Hiệu quả sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ sớm trên các bệnh nhân nguy cơ cao được phẫu thuật tim hở
Đặt vấn đề: Sử dụng bóng đối xung sớm cho các bệnh nhân có nguy cơ cao cần phẫu thuật tim hở ngày
càng trở nên phổ biến trên thế giới.
Mục tiêu: Xác định hiệu quả sử dụng BĐXNĐMC sớm có cải thiện về: tỉ lệ tử vong trong thời gian nằm
hồi sức và trong vòng 30 ngày đầu sau mổ, tỉ lệ nhiễm trùng, tỉ lệ suy thận cấp sau mổ, thời gian thở máy, thời
gian nằm hồi sức, tỷ lệ biến chứng do bóng so với nhóm bệnh nhân dùng BĐXNĐMC muộn hay không.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 200 ca, chia làm 2 nhóm, nhóm
đặt bóng sớm (đặt trước mổ hoặc trong mổ) và nhóm đặt bóng muộn (đặt bóng sau mổ). Phân tích thống kê và
xử lý số liệu 2 nhóm với phần mềm Stata.
Kết quả: Nhóm đặt sớm giảm nguy cơ tương đối về tử vong tại hồi sức 65% với RR = 0,344 ( KTC 95%
0,137 – 0,867 , p = 0,024 ), giảm 58% nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ với RR = 0,411 ( KTC 95%
0,196 – 0,859, p = 0,018 ), giảm nhiễm trùng sau mổ: 26% so với 73% (p <0,001). giảm="" suy="" thận="" cấp="" sau="" mổ="">0,001).>
27% so với 49% (p = 0,002), giảm thời gian thở máy sau mổ: 3 ngày so với 9 ngày ( p < 0,001="" ),="" giảm="" thời="">
nằm hồi sức sau mổ : 7 ngày so với 14 ngày ( p < 0,001="">
Kết luận: sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ sớm rất hiệu quả với các bệnh nhân có nguy cơ cao
được phẫu thuật tim hở.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ sớm trên các bệnh nhân nguy cơ cao được phẫu thuật tim hở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 206 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BÓNG ĐỐI XUNG NỘI ĐỘNG MẠCH CHỦ SỚM TRÊN CÁC BỆNH NHÂN NGUY CƠ CAO ĐƯỢC PHẪU THUẬT TIM HỞ Lê Trung Hiếu*, Nguyễn Thị Quý** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sử dụng bóng đối xung sớm cho các bệnh nhân có nguy cơ cao cần phẫu thuật tim hở ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Mục tiêu: Xác định hiệu quả sử dụng BĐXNĐMC sớm có cải thiện về: tỉ lệ tử vong trong thời gian nằm hồi sức và trong vòng 30 ngày đầu sau mổ, tỉ lệ nhiễm trùng, tỉ lệ suy thận cấp sau mổ, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức, tỷ lệ biến chứng do bóng so với nhóm bệnh nhân dùng BĐXNĐMC muộn hay không. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 200 ca, chia làm 2 nhóm, nhóm đặt bóng sớm (đặt trước mổ hoặc trong mổ) và nhóm đặt bóng muộn (đặt bóng sau mổ). Phân tích thống kê và xử lý số liệu 2 nhóm với phần mềm Stata. Kết quả: Nhóm đặt sớm giảm nguy cơ tương đối về tử vong tại hồi sức 65% với RR = 0,344 ( KTC 95% 0,137 – 0,867 , p = 0,024 ), giảm 58% nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ với RR = 0,411 ( KTC 95% 0,196 – 0,859, p = 0,018 ), giảm nhiễm trùng sau mổ: 26% so với 73% (p <0,001). giảm suy thận cấp sau mổ : 27% so với 49% (p = 0,002), giảm thời gian thở máy sau mổ: 3 ngày so với 9 ngày ( p < 0,001 ), giảm thời gian nằm hồi sức sau mổ : 7 ngày so với 14 ngày ( p < 0,001 ). Kết luận: sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ sớm rất hiệu quả với các bệnh nhân có nguy cơ cao được phẫu thuật tim hở. Từ khoá: bóng đối xung động mạch chủ, phẫu thuật tim hở ABSTRACT EFFICACY OF EARLY INTRA‐AORTIC BALLOON PUMPING IN HIGH‐RISK PATIENTS UNDERGONE OPEN HEART SURGERY Le Trung Hieu‐ Nguyen Thi Quy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 205 - 210 Background: Early intraaortic balloon pumping (IABP) in high ‐ risk patients having open heart surgery is becoming more frequent over the world. Objectives: determining the efficacy of IABP based on the following criteria: mortality in ICU, mortality during 30 days after sugery, prevalence of infection, prevalence of acute renal insufficience, ventilation time, ICU stay time, prevalence of complications. Method: Retrospective cohort study, collected data for 200 patients, devided in 2 groups: early group (with preoperative or intraoperative IABP) and late group (postoperative IABP). Statistic analysis with Stata software. Results: in early group, risk of mortality in ICU reduced 65% with RR = 0.344 (95% CI: 0.137 – 0.867 , p = 0.024 ), reduced 58% in risk of mortality during 30 days with RR = 0.411 (95% CI: 0.196 – 0.859, p = 0.018 ), reduced postoperative infection: 26% vs 73% (p <0.001). reduced postoperative renal insufficience: 27% vs 49% (p = 0.002), reduced ventilation time: 3 vs 9 days ( p < 0.001 ), reduced ICU stay time: 7 vs 14 days ( p < 0.001 ), *Bệnh viện tim Tâm Đức‐TPHCM ** Viện Tim TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Lê Trung Hiếu ĐT: 0985734614 Email: bsletrunghieu@yahoo.com.vn; Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 207 prevalence of complications in both group were the same. Conclusion: Early intraaortic balloon pumping (IABP) in high ‐ risk patients having open heart surgery have good outcome. Keywords: intraaortic balloon pumping, open heart surgery MỞ ĐẦU Bóng đối xung nội động mạch chủ (BĐXNĐMC, intra‐aortic balloon counterpulsation) là phương tiện hỗ trợ cơ học thường được sử dụng nhiều nhất trong mổ tim. Thực tế hiện nay bệnh tim cần phẫu thuật ngày càng phức tạp hơn. Tỉ lệ bệnh nhân mổ bắc cầu chủ vành đơn thuần ngày càng ít dần, trong khi đó tỉ lệ các trường hợp mổ mạch vành kết hợp với mổ van tim ngày càng tăng. Hiện đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của BĐXNĐMC trên các bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tuy nhiên, vai trò của BĐXNĐMC đối với bệnh nhân có bệnh lý van tim bị suy tim nặng cần phẫu thuật thì chưa được xác định (9). Hiện nay, các bệnh nhân cần được phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành thường đã vào giai đoạn cuối của bệnh với tình trạng thiếu máu cơ tim nặng do hẹp nhiều nhánh động mạch vành và chức năng tim kém. Vì thế, tại bệnh viện tim Tâm Đức và Viện tim thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh nhân có nguy cơ cao như: chức năng thất trái kém, nhồi máu cơ tim cấp, đau thắt ngực không ổn định, hẹp thân chung mạch vành trái, bệnh nhân có những bệnh lý đi kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường , suy thận mạn tính, COPDcần phẫu thuật tim chiếm một tỉ lệ khá cao. Khi phẫu thuật các bệnh nhân này, việc hỗ trợ tuần hoàn ngắn hạn với BĐXNĐMC rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là cần phải dùng bóng vào thời điểm nào là tốt nhất cho việc hồi sức bệnh nhân. Vì thế , chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để xem liệu việc sử dụng bóng sớm trước hoặc trong mổ cho những trường hợp bệnh nặng như trên có giúp cải thiện tiên lượng so với dùng bóng muộn sau mổ hay không. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và thu thập số liệu từ 200 ca nguy cơ cao từ tháng 01/06/2004 đến 31/12/2011được phẫu thuật tim hở tại bệnh viện tim Tâm Đức và Viện tim TPHCM (Bảng 1). Bệnh nhân được chia làm 02 nhóm. Nhóm được đặt bóng IABP sớm, có nghĩa là bệnh nhân được đặt bóng chủ động trước mổ vì tình trạng suy tim nặng, hoặc đặt bóng trong khi mổ vì khó cai máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Nhóm được đặt bóng IABP muộn là nhóm được đặt bóng tại hồi sức. Nguy cơ cao được định nghĩa là có chức năng thất trái trước mổ hoặc sau mổ kém (với EF đo được trên siêu âm thành ngực hoặc qua thực quản < 30%), đau thắt ngực không ổn định không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc nhồi máu cơ tim < 90 ngày trước mổ phẫu thuật phức tạp (mổ bắc cầu chủ vành kèm van tim), mổ cấp cứu. Phân tích thống kê với phần mềm Stata. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu Nhóm sớm (n=98) Nhóm muộn (n=102) Giá trị p Tuổi (năm)* 49,7 ± 14,6 47,8 ± 16,6 0.383 Giới ** Nam Nữ 55 (56,1) 43 (43,8) 55 (53,9) 47 (46,1) 0,754 Nhồi máu cơ tim** 20 (20,4) 19 (18,6) 0,751 Đau thắt ngực** không ổn định 23 (23,4) 18 (17,6) 0,308 Tăng huyết áp** 31(31,6) 25 (24,5) 0,26 Đái tháo đường** 16 (16,3) 13 (12,7) 0,47 *TB ± ĐLC; **: Số trường hợp (%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 208 Bảng 2: Đặc điểm tim mạch Nhóm sớm (n=98) Nhóm muộn (n=102) Giá trị p NYHA * 2,64 ± 0,7 2,7 ± 0,7 0,538 EuroSCORE (TV-K tứ vị) 7 (6 – 8) 6 (6 – 8) 0,047† Tỷ số tim/lồng ngực * 0,64 ± 0,1 0,67 ± 0,1 0,053 Phân suất tống máu trước mổ(%) * 26,02 ± 5,5 36,63 ± 8,1 <0,001 Độ thanh thải cầu thận (ml/phút)* 69,45 ± 22,7 62,81 ± 19,8 0,02 †Phép kiểm Mann‐Whitney; *TB ± ĐLC Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 47 ‐ 49 tuổi. Trong cả 2 nhóm, tỉ lệ các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định, tiểu đường, tăng huyết áp, hầu như không khác biệt. Hầu hết những bệnh nhân trong nghiên cứu đều suy tim trước mổ với phân độ NYHA ≥ 3, EuroSCORE ≥ 6, và có chức năng thận trước mổ tương đối tốt. Đặc biệt EF thất trái trong nhóm sớm thấp hơn (26% vs 36%, p < 0,001) (Bảng 2). Bảng 3: Đặc điểm phẫu thuật Nhóm sớm (n=98) Số trường hợp (%) Nhóm muộn (n=102) Số trường hợp (%) Giá trị p Phẫu thuật van tim 60 (61,2) 69 (67,6) 0,343 Phẫu thuật bắc cầu chủ vành 25 (25,5) 7 (6,8) <0,001 Phẫu thuật van+bắc cầu chủ vành 13 (13,2) 26 (25,5) 0,029 Phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật van tim và bắc cầu động mạch vành. Trong đó chiếm tỉ lệ nhiều nhất là phẫu thuật sửa và/hoặc thay 02 van bao gồm van 2 lá và van động mạch chủ (60% và 69%), các bệnh nhân mổ bắc cầu động mạch vành có hoặc không có kệt hợp với phẫu thuật van tim chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tất cả các bệnh nhân đều được sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể trong lúc mổ, với nhiệt độ cơ thể trong khoảng từ 300C đến 370C tùy theo phẫu thuật viên. Bảo vệ cơ tim bằng dung dịch tinh thể lạnh ngắt quãng theo đường antegrade hoặc retrograde (Bảng 3) Phương tiện: Bóng đối xung nội động mạch chủ: chúng tôi sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ loại 8F của Datascope hoặc 7F của Insightra, đặt theo kỹ thuật có sheat hoặc không sheat qua ngã động mạch đùi, sau đó kiểm tra lại trên XQ để điều chỉnh vị trí đầu bóng khi có điều kiện. Máy bơm bóng là Datascope CS100. Bảng 4: Các kết quả nghiên cứu Nhóm sớm (n=98) Nhóm muộn (n=102) Giá trị p Tử vong tại hồi sức** 6 (6,1) 19 (18,6) 0,0075 Tử vong trong vòng 30 ngày** 10 (10,2) 25 (24,5) 0,0078 Nhiễm trùng sau mổ** 26 (26,5) 75 (73,5) <0,001 Suy thận cấp sau mổ** 27 (27,5) 50 (49) 0,002 Thời gian thở máy (TV-KTV) 3 (1 – 7) 9 (6 – 15) <0,001† Thời gian nằm hồi sức (TV-KTV) 7 (4 – 11) 14 (10 – 25) <0,001† † Phép kiểm Mann‐Whitney; ** Số trường hợp (%) Kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể về tử vong tại hồi sức (6,1% so với 18,6%, p = 0,0075), giảm tử vong trong vòng 30 ngày (10,2% so với 24,5%, p = 0,0078), giảm nhiễm trùng sau mổ (26% so với 73%; p <0,001), giảm tỷ lệ suy thận cấp sau mổ ( 27% so với 49%, p = 0,002 ). Tương tự, khi so sánh về thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức, kết quả phân tích cho thấy có giảm có ý nghĩa thời gian thở máy (3 ngày so với 9 ngày, p<0,001) và thời gian nằm hồi sức (7 ngày so với 14 ngày, p<0,001) ở nhóm dùng BĐXNĐMC sớm so với nhóm dùng muộn. Phân tích nguy cơ tương đối tử vong tại hồi sức RR = 0,328 với khoảng tin cậy 95% là 0,137 – 0,788 ( p = 0,0075 ), điều này có nghĩa là dùng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 209 bóng sớm sẽ giảm được khoảng 67% nguy cơ tử vong tại hồi sức. Tương tự, nguy cơ tương đối tử vong 30 ngày sau mổ RR = 0,416 với khoảng tin cậy 95% là 0,211 – 0,82 ( p = 0,0078 ), điều này có nghĩa là dùng bóng sớm sẽ giảm được khoảng 58% nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ. Tuy nhiên, có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tử vong của bệnh nhân như: nhiễm trùng sau mổ, suy thận cấp sau mổ, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, PSTM trước mổ, phân độ EuroSCORE. Vì vậy, các yếu tố này cần được đưa vào phương trình phân tích hồi quy đa biến để có thể kiểm soát các yếu tố gây nhiễu có thể ảnh hưởng đến tử vong của bệnh nhân. Kết quả phân tích cho thấy, sau khi kiểm soát các yếu tố nhiễm trùng sau mổ suy thận cấp sau mổ, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, EF trước mổ và phân độ EuroSCORE, việc đặt bóng sớm làm giảm khoảng 68% nguy cơ tử vong tại hồi sức với RR = 0,325 với khoảng tin cậy 95% là 0,11 – 0,95 ( p = 0,042 ), và giảm 58% nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ với RR = 0,418 với khoảng tin cậy 95% là 0,18 – 0,95 ( p = 0,039 ) (Bảng 5) Bảng 5: Nguy cơ tương đối (RR) về tử vong Đặt sớm so với đặt muộn Tử vong tại hồi sức Tử vong trong 30 ngày RR đơn biến (KTC 95%) 0,328 (0,13 – 0,78 0,416 (0,21 – 0,82) Giá trị p 0,0075 0,0078 RR đa biến (KTC 95%) 0,325 (0,11 – 0,95) 0,418 (0,18 – 0,95) Giá trị p 0,042 0,039 Bên cạnh đó, việc dùng bóng sớm cũng không làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng do bóng, với tỷ lệ biến chứng ở 2 nhóm không khác biệt ( 3% so với 6% với p = 0,499). Có 3 biến chứng gặp phải là: thiếu máu cục bộ chi, nhiễm trùng chân bóng và giảm tiểu cầu, tuy nhiên phân tích cho thấy không có khác biệt giữa 2 nhóm về các biến chứng (Bảng 6). Bảng 6: Các biến chứng của BĐXNĐMC Nhóm sớm (n=98) Số trường hợp (%) Nhóm muộn (n=102) Số trường hợp (%) Giá trị p Thiếu máu cục bộ chi 2 (2) 1 (1) 0,58 Nhiễm trùng chân catheter 1 (1) 0 0,32 Giảm tiểu cầu 3 (2,9) 2 (2) 0,68 Biến chứng chung 6 (5,8) 3 (3) 0,49 BÀN LUẬN Nhóm đặt bóng sớm rút ngắn đáng kể thời gian thở máy. Trước đây, khi bệnh nhân chưa được dùng bóng BĐXNĐMC, chúng tôi thường phải duy trì máy thở cho bệnh nhân đến khi nào thấy cải thiện chức năng tim trên lâm sàng và trên siêu âm, khi đó mới cai máy thở. Bởi lẽ, như chúng ta đều biết, khi bệnh nhân thở máy, công của tim được giảm đi 1 cách đáng kể, nhờ đó tim có cơ hội để hồi phục chức năng. Nhưng nhiều tác giả(11) cũng chứng minh rằng bệnh nhân ở hồi sức thở máy trên 48 giờ thì nguy cơ nhiễm trùng phổi cũng gia tăng 1 cách đáng kể theo thời gian thở máy. Nghiên cứu của tác giả Jayshree(9) cho thấy thời gian thở máy trung bình ở nhóm đặt bóng sớm là 1 ngày, còn nhóm đặt bóng muộn là hơn 4 ngày ( 99 giờ). Nghiên cứu của tác giả Arafa(2) cho thấy thời gian thở máy trung bình của những bệnh nhân có đặt BĐXNĐMC là 5,38 ± 4 ngày. Khi dùng bóng chủ động, chúng tôi cố gắng cai máy thở sớm cho bệnh nhân mà không sợ ảnh hưởng đến chức năng thất trái, vì bóng đối xung là 1 trong những phương tiện hỗ trợ thất trái rất hiệu quả. Việc cai thở máy sớm rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và kiểm soát viêm phổi thở máy đối với bệnh nhân nằm hồi sức. Ở nhóm sử dụng bóng sớm nhiễm trùng cũng giảm 1 cách rõ rệt (26%) so với nhóm dùng bóng muộn là 73% (p < 0,001). Nhiễm trùng ở đây chúng tôi định nghĩa là những ca có kết quả cấy định danh được vi trùng ( cấy đàm, cấy máu, cấy chân catheter, chân điện cực). Điều này có được là do chủ động rút ngắn thời gian thở máy, cho bệnh nhân ngồi dậy ( mặc dù còn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 210 đang dùng BĐXNĐMC ), ho khạc, vận động và tập vật lý trị liệu sớm, kết hợp với thường xuyên chăm sóc những vị trí xâm lấn dễ có nguy cơ nhiễm trùng như chân catheter, điện cực Tác giả Jayshree và cộng sự(9) tiến hành phân tích trên 2 nhóm bệnh nhân có dùng BĐXNĐMC trước mổ và sau mổ, tỷ lệ viêm phổi ở nhóm dùng BĐXNĐMC trước mổ là 10% so với nhóm dùng BĐXNĐMC sau mổ là 25% (p = 0,045). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương đồng. Chúng tôi thấy có sự cải thiện có ý nghĩa về suy thận cấp sau mổ giữa nhóm đặt bóng sớm và nhóm đặt bóng muộn ( 27% so với 49%, p = 0,002 ). Điều trị suy thận cấp sau mổ thường phải kết hợp nhiều yếu tố như: cải thiện huyết động, cải thiện cung lượng tim, giảm thiểu các tác nhân gây độc cho thận, bên cạnh việc tiến hành thẩm phân phúc mạc hoặc lọc thận liên tục. Trên thực tế, khi không có hỗ trợ của BĐXNĐMC, việc cải thiện huyết động chủ yếu dựa vào thuốc vận mạch, nhưng 1 số trong những thuốc này ( ví dụ: noradrenaline) lại làm giảm tưới máu thận, do đó tình trạng suy thận cấp sẽ lâu hồi phục. Khi có bóng đối xung hỗ trợ, huyết động được cải thiện khá tốt, cung lượng tim mau hồi phục hơn, bên cạnh việc dùng ít thuốc vận mạch và với liều thấp, đó là những yếu tố góp phần giúp cải thiện tình trạng suy thận cấp sau mổ. Việc rút ngắn thời gian thở máy, giảm tỉ lệ nhiễm trùng, giảm bớt tình trạng suy thận cấp sau mổ, giảm thời gian dùng thuốc vận mạch sau mổ, vật lý trị liệu sớm như đã trình bày ở trên sẽ rút ngắn thời gian nằm hồi sức của bệnh nhân. Nhóm đặt bóng sớm có thời gian nằm hồi sức trung bình là 7 ngày, so với nhóm đặt bóng muộn là 14 ngày ( với p < 0,001 ). Tác giả Jayshree và cộng sự(9) trong nghiên cứu của mình đã cho thấy thời gian nằm hồi sức trung bình ở nhóm dùng bóng sớm là 3,5 ngày so với 6,5 ngày ở nhóm dùng bóng muộn. Tác giả Karimi(10) phân tích 475 bệnh nhân có đặt BĐXNĐMC chứng tỏ rằng thời gian nằm hồi sức trung bình là 12,52 ± 0,91 ngày. Thời gian nằm hồi sức rút ngắn sẽ làm giảm đáng kể chi phí điều trị cho các bệnh nhân nặng, trong đó phải kể đến chi phí do dùng thuốc vận mạch và thuốc kháng sinh. Giảm thời gian nằm hồi sức và nằm viện còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân có cơ hội hồi phục nhanh hơn. Về tử vong, có thể lý giải rằng sau khi đã kiểm soát các yếu tố gây nhiễu như nhiễm trùng sau mổ, suy thận cấp sau mổ, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể thì viêc dùng bóng sớm sẽ giảm được nguy cơ tử vong tại hồi sức là 65% và giảm 59% nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày đầu sau mổ, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiên cứu của tác giả Barron và cộng sự(3) trên 23180 bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị sốc tim, trong đó có 7268 bệnh nhân được dùng BĐXNĐMC cho thấy tỉ lệ tử vong sớm ở nhóm bệnh nhân được điều trị tiêu sợi huyết và và dùng BĐXNĐMC là 49%, trong khi đó ở các bệnh nhân không dùng bóng là 67% ( p < 0,001 ). Một nghiên cứu phân tích gộp trên 1034 bệnh nhân có đặt bóng và 1329 bệnh nhân không có đặt bóng trước khi phẫu thuật bắc cầu chủ vành của tác giả Adel và cộng sự(1) cho thấy việc sử dụng BĐXNĐMC trước mổ giúp giảm được đáng kể tỉ lệ tử vong trong giai đoạn hậu phẫu ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Feola và cộng sự(7) đã ghi nhận trong số lượng bệnh nhân được mổ bắc cầu chủ vành có chức năng thất trái thấp, các bệnh nhân được đặt bóng BĐXNĐMC trước mổ có tỉ lệ nhồi máu cơ tim và tử vong sau mổ thấp hơn 1 cách đáng kể so với nhóm không có BĐXNĐMC. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh hiệu quả rõ rệt của việc dùng bóng BĐXNĐMC trước mổ. Trong 1 nghiên cứu đoàn hệ về nhồi máu cơ tim cần phải mổ bắc cầu chủ vành, Creswell và cộng sự(5) đã chứng minh khuynh hướng dùng bóng BĐXNĐMC trước mổ có thể làm giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong giai đoạn sau mổ. Một nghiên cứu đoàn hệ khác của Dietl và cộng sự(6) chứng minh lợi ích sống còn của việc dùng bóng BĐXNĐMC trước mổ trên những bệnh nhân có phân suất tống máu thất Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 211 trái EF trước phẫu thuật nhỏ hơn 25%. Thêm vào đó, các tác giả còn chọn ra nhiều yếu tố dự đoán cho việc cần thiết sử dụng bóng trong và sau mổ trên những bệnh nhân này như: mổ lại, đau thắt ngực không ổn định, hẹp thân chung, nhồi máu cơ tim cấp trong vòng 7 ngày, bệnh nhân có NYHA III‐IV. Điều này chứng tỏ rằng các bệnh nhân bắc cầu chủ vành có phân suất tống máu dưới 25% và 1 hay nhiều hơn các yếu tố kể trên là những bệnh nhân cần được đặt bóng trước mổ. Những yếu tố bất lợi lớn của việc dùng BĐXNĐMC là các biến chứng của bóng. Xét về các biến chứng, dùng bóng có thể sẽ có 3 nhóm biến chứng chính như sau: biến chứng mạch máu, biến chứng nhiễm trùng và biến chứng giảm tiểu cầu(8, 12). Trong 2 nhóm bệnh nhân của chúng tôi, tỉ lệ các biến chứng gặp phải tương đối thấp và không có sự khác biệt về tỉ lệ biến chứng giữa 2 nhóm (3 ca ở nhóm dùng bóng sớm chiếm 3% so với 6 ca chiếm 5,8% ở nhóm còn lại, p = 0,499 ), trong đó chúng tôi gặp chủ yếu là biến chứng giảm tiểu cầu 5 ca ( có thể do bóng hoặc do sử dụng Heparin ), 3 ca nhiễm trùng do bóng, chỉ có 1 trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ ở chân có dùng bóng. Trong 1 nghiên cứu tiến cứu mới đây trên tổng số 1119 bệnh nhân có sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ, Cohen và cộng sự(4) đã báo cáo tỉ lệ biến chứng là 15% với 46 bệnh nhân cần phẫu thuật vì biến chứng, và chỉ có 5 ca chết do biến chứng. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy hiệu quả của việc sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ sớm và chủ động cho những trường hợp cần phải phẫu thuật tim nhưng có nguy cơ cao là tốt. Việc sử dụng bóng theo chiến lược như vậy không những giúp giảm tỉ lệ tử vong, mà còn rút ngắn thời gian điều trị 1 cách đáng kể. Mặc dù đây chỉ là 1 nghiên cứu với số bệnh nhân còn hạn chế, thiết nghĩ rất cần có những nghiên cứu lớn và toàn diện hơn trong việc sử dụng thích hợp bóng đối xung nội động mạch chủ, qua đó giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội hồi phục tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adel MD, Richard PW, Lalib LA, et al (2008) ʺPreoperative IABP in patients undergoing CABG: Asystematic review and meta analysisʺ. J Card Surg, 23, 79‐86. 2. Arafa O, Pedersen T, Svennevig J, Fosse E, Geiran O (1998) ʺIntraaortic balloon pump in open heart operations: 10 year follow‐up with risk analysisʺ. Ann Thorac Surg 65, 741–7. 3. Barron HV, Every NR, Parsons LS, et al (2001) ʺThe use of IABP in patients with cardiogenic shock complicating acute myocardial infraction: data from the National Registry of Myocardial Infraction ‐ 2ʺ. Am Heart J, 141, 933‐939. 4. Cohen M, Dawson M, Kopistansky C, McBride R (2000) ʺSex and other predictors of intra‐aortic balloon counterpulsationrelated complications: prospective study of 1119 consecutive patientsʺ. Am Heart J 139, (56), 282–7. 5. Creswell L, Moulton M, Cox J, Rosenbloom M (1995) ʺRevascularization after acute myocardial infarctionʺ. Ann Thorac Surg, 60, 19–26. 6. Dietl C, Berkheimer M, Woods E, Gilbert C, Pharr W, Benoit C (1996) ʺEfficacy and cost‐effectiveness of preoperative IABP in patients with ejection fraction of 0.25 or lessʺ. Ann Thorac Surg 62, 401‐409. 7. Feola M, Wiener L, Walinsky P, et al (1977) ʺImproved survival after coronary bypass surgery in patients with poor left ventricular function: role of intraaortic balloon counterpulsionʺ. Am J Cardiol, 39, 1021–6. 8. Isner J, Cohen S, Virmani R, Lawrinson W, Roberts W (1980) ʺComplications of the intra‐aortic balloon counterpulsation device: clinical and morphologic observations in 45 necropsy patientsʺ. Am J Cardiol 45, (57), 260–8. 9. Jayshree D. LavanaMBBS, John F. Fraser, Susan E. Smith, Lesley Drake, Peter Tesar, Daniel V. Mullany (2010) ʺInfluence of timing of intraaortic balloon placement in cardiac surgical patientsʺ. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 140, (1), 80‐85. 10. Karimi A, Movahedi N, Salehiomran A, et al (2008) ʺMortality in open heart surgery with intra ‐ aortic balloon pump supportʺ. Asian Cardiovasc Thorac Ann, 16, 301‐304. 11. Mastropierro R, Bettinzoli M, Bordonali T, et al (2009) ʺPneumonia in a Cardiothoracic Intensive Care Unit: Incidence and Risk Factorsʺ. Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia, 23, (6 (December)), 780‐788. 12. Sirbu H, Busch T, Aleksic I, Friedrich M, Dalichau H (2000) ʺIschemic complications with intra‐aortic balloon counterpulsation: incidence and managementʺ. Cardiovasc Surg 8, (58), 66–71. Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013 Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
File đính kèm:
- hieu_qua_su_dung_bong_doi_xung_noi_dong_mach_chu_som_tren_ca.pdf