Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Kết quả đàm phán, cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Ngày 5/10/2015, Việt Nam và 11 nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vừa kết thúc đàm phán

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương. Nội dung chính của hiệp định gồm 30 chương, cùng nhiều

phụ lục không chỉ bao gồm những cam kết tự do hóa thương mại mà còn nhiều vấn đề liên quan đến

cải cách thể chế kinh tế thị trường như doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm công, lao động , Với

mức độ và phạm vi cam kết sâu rộng, hiệp định TPP sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt

Nam, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được rõ các cơ hội và thách thức để có sự chuẩn bị và sẵn

sàng thực hiện hiệp định này.

Từ khóa: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương, TPP, kết quả đàm phán, cơ hội, thách thức.

pdf 19 trang kimcuc 16960
Bạn đang xem tài liệu "Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Kết quả đàm phán, cơ hội và thách thức cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Kết quả đàm phán, cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Kết quả đàm phán, cơ hội và thách thức cho Việt Nam
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
3Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
Sau hơn 5 năm đàm phán, ngày 05 tháng 
10 năm 2015, Bộ trưởng của 12 nước tham 
gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình 
Dương (TPP) gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-
na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-
cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ 
và Việt Nam, đã tuyên bố kết thúc đàm phán 
và đạt được một thỏa thuận mang tính bước 
ngoặt. TPP được coi là một hiệp định có tiêu 
chuẩn và chất lượng cao, toàn diện và cân 
bằng, là hiệp định thương mại tự do thế hệ 
mới, hiệp định của thế kỷ 21. Với 12 nước 
tham gia, gồm 800 triệu dân, chiếm 40% 
GDP thế giới, 1/3 thương mại toàn cầu, TPP 
hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ 
trợ tạo và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi 
mới và phát triển bền vững; tăng năng suất 
và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống, giảm 
nghèo tại các nước; nâng cao tính minh bạch, 
năng lực quản trị cũng như bảo vệ người lao 
động và môi trường. TPP tạo nền tảng cho 
việc hội nhập kinh tế khu vực cũng như hội 
nhập giữa các nền kinh tế khác xuyên khu 
vực châu Á – Thái Bình Dương và sẽ góp 
phần giải quyết các thách thức của thương 
mại quốc tế thế kỷ 21.
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG:
KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM
Hoàng Văn Châu*
* GS, TS, Trường Đại học Ngoại thương
Tóm tắt
Ngày 5/10/2015, Việt Nam và 11 nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vừa kết thúc đàm phán 
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương. Nội dung chính của hiệp định gồm 30 chương, cùng nhiều 
phụ lục không chỉ bao gồm những cam kết tự do hóa thương mại mà còn nhiều vấn đề liên quan đến 
cải cách thể chế kinh tế thị trường như doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm công, lao động , Với 
mức độ và phạm vi cam kết sâu rộng, hiệp định TPP sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt 
Nam, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được rõ các cơ hội và thách thức để có sự chuẩn bị và sẵn 
sàng thực hiện hiệp định này.
Từ khóa: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương, TPP, kết quả đàm phán, cơ hội, thách thức.
Mã số: 195.261015. Ngày nhận bài:26/10/2015. Ngày hoàn thành biên tập: 05/11/2015. Ngày duyệt đăng: 05/11/2015.
Abstract
On 5th October 2015, Vietnam and 11 countries in Asia Pacific have concluded the negotiation of 
the Trans – Pacific Partnership Agreement. The TPP includes 30 chapters and numerous annexes, 
covering not only trade liberalisations but also the institutional issues such as State-owned enterprises, 
government procurement and labour. With such wide coverage and deep commitment, the TPP is 
expected to have a wide impacts on Vietnam’s economy. It is necessary to identify clearly opportunities 
and challenges to have a proper preparation and get ready for the implementation period.
Key words: Trans – Pacific Partnership Agreement, TPP, the results of negotiation, opportunities, 
challenges.
 Paper No. 195.261015. Date of receipt: 26/10/2015. Date of revision: 05/11/2015. Date of approval: 05/11/2015.
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
4 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015)
1. Kết quả đàm phán:
Như trên đã nói, 12 nước đã kết thúc đàm 
phán, đã đạt được một thỏa thuận lịch sử, 
một hiệp định đầy tham vọng, toàn diện, chất 
lượng, tiêu chuẩn cao, gồm 30 chương, các 
phụ lục và lộ trình thực hiện. Nội dung của 
Hiệp định TPP về cơ bản giống như nội dung 
của các FTA khác: thương mại hàng hóa, dịch 
vụ; đầu tư; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; 
hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh 
kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật 
đối với thương mại; quy định về phòng vệ 
thương mại; các vấn đề xuyên suốt; giải quyết 
tranh chấp và chương ngoại lệ. Ngoài ra, TPP 
còn đưa vào những vấn đề thương mại mới và 
đang nổi lên như vấn đề lao động, môi trường 
và những nội dung liên quan đến Internet, nền 
kinh tế số, các điều khoản về thể chế, cơ chế 
giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Chính 
phủ. Các nội dung cụ thể: 
Đãi ngộ quốc gia và tiếp cận thị trường 
(chương 2)1
Các bên tham gia TPP tiếp tục khẳng định 
những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức thương 
mại thế giới (WTO) như đãi ngộ quốc gia và 
minh bạch. Trong hiệp định TPP, các nước 
đã thống nhất được về một cơ chế tham vấn 
(consultation mechanism) rõ ràng và hiệu 
quả hơn để đảm bảo việc thực thi các nguyên 
tắc này.
Điểm nổi bật của hiệp định TPP là đưa 
ra nguyên tắc rachet (“chỉ tiến không lùi”). 
Nguyên tắc này đỏi hỏi các nước TPP khi 
xây dựng biện pháp mới thì không được làm 
giảm conformity với biện pháp bảo lưu trước 
đó (nghĩa là phải tự do hóa hơn). Do đó, tại 
mỗi bảo lưu của các chương có 2 phần: Phần 1 
hoặc A áp dụng cho các biện pháp cụ thể - tức 
là đã luật hóa thì phải áp dụng ratchet; Phần 
2 hoặc B (tùy từng chương) không áp dụng 
ratchet dành cho các biện pháp chung về duy 
trì khoảng không chính sách2. 
Đối với thương mại hàng hóa, các Bên tham 
gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế 
quan và các hàng rào phi thuế quan đối với 
hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm 
thuế quan cũng như các chính sách mang tính 
hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp. 
Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập 
tức, mặc dù thuế quan đối với một số mặt 
hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình 
dài hơn do các bên thống nhất. Lộ trình cắt 
giảm thuế quan được quy định cụ thể đối với 
từng quốc gia thông qua các phụ lục, nhưng 
thời hạn lâu nhất không quá 10 năm. Các Bên 
tham gia TPP sẽ công bố các lộ trình này và 
những thông tin khác liên quan tới thương mại 
hàng hóa để bảo đảm rằng các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn có 
thể tận dụng được Hiệp định TPP. Các Bên 
cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu về 
thực hiện như là điều kiện để một số nước 
áp đặt cho các doanh nghiệp để được hưởng 
các lợi ích về thuế quan. Ngoài ra, các Bên 
nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, 
nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với 
WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang. Nếu 
các Bên TPP duy trì yêu cầu về giấy phép xuất 
nhập khẩu thì phải thông báo cho nhau về quy 
trình, thủ tục để tăng tính minh bạch và thúc 
đẩy thương mại. Việc tiếp cận mang tính ưu 
đãi thông qua Hiệp định TPP sẽ làm gia tăng 
thương mại giữa các nước TPP với thị trường 
1 Chương 1 của Hiệp định bao gồm các quy định chung và khái niệm.
2 Việt Nam bảo lưu việc chưa thực hiện nguyên tắc này trong thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
5Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
gồm 800 triệu dân và sẽ hỗ trợ cho việc làm 
chất lượng hàng hóa tăng cao tại tất cả 12 
nước thành viên.
Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa 
bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách 
mang tính hạn chế khác để gia tăng thương 
mại hàng nông nghiệp trong khu vực, tăng 
cường an ninh lương thực. Bên cạnh việc xóa 
bỏ hoặc cắt giảm thuế quan, các Bên TPP nhất 
trí thúc đẩy cải cách chính sách, bao gồm cả 
việc xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, 
hợp tác với WTO để xây dựng các các quy tắc 
về doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu, về tín 
dụng xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian 
cho phép áp dụng các hạn chế đối với xuất 
khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an 
ninh lương thực trong khu vực. Các Bên tham 
gia TPP nhất trí nâng cao tính minh bạch và 
phối hợp trong một số hoạt động liên quan đến 
công nghệ sinh học nông nghiệp. 
Quy tắc xuất xứ (chương 3) 
Nhằm cung cấp một bộ quy tắc xuất xứ đơn 
giản, đẩy mạnh chuỗi cung ứng khu vực và 
đảm bảo rằng các nước TPP, chứ không phải 
là các nước khác, được hưởng lợi đầu tiên từ 
TPP, 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về 
một bộ quy tắc xuất xứ chung, xác định một 
hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được 
hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. Quy tắc 
xuất xứ cụ thể theo mặt hàng được kèm theo 
Hiệp định. TPP cũng có quy định về “cộng 
gộp”, về nguyên tắc, nguyên liệu đầu vào từ 
một Bên TPP được coi như nguyên liệu từ một 
Bên TPP khác nếu được sử dụng để sản xuất 
ra một sản phẩm tại bất kỳ một Bên TPP nào. 
Các Bên TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo 
đảm rằng các doanh nghiệp có thể hoạt động 
một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông 
qua việc thiết lập một hệ thống chung trên 
toàn khu vực TPP để chứng minh và xác nhận 
hàng hóa sản xuất tại các nước TPP đáp ứng 
điều kiện về xuất xứ. Các nhà nhập khẩu sẽ 
có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ 
với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh. 
Ngoài ra, Chương này còn cung cấp cho các 
cơ quan có thẩm quyền công cụ cần thiết để 
xác minh các yêu cầu về hưởng ưu đãi một 
cách thich hợp. 
Sản phẩm Dệt may (chương 4)
Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế 
quan đối với hàng dệt may - ngành công nghiệp 
đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng 
kinh tế tại một số nước TPP. Tuy nhiên, để 
được hưởng các ưu đãi này, đỏi hỏi sản phẩm 
dệt may phải đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc 
xuất xứ được quy định cụ thể trong chương 4 
của Hiệp định. Chương này bao gồm các quy 
tắc xuất xứ cụ thể (Product-specific rules of 
origin), nhấn mạnh vào yêu cầu việc sử dụng 
sợi và vải từ khu vực TPP để thúc đẩy việc 
thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực 
trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các nước cũng 
đã thống nhất được về cơ chế “nguồn cung 
thiếu hụt” (short provision) cho phép các nước 
được sử dụng nguyên liệu từ bên ngoài khu 
vực TPP trong điều kiện nguyên liệu đó chưa 
hoặc không thể được cung cấp từ khu vực 
TPP. Danh sách các loại nguyên liệu được quy 
định trong danh sách tạm thời (sẽ phải loại bỏ 
trong thời gian 5 năm) và danh sách vĩnh viễn. 
Ngoài ra, Chương này còn bao gồm các cam 
kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn 
chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng 
như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệt may để 
đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy 
cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản 
xuất trong nước trong trường hợp có sự gia 
tăng đột biến về nhập khẩu. 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
6 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015)
Hải quan và thuận lợi hóa thương mại 
(chương 5)
Các Bên TPP đã nhất trí về các quy tắc 
nhằm thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương 
mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các 
thủ tục hải quan và bảo đảm tính thống nhất 
trong việc quản lý hải quan. Những quy tắc 
này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong các nước 
TPP, khuyến khích các quy trình vận hành thủ 
tục hải quan nhanh chóng và thúc đẩy chuỗi 
cung ứng khu vực. Các Bên TPP đã nhất trí 
minh bạch hóa các quy tắc, trong đó có việc 
công bố các luật và quy định về hải quan cũng 
như quy định về giải phóng hàng hóa không 
chậm chễ và ký quỹ hoặc thanh toán bắt buộc 
trong trường hợp hải quan chưa đưa ra quyết 
định về số thuế hoặc phí phải trả. Các nước 
TPP nhất trí áp dụng những quy định thông 
báo trước về xác định trị giá hải quan và các 
vấn đề khác nhằm giúp doanh nghiệp kinh 
doanh với khả năng có thể tiên liệu được. Các 
nước cũng nhất trí về các quy định liên quan 
tới xử phạt hải quan để bảo đảm các hình thức 
xử phạt này được thực hiện một cách công 
bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, các nước 
TPP đã nhất trí về các quy định hải quan đối 
với chuyển phát nhanh và cung cấp thông tin 
khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau trong việc 
thực thi luật hải quan. 
Phòng vệ thương mại (Chương 6)
Quy định của chương này thúc đẩy minh 
bạch hóa và quy trình thủ tục trong các vụ 
kiện phòng vệ thương mại thông qua việc 
công nhận các thực tiễn tốt nhất nhưng không 
ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của các 
thành viên TPP trong WTO. Chương này đưa 
ra một cơ chế tự vệ tạm thời, cho phép một 
thành viên thực hiện một biện pháp tự vệ tạm 
thời trong một khoảng thời gian cụ thể nếu 
việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của 
việc cắt giảm thuế được thực hiện theo Hiệp 
định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng 
đối với ngành sản xuất trong nước. Các biện 
pháp này có thể được duy trì lên tới 2 năm, 
với việc gia hạn 1 năm, nhưng phải được tự do 
hóa theo hướng tiến bộ hơn nếu các biện pháp 
này đã kéo dài hơn 1 năm. Các thành viên áp 
dụng các biện pháp tự vệ sẽ phải thực hiện các 
yêu cầu thông báo và tham vấn. Chương này 
cũng đưa ra các quy định yêu cầu một thành 
viên TPP đang áp dụng biện pháp tự vệ tạm 
thời cung cấp khoản bồi thường được các bên 
thống nhất. Đồng thời, các thành viên không 
được cùng lúc áp dụng nhiều hơn một biện 
pháp tự vệ được cho phép trong TPP đối với 
một sản phẩm.
Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động 
thực vật (chương 7)
Liên quan đến việc cải tiến các quy định về 
vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS), các 
nước TPP đã chia sẻ mối quan tâm trong việc 
bảo đảm các quy định dựa trên căn cứ khoa 
học mang tính minh bạch, không phân biệt 
đối xử, và tái khẳng định quyền của các nước 
trong việc bảo đảm an ninh lương thực và bảo 
vệ sức khỏe vật nuôi và cây trồng tại nước 
mình. Hiệp định TPP dựa trên các quy định 
của WTO về xác định và quản lý rủi ro theo 
cách làm ảnh hưởng đến thương mại ít nhất. 
Các nước TPP nhất trí cho phép công chúng 
được đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy 
định SPS trong quá trình đưa ra quyết định 
và ban hành chính sách cũng như để bảo đảm 
rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ 
sẽ phải tuân thủ. Các Bên cũng nhất trí rằng 
các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ sức 
khỏe con người, động thực vật có thể được 
thực hiện với điều kiện Bên thực hiện biện 
pháp đó phải thông báo cho tất cả các Bên. 
Bên thực hiện biện pháp đó phải báo cáo cơ sở 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
7Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
khoa học biện pháp được áp dụng trong vòng 
6 tháng. Ngoài ra, các Bên cam kết cải thiện 
việc trao đổi thông tin liên quan tới các yêu 
cầu về tương đương và khu vực hóa, cũng như 
đẩy mạnh việc kiểm toán trên toàn hệ thống để 
đánh giá tính hiệu quả trong việc kiểm soát về 
mặt quy định của bên xuất khẩu. Để giải quyết 
nhanh các vấn đề SPS phát sinh, các Bên đã 
nhất trí thiết lập một cơ chế tham vấn giữa các 
chính phủ.
Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại 
(TBT) (chương 8)
Các thành viên TPP đã nhất trí về các 
nguyên tắc minh bạch và không phân biệt 
đối xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn 
kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, 
trong khi vẫn bảo lưu khả năng của các thành 
viên TPP thực hiện các mục tiêu hợp pháp. 
Các thành viên TPP đồng ý hợp tác để đảm 
bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật 
không tạo ra rào cản không cần thiết đối với 
thương mại. Để giảm chi phí cho các doanh 
nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, 
các thành viên TPP nhất trí với quy tắc khuyến 
khích việc chấp nhận kết quả của quy trình 
đánh giá của các cơ quan đánh giá trong các 
thành viên TPP khác, tạo điều kiện dễ dàng 
hơn cho các công ty tiếp cận thị trường các 
nước TPP. Các thành viên phải cho phép công 
chúng góp ý đối với dự thảo các quy định, tiêu 
chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, 
phải thông báo quá trình xây dựng chính sách 
và đảm bảo rằng các thương nhân hiểu rõ các 
quy định mà họ cần phải thực hiện. Các thành 
viên cũng sẽ đảm bảo một khoảng thời gian 
hợp lý giữa thời điểm công bố các quy định 
kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp và thời điểm 
có hiệu lực để các doanh nghiệp có đủ  ... 
Chương Ngoại lệ mang lại sự linh hoạt 
cho các Bên trong Hiệp định TPP để đảm bảo 
đầy đủ quyền lợi chung, bao gồm lợi ích an 
ninh cơ bản và các phúc lợi công. Chương này 
kết hợp các ngoại lệ chung trong Hiệp định 
GATT cho các điều khoản liên quan tới hàng 
hóa thương mại, theo đó Hiệp định TPP sẽ 
không ngăn cản các Bên áp dụng hoặc thực 
thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức 
công cộng, bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe con 
người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ sở hữu 
trí tuệ, thực thi các biện pháp liên quan tới các 
sản phẩm của lao động tù nhân, để bảo vệ tài 
sản quốc gia, giá trị nghệ thuật, lịch sử, hoặc 
khảo cổ và bảo tồn các nguồn tài nguyên bị 
cạn kiệt. Chương này cũng bao gồm các ngoại 
lệ chung tương tự như quy định của Hiệp định 
GATS liên quan tới các điều khoản về thương 
mại dịch vụ. Chương này cũng quy định ngoại 
lệ về tự đánh giá áp dụng chung cho toàn bộ 
Hiệp định TPP, theo đó một Bên có thể sử 
dụng các biện pháp mà họ thấy cần thiết để 
bảo vệ lợi ích an ninh cơ bản. Chương này 
cũng xác định các hoàn cảnh cụ thể và điều 
kiện mà theo đó một Bên có thể áp dụng các 
biện pháp tự vệ tạm thời để hạn chế giao dịch - 
ví dụ như góp vốn, chuyển lợi nhuận và cổ tức, 
thanh toán lãi hoặc tiền bản quyền - đối với 
các khoản đầu tư, để đảm bảo chính phủ duy 
trì linh hoạt để quản lý dòng vốn biến động, 
bao gồm bối cảnh của cán cân thanh toán hoặc 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
18 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015)
các khủng hoảng kinh tế khác. Trong Hiệp 
định TPP không Bên nào bị ép buộc phải cung 
cấp thông tin nếu đi ngược lại quy định pháp 
luật trong nước hoặc lợi ích cộng đồng, hoặc 
phương hại đến lợi ích thương mại hợp pháp 
của doanh nghiệp cụ thể. 
2. Cơ hội cho Viêt Nam
Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong 
các thành viên TPP và cũng được cho là nước 
có thể được hưởng nhiều lợi ích nhất do TPP 
mang lại. Các cơ hội và lợi ích có thể kể đến 
như sau:
2.1. Tăng trưởng kinh tế và GDP: 
Nghiên cứu của P.Petri (2011) đã áp dụng 
mô hình cân bằng tổng quát có thể tính toán 
và chỉ rõ lợi ích của từng nước tham gia TPP. 
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, Hiệp định TPP 
và trong tương lai là Khu vực thương mại tự 
do châu Á – Thái Bình Dương sẽ góp phần 
thúc đẩy tăng trưởng GDP của các nước tham 
gia nói riêng và của cả thế giới nói chung. Chỉ 
riêng TPP12 sẽ góp phần tạo ra 0,2% GDP của 
thế giới và nếu hiệp định này có thể phát triển 
thành FTAAP thì con số này sẽ là 1,2%. Xét 
về giá trị tuyệt đối, ba nước được lợi lớn nhất 
từ TPP lần lượt là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Việt 
Nam, trong đó riêng Việt Nam thì TPP giúp 
tăng GDP thêm 36 tỷ USD. Xét về tỷ lệ thì 
Việt Nam là nước được lợi lớn nhất từ TPP 
với con số là 15,5% GDP với TPP và 28% 
với FTAAP. Nguyên nhân của sự gia tăng này 
đã được Peter Petri chỉ ra là nhờ tăng cường 
sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu 
vực của các doanh nghiệp Việt Nam và thu 
hút đầu tư nước ngoài sau khi TPP có hiệu 
lực. Hiệp định TPP sẽ góp phần tạo ra một thị 
trường cạnh tranh tự do, chiếm đến 30% GDP 
toàn thế giới và 40% giá trị thương mại toàn 
cầu. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp tham 
gia phải khai thác lợi thế của chính mình để 
vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Đây là cơ sở để 
hình thành chuỗi giá trị, trong đó, mỗi quốc 
gia thành viên TPP sẽ tham gia một công đoạn 
trong toàn bộ mạng lưới sản xuất khu vực đó. 
2.2. Áp lực đẩy mạnh cải cách nền kinh tế 
theo hướng thị trường: 
TPP là cú hích cho Việt Nam thay đổi và 
phát triển, đẩy mạnh cải cách thể chế, minh 
bạch hóa môi trường kinh doanh. Quá trình 
đàm phán TPP (từ 2010) đã giúp chúng ta rà 
soát hệ thống pháp luật trong nước và có những 
bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu của thực tiễn 
hội nhập. Nếu như quá trình đàm phán BTA và 
WTO là cơ hội đầu tiên để Việt Nam rà soát 
hệ thống pháp luật thương mại thì sau 11 năm 
đàm phán gia nhập WTO, chúng ta cũng đã 
ban hành một khối lượng văn bản pháp quy 
trong nước khổng lồ, với Luật Đầu tư, Luật 
Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Thương mại 
(sửa đổi),...3 Với đối tượng điều chỉnh không 
chỉ bao gồm những vấn đề thương mại truyền 
thống mà còn cả các vấn đề phi kinh tế thì việc 
tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp chúng ta tiếp 
tục rà soát và cải cách thể chế trong nước với 
phạm vi rộng hơn và mức độ sâu hơn. Chẳng 
hạn, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (bao 
gồm nhiều ngành như ngân hàng, bảo hiểm, 
viễn thông, giáo dục,), TPP tiếp cận theo 
nguyên tắc “chọn – bỏ” (negative list) đòi 
hỏi chúng ta phải rà soát tất cả các văn bản 
pháp luật có liên quan để có thể đưa ra danh 
sách bảo lưu các biện pháp không tương thích 
(Non-conformity measur es). Đây là việc mà 
3 Lương Văn Tự, 2012, Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và việc đàm phán, ký kết các Hiệp định 
thương mại tự do, Hội thảo “Đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do – Kinh nghiệm và thực tiễn”, 
Ủy ban đối ngoại quốc hội, 10/2012.
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
19Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
khi gia nhập WTO, với nguyên tắc “chọn-cho” 
(positive list) chúng ta không phải làm. Tính 
đến cuối năm 2013, chúng ta đã nỗ lực hoàn 
thành việc rà soát danh sách các biện pháp 
không tương thích này. Hoặc như việc chúng 
ta ban hành Luật Đầu tư công, sửa đổi Luật 
đấu thầu ... với các nội dung đáp ứng yêu cầu 
của TPP cũng vượt xa so với những gì chúng 
ta đã làm khi gia nhập WTO vì đây là lĩnh vực 
thuộc phạm vi Hiệp định mua sắm chính phủ 
của WTO (GPA) mà chúng ta không tham gia. 
Như vậy, đàm phán TPP đã giúp chúng ta đẩy 
nhanh quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ 
thống pháp luật trong nước, đáp ứng yêu cầu 
hội nhập trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, 
khi Việt Nam thực thi các cam kết trong TPP, 
tính minh bạch sẽ được cải thiện hơn và từ đó 
các khe hở cho tham nhũng sẽ được giảm bớt4.
2.3. Sự đóng góp ý kiến của xã hội vào 
quá trình hoạch định chính sách
Cùng với Quyết định số 06/2012/QĐ-TTg, 
Hiệp định TPP đã tạo ra cơ hội cho phép các 
doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình 
đàm phán, hoạch định và thực thi chính sách 
thương mại ở Việt Nam thông qua đại diện là 
VCCI. Mặc dù, Quyết định chưa mở cánh cửa 
cho khối doanh nghiệp có thể trực tiếp tham 
gia vào quá trình đàm phán cũng như hoạch 
định và thực thi chính sách thương mại ở Việt 
Nam, nhưng Quyết định ra đời cũng là một sự 
đổi mới về tư duy từ việc ‘không cho phép’ 
đến việc cho phép tham gia một cách gián tiếp 
thông qua đại diện là VCCI. Cùng với sự mở 
đường về pháp lý của Quyết định số 06/2012/
QĐ-TTg, quá trình đàm phán TPP nói riêng 
và hội nhập quốc tế nói chung đã có sự tham 
gia của nhiều đối tượng có liên quan. Đó là 
Ủy ban tư vấn chính sách thương mại quốc 
tế, Trung tâm WTO của VCCI hay Nhóm 
“Những người quan tâm đến TPP” trên mạng 
xã hội facebook. Sự tham gia của xã hội vào 
quá trình hoạch định chính sách thương mại 
quốc tế sẽ đem lại lợi ích cho cả Nhà nước và 
chính doanh nghiệp, không chỉ riêng cho TPP 
mà cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.4. Xuất khẩu của Việt Nam sang các 
nước thành viên TPP
Trong lĩnh vực thương mại, TPP được coi 
là một trong nhiều con đường để tiến đến hình 
thành Khu vực thương mại tự do châu Á – 
Thái Bình Dương (FTAAP). Trong bối cảnh 
vòng đàm phán Doha của WTO còn đang 
vướng mắc, các nước đều đang theo đuổi các 
nỗ lực hình thành các khu vực thương mại tự 
do khu vực như vậy. Cũng cần chú ý rằng, các 
nghiên cứu đều cho rằng các con đường tuy 
khác nhau nhưng không mâu thuẫn với nhau 
(P. Petri, 2011). Với cách tiếp cận như vậy, 
Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ làm gia tăng 
thương mại giữa các nước. 
Nghiên cứu của P.Petri (2011) đã áp dụng 
mô hình cân bằng tổng quát để chỉ ra tác 
động của TPP đến việc gia tăng luồng xuất 
nhập khẩu của các nước. Theo đó, riêng TPP 
sẽ làm luồng xuất khẩu và nhập khẩu của cả 
thế giới lần lượt tăng thêm 1,6% và 1,5%, đạt 
mức 28.415 tỷ USD và 29.734 tỷ USD vào 
năm 2025. Đối với Việt Nam, xuất khẩu các 
sản phẩm chế tạo của nước ta sẽ tăng 45,3% 
trong giai đoạn 2007-2025, tập trung vào mặt 
hàng dệt, may mặc và giày dép với tốc độ tăng 
trưởng bình quân năm là 72,4% và 62,2%. Tuy 
nhiên, nhập khẩu của nước ta cũng sẽ tăng đến 
33,7% và cũng tập trung nhiều vào mặt hàng 
4 Ý kiến của TS, Trần Lê Anh, giáo sư kinh tế Đại học Lasell (bang Massachusetts), xem tại: Minh Bích, 2011, 
TPP: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, truy cập ngày 08/6/2013 
Co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-Viet-Nam.html.
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
20 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015)
may mặc và giày dép. Điều này thể hiện rằng 
chúng ta cũng vẫn phải nhập khẩu các nguyên 
vật liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
2.5. Thu hút đầu tư nước ngoài: 
Dòng FDI từ nước ngoài vào Việt Nam 
sẽ tăng nhanh để đầu tư sản xuất hàng xuất 
khẩu nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan, tham 
gia chuỗi giá trị toàn cầu và do môi trường 
đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có thể dự 
đoán được. Tham gia TPP sẽ là một cơ hội lớn 
để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện môi trường 
đầu tư nhờ sự tương tác với môi trường đầu tư 
của các nước thành viên khác và sự cần thiết 
phải thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng 
những đòi hỏi chung của TPP. Đồng thời, tạo 
ra làn sóng đầu tư vào Việt Nam thông qua 
việc mở rộng phạm vi đầu tư cũng như khắc 
phục các mặt hạn chế của tình hình đầu tư hiện 
nay về vấn đề môi trường và lao động.
3. Thách thức
3.1. Cải cách thể chế, hoàn thiên hệ thống 
luật pháp, tạo môi trường kinh doanh thuận 
lợi và minh bạch
Cùng với Quyết định số 06/2012/QD-TTg, 
hiệp định TPP đã tạo ra cơ hội cho doanh 
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với những 
cơ hội lớn đã được đề cập, cũng giống như 
việc gia nhập ASEAN và WTO, thách thức 
đối với Việt Nam chính là đổi mới và cải cách 
trong nước. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, điều 
kiện đủ cho việc thu được các lợi ích từ các 
bước hội nhập quốc tế chính là cải cách trong 
nước. Nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, thì 
việc tham gia TPP với tiến độ nhanh và có thể 
là quá sức chịu đựng của nền kinh tế sẽ không 
đem lại thành công như mong muốn. Như vậy, 
thách thức đối với Việt Nam chính là quá trình 
cải cách thể chế chưa đáp ứng được yêu cầu 
và mong đợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, 
đặc biệt là vấn đề tham nhũng, tính minh bạch, 
thủ tục hành chính, sự bình đẳng giữa SOE và 
doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù Chính phủ Việt 
Nam đang nỗ lực cải cách thể chế, cải cách 
thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường 
kinh doanh nhưng môi trường kinh doanh của 
Việt Nam vẫn được xem là yếu kém. 
3.2. Năng lực cạnh tranh của một số 
ngành hàng và doanh nghiệp trước áp lực 
cạnh tranh từ bên ngoài 
So với các nước TPP, trình độ phát triển 
thấp hơn của nước ta sẽ là một thách thức 
đối với nền kinh tế, một số ngành. Hiệp định 
TPP sẽ đặt các ngành trước sự cạnh tranh bình 
đẳng đối với các doanh nghiệp lớn, nhiều kinh 
nghiệm đến từ các nước phát triển như Hoa 
Kỳ, Nhật Bản, Australi, không chỉ ở thị trường 
trong nước mà còn cả ở thị trường nước ngoài. 
Đối với các ngành xuất khẩu như dệt may, da 
giày, thách thức trong việc tận dụng cơ hội 
giảm thuế, vượt qua các biện pháp kỹ thuật 
cũng như các quy định về quy tắc xuất xứ. Đối 
với các ngành như nông nghiệp, chăn nuôi, 
TPP đặt ra thách thức trong việc cạnh tranh 
với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài (thịt 
bò, sữa,). 
Để được hưởng lợi từ TPP, ngành dệt may 
và dày da phải đầu tư rất lớn để xây dựng các 
nhà máy sản xuất nguyên, phụ liệu (hiện đang 
phải nhập khẩu từ 70-80%) từ trong nước. 
Đây là thách thức rất lớn về vấn đề vốn, công 
nghệ và kinh nghiệm quản lý nhà nước, khi có 
nhiều nhà máy dệt, nhuộm, thuộc da  (của 
cả nhà đầu tư nước ngoài) trên đất nước ta, 
nguy cơ lớn của ô nhiễm môi trường.
3.3. Năng lực thực thi chính sách của các 
cơ quan quản lý Nhà nước
TPP với nguyên tắc và tính cưỡng chế cao 
sẽ là một thách thức đối với năng lực thực thi 
chính sách của các cơ quan Nhà nước. Hiệp 
định TPP, được xây dựng dựa trên nguyên 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
21Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015)
tắc ratchet, đòi hỏi chúng ta chỉ được phép 
có những chính sách thuận lợi, tự do hơn chứ 
không được phép thay đổi chính sách theo 
hướng bảo hộ hơn (kể cả khi nó không trái với 
các cam kết). Bên cạnh đó, Hiệp định TPP cho 
phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước khiếu 
nại các chính sách Nhà nước chưa phù hợp và 
gây thiệt hại đến hoạt động đầu tư (cơ chế giải 
quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư 
– ISDS). Khi hiệp định TPP có hiệu lực, cùng 
với luồng vốn FDI vào nước ta thì khả năng 
nảy sinh các tranh chấp, bất đồng là hoàn toàn 
có thể. Điều đó sẽ thách thức năng lực thực thi 
chính sách của các cơ quan Nhà nước.
3.4. Cơ chế quản lý và năng lực quản trị 
đối với các doanh nghiệp Nhà nước, năng 
lực canh tranh toàn cầu của các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp, thách thức 
lớn nhất là đổi mới tư duy trong cạnh tranh. 
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế 
tập trung sang cơ chế thị trường đã thay đổi 
hành vi kinh doanh của đại bộ phận doanh 
nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình 
tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước 
vẫn diễn ra một cách chậm chạp, dàn trải và 
thiếu đột phá Đối với các doanh nghiệp tư 
nhân, điểm yếu của khu vực này là tư duy kinh 
doanh ngắn hạn, thiếu chiến lược và thiếu tính 
hợp tác. Để vượt qua các rào cản kỹ thuật, môi 
trường trong TPP, đòi hỏi các doanh nghiệp 
phải có sự lựa chọn, theo dõi những thay đổi 
trong chính sách của các thị trường mục tiêu 
để chủ động chuẩn bị các biện pháp vượt rào 
cản chứ không phải chạy từ thị trường này 
sang thị trường khác. Trong cách tiếp cận này, 
đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định và tập 
trung khai thác lợi thế của mình và hợp tác với 
các đối tác phù hợp để có thể cùng nhau tiếp 
cận thị trường. Chính điều này đòi hỏi sự thay 
đổi tư duy kinh doanh của các doanh nghiệp 
Việt Nam.
3.5. Cam kết liên quan đến bảo hộ quyền 
sở hữu trí tuệ, quyền lập hội và bảo vệ người 
lao động theo tiêu chuẩn quốc tế;
Cách tiếp cận và cam kết về vấn đề sở 
hữu trí tuệ và lao động của các nước TPP, các 
nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam, rất 
khác và rất mới đối với Việt Nam. Vấn đề này 
không mới đối với các nước khác trong, kể 
cả với những nước đang phát triển như Pêru, 
nước này đã có FTA với Mỹ nên vấn đề này 
không mới. Nhưng đối với Việt Nam thì đây 
là FTA đầu tiên của chúng ta có các cam kết 
về lao động và cũng là lần đầu tiên chúng ta 
có các cam kết quốc tế về lao động. Mặc dù 
muốn hội nhập quốc tế thì phải chấp nhận 
những luật chơi chung, nhưng đây sẽ là một 
thách thức mới, đòi hỏi chúng ta học hỏi và tự 
nâng mình lên một chuẩn cao hơn.q
Tài liệu tham khảo
1. Blooger, Việt Nam hưởng lợi lớn nhất từ TPP.  
2. Hoàng Văn Châu (Chủ biên), 2014, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương – TPP và 
vấn đề tham gia của Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Bách khoa.
3. Kabir Sehgal, 2015, Three reasons to support the TPP agreement.  
4. Summary of the Trans – Pacific Partnership Agreement, 2015; https://ustr.gov/ 
5. Wall Street Journal, Dệt may Việt Nam hưởng lợi lớn từ TPP.  

File đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_doi_tac_xuyen_thai_binh_duong_ket_qua_dam_phan_co.pdf