tiếp xúc với trẻ hàng ngày, kích thích sự phát triển về mọi mặt ở trẻ, đặc biệt là ngôn
ngữ và kĩ năng nhận biết về môi trường xung quanh. GĐ là nơi hiểu về trẻ và nhu cầu riêng biệt
của trẻ. Các thành viên trong GĐ chính là người đầu tiên có thể tạo cơ hội giúp trẻ hình thành các
mối quan hệ xã hội, là hình mẫu về cách ứng xử và cách tổ chức cuộc sống trong GĐ. Điều này sẽ
khuyến khích, nuôi dưỡng, phát triển tính cách tích cực ở trẻ. Do vậy, CTSGD sẽ không thực sự
thành công nếu như không có sự tham gia tích cực của GĐ trẻ.
Ngày nhận bài: 12/9/2016. Ngày nhận đăng: 12/2/2016.
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com
155
Đỗ Thị Thảo
Đối với trẻ bình thường việc hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong quá trình chăm sóc - giáo
dục cho trẻ là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ RLPTK, sự tham gia của GĐ vào quá trình CTSGD
càng cần thiết hơn và ngày càng được đề cao hơn. GĐ có vài trò quan trọng trong việc cung cấp,
chia sẻ thông tin về quá trình phát triển của trẻ, cùng thực hiện nội dung CTSGD, tham gia xây
dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ như khâu phát hiện điểm mạnh và nhu cầu
của trẻ, đặt mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch. . .
Trên thế giới và Việt Nam, có một số nghiên cứu về sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ
trong giáo dục trẻ khuyết tật nói chung, trẻ RLPTK nói riêng, điển hình như: Karen Kearns [12],
Gabovitch E. M., Curtin C. A. [9], Dillenburger K., Keenan M., Doherty A. [8], Đỗ Thị Thảo [3],
Trần Thị Lệ Thu [4], Nguyễn Thị Hoàng Yến [5],[6]. Đặc biệt, trong đó có bài viết của Wood L.,
Olivier T. [14] về “Xây dựng video để nâng cao nhận thức về quan hệ hợp tác giữa GV và CM trẻ”.
Một số bài viết khác tập trung trình bày về sự hợp tác giữa Nhà trường và GĐ nhằm hỗ trợ hành
vi tích cực cho trẻ RLPTK của Blair W. C., Lee I., Cho S. [7]; Sự hợp tác giữa GĐ, nhà trường và
cộng đồng chuẩn bị giáo dục và cải thiện khi trẻ đến trường học của Epstein J. [10]; GĐ tham gia
vào xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân của Jivanjee P, Kruzich J. M., Friesen B. J. [11]; Mở rộng
hỗ trợ để cải thiện sự sống của các GĐ trẻ RLPTK của Mary Bower Russa, Amy L. Matthews, and
Jamie S. Owen-DeSchryver [13].
Hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK là một trong những nội dung
quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn vắng bóng các nghiên cứu về thực trạng và kết quả của sự hợp tác
giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK tại Việt Nam, để từ đó chỉ ra các biện pháp giúp
cho sự hợp tác có hiệu quả hơn, giúp GV thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong quá trình hợp
tác với CM trẻ. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi đánh giá thực trạng nhận thức của 301 khách
thể (trong đó: 23 CBQL, 128 GV và 150 CM trẻ) về sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ, nội dung,
cách thức và hiệu quả của sự hợp tác trong CTSGD trẻ RLPTK. Từ đó, đề xuất một số biện pháp
hợp tác có hiệu quả trong CTSGD trẻ RLPTK.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề lí luận về sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD
trẻ RKPTK
Khái niệm sự hợp tác giữa Nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK
Hợp tác là cùng nhau thực hiện một kế hoạch và cùng đi đến một mục đích. Hợp tác giữa
nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK là quá trình nhà trường và GĐ cùng chung sức, hỗ trợ
lẫn nhau trong suốt thời gian trẻ CTSGD tại trường để chia sẻ thông tin, tạo nên môi trường, điều
kiện CTSGD thích hợp nhất tại trường, tại GĐ và tại cộng đồng cho sự phát triển của trẻ.
CTSGD trẻ RLPTK là một việc làm còn nhiều khó khăn ở Việt Nam. Đặc biệt, RLPTK là
một dạng khuyết tật, có sự thoái lui trong quá trình phát triển.Trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn về
nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng hiểu và kết nối thông tin, tương tác xã hội, tưởng tượng,
hành vi... Do vậy, để trẻ RLPTK có thể được tham gia CTSGD, giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập
cộng đồng thì trẻ và GĐ trẻ cần nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ các lực lượng trong
xã hội, đặc biệt là của nhà trường và GV. Mỗi trẻ RLPTK có những khó khăn riêng, có nhu cầu và
khả năng khác nhau nên cần phải có sự điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục
cho phù hợp và đồng thời GV cũng cần nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học có hiệu kết quả. Điều
này cho thấy, cần phải có nhiều sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, niềm đam mê, sự nhiệt tình, yêu nghề,
yêu trẻ của GV. GV cũng cần nhận thức rõ vai trò của GĐ đối với quá trình CTSGD trẻ RLPTK,
từ đó cộng tác cởi mở, tương trợ với GĐ để góp phần nâng cao chất lượng CTSGD trẻ RLPTK.
156
Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Nguyên tắc của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK
- Đảm bảo thống nhất giữa nhà trường và GĐ về mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp
và cách thức hỗ trợ trẻ RLPTK.
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa nhà trường và GĐ trong việc thực hiện CTSGD trẻ RLPTK
tại các cơ sở, tại nhà cũng như tại cộng đồng.
- Đảm bảo tính hiệu quả của từng nội dung hợp tác: hợp tác để tìm hiểu thông tin và chia sẻ
thông tin, hợp tác để lên kế hoạch và cùng nhau thực hiện kế hoạch. . .
Nội dung hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK
Để nhà trường và GĐ tham gia CTSGD trẻ RLPTK hợp tác với nhau có hiệu quả, cần thực
hiện những nội dung hợp tác cụ thể sau đây:
Thứ nhất, hợp tác trong việc thực hiện mục tiêu CTSGD trẻ RLPTK: Muốn trẻ phát triển
tốt và sớm hoà nhập cộng đồng, chúng ta cần phải đặt ra những mục tiêu gì cho trẻ, trẻ phải làm
gì? và chúng ta giúp đỡ trẻ bằng cách nào? Những ai là người cần phải hỗ trợ trẻ? Hỗ trợ ở đâu
vào thời gian nào? Công việc cụ thể ở đây là gì? Mục tiêu cho trẻ phải được thống nhất giữa GĐ,
nhà trường. Có sự thống nhất về mục tiêu CTSGD trẻ RLPTK, Nhà trường và GĐ sẽ duy trì được
những kì vọng giống nhau. Hơn nữa, sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ là điều hết sức cần thiết
để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong KHGDCN, nhất là đối với các mục tiêu về kĩ năng sống
trong môi trường GĐ và cộng đồng.
Thứ hai, hợp tác trong việc thực hiện nội dung CTSGD trẻ RLPTK: Khi có sự thống nhất
về mục tiêu giáo dục thì phải nghiên cứu nội dung CTSGD phù hợp với trẻ, nội dung này cũng
cần thống nhất giữa nhà trường và GĐ mà cụ thể là GV và CM. Do những khó khăn khác nhau ở
mỗi trẻ RLPTK, CM trẻ và GV cần cùng nhau trao đổi, tìm hiểu nội dung nào cần dạy cho trẻ và
sử dụng phương pháp nào để đem lại kết quả. Những gì trẻ học được phải gắn với những gì mà trẻ
nhìn thấy, nghe thấy và trẻ đã có chút kinh nghiệm về nó, điều này sẽ giúp trẻ dễ nắm bắt và tiếp
nhận thông tin. . . Đồng thời, kĩ năng trẻ tiếp thu tại trường và tại nhà phải ứng dụng được vào môi
trường sống và môi trường cộng đồng.
Thứ ba, hợp tác trong việc đưa ra yêu cầu trong CTSGD trẻ RLPTK: Nhà trường và GĐ
phải duy trì những kì vọng giống nhau trong quá trình CTSGD trẻ RLPTK. Yêu cầu trong CTSGD
được coi là đơn vị chất lượng khi đánh giá kết quả của quá trình giáo dục. Yêu cầu có thể coi là một
giới hạn cần phải đạt được mục đích của các mục tiêu CTSGD nào đó cho trẻ. Do đó, nhà trường
và GĐ cần phải thường xuyên có sự trao đổi về yêu cầu CTSGD. Chẳng hạn một số kĩ năng trẻ
phải thực hiện trong 5 bước mà GĐ trẻ chỉ thực hiện trong 3 bước thì chưa có sự nhất quán trong
thực hiện yêu cầu CTSGD trẻ RLPTK.
Thứ tư, hợp tác trong việc áp dụng phương pháp CTSGD trẻ RLPTK: Phương pháp CTSGD
trẻ RLPTK cũng cần phải được thống nhất giữa các nhà trường và GĐ trong CTSGD. Thống nhất
phương pháp can thiệp không phải là giữa GV, CM và các thành viên tham gia hỗ trợ sử dụng rập
khuôn các phương pháp hoàn toàn giống nhau. Cách thức dạy một kĩ năng, một nét chữ phải theo
các bước qui định. Phương pháp CTSGD có thể tuỳ trẻ, tuỳ ngữ cảnh mà từng thành viên tham gia
dạy trẻ đưa ra cho phù hợp: có thể cho trẻ bắt chước và tự làm; cùng làm với trẻ; hướng dẫn bằng
lời và đồ dùng trực quan tỉ mỉ cho trẻ. . . Hay một số trẻ thích hợp với các phương pháp chuyên
biệt như: Dạy học thông qua thử nghiệm riêng biệt (Discrete trial training – DTT) theo Phân tích
hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis – ABA); Dạy học có cấu trúc (Teaching Structured)
theo Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỉ và trẻ có khó khăn về giao tiếp (Treatment and education of
autistic and related communication handicapped children - TEACCH), Thời gian tại sàn theo Dựa
trên sự phát triển, sự khác biệt cá nhân và các mối quan hệ (Developmental, Individual – difference,
Relationship – Based – DIR), Trị liệu hoạt động (Occupational Therapy - OT), Hệ thống giao tiếp
157
Đỗ Thị Thảo
bằng trao đổi tranh (Picture Exchange Communication System - PECS). . . Tuy nhiên, tùy mỗi trẻ
mà GV và GĐ có thể lựa chọn một phương pháp chuyên biệt hay phối kết hợp các phương pháp
cho phù hợp với đặc điểm phát triển ở từng thời kì của trẻ. Phương pháp CTSGD phải dựa trên
cơ sở am hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ RLPTK. Những thành viên tham gia CTSGD trẻ cần
phải hợp tác với các chuyên gia tâm lí và giáo dục đặc biệt để nhận ra cá tính đặc biệt ở trẻ, sở
thích, nguyện vọng của trẻ, không nên quá áp đặt trẻ, nóng vội và đốt cháy giai đoạn, không làm
trẻ hoảng sợ và luôn cảm thấy tự ti, không làm hộ trẻ mà hãy bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phúc tạp, luôn khuyến khích và tạo động cơ cho trẻ, cần kiên trì hướng dẫn tỉ mỉ, từng bước
nhỏ đến lớn, từ thao tác đơn giản đến phức tạp. . .
Thứ năm, hợp tác trong chi phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ RLPTK ở cơ sở can
thiệpcũng như ở GĐ và cộng đồng
CTSGD trẻ RLPTK vô cùng khó khăn và tốn kém. Một số trẻ RLPTK thường khó thích
ứng với sự thay đổi của môi trường, cơ thể hay ốm yếu; một số trẻ khác có nhiều hành vi cần sự
giám sát thường xuyên của người lớn; một số trẻ đi kèm với các khuyết tật khác như khiếm thính,
khiếm thị. . . Đa số trẻ cần sự tiếp cận 1 giáo viên/ 1 trẻ nên cần nhiều nhân lực và kinh phí chi trả
cho nhân lực CTSGD. Làm thế nào để trẻ đủ điều kiện đến trường cũng như sinh hoạt tại nhà là
điều mà nhà trường và GĐ luôn trăn trở và suy nghĩ. Chính vì vậy, để trẻ RLPTK có điều kiện học
tập tốt, cần có sự hỗ trợ về vật chất và kinh phí của các nhà hảo tâm, lúc này các lực lượng tham
gia CTSGD trẻ RLPTK tại cộng đồng có thể là những đại diện để đi vận động, quyên góp hỗ trợ
cho trẻ và GĐ. Đồng thời, GĐ cũng cần có trách nhiệm trong việc đóng góp học phí, các cơ sở
CTSGD cần có chính sách miễn hoặc giảm học phí cho trẻ.
Điều kiện để sự hợp tác có kết quả
Để làm tốt công tác này, cơ sở CTSGD trẻ RLPTK cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
1) Giáo viên phải có kĩ năng giao tiếp và chuyên môn tốt khi tiếp xúc với GĐ trẻ cũng như cán bộ
của các tổ chức Đoàn thể, nhóm hỗ trợ cộng đồng, với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ
tự kỉ, các chuyên gia y tế và đồng nghiệp; 2) Tổ chức tốt các buổi trao đổi chuyên môn với đồng
nghiệp, chia sẻ về hoạt động CTSGD trẻ RLPTK trẻ tại trường và tại GĐ; 3) Sự nhất trí chung là
một điều rất quan trọng mà cả nhà trường và GĐ phải thực hiện được. Nếu mục tiêu, nội dung,
phương pháp can thiệp trẻ không có sự thống nhất thì họ sẽ làm việc một cách miễn cưỡng và có
thể không quan tâm xem liệu trẻ có thể đạt được các mục tiêu đó hay không.
2.2. Thực trạng hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK
Nhận thức về mức độ cần thiết của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ
Khảo sát CBQL, GV và CM trẻ về mức độ cần thiết của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ
trong CTSGD trẻ RLPTK. Kết quả thu được ở biểu đồ sau đây.
Biểu đồ 1.Đánh giá về mức độ cần thiết của sự
hợp tác giữa nhà trường và GĐ
Phần lớn các khách thể đều đánh
giá cao vai trò của việc hợp tác giữa nhà
trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK, có
89,7%. Có 1% khẳng định mức độ cần thiết
phải có sự hợp tác giữa các lực lượng. Có
9% đánh giá ở mức độ bình thường và có
1,3% cho rằng không cần thiết, đây là nhận
định của các CM trẻ có ít sự kì vọng về tiến
bộ của trẻ RLPTK trong CTSGD.
Nhìn chung, GV, CBQL và phần
đông CM trẻ đã có những nhận thức đúng
158
Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
đắn về tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiết của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong
CTSGD trẻ RLPTK. Rõ ràng, CM trẻ và các thành viên trong GĐ là những người gần gũi, hiểu trẻ
và thương yêu trẻ nhiều nhất. Do đó, nếu GV và CM trẻ thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau,
đồng thời hợp tác tốt với nhau trong quá trình CTSGD cho trẻ, chắc chắn hiệu quả CTSGD sẽ đạt
kết quả tốt hơn.
Nội dung hợp tác giữa nhà trường và GĐ
Bảng 1. Đánh giá của CBQL, GV và CM trẻ về mức độ thực hiện
các nội dung hợp tác giữa nhà trường và GĐ 1 ≤M ≤ 3
TT Các nội dung
CM trẻ GV CBQL Chung
M SD
Thứ
bậc
M SD
Thứ
bậc
M SD
Thứ
bậc
M SD
Thứ
bậc
1 Đặt mục tiêu 2,14 0,87 4 2,32 0,74 1 1,91 0,29 1,5 2,20 0,79 3
2
Lựa chọn nội
dung
2,60 0,64 1 2,26 0,77 2 1,91 0,29 1,5 2,40 0,71 1
3
Lựa chọn
phương pháp
2,51 0,67 2 2,21 0,78 3 1,87 0,34 3 2,33 0,73 2
4 Tìm kiếm kiến
thức mới
2,40 0,71 3 2,03 0,82 5 1,70 0,47 4 2,19 0,78 4
5
Tìm kiếm kinh
phí
2,11 0,77 5 2,21 0,80 3 1,57 0,5 ...  GV và CM trẻ đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác
giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK nhưng mức độ thực hiện và hiệu quả lại chưa
tương đồng. Nhiều CM chưa có kĩ năng làm việc với trẻ. Các cơ sở GD đã có những hình thức tổ
chức nhằm tăng cường sự hợp tác Nhà trường và GĐ, mặc dù đây mới chỉ là những hình thức mang
tính vi mô.
2.3. Biện pháp hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong CTSGD trẻ RLPTK
Xây dựng mối quan hệ với gia đình trẻ
CTSGD chỉ có thể thực hiện tốt khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong GĐ
và giữa GĐ với nhà trường và các nhà chuyên môn khác. Để sự hợp tác được diễn ra thuận lợi,
cần thiết phải xây dựng mối quan hệ tích cực với GĐ trẻ. Chúng ta nên tôn trọng cách sống và
khả năng của GĐ trẻ. Cố gắng xây dựng tốt mối quan hệ tích cực với mọi thành viên khác trong
GĐ, đặc biệt những thành viên có trách nhiệm CS&GD trẻ. Nhà chuyên môn và các cơ sở CTSGD
nên để các thành viên trong GĐ trẻ tham gia vào quá trình CTSGD, ngay cả giai đoạn chẩn đoán,
đánh giá, lên kế hoạch giáo dục cá nhân và thực hiện các hoạt động cụ thể. Hơn ai hết, họ là những
người gần gũi hàng ngày với trẻ, đặc biệt là CM trẻ. Họ luôn hiểu trẻ nên có thể cung cấp nhiều
thông tin cần thiết về trẻ và GĐ. Chỉ khi có sự tham gia của GĐ, chúng ta mới có được chương
trình can thiệp phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ và GĐ, điều này sẽ góp phần tăng thêm cơ
hội thành công của CTSGD.
Phát hiện và khuyến khích những điểm mạnh của các thành viên trong gia đình
Trong vài năm trở lại đây, kiến thức cơ bản về trẻ RLPTK được GĐ trẻ tìm hiểu trên các
trang web và phương tiện thông tin đại chúng, giúp cho họ sớm chấp nhận đứa con khuyết tật của
mình, họ can đảm hơn để bắt đầu một hành trình dài và gian khó trong cuộc đời cùng với đứa con
RLPTK của mình.
161
Đỗ Thị Thảo
Ngoài việc tìm kiếm những tiềm năng phát triển của trẻ, những mặt mạnh của trẻ để CM
được khuyến khích, chúng ta cũng cần lưu ý phát hiện những điểm mạnh của các thành viên trong
GĐ trẻ. Tìm hiểu xem mỗi thành viên có thể hỗ trợ trẻ những gì (dù là rất nhỏ), họ có khả năng gì
đặc biệt trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Qua đó khuyến khích họ phát huy và dành thời gian
hỗ trợ trẻ, giúp trẻ phát triển tốt hơn tại GĐ, trường học và xã hội.
Thể hiện tính chuyên nghiệp về chuyên môn của đội ngũ CTSGD trước GĐ trẻ
GĐ trẻ luôn tin tưởng vào chuyên môn của đội ngũ CTSGD, dù ở cương vị GV hay chuyên
gia. Họ nghĩ rằng, đội ngũ CTSGD có thể cho họ lời khuyên xác đáng, chẩn đoán hay giải thích về
các vấn đề của trẻ. Đôi khi, những thành viên trong GĐ có thể gặp gỡ đội ngũ CTSGD bất cứ thời
điểm, địa điểm nào đó để mong nhận được sự hỗ trợ của nhà chuyên môn.
Mặc dù, nhận được sự tin tưởng của GĐ nhưng đội ngũ CTSGD không được chẩn đoán hay
đánh giá sơ lược và qua loa rồi đưa ra lời khuyên cho GĐ. Nhà chuyên môn hợp tác với GĐ xây
dựng một kế hoạch làm việc cho phù hợp và hiệu quả. Qua kế hoạch này, nhà chuyên môn cần tạo
điều kiện để các nhà chuyên môn khác cùng tham gia vào tiến trình công việc.
Người có thái độ chuyên môn tốt cần đảm bảo những nguyên tắc làm việc sau: 1) Không
nên đưa ra lời khuyên về trẻ khi chưa đánh giá trẻ một cách cẩn thận; 2) Chỉ chia sẻ những thông
tin mà mình đã chắc chắn; 3) Hãy thận trọng với kiến thức và kinh nghiệm mà mình có.
Cho dù là một nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm và thu thập được nhiều kiến thức về
cách làm việc với GĐ của trẻ thì cũng thể không dễ dàng đưa ra lời khuyên cho GĐ. Nhà chuyên
môn cần có thời gian, công cụ đánh giá và sự trợ giúp của các nhà chuyên môn khác. Mỗi trẻ
RLPTK là một cá thể có đặc điểm và nhu cầu riêng. Vì vậy, kiến thức, kinh nghiệm làm việc với
trẻ A không nên được áp dụng cứng nhắc cho trẻ B, tùy tình trạng của mỗi trẻ nhà chuyên môn
nên linh hoạt trong cách tiếp cận và áp dụng đối với mỗi trẻ.
Để trở thành một nhà tư vấn hay nhà chuyên môn sâu, chân chính và tạo được uy tín và sự
tin cậy cho GĐ trẻ và cộng đồng xã hội, đòi hỏi nhà chuyên môn cần làm việc với thái độ nghiêm
túc, khoa học, thực tế và thận trọng. Điều này giúp cho quá trình hợp tác với gia đình tin tưởng và
hiệu quả hơn.
Tư vấn kiến thức và hướng dẫn kĩ năng CTSGD trẻ RLPTK cho GĐ
Hầu hết các GĐ có con RLPTK đều rất chán nản, thất vọng, họ lúng túng không biết xử lí
thế nào, làm sao để giúp trẻ? Nhiều CM trẻ đem con chạy chữa khắp nơi, họ cho rằng chỉ có những
chuyên gia mới cứu chữa được và họ muốn trăm sự nhờ cả vào các chuyên gia. Tư vấn kiến thức
về CTSGD trẻ RLPTK cho GĐ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hỗ trợ tâm lí, tư vấn kiến thức, kĩ
năng CTSGD trẻ cho GĐ trẻ, giúp họ thực hiện và phát huy hết khả năng trong việc giúp trẻ phát
triển và hợp tác tốt hơn với nhà trường trong quá trình CTSGD trẻ RLPTK.
Ở GĐ, CM trẻ có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ trẻ phát triển về mọi mặt. Nhưng hầu
hết các CM trẻ đều thiếu kiến thức về can thiệp trẻ RLPTK. Vì vậy, chuyên gia, giáo viên CTSGD
cần cung cấp cho họ những kiến thức, kĩ năng về CTSGD trẻ. Từ đó phát huy vai trò của họ đối
với sự phát triển của trẻ. Nội dung tư vấn kiến thức và kĩ năng CTSGD trẻ RLPTK rất đa dạng,
tuy nhiên có thể chia thành 3 nhóm sau: 1) Những vấn đề chung bao gồm: CTSGD là gì? Lí do
cần phải CTSGD, vai trò của CM trẻ, giáo viên, các thành viên khác trong CTSGD, những dịch
vụ hỗ trợ trẻ và GĐ trẻ; 2) Những vấn đề về trẻ RLPTK: Khái niệm, đặc điểm, mức độ tật, khả
năng nhu cầu, điểm mạnh điểm yếu, sở thích, đặc điểm tâm lí trẻ RLPTK. . . ; 3) Những vấn đề về
can thiệp trẻ RLPTK tại GĐ: Sự hỗ trợ của các thành viên trong GĐ, điều kiện thực hiện CTSGD
trẻ RLPTK tại GĐ, cách thức hỗ trợ trẻ về sinh hoạt, kĩ năng tự phục vụ, cách giao tiếp, cách chơi
với trẻ tại GĐ... Để có thể tư vấn cho GĐ một cách có hiệu quả, GV phải luôn đặt ra mục tiêu phù
hợp, lên kế hoạch làm việc với CM trẻ trẻ đồng thời phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
162
Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Nhà trường nên tiến hành tư vấn cho GĐ trẻ cần thực hiện theo các bước sau: Đánh giá trẻ
tại gia đình, lên KHGDCN, tư vấn và hướng dẫn GĐ trẻ thực hiện theo kế hoạch. Mời các chuyên
gia có kinh nghiệm bồi dưỡng kinh nghiệm về cách thức can thiệp trẻ RLPTK tại GĐ.
Để thực hiện được điều này, cán bộ hướng dẫn GĐ cần phải có chuyên môn sâu và có kĩ
năng hướng dẫn, tư vấn. Sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với GĐ trẻ. Các CM trẻ của trẻ phải sẵn
sàng học hỏi để có kiến thức dạy trẻ tại GĐ.
Tăng cường giao tiếp trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình Giao tiếp được xem
là nhân tố chủ chốt trong sự hợp tác giữa nhà trường -GĐ trẻ - chuyên gia. Thông qua giao tiếp
để cung cấp thông tin cho nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề xung quanh việc giáo dục trẻ.
Nhờ có trao đổi, những vấn đề nảy sinh như bất đồng về phương pháp, quan điểm có thể được tháo
gỡ. . . Khi giao tiếp với GĐ trẻ, nhà trường không nên lấy tư cách “giảng dạy” cho các CM trẻ. Mặc
dù, một số CM trẻ có trình độ học vấn thấp nhưng họ vẫn có khả năng hiểu các thông tin và họ nên
được coi như các “đối tác quan trọng” trong quá trình giáo dục trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác với
GĐ trẻ, nhà trường không chỉ là người chủ động mà còn cần khuyến khích GĐ trẻ chủ động liên
hệ với nhà trường.
Nhà trường và GĐ có thể giao tiếp với nhau bằng cách: 1) Gọi điện: Nên sử dụng điện thoại
như một phương tiện hữu hiệu để liên lạc với GĐ trẻ. GĐ trẻ sẽ cảm thấy rằng nhà trường quan
tâm đến con mình, điều đó giúp họ an tâm hơn; 2) Gửi thông báo: Giao tiếp bằng văn bản cũng là
một phương pháp hiệu quả. Khi dùng phương pháp này, nhà trường nên biết về trình độ văn hoá
của CM trẻ và dùng ngôn ngữ phù hợp với trình độ của họ. Nếu GĐ trẻ không hiểu được những
thông báo của nhà trường, đặc biệt nhà chuyên môn thì họ có thể cảm thấy rất lo sợ. Cần tạo cơ
hội cho GĐ trẻ được phản hồi bằng văn bản hoặc bằng gọi điện; 3) Đến thăm GĐ trẻ: Là một cách
tìm hiểu thông tin về cách ứng xử và hoàn cảnh GĐ của trẻ tốt nhất. Điều này sẽ mang lại cho nhà
trường một lượng thông tin lớn để có thể hiểu trẻ hơn. Khi có thể, nhà trường cần tạo điều kiện để
các GV đến thăm GĐ trẻ; 4) Tổ chức hội thảo: Nhằm cung cấp thông tin về CTSGD cho số lượng
lớn các GĐ. Một số GĐ trẻ đi dự hội thảo chủ yếu để tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia trong
lĩnh vực CTSGD, trong khi một số khác chủ yếu mong muốn gặp và nói chuyện với những CM
khác hoặc nói chuyện với GV và những người tham gia vào CTSGD cho trẻ. Hội thảo nên được tổ
chức vào một thời điểm thuận tiện một GĐ có được nhiều người đến dự. Hội thảo nên được thông
báo trước ít nhất 1 tháng.
Khuyến khích và thu hút GĐ trẻ tham gia các hoạt động cùng nhà trường
Đây là biện pháp cực kì hữu ích để tăng cường sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ trẻ. Khi
tham gia các hoạt động cùng các nhà chuyên môn, GĐ sẽ thực hiện được đúng vai trò của mình
trong việc giáo dục trẻ. Sự chung sức của GĐ và nhà trường, cụ thể là các nhà chuyên môn sẽ đem
lại hiệu quả to lớn trong CTSGD trẻ RLPTK.
GĐ trẻ có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tổ chức CTSGD và xây dựng
KHGDCN với những mức độ và nội dung khác nhau. Họ có thể cùng các nhà chuyên môn đánh
giá, xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ cũng như thực hiện kế hoạch này. Ngoài ra, việc tham
gia vào các hoạt động ngoại khoá của GĐ cũng làm cho sự hợp tác giữa nhà trường, GĐ và các
nhà chuyên môn thêm khăng khít. Vì GĐ thường biết rõ về trẻ hơn là nhà trường nên những thông
tin của họ có ý nghĩa rất lớn. CM là người tiếp xúc với trẻ trong một thời gian dài và mỗi ngày,
thời gian trẻ ở nhà cũng nhiều hơn thời gian trẻ ở trường. Vì thế, nhà trường nên tận dụng những
thông tin của GĐ trẻ trong quá trình xây dựng KHGDCN sao cho nó phù hợp với cuộc sống thực
tại của trẻ. Vì vai trò của GĐ trẻ rất quan trọng nên nhà trường cần tiến hành một số bước để đảm
bảo cha, mẹ hoặc cả hai người có thể tham gia vào cuộc họp xây dựng KHGDCN. Những bước
này bao gồm: Thông báo trước về cuộc họp và đặt lịch họp sao cho thuận lợi với cả hai phía. Phía
nhà trường nên làm cho GĐ trẻ cảm thấy yên tâm khi tham gia vào cuộc họp. CM có thể mời các
163
Đỗ Thị Thảo
thành viên GĐ hoặc những người khác có hiểu biết về đứa trẻ đến tham gia cuộc họp xây dựng
KHGDCN. Điều này sẽ giúp CM cảm thấy mình có người cùng chia sẻ và có thêm thông tin cho
việc xây dựng kế hoạch.
3. Kết luận
Muốn CTSGD trẻ RLPTK thành công nhất thiết phải coi trọng sự hợp tác giữa nhà trường
và GĐ. Hơn nữa, đây cũng là cách thức để GV có thể cộng tác tối đa được với CM trẻ nhằm hỗ trợ,
chia sẻ cho công tác chuyên môn của mình. Hợp tác với GĐ là một vấn đề hết sức quan trọng, có
tính chất cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Đưa các mô hình lí thuyết
lí tưởng của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD vào thực tế không phải là điều dễ
dàng, nó đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ càng về nhận thức và thái độ của các bên. Với tư cách là người có
trách nhiệm chính GV và nhà trường cần phải được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để
có thể thúc đẩy sự tham gia chủ động của CĐ trẻ trong quá trình CTSGD trẻ RLPTK. Đồng thời,
khi giao tiếp với GĐ trẻ RLPTK, nhà trường cần tỏ thái độ tôn trọng, không kì thị và định kiến, hỗ
trợ, động viên và chia sẻ với họ một cách chân thành. Để có được mối quan hệ hợp tác tốt với GĐ
trẻ, nhà trường cần tìm hiểu kĩ về GĐ trẻ và nhận ra các thế mạnh của mỗi người về chuyên môn
và năng lực để có thể hợp tác, thu hút họ tham gia có hiệu quả trong quá trình CTSGD trẻ RLPTK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008. Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số
14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
[2] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số: 149/2006/QĐ - TTg về
việc phê duyệt Dự án đầu tư chiến lược phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015.
[3] Đỗ Thị Thảo, 2011. Sự cần thiết của việc hợp tác giữa GV và CM trong can thiệp sớm trẻ tự
kỉ lứa tuổi mẫu giáo. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Giáo dục đặc biệt Việt Nam - Kinh nghiệm
và triển vọng”. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4] Trần Thị Lệ Thu, 2012. Đại cương can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[5] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2013. Tự kỉ - Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2015. Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011- 2020. Đề tài khoa học cấp Nhà
Nước, Mã số: ĐTĐL.2011-T/11.
[7] Blair W. C., Lee I., Cho S., et al, 2011. Positive behavior support through family-school
collaboration for young children with autism. Topics in Early Childhood Special Education,
31(1), 22–36.
[8] Dillenburger K., Keenan M., Doherty A., et al, 2010. Living with children diagnosed with
autistic spectrum disorder: parental and professional views. British Journal of Special
Education, 37(1), 13–23.
[9] Gabovitch E. M., Curtin C., 2009. Family-centered care for children with autism spectrum
disorders: a review. Marriage & Family Review, 45(5), 469–498.
[10] Epstein J., 2001. School, Family, & Community Partnerships: Preparing Educators and
Improving Schools. Boulder, CO: Westview Press.
164
Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
[11] Jivanjee P., Kruzich J. M., Friesen B. J., et al, 2007. Family perceptions of participation
in educational planning for children receiving mental health services. School Social Work
Journal, 32(1), 75–92.
[12] Karen Kearns, 2010. The big picture: Working in Children’s Services Series. Pearson
Publisher.
[13] Mary Bower Russa, Amy L. Matthews, and Jamie S. Owen-DeSchry, 2015. Expanding
Supports to Improve the Lives of Families of Children With Autism Spectrum Disorder.
Journal of Positive Behavior Interventions, 17(2), 95-104.
[14] Wood L., Olivier T., 2011. Video production as a tool for raising educator awareness about
collaborative teacher-parent partnerships. Educational Research, 53(4), 399–414.
ABSTRACT
Partnership between Schools and Families in Early Educational Intervention
for Children with Autism Spectrum Disorders
Early Educational Intervention for children with autism spectrum disorders will not be
successful without the active involvement of families. Within the scope of this article, we assess
the awareness of 301 administrators, teachers and parents of the partnership among families and
schools in terms of contents, methods and outcomes in early educational intervention for children
with autism spectrum disorders in early intervention settings. It is necessary to propose some
measures to improve the partnership, advance the school’s role in its cooperation with families
in ways such as: Building relationships with young families; Identifying and encouraging the
strengths of their family members; Being professional in its partnership with children’s families;
Providing information and guidance for intervention skills for families; Improving the exchange
of information between schools and families; and Encouraging and involving families in school
activities.
Keywords: Early Educational Intervention, Partnership with Families, Autism Spectrum
Disorders, Contents and Measures.
165

File đính kèm:

  • pdfhop_tac_giua_nha_truong_va_gia_dinh_trong_can_thiep_som_giao.pdf