Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi điều chỉnh lợi nhuận: Tổng quan và mô hình nghiên cứu dự kiến

Bài viết này đề xuất mô hình dự kiến về tác

động của hiệu quả quản trị doanh nghiệp đến

hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua lược

khảo tất cả nghiên cứu trước và các lý thuyết

về hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bài viết cung

cấp tổng quan cơ bản cho các nhà quản lý

hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông

qua hoạt động quản trị doanh nghiệp, đồng

thời gia tăng hoạt động của quản trị doanh

nghiệp với mục tiêu nâng cao chất lượng báo

cáo tài chính. Bài viết căn cứ vào các bằng

chứng thực nghiệm nghiên cứu trước, với lập

luận riêng cho rằng hiệu quả quản trị doanh

nghiệp thông qua hai yếu tố hội đồng quản trị

và ban kiểm soát có tác động tiêu cực làm hạn

chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Cụ thể hội

đồng quản trị với quy mô nhỏ, thành viên độc

lập nhiều, có kinh nghiệm về tài chính và họp

thường xuyên thì hiệu quả giám sát càng cao;

ban kiểm soát với nhiều thành viên, đa số độc

lập, có kinh nghiệm về tài chính và hoạt động

tích cực hơn làm gia tăng hiệu quả giám sát,

hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

pdf 10 trang kimcuc 18460
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi điều chỉnh lợi nhuận: Tổng quan và mô hình nghiên cứu dự kiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi điều chỉnh lợi nhuận: Tổng quan và mô hình nghiên cứu dự kiến

Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi điều chỉnh lợi nhuận: Tổng quan và mô hình nghiên cứu dự kiến
45
HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH 
LỢI NHUẬN: TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
 Ngô Nhật Phương Diễm*
TÓM TẮT
Bài viết này đề xuất mô hình dự kiến về tác 
động của hiệu quả quản trị doanh nghiệp đến 
hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua lược 
khảo tất cả nghiên cứu trước và các lý thuyết 
về hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bài viết cung 
cấp tổng quan cơ bản cho các nhà quản lý 
hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông 
qua hoạt động quản trị doanh nghiệp, đồng 
thời gia tăng hoạt động của quản trị doanh 
nghiệp với mục tiêu nâng cao chất lượng báo 
cáo tài chính. Bài viết căn cứ vào các bằng 
chứng thực nghiệm nghiên cứu trước, với lập 
luận riêng cho rằng hiệu quả quản trị doanh 
nghiệp thông qua hai yếu tố hội đồng quản trị 
và ban kiểm soát có tác động tiêu cực làm hạn 
chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Cụ thể hội 
đồng quản trị với quy mô nhỏ, thành viên độc 
lập nhiều, có kinh nghiệm về tài chính và họp 
thường xuyên thì hiệu quả giám sát càng cao; 
ban kiểm soát với nhiều thành viên, đa số độc 
lập, có kinh nghiệm về tài chính và hoạt động 
tích cực hơn làm gia tăng hiệu quả giám sát, 
hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Từ khóa: quản trị doanh nghiệp, điều chỉnh 
lợi nhuận, hội đồng quản trị, ban kiểm soát 
THE EFFECTIVENESS OF CORPORATE GOVERNANCE AND EARNINGS 
MANAGEMENT: LITERATURE REVIEW AND PROPOSED FRAMEWORK
ABSTRACT
This paper proposes a model of the 
impact corporate governance effectiveness 
to earnings management through a literature 
review of all prior research and theories of 
behavior of earnings management. The article 
provides a basic overview for managers 
to limit the earnings management through 
corporate governance while increasing the 
performance of corporate governance with 
the aim establishing a high level of financial 
reporting’s quality. The paper is based on 
previous empirical research evidence, with 
individual arguments that the effectiveness 
of corporate governance through two factors 
that are the boards of directors and the 
audit committees which affects and limits 
the earnings management in a negative way. 
The boards of directors who are smaller in 
size, have more independent directors, are 
equipped with financial expertise and frequent 
meetings are effective in their monitoring 
role. In the same way, audit committees who 
are with more members, mostly independent, 
more financial expertise and more active are 
suggested to have a higher oversight function 
and earnings management will be limited.
Keywords: corporate governance, earnings 
management, boards of director, audit committees.
* ThS. Giảng viên khoa Kế toán-Kiểm toán, trường Đại học Tài chính Marketing, ĐT: 0914308588 
 Email: ngodiem@ufm.edu.vn; 
Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi ...
46
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU
Hiện nay các vấn đề về quản trị doanh 
nghiệp (QTDN) và điều chỉnh lợi nhuận đều 
đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính 
phủ, tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán 
viên cũng như sự quan tâm của công chúng. 
Đặc biệt từ sau sự sụp đổ hay sự bê bối của các 
công ty hàng đầu như Enron, Worldcom thì 
các câu hỏi về vai trò giám sát của Hội đồng 
quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) đối với 
thông tin trên báo cáo tài chính như thế nào? 
Theo nghiên cứu của Defond và Francis (2005) 
cho rằng chính sự sụp đổ của các doanh nghiệp 
cần phải có góc nhìn mới về QTDN. Hơn nữa 
các nhà quản lý cũng tin rằng hiệu quả của hoạt 
động QTDN chính là hiệu quả của hội đồng 
quản trị, Ban kiểm soát mang lại lợi ích cho cổ 
đông, tạo sự tin tưởng của các cổ đông. 
Để ra các quyết định của mình, các cổ 
đông hoàn toàn dựa vào thông tin trên báo cáo 
tài chính (BCTC), chính vì thế họ hoàn toàn 
phụ thuộc vào hoạt động giám sát của HĐQT 
đối với ban giám đốc, và vì thế hiệu quả giám 
sát của HĐQT càng cao thì chất lượng BCTC 
càng cao. Trong hầu hết các nghiên cứu trước 
đây (Abbott & Parker 2000; Chen và cộng sự, 
2005) đều tập trung vào vai trò của BKS trong 
việc đảm bảo tính trung thực của thông tin tài 
chính và trong việc xử lý các vấn đề liên quan 
đến kiểm toán độc lập bên ngoài. Tuy nhiên 
với điều kiện là HĐQT có quyền bổ nhiệm, 
bãi nhiệm các thành viên trong BKS cũng 
như thành viên kiểm toán thuê ngoài và vai 
trò của HĐQT cũng rất to lớn trong việc nâng 
cao chất lượng thông tin tài chính trên BCTC. 
Một số nghiên cứu của Boo &Sharma (2008); 
Cohen et al (2002); Collier & Gregory (1996); 
Menor & Willianes (1994) cho rằng hiệu quả 
của BKS phụ thuộc vào thành phần, đặc điểm 
của HĐQT. Vì vậy bài viết này đề cập đến vai 
trò giám sát của HĐQT và BKS được lập luận 
là rất quan trọng để nâng cao chất lượng của 
BCTC hay là những nhân tố làm hạn chế hành 
vi điều chỉnh lợi nhuận.
Bài viết này tổng hợp lại các nghiên cứu 
thực nghiệm trên thế giới về hiệu quả của 
QTDN (QTDN) tác động đến hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận với kết quả dự kiến của tác 
giả là các công ty có hoạt động của HĐQT 
và BKS càng hiệu quả thì khả năng hạn chế 
hành vi điều chỉnh lợi nhuận càng lớn và phù 
hợp với những kết luận từ các nghiên cứu của 
Carcello et al (2002).
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Quản trị doanh nghiệp 
Có rất nhiều định nghĩa về QTDN nhưng 
những nghiên cứu hiện nay cho rằng không 
có một định nghĩa chính xác nào về QTDN 
(Solomon, 2007). Cụ thể theo định nghĩa của 
Cadbury (1992, trang 15) QTDN: “là một hệ 
thống mà ở đó công ty được kiểm soát và điều 
hành”. Cũng theo tác giả này thì định nghĩa 
này thể hiện rất rõ vai trò của các bên trong 
công ty đó là: (1) cổ đông có trách nhiệm đề 
bạt giám đốc, kiểm toán viên và đảm bảo hệ 
thống quản trị phù hợp; (2) giám đốc có chức 
năng điều hành công ty và (3) kiểm toán viên 
có vai trò cung cấp sự kiểm tra độc lập về 
thông tin trên báo cáo tài chính cho cổ đông.
Solomon (2007, trang 14) định nghĩa 
QTDN là “hệ thống kiểm soát sự cân bằng 
cả bên trong và bên ngoài công ty, có trách 
nhiệm giải trình cho tất cả các bên liên quan 
và hành động có trách nhiệm đối xã hội trong 
lĩnh vực kinh doanh của mình”. Trong khi đó 
Shleifer &Vishny (1997, trang 737) mô tả về 
QTDN “ giải quyết các yêu cầu của các nhà 
đầu tư tài chính vào công ty với mức lợi nhuận 
mong muốn” tương đồng với định nghĩa của 
Denis (2001, trang 192) “ QTDN là tập hợp tất 
cả đặc điểm thể chế thị trường để nhà quản lý 
tự tin tối đa lợi ích dòng tiền mang lại đứng từ 
góc độ các cổ đông”.
47
Như vậy có khá nhiều định nghĩa, giải 
thích về QTDN ở nhiều khía cạnh và lý thuyết 
khác nhau. Đó là (1) Quản trị doanh nghiệp 
với mục đích tối đa lợi nhuận cho cổ đông 
(Cadbury, 1992; Shleifer và Vishny, 1997; 
Denis, 2001) bị chi phối bởi lý thuyết cơ quan; 
(2) QTDN ngoài mục đích tối đa hóa sự giàu 
có của các cổ đông thì QTDN còn quan tâm 
đến vấn đề xã hội và môi trường (Solomon, 
2007) theo lý thuyết đại diện.
Bài viết này chỉ đề cập đến hoạt động 
QTDN đối với chất lượng thông tin trên báo 
cáo tài chính. Như vậy trọng tâm của bài viết 
là xem xét tác động của QTDN đến hành vi 
điều chỉnh lợi nhuận chứ không phải xem xét 
tác động của QTDN đến môi trường và xã hội.
2.1.1. Vai trò của QTDN và chất lượng 
báo cáo tài chính
Sự thành công của doanh nghiệp có đóng 
góp một phần rất quan trọng của HĐQT, họ là 
những người chịu trách nhiệm thiết lập mục 
tiêu, chiến lược và giá trị của công ty để phù 
hợp với mục tiêu của cổ đông. Hơn nữa họ 
còn chịu trách nhiệm về sự minh bạch và trung 
thực của các số liệu trên BCTC. Theo quy định 
hiện hành, số liệu BCTC muốn công bố cho 
các cổ đông sử dụng thì phải được kiểm toán 
bởi các kiểm toán độc lập bên ngoài hay nói 
cách khác thì HĐQT phải chịu trách nhiệm 
cho tất cả hoạt động, chiến lược và tình hình 
tài chính của công ty bao gồm cả những chi 
nhánh của công ty.
BKS là một bộ phận của HĐQT và được 
thiết lập bởi HĐQT, BKS có mối quan hệ 
với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. 
Theo Wolnieder (1995) tranh cãi về 3 nhiệm 
vụ quan trọng của BKS như sau: (1) Xem xét 
BCTC; (2) Cung cấp các khuyến nghị cho các 
kiểm toán viên bên ngoài, đánh giá mức phí 
kiểm toán, đánh giá kế hoạch kiểm toán, đảm 
bảo tính độc lập của kiểm toán viên và phân 
bổ nguồn lực cho các thành viên nội bộ; (3) 
Tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa HĐQT và 
kiểm toán viên độc lập, xem xét và tuân thủ 
chính sách đạo đức, quy tắc ứng xử của công 
ty. Các nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng 
khi BKS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của 
mình theo nghiên cứu của Wolnieder (1995) 
kỳ vọng tăng tính tín nhiệm, tăng độ tin cậy 
của các số liệu trên báo cáo tài chính, nâng cao 
hiệu quả quản lý, tăng hiệu quả giám sát của 
kiểm soát nội bộ, tăng cường vai trò và nâng 
cao hiệu quả của HĐQT. Hay nói chun, khi 
BKS thực hiện đầy đủ 3 nhiệm vụ thì có thể 
cải thiện được hoạt động QTDN và tăng cao 
chất lượng BCTC.
Tương tự vào năm 1994, Menon và 
Williams (1994) cho rằng việc thành lập 
BKS sẽ tạo ra hai thuận lợi to lớn cho hoạt 
động QTDN cụ thể: (1) Các thành viên độc 
lập của BKS có thể đánh giá độc lập chức 
năng của kiểm toán viên nội bộ cũng như 
dịch vụ kiểm toán bên ngoài nên làm gia tăng 
tính minh bạch và trung thực của báo cáo tài 
chính; (2) BKS gia tăng hiệu quả hoạt động 
của HĐQT. Hơn nữa theo The Blue Ribbon 
Committees (1999, trang 19) thừa nhận việc 
thành lập BKS làm gia tăng uy tín của BCTC 
và tăng sự tin tưởng của nhà đầu tư, cụ thể 
“BKS có hiệu quả trong việc gia tăng tính 
minh bạch và trung thực của BCTC và do đó 
duy trì niềm tin của nhà đầu tư nên thị trường 
chứng khoán của chúng tôi gia tăng tốt nhất 
và thanh khoản nhất”
2.1.2. Vai trò giám sát của QTDN
HĐQT ra các quyết định chủ yếu cho các 
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp và họ có đủ quyền lực để giải quyết 
toàn bộ các quyết định của các nhà quản lý 
cấp cao (Fama và Jensen (1983)). Hơn nữa 
khi HĐQT ra các quyết định từ lúc ban đầu 
cho đến thực hiện nên tách biệt 2 chức năng 
Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi ...
48
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
phê chuẩn và giám sát của một quyết định 
nhằm đảm bảo tính hiệu quả chức năng giám 
sát của HĐQT. 
Lý thuyết đại diện cho rằng để đảm bảo 
tính hiệu quả của chức năng giám sát, thành 
viên HĐQT nên có một thành viên độc lập từ 
bên ngoài (thành viên độc lập là thành viên 
không tham gia điều hành) độc lập hoàn toàn 
với hoạt động quản lý và thành viên này có 
khả năng thực hiện vai trò giám sát với hiệu 
quả cao (Dalton et al (1998)). Các thành viên 
độc lập không tham gia điều hành thường là 
các chuyên gia trong từng lĩnh vực, có thể 
phát huy những thế mạnh chuyên môn trong 
việc kiểm soát việc đưa ra các quyết định và 
giám sát việc thực hiện các quyết định của 
ban điều hành (Fama và Jensen (1983)). 
Để nâng cao tính hiệu quả của QTDN, 
ngoài yêu cầu cần có thành viên độc lập không 
tham gia điều hành trong HĐQT và BKS thì 
các nghiên cứu thực nghiệm (Carcello và cộng 
sự, 2002; Abbott và cộng sự, 2003; Abbott và 
cộng sự, 2004; Chen &Zhou, 2007; Krishnan 
&Lee, 2009; Ronen &Yaari, 2008) đề nghị 
quy mô, kiến thức, kinh nghiệm, tần suất họp 
làm gia tăng vai trò giám sát của HĐQT và 
BKS tương thích với đề nghị của Zahra & 
Pearce (1983) và Walker (2004).
2.2. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận 
Theo các quy định của GAAP (những 
nguyên tắc kế toán được chấp nhận) nhà quản 
lý có thể lựa chọn các ước tính và các giả 
định theo quy định của luật pháp để áp dụng 
phù hợp với tình hình kinh doanh của riêng 
doanh nghiệp mình. Chính vì vậy tạo cơ hội 
cho các nhà quản lý thực hiện hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận (Walt và Zimmerman, 1990; 
Fields et al, 2001), do đó nhà đầu tư, chủ nợ 
không thể đánh giá chính xác tình hình tài 
chính thực của công ty. 
Có khá nhiều định nghĩa về hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận (earnings management) như 
định nghĩa của (Schipper, 1989) cho rằng 
“Hành vi điều chỉnh lợi nhuận được coi là 
hành động có mục đích đối với quy trình lập 
và trình bày báo cáo tài chính nhằm đạt được 
các lợi ích cá nhân”. Hơn 10 năm sau, hai nhà 
nghiên cứu Healy và Wahlen (1999) đã định 
nghĩa hành vi điều chỉnh lợi nhuận với phạm 
vi rộng rãi hơn “Hành vi điểu chỉnh lợi nhuận 
xuất hiện khi nhà quản lý dùng các xét đoán 
của mình trên báo cáo tài chính và trong cấu 
trúc các sự kiện giao dịch kinh tế phát sinh 
nhằm làm thay đổi BCTC, làm cho các đối 
tượng có liên quan hiểu sai về tình trạng hoạt 
động của DN”. Tuy nhiên theo hai định nghĩa 
này thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận được xem 
xét là hành động của nhà quản lý nhằm gây ra 
nhầm lẫn cho đối tượng sử dụng BCTC về tình 
hình kinh doanh của DN. Do vậy định nghĩa 
này chưa thể hiện đầy đủ các vấn đề về hành 
vi chi phối lợi nhuận.
Vào năm 2008, với nghiên cứu của Ronen 
và Yaari (2008, trang 27) đã định nghĩa hành 
vi điều chỉnh lợi nhuận “là tập hợp các quyết 
định quản lý mà kết quả sẽ dẫn đến không phản 
ánh đúng lợi nhuận thực trong ngắn hạn, có 
tính chất tối đa hóa giá trị doanh nghiệp mà 
nhà quản lý đã biết về chúng. Hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận có thể là mang lại lợi ích 
(cung cấp tín hiệu về giá trị trong dài hạn), 
nguy hại (che giấu giá trị ngắn hạn hoặc dài 
hạn) hoặc trung tính (che giấu giá trị ngắn 
hạn hoặc dài hạn)” Như vậy, định nghĩa này 
không chỉ bao gồm hai loại hành vi chi phối 
lợi nhuận kế toán (chi phối thông qua việc lựa 
chọn chính sách kế toán hay biến dồn tích và 
chi phối thông qua các hoạt động kinh tế) mà 
còn bao gồm cả các quyết định quản lý khác 
nhằm trình bày lợi nhuận khác với lợi nhuận 
thực sự theo hiểu biết của nhà quản lý. Đồng 
49
thời, định nghĩa này cũng bao gồm cả hành vi 
chi phối lợi nhuận kế toán nhằm mục đích gây 
nhầm lẫn hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho 
người sử dụng báo cáo tài chính.
Nhà quản lý thực hiện hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận vì nhiều lý do như tiền 
lương, thưởng (Healy, 1985; Gaver và cộng 
sự, 1995; Holthausen và cộng sự, 1995; 
Murphy, 1999), tránh vi phạm các cam kết 
nợ (Sweeney, 1994), tăng lợi nhuận và ngăn 
chặn lỗ (Bugstahler và Dichev, 1997), bù đắp 
các chi phí theo quy định (Cahan, 1992; Han 
và Wang, 1998).
Theo Murphy (1999) tiền lương có mối 
quan hệ chặt chẽ với quy mô doanh nghiệp. 
Thông thường, nhà quản lý ký hợp đồng lao 
động với các nhà quản trị với các điều khoản 
được trình bày chi tiết và rõ ràng các khoản 
mà nhà quản lý nhận được. Đồng thời theo 
nghiên cứu của Gao và Shrieves (2002) cũng 
đã chỉ ra mối quan hệ giữa lương và hành vi 
chi phối lợi nhuận kế toán. Theo nghiên cứu 
của Healy (1995), Gaver (1995) và các tác giả 
khác thì tiền thưởng có tác động đến hành vi 
chi phối lợi nhuận kế toán. Nhà quản lý có 
xu hướng làm tăng tối đa các khoản thưởng 
họ được nhận bằng cách điều chỉnh kết quả 
hoạt động kinh doanh. Đồng ý kiến trên còn 
có nghiên cứu của Gao và Shrieves (2002). 
Tóm lại, những nghiên cứu này cho thấy kế 
hoạch thưởng tạo động cơ cho các nhà quản 
lý tác động đến lợi nhuận kế toán để tối đa 
các khoản thưởng được hưởng. Trong khi đó 
nghiên cứu của Sweeney (1994) phát hiện nhà 
quản lý của những công ty có nguy cơ vi phạm 
các cam kết nợ có khả năng báo cáo thêm các 
khoản thu nhập để bù đắp các khoản nợ đến 
hạn thanh toán. 
Theo Burgstahler and Dichev (1997) nhà 
quản lý có xu hướng che giấu các khoản lỗ vì 
điều này tác động đến nhà đầu tư rất lớn, tâm 
lý nhà đầu tư luôn thích công ty kinh doanh 
có lãi. Việc trình bày các khoản lãi hay lỗ trên 
báo cáo tài chính có khuynh hướng ảnh hưởng 
đến thị giá cổ phiếu (Hayn, 1995). Ngoài ra 
nếu doanh nghiệp không đạt được kỳ vọng 
của thị trường thì có thể gây tác động tiêu cực 
lên giá cổ phiếu chính vì vậy lợi nhuận của 
công ty có thể bị chi phối để đạt theo hướng 
mong muốn mà chuyên chuyên phân tích tài 
chính đã dự báo (Kinney và cộng sự, 2002; 
Louis, 2004)
Tóm lại, từ bằng chứng nghiên cứu thực 
nghiệm trên cho thấy nhà quản lý với các 
động cơ của riêng mình đã tác động đến các 
chính sách kế toán hay hoạt động kinh tế để 
điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn. Vì 
vậy yêu cầu về vai trò giám sát của HĐQT 
và BKS đặt ra để hạn chế hành vi điều chỉnh 
lợi nhuận.
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Căn cứ vào các nghiên cứu đã đề cập 
trên, nhằm xác định mối quan hệ giữa hiệu 
quả QTDN và hành vi điều chỉnh lợi nhuận, 
bài viết xây dựng mô hình dự kiến (bảng 1) 
với đặc điểm QTDN là biến độc lập (gồm hai 
nhóm biến HĐQT và BKS) và hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận là biến phụ thuộc. Trong 
bài viết này, mô hình dự kiến chỉ nhằm giải 
thích tác động của QTDN đến hành vi chi 
phối lợi nhuận, cụ thể các giả thuyết nghiên 
cứu dự kiến: 
 y Hiệu quả của hội đồng quản trị
Theo nghiên cứu của Fama và Jensen 
(1983) công bố rằng HĐQT là cơ quan tối cao 
trong doanh nghiệp đại diện cho chủ sở hữu 
thực hiện chức năng giám sát hoạt động của 
các nhà quản lý.
Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi ...
50
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 1. Mô hình nghiên cứu dự kiến
Nguồn: tác giả tổng hợp
 Bằng chứng thực nghiệm cho thấy đặc 
điểm HĐQT thể hiện hiệu quả hoạt động 
giám sát của mình, cụ thể: tỷ lệ thành viên 
độc lập không tham gia điều hành, quy mô 
HĐQT, kinh nghiệm tài chính và số lần họp 
của HĐQT.
+ Tỷ lệ thành viên độc lập không tham 
gia điều hành
Klein (2002) và Peasnell et al (2005) cho 
rằng tính độc lập của HĐQT đóng vai trò 
quan trọng tác động đến hành vi điều chỉnh 
lợi nhuận. Cũng theo Fama (1980) và Fama 
&Jensen (1983) thì tính độc lập của HĐQT 
càng cao thì có thể tránh được xung đột lợi 
ích với nhà quản lý và chức năng giám sát của 
HĐQT được đảm bảo. Tương tự các nghiên 
cứu Carcello và cộng sự (2002), Davidson và 
cộng sự (2005), Xie và cộng sự (2003) cũng 
cho rằng tính các công ty có HĐQT có thành 
viên độc lập không tham gia điều hành càng 
nhiều thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận càng 
giảm. Như vậy, tất cả các nghiên cứu điều 
thừa nhận tính độc lập của HĐQT có tác động 
tiêu cực đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, do 
dó bài viết này xây dựng giả thuyết:
 y H1a: Sự độc lập của HĐQT làm giảm mức 
độ điều chỉnh lợi nhuận.
+ Kinh nghiệm, trình độ tài chính của 
HĐQT
Hội đồng quản trị có kiến thức và kinh 
nghiệm về tài chính là một yếu tố đảm 
bảo tính hiệu quả của hoạt động giám sát. 
Nghiên cứu của Carcello và cộng sự (2002) 
cho thấy các thành viên độc lập trong HĐQT 
51
có kinh nghiệm về tài chính thì yêu cầu về 
chất lượng kiểm toán càng cao. Trong khi 
đó với nghiên cứu của Chtourou và cộng 
sự (2001), Xie và cộng sự (2003), Bedard 
và cộng sự (2004) tranh luận hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận ít tồn tại trong những công 
ty mà thành viên độc lập của HĐQT có kinh 
nghiệm, trình độ về tài chính hay HĐQT mà 
có kinh nghiệm về tài chính thì hạn chế hành 
vi điều chỉnh lợi nhuận. Như vậy, các nghiên 
cứu đều nhận ra rằng HĐQT có kinh nghiệm 
trình độ và tài chính thì hạn chế được hành 
vi điều chỉnh lợi nhuận. Do đó giả thuyết 
được đề xuất:
 y H1b: trình độ, kinh nghiệm tài chính của 
HĐQT làm giảm mức độ điều chỉnh lợi 
nhuận.
+ Quy mô hội đồng quản trị
Có rất nhiều nghiên cứu về qui mô HĐQT, 
cụ thể theo nghiên cứu của Persons (2006) 
cho rằng quy mô HĐQT có vai trò quan trọng 
đến hiệu quả hoạt động giám sát và hiệu quả 
kinh doanh của đơn vị. Hội đồng quản trị có 
quy mô càng lớn thì càng gia tăng hiệu quả 
giám sát (Dalton et al (1998)), Pearce and 
Zahra (1992) và John and Senbet (1998). 
Trong khi đó thì nghiên cứu của Lipton và 
Lorsch (1992), Jensen (1993), Yermack 
(1996), Eisenberg và cộng sự (1998) nhận 
thấy HĐQT có quy mô nhỏ thì thực hiện chức 
năng giám soát tốt hơn nên giảm hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận. Đồng thời theo nhận định 
của tác giả, HĐQT có quy mô quá lớn thì 
thiếu sự liên kết và kém hiệu quả trong việc 
truyền đạt, chi phí duy trì quá lớn đối ngược 
với HĐQT có quy mô nhỏ thì sự truyền đạt 
giữa các thành viên dễ dàng hơn, giảm thiểu 
sự hiểu nhầm.. Vì vậy cùng với các nghiên 
cứu trước, tác giả đề xuất giả thuyết:
 y H1c: Quy mô HĐQT nhỏ làm giảm mức độ 
điều chỉnh lợi nhuận.
+ Số lần họp HĐQT
Ronen và Yaari (2008), Conger và cộng 
sự (1998) chỉ ra các cuộc họp của HĐQT diễn 
ra thường xuyên sẽ làm tăng hiệu quả giám 
sát của HĐQT. Đồng thời Carcelo và cộng 
sự (2002), Krishnan và Visvannathan (2009) 
cho rằng HĐQT họp càng nhiều thì làm gia 
tăng chi phí kiểm toán nên yêu cầu cao về chất 
lượng kiểm toán. Khi đó kiểm toán viên phải 
gia tăng kiểm tra nên chất lượng kiểm toán 
nâng cao, vì vậy làm giảm hành vi điều chỉnh 
lợi nhuận. Dựa vào những phát hiện của các 
nghiên cứu trên, giả thuyết dự kiến:
 y H1d: Số lần họp HĐQT càng nhiều càng làm 
giảm mức độ điều chỉnh lợi nhuận.
+ Hiệu quả của BKS
BKS là bộ phận được thành lập bởi HĐQT 
nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát 
hoạt động của HĐQT và ban giám đốc. Theo 
Dezoort và cộng sự (2002), Walker (2004) thì 
hiệu quả của BKS phụ thuộc vào sự độc lập 
của BKS, kinh nghiệm, quy mô và số lần họp.
+ Tính độc lập BKS
Theo lý thuyết đại diện (Fama &Jensen, 
1983) cho rằng thành viên của BKS độc lập 
làm gia tăng hiệu quả giám sát. Đồng thời BKS 
càng độc lập thì khả năng công ty thực hiện 
gian lận BCTC càng thấp (Abbott và cộng sự, 
2000, 2004) hay BKS càng độc lập thì hành 
vi điều chỉnh lợi nhuận càng ít (Davidson và 
cộng sự, 2005; Klein, 2002). Nói tóm tại, tính 
độc lập của BKS gia tăng hiệu quả giám sát 
hay làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. 
Do đó giả thuyết đề xuất:
 y H2a: Tính độc lập BKS càng lớn thì làm 
giảm mức độ điều chỉnh lợi nhuận.
+ Kinh nghiệm tài chính của BKS
Những phát hiện của các nghiên cứu trước 
cho rằng các thành viên trong BKS có kinh 
Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi ...
52
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nghiệm về tài chính là yếu tố quan trọng làm 
hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay kinh 
nghiệm tài chính của các thành viên BKS có 
tác động tiêu cực đến hành vi điều chỉnh lợi 
nhuận (Bedard và cộng sự, 2004; Carcello và 
cộng sự, 2006; Chtourou và cộng sự, 2001; 
Dhaliwal và cộng sự 2006; Xie và cộng sự, 
2003) và làm tăng khả năng giám sát của 
BKS. Từ kết quả nghiên cứu trước, giả thuyết 
dự kiến:
 y H2b: Kinh nghiệm tài chính của BKS làm 
giảm mức độ điều chỉnh lợi nhuận
+ Quy mô BKS
Số lượng thành viên trong BKS có đặc 
điểm quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả giám 
sát. Số thành viên trong BKS nếu nhỏ quá thì 
không thể đảm nhận tốt công việc giám sát, 
nếu lớn quá thì dẫn đến tình trạng phối hợp 
rời rạc, thiếu kiểm soát (Jensen, 1993; Vafesa, 
2005). Do đó, số thành viên hoàn hảo trong 
BKS dao động từ 3 đến 4 thành viên (Abbott 
và cộng sự, 2004; Vafeas, 2005; Xie và cộng 
sự, 2003). Do đó, giả thuyết đề xuất: 
 y H2c: Quy mô BKS làm giảm mức độ điều 
chỉnh lợi nhuận
+ Số lần họp của BKS
BKS cần phải hoạt động để thực hiện trách 
nhiệm giám sát hoạt động của HĐQT và Ban 
giám đốc. Các luật gia đề nghị BKS nên họp 
thường xuyên hơn để gia tăng hiệu quả giám 
sát (Raghunadan và Rama, 2007). Đồng thời 
những nghiên cứu của Chtourou và cộng sự 
(2001); Xie và cộng sự (2003) phát hiện hiệu 
quả giám sát của BKS cao hơn khi BKS họp 
thường xuyên hơn và làm giảm hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận kế toán. Chính vì vậy, bài viết 
đề xuất giả thuyết:
 y H2d: BKS họp càng nhiều thì làm giảm mức 
độ điều chỉnh lợi nhuận.
4. TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN
Lý thuyết đại diện đề cập đến vấn đề nhạy 
cảm của các công ty – sự tư lợi. Sự tư lợi là 
nguyên nhân làm phát sinh xung đột lợi ích cá 
nhân của nhà điều hành (người đại diện) với 
mục tiêu của chủ sở hữu, bởi cả hai đều muốn 
tối đa hóa lợi ích của mình. Tuy nhiên điều 
kiện tối đa hóa lợi nhuận của hai bên không 
giống nhau. Cổ đông muốn tối đa hóa lợi ích 
của mình thông qua việc tăng giá trị của doanh 
nghiệp còn nhà quản lý lại muốn tối đa hóa lợi 
nhuận đạt được. Chính vì vậy người quản lý sẽ 
thực hiện các hoạt động để tạo danh tiếng cho 
bản thân, để đạt mức lương thưởng như mong 
muốn, nên dễ dàng thực hiện hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận. Đồng thời lý thuyết đại diện 
cũng thừa nhận vai trò giám sát của HĐQT và 
BKS đóng vai trò quan trọng để giảm xung đột 
lợi ích giữa các bên.
Bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên 
cứu trên thế giới đã thừa nhận HĐQT với 
thành viên độc lập, kinh nghiệm về tài chính, 
quy mô nhỏ, số lần họp thường xuyên làm gia 
tăng hiệu quả giám sát, làm giảm hành vi điều 
chỉnh lợi nhuận. Tương đồng với HĐQT, BKS 
với thành viên độc lập, kinh nghiệm về tài 
chính, quy mô BKS và các cuộc họp thường 
xuyên cũng làm giảm hành vi điều chỉnh lợi 
nhuận. Do đó trong bài viết này, tác giả lập 
luận với hiệu quả giám sát của HĐQT, BKS 
hay QTDN hiệu quả đã kiểm soát được hành 
vi điều chỉnh lợi nhuận.
Những nghiên cứu ban đầu về khái niệm 
giúp giải thích mối quan hệ giữa đặc điểm 
QTDN và chất lượng BCTC đã dẫn đến nghiên 
cứu sâu hơn trong tương lai về hai đặc điểm đại 
diện cho QTDN là HĐQT và BKS tác động 
đến chất lượng BCTC. Đối với những nghiên 
cứu trong tương lai này nên thu thập dữ liệu 
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng 
53
khoán Việt Nam, tiến hành hồi quy đa biến để 
xem xét mức độ tác động của HĐQT và BKS 
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán nhằm 
chứng minh mô hình dự kiến nghiên cứu ở 
bảng 1 và kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo 
trong một bài báo ở tương tai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Abbott, Lawrence, Susan Parker, Peters, 
F.G and Kanna Raghunandan (2003), 
“An empirical investigation of audit fees, 
non –audit fees and audit committees”, 
Comtemporary Accounting Research, Vol. 
20, p. 215 -234.
[2]. Abbott, J.L, Parker.s, Peters, F.G, (2004) 
“Audit committee, Characteristics and 
restatement”
[3]. Adams, M.B., (1994) “Agency theory and 
the internal audit”, Managerial Auditing 
Journal, 9(8), p.8 -12
[4]. Agrawal, A., & Chadha, S., (2005), 
“Corporate governance and accounting 
scandals, Journal of Law and Economics, 
48(2), p. 371 -406
[5]. Daniel A.Cohen,Anne Beyer, Thomas 
Z.Lys, and Beverly R. Walther (2010), 
“The Financial Reporting Environment: 
Review of the Recent Literature”, 
electronic copy available at: 
com/abstract=1483227.
[6]. Klein, A., (2002), “Audit Committee, Board 
of Director Characteristics, and Earnings 
Management”, Law & Economics reserch 
paper series working paper no 06-42.
[7]. Archambeault, D., and DeZoort,T., 
(2001), “Auditor opinion shopping and the 
audit committee: an analysis of suspicious 
auditor switches”, International Journal of 
Auditing, Vol.5, p.33 -52.
[8]. Barton, J.and Simko, P.J. (2002), “The 
balance sheet as an earnings management 
constraint” The accounting Review, 
December, p. 1 -27
[9]. Beasley, M. S.(1996), “An empirical 
analysis of the relation between the board 
of director composition and financial 
statement fraud”, the Accounting Review, 
Vol. 71, p.443 -465
[10]. Beasly, A. and Weber, J. (2003), “The 
effects of Debt Contracting on Voluntary 
Accounting Method Changes”, the 
Accounting Review, Vol.78, p. 119 -142
[11]. Beaver, William, Carol Eger, Stephen Ryan 
and Mark Wolfson (1989), “Financial 
Reporting and the structure of bank share 
prices: Journal of Accounting Research” 
Vol.27, p.157 -178
[12]. Bédard, J.,Chtourou, S.M, and Courteau, 
L. (2004) “The effect of Audit Committee 
expertise, Independence and Activity 
on Agressive Earnings Management”, 
Auditing: Journal of Pratice & Theory, 
vol. 23, p. 55 -79.
[13]. Bernardus Y. N and Eko, U., (2011), 
“Board Characteristics and Earning 
Management”, Journal of Administrative 
Science &Organization, Vol.18, P.1-10. 
[14]. Burgtahler, David and Ilia Dichev (1997), 
“Earning Management to avoid earnings 
decreases and losses. Journal of Accounting 
and Economics”, Vol. 24, p.99 -126
[15]. Cadbury Report (1992), “Report of the 
Committee on the Financial Aspects of 
corporate”
[16]. Cahan, S. F. (1992), “The effect of antitrust 
investigation on discretionary accruals: A 
refined test of the political-cost hypothesis”, 
The Accounting Review, Vol. 67, p77-95.
Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi ...
54
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
[17]. Chan, K.H., Lin, K.Z., and Zhang, F., 
(2007) “On the association between 
changes in corporate ownership and 
changes in auditor quality in a transitional 
economy”, Journal of International 
Accounting Research, 6(1) 19
[18]. Chen, H., Chen, J.Z., Lobo, G. J., and 
Wang, Y., (2010), “ The Effects of Audit 
Quality on Earnings Management and 
Cost Of Capital: Evidence from China”, 
Contemporary Accounting Research, 
Vol.28, No.3, P.892-925
[19]. Chen, X.,, Cheng Q, Wang, X., (2010), 
“Does increased board independence 
reduce earnings management? Evidence 
from recent regulatory reform”, Working 
Paper, University of Wisconsin- Madison, 
Chinese University of Hong Kong.
[20]. Chen, K.Y., & Zhou,J. (2007), “ Audit 
Committee, Board Characteristics and 
auditor Swich Dicisions by Andersen’s 
Clients”, Contemporary Accounting 
research, 24(4), 1085- 1117.
[21]. Chtourou, S.M, Bédard, J. and Courteau, 
L. (2001), “Corporate Governance and 
Earnings Management”. http:/SSRN.com/
abstract = 275053
[22]. Cohen, D.A,. Zarowin, P., (2010), 
“Accrual – based and real earnings 
management activitives around seasoned 
equity offerings”, Journal of Accounting 
and Economics, 50, p. 2 -19.
[23]. Cohen, D.A., Dey,A., and Lyz, T. Z., 
(2008), “ Real and Accrual-Based Earnings 
Managenment in the Pre-and Post-
Sarbanes-Oxley Periods”, The Accounting 
Review, Vol.83, No.3, p.757-787
[24]. Collin S. Y., Tagesson T., Andersson 
A., Cato J., and Hansson K., (2009), 
“Explainning the choice of accounting 
standard in municipal corporations: 
Positive accounting theory and 
institutional theory as competitive or 
concurrent theories”, Critical Perspectives 
on Accounting, Vol 20, p 141 -174

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_quan_tri_doanh_nghiep_va_hanh_vi_dieu_chinh_loi_nhu.pdf