Hiệu quả của quy trình trữ nước mưa trong việc giảm căng thẳng về nguồn nước mùa kiệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Nước biển dâng cho dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ

Vấn đề biến đổi khí hậu – nước biển dâng cùng với mực nước các sông hạ thấp, xâm

nhập mặn ngày càng gia tăng về mùa kiệt thuộc dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ trong những năm

gần đây đang là thách thức rất lớn cho ngành thủy lợi. Do vậy nghiên cứu các giải pháp để hạn chế

các ảnh hưởng xấu này đến sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Việc áp dụng hiệu quả của

quy trình trữ nước mưa là một trong những giải pháp nhằm giảm căng thẳng về nguồn nước mùa

kiệt trong bối cảnh BĐKH-NBD đã được nghiên cứu trong bài báo này.

pdf 6 trang kimcuc 20780
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả của quy trình trữ nước mưa trong việc giảm căng thẳng về nguồn nước mùa kiệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Nước biển dâng cho dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả của quy trình trữ nước mưa trong việc giảm căng thẳng về nguồn nước mùa kiệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Nước biển dâng cho dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ

Hiệu quả của quy trình trữ nước mưa trong việc giảm căng thẳng về nguồn nước mùa kiệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Nước biển dâng cho dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ
 55 
HIÖU QU¶ CñA QUY TR×NH TR÷ N¦íC M¦A TRONG VIÖC GI¶M C¡NG TH¼NG 
VÒ NGUåN N¦íC MïA KIÖT TRONG BèI C¶NH biÕn ®æi khÝ hËu - 
n­íc biÓn d©ng CHO D¶I VEN BIÓN §åNG B»NG B¾C Bé 
KS. Phạm Tất Thắng - Học viên CH17Q1 
TS. Nguyễn Thu Hiền - Khoa Kỹ thuật TNN 
PGS.TS. Trần Viết Ổn - Khoa Kỹ thuật TNN 
Tóm tắt: Vấn đề biến đổi khí hậu – nước biển dâng cùng với mực nước các sông hạ thấp, xâm 
nhập mặn ngày càng gia tăng về mùa kiệt thuộc dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ trong những năm 
gần đây đang là thách thức rất lớn cho ngành thủy lợi. Do vậy nghiên cứu các giải pháp để hạn chế 
các ảnh hưởng xấu này đến sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Việc áp dụng hiệu quả của 
quy trình trữ nước mưa là một trong những giải pháp nhằm giảm căng thẳng về nguồn nước mùa 
kiệt trong bối cảnh BĐKH-NBD đã được nghiên cứu trong bài báo này. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ thuộc địa 
giới hành chính của 14 huyện thuộc 5 tỉnh, 
thành gồm: Huyện Yên Hưng (Quảng Ninh), An 
Hải, An Lão, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thuỷ 
Nguyên, tiên Lãng và Vĩnh Bảo (Hải Phòng), 
Thái Thuỵ, Tiền Hải (Thái Bình), Hải Hậu, Giao 
Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định) và Kim Sơn 
(Ninh Bình). Toàn khu vực có dân số 
3.120.000 người. Diện tích tự nhiên 597.312 
ha và hoàn toàn nằm trong châu thổ sông 
Hồng - Thái Bình. 
Vùng ven biển Bắc Bộ có 112.738 ha đất 
mặn phèn chiếm 18,87 % diện tích đất tự 
nhiên của toàn vùng [1]. Phần lớn các diện 
tích này đều nằm ở các vùng có điều kiện địa 
lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội 
của khu vực. 
Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu – nước 
biển dâng đang là mối hiểm họa của Việt Nam. 
Theo thống kê nếu nước biển dâng 1m sẽ có 
1.668 km2 đất thuộc đồng bằng sông Hồng bị 
ngập, 1.874.011 người bị ảnh hưởng. Một kịch 
bản khác chỉ ra rằng, nếu nước biển dâng 2m thì 
nước sẽ gây ngập 4.693 km2 đất và 5.589.629 
người chịu ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. 
Do vậy, nghiên cứu diễn biến và đề xuất giải 
pháp giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn 
dải ven biển đồng bằng Bắc bộ nói riêng và toàn 
bộ dải ven biển Việt Nam nói chung dưới tác 
động của nước biển dâng đến phát triển kinh tế - 
xã hội, chính trị, văn hóa, hiện đang là nhiệm 
vụ cấp bách của toàn ngành thủy lợi. 
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Nội dung nghiên cứu 
- Tình hình diễn biến dòng chảy và xâm 
nhập mặn ở dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ 
vào mùa kiệt 
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu 
cầu tưới nước của cây lúa 
- Hiệu quả quy trình trữ nước mưa 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu 
nêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp: 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 
nhằm thu thập các kết quả phục vụ phân tích, 
tính toán 
- Phương pháp phần mềm: Sử dụng phần 
mềm tính toán chế độ tưới cho cây lúa của tác 
giả PGS.TS. Trần Viết Ổn 
- Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý 
kiến của các chuyên gia trong việc phân tích 
tính toán). 
 56 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Tình hình diễn biến dòng chảy và xâm 
nhập mặn ở dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ 
vào mùa kiệt 
Dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ nằm toàn bộ 
trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Mặc dù 
lưu vực này có tổng lượng dòng chảy khá lớn 
(khoảng 135 tỉ m3/năm) nhưng phân bổ không 
đều theo thời gian và không gian. Trong 7-9 
tháng mùa khô, tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm 
20-30% tổng lượng dòng chảy năm. Vài năm 
gần đây, tình hình hạn hán trên lưu vực ngày 
càng trở nên khắc nghiệt. 
Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Quy hoạch 
thủy lợi, lưu lượng trung bình năm giảm dần tại 
các trạm, lưu lượng trung bình mùa kiệt cũng 
cho thấy nguồn nước suy giảm nghiêm trọng. 
Việc giảm lưu lượng dẫn tới không đủ nguồn 
nước cấp cho nhu cầu ở hạ du, tạo điều kiện 
mặn xâm nhập sâu hơn. Việc điều tiết nước ở 
các hồ chứa lớn (Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên 
Quang, Sơn La) trong một số giai đoạn đầu mùa 
khô chưa đáp ứng nhu cầu nước ở hạ du. 
Hơn nữa, việc trữ nước của các công trình 
thủy điện và lấy nước của một số hệ thống công 
trình thủy lợi vùng thượng nguồn sông Thao, 
sông Đà thuộc lãnh thổ Trung Quốc đã làm suy 
giảm dòng chảy đến Việt Nam về mùa khô. 
Trên sông Đà từ năm 2007-2009, các hồ chứa 
phía Trung Quốc đã giữ lại một lượng nước 
khoảng 10-20%. Cụ thể hơn, vào thời kỳ đầu 
mùa lũ, cuối mùa cạn (tháng 5, tháng 6) năm 
2009 thiếu nước xảy ra trên hệ thống sông Hồng 
và sông Thái Bình, do phía Trung Quốc đã giữ 
lại hơn 30% lượng nước làm ảnh hưởng đến 
nguồn nước về hạ lưu, ngay cả đoạn sông Hồng 
qua cầu Long Biên cũng bị cạn. 
Xâm nhập mặn sâu vào các vùng cửa sông 
chủ yếu do hai nguyên nhân: nguồn nước bổ 
sung từ thượng nguồn không đủ để đẩy mặn và 
xu thế dâng lên của mực nước biển khiến mặn 
ngày càng xâm nhập sâu hơn. Phân tích mực 
nước đỉnh triều tại Hòn Dấu (Hải Phòng, nơi đặt 
cột mốc thủy chuẩn để đánh dấu độ cao số 0 của 
mực nước biển) từ năm 1956-2008 cho thấy giá 
trị trung bình của đỉnh triều chu kỳ 1973-1992 
cao hơn chu kỳ 1956-1972 là 14cm. 
Mực nước sông Hồng hạ thấp làm cho tình 
trạng xâm nhập mặn hiện nay ở mức báo động: 
Ngày 13-1-2010, Công ty TNHH nhà nước 
một thành viên khai thác công trình thủy lợi 
Xuân Thủy (Nam Định) thông báo: đã có 28 
km sông Hồng và 42 km sông Ninh Cơ bị 
nhiễm mặn với độ mặn cao nhất trên sông 
Hồng là 25,2 %0, trên sông Ninh Cơ là 
10%0. Đây là năm mặn xâm nhập sâu nhất, 
mức độ nhiễm mặn cũng cao nhất trong nhiều 
năm qua. 
 Sự xâm nhập mặn và mực nước trên sông 
Hồng, sông Hóa và sông Trà Lý cũng như các 
sông vùng hạ du Thái Bình lại phụ thuộc vào sự 
điều tiết của các hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà và 
Tuyên Quang. Thực tế theo dõi nhiều năm trở 
lại đây, nước mặn ngày càng lấn sâu hơn vào 
khu vực nội tỉnh: hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải 
những năm qua vụ xuân bị ảnh hưởng của mặn 
trên triền sông Hoá lên tới khu vực cầu Nghìn, 
triền Trà lý mặn ảnh hưởng lên qua cống Thái 
Phúc tới giáp cống Thuyền Quan là cống lấy 
nguồn nước chủ yếu của vùng Nam huyện Thái 
Thuỵ, triền sông Hồng mặn xâm nhập lên tới 
cống Nguyệt Lâm là cống lấy nguồn nước chủ 
yếu của huyện Tiền Hải. Trong giai đoạn đổ ải 
thời gian mở cống rất hạn chế, diện tích các 
vùng Nam, Bắc quốc lộ 10 (vùng Tân Đệ) của 
huyện Vũ Thư, vùng Tiến Đức, Hồng An, Phú 
Sơn... (Hưng Hà), Quỳnh Hoàng, Quỳnh Ngọc 
(Quỳnh Phụ... do thiếu nguồn nước hàng loạt 
máy bơm trơ giỏ phải ngừng bơm); Vùng tự 
chảy thường xuyên thuộc các huyện Quỳnh 
Phụ, Kiến Xương không lấy được tự chảy nên 
rất bị động về tưới, đã ảnh hưởng tiến độ gieo 
cấy lúa xuân. 
Nhiều năm qua giải pháp chính giảm thiểu ô 
nhiễm và xâm nhập mặn trên các sông là nhờ 
vào việc xả nước từ các hệ thống hồ chứa ở 
 57 
thượng nguồn để làm loãng nồng độ ô nhiễm và 
đẩy mặn ra xa. Nhưng ngày nay, giải pháp đó 
đã trở nên khó khăn khi mà nước từ các hồ 
chứa còn phải phục vụ cho nhiều mục đích 
khác cộng thêm với việc nước bị giữ lại ở các 
hồ chứa đầu nguồn của các nước láng giềng 
làm cho nguồn nước vốn đã khan hiếm nay còn 
khan hiếm hơn. Mặt khác, sự biến đổi của khí 
hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ 
đến tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, 
vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ 
không khí tăng thêm 2,5 đến 4,50C, lượng dòng 
chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tùy theo mức 
độ biến đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa 
giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 – 
53% đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 
2,50C và giảm 26 – 90% với kịch bản nhiệt độ 
không khí tăng 4,5% (tài liệu của Viện Khí 
tượng Thủy văn – Bộ Tài nguyên và Môi 
trường). Điều đó khiến lượng nước xả xuống 
hạ du ngày càng ít và không đều nên nước mặn 
từ các cửa sông ven biển ngày càng lấn sâu vào 
đất liền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với 
sản xuất nông nghiệp. 
3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến 
nhu cầu tưới nước của cây lúa 
Biến đổi khí hậu là một trong những thách 
thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. 
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm 
trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên 
phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước 
biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn 
nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro 
lớn đối với nông nghiệp và các hệ thống kinh tế 
- xã hội trong tương lai. 
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt 
độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, 
mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi 
khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là 
bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Hậu quả của 
biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm 
trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu 
xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các 
mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền 
vững của đất nước. 
Theo kịch bản biến đổi khí hậu (kịch bản 
trung bình) đến năm 2030 của Bộ Tài nguyên và 
Môi trường [3] nhiệt độ, lượng mưa, mực nước 
biển là những yếu tố bị thay đổi, cụ thể như sau: 
Bảng 1. Sự biến đổi yếu tố nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển của kịch bản biến đổi khí hậu 
đến năm 2030 so với kịch bản hiện trạng 
 Tháng 
Yếu tố XII-II III-V VI-VIII IX-XI 
Nhiệt độ tăng lên (0C) 0,8 0,9 0,5 0,6 
Lượng mưa tăng lên (%) 1,2 -2,0 4,4 1,4 
Mực nước biển tăng lên (cm) 17 17 17 17 
Các kết quả tính toán nhu cầu nước cho 13 
huyện ven biển thuộc dải ven biển đồng bằng 
Bắc Bộ của cây lúa với kịch bản biến đổi khí 
hậu đến năm 2030 so với kịch bản hiện trạng 
cho thấy: 
- Với kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 
2030 làm thay đổi các yếu tố nhiệt độ và 
lượng mưa (theo hướng tiêu cực) làm cho nhu 
cầu nước tại mặt ruộng tăng lên trung bình 
2,7% so với kịch bản hiện trạng. Cụ thể, với 
đất mặn làm tăng 2,2%; đất phèn 4,11%; đất 
cát 1,91%; các loại đất khác 2,56%. Như vậy 
có thể thấy tính chất đất (hệ số ngấm ổn định, 
hệ số ngấm bão hòa, độ ẩm ban đầu,) khác 
nhau thì mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí 
hậu cũng khác nhau. 
 58 
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
3,50
4,00
4,50
%
 tă
n
g 
lê
n 
Đất mặn Đất phèn Đất cát Các loại đất
khác
Trung bình
Loại đất
Hình 1. Tỷ lệ tăng lên của nhu cầu nước tại mặt 
ruộng của kịch bản BĐKH đến năm 2030 so với 
kịch bản hiện trạng (theo loại đất) 
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
3,50
4,00
4,50
%
 tă
n
g 
lê
n
Quảng
Ninh
Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Trung bình
Tỉnh
Hình 2. Tỷ lệ tăng lên của nhu cầu nước tại mặt 
ruộng của kịch bản BĐKH đến năm 2030 so với kịch 
bản hiện trạng (theo địa giới hành chính các tỉnh) 
- Sự thay đổi yêu cầu lớp nước tại mặt ruộng 
của kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2030 so 
với kịch bản hiện trạng cũng có sự khác nhau 
giữa các tỉnh ven biển: Lớn nhất là Hải Phòng 
tăng 4,22%; Nam Định 2,75%; Thái Bình 
2,26%; Quảng Ninh 2,15%; cuối cùng là Ninh 
Bình tăng 2,10%. Sự tăng lên của nhu cầu lớp 
nước mặt ruộng có khác nhau tại các tỉnh có thể 
giải thích bởi sự phân bố các yếu tố khí tượng 
thủy văn là khác nhau giữa các vùng. 
3.3. Hiệu quả quy trình trữ nước mưa 
Để giảm lượng nước tưới tại mặt ruộng, giải 
pháp tưới trữ nước khi trời có mưa (nhằm tận 
dụng tối đa khả năng chịu ngập của cây lúa) được 
đề xuất trong nghiên cứu này. Bảng 2 đưa ra qui 
trình trữ nước đối với lúa vụ Đông –Xuân. 
Bảng 2. Quy trình trữ nước đối với 
vụ Đông xuân 
STT 
Giai đoạn sinh 
trưởng 
Công 
thức tưới 
(mm) 
Mức 
nước 
trữ 
(mm) 
1 Ngâm ruộng 0 - 60 60 
2 Cấy - bén rễ 0 - 60 60 
3 
Bén rễ - 
Đẻ nhánh 
0 - 60 100 
4 
Đẻ nhánh - 
Làm đòng 
0 - 60 150 
5 
Làm đòng - 
Trổ bông 
0 - 60 150 
6 
Ngậm sữa - 
 Chắc xanh 
0 - 60 150 
7 
Chắc xanh - 
Chín 
0 - 60 100 
Các kết quả tính toán nhu cầu nước của cây 
lúa theo quy trình mực nước trữ [2] và theo quy 
trình tưới thông thường với trường hợp kịch bản 
BĐKH đến năm 2030 được trình bày trong 
Bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả tính toán lượng nước yêu cầu tại mặt ruộng đối với qui trình tưới thông thường 
và mực nước trữ với kich bản BĐKH năm 2030 (m3/ha) 
Loại đất Các phương án 
Quảng 
Ninh 
Hải 
Phòng 
Thái 
Bình 
Nam 
Định 
Ninh 
Bình 
Trung 
bình 
Tưới thông thường 6.614 7.443 8.169 7.962 7.754 
Mực nước trữ 5.681 6.303 7.547 6.821 7.251 Đất mặn 
% giảm 16,43 18,10 8,24 16,72 6,95 13,29 
 59 
Loại đất Các phương án 
Quảng 
Ninh 
Hải 
Phòng 
Thái 
Bình 
Nam 
Định 
Ninh 
Bình 
Trung 
bình 
Tưới thông thường 7.065 8.480 8.620 8.517 8.102 
Mực nước trữ 6.028 6.340 7.791 7.169 7.895 Đất phèn 
% giảm 17,20 33,76 10,65 18,80 2,63 16,61 
Tưới thông thường 6.921 7.633 8.761 8.423 8.035 
Mực nước trữ 5.858 6.169 7.932 6.998 7.828 Đất cát 
% giảm 18,15 23,73 10,46 20,35 2,65 15,07 
Các loại đất khác Tưới thông thường 5.962 6.824 7.413 6.861 6.895 
 Mực nước trữ 4.821 5.236 6.584 5.962 6.687 
 % giảm 23,66 30,33 12,60 15,09 3,10 16,95 
Từ kết quả tính toán ở Bảng 3 cho thấy: 
- Với việc áp dụng quy trình tưới trữ (khi có 
mưa) tổng lượng nước yêu cầu tại mặt ruộng 
cho cả vụ giảm xuống là rất lớn: Lớn nhất là các 
loại đất khác (chủ yếu là đất xám) với lượng 
nước giảm đi là 16,95%; tiếp đến là đất phèn 
16,61%; đất cát 15,07%; cuối cùng là đất mặn 
13,29% (xem Hình 3). Như vậy có thể thấy tính 
chất đất khác nhau thì mức độ giảm lượng nước 
yêu cầu tại mặt ruộng cũng khác nhau khi áp 
dụng quy trình tưới trữ. 
0,00
2,00
4,00
6,00
8,00
10,00
12,00
14,00
16,00
18,00
%
 g
iả
m
 x
u
ốn
g
Đất mặn Đất phèn Đất cát Các loại đất
khác
Trung bình
Loại đất
Hình 3. Tỷ lệ giảm đi của nhu cầu nước tại mặt 
ruộng của việc áp dụng quy trình trữ nước với 
kịch bản BĐKH đến năm 2030(theo loại đất) 
- Hình 4 biểu thị tỉ lệ giảm đi của nhu cầu 
nước tại mặt ruộng của việc áp dụng qui trình 
trữ nước với kịch bản BĐKH đến năm 2030. Từ 
hình vẽ, có thể thấy rằng hiệu quả của việc áp 
dụng quy trình mực nước trữ giữa các khu vực 
khác nhau có sự khác biệt lớn: Lớn nhất là Hải 
Phòng 26,48%; tiếp đến là Quảng Ninh 18,86%; 
Nam Định 17,74%; Thái Bình 10,49%; cuối 
cùng là Ninh Bình 3,83%. Như vậy có thể thấy 
sự khác nhau của các yếu tố khí hậu thời tiết 
như: Lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, số giờ 
nắng,.... có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của 
việc áp dụng quy trình tưới trữ nước. 
0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
30,00
%
 g
iả
m
 x
uố
ng
Quảng
Ninh
Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Trung bình
Tỉnh
Hình 4. Tỷ lệ giảm đi của nhu cầu nước tại mặt 
ruộng của việc áp dụng quy trình trữ nước với 
kịch bản BĐKH đến năm 2030 (theo địa giới 
hành chính các tỉnh) 
IV. KẾT LUẬN 
- Vấn đề biến đổi khí hậu – nước biển dâng 
cùng với mực nước các sông hạ thấp, xâm nhập 
mặn ngày càng gia tăng về mùa kiệt thuộc dải 
ven biển đồng bằng Bắc Bộ trong những năm 
gần đây làm cho nguồn nước cung cấp cho nông 
nghiệp ngày càng khó khăn. Hơn nữa, do tác 
động của biến đổi khí hậu (kịch bản biến đổi khí 
hậu đến năm 2030) làm cho nhu cầu nước tại 
 60 
mặt ruộng tăng lên trung bình 2,7% so với hiện 
trạng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào đặc 
điểm khí hậu, thời tiết và tính chất đất đặc trưng 
của vùng. 
- Việc áp dụng quy trình tưới trữ nước (nước 
mưa) cho hiệu quả rất lớn trong việc giảm lượng 
nước tưới (từ 3,83% đến 26,48%). Điều này sẽ 
làm giảm mức độ căng thẳng nguồn nước về 
mùa kiệt. Tuy nhiên, hiệu quả giảm nước tưới 
của việc áp dụng quy trình này phụ thuộc rất 
nhiều vào các yếu tố khí hậu thời tiết như: 
Lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng,.... 
cũng như tính chất của các loại đất khác nhau. 
Do vậy, để áp dụng quy trình này một cách hiệu 
quả cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm khí hậu, 
tính chất đất của từng vùng cụ thể. 
Tài liệu tham khảo 
1. PGS.TS. Trần Viết Ổn; Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi cải tạo, phục hồi và bảo vệ vùng đất 
có vấn đề phục vụ phát triển kinh tế, xã hội dải ven biển đồng bằng bắc bộ; Đề tài nghiên cứu khoa 
học cấp nhà nước; 6/2008 – 6/2011. 
2. PGS.TS. Trần Viết Ổn; nghiên cứu quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho lúa và cà phê; 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ; 2006 – 2008. 
3. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam; Bộ Tài nguyên và Môi 
trường; 2009. 
Abstract 
EFFECT OF RAIN WATER STORAGE PROCESS IN REDUCTION OF WATER 
STRESS DRY SEASON IN CONTEXT OF CLIMATE CHANGE-SEA LEVEL RISE IN 
THE COASTAL REGIONS OF RED RIVER DELTA 
In recent years, climate change and sea level rise together with the decrease of water level in 
the river and the increase of salt intrusion in dry season in the coastal regions of Red River delta 
are challenges facing to water sector. Studies on the solutions to reduce the impact on agricultural 
production are very essential. The application of rainwater storage for irrigation, one of the 
solutions to reduce the shortage of water in dry season especially in the context of climate change 
and sea level rise, has been introduced in this paper. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_cua_quy_trinh_tru_nuoc_mua_trong_viec_giam_cang_tha.pdf