Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các quỹ đổi mới công nghệ nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Các Quỹ nhà nước hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chưa

phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhưng đã rất phổ biến ở các quốc gia phát

triển, chẳng hạn như châu Âu hay Hàn Quốc. Hỗ trợ tài chính và phi tài chính của các Quỹ này cho

doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhiều SMEs. Học hỏi kinh nghiệm từ

các Quỹ đã thành công trong việc tạo điều kiện cho SMEs đổi mới và phát triển các công nghệ tiên

tiến rất có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ của Việt Nam nói chung và

các Quỹ nhà nước nói riêng. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích kinh nghiệm của một số

quỹ tiêu biểu trong việc hỗ trợ các SMEs, từ đó rút ra một số bài học quan trọng cho các Quỹ đổi

mới công nghệ của Việt Nam trong việc tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho các SMEs tiếp

cận quỹ.

pdf 10 trang kimcuc 15560
Bạn đang xem tài liệu "Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các quỹ đổi mới công nghệ nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các quỹ đổi mới công nghệ nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các quỹ đổi mới công nghệ nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 73-82 
 73
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các quỹ đổi mới 
công nghệ nhà nước: kinh nghiệm quốc tế 
và bài học cho Việt Nam1 
Nguyễn Anh Thu*, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Mai 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 20 tháng 3 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2018 
Tóm tắt: Các Quỹ nhà nước hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chưa 
phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhưng đã rất phổ biến ở các quốc gia phát 
triển, chẳng hạn như châu Âu hay Hàn Quốc. Hỗ trợ tài chính và phi tài chính của các Quỹ này cho 
doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhiều SMEs. Học hỏi kinh nghiệm từ 
các Quỹ đã thành công trong việc tạo điều kiện cho SMEs đổi mới và phát triển các công nghệ tiên 
tiến rất có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ của Việt Nam nói chung và 
các Quỹ nhà nước nói riêng. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích kinh nghiệm của một số 
quỹ tiêu biểu trong việc hỗ trợ các SMEs, từ đó rút ra một số bài học quan trọng cho các Quỹ đổi 
mới công nghệ của Việt Nam trong việc tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho các SMEs tiếp 
cận quỹ. 
Từ khóa: Đổi mới công nghệ, Quỹ Nhà nước, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, SMEs. 
1. Mở đầu 1 
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hộp nhập 
kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp vừa và 
nhỏ (SMEs) sẽ phải là trung tâm của quá trình 
đổi mới công nghệ. Tại Việt Nam, SMEs chiếm 
khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của cả nước, 
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, 
_______ 
1 Bài viết nằm trong khuôn khổ đề tài “Cải thiện tiếp cận 
của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với các hỗ trợ đổi 
mới công nghệ: Trường hợp quỹ đổi mới công nghệ quốc 
gia (NATIF)” thuộc Dự án năng lực thương mại Việt Nam 
(TCV), 2017. 
 Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-.. 
 Email: thuna@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4141 
cải thiện thu nhập cho người lao động và huy 
động nguồn lực cho phát triển kinh tế. Tuy 
nhiên, một tỉ lệ lớn SMEs đang sử dụng công 
nghệ lạc hậu hơn mức trung bình của thế giới từ 
2-3 thế hệ; dẫn đến phần lớn SMEs của Việt 
Nam mới chỉ tham gia vào khâu có giá trị thấp 
trong chuỗi cung ứng chứ chưa tham gia sản 
xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao [1]. 
Mặc dù công nghệ còn lạc hậu nhưng do doanh 
thu và lợi nhuận còn khiêm tốn, SMEs ở Việt 
Nam bị hạn chế về khả năng tiếp cận vốn và 
không có đủ nguồn tài chính để đầu tư vào công 
nghệ và đổi mới, trong khi các yếu tố này rất 
quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh 
trong dài hạn. SMEs cũng gặp nhiều khó khăn 
và hạn chế trong việc tiếp cận các khoản vay 
N.A. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 73-82 
74
ngân hàng để đổi mới công nghệ [2]. Mặc dù, 
Việt Nam đã thành lập một số Quỹ và xây dựng 
nhiều Chương trình để hỗ trợ các doanh nghiệp 
nói chung và SMEs nói riêng, các Quỹ và 
chương trình nhìn chung có mức độ giải ngân 
thấp và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong 
việc tiếp cận các hỗ trợ đổi mới công nghệ này. 
Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để SMEs 
Việt Nam có thể tiếp cận nhiều hơn với các hỗ 
trợ đổi mới công nghệ để tạo tiền đề và cơ hội 
thúc đẩy SMEs nâng cao năng lực cạnh tranh 
trong dài hạn, tham gia vào những khâu cao 
hơn trong chuỗi giá trị khu vực cũng như 
toàn cầu. 
Hiện nay, các Quỹ nhà nước ở Việt Nam 
chuyên về hỗ trợ SMEs đổi mới công nghệ còn 
ít nhưng hình thức này đã rất phổ biến ở các 
quốc gia phát triển. Học hỏi kinh nghiệm từ các 
Quỹ nhà nước này rất có ý nghĩa đối với các cơ 
quan quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) 
và các Quỹ của Việt Nam. Các quỹ nổi bật và 
đáng chú ý là Quỹ Horizon 2020 (Liên minh 
châu Âu - EU), Quỹ của Tập đoàn hỗ trợ tài 
chính cho phát triển công nghệ Hàn Quốc 
(Korea Technology Finance Corporation - Hàn 
Quốc), Quỹ đổi mới cho công ty công nghệ nhỏ 
(Innovation Fund for Technology-based Firms 
(Innofund, Trung Quốc) và Quỹ hỗ trợ doanh 
nghiệp vừa và nhỏ (PROPYME) của Costa 
Rica. Hỗ trợ tài chính và phi tài chính của các 
Quỹ này cho doanh nghiệp đã đóng góp quan 
trọng cho sự phát triển của nhiều SMEs. Do đó, 
hHọc hỏi kinh nghiệm của các Quỹ trong việc 
hỗ trợ các SMEs đổi mới công nghệ sẽ giúp đưa 
ra một số bài học cho các Quỹ của Việt Nam. 
2. Kinh nghiệm của EU và một số quốc gia 
trên thế giới 
2.1. Horizon 2020 
Horizon 2020 là chương trình nghiên cứu 
và đổi mới lớn nhất của EU với nguồn vốn gần 
80 tỷ euro trong 7 năm (2014-2020) - bổ sung 
vào nguồn đầu tư tư nhân mà quỹ này sẽ thu 
hút2. Quỹ có tiềm năng sẽ mang tới nhiều đột 
phá, sáng tạo và phát minh bằng cách đưa ý 
tưởng từ phòng thí nghiệm ra thị trường [3]. 
Horizon 2020 hỗ trợ tài chính cho nhiều đối 
tượng: các nhà nghiên cứu và các viện nghiên 
cứu nhằm theo đuổi các dự án đổi mới tiên tiến, 
các SMEs ở châu Âu để thúc đẩy nghiên cứu và 
phát triển, đổi mới, công nghệ mới và quốc tế 
hóa; hay những nỗ lực nghiên cứu và đổi mới 
để đạt được các mục tiêu xã hội của chính sách 
của EU. 
Horizon 2020 hỗ trợ tài chính cho nhiều 
lĩnh vực để thúc đẩy đổi mới và nghiên cứu. 
Các ưu tiên và mục tiêu cụ thể của Horizon 
2020 bao gồm: Khoa học chất lượng cao 
(Excellent Science), Lãnh đạo Công nghiệp 
(Industrial Leadership) và Những thách thức xã 
hội (Societal Challenges). Bên cạnh ba ưu tiên 
trên, Horizon 2020 cũng xác định hai mục tiêu 
cụ thể: "Phổ biến khoa học chất lượng cao và 
Mở rộng sự tham gia” (“Spreading Excellence 
and Widening Participation”) và "Khoa học đối 
với xã hội và vì xã hội” (Science With and 
For Society). 
Với mục đích giúp các doanh nghiệp dễ 
dàng tiếp cận thông tin về các cơ hội tài trợ, 
Horizon 2020 đã thiết lập trang web. Các 
chương trình với thời hạn 2 năm sẽ được 
Horizon công khai các lĩnh vực cụ thể được tài 
trợ. Các ứng viên phải nộp các đề án của mình 
qua mạng thông qua Cổng thông tin cho người 
tham gia. Đây là đầu vào giúp cho việc quản trị 
điện tử và tổ chức các dịch vụ quản lý các đề án 
trong suốt vòng đời của chúng. Cổng thông tin 
cung cấp thông tin rõ ràng về các cơ hội tài trợ 
và quy trình đăng ký làm cho người nộp đơn dễ 
dàng tiếp cận. 
Horizon 2020 cũng cung cấp cho SMEs 
hàng loạt hỗ trợ, từ các công cụ cung cấp thông 
tin cho tới những hỗ trợ trong toàn bộ chu kỳ 
kinh doanh của doanh nghiệp. 
_______ 
2 Sau khi Quy định (EU) 2015/1017 về Quỹ đầu tư chiến 
lược châu Âu (EFSI) có hiệu lực, tổng ngân sách của 
Horizon 2020 được xác định là 74.882,3 triệu EUR trong 7 
năm của chương trình. Tổng ngân sách của Horizon 2020 
nếu tính cả Euratom là 77, 201,8 triệu EUR. Vào năm 
2015, tổng ngân sách được Cơ quan Quản lý Ngân sách 
thông qua là 9,8 tỷ EUR (EU và Euratom). 
N.A. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 73-82 75
SMEs có thể tìm kiếm thông tin ở các kênh 
khác nhau. Các điểm thông tin quốc gia cung 
cấp thông tin và hướng dẫn cho SMEs muốn 
tham gia vào nghiên cứu của EU. Horizon 2020 
cũng có các bản hướng dẫn trực tuyến H2020 
để cung cấp cho SMEs hướng dẫn trực tuyến 
nhanh chóng từ bước chuẩn bị đến bước báo 
cáo đề án. Góc SMEs cung cấp thông tin hữu 
ích để quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong kinh 
doanh và dự án thông qua Đường dây trợ giúp 
(trang web, điện thoại hoặc fax), Bản tin, Thư 
viện Online và trang mục Đào tạo & Sự kiện. 
Để tạo thuận lợi cho sự tham gia của SMEs, 
Horizon 2020 đã thiết kế riêng một công cụ gọi 
là SMEs Instrument. SMEs Instrument chủ yếu 
hướng tới những doanh nghiệp sáng tạo và có 
tiềm năng. SMEs cần phải chứng minh được họ 
có kiến thức và kinh nghiệm ở các thị trường 
mà họ dự định sẽ làm chủ và theo đuổi một 
chiến lược phát triển theo hướng đổi mới đột 
phá và/hoặc có tiềm năng tác động đến thị 
trường hiện tại. Công cụ này giúp hỗ trợ SMEs 
trong cả chu kỳ kinh doanh, từ giai đoạn lên ý 
tưởng và kế hoạch kinh doanh, thực hiện và 
trình bày kế hoạch kinh doanh, tới thương mại 
hoá. Những người tham gia sẽ có thể được huấn 
luyện về đổi mới kinh doanh trong suốt thời 
gian thực hiện dự án. Việc này khuyến khích 
SMEs nỗ lực và vượt qua thách thức nhằm 
thương mại hóa thành công sản phẩm đổi mới 
của họ. 
2.2. Tập đoàn hỗ trợ tài chính cho phát triển 
công nghệ của Hàn Quốc (Korea Technology 
Finance Corporation - KOTEC) 
Trong bối cảnh SMEs mong muốn đổi mới 
công nghệ có xu hướng ngày càng tăng, Chính 
phủ Hàn Quốc đã thành lập KOTEC vào năm 
1989. KOTEC hoạt động với tư cách là một tổ 
chức bảo đảm tín dụng phi lợi nhuận tuân theo 
một sắc lệnh đặc biệt, đó là "Sắc lệnh Hỗ trợ 
Tài chính cho các Doanh nghiệp Công nghệ 
mới". KOTEC hiện nay là một tổ chức chuyên 
nghiệp của Hàn Quốc trong việc hỗ trợ SMEs 
và các doanh nghiệp liên doanh sở hữu công 
nghệ cạnh tranh mới ở mọi giai đoạn phát triển. 
Nhiệm vụ của KOTEC là "Đi đầu trong việc 
chuyển đổi nền kinh tế Hàn Quốc sang sáng tạo 
và đổi mới" (Korean Technology Finance 
Corporation, n.d.). Quỹ thường nhắm đến 
SMEs có hàm lượng công nghệ cao và mức độ 
rủi ro cũng cao. Các Quỹ của KOTEC được 
cung cấp chủ yếu từ chính phủ và các tổ chức 
tài chính. Tính đến năm 2015, KOTEC đã đạt 
được số vốn tích luỹ là 280 nghìn tỷ KRW, bảo 
đảm cung cấp nguồn tài chính cho tổng cộng 
70.000 công ty [4]. 
KOTEC rất tích cực trong việc tạo ra động 
cơ tăng trưởng mới cho nền kinh tế Hàn Quốc 
bằng cách cải tiến các phương thức tài trợ tài 
chính cho đổi mới công nghệ. 
Các dịch vụ chính của KOTEC bao gồm: 
(1) Bảo lãnh công nghệ (2) Thẩm định công 
nghệ (3) Đầu tư liên quan đến bảo lãnh (4) 
Quản lý bồi thường. Bên cạnh đó, KOTEC 
cũng cung cấp một số dịch vụ bổ sung như: Tư 
vấn quản lý và công nghệ và hỗ trợ đổi mới 
công nghệ thông trong cung cấp chứng nhận 
của Venture & Inno-Biz, Công nghệ xanh và 
Doanh nghiệp xanh. 
SMEs thường bị đánh giá có tính rủi ro cao 
và dễ bị tổn thương, do đó rất khó tiếp cận các 
nguồn vốn hỗ trợ. Hiểu được khó khăn đó của 
SMEs, dịch vụ Bảo lãnh Công nghệ của 
KOTEC giúp SMEs vượt qua khó khăn trong 
việc tìm kiếm khoản vay từ các tổ chức tài chính 
họ. KOTEC thiết lập các chương trình bảo lãnh 
công nghệ và đã khuyến khích các tổ chức tài 
chính cho các SMEs vay vốn, kể cả trong 
trường hợp các công ty này không thể cung cấp 
đầy đủ thông tin về tài sản thế chấp hoặc chưa 
có hồ sơ tài chính phù hợp. Để công bằng hơn 
và minh bạch hơn, KOTEC đã ra mắt Hệ thống 
thông tin điện tử và phát triển dịch vụ tự phân 
tích. Các khách hàng nhập dữ liệu của họ vào 
mô hình mô phỏng đánh giá tín dụng để đánh 
giá và chuẩn đoán tình trạng tín dụng của mình. 
Các kết quả được công khai đầy đủ thông 
qua Internet. 
Các Trung tâm Thẩm định Công nghệ 
(TACs) được thành lập năm 1997 với tư cách là 
tổ chức đánh giá công nghệ chuyên sâu nhằm 
đưa ra những đánh giá đáng tin cậy về công 
nghệ. TACs giúp tăng khả năng tiếp cận của các 
N.A. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 73-82 
76
doanh nghiệp với các hỗ trợ tài chính của 
KOTEC bằng việc đánh giá triển vọng kinh 
doanh và công nghệ, cũng như nghiên cứu để 
thương mại hóa các ý tưởng tiềm năng, thúc 
đẩy khởi nghiệp và phát triển của các SMEs. 
Doanh nghiệp có thể nộp đơn xin thẩm định 
công nghệ theo một trong ba loại là: Thẩm định 
giá trị công nghệ, Thẩm định tính khả thi 
thương mại của dự án công nghệ và Thẩm định 
công nghệ toàn diện. KOTEC đã thiết lập "Hệ 
thống Chứng nhận đánh giá công nghệ" nhằm 
cung cấp các đánh giá về công nghệ cho các tổ 
chức tài chính, giúp các tổ chức tài chính có cái 
nhìn toàn diện hơn về tiềm năng, năng lực công 
nghệ của các công ty chứ không chỉ đơn thuần 
là tình hình tài chính. 
Ngoài ra, KOTEC cũng cung cấp Hệ thống 
xếp hạng công nghệ (TRGs) để đánh giá công 
nghệ và đo lường mức độ rủi ro, đánh giá triển 
vọng kinh doanh và những rủi ro về tính khả thi 
của công nghệ. Để giúp SMEs trong các giai 
đoạn tăng trưởng tương ứng, KOTEC còn cung 
cấp các dịch vụ như chương trình tư vấn và hỗ 
trợ, hội thảo khởi nghiệp, phát triển chiến lược, 
M&A, chuyển giao công nghệ và tư vấn quản lý 
để kết nối các doanh nhân và chuyên gia, sử 
dụng cơ sở dữ liệu khách hàng của mình làm 
cầu nối tới các nguồn tài trợ đảm bảo tín dụng 
cho các công nghệ tiềm năng. 
2.3. Quỹ đổi mới cho các công ty công nghệ 
nhỏ (Innofund) 
Được thành lập vào ngày 25/6/1999 với sự 
chấp thuận của Hội đồng Nhà nước, Quỹ Đổi 
mới cho các công ty công nghệ vừa và nhỏ 
(Innofund) là một quỹ đặc biệt của chính phủ 
Trung Quốc. Innofund do Bộ Khoa học và 
Công nghệ quản lý và được tài trợ bởi Bộ Tài 
chính với mục tiêu hỗ trợ đổi mới công nghệ 
cho SMEs, đồng thời tạo điều kiện cho việc 
chuyển giao các kết quả nghiên cứu và phát 
triển. Hỗ trợ tài chính của Quỹ bao gồm các 
khoản trợ cấp cho lãi suất cho vay và tài trợ, 
phân bổ tài chính và đầu tư vốn. Innofund có ba 
đặc điểm chính để phân biệt quỹ này với các 
nguồn vốn mạo hiểm hay các tổ chức phi chính 
phủ khác: 
- Innofund có định hướng thiên về chính 
sách, hoạt động tuân thủ các chính sách vĩ mô 
của chính phủ để thúc đẩy các ngành công 
nghiệp mới và công nghệ cao bằng cách hỗ trợ 
SMEs công nghệ. 
- Thu hút đầu tư cho SMEs từ các chính 
quyền địa phương, các tập đoàn và các tổ chức 
tài chính nhằm thúc đẩy việc thiết lập cơ chế 
mới gắn chặt với thể chế kinh tế thị trường cho 
SMEs. 
- Không nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận 
cho Quỹ nhưng góp phần tái cơ cấu nền kinh tế 
bằng cách sử dụng doanh thu để tạo ra việc làm. 
Innofund ưu tiên cho các dự án về công 
nghệ sáng tạo, sở hữu trí tuệ độc lập, giá trị gia 
tăng cao được thành lập và thực hiện bởi các 
nghiên cứu viên hoặc du học sinh về nước để 
chuyển những thành tựu khoa học thành các 
công nghệ thực tế; ưu tiên cho các dự án đổi 
mới được khởi xướng từ các ngành công 
nghiệp, các trường đại học và các viện nghiên 
cứu; những dự án sử dụng công nghệ mới và 
công nghệ cao để khôi phục lại các ngành công 
nghiệp truyền thống và tạo thêm việc làm. 
Để tiếp cận Quỹ Innofund, các dự án hỗ trợ 
được đánh giá dựa trên tiềm năng đổi mới. Các 
tiêu chí lựa chọn được công bố chính thức mỗi 
năm. Theo Guo và cộng sự [5], để đáp ứng các 
yêu cầu và điều kiện để nhận hỗ trợ từ 
Innofund, các công ty phải là SMEs với không 
quá 500 nhân viên (trong đó hơn 10% phải là 
nhân viên bộ phận nghiên cứu và phát triển, 
hơn 30% phải tốt nghiệp sau đại học); có tỷ suất 
nợ thấp hơn 70%, đầu tư R&D chiếm hơn 3% 
tổng doanh thu và tuân theo chính sách công 
nghệ công nghiệp quốc gia, có tiềm năng cao về 
lợi ích kinh tế, xã hội và cạnh tranh trên thị 
trường. Bên cạnh đó, Quỹ cũng đưa ra quyết 
định dựa trên báo cáo lợi nhuận, báo cáo số 
lượng bằng sáng chế và xem xét những giải 
thưởng lớn cấp quốc gia hay địa phương mà 
người sáng lập công ty hoặc nhóm quản lý đã 
nhận được. 
Đánh giá về Innofund, nghiên cứu của 
Wang & cộng sự [6] đã chỉ ra rằng có sự can 
thiệp của chính phủ trong việc lựa chọn các dự 
án để tài trợ. Thứ nhất, các doan ... chính, 
cũng như công tác truyền thông còn yếu. Chi 
phí hành chính để duy trì hoạt động của quỹ cần 
được giảm bớt. 
- Hoạt động của PROPYME còn thiếu liên 
kết với các chương trình/quỹ khác hỗ trợ SMEs, 
ví dụ như chương trình PROVEE (mục tiêu là 
xây dựng mối liên kết về sản xuất giữa các 
SMEs và các công ty đa quốc gia có trụ sở ở 
Costa Rica). 
Từ những khó khăn trong giai đoạn ban đầu 
của quá trình hoạt động, kể từ năm 2012, Chính 
phủ Costa Rica đã nhận ra rằng chương trình 
cần phải được tái cấu trúc một cách chính thống 
để có thể đạt được mục tiêu một cách tốt hơn. 
PROPYME đã yêu cầu sự trợ giúp kỹ thuật từ 
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (Inter-American 
Development Bank) và Ngân hàng thế giới để 
mở rộng chương trình và thực hiện những thay 
đổi sau: 
Về quy trình nộp hồ sơ và tuyển chọn, ban 
đầu hệ thống hoạt động dưới hình thức “cuốn 
chiếu” và không có thời hạn xác định. Tuy 
nhiên, từ năm 2013, Quỹ đã thay đổi cơ chế 
hoạt động, đưa ra các đợt kêu gọi nộp đề xuất 
theo năm với một thời hạn duy nhất để tạo điều 
kiện thuận lợi cho việc quản lý và có thể phân 
bổ nguồn vốn hiệu quả. Thời gian nộp hồ sơ và 
tuyển chọn giảm xuống còn 3 tháng, phù hợp 
với tiêu chuẩn toàn cầu. Hồ sơ tuyển chọn được 
chỉnh sửa để doanh nghiệp dễ hoàn thiện hơn. 
Về hoạt động xúc tiến, truyền thông và dịch 
vụ hỗ trợ, Quỹ đã tiến hành các hội thảo giới 
thiệu đến SMEs cách nộp hồ sơ xin tài trợ từ 
PROPYME. Quỹ đã xây dựng các tài liệu để 
giới thiệu thông tin về Quỹ, quy trình xin tài trợ 
cũng như xây dựng website của Quỹ. Các nhà 
quản lý của PROPYME đã thực hiện các 
chuyến thăm tới các vùng của Costa Rica để 
giới thiệu về Quỹ. MICIT cũng bổ nhiệm một 
giám đốc sáng tạo để hỗ trợ việc thiết kế và 
thực hiện dự án. 
Về mặt hành chính, vì Quỹ tăng số lượng và 
quy mô tài trợ cho các SMEs trong khi thời hạn 
xét duyệt hồ sơ giảm, Quỹ sẽ cần nhiều nhân 
viên hơn. Từ năm 2013, các thay đổi về mặt 
hành chính đã được thực hiện để giải quyết 
những hạn chế này như quá trình nộp hồ sơ 
thực hiện trực tuyến hoàn toàn, sử dụng đơn 
online và chữ ký điện tử, cho phép có thể lấy dữ 
liệu dễ dàng cho việc đánh giá giữa kỳ. Trước 
đây, việc đánh giá hoạt động của PROPYME sẽ 
được thực hiện dựa trên các kết quả đầu ra mà 
không có kết quả trung gian. Hiện nay, quy 
trình Giám sát và Đánh giá (Monitoring and 
Evaluation – M&E) sẽ được tích hợp vào quá 
trình thực hiện và tái cấu trúc các dự án. Dựa 
N.A. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 73-82 79
trên các chỉ số đầu ra và kết quả đã thiết lập 
sẵn, PROPYME sẽ quản lý thường xuyên tiến 
độ để đảm bảo dự án sẽ đạt được mục tiêu và 
ảnh hưởng kỳ vọng. 
Về phạm vi các dự án được tài trợ, các dự 
án PROPYME được áp dụng ở phạm vi rộng 
hơn, bao gồm không chỉ hoạt động R&D chính 
thức mà còn các dự án đổi mới khác, chẳng hạn 
như đổi mới quy trình, mô hình kinh doanh 
mới, thay đổi về cấu trúc và phát triển nguồn 
nhân lực. Mục tiêu của quỹ PROPYME được 
xác định rõ ràng hơn: “Tài trợ các hoạt động và 
dự án của SMEs thông qua đó tăng cường năng 
lực quản trị và cạnh tranh của họ”. Thêm nữa, 
kể từ năm 2013, các dự án xin tài trợ của Quỹ 
không cần dựa vào một bên thứ ba (trung tâm 
nghiên cứu và trường đại học) để cung cấp các 
dịch vụ kỹ thuật. 
Chính vì những thay đổi này, kể từ năm 
2012, nhu cầu xin tài trợ đã tăng đáng kể và tất 
cả nguồn vốn sẵn có đã được cam kết thực hiện. 
Có tới 117 đề xuất được gửi đến, trong đó 88 
dự án của 70 doanh nghiệp đã được nhận tài 
trợ. Điều này đã chứng minh rằng những thay 
đổi trong quy trình nộp hồ sơ, quy trình xét 
chọn, xúc tiến và truyền thông đã thành công. 
Trong quá khứ, chương trình đã đối mặt với rất 
nhiều khó khăn tuy nhiên các nhân viên của 
Quỹ đã rất tích cực trong việc thay đổi để đáp 
ứng yêu cẩu của các SMEs thông qua việc điểu 
chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ cho 
doanh nghiệp, liên tục cải thiện quy trình nộp 
hồ sơ và tuyển chọn, đặc biệt với chương trình 
tái cấu trúc gần đây. Chính vì thế chất lượng 
của các dự án được đề xuất cũng ngày càng 
tăng lên. 
3. Kinh nghiệm cho Việt Nam 
Những phân tích kinh nghiệm quốc tế ở trên 
cho thấy rằng một số Quỹ nhà nước liên quan 
đến công nghệ trên thế giới đã thành công trong 
việc tạo điều kiện cho các SMEs tiềm năng tiếp 
cận nguồn đầu tư tài chính nhằm phát triển và 
đổi mới công nghệ. hoặc có quỹ cũng gặp nhiều 
khó khăn trong việc hỗ trợ cho SMEs. 
Ở các nước đang phát triển (ví dụ như Costa 
Rica hay Trung Quốc), các doanh nghiệp rất ít 
quan tâm đến việc xin tài trợ cho dự án đổi mới 
sáng tạo, có thể vì họ cảm thấy không cần thiết 
phải đầu tư vào đổi mới công nghệ, hoặc năng 
lực hiện tại của họ không đủ để thực hiện dự án, 
và/hoặc họ thấy quá trình xin tài trợ quá phức 
tạp. Do đó, các nỗ lực xúc tiến/quảng bá từ các 
Quỹ là cần thiết để khuyến khích các doanh 
nghiệp nộp hồ sơ xin tài trợ. Chất lượng của các 
hồ sơ xin đề xuất tương đối thấp, thiếu các mục 
tiêu rõ ràng. Điều này gợi ý rằng các Quỹ tài trợ 
cho SMEs cần chú ý hơn tới việc trợ giúp 
doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin tài trợ. Ngoài 
việc Quỹ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh 
nghiệp, Quỹ cần xây dựng lại chiến lược truyền 
thông phù hợp, hướng tới giám đốc doanh 
nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển 
nơi mà SMEs không quen với việc quản trị đổi 
mới sáng tạo và có rất ít kinh nghiệm trong việc 
xin tài trợ từ Nhà nước. 
Hỗ trợ của nhà nước không nên chỉ là hỗ 
trợ tài chính mà còn cần mở rộng thêm qua việc 
hướng dẫn cũng như hỗ trợ kỹ thuật trong suốt 
thời gian của dự án. Các cơ quan nhà nước 
quản lý chương trình nên xây dựng mối liên kết 
mạnh với SMEs, đồng thời hỗ trợ về mặt kỹ 
thuật không chỉ trong việc chuẩn bị đề xuất mà 
còn giúp SMEs quản lý dự án tốt hơn. 
Để hỗ trợ các SMEs đổi mới công nghệ, 
bản thân các Quỹ công nghệ không đủ mà cần 
có sự chung sức của nhiều tổ chức trong các 
lĩnh vực khác nhau. Kinh nghiệm quốc tế cho 
thấy các bên liên quan rất đa dạng, bao gồm 
Chính phủ, ngân hàng, chính quyền địa phương, 
các tổ chức bảo đảm và tổ chức tài chính vi 
mô.... 
Liên quan đến các tiêu chí đánh giá, thông 
thường, các Quỹ thường xem xét tiềm năng của 
các SMEs về công nghệ, dựa vào năng lực, tính 
thị trường và giá trị kinh doanh cũng như hiểu 
biết công nghệ và thương mại của công ty chứ 
không xem xét nhiều đến những rủi ro khi phát 
triển công nghệ mới. Bằng việc đánh giá sự đổi 
mới công nghệ, triển vọng kinh doanh và khả 
năng đưa vào thị trường, các quỹ này có thể lựa 
chọn được các công ty có tiềm năng nhưng gặp 
N.A. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 73-82 
80
khó khăn trong việc tìm kiếm các khoản vay vì 
tính dễ tổn thương, sự rủi ro và không chắc 
chắn khi tiến hành đổi mới công nghệ. Thêm 
vào đó, các Quỹ này phân chia các lĩnh vực tài 
trợ khá rõ ràng, trong đó có các lĩnh vực khác 
nhau như Công nghệ sinh học, Viễn thông, 
Công nghệ nano,... 
Đặc biệt, Horizon 2020 công bố các đề xuất 
thông qua cổng thông tin, cung cấp thông tin 
công khai về các lĩnh vực, thời hạn cụ thể, mô 
tả chủ đề, điều kiện và tài liệu cần thiết, hay 
ngân sách cấp cho các chủ đề đó. Cung cấp đầy 
đủ thông tin là một điều không thể thiếu và cơ 
bản nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các 
SMEs, từ đó giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về 
Quỹ, tạo ra nhiều cơ hội hơn và đơn giản hóa 
quá trình nộp đơn. 
Sự can thiệp không khách quan đã gây ảnh 
hưởng lớn tới kết quả trong quá trình phân bổ 
tài trợ. Trung Quốc đã có đạt được những tăng 
trưởng kinh tế cao trong những thập kỷ qua, tuy 
nhiên, cùng với đó xảy ra tình trạng tham nhũng 
ở quốc gia này. Việt Nam cũng đang gặp phải 
tình trạng tương tự. Mặc dù quá trình đánh giá 
của Innofund được thực hiện bởi chuyên gia 
bên ngoài, nhưng các quyết định cuối cùng vẫn 
do các cán bộ của quỹ đưa ra. Cùng với “Chiến 
lược cốt lõi của Trung Quốc về phát triển quốc 
gia" tập trung vào đổi mới nội địa, Bộ Khoa học 
và Công nghệ sở hữu nhiều quyền lực hơn 
trong quản lý hành chính, do đó giảm tính minh 
bạch và khả năng giám sát từ bên ngoài. Vì vậy, 
để giải quyết tình trạng lạm dụng quyền lực và 
thiếu minh bạch, các dự án xin hỗ trợ từ các 
quỹ của Việt Nam cần đánh giá bởi các chuyên 
gia bên ngoài và các quyết định cuối cùng cần 
khách quan, không thiên vị, từ đó mới lựa chọn 
đúng doanh nghiệp cần tài trợ và có tiềm năng 
trong đổi mới công nghệ. Ngoài ra, các quỹ nên 
cải thiện khả năng của họ trong việc loại bỏ 
các doanh nghiệp chất lượng thấp để tránh việc 
các doanh nghiệp thay đổi dữ liệu nhằm lừa 
đảo để lấy ngân sách nhà nước. 
Các quỹ của EU thường xuyên theo dõi các 
SMEs được nhận hỗ trợ trong suốt chu kỳ kinh 
doanh, sử dụng nhiều công cụ hiệu quả, bao 
gồm tài chính, thủ tục hành chính và hỗ trợ đào 
tạo. Thứ nhất, họ tài trợ và tái đánh giá các dự 
án trong suốt giai đoạn phát triển (từ ý tưởng 
kinh doanh và lập kế hoạch, đến trình bày và 
thực hiện kế hoạch, cuối cùng là thương mại 
hoá). Thứ hai, họ hỗ trợ đào tạo và cung cấp 
những cơ hội trao đổi kiến thức giữa nhiều quốc 
gia và liên ngành. Hơn nữa, mỗi quỹ có đội ngũ 
chuyên gia và cố vấn riêng trong nhiều ngành 
khác nhau nhằm đem lại kinh nghiệm thực tế và 
hỗ trợ thực hiện các chiến lược kinh doanh. Một 
số quỹ như KOTEC và Horizon 2020 có thể 
cung cấp tiêu chuẩn hóa và chứng nhận cho các 
SMEs. Điều này giúp các SMEs có thể dùng 
những chứng nhận và đổi mới công nghệ để 
phục vụ cho việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các 
tổ chức tài chính khác. Với một mạng lưới và 
cơ sở dữ liệu rộng lớn, các SMEs không chỉ có 
thể tiếp cận vào một quỹ duy nhất mà còn có 
thể tiếp cận với các đối tác và các nhà tài trợ 
khác của quỹ. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp 
không đáp ứng được điều kiện của một quỹ, họ 
có thể tìm kiếm các cơ hội để liên hệ với các tổ 
chức tài chính tiềm năng khác. Về chuyển giao 
công nghệ, các quỹ sử dụng cơ sở dữ liệu của 
các đối tác bao gồm thông tin về công nghệ và 
các nguồn bảo đảm tín dụng để tạo cơ hội cho 
những công ty đang cần vốn hoặc công nghệ. 
Bên cạnh đó, để xây dựng tiềm năng đổi 
mới và nguồn nhân lực, các Quỹ đã thúc đẩy 
môi trường công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng 
nghiên cứu. Hơn nữa, quá trình hành chính 
được đơn giản hóa giúp giảm thời gian từ khi 
nộp đơn đến khi được xác nhận cam kết tài trợ. 
Dữ liệu cũng cần được minh bạch để tạo sự 
công bằng. Ngoài ra, nhận thức được tầm quan 
trọng của việc nâng cao tiếng nói của cộng 
đồng doanh nghiệp, một số quỹ đã thành lập 
các diễn đàn kinh tế và tổ chức đối thoại chính 
sách, các sự kiện, đào tạo, 
Như vậy, việc xem xét kinh nghiệm của các 
Quỹ trên thế giới đã rút giúp ra các bài học kinh 
nghiệm cho các Quỹ hỗ trợ phát triển, đổi mới 
công nghệ của Việt Nam, từ khâu xét chọn, tiêu 
chí xét chọn, đến việc xây dựng năng lực đánh 
giá, xét chọn, truyền thông, thông tin cũng như 
nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm trong quá 
trình hỗ trợ SMEs đổi mới công nghệ. Các bài 
N.A. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 73-82 81
học từ các Quỹ trên thế giới cũng cho thấy để 
việc hỗ trợ tài chính cho đổi mới công nghệ cho 
SMEs Việt Nam được hiệu quả, các Quỹ của 
Việt Nam cần nâng cao tính đa dạng trong việc 
cung cấp các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp 
cũng như kiểm tra, giám sát và hỗ trợ doanh 
nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động 
đổi mới công nghệ. Các Quỹ cũng nên cung cấp 
thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn về các điều 
kiện cũng như các lĩnh vực tài trợ, tăng chất 
lượng của các kênh truyền thông để đưa hoạt 
động của các Quỹ và Chương trình của Việt 
Nam đến gần hơn với các SMEs. Việc cải tiến 
quy trình, thủ tục xét chọn các hồ sơ đổi mới 
công nghệ của doanh nghiệp, đẩy nhanh hơn 
tiến độ và nâng cao chất lượng xét chọn cũng 
như đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong 
việc xét chọn các hồ sơ là cần thiết. Bên cạnh 
đó, Việt Nam cũng cần thành lập các tổ chức tư 
vấn độc lập và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong 
suốt quá trình doanh nghiệp tiến hành hoạt 
động đổi mới công nghệ. Cuối cùng, cần có sự 
kết hợp giữa nhiều cơ quan và tổ chức khác 
nhau, từ Chính phủ, các Chương trình và Quỹ, 
đến ngân hàng, các địa phương và các Hiệp hội 
doanh nghiệp để hỗ trợ SMEs đổi mới công 
nghệ thành công. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Kim Hiền, ” Đổi mới công nghệ để doanh nghiệp 
“cất cánh””, truy cập ngày 25/02/2017 từ 
moi-cong-nghe-de-doanh-nghiep-cat-canh.html, 
2015. 
[2] Thanh Tâm, “Tháo gỡ khó khăn vay vốn cho các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Công Thương. 
vay-von-cho-cac-doanh-nghiep-nho-va-vua-
20141119080023287p77c151.htm, 2017. 
[3] European Commission. (n.d.). “Horizon 2020 The 
EU Framework Programme for Research and 
Innovation - Horizon 2020 sections”, truy cập 
ngày 25/2/2017 từ 
https://ec.europa.eu/programmes/horizon2020/en/
h2020-sections 
[4] KOTEC, KOTEC Annual Report 2015, Online, 
Available at: 
https://www.kibo.or.kr:444/src/down_file.asp?file
name_01=issue_pds&filename_02=126&filename
=%5B2015%20%uAE30%uC220%uBCF4%uC99
D%uAE30%uAE08%5D%20%uC5F0%uCC28%
uBCF4%uACE0%uC11C%20%28%uC601%uBB
38%29.pdf. Accesed 25/2/2017, 2015 
[5] Guo, Di, Guo, Yan, & Jiang, Kun., “Government-
subsidized R&D and firm innovation: Evidence 
from China”, Research policy, 45(6) (2016), 
1129-1144. 
[6] Wang, Yanbo, Li, Jizhen, & Furman, Jeffrey L., 
“Firm Performance and State Innovation Funding: 
Evidence from China's Innofund Program”, 
China, 2016. 
[7] Stuart, T. and Wang, Y., “Who cooks the books in 
China, and does it pay? Evidence from private, 
high‐technology firms”, Strategic Management 
Journal, 37(13) (2016), pp.2658-2676. 
[8] Fuller, Douglas B., “Hidden Dragons: Firms and 
the Political Economy of China’s Technological 
Development”, Oxford, UK: Oxford University 
Press, 2016. 
Supporting Small and Medium Enterpries to Access 
Technological Innovation State Fund: International 
Experience and Lessons for Vietnam 
Nguyen Anh Thu, Vu Thanh Huong, Nguyen Thi Thanh Mai 
VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam 
Abstract: Technological innovation state funds supporting small and medium enterprises (SMEs) 
are not common in the developing countries like Vietnam, but are common in the developed nations 
N.A. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 73-82 
82
like the European countries and Korea. The financial and non-financial support of these funds has 
contributed significantly to the development of many SMEs. Learning from the funds which have 
successfully facilitated SMEs in innovating and developing advanced technologies is meaningful to 
the Vietnamese sicence and techonology management bodies and state funds. This article will review 
the experience of some typical fund in supporting SMEs, thereby providing some lessons for 
technology innovation Funds of Vietnam to create a more favorable environment for SMEs to 
access funds. 
Keywords: Technological innovation, State Funds, Small and Medium Enterprises, SMEs. 

File đính kèm:

  • pdfho_tro_doanh_nghiep_vua_va_nho_tiep_can_cac_quy_doi_moi_cong.pdf