Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai

Bài vi nuôi heo doanh là công ty c ết đềởcập đ Đồng Nai theo 4 nh ến k ó v ết qu ốn FDI, c ả, hiệu qu óm đơn v ác hợp t ả cịủtham gia s a c ác xã, c ác trang tr ác công ty cổ ản xuạấi chăn t kinh

phần, hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các trang trại chăn nuôi heo

của các công ty có vốn FDI hoạt động có hiệu quả nhất vì họ có thế mạnh

về vốn, công nghệ, có quy trình sản xuất khép kín và thị trường tiêu thụ sản

phẩm ổn định. Các trang trại của các hợp tác xã và công ty cổ phần hoạt

động tương đối có hiệu quả. Riêng các trang trại chăn nuôi heo của hộ gia

đình đạt kết quả kinh doanh thấp nhất trong 4 nhóm vì điều kiện chăn nuôi

chưa được hoàn toàn đảm bảo, chủ yếu là kiểu chuồng hở, nguồn con giống

không đảm bảo chất lượng, chi phí thức ăn chăn nuôi cao và thị trường đầu

ra cho sản phẩm có nhiều biến động.

pdf 6 trang kimcuc 18880
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai

Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 99
1. giới thiệu
Đồng Nai là tỉnh có ngành 
chăn heo phát triển mạnh với số 
lượng đàn gia súc, gia cầm và 
giá trị ngành chăn nuôi cao nhất 
cả nước. Trong đó, các trang trại 
chăn nuôi heo chiếm gần 70% so 
với vùng Đông Nam Bộ và chiếm 
gần 15% so với cả nước. Trong 
tổng số các loại hình trang trại 
của tỉnh, trang trại chăn nuôi heo 
đạt 1.023 trang trại vào năm 2005, 
chiếm 47,20% trong tổng số trang 
trại chăn nuôi của tỉnh. Đến năm 
2010, các trang trại chăn nuôi heo 
tăng lên 1.864 trang trại và chiếm 
57,72% trong tổng số các trang trại 
của tỉnh. Năm 2014, tổng số trang 
trại chăn nuôi đạt 1.388 trang trại, 
tăng 14,52% so với năm 2013 và 
chiếm hơn 54% trong tổng số trang 
trại của tỉnh. Trong những năm vừa 
qua trang trại chăn nuôi heo giữ 
vai trò quan trọng trong sản xuất 
nông nghiệp của tỉnh, đang trở 
thành một hình thức tổ chức sản 
xuất chủ yếu, một mô hình kinh tế 
nông nghiệp phổ biến, có hiệu quả 
và đang dần trở thành một bộ phận 
kinh tế quan trọng của tỉnh. Giá trị 
của trang trại chăn nuôi heo chiếm 
hơn 70 % trong tổng giá trị ngành 
chăn nuôi toàn tỉnh và chiếm 18,82 
% giá trị so với giá trị toàn ngành 
nông nghiệp của tỉnh. Với nhiều 
chính sách thu hút và đầu tư vào 
phát triển nông nghiệp nói chung 
và các trang trại chăn nuôi nói riêng 
của tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh đã thu 
hút được nhiều thành phần tham 
gia đầu tư sản xuất chăn nuôi heo 
theo kiểu trang trại, ngoài các hộ 
gia đình còn có các hợp tác xã, các 
công ty cổ phần và đặc biệt là có 
sự tham gia của các công ty có vốn 
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Do đó, để xem xét quá trình hoạt 
động sản xuất kinh doanh của các 
trang trại thuộc các đơn vị này, tác 
giả tính kết quả và hiệu quả hoạt 
động của các trang trại chăn nuôi 
theo các nhóm này nhằm so sánh, 
đánh giá những ưu thế trong chăn 
nuôi heo của các trang trại ở Đồng 
Nai.
2. Dữ liệu và phương pháp 
nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Các dữ liệu thứ cấp sẽ được thu 
thập từ nhiều nguồn tài liệu khác 
nhau. Trước hết là các thông tin về 
sản xuất nông nghiệp, về kinh tế 
trang trại chăn nuôi được thể hiện 
trong các nghị quyết, chính sách 
của Đảng và Nhà nước cả ở cấp 
Trung ương và địa phương. Các 
Hiệu quả kinh tế của các trang trại 
chăn nuôi heo ở Đồng Nai
Lê THị MAi HƯơNg 
Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan
Nhận bài: 15/07/2015 – Duyệt đăng: 21/10/2015
Bài viết đề cập đến kết quả, hiệu quả của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai theo 4 nhóm đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh là công ty có vốn FDI, các hợp tác xã, các công ty cổ 
phần, hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các trang trại chăn nuôi heo 
của các công ty có vốn FDI hoạt động có hiệu quả nhất vì họ có thế mạnh 
về vốn, công nghệ, có quy trình sản xuất khép kín và thị trường tiêu thụ sản 
phẩm ổn định. Các trang trại của các hợp tác xã và công ty cổ phần hoạt 
động tương đối có hiệu quả. Riêng các trang trại chăn nuôi heo của hộ gia 
đình đạt kết quả kinh doanh thấp nhất trong 4 nhóm vì điều kiện chăn nuôi 
chưa được hoàn toàn đảm bảo, chủ yếu là kiểu chuồng hở, nguồn con giống 
không đảm bảo chất lượng, chi phí thức ăn chăn nuôi cao và thị trường đầu 
ra cho sản phẩm có nhiều biến động.
Từ khóa: Chăn nuôi heo, hiệu quả, trang trại.
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015100
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
thông tin từ các công trình nghiên 
cứu, kết quả nghiên cứu, các bài 
báo, tạp chí của các tác giả trong và 
ngoài nước cũng được tham khảo 
một cách hệ thống. Các nguồn 
thông tin từ các báo cáo tổng kết, 
điều tra thống kê của các cơ quan 
khác nhau như Sở Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Đồng Nai, 
Cục Thống kê tỉnh, số liệu thống 
kê các huyện, thị trong tỉnh, các 
số liệu nghiên cứu của các trường 
đại học...là nguồn thông tin quý giá 
cho nghiên cứu này.
Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập 
thông qua điều tra, phỏng vấn các 
chủ trang trại chăn nuôi heo theo 
bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn. 
Phạm vi điều tra là các trang trại 
chăn nuôi heo trên phạm vi toàn 
tỉnh Đồng Nai. Với số phiếu điều 
tra là 220 trang trại (tổng số 1.388 
trang trại có 1.260 trại kiểu chuồng 
hở và 126 trại kiểu chuồng kín) 
chăn nuôi heo ở Đồng Nai được 
tiến hành thu thập theo phương 
pháp điều tra chọn mẫu, sau đó số 
mẫu được chọn ngẫu nhiên theo tỷ 
lệ đại diện cho các mô hình trang 
trại chăn nuôi. Cụ thể điều tra 198 
trại kiểu hở và 22 trại kiểu kín và 
được chia theo tỷ lệ phù hợp đối với 
các trang trại của công ty có vốn 
FDI, hợp tác xã, công ty cổ phần, 
nông hộ. Với cách thức điều tra là 
phỏng vấn trực tiếp các trang trại 
chăn nuôi nhằm thu thập thông tin 
theo bảng hỏi thiết kế sẵn bao gồm 
thông tin về đặc điểm của hộ nông 
dân như giới tính, kinh nghiệm 
chăn nuôi, trình độ văn hóa, kiến 
thức nông nghiệp, v.v.. Các yếu tố 
đầu vào bao gồm: Lao động, con 
giống, vốn, số lượng thức ăn, thuốc 
thú y, diện tích nuôi, mô hình chăn 
nuôi (chuồng lạnh, gia công, công 
nghiệp, bình thường),...Đầu ra bao 
gồm: Sản lượng chăn nuôi heo, 
lượng tăng trọng heo hơi/tháng 
nuôi/đầu heo, thu nhập trang trại, 
giá bán heo, v.v..
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu 
được sử dụng trong nghiên cứu 
này là phương pháp thống kê mô 
tả, phương pháp so sánh, phương 
pháp phân tích và tổng hợp.
3. Kết quả, hiệu quả sản xuất 
của các trang trại chăn nuôi heo 
ở Đồng Nai 
Thông qua việc đánh giá kết 
quả, hiệu quả hoạt động sản xuất 
kinh doanh của các trang trại chăn 
nuôi heo của các đơn vị chăn nuôi 
heo ở Đồng Nai nhằm so sánh, 
đánh giá kết quả hoạt động sản 
xuất kinh doanh của từng loại hình 
trang trại chăn nuôi heo. Từ đó, 
rút ra những lợi thế, ưu thế trong 
sản xuất kinh doanh, cụ thể về chi 
phí và lợi nhuận giữa các trang trại 
chăn nuôi heo. Ở đây các trang trại 
chăn nuôi heo với nhiều loại hình 
như trang trại heo giống, trang trại 
heo thịt, trang trại vừa có heo giống 
cung cấp cho sản xuất và heo thịt. 
Với giả định các khoản mục được 
tính trên cơ sở bình quân, kết quả 
sản xuất kinh doanh của các trang 
trại chăn nuôi heo được trình bày 
cụ thể ở Bảng 1.
Trong quá trình khảo sát thực tế, 
tác giả đã tính toán được các khoản 
chi phí trên dựa trên những thông 
tin chung như sau:
Chi phí con giống: Chiếm tỷ lệ 
tương đối cao trong chi phí chăn 
nuôi heo, dao động khoảng 31%. 
Với chăn nuôi heo công nghiệp, do 
những chi phí ban đầu cao nên con 
giống được sử dụng phải có chất 
lượng tốt, đòi hỏi đáp ứng được tốc 
độ phát triển cũng như tỷ lệ nạc. 
Hiện trên thị trường giá bán 1kg 
heo giống khoảng 100.000 đồng/
kg cho heo nhỏ hơn 20kg. Do đó, 
tùy mỗi trang trại chọn heo giống 
với khối lượng khác nhau và chi 
phí dao động từ 1.200.000 đồng – 
1.237.000 đồng/con.
Chi phí thức ăn: Là chi phí 
Chỉ tiêu ĐVT FDI HTX Công ty CP
Hộ gia 
đình
Quy mô đàn TB con 20.000 456 11.300 247
1. Chi phí khả biến 
bình quân 3.745.000 3.796.979 3.809.213 3.879.933
1.1 Chi phí thức ăn đồng/con 2.480.000 2.518.000 2.509.900 2.622.000
1.2.Chi phí giống đồng/con 1.200.000 1.216.000 1.237.000 1.196.123
1.3.Chi phí lao 
động đồng/con 21.010 22.375 22.145 24.120
1.4.Chi phí thú y đồng/con 20.000 20.073 20.121 20.470
1.5. Chi khác (điện, 
nước..) đồng/con 21.000 20.531 20.047 18.340
2 Chi phí cố định 50.040 28.226 29.140 28.679
2.1. Khấu hao đồng/con 47.793 25.012 25.794 24.976
2.2. Lãi suất đồng/con 2.247 3.214 3.346 3.703
3. Tổng chi phí bq đồng/con/100kg 3.792.050 3.825.205 3.838.353 3.909.732
4.Tỷ lệ chết % 5% 6% 6% 7,50%
5. Năng suất bq kg/con 95 94 94 93,5
Bảng 1: Kết quả chăn nuôi heo giữa các trang trại trên địa bàn 
tỉnh Đồng Nai tại thời điểm tháng 8/2015
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát thực tế
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
101
chính trong chăn nuôi heo, chiếm 
khoảng 65-70% trong tổng chi phí 
chăn nuôi, các trang trại chủ yếu sử 
dụng thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn. 
Giá thức ăn hỗn hợp cho heo con 
khoảng 18.000 đồng/kg và giá thức 
ăn hỗn hợp cho heo thịt khoảng 
12.000 đồng/kg. Khi giá thức ăn 
biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến 
kết quả chăn nuôi của các trang 
trại. Hiện nguồn nguyên liệu phục 
vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi 
chủ yếu là nhập khẩu nên chi phí 
cao, gây ảnh hưởng đến việc chăn 
nuôi của các trang trại. 
Chi phí thuốc thú y: Trong 
chăn nuôi hiện nay vai trò của 
thú y chiếm một vị thế quan 
trọng và không thể thiếu trong 
chăn nuôi hiện nay. Với quy trình 
phòng bệnh hiện nay chi phí cho 
1 heo nuôi thịt từ lúc 10kg tới 
khi xuất chuồng khoảng 20.000 
đồng/con.
Chi phí điện nước: Chi phí 
tiền điện nước để vận hành trại 
gồm có, điện thắp sáng, điện úm 
heo, điện chạy dàn mát, quạt, 
Tất cả chi phí trên được tính bình 
quân khoảng 20.000 đồng/con 
heo.
Đối với các trang trại chăn 
nuôi heo giống xuất bán thì heo 
nái mẹ khai thác được 5 năm, 
bình quân 2,2 lứa/năm và lợi 
nhận thu được 1.000.000 đồng/
heo giống.
Bảng 1 trên cho thấy các trang 
trại chăn nuôi heo của các công 
ty FDI có chi phí chăn nuôi thấp 
nhất, khoảng 3.792.050 đồng/
con/100kg. Các đơn vị này có quy 
trình sản xuất khép kín, tự cung 
cấp con giống, thức ăn chăn nuôi 
nên giá cám rẻ hơn khoảng 2 ngàn 
đồng/kg. Do có lợi thế hơn về thức 
ăn chăn nuôi và giống nên giá thành 
heo của các doanh nghiệp FDI thấp 
hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, họ có 
kỹ thuật chăn nuôi tốt nên khả năng 
hao hụt về dịch bệnh cũng thấp hơn 
và đầu ra ổn định hơn. Ngoài ra, 
các doanh nghiệp FDI chăn nuôi 
có quy trình chăn nuôi khép kín, 
chủ động được đàn giống từ ông 
bà đến cha mẹ, giống nuôi thương 
phẩm, thức ăn, lãi suất thấp nên 
giảm được nhiều chi phí, dẫn đến 
giá thành thấp hơn các trang trại 
chăn nuôi heo của các đơn vị khác. 
Điều này tạo nên một ưu thế cạnh 
tranh lớn của các trang trại công ty 
FDI so với các trang trại chăn nuôi 
của các đơn vị khác.
Các trang trại chăn nuôi heo của 
hợp tác xã có chi phí là 3.825.205 
đồng/con heo/100kg. Do hợp tác 
xã hợp đồng với các công ty cung 
cấp thức ăn, thuốc thú y nên chi 
phí thức ăn chăn nuôi, thuốc thú ý 
được tính theo giá của đại lý cấp 
1. Ngoài ra, hợp tác xã cũng hỗ trợ 
xã viên vay vốn từ các tổ chức tín 
dụng nên chi phí lãi vay thấp hơn 
so với các trang trại chăn nuôi của 
nông hộ.
Các trang trại chăn nuôi heo 
của các công ty cổ phần có chi phí 
3.838.353 đồng/con/100kg. 
Các trang trại chăn nuôi heo của 
nông hộ có chi phí là 3.909.732 
đồng/con, chiếm chi phí cao nhất 
so với các trang trại chăn nuôi heo 
của các đơn vị khác. Các trang trại 
chăn nuôi heo của nông hộ thường 
không có thế mạnh về vốn nên thức 
ăn chăn nuôi thường mua trước và 
trả tiền sau từ các đại lý cấp 3,4 nên 
chi phí cao. Ngoài ra, do điều kiện 
chuồng trại, chất lượng con giống 
chưa cao, trình độ sản xuất quản lý 
còn hạn chế nên năng suất chăn 
nuôi thấp hơn các trang trại khác 
cũng như tỷ lệ heo chết cao hơn. 
Điều này ảnh hưởng đến kết quả 
hoạt động sản xuất kinh doanh của 
các trang trại chăn nuôi này. 
Riêng các trang trại chăn nuôi 
heo gia công cho các công ty FDI 
sẽ được thanh toán 60.000 đồng/
con heo sau khi hoàn thành chu 
kỳ chăn nuôi khoảng 4 tháng. Các 
trang trại chăn nuôi này chỉ đầu tư 
chuồng trại và lao động, còn lại tất 
cả các chi phí từ con giống, thức 
ăn, thuốc thú ý đều do công ty FDI 
cung cấp. Với hình thức chăn nuôi 
gia công này các trang trại chăn 
nuôi heo hoàn toàn yên tâm về thị 
trường tiêu thụ, tránh sự biến động 
và rủi ro về giá cả và không cần 
nguồn vốn để đầu tư vào các chi 
phí vật chất.
Như vậy, thông qua việc tính 
các chi phí cơ bản trong chăn nuôi 
heo của các trang trại ở Đồng Nai, 
tác giả nhận thấy các trang trại chăn 
nuôi heo của các công ty có vốn FDI 
có giá thành chăn nuôi thấp nhất 
vì họ có nhiều lợi thế như nguồn 
thức ăn chăn nuôi tự sản xuất nên 
giá thấp, con giống có chất lượng 
cao, chăn nuôi theo kiểu chuồng 
kín là chủ yếu nên ít dịch bệnh, tỷ 
lệ sống cao và năng suất cao. Các 
trang trại chăn nuôi heo của hợp tác 
xã và của công ty cổ phần đều có 
giá thành trong chăn nuôi thấp hơn 
các trang trại của nông hộ, vì các 
đơn vị này tự cung cấp con giống, 
nguồn thức ăn chăn nuôi và thuốc 
thú y ký kết trực tiếp với nhà cung 
cấp nên giá bán thấp hơn giá của 
các đại lý cung cấp. Ngoài ra, họ 
còn chủ động tiếp cận các nguồn 
tín dụng cho các xã viên với chi 
phí sử dụng vốn vay thấp. Riêng 
đối với các trang trại chăn nuôi của 
hộ gia đình có giá thành chăn nuôi 
heo cao nhất vì điều kiện chăn nuôi 
chưa được hoàn toàn đảm bảo, chủ 
yếu là kiểu chuồng hở, nguồn con 
giống không đảm bảo chất lượng, 
thức ăn chăn nuôi mua từ các đại 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
102
lý nên chi phí này cao, họ chưa áp 
dụng đúng quy trình chăn nuôi nên 
tỷ lệ heo bệnh, heo chết cao hơn các 
trang trại chăn nuôi của các đơn vị 
khác và năng suất chăn nuôi thấp. 
Như vậy, mô hình chăn nuôi heo 
của các trang trại của các công ty 
có vốn FDI chiếm ưu thế hơn hẳn 
so với các trang trại chăn nuôi heo 
của các đơn vị khác.
Ngoài ra, tác giả còn tính toán 
hiệu quả kinh tế của các trang trại 
chăn nuôi heo của từng loại hình 
theo một số chỉ tiêu trong Bảng 2.
Lợi nhuận của các trang trại 
chăn nuôi heo của công ty FDI 
cao nhất trong các trang trại chăn 
nuôi heo, trung bình đạt 482.950 
đồng/con. Các trang trại chăn nuôi 
heo của công ty FDI có đầu ra ổn 
định nên hầu hết đều có lợi nhuận. 
Ngoài ra, các trang trại chăn nuôi 
nói chung còn có nguồn phụ thu 
từ biogas hoặc bán phân heo. Các 
trang trại chăn nuôi của hợp tác xã 
và của công ty cổ phần cũng có đầu 
ra tương đối ổn định nên nguồn thu 
nhập của các trang trại này ổn định. 
Riêng lợi nhuận của các trang trại 
chăn nuôi heo của hộ gia đình phụ 
thuộc rất lớn vào giá bán sản phẩm 
và giá bán này biến động thường 
xuyên theo thị trường và còn phụ 
thuộc vào thương lái. Tại thời điểm 
tháng 8/2015 tác giả khảo sát thực 
tế giá bán heo trên thị trường dao 
động 44.000 – 45.000 đồng/kg, với 
mức giá bán này thì các trang trại có 
lợi nhuận bình quân 220.621 đồng/
kg nhưng có điểm giá bán thấp ở 
mức dưới 39.000 đồng/kg dẫn đến 
các trang trại chăn nuôi heo của hộ 
gia đình sẽ bị lỗ.
Bảng 2 còn cho thấy các trang 
trại chăn nuôi của các công ty FDI 
có hiệu quả hơn với tỷ suất lợi 
nhuận và tỷ suất thu nhập là 0,13 
lần, trong khi đó các trang trại chăn 
nuôi heo của hộ gia đình có tỷ suất 
lợi nhuận và tỷ suất thu nhập là 0,06 
lần. Như vậy, khi bỏ ra 1 đồng chi 
phí thì lợi nhuận của các trang trại 
chăn nuôi heo FDI đạt 0,13 đồng 
lợi nhuận, trong khi các trang trại 
của nông hộ chỉ đạt 0,06 đồng lợi 
nhuận với điều kiện giá bán trên thị 
trường cao hơn chi phí như tại thời 
điểm nghiên cứu.
Bên cạnh đó, để có cái nhìn 
tổng quát hơn về chi phí và kết quả 
trong chăn nuôi của các trang trại, 
tác giả tiến hành tính toán và so 
sánh giữa các trang trại chăn nuôi 
heo theo kiểu chuồng kín và kiểu 
chuồng hở theo Bảng 3.
Chi phí đầu tư cho một trại nuôi 
heo chuồng kín rất lớn bao gồm xây 
dựng chuồng trại, hệ thống máng 
Chỉ tiêu ĐVT Chuồng kín Chuồng hở
Quy mô đàn TB con 11.234 358
1. Chi phí khả biến bq 3.759.733 3.889.262
1.1 Chi phí thức ăn đồng/con 2.497.421 2.633.283
1.2.Chi phí giống đồng/con 1.200.000 1.194.202
1.3.Chi phí lao động đồng/con 21.312 23.481
1.4.Chi phí thú y đồng/con 20.000 20123
1.5. Chi khác (điện, nước..) đồng/con 21.000 18.173
2 Chi phí cố định 50.446 28.516
2.1. Khấu hao đồng/con 47.793 24.902
2.2. Lãi suất đồng/con 2.653 3.614
3. Tổng chi phí đồng/con/100kg 3.810.179 3.917.778
4. Tỷ lệ chết % 5% 8,20%
5. Năng suất bq kg/con 95 92,8
Bảng 2: Hiệu quả chăn nuôi heo giữa các trang trại 
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại thời điểm tháng 8/2015
Chỉ tiêu ĐVT FDI HTX Công ty cổ phần
Hộ gia 
đình
Năng suất heo bq Kg/con 95 94 94 93,5
Giá bán bq Đồng/Kg 45.000 45.000 45.000 44.123
Doanh thu Đồng/con 4.275.000 4.230.000 4.230.000 4.125.501
Chi phí Đồng/con 3.792.050 3.825.205 3.838.353 3.909.732
Lợi nhuận Đồng/con 482.950 404.795 391.647 215.769
Phụ thu Đồng/con 6.432 6.118 6.213 4.852
Thu nhập Đồng/con 489.382 410.913 397.860 220.621
Lợi nhuận/Chi phí 
sản xuất lần 0,13 0,11 0,10 0,06
Lợi nhuận/Doanh 
thu lần 0,11 0,10 0,09 0,05
Doanh Thu/Chi phí lần 1,13 1,11 1,10 1,06
Thu nhập/Chi phí 
sản xuất lần 0,13 0,11 0,10 0,06
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 3: Kết quả chăn nuôi heo giữa các trang trại theo kiểu chuồng kín và chuồng 
hở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại thời điểm tháng 8/2015
Nguồn: tính toán từ khảo sát thực tế của tác giả
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
103
ăn tự động, hệ thống làm mát, trang 
thiết bị phụ trợ, dụng cụ, máy phát 
điện,...Chi phí bình quân 1 trang 
trại khoảng 1,5 tỷ đồng để nuôi 
2.400 con heo. Toàn bộ các chi phí 
này được tính vào chi phí đầu tư và 
được khấu trong thời gian 15 – 20 
năm. Trong thời gian sử dụng cũng 
có tu bổ, sửa chữa nhưng không 
đáng kể và chi phí này được tính 
trong mỗi kỳ nuôi. 
Đối với cả trang trại chăn nuôi 
kiểu chuồng kín và trang trại kiểu 
chuồng hở thì chi phí thức ăn chăn 
nuôi luôn chiếm tỷ lệ cao trên 65% 
trong tổng chi phí chăn nuôi. Do 
có hệ thống làm mát nên chăn nuôi 
theo kiểu chuồng kín ít hao tốn 
thức ăn hơn kiểu chuồng hở. Ngoài 
ra, chi phí lãi vay của các chuồng 
hở cũng thấp hơn vì đa phần là của 
các công ty FDI, họ được vay vốn 
từ công ty mẹ hoặc của các ngân 
hàng nước ngoài với lãi suất vay 
thấp. 
Bảng 3 cho thấy các trang trại 
chăn nuôi theo kiểu chuồng kín có 
giá thành thấp hơn kiểu chuồng 
hở bình quân 107.559 đồng/con 
heo/100kg. Do chuồng kín có hệ 
thống làm mát và được áp dụng 
quy trình chăn nuôi theo đúng tiêu 
chuẩn kỹ thuật nên tiết kiệm thức 
ăn chăn nuôi, vật nuôi cho năng 
suất cao và tỷ lệ chết thấp. Từ đó 
chúng ta nhận thấy chăn nuôi heo 
theo kiểu chuồng kín cho năng suất 
cao hơn kiểu chuồng hở. Ngoài ra, 
kiểu chuồng kín giúp bảo vệ môi 
trường tốt hơn. Tuy nhiên, nhược 
điểm của hình thức này là đòi hỏi 
nguồn vốn đầu tư lớn và đây là 
một trong những khó khăn nhất 
của nông hộ. Ngoài ra, các siêu thị, 
công ty thực phẩm và người tiêu 
dùng hiện nay đang có xu hướng 
tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc 
xuất sứ rõ ràng nên các trang trại 
Chỉ tiêu ĐVT Chuồng kín Chuồng hở
Năng suất heo bq Kg/con 95 92,8
Giá bán bq đồng/Kg 45.000 44.012
Doanh thu đồng/con 4.275.000 4.084.313,6
Chi phí đồng/con 3.810.179 3.917.778
Lợi nhuận đồng/con 464.821 166.535,6
Phụ thu đồng/con 6.413 4.892
Thu nhập đồng/con 471.234 171.427,6
Lợi nhuận/Chi phí sản xuất lần 0,12 0,04
Lợi nhuận/Doanh thu lần 0,11 0,04
Doanh thu/Chi phí lần 1,12 1,04
Thu nhập/Chi phí sản xuất lần 0,12 0,04
chăn nuôi theo kiểu chuồng kín 
sẽ chiếm ưu thế và hướng đến thị 
trường khu vực và trên thế giới, do 
tuân theo các tiêu chuẩn an toàn, 
năng suất cao, giá thành thấp mới 
có thể tiếp cận với yêu cầu khắt khe 
của thị trường bên ngoài.
Các trang trại chăn nuôi heo 
của các công ty FDI chủ yếu đầu 
tư kiểu chuồng kín, hợp tác xã có 
8 trang trại kiểu chuồng kín và 
công ty cổ phần có 3 số trang trại 
chăn nuôi kiểu chuồng kín và một 
số kiểu chuồng hở. Nông hộ có 41 
trang trại kiểu chuồng kín và 1.214 
kiểu chuồng hở, chiếm đa số với 
87,46% trong tổng số các trang 
trại chăn nuôi heo của Đồng Nai. 
Trang trại chăn nuôi heo theo kiểu 
chuồng kín là hình thức chăn nuôi 
công nghiệp hiện đại, giảm thiểu 
ô nhiễm môi trường và hướng tới 
chăn nuôi bền vững. 
Lợi nhuận của các trang trại 
chăn nuôi heo theo kiểu chuồng kín 
cao hơn kiểu chuồng hở bình quân 
298.286 đồng vì các trang trại kiểu 
chuồng kín có chi phí thấp hơn và 
năng suất cao hơn. Ngoài ra, các 
trang trại kiểu chuồng kín chủ yếu 
của công ty FDI nên có thị trường 
tiêu thụ ổn định, giá bán thường 
không bị biến động và rủi ro, còn 
các trang trại kiểu chuồng kín gia 
công cho các công ty FDI cũng 
tương tự vì có thị trường tiêu thụ 
sản phẩm đầu ra ổn định. Hiện các 
thị trường nước ngoài và TP. Hồ 
Chí Minh đang hướng tới việc tiêu 
dùng các sản phẩm chăn nuôi heo 
có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng và áp 
dụng quy trình chăn nuôi chặt chẽ 
nên mô hình chăn nuôi heo của các 
trang trại kiểu chuồng kín là có ưu 
thế hơn hẳn.
Bảng 4 còn cho thấy các trang 
trại chăn nuôi kiểu chuồng kín có 
hiệu quả hơn với tỷ suất lợi nhuận 
và tỷ suất thu nhập là 0,12 lần, trong 
khi đó các trang trại chăn nuôi heo 
của hộ gia đình có tỷ suất lợi nhuận 
và tỷ suất thu nhập là 0,04 lần. Như 
vậy, khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi 
nhuận của các trang trại chăn nuôi 
heo FDI đạt 0,12 đồng lợi nhuận, 
trong khi các trang trại của nông 
hộ chỉ đạt 0,04 đồng lợi nhuận với 
điều kiện giá bán trên thị trường 
cao hơn chi phí như tại thời điểm 
nghiên cứu.
Như vậy, thông qua việc tính 
toán chi phí, kết quả và hiệu quả 
trong chăn nuôi của các trang trại 
nêu trên, tác giả nhận thấy các 
Bảng 4: Hiệu quả chăn nuôi heo giữa các trang trại theo kiểu chuồng kín và kiểu 
chuồng hở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại thời điểm tháng 8/2015
Nguồn: Tính toán của tác giả
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
trang trại chăn nuôi heo của các 
công ty có vốn FDI đầu tư theo mô 
hình kiểu chuồng kín nên chiếm 
ưu thế hơn hẳn các đơn vị khác. 
Các trang trại của các công ty cố 
phẩn và của hợp tác xã vừa có kiểu 
chuồng kín lẫn kiểu chuồng hở và 
hoạt động có hiệu quả. Riêng các 
trang trại chăn nuôi heo của hộ gia 
đình chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số 
các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng 
Nai có nhiều khó khăn về vốn đầu 
tư chuồng trại, không chủ động 
được con giống, thuốc thú ý, thức 
ăn chăn nuôi, quy trình chăn nuôi, 
thị trường đầu ra không ổn định 
nên hiệu quả sản xuất kinh doanh 
thấp hơn hẳn so với các mô hình 
khác. Ngoài ra, mô hình chăn nuôi 
heo theo kiểu chuồng kín có nhiều 
ưu thế về giá thành, năng suất sản 
phẩm, ít gây ô nhiễm môi trường. 
Đây là mô hình chăn nuôi heo theo 
kiểu công nghiệp hiện đại mà các 
quốc gia tiên tiến trên thế giới đang 
áp dụng.
4. Kết luận và đề xuất khuyến 
nghị 
Với 4 đơn vị tham gia vào quá 
trình sản xuất kinh doanh trang trại 
chăn nuôi heo ở Đồng Nai thì các 
trang trại chăn nuôi của các công ty 
có vốn FDI có hiệu quả cao nhất vì 
họ có nhiều lợi thế trong chăn nuôi 
lẫn lợi thế về thị trường tiêu thụ. 
Các trang trại chăn nuôi heo của hộ 
gia đình có hiệu quả thấp nhất vì 
còn gặp nhiều khó khăn như điều 
kiện chuồng trại chưa đảm bảo, con 
giống chất lượng chưa cao, chi phí 
thức ăn chăn nuôi cao và thị trường 
tiêu thụ sản phẩm không ổn định. 
Trên cơ sở phân tích đó, nhằm giúp 
các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng 
Nai hoạt động sản xuất kinh doanh 
có hiệu quả, tác giả đề xuất một số 
khuyến nghị như sau:
Chính phủ, ngành chăn nuôi và 
tỉnh Đồng Nai quy hoạch phát triển 
vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu 
về nguồn nguyên liệu của ngành 
chăn nuôi nói chung và của các 
trang trại chăn nuôi heo ở Đồng 
Nai nói riêng, giúp hạn chế nhập 
khẩu nguyên liệu thức ăn chăn 
nuôi và ổn định nguồn thức ăn, ổn 
định giá bán thức ăn cho các trang 
trại chăn nuôi.
Các đơn vị chức năng của tỉnh 
tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành 
hàng dọc từ chăn nuôi đến giết mổ 
sạch đến thị trường đầu ra ổn định 
giúp các đơn vị này liên kết với 
nhau trong sản xuất – chế biến và 
tiêu thụ nhằm tạo giá trị gia tăng 
cao của sản phẩm. Từng loại công 
việc sẽ liên kết theo chuỗi ngang 
giữa các nhà chăn nuôi; giữa các 
nhà giết mổ và giữa các nhà phân 
phối tiêu thụ sản phẩm thông qua 
sự phát triển các hiệp hội chuyên 
môn nhằm ổn định sản xuất, bảo 
vệ quyền lợi cho người sản xuất và 
người tiêu dùng.
Các cơ quan chức năng tạo điều 
kiện cho các trang trại, nhất là các 
trang trại của hộ gia đình được vay 
vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư vào 
quá trình chăn nuôi như chuồng trại 
đạt tiêu chuẩn, mua nguồn thức ăn 
từ công ty với giá ưu đãi.
Ngành chức năng phổ biến kiến 
thức chăn nuôi, kiến thức chuyên 
môn, kiến thức quản lý kinh tế cho 
các trang trại chăn nuôi nhằm nâng 
cao hiệu quả sản xuất trong chăn 
nuôi heo.
Tạo thị trường đầu ra ổn định 
cho các trang trại chăn nuôi và 
hướng tới phát triển mạnh công 
nghệ chế biến nông sản sau thu 
hoạch nói chung nhằm nâng cao 
giá trị nông sảnl 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Huỳnh Minh Trí. (2014). Tác động của TPP 
đối với ngành chăn nuôi VN. Tạp chí 
Hội nhập và Phát triển. Số 18. tháng 
9-10/2014
Lưu Thanh Đức Hải. (2006). Cấu trúc thị 
trường tiêu thụ và hệ thống phân phối 
heo thịt đồng bằng sông cửu long. Tạp 
chí Nghiên cứu Khoa học số 6. 186-195. 
Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Sơn. (2004). Chăn nuôi lợn 
trang trại –thực trạng và giải pháp. Tạp 
chí Chăn nuôi số 4(62)/2004
Trần Kim Anh. (2004). Ngành chăn nuôi với 
vấn đề xuất khẩu thịt lợn. Tạp chí chăn 
nuôi số 4(62)/2004.
104

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_cua_cac_trang_trai_chan_nuoi_heo_o_dong_nai.pdf