Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát triển, hoàn thiện và nâng cao khả năng hoạt động của mình để phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Tuy vậy, với sự phát triển của các nước trên thế

giới cũng như sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã cho ra đời các sản

phẩm tài chính mới – trong đó có các hoạt động ngoại bảng, một hình thức phát triển

mới cho các ngân hàng. Điều này làm thay đổi cơ cấu bảng cơ cấu tài sản và nguồn

vốn, tỷ trọng doanh thu của các ngân hàng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm

ẩn tới sự an toàn của ngân hàng. Bài viết có mục đích là giới thiệu những vấn đề liên

quan đến hoạt động ngoại bảng và xem xét quy trình quản trị rủi ro hoạt động ngoại

bảng nhằm giúp cho các NHTM VN có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động này.

pdf 8 trang kimcuc 4200
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013
Nghiên Cứu & Trao Đổi
40 
1. Hoạt động ngoại bảng và rủi 
ro phát sinh
Hoạt động ngoại bảng (Off-
Balance Sheet – OBS) dùng để chỉ 
các hoạt động liên quan đến các 
dạng cam kết hay hợp đồng tạo 
ra nguồn thu nhập cho ngân hàng 
nhưng không được ghi nhận như 
Tài sản hay Nợ theo thủ tục kế toán 
thông thường. 
Nguyên nhân phát triển các 
hoạt động ngoại bảng là do các 
hoạt động ngoại bảng sẽ tăng thêm 
thu nhập dưới hình thức hoa hồng 
hay thu phí để bù đắp cho sự giảm 
thấp thu nhập các nghiệp vụ truyền 
thống của ngân hàng. Ngoài ra, 
khi thực hiện các hoạt động ngoại 
bảng các NHTM còn có thể tránh 
được các khoản chi phí về thuế và 
chi phí về dự trữ bắt buộc, chi phí 
cho bảo hiểm tiền gửi và một số 
các khoản chi phí khác không phải 
áp dụng cho các hoạt động ngoại 
bảng. Những năm gần đây, tốc độ 
phát triển của các hoạt động ngoại 
bảng gia tăng nhiều hơn so với các 
hoạt động nội bảng truyền thống. 
Nhiều hoạt động ngoại bảng làm 
gia tăng thêm rủi ro tiềm ẩn cho 
ngân hàng. 
Theo sự phân loại của Tổ chức 
bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ 
(FDIC), các hoạt động ngoại bảng 
bao gồm các hoạt động sau: Các 
hoạt động phái sinh (Off-Balance 
Sheet Items and Derivatives); 
Các hoạt động cho vay ngoại 
bảng (Off-balance sheet Lending 
Activities); Chuyển giao tài sản 
ngoại bảng (Off-Balance Sheet 
Asset Transfer); Khoản nợ tiềm 
ẩn ngoại bảng (Off-Balance Sheet 
Contingent Liabilities.
Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh 
quốc tế (ISDA - International Swaps 
and Derivatives Association) phân 
loại các các loại phái sinh bao 
gồm: phái sinh tín dụng (Credit 
Derivatives), phái sinh cổ phiếu 
(Equyty Derivatives), phái sinh lãi 
suất (Interest rates Derivatives), phái 
sinh ngoại hối (FX Derivatives), 
phái sinh hàng hóa (Commodities 
Derivatives) và các loại phái sinh 
khác.
Việc sử dụng các hợp đồng 
phái sinh dưới dạng tương lai, kỳ 
hạn, quyền chọn và hoán đổi tăng 
nhanh đã đóng góp rất nhiều vào 
sự gia tăng của các hoạt động ngoại 
bảng. Các sản phẩm tài chính này 
tạo ra nguồn thu nhập phí và cung 
cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro 
lãi suất và rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, 
chúng cũng dẫn đến những rủi ro 
khác cho ngân hàng. Khủng hoảng 
tài chính châu Á 1997-1998 đã làm 
cho các ngân hàng có trạng thái 
Hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát triển, hoàn thiện và nâng cao khả năng hoạt động của mình để phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Tuy vậy, với sự phát triển của các nước trên thế 
giới cũng như sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã cho ra đời các sản 
phẩm tài chính mới – trong đó có các hoạt động ngoại bảng, một hình thức phát triển 
mới cho các ngân hàng. Điều này làm thay đổi cơ cấu bảng cơ cấu tài sản và nguồn 
vốn, tỷ trọng doanh thu của các ngân hàng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm 
ẩn tới sự an toàn của ngân hàng. Bài viết có mục đích là giới thiệu những vấn đề liên 
quan đến hoạt động ngoại bảng và xem xét quy trình quản trị rủi ro hoạt động ngoại 
bảng nhằm giúp cho các NHTM VN có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động này.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại VN, sản phẩm tài chính, hoạt động ngoại 
bảng, quản trị rủi ro.
Hoạt động ngoại bảng và quy trình 
quản trị rủi ro trong 
hệ thống ngân hàng tại VN
THS. NguyễN MiNH SáNg & NguyễN THị LaN HươNg
Đại học Ngân hàng TP. HCM
Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
41
(positions) lớn trong thị trường 
chứng khoán phái sinh châu Á bị 
thua lỗ lớn. Những ví dụ đáng chú 
ý khác về rủi ro sử dụng các sản 
phẩm phái sinh là sự sụp đổ của 
ngân hàng đầu tư Barings ở Anh 
và sự phá sản của Quận Cam ở 
California những năm 1990. 
Hoạt động cho vay ngoại bảng 
khác với cho vay thông thường ở 
chỗ là các khoản vay ngoại bảng 
ở dưới dạng cam kết trước và việc 
sử dụng khoản vay đó hay không 
tùy thuộc vào tình hình thực tế của 
khách hàng. Các hoạt động cho 
vay ngoại bảng gồm có các loại 
thư tín dụng (thư tín dụng lữ hành 
- Travelers Letter of Credit; thư tín 
dụng thương mại - Commercial 
Letter of Credit; thư tín dụng dự 
phòng - Standby Letter Of Credit – 
SBLC ) và cam kết cho vay.
Chuyển giao tài sản ngoại bảng 
bao gồm các dịch vụ liên quan đến 
thế chấp ngân hàng (Mortgage 
Banking); bán tài sản có quyền truy 
đòi (Assets Sold with Recourse) và 
các hình thức thay thế tín dụng trực 
tiếp.
Các khoản nợ tiềm ẩn ngoại 
bảng bao gồm các hình thức sau: 
thương phiếu được đảm bảo bằng 
tài sản (Asset-backed Commercial 
Paper Programs); chấp phiếu 
ngân hàng (Bankers Accepances); 
hợp đồng bảo lãnh phát hành 
(RUF-Revolving Underwriting 
Facilities).
Mặc dù các hoạt động ngoại 
bảng đem lại nhiều lợi ích cho 
ngân hàng như làm tăng thu nhập, 
đa dạng hoạt đông kinh doanh, 
giảm chi phí Tuy nhiên, khi thực 
hiện các hoạt động này thì ngân 
hàng cũng phải chịu không ít rủi ro. 
Về nguyên tắc các rủi ro liên quan 
đến các hoạt động ngoại bảng, bao 
gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh 
khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro thị 
trường thì không khác gì với các 
rủi ro liên quan đến các hoạt động 
nội bảng nhưng việc xác định rủi ro 
gặp nhiều khó khăn bởi vì các hoạt 
động ngoại bảng là những hoạt 
động phức tạp. 
2. Tiềm năng phát triển hoạt 
động ngoại bảng ở hệ thống 
NHTM VN
Ở VN hiện nay đã xuất hiện 
nhiều yếu tố tiềm năng để phát 
triển hoạt động ngoại bảng, mặc 
dù, ở góc độ nào đó thì một số 
nhân tố mang tính tiêu cực cho thị 
trường. Các nhân tố tiềm năng cho 
sự phát triển hoạt động ngoại bảng 
bao gồm một số điểm như sau:
Hiện nay, hoạt động huy động 
vốn ở các NHTM gặp nhiều khó 
khăn, miếng bánh thị trường huy 
động vốn của các ngân hàng đang 
có sự dịch chuyển nhanh chóng 
giữa các khối ngân hàng. Thêm 
vào đó là sự quản lý chặt chẽ của 
NHNN về lãi suất huy động làm 
ảnh hưởng đến khả năng huy động, 
gây áp lực khả năng thanh khoản 
cho các ngân hàng. 
Bên cạnh đó, hoạt động tín 
dụng tăng chậm: ngoài việc khó 
khăn thanh khoản của một số ngân 
hàng khiến nguồn cung tín dụng 
bị hạn chế, lãi suất huy động có 
thời gian tăng đẩy lãi suất cho vay 
vượt quá sức chịu đựng của doanh 
nghiệp là một trong những nguyên 
nhân khiến tín dụng tăng ít, thậm 
chí có xu hướng giảm. Quy định 
bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn 
huy động trong thông tư 13 và 19 
năm 2010 cùng sự ra đời của nhóm 
G12+1 với cam kết đưa lãi suất cho 
vay về mức quanh 17-19%/năm 
cũng không giúp tình hình tăng 
trưởng tín dụng có nhiều cải thiện. 
Năm 2012, quy mô được phép tăng 
trưởng tín dụng hạn hẹp vì NHNN 
áp dụng mức tăng trưởng tín dụng 
đối với các ngân hàng cụ thể.
Có thể nói, hoạt động cho vay 
và huy động của các NHTM VN 
đang gặp khó khăn, khả năng kiếm 
được nhiều lợi nhuận từ hình thức 
này có vẻ không còn khả quan và 
hoạt động ngoại bảng là “mảnh 
đất” tiềm năng cho các ngân hàng 
hoạt động.
VN đang theo hướng tham gia 
vào sân chơi quốc tế, điều này đem 
lại nhiều cơ hội cho các NHTM VN 
học hỏi, thay đổi để phát triển, Tuy 
nhiên, sự cạnh tranh gay gắt là điều 
không thể tránh khỏi. Cạnh tranh 
với NH nước ngoài sẽ gia tăng do 
quy định hạn chế đối với NH nước 
ngoài (vốn điều lệ, tổng tài sản, 
thời gian hoạt động, hình thức, lĩnh 
vực hoạt động) đã được dỡ bỏ năm 
2011 theo lộ trình sau khi VN gia 
nhập WTO. Để tồn tại, các NHTM 
phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng 
của khách hàng không chỉ trong 
mà cả ngoài nước, đa dạng hóa 
dịch vụ, sản phẩm từ nội bảng đến 
ngoại bảng để theo kịp chuẩn mực 
hoạt động của Ngân hàng quốc tế, 
duy trì cũng như mở rộng quan hệ 
với khách hàng.
Sự biến động của lãi suất, tỷ 
giá là một trong những vấn đề 
luôn được đề cập hiện nay. Mặc 
dù đã có sự điều tiết của Nhà nước 
nhưng các NHTM vẫn đang tìm 
các giải pháp đề phòng ngừa rủi 
ro cho chính mình. Lợi ích nổi bật 
của các công cụ phái sinh là phòng 
ngừa hiệu quả các rủi ro lãi suất, tỷ 
giá hay sự e ngại về rủi ro từ hoạt 
động cho vay truyền thống cho các 
NHTM, giúp các doanh nghiệp cân 
đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ 
và giảm bớt được các chi phí. 
Riêng thị trường phái sinh tín 
dụng có thể sẽ sớm hình thành tại 
VN do nhu cầu sử dụng các công 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013
Nghiên Cứu & Trao Đổi
42
cụ phái sinh tín dụng là rất lớn. Nhu 
cầu này xuất phát từ nhiều nguyên 
nhân sau: 
- Nợ xấu và nợ quá hạn của các 
NHTMCP VN tăng cao. Hiện nay, 
theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ 
xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 
10%, cao hơn mức 3.3% vào cuối 
năm 2011.
- Mức độ tập trung vốn của 
danh mục tín dụng cao ở nhiều 
NHTMCP. Đa số các NHTM VN, 
đặc biệt là các ngân hàng có vốn 
nhỏ thì mức độ tập trung của danh 
mục cao, thiếu sự đa dạng hóa. 
Trong khoảng thời gian ngắn thì 
việc tái cơ cấu danh mục là điều 
không thể vì các ngân hàng không 
có công cụ nào khác ngoài việc 
tăng cường thu hồi xử lý nợ.
- Việc xây dựng hoàn chỉnh hệ 
thống xếp hạng nội bộ là tiền đề 
để phát triển công cụ phái sinh tín 
dụng. Hiện nay các NHTM VN 
chưa xây dựng được hệ thống đánh 
giá rủi ro hiệu quả, phản ánh đầy đủ 
rủi ro tín dụng. Nhưng các NHTM 
đang theo tiêu chuẩn của Basel và 
quyết định của NHNN để hoàn 
thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm 
của mình, giúp định giá được rủi 
ro tín dụng của các khoản vay – 
chính là hàng hóa cho thị trường 
phái sinh tín dụng, mở đường cho 
các NHTM tham gia vào thị trường 
này.
- Thị trường trái phiếu sẽ hỗ trợ 
rất lớn trong việc cung cấp nguyên 
liệu cho các giao dịch phái sinh. 
Tài sản tham chiếu cho các giao 
dịch phái sinh ngoài các khoản vay 
còn bao gồm các loại trái phiếu 
chính phủ và trái phiếu doanh 
nghiệp. Thị trường trái phiếu phát 
triển tác động đến thị trường phái 
sinh tín dụng thông qua việc cung 
cấp nguyên liệu cho thị trường phái 
sinh tín dụng hoạt động.
- Xu hướng chuyên môn 
hóa trong các lĩnh vực của các 
NHTMCP VN sẽ tạo động lực 
cho các ngân hàng tham gia vào 
thị trường phái sinh. Ví dụ: Ngân 
hàng Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn đi đầu trong lĩnh vực 
nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư 
và Phát triển mạnh về tài trợ dự 
án phát triểnViệc chuyên môn 
hóa như vậy xác lập mối quan hệ 
bền vững giữa ngân hàng và khách 
hàng, giảm bớt chi phí cho thẩm 
định và tăng kinh nghiệm cho cán 
bộ tín dụng trong lĩnh vực này. Do 
đó, việc thay đổi danh mục là điều 
khó khăn. Việc sử dụng các công 
cụ phái sinh tín dụng là giải pháp 
hiệu quả cho các ngân hàng trong 
việc điều chỉnh danh mục mà vẫn 
đảm bảo mối quan hệ này.
3. Kinh nghiệm phát triển hoạt 
động ngoại bảng của thế giới
Hiện nay, hoạt động ngoại bảng 
ở VN chưa phát triển nhưng trên thế 
giới hoạt động này đã phát triển tới 
mức bùng nổ và trở thành những 
hoạt động không thể thiếu trong 
hoạt động ngân hàng. Chúng ta đi 
sau nên cần học những bài học đắt 
giá mà các nước đã trải qua. Một số 
bài học kinh nghiệm trên thế giới:
- Khủng hoảng tài chính châu Á 
1997-1998 với nguyên nhân không 
phải do các hoạt động ngoại bảng 
gây ra nhưng do các sản phẩm này 
hoạt động trên thị trường bị ảnh 
hưởng nên đã gây ra ảnh hưởng 
không hề nhỏ cho các ngân hàng 
có trạng thái lớn trong thị trường 
chứng khoán phái sinh châu Á.
- Ngân hàng Baring ở Anh là 
NHTM lâu đời và có uy tín nhất ở 
Luân Đôn đã bị sụp đổ năm 1994 
do một trong những nhân viên 
của ngân hàng tại chinh nhánh 
Singapore, Nick Leeson gây ra 
khoản lỗ tới 827 triệu bảng, tương 
đương 1.4 tỷ USD, do đầu cơ vào 
các hợp đồng tương lai, một hình 
thức của hoạt động ngoại bảng.
Khủng hoảng tài chính 2007-
2008 là bài học kinh nghiệm lớn 
nhất và mới nhất cho việc sử dụng 
các hoạt động ngoại bảng của ngân 
hàng. Trong báo cáo của Ủy ban 
FCIC - Ủy ban điều tra khủng 
hoảng tài chính Mỹ, thảm họa tài 
chính hình thành do hội tụ nhiều 
yếu tố nguy hiểm như việc cho vay 
dưới chuẩn thế chấp bằng bất động 
sản, việc lạm dụng chứng khoán 
hóa các khoản nợ và bán cho nhà 
đầu tư, cũng như việc đánh cược 
đầy rủi ro vào giá trị các cổ phiếu 
đặt cơ sở trên các khoản nợ này. 
Báo cáo nhận định “bước ngoặt chủ 
yếu trên con đường đi đến khủng 
hoảng tài chính” là các chính sách 
đưa các sản phẩm tài chính phái 
sinh được biết dưới cái tên “OTC 
derivatives” ra khỏi sự giám sát 
của các cơ quan quản lý nhà nước. 
Việc sử dụng các sản phẩm phái 
sinh để che dấu rủi ro tín dụng từ 
bên thứ ba trong khi vẫn bảo vệ đối 
tác của hợp đồng phái sinh đã gây 
nên khủng hoảng Mỹ năm 2008. 
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng 
(CDS-Credit Default Swap) là đại 
diện cho nguyên nhân được liệt kê 
gây ra cuộc khủng hoảng này. 
4. Quy trình quản trị rủi ro hoạt 
động ngoại bảng
Cuộc khủng hoảng tài chính 
năm 2007 đã cho chúng ta một bài 
học về quản trị rủi ro trong ngân 
hàng. Theo tính toán của James 
Gohary – nhà quản trị hoạt động 
khu vực Trung Đông và Bắc Phi 
của IFC – vào tháng 12 năm 2006 
tỷ lệ rủi ro ngoại bảng trên rủi ro 
nội bảng là: 
- Phần lớn các ngân hàng ở Mỹ 
rủi ro ngoại bảng cao hơn 2.5 lần 
so với nội bảng.
Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
43
- Phần lớn ngân hàng Anh là 2.3 
lần.
- Phần lớn ngân hàng Đức là 2.2 
lần.
- Phần lớn ngân hàng Thụy Sĩ 
là 1.7 lần.
Với mức rủi ro cao như thế này, 
khi khủng hoảng xảy ra đã làm cho 
các ngân hàng thua lỗ rất nhiều 
thậm chí phá sản. Tuy nhiên, điều 
đáng quan tâm sau cuộc khủng 
hoảng này là việc nhận dạng được 
rủi ro và khả năng kiểm soát, hạn 
chế hay phòng ngừa rủi ro được 
các ngân hàng thực hiện như thế 
nào, đặc biệt là các rủi ro liên quan 
đến hoạt động ngoại bảng. 
Ủy ban Basel về giám sát ngân 
hàng đã xây dựng Hiệp ước vốn 
Basel II tập trung nhiều hơn vào 
các phương pháp nội bộ của chính 
ngân hàng, đánh giá hoạt động 
thanh tra, giám sát và kỷ luật trên 
nguyên tắc thị trường. Ủy ban 
Basel đưa ra những nguyên tắc tốt 
nhất cho việc giám sát các loại rủi 
ro cho cả hoạt động ngoại bảng và 
nội bảng. Tuy nhiên, Basel II được 
đánh giá là chưa theo kịp với tốc 
độ phát triển mạnh mẽ những sản 
phẩm dịch vụ có khoa học công 
nghệ cũng như mức độ rủi ro cao, 
điều này ám chỉ cho sự phát triển 
mạnh mẽ của các hoạt động ngoại 
bảng, cụ thể là hình thức hợp đồng 
Hoán đổi rủi ro tín dụng - CDS. 
Hiệp ước Basel III được đưa ra để 
giải quyết những thiếu sót bộc lộ 
sau cuộc khủng hoảng tài chính 
toàn cầu vừa qua. Trong Basel III 
có đưa ra các tiêu chuẩn đo lường 
rủi ro thanh khoản nhằm đảm bảo 
khả năng thanh khoản của ngân 
hàng trong đó bao gồm không ít 
các yêu cầu về hoạt động ngoại 
bảng.
Hoạt động ngoại bảng là một 
trong những hoạt động của ngân 
hàng với các loại rủi ro liên quan 
cũng nằm trong những rủi ro đã 
được nhận định của ngân hàng, cho 
nên quản trị các rủi ro liên quan đến 
hoạt động ngoại bảng sẽ được lồng 
ghép vào trong các quy trình quản 
trị từng loại rủi ro của ngân hàng.
Việc xây dựng quy trình quản 
trị rủi ro như thế nào là tùy thuộc 
vào mỗi ngân hàng, tùy thuộc vào 
quy mô, chiến lược, phương châm 
hoạt động, thế mạnh của từng ngân 
hàng trong phân khúc thị trường 
hoạt động. Tuy nhiên, dựa theo 
nguyên tắc nền tảng ... ộ phận của ngân hàng, có quy 
mô và tổ chức. 
Thứ hai, hạn chế trong công 
tác phối hợp quản trị rủi ro tại ngân 
hàng. Ở hệ thống NHTM VN, 
việc quản trị rủi ro tín dụng do Hội 
đồng tín dụng quản lý còn rủi ro thị 
trường do Hội đồng ALCO quản 
lý. Các loại rủi ro trong hoạt động 
kinh doanh ngân hàng có mối quan 
hệ chặt chẽ với nhau, khi xảy ra 
rủi ro về lãi suất sẽ làm ảnh hưởng 
tới rủi ro tín dụng và rủi ro thanh 
khoản của ngân hàng và ngược lại, 
nhưng hiện nay công tác phối hợp 
để quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, 
các quyết định quản trị rủi ro độc 
lập có thể làm ảnh hưởng xấu tới 
việc quản lý các rủi ro khác.
Thứ ba, hạn chế về công nghệ 
và nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực 
không đủ cho công tác quản trị rủi 
ro, vừa ít vừa đảm nhận khối lượng 
công việc lớn. Bên cạnh đó, chất 
lượng chuyên môn của đội ngũ 
quản trị rủi ro cũng là điều đáng 
bàn. Hệ thống công nghệ thông 
tin hiện nay còn hạn chế, các phần 
mềm sử dụng trong ngân hàng như 
Core banking còn chưa phát triển, 
chưa đáp ứng được nhu cầu quản 
lý dữ liệu, làm ảnh hưởng đến việc 
theo dõi và dự báo được các loại 
rủi ro tại từng thời điểm. Hơn nữa 
các phương pháp đo lường rủi ro, 
kỹ thuật tính toán hoàn toàn chưa 
đáp ứng được với nhu cầu giám sát, 
kiểm soát diễn biến của các khoản 
rủi ro trên thị trường và đưa ra các 
biện pháp phòng hộ thích hợp.
Thứ tư, về hoạt động định 
hướng, dự báo rủi ro hoạt động 
ngoại bảng. Hai hoạt động chưa 
được tách biệt thành giai đoạn độc 
lập trong quy trình quản trị rủi ro, 
trong khi đây là một trong những 
quy trình có vai trò quan trọng 
trong việc ra quyết định của nhà 
quản trị. 
Thứ năm, về hoạt động đo 
lường rủi ro hoạt động ngoại bảng. 
Trong hoạt động đo lường rủi ro 
trong hoạt động ngân hàng, hầu 
hết các ngân hàng chỉ chú ý đến 
việc làm theo quy định, chỉ đạo của 
NHNN mà không xây dựng thêm 
cho riêng mình các công cụ đo 
lường khác. Ví dụ cụ thể cho 3 loại 
rủi ro tín dụng, lãi suất và thanh 
khoản: 
Đo lường rủi ro tín dụng: Các 
ngân hàng thực hiện việc phân loại 
các khoản cho vay, cam kết, bảo 
lãnh ngoại bảng và trích lập, sử 
dụng dự phòng theo quy định của 
NHNN. Do đó, hầu hết các ngân 
hàng VN đa phần vẫn áp dụng việc 
trích lập dự phòng theo “tuổi nợ”, 
chỉ có một số ngân hàng đã có hệ 
thống xếp hạng tương đối hiệu quả 
và sử dụng phương pháp định tính 
để xác định mức độ rủi ro các khoản 
tín dụng, từ đó trích lập dự phòng 
theo tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên, 
nếu các ngân hàng thực hiện việc 
xác định được chính xác tổn thất 
ước tính dự tính thì việc trích lập 
trở nên dễ dàng, đơn giản và hiệu 
quả và chính xác hơn. Hơn thế nữa, 
xác định chính xác tổn thất có thể 
dự tính sẽ giúp các ngân hàng xác 
định chính xác giá trị khoản vay, 
điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho 
tiến trình thực hiện quy trình hoán 
đổi tín dụng, hay chứng khoán hóa 
khoản vay của các NHTM sau 
này – một xu thế tất yếu của các 
NHTM VN sau này.Việc xác định 
tổn thất đã được hướng dẫn của Ủy 
ban Basel trong đó có bao gồm các 
hoạt động ngoại bảng.
Đo lường rủi ro lãi suất: Hầu 
hết các NHTM VN chỉ mới sử 
dụng phương pháp lượng hóa và 
quản trị rủi ro lãi suất đơn giản 
nhất là dựa vào khe hở nhạy cảm 
lãi suất – đây là yêu cầu bắt buộc 
của NHNN trong việc lập báo cáo 
tài chính của NHTM. Với phương 
pháp khe hở nhạy cảm lãi suất chỉ 
nói lên giá trị thu nhập ròng của 
ngân hàng sẽ thay đổi như thế nào 
khi lãi suất thay đổi chứ chưa nói gì 
đến giá trị tổn thất là bao nhiêu và 
xác suất bao nhiêu. Các hoạt động 
ngoại bảng hiện có tại các NHTM 
cũng được xem xét khi đánh giá rủi 
ro lãi suất của các ngân hàng nhưng 
hầu hết là không bị ảnh hưởng của 
lãi suất. Trong khi đó các cam kết 
mua bán quyền chọn hay các hợp 
đồng hoán đổi lãi suất lại không 
được xem xét khi đánh giá rủi ro 
lãi suất. Điều đó cho thấy rủi ro lãi 
suất không chỉ dừng lại ở mô hình 
khe hở lãi suất mà phải mở rộng ở 
các phương pháp có hiệu quả và đo 
lường chính xác hơn.
Đo lường rủi ro thanh khoản: 
Hiện nay, các NHTM hầu hết đều 
áp dụng phương pháp “chỉ số”, lập 
Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
45
báo cáo trạng thái thanh khoản ròng 
trong báo cáo tài chính theo quy 
định của NHNN. Theo quan điểm 
của nhóm tác giả, đây chỉ là phương 
pháp thích hợp cho việc quản trị rủi 
ro thanh khoản cho các hoạt động 
truyền thống như huy động vốn và 
cho vay nội bảng, mang tính chất 
báo cáo hơn là thực tế. Quan trọng 
là các ngân hàng thực hiện ước 
lượng dòng tiền trong hoạt động 
như thế nào, thời gian sử dụng lúc 
nào để điều tiết cho hiệu quả. Điều 
đó, đòi hỏi các ngân hàng cần thực 
hiện thêm các công cụ khác như Kế 
hoạch vốn dự phòng, Thang đáo 
hạn để xem xét và đảm bảo độ 
thanh khoản của ngân hàng cho cả 
hoạt động nội bảng và đặc biệt là 
hoạt động ngoại bảng, khi mà các 
cam kết, thư tín dụng, bảo lãnh có 
thể xảy ra bất ngờ cho ngân hàng. 
Khi các hoạt động ngoại bảng phát 
triển ở VN thì vấn đề thanh khoản 
lại đòi hỏi sự chú ý nhiều hơn của 
các ngân hàng, do các hoạt động 
này mang tính chất “bất ngờ” cho 
các ngân hàng.
Thứ sáu, hoạt động kiểm soát, 
giám sát. Hệ thống kiểm toán nội 
bộ tham gia vào quy trình quản trị 
rủi ro mà chưa thực sự hoạt động 
độc lập đúng như vai trò kiểm soát 
viên như các nghiệp vụ khác của 
ngân hàng.
Thực tế cho dù quy trình quản 
trị rủi ro của các NHTM VN đã 
được xây dựng và dần đi vào ổn 
định nhưng đòi hỏi phải không 
ngừng nâng cao và hoàn thiện để 
quản trị được mọi rủi ro trong hoạt 
động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro 
khi hoạt động ngoại bảng được 
phát triển và mở rộng tại VN, nhằm 
mục tiêu cao nhất là hạn chế rủi ro 
trong mức độ cho phép. Do đó, 
mỗi giai đoạn, mỗi hoạt động trong 
quy trình, ngân hàng cần theo dõi 
và cải tiến sao cho hiệu quả công 
việc là tối ưu. Một số đề xuất với 
các NHTM tại VN nhằm góp phần 
hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro 
nói chung như sau:
Một là, các NHTM cần nghiên 
cứu và xây dựng mô hình, bộ phận 
chuyên trách về rủi ro. Khi xây 
dựng mô hình chuyên về rủi ro thì 
các NHTM sẽ coi quản trị rủi ro là 
một hoạt động của ngân hàng, chủ 
động trong việc quản trị rủi ro chứ 
không coi nó như một hoạt động 
hỗ trợ như hiện nay. Các ngân hàng 
cần xây dựng một hội đồng rủi ro 
cho ngân hàng để kiểm soát, quản 
lý danh mục rủi ro phù hợp với mức 
chấp nhận rủi ro.Trong đó, các rủi 
ro được phân chia cụ thể cho từng 
bộ phận chuyên trách cũng như hội 
đồng quản lý. Điều này sẽ thuận lợi 
cho ngân hàng khi quản lý các rủi 
ro cho ngân hàng, đặc biệt là các 
hoạt động phức tạp như hoạt động 
ngoại bảng.
Hai là, nâng cao hiệu quả trong 
công tác phối hợp quản trị rủi ro: 
Mặc dù các loại rủi ro trong hoạt 
động kinh doanh ngân hàng đều 
có mối liên hệ qua lại và đều có 
gây ra tổn thất cho ngân hàng. Tuy 
nhiên hiện nay hệ thống NHTM 
VN chỉ chú trọng đến những rủi ro 
tín dụng, rủi ro thị trường của hoạt 
động nội bảng mà chưa quan tâm 
nhiều đến quản trị rủi ro hoạt động 
ngoại bảng. Hội đồng quản trị cần 
xây dựng cơ chế phối hợp hành 
động giữa các Hội đồng phụ trách 
quản lý rủi ro để đưa ra các quyết 
định quản trị được đồng bộ, chính 
xác và hiệu quả nhất.
Ba là, nâng cao chất lượng 
công nghệ và nguồn nhân lực: Các 
NHTM cần coi đây là những chiến 
lược dài hạn để phát triển ngân 
hàng. Nguồn nhân lực trong quy 
trình quản trị rủi ro nói chung cũng 
như trong quy trình quản trị rủi ro 
ngoại bảng nói riêng đòi hỏi phải 
có kiến thức chuyên môn và kinh 
nghiệm cao. Do đó, các NHTM 
cần tạo điều kiện cho nhân viên 
trau dồi kiến thức và nâng cao kinh 
nghiệm bằng những chương trình 
đào tạo, thực hành ở trong nước và 
nước ngoài, đặc biệt là liên kết với 
các ngân hàng nước ngoài trong 
việc đào tạo nhân lực. Đối với chất 
lượng công nghệ, công nghệ core 
banking cần được nâng cấp để cập 
nhật các phương pháp đo lường và 
quản trị rủi ro lãi suất tiên tiến, phổ 
biến trên thế giới như mô hình đo 
lường rủi ro tín dụng theo Basel 
II, mô hình thời lượng và mô hình 
VaR trong rủi ro lãi suất hay xây 
dựng các kịch bản rủi roChất 
lượng CNTT cần được cải thiện 
bằng cách không ngừng đầu tư 
trang thiết bị hiện đại và nâng cấp 
phần mềm hệ thống.
Bốn là, hoạt động định hướng 
và dự báo: Hội đồng quản trị có 
nhiệm vụ định hướng cho chính 
sách quản trị rủi ro cho ngân hàng 
trong một năm hoạt động. Để thực 
hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi 
trình độ chuyên môn của Hội đồng 
quản trị về quản trị rủi ro, tầm nhìn 
của các nhà lãnh đạo. Do đó, trong 
Hội đồng quản trị cần có những 
thành viên là các chuyên gia về 
các mảng quản trị rủi ro trong ngân 
hàng như quản trị rủi ro tín dụng, 
rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản 
đồng thời Hội đồng quản trị cũng 
có thể xem xét thuê các đơn vị tư 
vấn chuyên nghiệp để xây dựng 
định hướng cho ngân hàng, cũng 
như đào tạo chuyên môn cho Hội 
đồng quản trị. 
Hoạt động dự báo có vai trò 
quan trọng trong việc quyết định 
mức chấp nhận rủi ro cho ngân 
hàng, chứ không đơn thuần chỉ là 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013
Nghiên Cứu & Trao Đổi
46
N
g
u
ồ
n
: 
N
h
ó
m
 t
á
c 
g
iả
 t
ổ
n
g
 h
ợ
p
H
ìn
h
 2
: 
Q
u
y
 t
rì
n
h
 đ
ề
 x
u
ấ
t 
c
h
o
 q
u
ả
n
 t
rị
 r
ủ
i 
ro
 c
h
o
 h
ệ
 t
h
ố
n
g
N
H
T
M
 V
iệ
t 
N
a
m
C
ác
 k
hố
i 
ng
hi
ệp
 v
ụ
G
iá
m
sá
t 
K
iể
m
so
át
Đ
o
lư
ờ
ng
R
ủ
i r
o 
tín
dụ
ng
R
ủ
i r
o 
da
nh
tiế
ng
R
ủ
i r
o 
vậ
n 
hà
nh
R
ủ
i r
o 
th
ị 
tr
ư
ờ
ng
N
hậ
n 
dạ
ng
B
an
 tổ
ng
g
iá
m
 đ
ố
c 
G
iá
m
 đ
ố
c 
rủ
i 
ro
 (C
R
O
) 
B
ộ
 p
hậ
n 
hỗ
 tr
ợ
 (K
ế 
to
án
, 
C
N
TT
) 
H
ộ
i 
đ
ồ
ng
rủ
i r
o 
ho
ạt
 đ
ộ
ng
H
ộ
i 
đ
ồ
ng
rủ
i r
o 
tín
dụ
ng
 v
à 
th
ị t
rư
ờ
ng
K
iể
m
so
át
 n
ộ
i 
bộ
D
ự
bá
o 
H
ộ
i 
đ
ồ
ng
 rủ
i r
o 
Đ
ịn
h 
h
ư
ớ
ng
H
ộ
i 
đ
ồ
ng
A
LC
O
H
ộ
i 
đ
ồ
ng
ki
ểm
 to
án
H
ộ
i 
đ
ồ
ng
qu
ản
 tr
ị 
Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
47
mang tính chất báo cáo. Xây dựng 
bộ phận chuyên trách để hỗ trợ hội 
đồng rủi ro dự báo có chất lượng là 
điều cần làm cho công tác dự báo 
rủi ro hoạt động ngân hàng.
Năm là, hoạt động đo lường: 
giai đoạn này các rủi ro được thể 
hiện vào trong những con số và 
mang ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, 
đây là mắt xích vẫn còn yếu nhất 
trong quy trình quản trị rủi ro của 
các ngân hàng. Hoạt động đo 
lường giúp ngân hàng ước lượng 
được rủi ro, nhưng với việc chỉ sử 
dụng các hình thức đơn giản, đặc 
biệt khi có sự tác động của hoạt 
động ngoại bảng làm cho các hình 
thức đo lường hiện tại của các 
ngân hàng chưa mang tính phản 
ánh chính xác cao, làm hạn chế 
các hoạt động tiếp theo trong quy 
trình. Do đó, các ngân hàng nên 
áp dụng các phương pháp mới, 
hiệu quả hơn. Từ kinh nghiệm đo 
lường trong quy trình quản trị rủi 
ro của các ngân hàng trên thế giới, 
các NHTM VN nên chú ý áp dụng 
các phương pháp đo lường vào 
trong quản trị rủi ro: sử dụng xếp 
hạng tín dụng nội bộ để tính toán 
yêu cầu về vốn và các nhân tố PD, 
EAD, LGD trong rủi ro tín dụng 
theo hướng dẫn của Basel III; đối 
với rủi ro lãi suất sử dụng mô hình 
thời lượng (Duration), mô hình hệ 
số nhạy cảm (Factor Sensitivity – 
FS), mô hình giá trị có thể tổn thất 
(Value at Risk – VaR); lập bảng chi 
tiết thời gian đáo hạn của các công 
cụ tài chính, bảng dòng tiền trong 
đo lường rủi ro thanh khoản. Để 
làm được điều đó các NHTM phải 
nâng cấp hệ thống thông tin trong 
ngân hàng và nguồn nhân lực chất 
lượng cao của bộ phận quản lý rủi 
ro trong ngân hàng.
Sáu là, hoạt động kiểm soát và 
giám sát: Hội đồng rủi ro và khối 
quản lý rủi ro chịu trách nhiệm 
chính trong việc kiểm soát rủi ro để 
đảm bảo mức rủi ro luôn nằm trong 
giới hạn cho phép. Đối với các hoạt 
động ngoại bảng việc kiểm soát rủi 
ro trong mức cho phép cần được 
quan tâm để giảm bớt bản chất 
“bất ngờ” của các hoạt động này. 
Để có khả năng ứng phó với các 
tình huống bất ngờ xảy ra ngân 
hàng nên xây dựng quy trình kiểm 
soát chặt chẽ, phù hợp và cơ chế 
báo cáo kịp thời.
Hội đồng rủi ro và ban kiểm 
soát nội bộ có trách nhiệm xây 
dựng hệ thống giám sát rủi ro phù 
hợp với quy trình quản trị rủi ro 
của ngân hàng. Việc kiểm soát rủi 
ro bao gồm việc kiểm tra quá trình 
quản lý rủi ro và việc kiểm soát các 
hạn mức rủi ro do Hội đồng rủi ro 
đề ra có được tuân thủ hay không. 
Thông qua quá trình giám sát cần 
đưa ra những ý kiến độc lập thường 
xuyên và đánh giá hiệu quả của hệ 
thống quản trị. Theo kinh nghiệm 
trong quy trình quản trị rủi ro của 
các ngân hàng các nước, thông qua 
quá trình giám sát cần đưa ra được 
những đánh giá các cơ hội rủi ro – 
thu nhập mới cho ngân hàng và tư 
vấn tối ưu hóa danh mục rủi ro cho 
ngân hàng.
5. Kết luận
Gia nhập WTO để tham gia hội 
nhập vào sân chơi quốc tế, để phù 
hợp với hoạt động ngân hàng quốc 
tế và gia tăng lĩnh vực hoạt động 
cho hệ thống NHTM VN thì phát 
triển hoạt động ngoại bảng là xu 
hướng tất yếu của thị trường Ngân 
hàng VN. Bên cạnh đó, việc xem 
xét xây dựng quy trình quản trị rủi 
ro hoạt động ngoại bảng nói riêng 
và quy trình quản trị rủi ro chung 
của ngân hàng là điều nhất mực cần 
thiết để đáp ứng chuẩn mực quốc 
tế và cũng là để cải tiến chính hoạt 
động quản trị rủi ro của hệ thống 
NHTM hiện nay.
Ứng dụng hoạt động ngoại bảng 
là hướng đi hợp lý cho lộ trình phát 
triển và mở rộng hoạt động ngân 
hàng trong quá trình hội nhập quốc 
tế và xây dựng quy trình quản trị 
rủi ro hoạt động ngoại bảng cũng 
như quy trình quản trị rủi ro chung 
cho toàn ngân hàng có hiệu quả là 
điều kiện thiết yếu để bảo vệ cho 
sự phát triển của ngân hàng trước 
những biến động của nền kinh tế 
trong nước cũng như thế giớil
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bank For International Settlements (1986), 
The Management Of Banks’ Off-Balance-
Sheet Exposures, Working Paper.
Huỳnh Hoa (2011), Ai gây ra khủng 
hoảng tài chính 2008?, từ 
thesaigontimes.vn/Home/thegioi/
hoso/47254/Ai-gay-ra-khung-hoang-tai-
chinh-2008?.html
James Gohary (2009), Element Risk 
Management, International Finance 
Coporation – Ifc.
Mark Jickling (2010), Causes Of The 
Financial Crisis, the Congressional 
Research Service.
M. Kabir Hassan and Ahmad Khasawned 
(2009), The Risk Of Obs Derivatives In 
Us Commercial Bank, Working Paper at 
Indiana State University.
Saibal Ghosh and D M Nachane (2002), 
Obs Activities In Banking: Theory 
And Indian Experience, MPRA Paper 
from University Library of Munich, 
Germany.
The Federal Deposit Insurance Corporation 
(2005), Risk Management Manual Of 
Examination Policies, Section 3.8: 
Off-Balance Sheet Activities, the U.S 
Congress.
The United States General Accounting 
Office (1988), Banking Obs Activities 
Report, U.S.
Trần Kim Long (2010), Giải pháp giảm thiểu 
rủi ro tín dụng bằng việc ứng dụng các 
công cụ phái sinh tín dụng tại NHTMCP 
Sài Gòn, Khóa luận tốt nghiệp Đại học 
Ngân hàng TP.HCM. 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_ngoai_bang_va_quy_trinh_quan_tri_rui_ro_trong_he_t.pdf