Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Thời gian qua, hoạt động kiểm tra kiểm, soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã có những thành tựu nhất định làm gia tăng hiệu lực,

hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt

được thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank vẫn còn có những hạn chế, yếu kém

cần phải được hoàn thiện để làm gia tăng hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm

soát nội bộ, từ đó sẽ giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh, cũng như gia tăng vị thế,

uy tín của Agribank ở trong và ngoài nước. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát

thực trạng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank trong thời gian qua, đồng thời đề

xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank trong

thời gian tới.

pdf 10 trang kimcuc 6520
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam
61
Hoạt động kiểm tra . . .
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN 
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
VIỆT NAM
Vũ Văn Thực* 
TÓM TẮT
Thời gian qua, hoạt động kiểm tra kiểm, soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã có những thành tựu nhất định làm gia tăng hiệu lực, 
hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt 
được thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank vẫn còn có những hạn chế, yếu kém 
cần phải được hoàn thiện để làm gia tăng hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm 
soát nội bộ, từ đó sẽ giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh, cũng như gia tăng vị thế, 
uy tín của Agribank ở trong và ngoài nước. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát 
thực trạng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank trong thời gian qua, đồng thời đề 
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank trong 
thời gian tới.
Từ khóa: kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Agribank
INTERNAL CONTROL AT VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND 
RURAL DEVELOPMENT 
ABSTRACT
Recently, internal control at VietNam bank for Agriculture and rural development 
(Agribank) has made certain achievements which help to increase the effectiveness and 
efficiency of internal audit operations. However, exclude these achieved performances there 
are limitations and weaknesses existing within the internal controls at Agribank that must be 
improved to increase the potency of internal control. Those enhancement, on one hand will 
minimize the operation risk endanger bank’s performance, on the other hand it will boost 
Agribank‘s position and prestige. The objective of this study is to assess internal control 
operations at Agribank in recent years, and to propose certain solutions in oder to improve 
internal controls at Agribank in the future.
Keywords: inspection, internal control, Agribank
* TS. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Tân Bình
62
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khách quan mà nói, thời gian qua, công 
tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank 
đã từng bước được đổi mới và đi vào hoạt 
động nề nếp, ổn định, từ đó đã có tác động 
tích cực đến hoạt động kinh doanh, giúp cho 
nhà quản trị của Agribank có hướng điều 
chỉnh kịp thời các mặt hoạt động, từng bước 
nâng cao được hiệu quả kinh doanh, cũng 
như giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động. 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công 
tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank 
cũng đang bộc lộ một số hạn chế, yếu kém 
như đôi khi còn xem nhẹ công tác tự kiểm 
tra, kiểm soát, dẫn đến việc chưa tuân thủ 
đúng quy định của pháp luật, cơ chế chính 
sách của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước; 
chưa chấp hành tốt quy chế, quy trình nghiệp 
vụ; công tác kiểm tra, kiểm soát của cán bộ 
cấp trên, đặc biệt là cấp trên trực tiếp đối với 
công việc của cấp dưới chưa đầy đủ thường 
xuyên; trách nhiệm tự kiểm soát của cán bộ 
đối với công việc chưa cao, việc kiểm tra, 
kiểm soát công việc lẫn nhau của cán bộ chưa 
được chú trọngdẫn đến xảy ra không ít 
các vi phạm trong hoạt động làm ảnh hưởng 
không nhỏ đến tình hình tài chính, uy tín và 
vị thế của Agribank. Do đó, tìm ra giải pháp 
nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm 
soát nội bộ là vấn đề có tính cấp thiết đối với 
Agribank trong giai đoạn hiện nay.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực chất là các 
hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, 
nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành 
viên trong tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức 
đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu 
đặt ra một cách hợp lý. Nói cách khác, đây 
là tập hợp tất cả những việc mà một doanh 
nghiệp cần làm để có được những điều muốn 
có và tránh những điều muốn tránh. Hệ thống 
này không đo đếm kết quả dựa trên các con 
số tăng trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, 
chính sách, hệ thống, phòng ban của công ty 
đang vận hành ra sao và nếu vẫn giữ nguyên 
cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế 
hoạch không. Ngoài ra, thiết lập được một hệ 
thống kiểm tra, soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn 
chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản 
của doanh nghiệp [8].
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một qui trình 
chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị và các 
nhà điều hành, được thiết kế để cung cấp mọi 
sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các 
mục tiêu mà hội đồng quản trị mong muốn là:
- Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động.
- Tính chất đáng tin cậy của báo cáo 
tài chính.
- Sự tuân thủ các luật lệ và qui định hiện 
hành [1].
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là việc rà soát, 
đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống 
kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính 
thích hợp và tuân thủ qui định, chính sách nội 
bộ, thủ tục, qui trình đã được thiết lập trong 
Agribank; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao 
hiệu quả của các hệ thống, qui trình, qui định, 
góp phần đảm bảo Agribank hoạt động an 
toàn, hiệu quả, đúng pháp luật [4].
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG 
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI 
AGRIBANK TRONG THỜI GIAN QUA
Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm tra, 
kiểm soát nội bộ: bộ phận kiểm tra, kiểm soát 
nội bộ được thành lập từ hội sở Agribank đến 
các chi nhánh; tại Hội sở của Agribank là 
63
Hoạt động kiểm tra . . .
ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ và dưới các 
chi nhánh loại 1, loại 2 là phòng kiểm tra, 
kiểm soát nội bộ; người đứng đầu ban kiểm 
tra kiểm soát nội bộ là Trưởng ban kiểm tra, 
kiểm soát nội bộ do Chủ tịch Hội đồng thành 
viên Agribank bổ nhiệm và quản lý; tại chi 
nhánh là Trưởng phòng kiểm tra kiểm soát nội 
bộ do Tổng giám đốc bổ nhiệm và quản lý. 
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Hội 
đồng thành viên, Tổng giám đốc, công tác 
kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank đã có 
nhiều đổi mới, qua đó đã phát hiện, ngăn ngừa 
nhiều sai sót phát sinh, từ đó góp phần giảm 
thiểu, cũng như ngăn ngừa được không ít rủi 
ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank. 
Giai đoạn 2011-2013, Agribank đã tổ chức 
nhiều cuộc kiểm tra, kiểm soát, qua công tác 
kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho thấy, các đơn 
vị trong toàn hệ thống Agribank đã tuân thủ 
nghiêm túc các qui định của pháp luật, của 
ngành, cũng như của Agribank; song bên cạnh 
đó, trong quá trình hoạt động vẫn còn để xảy 
ra một số sai sót phát sinh. Dưới đây là một số 
sai sót chủ yếu của một số nghiệp vụ chính tại 
Agribank, cụ thể [5], [6].:
Thứ nhất, về tín dụng: qua kiểm tra, kiểm 
soát cho thấy, đa số các khoản cho vay tại 
Agribank đã chấp hành tốt qui chế của ngành, 
pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, qua kiểm 
tra, kiểm soát cũng đã phát hiện một số sai sót 
phát sinh như: còn một số món vay tại một 
số chi nhánh chưa tuân thủ các điều kiện cho 
vay theo qui định của Agribank: hồ sơ pháp 
lý như điều lệ doanh nghiệp, quyết định bổ 
nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, biên bản góp 
vốn, biên bản họp hội đồng quản trị (hội đồng 
thành viên) về việc vay vốn ngân hàng
còn thiếu; thiếu báo cáo tài chính hoặc báo 
cáo tài chính chưa chính xác; giải ngân vượt 
quyền không tuân thủ các qui định của hội 
sở; cho vay ngành nghề không đăng ký kinh 
doanh; xác định vốn tự có tham gia vào dự 
án, phương án chưa chính xác; thiếu hóa đơn 
chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn 
vay; giải ngân bằng tiền mặt chưa tuân thủ 
theo thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam; hóa đơn chứng từ không đóng dấu 
đã cho vay, thiếu thông tin CIC; thiếu xếp loại 
khách hàng; gia hạn hạn mức tín dụng chưa 
đúng qui định, phân kỳ hạn nợ không khớp 
đúng giữa giấy tờ giấy và IPCAS, biên bản 
kiểm tra sau khi cho vay còn mang tính chung 
chung; chưa mua bảo hiểm hoặc bảo hiểm hết 
hạn chưa mua lại, thiếu báo cáo thẩm định giá 
tài sản đảm bảo, thiếu đơn yêu cầu đăng ký 
giao dịch đảm bảo
Thứ hai, về nghiệp vụ bảo lãnh: tương 
tự như nghiệp vụ tín dụng, hồ sơ nghiệp vụ 
bảo lãnh của một số món tại một số chi nhánh 
còn thiếu hồ sơ pháp lý như điều lệ doanh 
nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế 
toán trưởng, biên bản góp vốn, thiếu giấy đề 
nghị bảo lãnh, biên bản kiểm tra sau khi bảo 
lãnh; thẩm định bảo lãnh không qua bộ phận 
thẩm định độc lập, sử dụng mẫu thư bảo lãnh 
không đúng qui định, áp dụng mức phí bảo 
lãnh không đúng qui định
Thứ ba, về nghiệp vụ tài chính, kế toán 
ngân quĩ: nhìn chung, các đơn vị trong toàn 
hệ thống Agribank đã chấp hành tốt về chế độ 
hạch toán kế toán và báo cáo thống kê, tuân 
thủ nghiêm túc các qui định của pháp luật và 
của ngành, song bên cạnh đó vẫn còn để xảy 
ra một số sai sót như: một số thông tin trên 
chứng từ chưa thực sự đầy đủ; đóng hoặc lưu 
trữ chứng từ của một số chi nhánh còn chưa 
đúng với qui định; sắp xếp giao dịch viên 
chưa thực sự hợp lý để mang lại hiệu quả kinh 
64
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
doanh một cách tốt nhất; giao nhận chứng từ 
còn chậm, còn thiếu chữ ký của giao nhận 
chứng từ; không có bảng kê chi tiết về các 
khoản thu nhập bất thường, còn xảy ra tính 
toán thuế khấu trừ đầu vào sai; một số chi 
nhánh còn hạch toán sai tài khoản; chi công 
tác phí thiếu bảng quyết toán công việc
Thứ tư, về công tác phòng ngừa xử lý rủi 
ro: còn có chi nhánh để xảy ra tình trạng một 
khách hàng có 2 mã khách hàng, thông tin 
chứng minh nhân dân thiếu hoặc chưa chính 
xác; số hợp đồng, đăng ký kinh doanh chưa 
khớp giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên mạng vi 
tính; hồ sơ xử lý rủi ro không có xác nhận 
số dư xử lý rủi ro, cơ cấu lại thời gian trả nợ 
không có hồ sơ giấy; chưa có biên bản đánh 
giá khả năng trả nợ của khách hàng
Thứ năm, về các mặt hoạt động khác: 
một số đơn vị tính, trích khấu hao chưa đúng 
qui định, thiếu phiếu và thông báo nhập tài 
sản cố định; một số chi nhánh ghi chép nhật 
ký ra vào kho chưa đầy đủ; chưa ghi tên đầy 
đủ cán bộ vận chuyền tiền mặt và các giấy tờ 
có giá trên lệnh điều chuyển; thiếu chữ ký của 
thành viên ban quản lý kho
Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ 
đã phát hiện ra nhiều sai sót phát sinh, tuy 
nhiên công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ vẫn 
chưa thực sự phát huy hết hiệu lực, hiệu quả 
của nó, điều đó được thể hiện rất rõ là khi 
các cơ quan ngoại ngành vào thanh tra, kiểm 
toán hoạt động tại Agribank thì vẫn phát hiện 
ra sai sót, trong đó có những sai sót lớn, ảnh 
hưởng trực tiếp đến uy tín, con người và tài 
sản của Agribank. Theo báo cáo kiểm toán 
của Kiểm toán Nhà nước đã công bố trên các 
phương tiện thông tin đại chúng trong năm 
2014, đa số các mặt hoạt động của Agribank 
đã tuân thủ các qui định của pháp luật, của 
ngành góp phần vào đảm bảo an ninh tiền tệ 
của quốc gia, cũng như góp phần vào công 
cuộc phát triển kinh tế của đất nước, đảm 
bảo trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, Kiểm 
toán Nhà nước cũng đã chỉ ra một số tồn tại 
của Agribank, dưới đây là một số tồn tại nổi 
lên mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra đối với 
Agribank, cụ thể:
- Về hoạt động cho vay: Agribank còn 
để xảy ra một số sai phạm, tiềm ẩn rủi ro, có 
khả năng khó thu hồi vốn vay đối với một số 
khách hàng tại một số chi nhánh được kiểm 
toán như Agribank Chi nhánh TP Hồ Chí 
Minh là dự nợ của Công ty TNHH Bất động 
sản Diệp Bạch Dương, tính đến 31/12/2012 
là 3.700 tỷ đồng (trong đó tiền gốc là 2.967,7 
tỷ đồng, tiền lãi là 732,3 tỷ đồng); Agribank 
chi nhánh Tân Bình, đến 30/6/2013, tổng dư 
nợ của nhóm khách hàng Đông Á là 200,5 tỷ 
đồng (trong đó, gốc là 148,1 tỷ đồng, lãi là 
52,4 tỷ đồng) và nhóm khách hàng là cán bộ 
tín dụng 24,2 tỷ đồng (nợ gốc 20,88 tỷ đồng, 
lãi 3,36 tỷ đồng). 
- Về hoạt động bảo lãnh: Agribank Chi 
nhánh Tây Hà Nội đã ký phát hành bảo lãnh 
389 tỷ đồng, nhưng không lưu hồ sơ và chứng 
thư bảo lãnh, không hạch toán bút toán bảo 
lãnh và hiện có 2 đơn vị đã khởi kiện yêu cầu 
Agribank thực hiện trách nhiệm thanh toán; 
Agribank chi nhánh Tràng An cũng không 
hạch toán trong thời gian dài khoản bảo lãnh 
518,56 tỷ đồng cho Công ty ReVN vay ngân 
hàng nước ngoài là Landesbank; phê duyệt 
vay và bảo lãnh vay vượt thẩm quyền, vi phạm 
nguyên tắc quản lý an toàn vốn vay nhưng 
không báo cáo cấp trên là 134,9 tỷ đồng. 
- Về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử 
lý rủi ro trong hoạt động tín dụng: Agribank 
còn có 965,94 tỷ đồng sai phạm trong hoạt 
65
Hoạt động kiểm tra . . .
động phân loại nợ; do sai sót trong việc phân 
loại nợ, xác định tài sản bảo đảm là 238,96 
tỷ đồng. Bên cạnh đó, Agribank cũng là ngân 
hàng vượt giới hạn cho phép trong quy định 
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về góp 
vốn, mua cổ phần với tỷ lệ là 12,66% vốn điều 
lệ và quỹ dự phòng bổ sung vốn điều lệ [3].
 Sau khi thanh tra, Thanh tra Chính 
phủ cũng đã phát hiện ra những sai sót tại 
Agribank, dưới đây là một số sai sót như:
- Về huy động vốn: Agribank còn có một 
số vi phạm trong huy động vốn và cho vay, 
từ năm 2009 đến 31/12/2011, Agribank đã 
chi tiền môi giới huy động vốn cho đối tượng 
không phải là các tổ chức tín dụng được cấp 
phép hoạt động môi giới; chi môi giới huy 
động vốn với lãi suất vượt mức trần quy định 
của Ngân hàng Nhà nước (14%/năm), trong 
đó chi môi giới làm cho lãi suất vượt 14% 
năm là 283,18 tỷ đồng; một số trường hợp môi 
giới có dấu hiệu lập chứng từ chi tiền không 
đúng nhằm hợp thức hồ sơ hoặc tẩy xóa, sửa 
chữa tài liệu, chứng từ; huy động và cho vay 
vàng trên thị trường liên ngân hàng nói riêng 
và khách hàng nói chung với số lượng lớn, 
kéo dài, kể cả khi có lệnh cấm của Ngân hàng 
Nhà nước.
- Về cho vay và bảo lãnh: Agribank đã vi 
phạm quy định về thẩm quyền phê duyệt cấp 
tín dụng, có 189 khách hàng được phê duyệt 
cấp tín dụng nhưng không có văn bản ủy quyền 
của Tổng Giám đốc theo quy định, dư nợ của 
khách hàng trên tại thời điểm 31/12/2011 là 
13.816 tỷ đồng, nợ xấu là 1.046,09 tỷ đồng. 
Quy trình cho vay, bảo lãnh của Agribank đã 
xảy ra một số sai sót, kết quả kiểm tra chọn 
mẫu gần 180 hồ sơ các loại cho thấy vi phạm 
xảy ra ở tất cả các khâu của hoạt động tín 
dụng, từ thẩm định, phê duyệt cho vay, giải 
ngân, tài sản đảm bảo, quản lý và thu hồi vốn 
vay cho đến xử lý rủi ro. Nhiều việc có dấu 
hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm gây 
hậu quả nghiêm trọng cần được xử lý theo 
quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ 
cũng có kết luận hoạt động đầu tư tài chính 
của Agribank chưa thực sự có hiệu quả, còn 
có vi phạm, một số có khả năng mất vốn [7]. 
Những sai sót mà các cơ quan ngoại ngành 
có kết luận như trên, nếu hoạt động kiểm tra, 
kiểm soát hoạt động có hiệu quả thì sẽ phát 
hiện ra nhiều hơn các sai sót phát sinh trong 
quá trình hoạt động, từ đó sẽ ngăn chặn và 
xử lý kịp thời những sai sót trong hoạt động 
kinh doanh, giảm thiểu được rủ ... ình kiểm soát và phương 
pháp kiểm soát nội bộ còn có những bất cập: 
Agribank chưa xây dựng được qui trình kiểm 
soát nội bộ, chưa đưa ra được phương thức 
kiểm soát thực sự hữu hiệu làm cho hoạt động 
kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thực sự phát 
huy được hết hiệu quả của nó.
Thứ ba, hệ thống công nghệ: những năm 
gần đây, hệ thống công nghệ của Agribank 
đã có những bước phát triển đáng kể, là ngân 
hàng tiên phong trong việc đổi mới công nghệ, 
từ đó đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm dịch 
vụ ngân hàng, cũng như đã nâng cao tính bảo 
mật và an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tuy 
nhiên, so với các ngân hàng thương mại nước 
ngoài, đặc biệt là những nước có nền kinh tế 
phát triển thì hệ thống công nghệ thông tin 
của Agribank vẫn còn có khoảng cách nhất 
định, đặc biệt là tính an toàn và hệ thống kiểm 
soát nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn chưa thực 
sự hiệu quả.
Thứ tư, mô hình tổ chức bộ phận kiểm 
tra, kiểm soát nội bộ chưa thực sự hợp lý dẫn 
đến chưa phát huy được hết hiệu lực, hiểu quả 
của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: mô 
hình tổ chức của bộ phận kiểm tra, kiểm soát 
nội bộ của Agribank được xây dựng tại hội sở 
là ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ và tại các 
chi nhánh là phòng kiểm tra, kiểm soát nội 
bộ; các cán bộ kiểm tra kiểm soát tại các chi 
nhánh do giám đốc chi nhánh bố trí, điều động 
và bổ nhiệm (trừ trưởng phòng kiểm tra, kiểm 
soát nội bộ). Do đó, trong quá trình kiểm tra, 
kiểm soát phần nào vẫn ảnh hưởng bởi ý kiến 
chủ quan của lãnh đạo các chi nhánh, nhiều 
khi phát hiện ra những sai sót phát sinh nhưng 
lãnh đạo các chi nhánh không muốn chỉnh sửa 
hoặc cố tình dấu sai sót ở chi nhánh mình, 
bởi vì kết luận sai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 
chính người đứng đầu của đơn vị đó. Do đó, 
những sai sót phát hiện nếu không được sửa 
chữa kịp thời, ảnh hưởng đến chất lượng của 
cuộc kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Thứ năm, trình độ cán bộ, cũng như đạo 
đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ còn 
bất cập: thực tế cho thấy trình độ của đội ngũ 
cán bộ đã được cải thiện đáng kể, nhiều cán 
bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, 
có đạo đức nghề nghiệp tốt. Tuy nhiên, bên 
cạnh đó cũng còn một bộ phận cán bộ chưa 
đáp ứng được yêu cầu chuyên môn trong điều 
kiện hội nhập kinh tế quốc tế; mặt khác vẫn 
còn một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức 
nghề nghiệp dẫn đến tham ô, tham nhũng, vay 
ké của khách hànglàm giảm đi uy tín của 
ngân hàng . 
Thứ sáu, đội ngũ cán bộ kiểm tra kiểm 
soát nội bộ còn khá mỏng, chưa có chính 
sách đãi ngộ đối với cán bộ làm nghiệp vụ 
kiểm tra, kiểm soát nội bộ: có những chi 
nhánh chỉ bố trí 2 cán bộ làm công tác kiểm 
tra, kiểm soát nội bộ, như vậy sẽ khó lòng 
kiểm tra, kiểm soát được hết các mặt hoạt 
động của chi nhánh. Bên cạnh đó, chế độ tiền 
lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác 
đối với cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ 
cũng giống như các bộ phận khác, nên chưa 
thực sự khuyến khích, động viên được các 
cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ làm việc 
hết mình vì công việc.
5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT 
ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ 
TẠI AGRIBANK
Một là, xây dựng chiến lược phát triển 
cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ: có thể 
67
Hoạt động kiểm tra . . .
nói, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt 
động có hiệu quả hơn nếu bộ phận này được 
xây dựng và hoạt động trong một khuôn khổ 
chiến lược rõ ràng. Chiến lược này được xây 
dựng trên cơ sở mô tả những việc cần phải 
làm dựa trên điều lệ ngân hàng, qui chế, qui 
định và qui trình kiểm soát để xây dựng một 
chiến lược cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát. 
Thông thường, khung chiến lược được xây 
dựng trên một số khía cạnh quan trọng như: 
mô hình tổ chức của bộ phận kiểm tra, kiểm 
soát nội bộ, xây dựng và dự báo nguồn nhân 
lực của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ 
cho thời gian hiện tại và tương lai; xây dựng 
các chỉ tiêu đánh giá về kết quả thực hiện 
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ như: số 
biên bản và các kết luận được công bố, số sai 
phạm được phát hiện, hay số lượng kiến nghị 
trong từng cuộc kiểm tra...Để hoạt động kiểm 
tra, kiểm soát nội bộ thực sự có hiệu quả, thiết 
nghĩ Agribank nên xây dựng các tiêu chí cụ 
thể để đánh giá về mức độ thực hiện trong 
một bảng chấm điểm, chỉ số đánh giá thực 
hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh 
sẽ có bản kế hoạch làm việc hàng tháng và 
người quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh 
giá hiệu quả của chức danh đó. Bên cạnh đó, 
để giảm thiểu rủi ro chính là việc ý thức rủi ro 
và quản lý nó của người lãnh đạo đơn vị (Tổng 
Giám đốc, Giám đốc các chi nhánh) và người 
đại diện vốn của nhà nước (Hội đồng thành 
viên). Để thực hiện được điều này, những vấn 
đề sau cần được thực hiện: các nhà lãnh đạo 
Agribank cần đưa vấn đề quản lý rủi ro là vấn 
đề ưu tiên hàng đầu khi xây dựng các bộ phận 
của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và 
luôn luôn tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi 
ra các quyết định.
Hai là, hoàn thiện qui trình và phương 
pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ: hiện nay, 
tại Agribank, các cuộc kiểm tra của kiểm tra, 
kiểm soát nội bộ chủ yếu đi vào hoạt động 
tuân thủ của các hoạt động, cũng như sự đầy 
đủ của các hồ sơ, chứng từ mà chưa quan tâm 
đến việc dự báo và đánh giá những rủi ro có 
thể hoặc đang xảy ra đối với đơn vị và sự phù 
hợp của các thủ tục kiểm soát của đơn vị. Do 
đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm 
tra, kiểm soát nội bộ, Agribank nên nghiên 
cứu để hoàn thiện quy trình và phương pháp 
kiểm tra, kiểm soát nội bộ, từ đó sẽ xác định 
rõ vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm 
của bộ phận kiểm tra, kiểm soát, cán bộ kiểm 
tra, kiểm soát và nâng cao chất lượng các cuộc 
kiểm tra trong toàn hệ thống Agribank.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm 
soát nội bộ định kỳ và đột xuất: mục đích là 
nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn các biểu 
hiện tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra đảm bảo cho 
toàn hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, 
tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, của 
ngân hàng. Công tác kiểm tra, kiểm soát cần 
phải được thực hiện thường xuyên, liên tục 
và đột xuất đối với tất cả các mảng nghiệp 
vụ, đặc biệt là những mảng nghiệp vụ có tính 
nhạy cảm như: tín dụng, chi tiêu, xây dựng cơ 
bản, mua sắm tài sản, chuyển tiền, quĩ, thẻ
qua quá trình kiểm tra nếu phát hiện sai sót 
phát sinh cần chỉnh sửa ngay những sai sót, 
kiên quyết xử lý những cán bộ cố tình làm 
trái các qui định của pháp luật, của Agribank 
dẫn đến thiệt hại về tài sản, cũng như ảnh 
hưởng đến uy tín và hình ảnh của Agribank. 
Sau các đợt kiểm tra, các đoàn kiểm tra nên 
rút ra những điểm cần được quan tâm để phổ 
biến tới toàn thể cán bộ công nhân viên và các 
nhà quản trị để có hướng phòng ngừa sai sót 
tương tự.
68
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Bốn là, tách phòng kiểm tra, kiểm soát nội 
bộ thành bộ phận độc lập trực thuộc Agribank 
quản lý: hiện nay, bộ máy kiểm tra, kiểm soát 
nội bộ vẫn được đặt tại các chi nhánh và trực 
tiếp chịu sự điều hành của giám đốc các chi 
nhánh; tiền lương, thưởng phụ thuộc vào kết 
quả hoạt động và xếp loại lao động của chi 
nhánh. Do đó, rất nhiều sai sót, tiêu cực phát 
sinh nhưng bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội 
bộ không đưa vào biên bản kiểm tra, vì nếu 
đưa vào biên bản kiểm tra sẽ ảnh hưởng đến 
quyền lợi, nghĩa vụ của người đứng đầu đơn 
vị và khi ảnh hưởng thì người đứng đầu sẽ 
tìm mọi cách: như hạ bậc xếp loại lao động, 
chuyển công tác khácđối với người đã chỉ 
ra những sai phạm, như vậy thì chất lượng của 
hoạt động kiểm tra, kiểm soát sẽ không thực sự 
hiệu quả nữa. Để nâng cao hiệu quả của hoạt 
động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank, 
thiết nghĩ Hội đồng thành viên Agribank nên 
nghiên cứu tách phòng kiểm tra, kiểm soát nội 
bộ tại các chi nhánh trở thành bộ phận độc 
lập trực thuộc Agribank, bộ phận này được 
đặt ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, không để như 
mô hình hiện nay, từ đó sẽ giúp cho công tác 
kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ được trung thực, 
khách quan hơn và những kiến nghị của kiểm 
tra sẽ có hiệu lực, hiệu quả hơn, từ đó sẽ giúp 
cho nhà quản trị có những những cơ sở quan 
trọng để chấn chỉnh, hoàn thiện các hoạt động 
kinh doanh, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt 
động kinh doanh, cũng như lấy lại vị thế, niềm 
tin của xã hội đối với Agribank.
Năm là, xây dựng đội ngũ nhân sự kiểm 
tra, kiểm soát nội bộ có năng lực: nhân sự là 
một yếu tố vô cùng quan trọng đối với công 
tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; một đội ngũ 
cán bộ giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề 
nghiệp thì sẽ nâng cao được chất lượng kiểm 
tra, kiểm soát, từ đó giảm thiểu được rủi ro 
trong hoạt động kinh doanh của Agribank. 
Chính vì vậy, Agribank cần quan tâm nhiều 
hơn nữa đến công tác cán bộ, điều đó cần 
được thực hiện ngay từ khâu tuyển dụng, 
đào tạo đến khâu đào tạo lại, qui hoạch và 
bổ nhiệm cán bộ, làm sao phải tạo ra một 
đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”. Để 
thực hiện được điều đó, về tuyển dụng cần 
được thực hiện một cách công khai, minh 
bạch để tuyển dụng được những cán bộ có 
thực sự có năng lực, có tư cách đạo đức và 
bản lĩnh nghề nghiệp vào làm việc; về đào 
tạo và đào tạo lại thì cán bộ yếu về nghiệp 
vụ nào thì chú trọng đào tạo về nghiệp vụ đó, 
cần đào tạo những nghiệp vụ bổ trợ như kiến 
thức về pháp luật, ngoại ngữ, tin học cho cán 
bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 
Bên cạnh đó, chú trọng đến khâu qui hoạch, 
bổ nhiệm cán bộ, công tác này cần thực hiện 
một cách khách quan, trung thực, để tìm ra 
một đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội 
bộ thực sự có phẩm chất đạo đức tốt, có năng 
lực chuyên môn cao, yêu ngành, yêu nghề.
Sáu là, bố trí cán bộ đủ và có chính sách 
đãi ngộ với đội ngũ cán bộ làm kiểm tra, kiểm 
soát nội bộ: để đảm bảo công tác kiểm tra, 
kiểm soát thực sự hữu hiệu, Agribank cần bố 
trí đủ cán bộ để kiểm tra, kiểm soát tất cả các 
khâu, các qui trình hoạt động của Agribank, 
đặc biệt chú trọng các mảng nghiệp vụ mang 
tính nhạy cảm như: tín dụng, xây dựng cơ bản, 
mua sắm công cụ tài sản, chi tiêu, hoa hồng 
môi giới, chuyển tiềnNgoài ra, để khuyến 
khích, động viên đối với đội ngũ cán bộ làm 
công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Agribank 
nên nghiên cứu đưa ra chính sách đãi ngộ đối 
với cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ như: 
chính sách về lương, thưởng, cử đi tham quan 
69
Hoạt động kiểm tra . . .
du lịch, cơ hội thăng tiếnbên cạnh đó, cần 
nghiên cứu đưa ra chính sách thưởng đột xuất 
cho cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong 
quá trình kiểm tra, kiểm soát phát hiện ra 
nhiều sai sót phát sinh, giúp cho nhà quản trị 
thấy được và sửa chữa.
Bảy là, hoàn thiện hệ thống thông tin: đẩy 
mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin, nghiên 
cứu mua phần mềm có tính bảo mật cao, có 
qui trình kiểm soát chặt chẽ thì sẽ giảm thiểu 
được các tiêu cực phát sinh trong quá trình 
vận hành nghiệp vụ. Ngoài ra, Agribank nên 
nghiên cứu áp dụng phần mềm quản lý nguồn 
nhân lực ERP (Enterprise Resource Planning- 
Quản lý nguồn lực doanh nghiệp), để giúp cho 
Agribank quản lý các nguồn lực và điều hành 
tác nghiệp như: khả năng quản lý và điều hành 
tài chính, kế toán, tín dụng, quản lý sản phẩm 
dịch vụ ngân hàng khác, quản lý khách hàng, 
quản lý nhân sự, dự báo và lập kế hoạch, báo 
cáo thống kêỨng dụng công nghệ thông tin 
hiện đại vào xử lý thông tin phục vụ cho nhu 
cầu kiểm soát và quản trị nội bộ sẽ mang lại 
những lợi ích thiết thực cho Agribank.
Tám là, giáo dục nâng cao đạo đức nghề 
nghiệp cho toàn thể cán bộ Agribank: thực tế 
cho thấy, thời gian qua có rất nhiều cán bộ 
sai phạm do yếu tố về đạo đức nghề nghiệp; 
nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thiết 
nghĩ Agribank nên có chính sách đào tạo đạo 
đức nghề nghiệp nơi làm việc, việc đào tạo 
đạo đức cần được thực hiện từ cấp Hội đồng 
thành viên đến toàn thể cán bộ công nhân viên 
cấp dưới. Tuyên truyền cho nhân viên biết 
những tấm gương điển hình tiến tiến, học tập 
và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh, tuyên truyền đường lối, chủ trương, 
chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như 
chính sách của Agribank đến các nhân viên. 
Trước hết, để làm được điều này thì người 
lãnh đạo các cấp phải là tấm gương sáng cho 
cán bộ công nhân viên noi theo, nếu nhà lãnh 
đạo có những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu 
tư cách đạo đức thì các nhân viên rất dễ học 
theo, hoặc có những hành vi coi thường các vị 
lãnh đạo. Do đó, các nhà lãnh đạo trong toàn 
hệ thống Agribank cần đề cao đạo đức nghề 
nghiệp, thực hiện lối sống văn minh, hiện đại, 
nghĩa tình, trung thực, ngay thẳng. Bên cạnh 
đó, có chính sách thưởng cho những nhân 
viên đã và đang phát huy tốt đạo đức nơi làm 
việc và ngược lại. Thảo luận và tranh luận chủ 
đề đạo đức nơi công sở và văn hóa Agribank, 
từ đó giúp cho cán bộ Agribank hiểu được 
tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh 
và trong cuộc sống đời thường; khuyến khích 
nhân viên tham gia các tình huống thực tế đời 
sống để tìm hiểu về đạo đức, lối sống trong 
kinh doanh ngân hàng.
6. KẾT LUẬN
Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của 
Agribank thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát 
nội bộ có một vai trò đặc biệt quan trọng. 
Nếu xây dựng được hệ thống kiểm tra, kiểm 
soát nội bộ mạnh, có hiệu quả sẽ góp phần 
làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh 
doanh cho Agribank, từ đó sẽ nâng cao được 
vị thế, uy tín của mình ở trong và ngoài nước. 
Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả trình 
bày cô đọng về thực trạng hoạt động kiểm tra, 
kiểm soát nội bộ tại Agribank, đồng thời đề 
ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm 
tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank. Hy vọng 
rằng, những giải pháp được đề xuất trên đây, 
nếu được triển khai áp dụng sẽ góp phần hoàn 
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank 
trong thời gian tới.
70
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Ngọc Diễm (2013). Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại 
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
 [2]. Lại Thị Thu Thủy (2012). Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản lý rủi ro trong doanh 
nghiệp. Tạp chí kiểm toán.
[3]. Ngân Giang (2014). Nợ xấu “siêu khủng” của Agribank: Rốt ráo tái cơ cấu. Thời Báo kinh doanh.
[4]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014). Quyết định về ban hành qui chế 
kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
[5]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011-2013). Báo cáo tổng kết hoạt 
động kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
[6]. Văn phòng đại diện khu vực miền Nam-Agribank (2013). Tổng hợp kết quả kiểm tra.
[7]. 
agribank.html
[8]. 
noi-bo-o-NHTM.

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_kiem_tra_kiem_soat_noi_bo_tai_ngan_hang_nong_nghie.pdf