Hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật công nghệ và môi trường trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang

An Giang có vùng Bảy Núi nổi lên giữa Đồng bằng sông Cửu Long với diện

tích 43.000 ha, là nguồn cung cấp đá làm VLXD dồi dào cho tỉnh, trữ lượng

thăm dò đạt 80.810.587 m3. Trong những năm qua, hoạt động khai thác và

chế biến đá làm VLXD đã được phát triển mạnh mẽ, phát huy lợi thế của tỉnh

và đáp ứng nhu cầu VLXD ngày càng tăng của thị trường. Hiện nay, trên địa

bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp được cấp phép khai thác đá, tập trung tại các

khu vực núi Bà Đội, núi Cô Tô, núi Tà Pạ và núi Giài Lớn với tổng trữ lượng

76.494.087 m3, thời gian khai thác từ 10 - 30 năm. Tuy nhiên, các mỏ đá đều

được khai thác lộ thiên bằng hệ thống khai thác khấu theo lớp dốc đứng, cắt

tầng nhỏ bằng công nghệ nổ mìn. Quá trình khai thác đá gây ra sự ô nhiễm

nặng nề đối với môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sức

khỏe và an toàn người lao động, lãng phí tài nguyên Các giải pháp xử lý

bụi tiên tiến hơn, xây hồ chứa nước sau khai thác kết hợp mở khu du lịch và

hiện đại hóa khâu khai thác - chế biến cần được áp dụng để nâng cao hiệu

quả quản lý hoạt động khai thác đá ở An Giang.

pdf 8 trang kimcuc 6680
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật công nghệ và môi trường trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật công nghệ và môi trường trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang

Hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật công nghệ và môi trường trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang
 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 59, Kỳ 5 (2018) 77-84 77 
Hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật công nghệ và môi 
trường trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn 
tỉnh An Giang 
Trương Đăng Quang *, Ngô Thị Kim Trang 
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học An Giang, Việt Nam 
THÔNG TIN BÀI BÁO 
TÓM TẮT 
Quá trình: 
Nhận bài 10/8/2018 
Chấp nhận 25/9/2018 
Đăng online 31/10/2018 
 An Giang có vùng Bảy Núi nổi lên giữa Đồng bằng sông Cửu Long với diện 
tích 43.000 ha, là nguồn cung cấp đá làm VLXD dồi dào cho tỉnh, trữ lượng 
thăm dò đạt 80.810.587 m3. Trong những năm qua, hoạt động khai thác và 
chế biến đá làm VLXD đã được phát triển mạnh mẽ, phát huy lợi thế của tỉnh 
và đáp ứng nhu cầu VLXD ngày càng tăng của thị trường. Hiện nay, trên địa 
bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp được cấp phép khai thác đá, tập trung tại các 
khu vực núi Bà Đội, núi Cô Tô, núi Tà Pạ và núi Giài Lớn với tổng trữ lượng 
76.494.087 m3, thời gian khai thác từ 10 - 30 năm. Tuy nhiên, các mỏ đá đều 
được khai thác lộ thiên bằng hệ thống khai thác khấu theo lớp dốc đứng, cắt 
tầng nhỏ bằng công nghệ nổ mìn. Quá trình khai thác đá gây ra sự ô nhiễm 
nặng nề đối với môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sức 
khỏe và an toàn người lao động, lãng phí tài nguyên Các giải pháp xử lý 
bụi tiên tiến hơn, xây hồ chứa nước sau khai thác kết hợp mở khu du lịch và 
hiện đại hóa khâu khai thác - chế biến cần được áp dụng để nâng cao hiệu 
quả quản lý hoạt động khai thác đá ở An Giang. 
© 2018 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 
Từ khóa: 
Khai thác đá 
Vật liệu xây dựng 
Tác động môi trường 
1. Mở đầu 
An Giang là một trong những tỉnh ở đồng 
bằng sông Cửu Long có ưu thế về tài nguyên 
khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản làm vật liệu xây 
dựng (VLXD). Việc khai thác khoáng sản đã được 
tiến hành từ trước năm 1975 tại khu vực núi Sam, 
sau đó phát triển mạnh tại các khu vực miền núi 
thuộc huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn. 
Tỉnh có lợi thế dãy núi Thất Sơn nổi lên giữa 
vùng đất mênh mông trên diện tích 43.000 ha, khu 
vực này là nguồn cung cấp đá làm VLXD dồi dào 
cho tỉnh An Giang với trữ lượng thăm dò đạt 
80.810.587 m3 (UBND tỉnh An Giang, 2010). 
Trong những năm qua, hoạt động khai thác và chế 
biến đá làm VLXD đã được phát triển mạnh mẽ, 
làm phát huy lợi thế của tỉnh và đáp ứng cho nhu 
cầu VLXD ngày càng tăng của thị trường. Hiện nay, 
đá xây dựng được khai thác ở 04 khu vực chính: 
núi Giài Lớn (đá andezit), núi Tà Pạ (đá cát kết), 
Nam núi Cô Tô (đá granitoid), núi Bà Đội (granit) 
(Hình 1). _____________________ 
*Tác giả liên hệ 
E-mail: tdquang@agu.edu.vn 
THÔNG TIN KHOA HỌC 
78 Trương Đăng Quang, Ngô Thị Kim Trang./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (5), 77-84 
2. Đặc điểm địa chất đá xây dựng ở An Giang 
Đá xây dựng thông thường đã phát hiện được 
ở 14 điểm, gồm có 3 kiểu: đá xâm nhập granitoit 
(phức hệ Đèo Cả, phức hệ Định Quán), đá phun 
trào andesit (Hệ tầng Xà Lon) và đá trầm tích (Hệ 
tầng Tà Pạ) (Dương Văn Cầu và nnk, 2016). 
2.1. Đá xây dựng granitoit 
Đá xây dựng granitoit phát hiện được 7 điểm 
tại núi Bà Đội, núi Cô Tô, núi Ba Thê, núi Sập, núi 
Rô, núi Sam, núi Num Song. Điển hình cho đá xây 
dựng granitoit kiểu này là mỏ núi Bà Đội. 
Mỏ đá xây dựng núi Bà Đội, thuộc xã Tân Lợi 
và xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Mỏ được thăm dò 
năm 1998; năm 2005 tiến hành thăm dò nâng cấp 
các khối trữ lượng cấp C2 và đưa vào khai thác cho 
đến nay. Thân khoáng đá xây dựng là các thành tạo 
granodiorit biotit hornblen (thuộc pha 1) và 
granit biotit (pha 2) phức hệ Đèo Cả. Chiều dày lớp 
phủ qua 18 công trình khống chế: 0,0 - 12,5 m; 
trung bình: 2,4 m. Trong thân khoáng phát triển 
nhiều khe nứt, chia cắt thành các khối nhỏ sắc 
cạnh, thể tích từ 0,2 -1,8 m3. Đặc điểm chất lượng 
đá xây dựng núi Bà Đội: 
Đá granodiorit biotit hornblen có thành phần 
khoáng vật chủ yếu gồm plagioclas trung tính 
(andesin), felspat kali (orthoclas), thạch anh, 
amphibol lục (hornblen), biotit; khoáng vật phụ có 
sphen, apatit, quặng magnetit (ít hạt nhỏ). Thành 
phần hóa học (%): SiO2 = 62 ÷ 65; Na2O = 4,44; K2O 
= 3,05; SO3 = 0. 
Kết quả thí nghiệm mẫu cơ lý cho thấy đá 
granodiorit có độ bền cơ học cao: Dung trọng tự 
nhiên: 2,7 ÷ 2,73 g/cm3. Tỷ trọng: 2,73 ÷ 2,76 
g/cm3. Độ rỗng: 0,18 ÷ 0,25%. Độ hút nước: 0,17 
÷ 0,35%. Cường độ kháng nén khô: 1090 ÷ 1920 
kg/cm2. Cường độ kháng nén bão hòa: 980 ÷ 1870 
kg/cm2. Hệ số dẹt: Đá granit biotit có thành phần 
khoáng vật chủ yếu gồm: felspat kali, plagioclas, 
thạch anh, biorit. 12%.
Hình 1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu. 
 Trương Đăng Quang, Ngô Thị Kim Trang./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (5), 77-84 79 
Thành phần hóa học (%): SiO2 = 72,34 ÷ 
74,10; Na2O = 3,42 ÷ 4,06; K2O = 4,45 ÷ 4,73. 
Kết quả thí nghiệm mẫu cơ lý cho thấy đá 
granit có độ bền cơ học cao: Dung trọng tự nhiên: 
2,56 ÷ 2,71 g/cm3. Tỷ trọng: 2,62 ÷ 2,81 g/cm3. Độ 
rỗng: 0,07 ÷ 7,5%. Độ hút nước: 0,2 ÷ 0,4%. Cường 
độ kháng nén khô: 1010 ÷ 2653 kg/cm2. Cường độ 
kháng nén bão hòa: 950 ÷ 2265 kg/cm2. Hệ số dẹt: 
7,1 - 10,0%. 
Kết quả công tác thăm dò đá xây dựng đã xác 
định các thành tạo granit khu vực núi Bà Đội có các 
tính chất cơ lý, hóa học đạt tiêu chuẩn làm đá xây 
dựng với tổng trữ lượng đã được phê duyệt năm 
1998: Cấp C1 + C2 (122 + 222) = 11.536.157 m3. 
2.2. Đá xây dựng andesit, felsit 
Đá xây dựng andesit (Hệ tầng Xà Lon) đã phát 
hiện được 4 điểm tại: Đông Bắc núi Giài Lớn, Đông 
An Lợi, Đông Nam núi Giài Lớn, Phú Cường. Điển 
hình cho đá xây dựng kiểu này là mỏ Đông Nam 
núi Giài Lớn. 
Mỏ đá xây dựng andesit Đông Nam núi Giài 
Lớn thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Diện tích 
khu mỏ là 70 ha. Năm 2005, Công ty Liên doanh 
Khai thác và Chế biến đá Vật liệu xây dựng An 
Giang (Antraco) đã tiến hành thăm dò nâng cấp 
trữ lượng đá xây dựng tại phần sâu trong diện tích 
nêu trên. Thân khoáng đá xây dựng là các thành 
tạo đá phun trào thuộc Hệ tầng Xa Lon. 
Thành phần thạch học của đá phun trào tại 
mỏ Đông Nam núi Giài Lớn gồm andezit, andezit 
porphyrit, tuf andezit, cát sạn kết tuf, trong đó đá 
tuf andezit và andezit chiếm chủ yếu. Đá có màu 
xám xanh đến xám sẫm, đôi chỗ phớt tím, phớt đỏ, 
bị biến đổi mạnh, thường là clorit hóa, epidot hóa, 
zoizit hóa, carbonat hóa. Đá bị ép nén nên rất rắn 
chắc, có nhiều mạch calcit xuyên cắt. Đá có kiến 
trúc vi ban tinh và hạt vụn. Cấu tạo khối và dạng 
dòng chảy. Vi ban tinh chiếm 12 đến 16%, nền 
chiếm 84 đến 88%. 
Thành phần hóa học: hàm lượng trung bình 
của các oxit qua kết quả phân tích hóa sillicat của 
đá andezit, tuf andezit như Bảng 1. 
Đặc tính cơ lý đá: Qua kết quả phân tích 27 
mẫu cơ lý đơn giản cho thấy đá andezit, tuf andezit 
có các chỉ số trung bình như trong Bảng 2. 
Độ mài mòn tang quay 11,4 - 11,5%. Độ bám 
dính nhựa đường đạt cấp 4. Số lượng hạt thoi dẹt 
là 17,8%. Cường độ phóng xạ tự nhiên thấp (13,1 
đến 13,7 µR/h). 
Trên cơ sở tài liệu thăm dò cho thấy andezit, 
tuf andezit có đặc tính cơ lý rất rắn chắc, đạt chất 
lượng để làm đá xây dựng. 
Trữ lượng đá xây dựng: Kết quả thăm dò năm 
1995 tính được trữ lượng cấp B + C1 (111 + 122) 
là: 14.330.000 m3 và cấp C2 (122) là: 14.331.000 
m3. Trữ lượng B + C1 + C2 (111 + 122): 28.650.000 
m3. 
Sau 10 năm khai thác, trung bình mỗi năm 
khai thác được 300.000 m3, khối lượng đã khai 
thác được là 300.000.000 m3. Trữ lượng B + C1 
(111 + 122) còn lại là 11.337.000 m3. Sau khi nâng 
cấp, trữ lượng cấp B + C1 (111 + 122) hiện nay 
tương ứng là: 11.337.000 m3 + 5.513.000 m3 = 
16.850.000 m3. 
2.3. Đá xây dựng cát kết 
Đá xây dựng cát kết (Hệ tầng Tà Pạ) đã phát 
hiện được 4 điểm tại phía Bắc núi Phú Cường, núi 
Tà Pạ, núi Nam Quy, núi Đất. Điển hình cho đá xây 
dựng kiểu này là mỏ núi Nam Quy. Mỏ đá xây dựng 
núi Nam Quy thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. 
Thân khoáng đá xây dựng là các thành tạo cát kết 
thuộc Hệ tầng Tà Pạ. Thành phần thạch học của đá 
chủ yếu gồm cát kết, cát bột kết. Thành phần hóa 
học đá cát kết Hệ tầng Tà Pạ như trong Bảng 3. 
2.3. Đá xây dựng cát kết 
Đá xây dựng cát kết (Hệ tầng Tà Pạ) đã phát 
SiO2 TiO2 Al2O3 Fe2O3 FeO MnO MgO CaO Na2O K2O MLN 
50,57 0,77 15,31 3,61 6,07 0,12 3,84 6,72 2,85 6,95 1,46 
Dung trọng 
khô 
(g/cm3) 
Dung trọng 
bão hòa 
(g/cm3) 
Khối lượng 
riêng 
(g/cm3) 
Hệ số 
rỗng, e 
Độ 
rỗng, n 
(%) 
Độ hút 
nước, 
W (%) 
Cường độ kháng 
nén (kg/cm2) 
Hệ số 
hóa mềm 
Khm 
Hệ số 
kiên cố 
fkc Khô Bão hòa 
2,688 2,697 2,710 0,008 0,78 0,33 1306 1204 0,921 10,9 
Bảng 1. Thành phần hóa học đá andezit núi Giài Lớn. 
Bảng 2. Đặc tính cơ lý đá andezit núi Giài Lớn. 
80 Trương Đăng Quang, Ngô Thị Kim Trang./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (5), 77-84 
phát hiện được 4 điểm tại phía Bắc núi Phú Cường, 
núi Tà Pạ, núi Nam Quy, núi Đất. Điển hình cho đá 
xây dựng kiểu này là mỏ núi Nam Quy. Mỏ đá xây 
dựng núi Nam Quy thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri 
Tôn. Thân khoáng đá xây dựng là các thành tạo cát 
kết thuộc Hệ tầng Tà Pạ. Thành phần thạch học 
của đá chủ yếu gồm cát kết, cát bột kết. Thành 
phần hóa học đá cát kết Hệ tầng Tà Pạ như trong 
Bảng 3. 
Tính chất cơ lý: Tỷ trọng: 2,69 ÷ 2,86 g/cm3. 
Độ rỗng: 1,43 ÷ 2,6%. Độ hút nước: 0,17 ÷ 0,62%. 
Cường độ kháng nén khô: 817 ÷ 1466 kg/cm2. 
Cường độ kháng nén bão hòa: 800 ÷ 1447 kg/cm2. 
Độ mài mòn tang quay 11,4 – 21,1%. Loại đá này 
có thể khai thác làm đá dăm đối với đá chưa phong 
hóa. Các loại đá bán phong hóa có thể dùng san 
nền, làm đường cấp phối. 
Tài nguyên dự báo cấp P1 (334a) tại mỏ Tà Pạ 
là: 6.210.000 m3. 
3. Kỹ thuật khai thác đá và lĩnh vực sử dụng 
ở An Giang 
Các mỏ đá xây dựng ở An Giang đều được khai 
thác lộ thiên bằng cách lựa chọn hệ thống khai 
thác khấu theo lớp dốc đứng, cắt tầng nhỏ bằng 
công nghệ nổ mìn. Kỹ thuật khai thác đá hiện đang 
sử dụng bao gồm hoạt động khai thác đá nguyên 
liệu và hoạt động chế biến đá. Các công đoạn và 
quy trình vận hành như sau: 
- Hoạt động khai thác: bao gồm các công đoạn 
dọn lớp phủ - khoan - nổ mìn - phá đá quá cỡ và 
xúc bốc - vận chuyển đá nguyên liệu về khu chế 
biến. 
- Hoạt động chế biến: đá nguyên liệu được 
đưa vào tổ hợp đập - nghiền sàng, sản phẩm gồm 
các loại đá dăm với kích cỡ 4×6, 3×4, 1×2 và đá mi. 
Công nghệ khai thác, chế biến đá đang sử 
dụng tại An Giang hiện tại cũng thuộc dạng công 
nghệ khai thác phổ biến trong nước. Các thiết bị và 
máy móc khai thác - chế biến phần lớn là sản phẩm 
nhập ngoại (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ 
thuật Việt Nam, 2010). 
Nhìn chung công nghệ khai thác còn ít được 
đổi mới, thiết bị khai thác, nghiền sàng có năng
 suất thấp nên hầu hết công suất khai thác của các 
doanh nghiệp không đạt công suất thiết kế. Chất 
lượng đá sau chế biến chưa cao nên không được 
dùng trong xây dựng các công trình kiên cố đòi hỏi 
chất lượng cao (cầu, nhà cao tầng). Sản phẩm đá 
xây dựng hiện nay chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong 
tỉnh, phục vụ xây dựng nền móng công trình dân 
dụng và làm đường giao thông (Liên hiệp các hội 
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 2010). 
4. Hiện trạng khai thác đá làm VLXD trên địa 
bàn tỉnh An Giang 
Tình hình khai thác đá làm VLXD hiện nay 
Thời gian qua, phát huy các tiềm năng, thế 
mạnh của tỉnh, ngành sản xuất VLXD đã từng bước 
phát triển đúng hướng, ổn định sản xuất và đã 
khẳng định được vị thế của mình trong cán cân 
phát triển kinh tế của tỉnh. Hoạt động khai thác đá 
đã đáp ứng cơ bản nhu cầu xây dựng trong tỉnh, 
đồng thời giải quyết tốt công ăn, việc làm cho 
người lao động trên địa bàn tỉnh. 
Trữ lượng đá xây dựng được tổng hợp qua 
báo cáo thăm dò nâng cấp của các doanh nghiệp. 
Diện tích các khu vực thăm dò, trữ lượng đá xây 
dựng trong từng khu vực (theo số liệu tổng hợp 
của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang đến 
năm 2015) được thể hiện trong Bảng 4. 
Trữ lượng đá xây dựng đã được thăm dò là: 
80.810.587 m3. 
Hiện nay có 5 doanh nghiệp được cấp giấy 
phép khai thác đá xây dựng với tổng trữ lượng 
76.494.087 m3 (Bảng 5). 
5. Tình hình quản lý hoạt động khai thác đá 
làm VLXD trên địa bàn tỉnh An Giang 
5.1. Hiện trạng quản lý hoạt động khai thác đá 
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt 
động khai thác đá trên địa bàn tỉnh đã có những 
chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp khai thác 
đá có sự phối hợp khá tốt trong công tác quản lý, 
bảo vệ môi trường (UBND tỉnh An Giang, 2016a; 
UBND tỉnh An Giang, 2016b).
Mỏ SiO2 TiO2 Al2O3 Fe2O3 FeO MgO CaO Na2O+K2O SiO3 
Văn Lanh 61,3 0,77 17,95 0,48 4,43 - - 8,54 0,51 
Nam Quy 74,98 0,15 17,22 2,44 0,92 0,25 0,12 - - 
Bảng 3. Thành phần hóa học đá cát kết núi Nam Quy và Văn Lanh (%). 
 Trương Đăng Quang, Ngô Thị Kim Trang./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (5), 77-84 81 
STT Đơn vị thăm dò (khai thác) Tên khu vực (vị trí mỏ) 
Quyết định cấp phép 
thăm dò 
Trữ lượng đã 
thăm dò (m3) 
Diện tích cấp 
phép khai 
thác (ha) 
1 
Công ty TNHH MTV Khai 
thác và Chế biến đá An 
Giang 
Núi Bà Đội, xã Tân Lợi, 
Tịnh Biên, An Giang 
1913/QĐ-ĐCKS ngày 
27/10/1997 
11.536.157 16,00 
Núi Cô Tô, xã Cô Tô, Tri 
Tôn, An Giang (khu I) 
133/QĐ-ĐCKS 01/1998, 
2012 
22.913.478 39,50 
Núi Cô Tô, xã Cô Tô, Tri 
Tôn, An Giang (khu II) 
133/QĐ-ĐCKS ngày 
20/01/1998 
6.724.000 18,00 
Núi Cô Tô, xã Cô Tô, Tri 
Tôn, An Giang (khu III) 
133/QĐ-ĐCKS ngày 
20/01/1998, 2012 
6.880.448 13,00 
2 
Công ty TNHH Liên doanh 
Antraco 
Núi Giài, xã Châu Lăng, 
Tri Tôn, An Giang 
772/GP-KHKT ngày 
27//10/1994, 12/2005 
16.850.000 70,00 
3 
Công ty TNHH MTV 622 - 
Xí nghiệp Khai thác và Chế 
biến đá Cô Tô 
Đông núi Cô Tô, xã Cô Tô, 
Tri Tôn, An Giang 
133/QĐ-ĐCKS ngày 
20/01/1998 
6.209.800 13,00 
4 
Công ty TNHH MTV 622 - 
Xí nghiệp Khai thác đá 
Quyết Thắng 
Đông núi Cô Tô, xã Cô Tô, 
Tri Tôn, An Giang 
133/QĐ-ĐCKS ngày 
20/01/1998 
2.424.648 23,00 
5 
Công ty Công trình Giao 
thông An Giang 
Đồi Sóc Triết, núi Cô Tô 
thuộc xã Cô Tô, Tri Tôn, 
An Giang 
133/QĐ-ĐCKS ngày 
20/01/1998 
1.316.500 9,5 
6 
Công ty TNHH MTV Xây 
lắp An Giang 
Núi Bà Đội, xã Tân Lợi, 
Tịnh Biên, An Giang 
577/QĐ-UBND ngày 
21/10/2016 
2.955.556 20,00 
Núi Tà Pạ, huyện Tri Tôn, 
tỉnh An Giang 
430/QĐ-BTNMT ngày 
10/04/2003 
3.000.000 18,07 
Tổng cộng: 80.810.587 240,07 
STT Tên đơn vị 
Trữ lượng khai 
thác (m3) 
Công suất 
(m3/năm) 
Vị trí Thời hạn 
1 
Công ty TNHH MTV khai thác và 
chế biến đá An Giang 
11.536.157 300.000 
Núi Bà Đội, xã Tân Lợi và xã An 
Hảo, Tịnh Biên, An Giang 
20 năm 
22.913.478 
350.000 
Núi Cô Tô, xã Cô Tô, Tri Tôn, An 
Giang (khu I) 
20 năm 6.724.000 
Núi Cô Tô, xã Cô Tô, Tri Tôn, An 
Giang (khu II) 
6.880.448 
Núi Cô Tô, xã Cô Tô, Tri Tôn, An 
Giang (khu III) 
2 Công ty TNHH liên doanh Antraco 16.850.000 600.000 
Núi Giài, xã Châu Lăng, Tri Tôn, 
An Giang 
30 năm 
3 
Công ty TNHH MTV 622, xí nghiệp 
khai thác và chế biến đá Cô Tô 
6.209.800 90.000 
Đông núi Cô Tô, xã Cô Tô, Tri 
Tôn, An Giang 
20 năm 
4 
Công ty TNHH MTV 622, xí nghiệp 
khai thác đá Quyết Thắng 
2.424.648 50.000 
Đông núi Cô Tô, xã Cô Tô, Tri 
Tôn, An Giang 
10 năm 
5 
Công ty TNHH MTV xây lắp An 
Giang 
2.955.556 60.000 
Núi Bà Đội, ấp Tân Thuận, xã 
Tân Lợi, Tịnh Biên, An Giang 
20 năm 
Tổng: 76.494.087 
Bảng 4. Diện tích các mỏ đá VLXD được thăm dò ở An Giang. 
Bảng 5. Diện tích các mỏ đá VLXD được khai thác ở An Giang. 
82 Trương Đăng Quang, Ngô Thị Kim Trang./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (5), 77-84 
Để bảo vệ nguồn tài nguyên không tái tạo, bảo 
vệ cảnh quan môi trường vùng Bảy Núi, Sở Tài 
nguyên và Môi trường An Giang đã lập đề án sắp 
xếp lại hoạt động khai thác đá. Đề án đề xuất các 
giải pháp như: 
- Chấm dứt khai thác đối với các trường hợp 
giấy phép khai thác hết hạn hoặc mỏ hết trữ lượng. 
- Chủ trương hạn chế khai thác đá núi trong 
thời gian tới, chỉ khai thác đủ phục vụ nhu cầu 
trong tỉnh; ủng hộ huyện Tịnh Biên đóng cửa các 
mỏ đá nhằm đảm bảo an toàn trong sạch môi 
trường, bảo vệ nguồn tài nhiên thiên nhiên không 
tái tạo. 
5.2. Những vấn đề khó khăn, tồn tại trong quá 
trình quản lý khai thác khoáng sản 
Bên cạnh những đóng góp tích cực, công tác 
quản lý trong ngành khai thác đá cũng đã bộc lộ 
nhiều điểm hạn chế, tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu 
quả của hoạt động khai thác và môi trường vùng 
khai thác như: 
- Các qui định của pháp luật về bảo vệ môi 
trường vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Một số thủ 
tục liên quan đến cấp phép khai thác tài nguyên, 
quản lý chất lượng vật liệu xây dựng giữa các sở, 
ngành còn chồng chéo, mất nhiều thời gian. 
- Việc đầu tư nguồn nhân lực, phương tiện, 
thiết bị cho công tác bảo vệ môi trường còn thiếu 
và yếu, chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm về 
môi trường chưa đủ mạnh dẫn đến nhiều cá nhân, 
đơn vị tái vi phạm nhiều... 
- Do các khu vực khai thác khoáng sản không 
tập trung, nhỏ lẻ thường ở khu vực vùng sâu vùng 
xa nên công tác quản lý hoạt động khai thác 
khoáng sản còn gặp nhiều khó khăn. 
- Mức thu phí bảo vệ môi trường trong khai 
thác khoáng sản như hiện nay chưa đáp ứng được 
yêu cầu cải tạo, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi 
trường do hoạt động khai thác, tiêu thụ gây ra. 
- Hoạt động khoáng sản gây ra nhiều hậu quả 
môi trường khó khắc phục; quản lý, thực hiện và 
giám sát bảo vệ môi trường còn yếu. Một số tổ 
chức, cá nhân chưa nghiêm túc thực hiện các quy 
định về bảo vệ môi trường trong khai thác, chế 
biến khoáng sản. 
- Công tác lập quy hoạch, chiến lược: việc 
khoanh định các vùng hạn chế, vùng cấm hoạt 
động khoáng sản, vùng dự trữ khoáng sản chưa 
được các địa phương chú trọng. 
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp hạn chế, 
khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, 
công nghệ lạc hậu và nhất là chạy theo lợi nhuận, 
ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên các chủ 
cơ sở ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, 
an toàn lao động, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi 
trường. 
- Công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng 
sản còn gặp nhiều khó khăn do các khu vực khai 
thác khoáng sản không tập trung, nhỏ lẻ thường ở 
trong khu sâu vùng xa nên việc bảo vệ môi trường 
từ việc khai thác phụ thuộc rất nhiều vào ý thức 
doanh nghiệp. 
6. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường 
và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai 
thác đá 
6.1. Giải pháp xử lý bụi trong công tác nghiền, 
xay đá 
Hiện nay, mức độ ô nhiễm bụi trong khu vực 
khai thác đá, khu xay nghiền, đường vận chuyển, 
bãi đổ và khu dân cư lân cận đều đã vượt qua mức 
độ cho phép. Do vậy cần phải có các giải pháp hữu 
hiệu để xử lý. 
Các phương pháp đã áp dụng ở các mỏ đá trong 
nước như sau: 
+ Chống bụi bằng tưới nước: phương pháp 
này khá phổ biến và chi phí đầu tư thấp, dùng biện 
pháp tưới nước để giảm bụi trên đường vận 
chuyển, trong khu nghiền sàng. Tuy nhiên, 
phương pháp này cho hiệu quả thấp và làm giảm 
chất lượng đá do bột bám vào các viên đá. 
+ Phương pháp hút bụi: phương pháp này sử 
dụng mũ chụp và quạt hút áp để xử lý bụi, hiệu 
xuất xử lý từ 80 - 90%. Tuy nhiên, phương pháp 
này không phù hợp đối với các khu mỏ đá xây 
dựng do khó tìm vị trí đặt miệng ống hút và chi phí 
cho duy tu, bảo dưỡng rất tốn kém. 
+ Chống bụi bằng lọc tĩnh điện: Phương pháp 
này cho hiệu quả xử lý cao và xử lý bụi triệt để 
nhưng nhược điểm và chỉ xử lý hút bụi tập trung. 
Trong khi đó khu vực khai thác mỏ lại bố trí ở diện 
rộng lớn, ngoài ra chi phí đầu tư lớn. 
+ Giải pháp xử lý bụi bằng phun sương mù áp 
suất cao, phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm 
nước, khả năng xử lý bụi cao mà không làm giảm 
chất lượng đá thành phẩm như bị ướt hoặc dính 
hồ bột đá, dễ thi công, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa.
 Trương Đăng Quang, Ngô Thị Kim Trang./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (5), 77-84 83 
6.2. Giải pháp xây hồ chứa nước kết hợp mở 
các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng 
Theo giấy phép chỉ cho doanh nghiệp khai 
thác đến cao độ +30 m nên muốn hình thành các 
hồ chứa nước sau khai thác cần tăng độ sâu khai 
thác (đến cao độ -10 m). Vì vậy, tại các mỏ đá trên 
trước khi hết hạn giấy phép khai thác, đề xuất 
UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác bổ sung theo 
chiều sâu để đạt tới cao độ -10 m hoặc sâu hơn. 
Với giải pháp này vừa hạn chế tối đa diện tích núi 
rừng bị tàn phá, tiết kiệm được nhiên liệu, giảm chi 
phí di chuyển thiết bị, hạ giá thành sản phẩm và 
tận thu được tài nguyên khoáng sản; vừa cung cấp 
nước phục vụ nông nghiệp cho dân quanh vùng, 
thu được lợi nhuận từ dịch vụ du lịch (như khu du 
lịch Thoại Sơn). 
Dự kiến hình thành các hồ chứa nước kết hợp 
mở các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các 
khu khai thác đá sau khi đóng cửa mỏ như sau: 
+ Hồ chứa 1: thuộc huyện Tịnh Biên nằm tại 
Đông Nam núi Bà Đội có diện tích 10 ha có độ sâu 
tới cote -10m, khối lượng nước chứa khoảng 
600.000 - 800.000 m3. Hồ nước này sẽ cung cấp 
nước cho cụm dân cư quanh xã An Hảo đồng thời 
hình thành một khu du lịch mới tạo nên cụm du 
lịch sinh thái núi Cấm, núi Bà Đội. 
+ Hồ chứa 2 và 3: thuộc huyện Tri Tôn, có thể 
cung cấp nước cho cụm dân cư thuộc xã Cô Tô và 
xã Ô Lâm. 
+ Hồ chứa 2 nằm ở Tây Nam mỏ đá thuộc xã 
Cô Tô (khu I) có diện tích gần 8 ha và có độ sâu dự 
kiến cote -10 m, khối lượng nước chứa khoảng 
500.000 - 600.000 m3. 
+ Hồ chứa 3 nằm ở tây nam mỏ đá thuộc xã Ô 
Lâm (khu III) có diện tích khoảng 6 ha và có độ sâu 
dự kiến cote -10 m, khối lượng nước chứa khoảng 
300.000 - 400.000 m3. 
6.3. Giải pháp kỹ thuật và công nghệ 
- Khuyến khích hợp tác chuyển giao công 
nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong 
khai thác, chế biến khoáng sản. 
- Tăng cường năng lực đổi mới thiết bị, công 
nghệ, có chính sách phát triển nguồn nhân lực 
trình độ cao trong quản lý, điều tra, thăm dò, khai 
thác và chế biến khoáng sản. 
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ 
quy trình công nghệ thăm dò, khai thác và phục 
hồi môi trường các mỏ khoáng sản sau khi kết 
thúc khai thác. 
- Thực hiện tham vấn ý kiến chính quyền địa 
phương và nhân dân khu vực thực hiện thăm dò, 
khai thác, chế biến khoáng sản. 
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư để 
hiện đại hóa khâu khai thác - chế biến sâu, tạo ra 
nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ít ô nhiễm 
môi trường và tiết kiệm nguyên liệu, có chính sách 
khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhân lực 
tại địa phương. 
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có tài 
nguyên khoáng sản VLXD thông thường, ban hành 
những chính sách ưu đãi tối đa cho các dự án đầu 
tư vào những loại khoáng sản đã quy hoạch. 
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm 
soát môi trường. Thành lập bộ phận chuyên trách, 
có đầy đủ điều kiện trang thiết bị và nhân lực để 
theo dõi và quản lý môi trường. 
- Ưu tiên thực hiện các dự án khai thác khoáng 
sản có phương án tái tạo cảnh quan, phục hồi môi 
trường và sử dụng hiệu quả diện tích được khai 
thác cho mục đích khác sau khi đóng cửa mỏ. 
7. Kết luận 
Được thiên nhiên ưu đãi, tỉnh An Giang có 
nguồn đá làm VLXD dồi dào với trữ lượng thăm dò 
đạt 80.810.587 m3. Có 5 doanh nghiệp đã được 
cấp phép khai thác đá, tập trung tại các khu vực 
núi Bà Đội, núi Cô Tô, núi Tà Pạ và núi Giài Lớn với 
tổng trữ lượng khai thác là 76.494.087 m3, thời 
hạn khai thác từ 10 - 30 năm. 
Trong quá trình khai thác đá, các doanh 
nghiệp cần áp dụng giải pháp xử lý bụi tiên tiến 
hơn như lọc bụi tĩnh điện hoặc xử lý bằng phun 
sương mù áp suất cao sẽ giúp bảo vệ môi trường 
hiệu quả. Ngoài ra, nếu được UBND tỉnh cho phép, 
các mỏ đá được khai thác đến cao độ sâu hơn sẽ 
hình thành các hồ chứa nước sau này, kết hợp mở 
các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Dự kiến có 3 
hồ chứa sau khi đóng cửa mỏ, vừa cung cấp nước 
phục vụ nông nghiệp cho dân cư quanh vùng, vừa 
thu được lợi nhuận từ dịch vụ du lịch (như khu du 
lịch Thoại Sơn hiện nay). 
Cuối cùng, khâu khai thác - chế biến cần được 
các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa để tạo ra 
nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ít ô nhiễm 
môi trường và tiết kiệm nguyên liệu, nhằm nâng 
cao hiệu quả hoạt động khai thác đá ở An Giang. 
84 Trương Đăng Quang, Ngô Thị Kim Trang./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (5), 77-84 
Tài liệu tham khảo 
Dương Văn Cầu và nnk, 2016. Báo cáo điều chỉnh, 
bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng 
khoáng sản tỉnh An Giang đến năm 2020, định 
hướng đến năm 2030. 
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 
2010. Báo cáo nghiên cứu đánh giá Thực trạng 
về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên 
khoáng sản Việt Nam. Hội thảo Tài nguyên 
khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam. 
14/5, Hà Nội. 
UBND tỉnh An Giang, 2010. Quyết định số 2077/
QĐ-UBND ngày 04/11/2010 của UBND tỉnh 
An Giang về về việc phê duyệt Quy hoạch thăm 
dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh An 
Giang giai đoạn 2008 - 2020. 
UBND tỉnh An Giang, 2016a. Quyết định số 
228/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND 
tỉnh An Giang về việc Ban hành Kế hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh An 
Giang. 
UBND tỉnh An Giang, 2016b. Báo cáo tóm tắt Kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 
2020) của tỉnh An Giang. 
ABSTRACT 
Current status and some technical and environmental solutions in 
the exploitation of stone building materials in An Giang Province 
Quang Dang Truong, Trang Kim Thi Ngo 
Faculty of Engineering - Technology - Environment, An Giang University, Vietnam 
An Giang is one of the provinces in the Mekong Delta. The Seven Mountains rise in the midst of vast 
land with an area of 43,000 ha. This is the source of abundant construction materials for the province, 
exploration reserves reached 80,810,587 m3. In the past few years, the exploitation and processing of 
stone for building materials has been strongly developed, the industry and construction has increased 
from 11.12% in 2010 to 12.61% in 2015. This is the advantage of the province and meets the increasing 
demand of building materials market. Currently, in the province, five enterprises are licensed to exploit 
the rock and only concentrate in the areas of Mount Ba Doi, Mount Co To and Mount Giai with a total 
reserve of 76,494,087 m3, with the mining life from 10 to 30 years. However, the quarries are exploited 
by the open pit mining system by steep grade, cutting layer by blasting technology. The process of 
quarrying causes heavy pollution to the environment, disrupting the ecological balance, affecting the 
health and safety of workers, wasting resources... More advanced dust solutions, building water 
reservoirs after mining and modernization of mining and processing should be applied to improve 
management efficiency of stone exploitation in An Giang 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_mot_so_giai_phap_ky_thuat_cong_nghe_va_moi_tru.pdf