Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam năm 2017- Thực trạng và giải pháp
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê để tổng quan kết quả kinh
doanh của ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2017, đồng thời, dựa vào
5 trong 6 chỉ số của hệ thống phân tích Camels để phân tích thực
trạng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam năm 2017 với đại diện 16 NHTM (SHB, ACB, Vpbank,
Techcombank, MB, Sacombank, Hdbank, VIB, Tpbank, Eximbank,
SCB, LPB, VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank) có quy mô tổng tài sản
lớn nhất. Phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính của các ngân
hàng cho thấy, các ngân hàng có tăng trưởng mạnh về lợi nhuận
nhưng các tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng quản lý
còn yếu, khả năng sinh lời còn chưa tương xứng với tiềm năng hoạt
động. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất để cải thiện hiệu quả kinh
doanh của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam năm 2017- Thực trạng và giải pháp
8 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam năm 2017- Thực trạng và giải pháp QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Tạ Thị Kim Dung Ngày nhận: 06/06/2018 Ngày nhận bản sửa: 05/07/2018 Ngày duyệt đăng: 23/10/2018 Bài viết sử dụng phương pháp thống kê để tổng quan kết quả kinh doanh của ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2017, đồng thời, dựa vào 5 trong 6 chỉ số của hệ thống phân tích Camels để phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam năm 2017 với đại diện 16 NHTM (SHB, ACB, Vpbank, Techcombank, MB, Sacombank, Hdbank, VIB, Tpbank, Eximbank, SCB, LPB, VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank) có quy mô tổng tài sản lớn nhất. Phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, các ngân hàng có tăng trưởng mạnh về lợi nhuận nhưng các tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng quản lý còn yếu, khả năng sinh lời còn chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất để cải thiện hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Từ khóa: Hiệu quả kinh doanh ngân hàng, hoạt động ngân hàng 1. Đặt vấn đề ăm 2017 là một năm kinh doanh thành công đối với ngành Ngân hàng khi hàng loạt ngân hàng ghi nhận kết quả khả quan, lợi nhuận tăng mạnh so với năm 2016. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng về quy mô, lợi nhuận thì hiệu quả kinh doanh của ngành Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam dựa trên các chỉ số Camel để phân tích. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện ở một ngân hàng hoặc một nhóm khoảng 10 ngân hàng, hoặc nếu phân tích toàn hệ thống thì cũng chưa tổng kết được đầy đủ nhất các chỉ tiêu tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh của ngành Ngân hàng Việt Nam trong một giai đoạn nhất định. Vì vậy, nghiên cứu này đánh giá kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của ngành Ngân hàng Việt Nam với đại diện 16 ngân hàng (trong tổng số 35 NHTM Việt Nam) có quy mô tài sản lớn nhất năm 2017. Năm 2017 là năm mà ngành Ngân hàng có nhiều thành tựu, kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc sau giai đoạn khó khăn 2011- 2015. Theo Tạ Thị Kim Dung (2016), “Hiệu quả kinh QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 doanh của NHTM là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu về kinh tế và xã hội của NHTM”. Xét trên góc độ của ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh tốt có nghĩa là việc sử dụng các nguồn lực như nhân lực, tài lực, vật lực phải phù hợp với tiềm lực của ngân hàng, nâng cao được năng lực cạnh tranh và lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê dựa vào 5 trong 6 chỉ số của hệ thống phân tích Camels để phân tích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng, bao gồm: (1) Chỉ số an toàn vốn (Capital adequacy); (2) Chất lượng tài sản (Asset quality); (3) Quản trị (Management); (4) Khả năng sinh lợi (Earnings); (5) Tính thanh khoản (Liquidity). 2. Kết quả kinh doanh của ngành Ngân hàng năm 2017 Hình 1. Tài sản của các ngân hàng tính đến 31/12/2017 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất của các ngân hàng (NH) năm 2016, 2017 Hình 2. Huy động vốn của các ngân hàng tính đến 31/12/2017 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 và tính toán của tác giả QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 2.1. Tổng tài sản Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đạt khoảng 10 triệu tỷ đồng, tăng 17,62% so với năm 2016. Trong đó, chỉ tính riêng 4 NHTM Nhà nước (NHTMNN) chiếm khoảng 45% thị phần. BIDV dẫn đầu về tổng tài sản trong nhóm NHTMNN với 1,2 triệu tỷ đồng. SCB dẫn đầu nhóm NHTMCP tư nhân với tổng tài sản đạt 444 ngàn tỷ đồng. 2.2. Huy động vốn Huy động vốn toàn hệ thống đến 31/12/2017 gồm tiền gửi (TG) và phát hành giấy tờ có giá (PHGTCG) của hệ thống TCTD tăng 15,14%% so với cuối năm 2016, đạt 7,2 triệu tỷ đồng, thấp hơn mức tăng 18,38% của năm 2016. Trong đó, 4 NHTMNN chiếm 48% thị phần huy động toàn hệ thống và Agribank dẫn đầu về số dư huy động, đạt hơn 1 triệu tỷ đồng. SCB có quy mô huy động vốn lớn nhất trong khối NH cổ phần tư nhân với hơn 353 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,9% thị phần. Đối với bất kỳ ngân hàng nào, nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng luôn là kênh quan trọng, trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tiền gửi khách hàng. Dù vậy, để đảm bảo thanh khoản và bổ sung nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng đã tìm đến một số kênh khác như vay trên liên ngân hàng hoặc phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn giá rẻ vốn được coi là lợi thế của MB với tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm 30,1% (do MB có tập khách hàng lớn là các công ty, cán bộ trong quân đội và khách Bảng 1. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của các ngân hàng tính đến 31/12/2017 ĐVT: Tỷ đồng, % STT Ngân hàng Tiền gửi của khách hàng Không kỳ hạn Có kỳ hạn Khác Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I NHTM nhà nước 1 Agribank 1.007.694 126.715 12,6% 879.469 87,3% 1.510 0,2% 2 BIDV 859.985 160.200 18,6% 694.092 80,7% 5.692 0,7% 3 Vietcombank 708.520 201.004 28,4% 495.439 69,9% 12.077 1,7% 4 Vietinbank 752.935 115.412 15,3% 631.944 83,9% 5.579 0,7% II NHTM CP 5 SCB 346.403 15.808 4,6% 327.655 94,6% 2.940 0,8% 6 SacomBank 319.860 44.596 13,9% 274.534 85,8% 730 0,2% 7 ACB 241.393 38.195 15,8% 201.076 83,3% 2.123 0,9% 8 MB 220.176 66.297 30,1% 132.801 60,3% 21.078 9,6% 9 TechcomBank 170.971 38.235 22,4% 129.728 75,9% 3.008 1,8% 10 SHB 194.890 17.753 9,1% 176.153 90,4% 984 0,5% 11 VPBank 133.551 19.671 14,7% 113.468 85,0% 412 0,3% 12 Hdbank 120.537 14.555 12,1% 105.197 87,3% 786 0,7% 13 EximBank 117.540 16.182 13,8% 100.434 85,4% 924 0,8% 14 Tpbank 70.299 11.410 16,2% 58.468 83,2% 420 0,6% 15 VIB 68.378 11.143 16,3% 57.013 83,4% 221 0,3% 16 LPB 128.275 36.413 28,4% 91.554 71,4% 308 0,2% Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2017 và tính toán của tác giả QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 11Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 hàng từ Viettel). 2.3. Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay của toàn hệ thống TCTD đến 31/12/2017 tăng 18,24% so với năm 2016, tương đương mức tăng của cùng kỳ 2016. Trong đó, 4 NHTMNN chiếm 48% tổng dư nợ của toàn hệ thống TCTD. Tuy mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp và ổn định, nhưng dự báo từ năm 2018 tăng trưởng tín của các ngân hàng sẽ không thuận lợi do Thông tư 06/2016/NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014- NHNN quy định cho phép các ngân hàng chỉ được sử dụng 45% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Năm 2017, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn giảm chiếm 53,7% tổng tín dụng (cuối năm 2016 là 55,1%). Nhóm ngân hàng TMCP tư nhân đều có tỷ trọng dư nợ trung dài hạn khá cao, đặc biệt các ngân hàng quy mô nhỏ. Hình 3. Dư nợ cho vay của các ngân hàng tính đến 31/12/2017 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 Hình 4. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của các ngân hàng đến 31/12/2017 ĐVT: % Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2017 và tính toán của tác giả QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 B ản g 2. C ơ c ấu t h u n h ập c ủ a cá c n gâ n h àn g đ ến 3 1/ 12 /2 01 7 Đ V T: T ỷ đồ ng , % ST T N gâ n hà ng Th u th uầ n lã i Th u th uầ n d ịc h vụ Th u th uầ n ng oạ i h ối Th u th uầ n C K k in h do an h Th u th uầ n C K đ ầu tư Th u th uầ n H Đ k há c Th u th uầ n gó p vố n m ua C P Tổ ng th u nh ập th uầ n ho ạt độ ng G iá tr ị Tỷ tr ọn g G iá tr ị Tỷ tr ọn g G iá tr ị Tỷ tr ọn g G iá tr ị Tỷ tr ọn g G iá tr ị Tỷ tr ọn g G iá tr ị Tỷ tr ọn g G iá tr ị Tỷ tr ọn g G iá tr ị I N H TM C P tư n hâ n 1 SH B 4. 79 7 74 ,3 % 1. 45 7 22 ,6 % 54 0, 8% 16 0, 3% -1 2 -0 ,2 % 13 7 2, 1% 3 0, 0% 6. 45 2 2 AC B 8. 45 8 73 ,9 % 1. 18 8 10 ,4 % 23 7 2, 1% 25 0, 2% 60 3 5, 3% 89 2 7, 8% 36 0, 3% 11 .4 39 3 Vp ba nk 20 .6 14 82 ,4 % 1. 46 2 5, 8% -1 59 -0 ,6 % 18 0 0, 7% 33 9 1, 4% 2. 53 6 10 ,1 % 54 0, 2% 25 .0 26 4 Te ch co m ba nk 8. 93 0 54 ,6 % 3. 81 2 23 ,3 % 27 9 1, 7% 39 7 2, 4% 85 6 5, 2% 1. 71 5 10 ,5 % 35 6 2, 2% 16 .3 44 5 M B 11 .2 19 80 ,9 % 1. 13 1 8, 2% 20 2 1, 5% 14 4 1, 0% 0 0, 0% 1. 10 9 8, 0% 62 0, 4% 13 .8 67 6 Sa co m ba nk 5. 27 8 61 ,1 % 2. 62 4 30 ,3 % 34 4 4, 0% 14 0, 2% 15 8 1, 8% 31 5 3, 6% -8 7 -1 ,0 % 8. 64 5 7 H db an k 6. 34 7 84 ,6 % 19 6 2, 6% 15 7 2, 1% 6 0, 1% 48 5 6, 5% 27 0 3, 6% 44 0, 6% 7. 50 6 8 VI B 3. 45 6 84 ,5 % 40 7 9, 9% -6 3 -1 ,5 % 0 0, 0% 16 1 3, 9% 12 7 3, 1% 1 0, 0% 4. 08 9 9 Tp ba nk 3. 17 2 87 ,9 % 16 5 4, 6% 10 0, 3% 0 0, 0% 22 3 6, 2% 39 1, 1% 0 0, 0% 3. 61 0 10 Ex im ba nk 2. 66 8 69 ,7 % 33 1 8, 7% 22 8 6, 0% 0 0, 0% 63 1, 6% 43 1 11 ,3 % 10 8 2, 8% 3. 82 8 11 SC B 1. 89 1 43 ,0 % 87 1 19 ,8 % 13 0, 3% 15 0, 4% 61 0 13 ,9 % 99 0 22 ,5 % 6 0, 1% 4. 39 7 12 LP B 5. 22 7 10 2, 6% 65 1, 3% 6 0, 1% 14 0, 3% 37 0 7, 3% -5 86 -1 1, 5% 0 0, 0% 5. 09 5 II N H TM n hà n ư ớ c 13 VC B 21 .9 38 74 ,6 % 2. 53 8 8, 6% 2. 04 2 6, 9% 47 6 1, 6% -2 0 -0 ,1 % 2. 10 0 7, 1% 33 2 1, 1% 29 .4 06 14 BI D V 30 .9 55 79 ,3 % 2. 96 6 7, 6% 66 8 1, 7% 48 2 1, 2% 33 1 0, 8% 3. 27 9 8, 4% 33 6 0, 9% 39 .0 17 15 Vi et in ba nk 27 .0 73 83 ,0 % 1. 85 5 5, 7% 71 0 2, 2% 32 5 1, 0% -8 1 -0 ,2 % 1. 99 5 6, 1% 74 3 2, 3% 32 .6 20 16 Ag rib an k 34 .0 22 79 ,1 % 3. 06 2 7, 1% 53 2 1, 2% -1 0, 0% 17 7 0, 4% 5. 07 2 11 ,8 % 12 8 0, 3% 42 .9 91 N gu ồn : B C T C h ợ p nh ất c ác N H T M n ăm 2 01 7 và t ín h to án c ủa t ác g iả QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 13Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 2.4. Cơ cấu thu nhập Trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng tại Việt Nam, cho vay vẫn là mảng hoạt động chính đóng góp phần lớn vào thu nhập của ngân hàng, trong khi xu hướng của các ngân hàng trên thế giới hiện nay, thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động dịch vụ. Ở một số nước trong khu vực, tỷ trọng thu nhập dịch vụ của các ngân hàng thường từ 25% trở lên, và ở những ngân hàng lớn trên thế giới, tỷ trọng này chiếm tới 60% (KPMG, 2013). Tỷ trọng thu nhập lãi thuần của tất cả các ngân hàng được khảo sát hầu như đều chiếm trên 70%, trong đó TPbank có tỷ trọng thu nhập từ lãi cao nhất 87,9%. Trong khi đó, tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng nhìn chung còn thấp. Chỉ có 5/16 ngân hàng trong nhóm nghiên cứu có tỷ trọng thu dịch vụ trên 10%. VPbank dẫn đầu thu thuần hoạt động với 25.026 tỷ đồng, đặc biệt, tổng thu nhập hợp nhất của VPbank có đóng góp phần lớn từ các công ty con (45%). 2.5. Lợi nhuận Theo báo cáo hợp nhất, VPBank tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu nhóm NHTM cổ phần về lợi nhuận trước dự phòng rủi ro và lợi nhuận trước thuế, trong đó, công ty con đóng góp 31% lợi nhuận trước thuế và 48% lợi nhuận trước dự phòng rủi ro. 2.6. Năng suất lao động Hình 5. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng đến 31/12/2017 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 Hình 6. Năng suất lao động của các ngân hàng đến 31/12/2017 ĐVT: Triệu đồng/người QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 Năm 2017, SCB là ngân hàng dẫn đầu về năng suất huy động và cho vay của nhân viên. Tuy nhiên, Techcombank mới là ngân hàng luôn có năng suất tạo thu nhập hoạt động của lao động cao và ổn định nhất khi mỗi nhân viên tạo ra 1.864 triệu đồng thu nhập thuần. 3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng năm 2017 3.1. Tỷ lệ an toàn vốn (C) Hệ số Car, Hệ số vốn chủ sở hữu (VCSH)/Huy Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 và tính toán của tác giả Bảng 3. Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng ĐVT: % TT Ngân hàng 2016 2017 Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro (Car) Vốn chủ sở hữu/ Huy động Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro (Car) Vốn chủ sở hữu/ Huy động Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản I NHTM nhà nước 1 Agribank 4,92 4,91 5,20 4,66 2 BIDV 9,50 6,08 4,38 9,50 5,68 4,06 3 Vietcombank 11,13 8,15 6,11 11,63 7,42 5,08 4 Vietinbank 10,40 9,21 6,36 8,47 5,82 II NHTM CP tư nhân 5 SacomBank 9,61 7,61 6,68 11,30 7,26 6,31 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 15Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 động, VCSH/Tổng tài sản của các ngân hàng hầu như đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản của các ngân hàng vẫn nằm trong tiêu chuẩn quốc tế từ 4-6% (Asean Securities, 2018). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng vốn tự có không theo kịp tốc độ tăng trưởng tài sản khiến Hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống có xu hướng giảm liên tục từ 2015 đến nay. Nếu năm 2015, tỷ lệ Car trung bình toàn ngành là 13% thì đến 2017 giảm chỉ còn mức 11,98%. Theo Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, kết quả áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2 tại 10 ngân hàng thí điểm là: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, MBB, Sacombank, Techcombank, VPBank, VIB và MaritimeBank cho thấy hệ số Car giảm mạnh so với số báo cáo, chủ yếu do tài sản có quy đổi rủi ro tăng. Đối với bốn NHTM nhà nước, hệ số CAR theo báo cáo hiện tại đã tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng Basel 2 thì Car sẽ giảm xuống dưới 8%. Vì thế, áp lực tăng vốn của các ngân hàng để đáp ứng tỷ lệ CAR theo Basel II đang rất lớn. 3.2. Chất lượng tài sản (A) Tài sản có sinh lời TT Ngân hàng 2016 2017 Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro (Car) Vốn chủ sở hữu/ Huy động Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro (Car) Vốn chủ sở hữu/ Huy động Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 6 ACB 13,19 6,79 6,02 11,49 6,64 5,64 7 MB 12,50 13,65 10,38 12,00 13,44 9,43 8 SHB 12,99 7,94 5,49 11,29 7,54 5,14 9 VPBank 13,20 13,88 7,51 14,60 22,24 10,69 10 TechcomBank 11,29 8,32 12,68 15,75 10,00 11 Hdbank 9,63 6,62 12,24 7,80 12 SCB 11,17 5,24 4,27 4,48 3,50 13 LPB 7,51 5,87 7,31 5,74 14 EximBank 17,12 13,14 10,44 15,98 12,12 9,54 15 VIB 13,25 14,75 8,37 13,07 12,85 7,14 16 Tpbank 9,00 10,31 5,34 9,00 9,50 5,38 Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 và tính toán của tác giả Bảng 4. Tài sản có sinh lời đến 31/12/2017 của các ngân hàng ĐVT: Tỷ đồng, % TT Ngân hàng ... %. Tổng các khoản nợ xấu được xử lý năm 2017 đạt 115,54 nghìn tỷ đồng, phần lớn là do khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và bán cho VAMC. Tỷ lệ nợ xấu năm 2017 giảm đáng kể so với những năm trước đây do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có sự cải thiện tích cực. Vì vậy, các NH có nguồn để trích quỹ dự phòng rủi ro và dùng nó để xử lý nợ xấu. Ngoài ra, với sự hỗ trợ bởi Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu và thị trường bất động sản ấm dần lên chính là điều kiện thuận lợi từ khung pháp lý cho đến thị trường để các ngân hàng tích cực giải quyết nợ xấu. Dù kiểm soát ở mức trung bình dưới 3% theo quy định của NHNN nhưng nợ xấu trung bình của các ngân hàng Việt Nam vẫn cao hơn mức chuẩn quốc tế là 1,5% (Asean Securities, 2018). Trích lập dự phòng rủi ro Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu của các ngân hàng nhìn chung có sự cải thiện so với cùng kỳ năm 2016, trong đó SCB và ACB có tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên nợ xấu cao nhất cho thấy sự thận trọng trong trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu thể hiện khả năng phòng vệ của ngân hàng trước rủi ro phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, đây còn là “của để dành” của ngân hàng, khi nợ xấu được thu hồi thì ngân hàng có thể ghi nhận hoàn nhập dự phòng. Các NHTMNN thường có tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên nợ xấu cao, trong khi tỷ lệ này tại các ngân hàng cổ phần tư nhân thấp, thường xoay quanh mức trên dưới 50%. Vì vậy, các ngân hàng cần phải tăng trích lập dự phòng nhiều hơn để giải quyết nợ xấu. Lãi, phí phải thu Tỷ lệ lãi, phí dự thu/Tổng dư nợ phản ánh khoản lãi, phí đã được hạch toán vào thu nhập nhưng thực tế vẫn chưa thu được. Tỷ lệ này của một số ngân hàng dù giảm nhưng vẫn còn khá cao, cho thấy chất lượng tài sản giữa các ngân hàng có sự phân hóa lớn và tính minh bạch còn hạn chế. Khoản “lãi, phí phải thu” lớn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất giảm cho thấy chất lượng tài sản ngân hàng thiếu minh bạch và tiềm ẩn nhiều rủi ro và các ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chưa hạch toán vào nợ xấu và tài sản xấu. 3.3. Khả năng quản lý (M) Hình 8. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng so với nợ xấu đến 31/12/2017 Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 và tính toán của tác giả QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 Năm 2017, Sacombank là ngân hàng có Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) cao nhất trong nhóm nghiên cứu- lên đến 73,3% do những vấn đề phải giải quyết sau khi nhận sáp nhập NH Phương Nam. Trong khi đó, Techcombank là NH đứng đầu về khả năng kiểm soát chi phí hoạt động khi tiếp tục duy trì tỷ lệ CIR xuống còn 28,72%. Chi phí nhân viên chiếm trên dưới 50% tổng chi phí hoạt động là lý do chủ yếu khiến chi phí hoạt động của các ngân hàng dù có kiểm soát nhưng vẫn ở mức cao. Điều này đi ngược với xu hướng toàn cầu khi mà tỷ lệ chi phí nhân viên nên giảm xuống dưới 40% (KPMG, 2013). 3.4. Khả năng sinh lời (E) Số liệu từ các ngân hàng cho thấy hiệu quả khai thác tài sản và vốn cao nhất lại không thuộc về nhóm NHTMNN, dù nhóm này có lợi nhuận khá cao trong kỳ. Năm 2017, VPbank, Techcombank là những ngân hàng dẫn đầu thị trường về tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), của vốn chủ sở hữu (ROE), Hình 9. Tỷ lệ lãi, phí phải thu so với tổng dư nợ đến 31/12/2017 Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 và tính toán của tác giả Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 và tính toán của tác giả Hình 10. Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động (CIR) đến 31/12/2017 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 19Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 khẳng định đây là những ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất tốt. VPBank có ROA và ROE hợp nhất lần lượt là 2,18% và 28,4% (mức rất tốt). Thông thường, mức tốt của ROA là trên 1%, ROE là trên 20% (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). VPbank cũng dẫn đầu về tỷ lệ lãi cận biên (NIM) với 8,66%. VPBank có NIM cao do thu nhập lãi thuần đóng góp rất lớn từ công ty con (45%). Trong khi so với chuẩn mực thế giới, tỷ lệ này thường trên 4%. Mặc dù là một chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động tốt, tuy nhiên, NIM không phản ánh một cách đầy đủ tính sinh lời của ngân hàng vì không tính đến phí dịch vụ cũng như những thu nhập ngoài lãi khác và chi phí hoạt động, chi phí rủi ro tín dụng. Tùy theo đặc thù kinh doanh của mỗi ngân hàng như đặc thù hoạt động, thành phần khách hàng và chiến lược huy động mà tỷ lệ NIM khác nhau. Tỷ lệ NIM cao thường thấy tại các ngân hàng với mô hình huy động vốn và cho vay truyền thống. Nhiều ngân hàng có NIM không cao nhưng vẫn là ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt bởi quy mô hoạt động lớn và chú trọng vào thu nhập từ dịch vụ (các NHTMNN). 3.5. Thanh khoản (L) Theo quy định của Thông tư 36/2014/TT- NHNN, thanh khoản được thể hiện qua một số chỉ tiêu như Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (Tài sản có tính thanh khoản/tổng nợ phải trả ≤ 10%), Tỷ lệ cho vay so với tiền gửi (≤ 80%),... và thực tế, các ngân hàng hầu hết đều đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ này. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng thêm Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản (Asean Securities, 2018), cho thấy tỷ lệ này của nhiều ngân hàng năm 2017 thấp dưới 20% hoặc (và) giảm so với 2016, thấp hơn mức trung bình của nhóm là 21%. Trong khi đó, ngưỡng an toàn của tỷ lệ này ở mức 20% (Asean Securities, 2018). Hình 11. Khả năng sinh lời của các ngân hàng Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 và tính toán của tác giả QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị 4.1. Kết quả đạt được Qua phân tích, các kết quả chính năm 2017 của các NHTM trong nhóm nghiên cứu được chỉ ra như sau: Chất lượng tài sản: Chất lượng tài sản chủ yếu đánh giá qua nợ xấu đã được cải thiện đáng kể. Nợ xấu toàn hệ thống tiếp tục được kiểm soát và xử lý ở mức trung bình dưới 3% do hoạt động kinh doanh của các NH có cải thiện tích cực cùng sự hỗ trợ từ khung pháp lý cho đến thị trường. Khả năng sinh lời: Các ngân hàng đã cải thiện vượt bậc khả năng sinh lời, tạo ra những bước đột phá về nền tảng tài chính. Trên cơ sở đó các NH có thể đầu tư mạnh hơn vào phát triển công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh lâu dài trên thị trường. Thanh khoản: Các ngân hàng đều có sự ổn định khá vững chắc về các chỉ tiêu an toàn thanh khoản như là tỷ lệ cho vay/huy động, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, góp phần vào sự ổn định về thanh khoản của toàn hệ thống trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây. 4.2. Những hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn có xu hướng giảm. Tăng trưởng tín dụng nóng khiến tài sản có quy đổi rủi ro tăng là một phần nguyên nhân khiến khả năng cân đối vốn cũng như tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng có xu hướng giảm trong khi áp lực đáp ứng an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel 2 đang đến gần. Bên cạnh đó, một số ngân hàng, đặc biệt là các NHTMNN tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn do chưa thành công trong việc tìm đối tác chiến lược cũng như không được tạo nhiều điều kiện để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh khả năng chống chịu rủi ro của một NH, đồng thời là nguồn lực chủ yếu để xử lý nợ xấu, nhất là nợ mất vốn (nhóm 5) khi cần. Thứ hai, chất lượng tài sản dù được cải thiện nhưng rủi ro vẫn còn ở mức cao. Chất lượng tài sản thể hiện chủ yếu qua tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức trung bình dưới 3%. Tuy nhiên, nếu tính cả trái phiếu VAMC (Công ty quản lý tài sản) thì số nợ xấu tại một số ngân Hình 12. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản đến 31/12/2017 Nguồn: BCTC hợp nhất các NH năm 2016, 2017 và tính toán của tác giả QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 21Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 hàng còn lớn hơn. Tỷ lệ lãi dự thu cao ở một số ngân hàng cho thấy có thể các ngân hàng đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chưa hạch toán vào nợ xấu và tài sản xấu. Ngoài những nguyên nhân khách quan như bất ổn của nền kinh tế, thiên tai,.. thì một số nguyên nhân chính dẫn tới nợ xấu như: (i) Về phía khách hàng, do khách hàng có tình hình tài chính không tốt, năng lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, quản trị doanh nghiệp yếu, không thích ứng được với môi trường kinh tế thay đổi; (ii) Về phía ngân hàng, nợ xấu do chất lượng thẩm định không tốt, rủi ro đạo đức cán bộ. Ngoài ra, trong một thời gian dài, một số ngân hàng tăng trưởng tín dụng nóng và đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro nhưng tình hình quản trị chưa tốt dẫn tới những khoản nợ chưa đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn vốn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra khoản nợ xấu lớn ở một số NHTMCP trước đây và hiện tại vẫn còn là gánh nặng tài chính của nhiều ngân hàng nhỏ. Thứ ba, khả năng sinh lời cải thiện nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của các ngân hàng. Lợi nhuận tăng vượt bậc trong những năm gần đây giúp khả năng sinh lời của các ngân hàng cải thiện. Tuy nhiên mức sinh lời vẫn chưa tương xứng với quy mô vốn và tài sản ngày càng tăng cũng như tiềm năng hoạt động của nhiều ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu do: - Về cơ cấu thu nhập, các ngân hàng hầu hết phụ thuộc vào thu nhập lãi mà chưa thực sự chú trọng thu nhập các hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là các dịch vụ ứng dụng trên nền tảng công nghệ cao, có tiềm năng lớn. Trong khi chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm mạnh trong vài năm trở lại đây. - Về cơ cấu chi phí, các ngân hàng có xu hướng mở rộng hệ thống, tăng chi phí hoạt động trong đó, chi phí nhân viên chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tăng ảnh hưởng tới lợi nhuận của các ngân hàng. 4.3. Một số khuyến nghị Qua đánh giá về một số tồn tại và nguyên nhân về những tồn tại trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, nhóm tác giả đề xuất một số vấn đề cần quan tâm như sau: Thứ nhất, cải thiện chỉ tiêu an toàn vốn: Các ngân hàng cần tăng vốn tự có để đảm bảo cân đối vốn, đặc biệt đảm bảo hệ số CAR theo cách tính mới tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN của NHNN, tiến tới tiệm cận theo theo các tiêu chuẩn Basel II. Thứ hai, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu - Cơ cấu danh mục tín dụng vào những ngành nghề ít rủi ro, có tiềm năng phát triển; tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn; khai thác tối đa năng lực, thế mạnh của từng địa phương; đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, công nghiệp chế biến, chế tạo, các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các ngành nghề được hưởng lợi từ các FTA;... Đây cũng là những đối tượng được khuyến khích phát triển tín dụng theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, giảm thiểu rủi ro và tạo nền tảng khách hàng vững chắc cho ngân hàng. - Xây dựng nền tảng khách hàng chiến lược, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng. - Bên cạnh việc bán nợ cho các công ty mua bán nợ như VAMC, DATC, sử dụng dự phòng thì ngân hàng cũng có các giải pháp hỗ trợ khách hàng như xem xét miễn, giảm lãi suất; Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền của khách hàng; Triển khai đồng bộ giải pháp tư vấn tài chính, tham gia tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, hỗ trợ về tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm và hợp tác kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Thứ ba, đa dạng hóa thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời kiểm soát chi phí nhằm cải thiện lợi nhuận, khả năng sinh lời. - Đa dạng hóa các kênh đầu tư nhằm tăng doanh thu cho ngân hàng. - Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng có khả năng giao dịch bằng các phương tiện điện từ trên môi trường mạng với tính năng an toàn, bảo mật cao; - Công khai trên trang điện tử về thủ tục cung cấp dịch vụ đối với khách hàng; Cải tiến quy trình dịch vụ nhằm giảm chi phí, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng; Liên tục rà soát việc xác định mức phí đối với từng loại dịch vụ, đồng thời loại bỏ các loại phí không hợp lý; Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ thông qua công tác khách hàng bí mật nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. - Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm giảm tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động thuần. Trong đó, xây dựng định biên nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động của từng đơn vị kinh doanh nhằm phát huy tối đa năng suất lao động của cán bộ nhân viên, kiểm soát chi phí nhân viên trong tổng chi phí hoạt động nên xuống dưới 40% tổng chi phí hoạt động. Thứ tư, một số kiến nghị với NHNN - Giải quyết dứt điểm các ngân hàng yếu kém trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD mà Quốc hội vừa thông qua nhằm củng cố hơn nữa lòng tin của người gửi tiền và tránh rủi ro hệ thống. - Tiếp tục tạo lập hành lang pháp lý và chế tài loại bỏ hoàn toàn sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn vốn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra khoản nợ xấu lớn ở một số NHTMCP trước đây và hiện tại vẫn còn là gánh nặng tài chính của nhiều ngân hàng nhỏ. ■ Tài liệu tham khảo 1. Asean Securities (2018), Báo cáo phân tích, https://www.aseansc.com.vn, 2/2018 2. KPMG (2013), Khảo sát ngân hàng Việt Nam năm 2013, kpmg.com.vn, 2013 3. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, ĐH Kinh tế TP HCM, 2010 4. Tạ Thị Kim Dung (2016), Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược phát triển. 5. Báo cáo Tài chính hợp nhất của các NHTM 6. Thông tin Website của các NHTM Thông tin tác giả Tạ Thị Kim Dung, Tiến sĩ Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, ngõ 124 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội Email: takimdung2709@gmail.com Summary Business performance of Vienamese banks in 2017 - Situations and solutions The article uses a statistical method to summarize the performance of the Vietnam’s banking sector in 2017, and at the same time based on five of the six indicators of the Camels analysis system to analyzes business performance of Vietnam’s commercial banks in 2017, with representatives from top 16 commercial banks in terms of total assets in 2017. The article shows that banks had strong growth in earning, but capital adequacy ratio, asset quality and management capacity were weak, profitability were not commensurate with their potential. From that, the article offers some recommendations for improvement of the banking sector in the coming time. Key words: business performance of banks, banking operations. Dung Thi Kim Ta, PhD. Ha Noi University of Business and Technology
File đính kèm:
- hieu_qua_kinh_doanh_cua_ngan_hang_viet_nam_nam_2017_thuc_tra.pdf