Hiện trạng môi trường nước trên các sông tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa có tài nguyên nước mặt dồi dào nhưng trong những năm gần đây, do sự

phát triển nhanh chóng của dân số và kinh tế, tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đang được

khai thác quá mức, phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Môi trường nước trên các

con sông tỉnh Thanh Hóa đã báo hiệu nhiều biến đổi theo hướng tiêu cực. Chất lượng nguồn

nước đang bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất cặn lơ lửng, các chất hữu cơ, NO2-, amoni và dầu

mỡ. Ngoài ra, nguồn nước tại vùng cửa sông ven biển cũng đang bị nhiễm mặn, gây khó

khăn cho việc cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

pdf 9 trang kimcuc 6740
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng môi trường nước trên các sông tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng môi trường nước trên các sông tỉnh Thanh Hóa

Hiện trạng môi trường nước trên các sông tỉnh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018
125
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC TRÊN CÁC SÔNG 
TỈNH THANH HÓA 
Thiều Thị Thùy1, Hồ Thị Hoàng Mai2 
TÓM TẮT
Thanh Hóa có tài nguyên nước mặt dồi dào nhưng trong những năm gần đây, do sự 
phát triển nhanh chóng của dân số và kinh tế, tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đang được 
khai thác quá mức, phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Môi trường nước trên các 
con sông tỉnh Thanh Hóa đã báo hiệu nhiều biến đổi theo hướng tiêu cực. Chất lượng nguồn 
nước đang bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất cặn lơ lửng, các chất hữu cơ, NO2
-, amoni và dầu 
mỡ. Ngoài ra, nguồn nước tại vùng cửa sông ven biển cũng đang bị nhiễm mặn, gây khó 
khăn cho việc cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Từ khóa: Nguồn nước, ô nhiễm, sông ngòi, Thanh Hóa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh Hóa là cầu nối giữa Đồng bằng Bắc Bộ với Duyên hải NamTrung Bộ. Trên địa 
bàn tỉnh có một hệ thống sông lớn thứ ba cả nƣớc là hệ thống sông Mã, phía Đông lại giáp biển 
với đƣờng bờ biển dài 102km, nên tài nguyên nƣớc của tỉnh phong phú cả về nƣớc ngầm, nƣớc 
mặt và nƣớc mƣa. Hiện nay, do tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ, cùng với việc thiếu ý 
thức trong sử dụng tài nguyên nƣớc của ngƣời dân đã làm cho tài nguyên nƣớc của Thanh Hóa 
đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm nghiêm trọng về chất lƣợng. Đánh giá tài nguyên nƣớc 
phục vụ mục đích phát triển bền vững là việc làm có ý nghĩa thiết thực, là cơ sở quan trọng cho 
việc quản lý tài nguyên nƣớc và phòng tránh những tác động tiêu cực do khai thác quá mức 
nguồn nƣớc. Nghiên cứu “Hiện trạng môi trường nước trên các sông tỉnh Thanh Hóa” là cơ sở
quan trọng phục vụ việc quản lý và khai thác tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm và thực trạng tài nguyên, môi trƣờng nƣớc trên các sông tỉnh 
Thanh Hóa; Tìm hiểu và chỉ ra các nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng đến trữ lƣợng, chất 
lƣợng nguồn nƣớc mặt trên các sông; Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong quản 
lý, sử dụng tài nguyên nƣớc mặt ở các sông Thanh Hóa.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Đây là phƣơng pháp chính trong quá trình nghiên cứu. Các tài liệu thu thập đƣợc đều 
1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức
2 Chuyên viên phòng Kế hoạch Tài chính, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018
126
đƣợc phân loại theo từng mục và nội dung cụ thể để việc phân tích thuận lợi hơn, rút ra 
những kết luận cần thiết làm cơ sở cho những nhận định trong bài báo.
Phương pháp bản đồ - GIS
Từ số liệu thu thập đƣợc và kết quả phân tích mẫu nƣớc, bản đồ Chất lượng nước 
một số lưu vực sông tỉnh Thanh Hóa đƣợc thành lập, phản ánh trực quan về hiện trạng môi 
trƣờng nƣớc trên các sông của Thanh Hóa.
Phương pháp thực địa
Đây là phƣơng pháp quan trọng đem lại cái nhìn thực tế và những phát hiện mới về
nội dung nghiên cứu và cách tiếp cận để nghiên cứu.
Phương pháp đánh giá
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi so sánh hiện trạng tài nguyên nƣớc sông ngòi
của tỉnh Thanh Hóa với các chỉ tiêu chung của quốc gia, từ đó có những đánh giá về tiềm 
năng và hiện trạng môi trƣờng nƣớc trên các sông của Thanh Hóa.
2.3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
2.3.1. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi tỉnh Thanh Hóa
Hình 1. Sơ đồ mạng lƣới sông ngòi Thanh Hóa
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Thanh Hoá có mạng lƣới sông khá dày, từ Bắc vào Nam có 4 hệ thống sông chính là 
sông Mã, sông Hoạt, sông Yên và sông Bạng với tổng chiều dài 881km, tổng diện tích lƣu 
vực là 39.756 km2. Hệ thống sông rất đa dạng về quy mô lƣu vực, phức tạp về hình thái.
Tổng lƣợng nƣớc trong toàn tỉnh khoảng 18 tỷ m3/năm và phân phối không đều 
trong năm. Mùa lũ bắt đầu từ tháng VI, kết thúc vào tháng X, chiếm 75 - 80% lƣợng dòng 
chảy của cả năm.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018
127
Bảng 1. Đặc trƣng hình thái sông ngòi tỉnh Thanh Hóa
Lƣu vực
F
(km2)
Flv
(%)
Lsông
(km)
Độ cao 
bq (m)
Chiều 
rộng bq 
km/km2
Độ dốc 
bqlv
(%o)
Mật độ 
lƣới sông 
km/km2
Hệ số 
không 
đối xứng
Hệ số 
hình 
dạng lv
Hệ số 
uốn 
khúc
Sông Bƣởi 1.790 6,30 130 217 16,1 12,2 0,59 0,16 0,14 1,53
S.Cầu Chày 551 1,94 87,5 114 8,0 5,4 0,47 0,01 0,12 1,62
Sông Chu 7.580
3.010
26,7
325
160
790 29,8 18,3 0,98 0,014 0,12 1,58
Sông Mã 28.400
17.600
100 512 762 68,8 17,6 0,66 0,32 0,17 1,79
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa)
(Cột F, L được ghi dưới dạng phân số, tử số chỉ toàn bộ lưu vực, mẫu số chỉ phần ở Việt Nam)
Về tiềm năng nước sông: Để đánh giá tiềm năng nƣớc sông của Thanh Hóa, tác giả
sử dụng tiêu chí phân theo đơn vị diện tích tự nhiên thông qua giá trị modul của dòng chảy.
Nhìn chung các con sông của Thanh Hóa đều có modul dòng chảy trung bình nhiều năm ở
mức độ đủ nƣớc (Bảng 2 và 3).
Bảng 2. Phân cấp tài nguyên nƣớc mặt ở Việt Nam Bảng 3. Modul dòng chảy trung bình
TT Modul dòng chảy Mức đánh giá
1 < 10 l/s.km2 Hiếm nƣớc
2 10 - 20 l/s.km2 Thiếu nƣớc
3 20 - 40 l/s.km2 Đủ nƣớc
4 40 - 60 l/s.km2 Tƣơng đối giàu nƣớc
5 > 60 l/s.km2 Giàu nƣớc
nhiều năm một số sông ở Thanh Hóa
Sông Modul 
(l/s.km2)
Mức đánh giá
Sông Mã 25,3 Đủ nƣớc
Sông Chu 19,5 Thiếu nƣớc
Sông Bƣởi 29,1 Đủ nƣớc
(Nguồn: Trung tâm. Khí tượng – Thủy văn Trung ương)
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước trên các sông tỉnh Thanh Hóa
Để xác định đƣợc hiện trạng và diễn biến chất lƣợng nƣớc sông ở Thanh Hoá, tác giả
áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lƣợng nƣớc mặt (QCVN 08: 2008/BTNMT).
Bảng 4. Vị trí các điểm lấy mẫu nƣớc tại Thanh Hóa phục vụ nghiên cứu
STT Vị trí lấy mẫu nƣớc STT Vị trí lấy mẫu nƣớc
Số 1 Sông Mã tại huyện Mƣờng Lát Số 7 Sông Hoạt tại huyện Hà Trung
Số 2 Sông Mã tại âu Bến Ngự, TP.Thanh Hóa Số 8 Sông Hoạt tại Tứ Thôn, Hà Trung
Số 3 Sông Chu tại huyện Thƣờng Xuân Số 9 Sông Cầu Chày tại Ngọc Lặc
Số 4 Cửa sông Chu nhập lƣu với sông Mã tại 
Thiệu Hóa
Số 10
Sông Cầu Chày trƣớc khi đổ vào 
sông Mã
Số 5 Sông Bƣởi tại Thạnh Quảng, Thanh Hóa Số 11 Sông Bạng trƣớc khi đổ ra biển
Số 6 Sông Bƣởi trƣớc khi đổ vào sông Mã tại Vĩnh Lộc
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018
129
Sông Mã 
Tại điểm lấy mẫu số 1 (Mƣờng Lát) - đây là điểm đầu của Sông Mã từ Lào chảy vào 
Việt Nam, chất lƣợng nƣớc tại đây theo kết quả phân tích có hàm lƣợng cặn lơ lửng cao, 
cặn lơ lửng tại tầng nƣớc mặt có hàm lƣợng TSS vƣợt tiêu chuẩn nƣớc mặt loại B. Hàm 
lƣợng DO thấp hơn so với tiêu chuẩn loại A1 nhƣng nằm trong tiêu chuẩn loại A2. Hàm 
lƣợng một số chỉ tiêu gây ô nhiễm chất lƣợng nƣớc nhƣ: COD, BOD, NO2
- đều nằm trong 
tiêu chuẩn loại A1. Theo kết quả này, chất lƣợng nƣớc sông Mã tại Mƣờng Lát không đủ
tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt (QCVN:02:2009/BYT), nếu dùng nguồn nƣớc tại đây cấp cho 
sinh hoạt thì phải xử lý hàm lƣợng TSS và vi sinh trƣớc khi cấp. Tuy nhiên, nguồn nƣớc 
mặt tại đây hoàn toàn đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Tại điểm số 2 trên sông Mã - đây là vị trí lấy mẫu cuối cùng trên sông Mã tại âu Bến 
Ngự thành phố Thanh Hóa trƣớc khi sông Mã đổ ra biển. Chất lƣợng nguồn nƣớc mặt tại 
đây theo kết quả phân tích có hàm lƣợng DO vƣợt tiêu chuẩn loại A1, nhƣng nằm trong 
tiêu chuẩn loại A2. Hàm lƣợng các yếu tố gây ô nhiễm nƣớc nhƣ các chất hữu cơ, cặn lơ 
lửng, NO2
- đều cao hơn so với tiêu chuẩn loại A1, nhƣng nằm trong tiêu chuẩn nƣớc mặt 
loại B1. Nguồn nƣớc sông Mã tại âu Bến Ngự không đủ tiêu chuẩn dùng làm nguồn cấp 
cho sinh hoạt, nếu dùng nguồn nƣớc này cấp cho sinh hoạt thì phải xử lý hàm lƣợng chất 
hữu cơ, vi sinh và chất rắn lơ lửng. Nguồn nƣớc mặt tại đây đủ tiêu chuẩn dùng làm nguồn 
nƣớc cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Sông Chu
Tại điểm số 3 - đây là nơi đầu nguồn sông Chu tại huyện Thƣờng Xuân, từ phía Lào 
chảy sang, chất lƣợng nguồn nƣớc mặt tại đây theo kết quả phân tích tƣơng đối tốt, hầu hết 
các chỉ tiêu gây ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, hàm lƣợng cặn lơ 
lửng hơi cao, hàm lƣợng DO lại thấp, đều vƣợt tiêu chuẩn loại B1. Các chỉ tiêu gây ô 
nhiễm nƣớc nhƣ hàm lƣợng các chất hữu cơ, vi sinh,... đều nằm trong tiêu chuẩn loại A. 
Chất lƣợng nguồn nƣớc mặt tại đây có thể dùng làm nguồn nƣớc cấp cho nông nghiệp, 
nuôi trồng thủy sản. Nếu dùng nguồn nƣớc tại đây cấp cho sinh hoạt thì phải xử lý hàm 
lƣợng cặn lơ lửng và vi sinh trƣớc khi cấp. 
Tại điểm số 4 trên sông Chu tại Thiệu Hóa, kết quả phân tích mẫu nƣớc cho thấy 
hàm lƣợng các chỉ tiêu gây ô nhiễm cao. Nguồn nƣớc tại đây đã bị ô nhiễm, chất lƣợng 
nƣớc chỉ đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt.
Sông Bưởi
Điểm số 5 trên sông Bƣởi tại Thạnh Quảng, nguồn nƣớc mặt có hàm lƣợng cặn lơ 
lửng TSS rất cao, vƣợt tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc loại B1. Hàm lƣợng oxi hoà tan thấp, 
hàm lƣợng chất hữu cơ và NO2
- cao. Chất lƣợng nƣớc sông tại đây đủ tiêu chuẩn cấp cho 
nông nghiệp, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt, ăn uống do hàm lƣợng cặn lơ lửng,
chất hữu cơ, NO2
- cao.
Tại điểm số 6 trên sông Bƣởi ở Vĩnh Lộc, kết quả phân tích nƣớc sông cho thấy hàm 
lƣợng DO thấp, hàm lƣợng chất hữu cơ, NO2
- và vi sinh cao vƣợt tiêu chuẩn nƣớc mặt loại 
A1. Chất lƣợng nguồn nƣớc sông Bƣởi trƣớc khi đổ ra sông Mã theo đó chỉ đủ tiêu chuẩn 
cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018
130
Sông Hoạt
Sông Hoạt là một phụ lƣu quan trọng của sông Lèn, chất lƣợng nƣớc sông Hoạt tại 
điểm số 7 thông qua kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng cặn lơ lửng, chất hữu cơ cao, 
DO thấp. Hàm lƣợng TSS và DO vƣợt tiêu chuẩn loại B1; hàm lƣợng COD và BOD đều
vƣợt tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt loại A1. Kết quả này cho thấy nguồn nƣớc mặt tại 
đây chỉ đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu chuẩn 
dùng làm nguồn cấp cho sinh hoạt. 
Tại điểm số 8 - đây là điểm lấy mẫu cuối cùng trên sông Hoạt phía hạ du trƣớc khi 
sông chảy qua hai xã Nga Thái, Nga Thủy và đổ ra biển. Kết quả phân tích cho thấy tại đây 
hầu hết các chỉ tiêu gây ô nhiễm nguồn nƣớc đều vƣợt tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt loại 
A2. Hàm lƣợng cặn lơ lửng TSS rất cao nhƣng hàm lƣợng DO lại thấp, đều vƣợt tiêu 
chuẩn loại B1; hàm các chất hữu cơ COD, BOD , NO2
- cao. Do vậy, nƣớc mặt trên sông 
Hoạt tại Tứ Thôn chỉ đủ tiêu chuẩn cấp cho tƣới và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu 
chuẩn cấp cho sinh hoạt.
Sông Cầu Chày (điểm số 9 trên sông Cầu Chày tại Ngọc Lặc)
Kết quả cho thấy chất lƣợng nƣớc không tốt, hầu hết các chỉ tiêu gây ô nhiễm đều 
vƣợt tiêu chuẩn chất lƣợng loại B1. Hàm lƣợng TSS, NO2
-, chất hữu cơ BOD đều vƣợt tiêu 
chuẩn loại B1, hàm lƣợng DO thấp vƣợt tiêu chuẩn B1. Chất lƣợng nƣớc sông Cầu Chày 
tại Vực Lồi theo kết quả này không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp và nuôi 
trồng thủy sản nhƣng đủ tiêu chuẩn cấp cho giao thông thủy hoặc các mục đích tƣơng 
đƣơng khác với yêu cầu nƣớc chất lƣợng thấp.
Hình 2. Bản đồ chất lƣợng nƣớc một số lƣu vực sông năm 2017 tỉnh Thanh Hóa
(Nguồn : Biên tập từ số liệu của Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa)
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018
131
Sông Cầu Chày tại điểm số 10 trƣớc khi đổ ra sông Mã, theo kết quả phân tích có 
hàm lƣợng cặn lơ lửng, chất hữu cơ cao, hàm lƣợng oxi hoà tan thấp. Tại tầng mặt hàm 
lƣợng cặn lơ lửng TSS = 72mg/l, BOD = 5.1mg/l, DO = 4.63mg/l. Tại tầng đáy SS = 79mg/l, 
BOD= 5.5mg/l, DO = 4.57mg/l. Theo kết quả phân tích, chất lƣợng nƣớc sông tại đây đủ
tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh 
hoạt. Nếu dùng nguồn nƣớc mặt tại đây cấp cho sinh hoạt thì phải xử lý hàm lƣợng chất 
hữu cơ, cặn lơ lửng và vi sinh trƣớc.
Sông Bạng
Nƣớc sông Bạng tại điểm số 11 trƣớc khi đổ ra Biển (tại vị trí xã Hải Bình - Tĩnh Gia) 
theo kết quả phân tích có tổng chất rắn hòa tan, dầu mỡ động thực vật, BOD5 cao, hàm lƣợng 
oxi hoà tan thấp. Tại đây tổng chất rắn hòa tan TDS = 3293mg/l, tổng chất rắn lơ lửng TSS = 
6,5mg/l, BOD5 = 2,347mg/l, hàm lƣợng dầu mỡ, thực vật = 1,3mg/l, Coliform = 2.300 
MPN/100ml. Theo đó, chất lƣợng nƣớc sông tại đây tƣơng đối tốt, đủ tiêu chuẩn cấp cho 
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nếu dùng nguồn nƣớc mặt tại đây cấp cho sinh hoạt thì 
phải xử lý hàm lƣợng chất hữu cơ, cặn lơ lửng và vi sinh trƣớc khi cấp.
2.3.3. Một số giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên các sông
Hiện đại hóa các trang thiết bị nhằm kiểm soát, xử lý ô nhiễm tại các khu dân cƣ, 
khu công nghiệp. Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến khi xây dựng và cải tạo các công 
trình cung cấp nƣớc. Xây dựng mới và quy hoạch tổng thể hệ thống thủy nông theo các lƣu 
vực sông và lãnh thổ gồm tổng hợp các nhân tố môi trƣờng nhằm phát triển tài nguyên 
nƣớc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội lâu bền.
Xây dựng mạng quan trắc nƣớc mặt, nƣớc ngầm để đánh giá và theo kịp diễn biến 
của tài nguyên nƣớc, quản lý việc phân phối nƣớc, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo 
vệ tài nguyên nƣớc.
Bảo vệ môi trƣờng các nguồn nƣớc bằng cách ngăn chặn, xử lý các nguồn gây ô 
nhiễm. Đối với nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp phải xử lý trƣớc khi xả vào sông. Việc 
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải có quy định, xử lý và giám sát chặt chẽ
của các cơ quan nhà nƣớc. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải có kế hoạch quản lý chặt 
chẽ các lƣu vực sông đổ ra biển. Cần quy hoạch các sông trên địa bàn tỉnh, xác định các 
sông tiếp nhận nƣớc thải công nghiệp, sinh hoạt và nƣớc thải từ các hoạt động sản xuất 
nông nghiệp phải đƣợc tách riêng để có biện pháp xử lý, không hòa nhập nƣớc từ các sông 
nội đồng chƣa đạt TCVN vào các sông lớn đổ ra biển. Tăng cƣờng việc giám sát, cấp phép 
nƣớc xả thải vào nguồn nƣớc tại các sông tiếp nhận, chỉ cho phép hòa nhập từ các sông 
tiếp nhận đạt TCVN vào các sông lớn.
Hƣớng dẫn yêu cầu doanh nghiệp và ngƣời dân có hoạt động khai thác , sử dụng tài 
nguyên nƣớc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc, 
hành nghề khoan giếng nƣớc trên địa bàn tỉnh phải có giấy phép (trừ trƣờng hợp khai thác,
sử dụng trong phạm vi gia đình không phải xin phép theo quy định Luật tài nguyên nƣớc). 
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá 
trình khai thác tài nguyên nƣớc.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018
132
Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nƣớc sạch và các đơn vị thu nhận, xử lý nƣớc thải đô 
thị tập trung hoàn thiện hồ sơ khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả thải vào nguồn nƣớc 
theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra chặt chẽ việc đào, xây dựng các hố chôn xác 
động vật chết khi có dịch, đáy và thành bên các hố phải là vật liệu không hoặc ít thấm 
nƣớc, và phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm các nguồn nƣớc.
Xây dựng luật lệ và chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài nguyên nƣớc. Xây 
dựng các chỉ tiêu, định mức, tiêu chuẩn dùng nƣớc và tiêu nƣớc phù hợp.
Tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng các văn bản quy phạm pháp 
luật về tài nguyên nƣớc cho các cấp, các ngành, các đối tƣợng khai thác tài nguyên nƣớc
để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nƣớc, xã hội hóa công tác bảo vệ
nguồn tài nguyên nƣớc.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thƣờng xuyên của cán bộ quản 
lý về môi trƣờng tới các cơ sở. Xử lý nghiêm những cơ sở gây ô nhiễm tài nguyên nƣớc.
3. KẾT LUẬN
Nhìn chung nƣớc trên các con sông tỉnh Thanh Hóa đã bị ô nhiễm ở nhiều mức độ, 
thể hiện chủ yếu qua các chỉ tiêu TSS, DO, COD, BOD và NO2
-. Nguồn nƣớc này không 
còn đủ tiêu chuẩn để dùng làm nguồn nƣớc cấp cho sinh hoạt. Trong 11 điểm lấy mẫu với 
5 chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc thì nhiều chỉ tiêu vƣợt giới hạn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần 
tại nhiều điểm đo.
Chất lƣợng nƣớc mặt phần thƣợng lƣu trên các sông Mã, sông Bạng còn tƣơng đối tốt, 
hầu hết các chỉ tiêu gây ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn nƣớc mặt loại A. Tuy nhiên, chất 
lƣợng nguồn nƣớc về phía hạ lƣu, do dòng chính sông Mã tiếp nhận nhiều nguồn nƣớc từ các 
sông, suối nhập lƣu, nhất là từ lƣu vực sông Chu, nơi nhận nƣớc thải trực tiếp từ khu công 
nghiệp Mục Sơn, KCN Lam Sơn, nƣớc thải từ các cơ sở sản xuất nhỏ, các khu dân cƣ dọc 
hai bên sông thải xuống, nên đã bị ô nhiễm. Ngoài ra nguồn nƣớc mặt tại vùng cửa sông ven 
biển bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho việc cấp nƣớc phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Chất lƣợng nƣớc các sông suối nhập lƣu ở lƣu vực sông Mã còn tƣơng đối tốt. 
Nguồn nƣớc mặt thông qua kết quả phân tích mới chỉ bị ô nhiễm nhẹ bởi hàm lƣợng cặn lơ 
lửng, chất hữu cơ và hàm lƣợng NO2
- cao hơn tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt loại A, 
nhƣng nằm trong tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt loại B.
Trên sông Hoạt, hàm lƣợng chất gây ô nhiễm đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép, chất 
lƣợng nƣớc sông chỉ đủ chỉ tiêu cấp nƣớc cho tƣới và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu 
chuẩn cấp cho sinh hoạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước 
mặt (QCVN 08:2008/BTNMT).
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010), Hướng dẫn quan trắc và đánh giá tài 
nguyên nước, dự thảo số 2.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018
133
[3] Cục Quản lý tài nguyên nƣớc (2006), Tuyển chọn những văn bản quy phạm pháp 
luật về Tài nguyên nước, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
[5] Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thanh Hóa (2017), Báo cáo thực trạng môi trường 
Thanh Hóa, Tài liệu lƣu hành nội bộ.
THE STATUS QUO OF WATER ENVIRONMENT IN
RIVERS OF THANH HOA PROVINCE
Thieu Thi Thuy, Ho Thi Hoang Mai 
ABSTRACT
Thanh Hoa province has an abundant source of surface water. In recent years, due to 
the rapid development of population and economy, these sources of water in the province 
have been over exploited and faced the risk of pollution and exhaustion. The water 
environment in the rivers of Thanh Hoa province has signaled many negative changes. The 
water quality has been contaminated mainly by suspended sediment, organic substances, 
ammonium, NO2
- and grease. In addition, water sources in coastal estuaries have been
salinised, making it difficult to supply water for domestic use and production.
Keyword: Water resources, pollution, rivers, Thanh Hoa.

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_moi_truong_nuoc_tren_cac_song_tinh_thanh_hoa.pdf