Học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong đào tạo ngành học thông tin - thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam

Năm 1999, Viện Công nghệ

Massachusetts (Massachusetts Institute of

Technology - MIT) bắt đầu xem xét phương

thức sử dụng nguồn lực Internet trong

việc thực hiện sứ mạng giáo dục và nâng

cao tri thức cho sinh viên. Đến năm 2000,

dự án Học liệu mở được đề xuất và khái

niệm “Học liệu mở” (Open Courserware

Initiatives) chính thức được khai sinh.

Năm 2002, MIT đã cho ra đời một website

chạy thử nghiệm đầu tiên gồm có 50 môn

học. Đến năm 2007, MIT đã xuất bản lên

OCW toàn bộ chương trình đào tạo của

hơn 1.800 môn học ở 33 chuyên ngành.

Theo thống kê, đến tháng 1/2016, MIT đã

xuất bản 2.260 môn học, thu hút trên 1 tỷ

lượt người xem, 175 triệu lượt người truy

cập khắp thế giới, 100 môn học dưới dạng

Video, 900 môn học cũ đã được cập nhật

mới, và xây dựng thêm hai OCW khác là:

OCW dành cho Học giả (OCW Scholar)

và OCW dành cho Nhà giáo dục (OCW

Educator) [7, 2016].

pdf 13 trang kimcuc 4340
Bạn đang xem tài liệu "Học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong đào tạo ngành học thông tin - thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong đào tạo ngành học thông tin - thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam

Học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong đào tạo ngành học thông tin - thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam
20 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tóm tắt: Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của sáng kiến Học liệu mở 
(Open Courseware, thường viết tắt là OCW). Phân tích thực trạng của OCW ở các 
trường đại học Việt Nam và vai trò của OCW trong đào tạo ngành thông tin-thư viện. 
Đề xuất một số gợi ý chính sách cho việc xây dựng mô hình OCW trong đào tạo ngành 
này tại các trường đại học ở Việt Nam.
Từ khóa: Học liệu mở; mô hình; thông tin-thư viện.
Open Courseware and its role in information – library courses at universities 
in Vietnam
Abstract: Th e article introduces the history and development of the Open Courseware 
initiative (OCW in short). Analyzing the current state of OCW in general and its role in 
information – library courses at universities in Vietnam
Keywords: Open Courseware; model; information - library.
HỌC LIỆU MỞ VÀ VAI TRÒ CỦA HỌC LIỆU MỞ 
TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH HỌC THÔNG TIN-THƯ VIỆN 
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM(1)
Trương Minh Hòa
 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
(1)Bài báo được hoàn thiện trên cơ sở tham luận của tác giả “Bàn về học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong 
đào tạo ngành khoa học thông tin-thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam” tại hội thảo quốc tế “Xây dựng nền 
tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam”/Kỷ yếu Hội thảo.- Hà Nội, 2014.- Tr.244-273.
1. Sơ lược về Sáng kiến Học liệu mở 
1.1. Sáng kiến Học liệu mở của Viện 
Công nghệ Massachusetts 
Năm 1999, Viện Công nghệ 
Massachusetts (Massachusetts Institute of 
Technology - MIT) bắt đầu xem xét phương 
thức sử dụng nguồn lực Internet trong 
việc thực hiện sứ mạng giáo dục và nâng 
cao tri thức cho sinh viên. Đến năm 2000, 
dự án Học liệu mở được đề xuất và khái 
niệm “Học liệu mở” (Open Courserware 
Initiatives) chính thức được khai sinh. 
Năm 2002, MIT đã cho ra đời một website 
chạy thử nghiệm đầu tiên gồm có 50 môn 
học. Đến năm 2007, MIT đã xuất bản lên 
OCW toàn bộ chương trình đào tạo của 
hơn 1.800 môn học ở 33 chuyên ngành. 
Th eo thống kê, đến tháng 1/2016, MIT đã 
xuất bản 2.260 môn học, thu hút trên 1 tỷ 
lượt người xem, 175 triệu lượt người truy 
cập khắp thế giới, 100 môn học dưới dạng 
Video, 900 môn học cũ đã được cập nhật 
mới, và xây dựng thêm hai OCW khác là: 
OCW dành cho Học giả (OCW Scholar) 
và OCW dành cho Nhà giáo dục (OCW 
Educator) [7, 2016]. 
Từ năm 2004-2006, dưới sự hỗ trợ của 
MIT, một số trường đại học đứng đầu Hoa 
Kỳ cũng xây dựng nhiều dự án OCW cho 
riêng mình, như: Đại học Johns Hopkins, 
Đại học Tuft s, Đại học Notre, Đại học 
bang Utah, và đặc biệt là OCW của Hiệp 
hội các Trường Kỹ thuật Paris (ParisTech 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016 | 21
Consortium) với hơn 295 môn học đã 
được xuất bản [1, 2009, tr. 27]. Sự bùng nổ 
của trào lưu xây dựng OCW khắp thế giới 
trong thời gian này đã lan sang các nước 
khác, như: Việt Nam, Tây Ban Nha, Nhật 
Bản, Hàn Quốc, Ả Rập, Pháp, và đó là 
tiền đề cho sự ra đời Hiệp hội Học liệu mở 
Quốc tế. 
Hình 1. Trang chủ của MIT OCW. 
(Nguồn: 
1.2. Học liệu mở của Chương trình 
Giảng dạy Kinh tế Fulbright 
Dựa trên kinh nghiệm về Sáng kiến 
Học liệu mở của Viện MIT, dự án Học liệu 
mở của Chương trình Giảng dạy Kinh tế 
Fulbright (Fulbright Economics Teaching 
Program- FETP) đã khởi động từ cuối năm 
2002 với mục tiêu chia sẻ kiến thức với mọi 
người thông qua nguồn tư liệu giảng dạy 
và nghiên cứu chính sách của trường. Bất 
kỳ ai có kết nối Internet cũng có thể tải tài 
liệu về để phục vụ cho mục đích học tập và 
nghiên cứu của mình. Đến tháng 12/2015, 
FETP đã đưa lên FETP OCW hơn 15.212 
tài liệu của toàn bộ 21 môn học, bao gồm: 
đề cương môn học, bài giảng, bài đọc, bài 
nghiên cứu tình huống, bài tập và các tài 
liệu đọc chọn lọc khác bằng cả tiếng Anh và 
tiếng Việt. Tất cả các tài liệu giảng dạy này 
đều được biên tập theo chuẩn giấy phép 
Creative Commons, qua đó người dùng có 
thể điều chỉnh những tài liệu này theo mục 
đích sử dụng của mình [3, 2015, tr. 37]. 
1.3. Hiệp hội Học liệu mở 
Th áng 02/2005, Hiệp hội Học liệu mở 
(Open Courseware Consortium- OCWC) 
được thành lập (hiện nay được đổi tên thành 
Hiệp hội Giáo dục mở- OEC). Hiệp hội đã 
xác định nội dung, công cụ, cách thức tổ 
chức, triển khai và hoạt động cũng như các 
tổ chức sao cho hiệu quả nhất. Một trong 
những kết quả nổi bật mà Hiệp hội đã đạt 
được và xem như nền tảng cơ sở cho sự hợp 
tác đó là đưa ra định nghĩa chung về OCW. 
Định nghĩa này bắt buộc Hiệp hội phải cam 
kết thực hiện ba nguyên tắc cơ bản, đó là: 
Cam kết mở rộng việc cấp phép tài liệu; Tập 
trung vào chất lượng và khuôn khổ các môn 
học như là một nguyên tắc tổ chức hoạt động 
chia sẻ. Cuối tháng 09/2005, Hiệp hội đã 
22 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
họp tại thành phố Logan, bang Utah và đưa 
ra tuyên bố rõ ràng về sứ mạng của Hiệp 
hội là “nâng cao giáo dục và trao quyền cho 
mọi người trên khắp thế giới thông qua 
OCW” [1, 2009, tr. 23-29]. Sự ra đời của 
OCWC giúp cho các trường đại học đang 
có kế hoạch xây dựng OCW dễ dàng nhận 
được sự hỗ trợ về mặt pháp lý, kỹ thuật, nội 
dung bộ sưu tập, cũng như sự chia sẻ không 
giới hạn về các nguồn tài nguyên số khổng 
lồ đang có trong cộng đồng các thành viên 
của Hiệp hội. 
Hình 2. Trang chủ hiện nay của Hiệp hội Học liệu mở Quốc tế
(Nguồn: 
2. Các khái niệm về Học liệu mở 
Đã hơn một thập kỷ qua kể từ khi thuật 
ngữ “Học liệu mở” ra đời thông qua Sáng 
kiến Học liệu mở đầu tiên trên thế giới của 
Viện MIT, OCW đã đóng vai trò quan trọng 
trong việc thực hiện sứ mạng giáo dục và 
nâng cao tri thức cho sinh viên. Cùng với 
sự phát triển của công nghệ thông tin và 
truyền thông đa phương tiện, OCW đã 
có tác động to lớn đến giáo dục đại học, 
mở ra cách tiếp cận mới đến các nguồn tài 
nguyên giáo dục có chất lượng cao và hoàn 
toàn miễn phí. Hiện nay trên thế giới hình 
thành hai xu hướng tiếp cận khác nhau 
đến khái niệm OCW (hay còn gọi là Tài 
nguyên Giáo dục mở (Open Educational 
Resources-OER)). Xu hướng thứ nhất, tiếp 
cận OCW một cách tổng thể từ nội dung, 
công cụ thiết lập, phần mềm đến nền tảng 
công nghệ, và xu hướng thứ hai, tiếp cận 
chủ yếu vào hoạt động phát triển nội dung 
của OCW.
MIT đã định nghĩa OCW “là sự xuất 
bản dựa trên nền web toàn bộ nội dung các 
môn học của MIT ở quy mô lớn nhằm tạo 
ra một phương thức tiếp cận mới trong việc 
chia sẻ nguồn tri thức mở” [7, 2016]. 
Trong Diễn đàn Toàn cầu lần thứ nhất 
về OER năm 2002, UNESCO đã đưa ra 
một định nghĩa như sau: “là bất kỳ loại tài 
liệu giáo dục nào nằm trong tên miền công 
cộng hoặc được đưa ra sử dụng kèm theo 
một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao 
chép, sử dụng, chỉnh sửa, và chia sẻ chúng 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016 | 23
một cách tự do và hợp pháp. OCW gồm các 
tài liệu từ sách giáo trình, chương trình đào 
tạo, đề cương môn học, ghi chú bài giảng, 
bài tập, bài thi, dự án, âm thanh, hình ảnh, 
và phim hoạt hình” [13, 2016]. 
Th eo Hiệp hội Học liệu mở: “Một 
OCW là một ấn phẩm số, công khai và 
miễn phí bao gồm các tài liệu giáo dục có 
chất lượng cao và được tổ chức dưới dạng 
các môn học” [9, 2016].
Th eo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (Offi ce of 
Educational Technology - OET): “OCW là 
toàn bộ các tài liệu học tập dùng cho giảng dạy, 
học tập, và đánh giá mà không phải trả phí. 
Chúng có thể được sửa đổi và phân phối lại 
mà không vi phạm luật bản quyền” [11, 2016].
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 
(Organization for Economic Co-operation 
and Development - OECD) cho rằng tài 
nguyên giáo dục mở: “là các tài liệu được số 
hóa được cung cấp tự do và công khai dành 
cho các nhà giáo dục, sinh viên, và những 
người tự học để sử dụng và tái sử dụng cho 
giảng dạy, học tập và nghiên cứu” [10, 2016].
Có thể thấy, việc sử dụng tên gọi nào: 
OCW hay OER, cũng khái quát thành ba 
nội dung chính: Nội dung học tập, gồm có 
môn học toàn phần, chương trình giảng 
dạy, nội dung từng phần, mục tiêu học tập, 
bộ sưu tập hay nguồn tạp chí; Công cụ, gồm 
có phần mềm hỗ trợ phát triển, sử dụng, tái 
sử dụng, phân phối nội dung học tập bao 
gồm tổ chức và tìm kiếm nội dung, hệ thống 
quản trị nội dung và học tập, các công cụ 
phát triển nội dung, và các cộng đồng học 
tập trực tuyến; và Các nguồn lực triển khai, 
gồm có giấy phép về sở hữu trí tuệ để đẩy 
mạnh hoạt động xuất bản tài liệu mở, thiết 
kế các nguyên lý hoạt động tốt nhất, và bản 
địa hóa nội dung [10, 2016].
3. Th ực trạng của học liệu mở tại các 
trường đại học Việt Nam và vai trò của 
học liệu mở trong đào tạo ngành thông 
tin-thư viện tại các trường đại học ở 
Việt Nam
3.1. Th ực trạng của học liệu mở tại các 
trường đại học ở Việt Nam
3.1.1. Học liệu mở của Chương trình 
Giảng dạy Kinh tế Fulbright 
Th ành lập từ năm 1994, Trường 
Fulbright là kết quả hợp tác giữa Trường Đại 
học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Trường 
Đại học Harvard Kennedy. Đây là một tổ 
chức giáo dục của Việt Nam với sự tham 
gia của các đối tác quốc tế. Sứ mệnh của 
Trường Fulbright là hình thành, truyền 
thụ và phổ biến kiến thức. Tất cả tài liệu 
sử dụng trong chương trình giảng dạy 
được cung cấp cho sinh viên và giảng viên 
trên cả nước và thế giới thông qua Sáng 
kiến Học Liệu Mở FETP hay FETP Open 
Courseware [3, 2015, tr. 37]. 
Cho đến nay, FETP đã đưa lên OCW 
hơn 15.000 tài liệu của 21 môn học thuộc 
chương trình đào tạo thạc sĩ 02 năm về 
Chính sách công bao gồm: đề cương môn 
học, bài giảng, bài đọc, bài nghiên cứu tình 
huống, bài tập và các tài liệu đọc chọn lọc 
khác, với khoảng 80% tài liệu được dịch 
hoặc biên soạn bằng tiếng Việt. FETP 
OCW không phải là một dự án đào tạo từ 
xa, mà là một nguồn tư liệu cho những ai 
đang học tập và làm việc trong các lĩnh vực 
liên quan đến chính sách, giúp họ cập nhật 
và nâng cao kiến thức về các vấn đề chính 
sách của Việt Nam, khám phá những cách 
tiếp cận mới trong quá trình học tập và xây 
dựng giáo trình. Th ông qua FETP OCW, 
mọi người khắp thế giới đều có khả năng 
truy cập vào các tài liệu này (trừ những 
24 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hình 3. Học liệu mở của FETP
(Nguồn: 
tài liệu bị ràng buộc bởi Luật bản quyền). 
Các giảng viên được khuyến khích sử dụng 
những tài liệu này để xây dựng giáo trình 
cho môn học, thông qua đó, làm định 
hướng cho hoạt động học tập và nghiên 
cứu độc lập. 
Lợi ích của FETP OCW mang tính hai 
chiều. Các phản hồi của người dùng sẽ góp 
phần cải thiện nội dung đào tạo, cách thức 
hoạt động cũng như xu hướng phát triển 
ngày càng đa dạng của FETP OCW. Th êm 
vào đó, FETP OCW còn là một phương 
tiện đóng góp có hiệu quả và trên tinh 
thần xây dựng vào hoạt động thảo luận các 
vấn đề chính sách công ở Việt Nam một 
cách tự do, cởi mở [3, 2015, tr. 37]. Tài 
liệu có trên FETP OCW luôn luôn được 
cập nhật thường xuyên không chỉ ở trong 
nước mà còn ở ngoài nước, đặc biệt là các 
nghiên cứu tình huống (case study) của 
những môn học mới mà trường Fulbright 
đang thiết kế lại cho phù hợp để áp dụng 
vào bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Th eo 
thống kê, bình quân mỗi tháng có trên 
170.000 lượt người từ hơn 150 quốc gia 
và vùng lãnh thổ trên thế giới tải tài liệu 
từ FETP OCW về sử dụng. Có những giai 
đoạn con số này tăng lên đến hơn 260.000 
lượt tải/tháng và thường rơi vào những 
khoảng thời gian giữa kỳ và cuối học kỳ 
của môn học (Hình 4). Các tài liệu giảng 
dạy chủ yếu được soạn trên định dạng fi le 
PDF, cho phép tải xuống trực tiếp, không 
cần phải đăng ký thành viên.
FETP OCW hoạt động dựa trên nền 
tảng công nghệ Web của Google, giúp cho 
hệ thống chạy nhanh, ổn định cho nên việc 
truy xuất, tải tài liệu trên OCW về máy 
tính cá nhân rất dễ dàng. Cách sắp xếp tài 
liệu trên OCW cũng rất khoa học, tài liệu 
được xếp theo từng năm học, từng học kỳ 
và chi tiết đến từng môn học, vì vậy rất dễ 
dàng tìm kiếm. Giảng viên/người sử dụng 
chỉ cần lựa chọn năm học và môn học mà 
mình muốn tải xuống, sau đó chọn dạng 
tài liệu là đề cương môn học, bài giảng, bài 
đọc, bài tập, phù hợp với nhu cầu của 
mình và tải về. Đội ngũ cán bộ TT-TV phụ 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016 | 25
Hình 4. Số lượt tải tài liệu trên FETP OCW.
trách phần đưa tài liệu lên mạng cũng phải 
nắm vững quy trình gồm sáu bước này 
(Hình 5), và là khâu quan trọng cuối cùng 
trong quy trình xuất bản tài liệu lên OCW. 
Trong quy trình này, Giảng viên là 
người sẽ lựa chọn tài liệu mới cần đưa 
vào nội dung bài giảng môn học, sau đó 
chuyển qua cho bộ phận Th ư viện (1) để 
liên hệ nhà xuất bản xin bản quyền dịch tài 
liệu ra tiếng Việt, sau khi đã có được bản 
quyền chuyển ngữ, tài liệu sẽ được chuyển 
đến bộ phận Dịch thuật (2) để dịch tài liệu, 
sau khi dịch, tài liệu được chuyển ngược 
lại cho Giảng viên (3) để hiệu đính, chỉnh 
sửa và định dạng lại tài liệu theo khổ mẫu 
quy định của FETP và chuẩn giấy phép 
Creative Commons, tài liệu được chuyển 
đến bộ phận Giáo vụ (4) để sao, in và phát 
cho học viên. Tại bước (5) bộ phận Th ư 
viện sẽ nhận tài liệu từ bộ phận Giáo vụ 
và tiến hành xuất bản lên FETP OCW (6).
Trong định hướng phát triển của 
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 
năm 2016 sẽ là cột mốc quan trọng, đánh dấu 
sự ra đời của Trường Đại học Fulbright Việt 
Nam (Fulbright University Vietnam - FUV) 
và trở thành trường đại học tư thục không 
vì lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, trên cơ 
sở phát huy nguồn nhân lực và tri thức của 
FETP. Do đó, việc phát triển FUV OCW 
cũng trở thành định hướng chiến lược nằm 
trong tầm nhìn chiến lược phát triển chung, 
dài hạn của hệ sinh thái trường Đại học FUV. 
3.1.2. Chương trình Học liệu mở Việt Nam 
Tháng 11/2005, Chương trình Học liệu mở 
Việt Nam (Vietnam Open Courseware - VOCW) 
ra đời. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa 
Bộ Giáo dục - Đào tạo, Quỹ Giáo dục Việt 
Nam - Hoa Kỳ (VEF) và Công ty Phần mềm 
và Truyền thông - VASC (VASC) với sự hỗ 
trợ về nội dung môn học từ dự án MIT 
OCW, các công cụ phần mềm Connexions 
từ trường đại học Rice, cũng như các hỗ trợ 
khác về mặt pháp lý, cơ cấu tổ chức, phương 
thức hoạt động từ Hiệp hội Học liệu mở 
Quốc tế (OCW Consortium). VOCW đã 
đặt ra mục tiêu là: 
• “Cung cấp cơ sở hạ tầng vững chắc và 
các công cụ cần thiết cũng như các hỗ trợ 
26 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hình 5. Quy trình xuất bản tài liệu lên FETP OCW
về kỹ thuật và tập huấn để phát triển nguồn 
học OCW tại Việt Nam; 
• Xây dựng nội dung môn học chất 
lượng cao dựa trên nguồn OCW có sẵn từ 
các trường đại học hàng đầu trên thế giới; 
• Cung cấp cho cộng đồng người sử 
dụng OCW các môn học có nội dung phù 
hợp với bối cảnh và văn hóa Việt Nam; 
• Cung cấp các phương tiện mới hỗ trợ 
việc xây dựng các tài liệu môn học mẫu 
trong các ngành khoa học và công nghệ; 
• Xây dựng cộng đồng người sử dụng 
OCW, khuyến khích các thành viên đóng 
góp và chia sẻ kiến thức; 
• Th iết lập quan hệ với các dự án học 
liệu mở quốc tế” [5, 2015, tr. 1].
Đến năm 2008, VOCW đã có 208 môn 
học được đưa lên website. Một nửa số môn 
học này là do các thầy, cô giáo thuộc các 
trường thành viên của VOCW chủ động 
đưa lên, nửa  ... hai định dạng: Module (chủ đề tài liệu) 
và Collection (tập hợp các module/chủ 
đề tài liệu). Cách tổ chức nội dung theo 
Module và Collection làm cho việc chia 
sẻ, sử dụng và tái sử dụng nội dung khá 
linh hoạt và dễ dàng. Bất kỳ tác giả nào 
khi đăng ký một tài khoản trên hệ thống 
đều có thể xuất bản được nội dung của 
mình lên VOER [12, 2016]. Cách vận hành 
của VOER là cho phép các tác giả/người 
dùng sử dụng công cụ soạn thảo module 
để xuất bản các module này lên kho dữ 
liệu chung. Khi cần xây dựng, hoặc biên 
soạn giáo trình cho môn học, các giảng viên 
chỉ cần lựa chọn bộ khung giáo trình trước 
và sau đó tìm các module thích hợp, có sẵn 
trong kho dữ liệu chung để ghép vào và tạo 
ra các collection của môn học. Một module 
có thể được sử dụng trong nhiều collection 
khác nhau, và một tác giả có thể sử dụng 
module của tác giả khác để tạo ra collection 
của riêng mình. Phần mềm này còn cho 
phép sử dụng bản sao một module của tác 
giả khác và tiến hành hiệu chỉnh đề phù hợp 
với yêu cầu của cá nhân giảng viên/người 
dùng. Tuy vậy, hệ thống đảm bảo tác giả gốc 
vẫn giữ quyền tác giả đối với các module 
mới đã được chỉnh sửa [12, 2016].
Đến tháng 1/2016, VOER đã xuất bản 
hơn 22.138 tài liệu, 513 tuyển tập của 6.681 
tác giả trong nước và quốc tế [12, 2016]. 
28 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trong thời gian tới, nguồn tài liệu có trên 
VOER sẽ luôn được cập nhật, trong đó có 
nhiều lĩnh vực mới và ngày càng có chất 
lượng tốt hơn, thu hút được nhiều người 
sử dụng hơn.
3.2. Vai trò của OCW trong đào tạo 
ngành khoa học thông tin-thư viện tại các 
trường đại học ở Việt Nam
Hơn 10 năm qua, OCW từ chỗ chỉ là 
“một cuộc cách mạng trong ý tưởng” đã có 
tác động to lớn tới giáo dục đại học và trở 
một thành xu hướng của thế giới. OCW 
ngày càng giữ vai trò quan trọng trong môi 
trường giáo dục số đang ngày càng thay 
đổi, đặc biệt là ở các trường đại học hàng 
đầu thế giới. Những ưu điểm không cần 
bàn cãi của OCW là phá bỏ bức tường về 
khoảng cách giáo dục truyền thống, mở ra 
cách tiếp cận mới đến các nguồn giáo dục 
mở cho tất cả mọi người. Tuy vậy, hầu hết 
các trường đại học ở Việt Nam nói chung 
và các trường đại học có đào tạo chuyên 
ngành TT-TV nói riêng dường như đã 
chậm trễ trong việc nắm bắt xu thế này. 
Xét đến tầm quan trọng của việc xây dựng 
OCW trong chương trình đào tạo chuyên 
ngành này là vô cùng to lớn, thể hiện ở 
những điểm sau:
Th ứ nhất, về mặt lý thuyết, ngành TT-TV 
phải là một trong những ngành tiên phong 
trong nghiên cứu để tìm ra những giải pháp 
công nghệ mới và ứng dụng vào hoạt động 
thực tiễn, cũng như các chương trình giảng 
dạy và đào tạo. Bên cạnh thư viện điện tử, 
thư viện số, với nguồn tài nguyên số khổng 
lồ đang làm thay đổi cơ bản về cách thức lưu 
trữ, truy xuất thông tin, phục vụ người đọc, 
đáp ứng tối đa cho nhu cầu ngày càng tăng 
lên của người sử dụng. Th ông qua OCW, 
người học có thể chủ động tiếp cận không 
giới hạn tới nguồn tài nguyên giáo dục có 
chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí ít 
nhất là ở lĩnh vực họ đang học tập, nghiên 
cứu và trao cho họ, đặc biệt là những 
người nghèo, quyền được tiếp cận đến các 
chương trình giáo dục có chất lượng, từ đó 
Hình 6. Website Th ư viện Học liệu mở Việt Nam. 
(Nguồn: 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016 | 29
Hình 7. Sơ đồ xây dựng nội dung của VOER
giúp họ cải thiện tư duy nghề nghiệp, trình 
độ và kỹ năng chuyên môn phục vụ trực 
tiếp cho công việc của bản thân cũng như 
cho cộng đồng. Nếu theo phương pháp 
giảng dạy truyền thống, người học có thể 
phải tốn khá nhiều thời gian và chi phí để 
học tập tại một trường đại học danh tiếng 
trên thế giới thì ngày nay và trong tương 
lai, họ có thể cắt giảm và thậm chí là không 
cần phải đóng bất kỳ một khoảng chi phí 
nào [2, 2008, tr. 9-10]. 
Th ứ hai, các trường đại học khi xây 
dựng được OCW sẽ tạo ra một mô hình 
giáo dục số tương tác với các tổ chức giáo 
dục khác để tăng tính cạnh tranh và giúp 
nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh 
đó, với tiện ích và chức năng gần như phi 
lợi nhuận, OCW giúp định vị lại nhu cầu 
truy cập đến các nội dung giáo dục ngày 
càng mở rộng, cũng như các lợi ích trong 
hợp tác giữa các trường đại học trên 
phạm vi trong nước, trong khu vực và 
toàn cầu [1, 2009, tr. 25]. Nếu trước đây, 
các trường đại học thường tốn rất nhiều 
nguồn lực để biên soạn chương trình cho 
một môn học mới thì hiện nay với những 
nền tảng công nghệ hiện đại mà thế giới 
đang có cộng với những ưu điểm nổi bật 
của OCW thì các chi phí này đã được 
cắt giảm đáng kể nếu không muốn nói là 
bằng 0. Các chi phí được cắt giảm này sẽ 
được sử dụng vào các mục đích khác như 
tạo ra thêm nhiều nguồn tài liệu mới, đa 
dạng hóa các điểm truy cập, và tạo ra nhiều 
sự lựa chọn cho người học khi tìm kiếm 
các khóa học phù hợp [2, 2008, tr. 9-10]. 
Th ứ ba, OCW cũng đóng vai trò then 
chốt trong việc quảng bá hình ảnh của các 
trường đại học, tạo ra lợi thế cạnh tranh 
cho các trường đại học bằng việc thu hút 
và gia tăng số lượng sinh viên đăng ký theo 
học tại các trường này. Th eo khảo sát của 
MIT OCW, có khoảng 1/3 số lượng sinh 
viên mới cho rằng OCW đã tác động đáng 
kể đến việc đưa ra quyết định lựa chọn 
trường học của họ và khoảng ½ cựu sinh 
30 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
viên đã từng sử dụng OCW như là một 
phương tiện hỗ trợ trong suốt thời gian 
học tập của mình [14, 2011, tr. 62]. 
Th ứ tư, OCW góp phần làm thay 
đổi nhận thức của cộng đồng trong việc 
kêu gọi tài trợ và ủng hộ gây quỹ. Mặc dù 
OCW mang ý nghĩa “hoàn toàn mở, hoàn 
toàn miễn phí”, tuy nhiên để tạo ra được 
một OCW và đưa lên Internet cũng cần có 
những nguồn lực đáng kể để đầu tư vào như: 
Công nghệ (cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần 
mềm, công cụ kết nối, tiêu chuẩn), Chi 
phí về bản quyền và cấp phép (chi phí mua 
bản quyền chuyển ngữ và cấp phép xuất bản 
các tài liệu lên OCW) và Chi phí lao động 
(chi phí chuyển dạng tài liệu sang dạng số, 
rà soát kỹ nội dung các tài liệu có bản quyền 
để thay thế hoặc loại bỏ) [6, 2009, tr. 25-26]. 
Các chi phí đầu tư này thường rất tốn kém, 
bản thân riêng một khoa TV-TT và thậm 
chí lấy từ ngân sách của một trường đại học 
cũng là một thách thức. 
4. Một số gợi ý chính sách cho xây 
dựng mô hình OCW trong đào tạo ngành 
thông tin-thư viện tại các trường đại học 
ở Việt Nam
4.1. Đối với nhà nước
Những lợi ích to lớn từ mô hình OCW 
ở các trường đại học hàng đầu trên thế 
giới đã chỉ rõ những ưu điểm của nó mà ít 
có ai phủ nhận và hoàn toàn phù hợp với 
chủ trương “xã hội hóa giáo dục” và tiến 
trình cải cách giáo dục đại học của Đảng và 
Nhà nước ta. Tuy nhiên, chính sách cũng 
cần phải tập trung vào những vấn đề cụ 
thể hơn, mà trọng tâm chính là phát triển 
nguồn OCW cho toàn xã hội, đó cũng là 
nguồn vốn tri thức quan trọng để tạo được 
lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam 
trong nền kinh tế tri thức. Để thực hiện 
được mục tiêu này nhà nước cần:
Th ứ nhất, tạo ra một khung khổ chính 
sách và pháp lý rõ ràng, cụ thể để khuyến 
khích xây dựng và phát triển các dự án về 
OCW của quốc gia. Khẳng định OCW là 
một trong những thành phần quan trọng 
nhất trong khung chương trình giảng dạy, 
nội dung đào tạo tại các trường đại học có 
đào ngành TT-TV ở Việt Nam. Đó cũng là 
căn cứ cho các trường đại học, các tổ chức 
giáo dục ở Việt Nam lập kế hoạch xây dựng 
OCW phù hợp với nguồn lực hiện có của 
từng trường.
Th ứ hai, cần có những cơ chế ưu đãi, 
chính sách khuyến khích các trường đại 
học, các tổ chức giáo dục tích cực hỗ trợ 
và phối hợp với đội ngũ giảng viên ở các 
trường khác tham gia vào các dự án xây 
dựng và biên soạn nguồn tài nguyên OCW. 
Trong đó, hỗ trợ về nguồn tài chính là cực 
kỳ cần thiết để chi trả cho hoạt động biên 
soạn tài liệu số. 
Th ứ ba, cần có những sự hỗ trợ cụ thể 
trong các vấn đề liên quan đến pháp lý như 
Luật bản quyền, Luật sở hữu trí tuệ, đặc biệt 
trong bối cảnh mới Việt Nam đã tham gia vào 
Hiệp định Đối tác xuyên Th ái Bình Dương 
(Th e Trans-Pacifi c Partnership- TPP) thì 
các cam kết và ràng buộc liên quan đến bảo 
hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cũng 
như bản quyền tác giả trên Internet càng 
chặt chẽ, phức tạp. Nắm rõ được các điều 
khoản pháp lý này, nhà nước sẽ tạo điều 
kiện thuận lợi hơn cho các trường đại học 
mạnh dạn xây dựng các dự án OCW. 
Th ứ tư, cần mạnh dạn thực hiện cơ 
chế trao quyền và trách nhiệm giải trình 
cho phép các trường đại học, các tổ chức 
giáo dục xây dựng chương trình đào tạo 
một cách đa dạng, linh hoạt, bài bản, phù 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016 | 31
hợp với xu hướng mới hiện nay trên thế 
giới thông qua OCW. Tuy nhiên, nhà nước 
cũng cần phải xây dựng cơ chế giám sát đủ 
mạnh, quản lý chặt chẽ chất lượng đầu ra 
các loại hình đào tạo này để đảm bảo tính 
công bằng, minh bạch giữa các trường đại 
học và giữa các loại hình đào tạo.
Th ứ năm, thường xuyên tổ chức các 
hội nghị, hội thảo quốc gia có sự tham gia 
của cộng đồng quốc tế về xây dựng chính 
sách cho các dự án OCW để chia sẻ kinh 
nghiệm, cũng như cập nhật các xu hướng 
mới trong lĩnh vực này. Qua đó, làm cầu 
nối cho sự tham gia của đội ngũ giảng viên 
trong nước với các trường đại học hàng 
đầu thế giới.
Th ứ sáu, với vai trò chủ đạo trong 
việc đưa ra chính sách, giám sát và quản 
lý trong mọi hoạt động giáo dục và đào 
tạo, hướng đến mục tiêu giáo dục cho tất 
cả mọi người, nhà nước cần có những tầm 
nhìn dài hạn, sẵn sàng đối mặt với những 
thách thức trong chuyển đổi từ vai trò 
kiểm soát sang vai trò giám sát để tạo môi 
trường tự chủ hơn trong giáo dục cho tất 
cả các trường đại học. Bên cạnh đó, nhà 
nước cần có những phương thức hữu hiệu 
trong kêu gọi mọi tầng lớp xã hội tham gia 
vào chủ trương “xã hội hóa giáo dục”, tạo 
ra một mắc xích liên kết chặt chẽ vai trò 
cùng quản lý, cùng giám sát, cùng thực thi 
giữa nhà nước với người dân.
4.2. Đối với các trường Đại học và các 
Tổ chức giáo dục khác
Th ứ nhất, thay đổi tư duy định hướng 
trong việc xây dựng và phát triển các dự án 
OCW trở thành một trong những nguồn 
lực giáo dục mở quan trọng, bên cạnh các 
chương trình giảng dạy theo kiểu truyền 
thống, tạo mọi điều kiện tối đa cho người 
học, giảng viên tiếp cận đến các chương 
trình giáo dục có chất lượng cao.
Th ứ hai, đa dạng hóa các loại hình và 
chương trình đào tạo, bên cạnh đào tạo 
tập trung theo tín chỉ, hoặc đào tạo từ xa. 
Xác định rõ người học là trung tâm trong 
mục tiêu và sứ mạng của các chương trình 
đào tạo thông qua OCW. Cùng với đó, cần 
đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ 
tầng công nghệ hoàn thiện, hiện đại phục 
vụ cho mục tiêu đào tạo, giảng dạy bằng 
OCW.
Th ứ ba, đẩy mạnh hợp tác với các 
trường đại học trong cùng hệ thống để 
cùng chia sẻ nguồn lực thông tin số, cũng 
như đội ngũ giảng viên chịu trách nhiệm 
biên soạn giáo trình và chương trình giảng 
dạy. Các trường đại học có thể cân nhắc 
đến ý tưởng các giảng viên trong quá trình 
giảng dạy, bắt buộc phải biên soạn thêm 
nguồn tài liệu số dành riêng để xuất bản 
lên OCW, và xem đây như là một tiêu chí 
đánh giá chất lượng giảng dạy, cũng như 
độ trách nhiệm trong công việc. 
Th ứ tư, các trường cũng nên đặt mục 
tiêu cụ thể trong quá trình xây dựng nguồn 
tài nguyên số để đưa lên OCW. Đưa vào kế 
hoạch cụ thể bao nhiêu phần trăm tài liệu 
của khóa học sẽ được chuyển đổi thành 
dạng tài nguyên OCW. Mặc dù, với cách 
thức này sẽ không làm gia tăng nhanh 
chóng về số lượng nhưng tạo ra tính ổn 
định và duy trì trong suốt quá trình xây 
dựng, vận hành và phát triển của OCW. 
Th ứ năm, tổ chức một hội nghị, hội 
thảo quốc gia để cùng thảo luận về ý tưởng 
thành lập một Hiệp hội Học liệu mở Việt 
Nam (Vietnam OCW Consortium). Hiệp 
hội này có vai trò làm cầu nối liên kết các 
OCW ở các trường đại học Việt Nam; hỗ 
32 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trợ tư vấn chính sách, các vấn đề về pháp 
lý trong xây dựng, vận hành các dự án 
OCW; mở rộng quan hệ hợp tác với quốc 
tế để tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ kinh 
nghiệm, thúc đẩy sự phát triển của OCW 
trong nước, cập nhật các xu hướng mới 
trong công nghệ và trong lĩnh vực OCW. 
Tóm lại, nhà nước và các trường đại học 
có đào tạo ngành TV-TT nói riêng và các 
ngành khác nói chung cần nhận thức được 
rằng, quyết định xây dựng OCW không phải 
mang tính phong trào mà nó xuất phát từ 
mệnh lệnh của tương lai, từ xu hướng giáo 
dục mới ở các quốc gia phát triển. Quyết 
định này tùy thuộc vào nhiều yếu tố nội tại 
của chính các trường đại học và tầm nhìn 
chiến lược dài hạn trong phát triển ngành 
giáo dục đào tạo của quốc gia. Tuy nhiên, 
xét trên bình diện tổng thể, lợi ích của toàn 
xã hội thì việc tạo ra các OCW sẽ góp phần 
làm nâng cao chất lượng giáo dục, và xa hơn 
là nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc 
gia trong xu thế hội nhập toàn cầu. 
-------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carson, Steve (2009). Th e unwalled 
garden: growth of the Open Courseware 
Consortium, 2001-2008. Open Learning. 
24(1), 23 - 29.
2. Caswell, T., Henson, S., Jensen, M., and 
Wiley D. (2008). Open Educational Resources: 
Enabling universal education. International 
Review of Research in Open and Distance 
Learning. (9)1, 1-11.
3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 
(FETP) (2015). Brochure 2015-2017. FETP, tr. 37.
4. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 
(FETP) (2016). Học liệu mở FETP. FETP. 
Được lấy về từ: 
hoc-lieu-mo-fetp/hoc-lieu-mo-fetp/.
5. Chương trình Học liệu Mở Việt Nam 
(VOCW) (2016). Giới thiệu và Mục tiêu. 
VOCW. 1 - 2.
6. Johansen, Justin K. (2009). Th e Impact 
of OpenCourseWare on Paid Enrollment in 
Distance Learning Courses. Department of 
Instructional Psychology and Technology - 
Brigham Young University. 25 - 26. 
7. Massachutsetts Institute of Technology 
(MIT) (2016). About. MIT. Được lấy về từ: 
8. Đỗ Ngọc Minh, Nguyễn Đức Long và 
Trần Việt Hùng (2016). Giới thiệu Chương 
trình Học liệu mở Việt Nam (VOCW): Các 
ứng dụng của VOCW có thể khai thác qua 
mạng VINAREN. 123doc.org. Được lấy về 
từ: 
thieu-chuong-trinh-hoc-lieu-mo-viet-nam-
vocw-cac-ung-dung-cua-vocw-co-the-khai-
thac-qua-mang-vinaren.htm.
9. Open Education Consortium (2016). 
Members. OEC. Được lấy về từ: 
oeconsortium.org/members/.
10. OECD (2016). What is OER. OECD. 
Được lấy về từ: 
11. OET (2016). Openly Licensed Educational 
Resources. OET. Được lấy về từ: 
ed.gov/open-education/.
12. Th ư viện Học liệu mở Việt Nam (VOER) 
(2016). Học liệu mở và các khái niệm cơ 
bản. VOER. Được lấy về từ: 
vn/m/hoc-lieu-mo-va-cac-khai-niem-co-
ban/02fd0ea9.
13. UNESCO (2016). Open Educational 
Resources. UNESCO. Được lấy về từ: http://
www.unesco.org/new/en/communication-
and-information/access-to-knowledge/open-
educational-resources/
14. Walsh, T., Ithaka, S + R. (2011). Open 
Courseware Initiatives and the Challenges of 
Sustainability. Educause Review. July/August 
2011, 62 - 63.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-3-2016; 
Ngày phản biện đánh giá: 12-4-2016; Ngày 
chấp nhận đăng: 6-5-2016).

File đính kèm:

  • pdfhoc_lieu_mo_va_vai_tro_cua_hoc_lieu_mo_trong_dao_tao_nganh_h.pdf