Hiện trạng học tập lý luận chính trị của sinh viên tại trường Đại học Tây Đô

Giáo dục lý luận chính trị là quá trình tác động của nhiều yếu tố. Sản phẩm giáo dục lý

luận chính trị là thành quả chung của nhiều lực lượng giáo dục, mỗi lực lượng giáo dục có

những tác động ở mức độ và bình diện khác nhau. Trong đó, sự tác động của các môn học

lý luận chính trị ở Trường Đại học Tây Đô đóng vai trò quan trọng trong hình thành thế

giới quan, nhân sinh quan, làm cơ sở để sinh viên nhận thức chuyên ngành. Hiện nay, đội

ngũ giảng viên đã có những thay đổi về phương pháp giảng dạy, bước đầu có những

chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và

điều chỉnh. Với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng về vấn đề học tập lý luận chính trị, từ

đó tìm ra giải pháp, bài viết đã khảo sát, phỏng vấn 600 sinh viên Trường Đại học Tây Đô

và 50 giảng viên – cán bộ quản lý của Trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng yếu

kém của việc dạy và học các môn Lý luận chính trị với nhiều nguyên nhân khách quan và

chủ quan, trong đó nội dung chương trình; phương pháp giảng dạy và thiết kế bài giảng

của giảng viên là nhân tố quan trọng. Các đề xuất cho việc cải thiện gồm xây dựng nội

dung chương trình với việc áp dụng học chế tín chỉ một cách hợp lý; vận dụng linh hoạt các

phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của sinh viên và dạy các môn lý luận chính

trị gắn với tính tích hợp chuyên ngành. Đồng thời, việc đổi mới phương pháp không thể

tách rời việc đổi mới phương tiện, cách thức tổ chức sắp xếp lớp học hợp lý, góp phần nâng

cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị tại Trường.

pdf 15 trang kimcuc 3580
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng học tập lý luận chính trị của sinh viên tại trường Đại học Tây Đô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng học tập lý luận chính trị của sinh viên tại trường Đại học Tây Đô

Hiện trạng học tập lý luận chính trị của sinh viên tại trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
120 
HIỆN TRẠNG HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 
Nguyễn Việt Hùng*, Nguyễn Thị Thúy Vân và Lê Thị Ngần 
Khoa Cơ bản, Trường Đại học Tây Đô 
(Email: nttvan@tdu.edu.vn) 
Ngày nhận: 15/03/2019 
Ngày phản biện: 10/4/2019 
Ngày duyệt đăng: 12/5/2019 
TÓM TẮT 
Giáo dục lý luận chính trị là quá trình tác động của nhiều yếu tố. Sản phẩm giáo dục lý 
luận chính trị là thành quả chung của nhiều lực lượng giáo dục, mỗi lực lượng giáo dục có 
những tác động ở mức độ và bình diện khác nhau. Trong đó, sự tác động của các môn học 
lý luận chính trị ở Trường Đại học Tây Đô đóng vai trò quan trọng trong hình thành thế 
giới quan, nhân sinh quan, làm cơ sở để sinh viên nhận thức chuyên ngành. Hiện nay, đội 
ngũ giảng viên đã có những thay đổi về phương pháp giảng dạy, bước đầu có những 
chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và 
điều chỉnh. Với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng về vấn đề học tập lý luận chính trị, từ 
đó tìm ra giải pháp, bài viết đã khảo sát, phỏng vấn 600 sinh viên Trường Đại học Tây Đô 
và 50 giảng viên – cán bộ quản lý của Trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng yếu 
kém của việc dạy và học các môn Lý luận chính trị với nhiều nguyên nhân khách quan và 
chủ quan, trong đó nội dung chương trình; phương pháp giảng dạy và thiết kế bài giảng 
của giảng viên là nhân tố quan trọng. Các đề xuất cho việc cải thiện gồm xây dựng nội 
dung chương trình với việc áp dụng học chế tín chỉ một cách hợp lý; vận dụng linh hoạt các 
phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của sinh viên và dạy các môn lý luận chính 
trị gắn với tính tích hợp chuyên ngành. Đồng thời, việc đổi mới phương pháp không thể 
tách rời việc đổi mới phương tiện, cách thức tổ chức sắp xếp lớp học hợp lý, góp phần nâng 
cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị tại Trường. 
Từ khóa: Giáo dục lý luận chính trị, hiện trạng, giải pháp. 
Trích dẫn: Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Thúy Vân và Lê Thị Ngần, 2019. Hiện trạng 
học tập lý luận chính trị của sinh viên tại Trường Đại học Tây Đô. Tạp chí 
Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 06: 120-134. 
*Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng - Giảng viên Khoa Cơ bản, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
121 
1. GIỚI THIỆU 
Trường Đại học Tây Đô là trường đại 
học tư thục đầu tiên ở khu vực Đồng 
bằng sông Cửu Long với hơn 10 năm 
hình thành và phát triển, trường đào tạo 
đa ngành với hơn 8000 sinh viên chính 
quy hệ đại học. Với một quá trình thành 
lập không dài nhưng kết quả đào tạo của 
trường đã được xã hội chấp nhận, được 
nhà tuyển dụng đánh giá cao. Thành quả 
này do tổng hợp của nhiều yếu tố trong 
đó có vai trò của công tác giáo dục chính 
trị tư tưởng, đạo đức sinh viên từ các 
môn học lý luận chính trị. 
Giáo dục lý luận chính trị cho sinh 
viên là một trong những nội dung quan 
trọng trong đào tạo đại học, bởi ngoài 
kiến thức chuyên môn, người sinh viên 
rất cần được trau dồi tư tưởng, đạo đức, 
lối sống, bồi dưỡng lòng yêu nước, sự 
quan tâm tới cộng đồng. Nhờ đó, giúp 
họ dần tạo lập và kiên định lập trường, 
bản lĩnh chính trị. Đây là một công tác 
quan trọng, là tiền đề để chúng ta có thể 
đào tạo ra một thế hệ cán bộ mới giỏi 
chuyên môn và có đạo đức cách mạng. 
Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận 
sinh viên “ngại” phải học các môn lý 
luận chính trị, cho rằng các môn học này 
trừu tượng, khô khan, khó hiểu, không 
bổ ích Từ nhận thức chưa đầy đủ về vị 
trí, vai trò, tầm quan trọng của môn học 
dẫn đến thái độ học tập chưa tốt, ý thức 
tự nghiên cứu chưa cao ảnh hưởng đến 
chất lượng giáo dục chính trị. Đứng 
trước thực trạng đó, chúng ta cần xây 
dựng một tiết học lý luận chính trị sao 
cho sinh động, cuốn hút người học, phát 
huy có hiệu quả các phương pháp và 
phương tiện dạy học nâng cao chất 
lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh 
viên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu 
đào tạo nguồn nhân lực. Để đảm bảo 
tính khả thi của đề tài nghiên cứu, tìm ra 
các giải pháp có hiệu quả nâng cao chất 
lượng giảng dạy các môn lý luận chính 
trị, chúng tôi tiến hành khảo sát thực 
trạng việc dạy - học các môn lý luận 
chính trị ở Trường Đại học Tây Đô với 
mục đích như sau: 
+ Khảo sát nhận thức của sinh viên 
đối với môn học. 
+ Khảo sát điểm mạnh, điểm yếu về 
Phương pháp giảng dạy các môn lý luận 
chính trị; nguyên nhân và đề xuất giải 
pháp. 
+ Đánh giá sự quan tâm, góp ý của 
giảng viên - cán bộ quản lý trong trường 
về tổ chức giảng dạy các môn học lý 
luận chính trị. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Điều tra xã hội học bằng phiếu 
khảo sát 
Đối với giảng viên, cán bộ quản lý 
chúng tôi tập trung khảo sát về: 
+ Đánh giá của giảng viên, cán bộ 
quản lý về: Hiệu quả phương pháp giảng 
dạy tích cực bộ môn lý luận chính trị 
đang áp dụng; cơ sở vật chất, tổ chức 
sắp xếp lớp học. 
+ Đề xuất giải pháp nâng cao chất 
lượng các môn lý luận chính trị. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
122 
Đối với sinh viên, chúng tôi khảo sát 
về: 
+ Mức độ yêu thích của sinh viên đối 
với các môn học lý luận chính trị. 
+ Đánh giá sinh viên về hiệu quả 
phương pháp giảng dạy tích cực giảng 
viên đang áp dụng, ưu và nhược điểm, 
nguyên nhân và kết quả. 
+ Đánh giá sinh viên về cơ sở vật 
chất, tổ chức sắp xếp lớp học. 
2.2. Hình thức khảo sát 
2.2.1. Khảo sát bằng phiếu điều tra 
+ Khảo sát đối với giảng viên (ngoài 
bộ môn lý luận chính trị) và cán bộ quản 
lý trường Đại học Tây Đô: 50 phiếu. 
+ Khảo sát đối với sinh viên: 600 
phiếu (150 phiếu sinh viên năm thứ nhất, 
150 phiếu sinh viên năm thứ 2, 150 
phiếu sinh viên năm thứ 3, 150 phiếu 
sinh viên năm thứ 4) năm học 2018-
2019. Phiếu khảo sát được xây dựng 
dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm 
khách quan, có nhiều phương án lựa 
chọn. Người trả lời chọn một trong các 
phương án cho trước, nếu không đồng 
tình có thể trình bày ý kiến của mình vào 
phần “Ý kiến khác”. 
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 
Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần 
mềm SPSS, phân tích thống kê mô tả. 
3. KẾT QUẢ 
3.1. Phân tích số liệu khảo sát 
3.1.1. Về thái độ, nhận thức của sinh 
viên 
Khi hỏi “Anh (chị) có thích học các 
môn lý luận chính trị không? Kết quả có 
đến 45,3% trả lời thích; 5,3% trả lời rất 
thích; 8,0 trả lời không thích và 48,5% 
trả lời bình thường. Như vậy, với câu hỏi 
thứ nhất, kết quả xác định được thái độ 
của sinh viên thích học các môn lý luận 
chính trị nhiều hơn không thích, có một 
bộ phận xác định rất thích. 
 Bảng 1. Thái độ của sinh viên đối với môn học lí luận chính trị 
 Số phiếu Tỉ lệ % 
1. Rất thích 32 5,3 
2. Thích 272 45,3 
3. Không thích 5 8,0 
4. Bình thường 291 48,5 
Tổng 600 100 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
123 
Vậy, để giải thích vì sao sinh viên 
“thích” học các môn lý luận chính trị, 
phải chăng là do nội dung, chương trình 
các môn lý luận chính trị bổ ích? Để xác 
định được vị trí, vai trò, tính bổ ích của 
môn học, chúng tôi tiến hành đặt câu hỏi 
và nhận được kết quả như sau: 3,2% 
sinh viên trả lời học các môn lý luận 
chính trị đã góp phần rèn luyện nhân 
cách làm người; 2,3% trả lời góp phần 
nâng cao ý thức trách nhiệm với Tổ 
quốc; 19,2% trả lời góp phần nâng cao 
tư duy nhận thức chính trị; 75,3% trả lời 
tất cả ba nội dung trên. Và 80% trả lời 
học học các môn lý luận chính trị có tác 
động đến kiến thức, kỹ năng để nhận 
thức các môn học khác. 
Bảng 2. Vai trò của môn học lý luận chính trị tác động đến nhận thức và hành động của 
sinh viên 
 Số phiếu Tỉ lệ % 
1. Rèn luyện nhân cách làm người 19 3,2 
2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của công 
dân đối với tổ quốc 
14 2,3 
3. Nâng cao tư duy nhận thức chính trị 115 19,2 
4. Tất cả các nội dung 1,2,3 452 75,3 
Tổng 600 100 
Đối với những trường hợp không “thích 
học” chúng tôi tiến hành đặt câu hỏi 
nguyên nhân kết quả thu được như sau: 
39,8% trả lời do nội dung trừu tượng, 
khó hiểu; 6% trả lời do lớp học quá 
đông; 55,2% trả lời do phương pháp 
giảng dạy của giảng viên thiếu tính hấp 
dẫn. Và 20% trả lời học các môn lý luận 
chính trị không có tác động đến kiến 
thức, kỹ năng để nhận thức các môn học 
khác. Do không có hứng thú trong trong 
học tập nên một bộ phận sinh viên chưa 
nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu. 
Qua kết quả khảo sát 2,8% sinh viên trả 
lời không bao giờ nghiên cứu bài học 
trước khi lên lớp; 11,5% không bao giờ 
đọc thêm tài liệu tham khảo theo hướng 
dẫn của giảng viên và ngay cả trên lớp 
học, sinh viên chưa có thái độ tích cực 
tham gia, kết quả khảo sát thu được 
2,5% còn làm việc riêng trong giờ học, 
2,0% còn nói chuyện riêng, 5,7% không 
bao giờ chép bài. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
124 
Bảng 3. Nguyên nhân sinh viên không thích học các môn lý luận chính trị 
 Số phiếu Tỉ lệ % 
1. Nội dung trừu tượng, khó hiểu 239 39,8 
2. Lớp học quá đông 36 6 
3. Phương pháp giảng dạy của giảng viên thiếu 
tính hấp dẫn 
325 55,2 
4. Ý kiến khác 0 0 
Tổng 600 100 
Qua số liệu trên cho thấy, việc sinh 
viên không thích học các môn lý luận 
chính trị, ngoài lý do nội dung trừu 
tượng, khó hiểu; do lớp học quá đông thì 
phương pháp giảng dạy của giảng viên 
là một trong những yếu tố quan trọng tác 
động đến thái độ học tập của sinh viên 
đối với môn học. Vậy trong thời gian 
qua, giảng viên phát huy hiệu quả các 
phương pháp giảng dạy như thế nào? 
3.1.2. Về phương pháp giảng dạy 
Thực tế, đội ngũ giảng viên bộ môn lý 
luận chính trị trường Đại học Tây Đô 
100% sử dụng giáo án điện tử kết hợp 
với các phương pháp khác. Tuy nhiên, 
sự kết hợp nào giúp cho sinh viên tiếp 
thu bài tốt và có hiệu quả nhất cũng là 
một trong những mục tiêu mà đề tài 
hướng đến nhằm đưa ra định hướng 
trong việc giảng dạy các môn lý luận 
chính trị. Do đó, khảo sát “Theo anh 
(chị) cho biết các phương pháp nào 
giảng dạy hiệu quả hiện nay?” Kết quả 
như sau: 
Về phía sinh viên: 6.3% đánh giá kết 
hợp trình chiếu, giảng viên phân tích, 
sinh viên ghi chép có hiệu quả; 24.7% 
đánh giá kết hợp trình chiếu, giảng viên 
phân tích, có thảo luận, sinh viên ghi 
chép có hiệu quả; 65% đánh giá kết hợp 
trình chiếu, giảng viên phân tích, có thảo 
luận, sinh viên ghi chép, tham gia thực 
tế và viết bài thu hoạch có hiệu quả; 4% 
đánh giá phương pháp thầy hướng dẫn, 
sinh viên tự soạn báo cáo trên lớp, cả lớp 
thảo luận, tranh luận, cuối cùng thầy 
giáo kết luận bài học có hiệu quả. 
Về phía giảng viên, cán bộ quản lý: 
8% đánh giá kết hợp trình chiếu, giảng 
viên phân tích, sinh viên ghi chép có 
hiệu quả; 14% đánh giá kết hợp trình 
chiếu, giảng viên phân tích, có thảo luận, 
sinh viên ghi chép có hiệu quả; 62% 
đánh giá kết hợp trình chiếu, giảng viên 
phân tích, có thảo luận, sinh viên ghi 
chép, tham gia thực tế và viết bài thu 
hoạch có hiệu quả; 16% đánh giá 
phương pháp thầy hướng dẫn, sinh viên 
tự soạn báo cáo trên lớp, cả lớp thảo 
luận, tranh luận, cuối cùng thầy giáo kết 
luận bài học có hiệu quả. 
Từ kết quả trên cho thấy sự kết hợp 
giảng dạy giáo án điện tử với thảo luận 
nhóm và tham quan thực tế được sinh 
viên, giảng viên - cán bộ quản lý đánh 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
125 
giá cao. Nhưng thiết nghĩ một phương 
pháp áp dụng đều có ưu và nhược điểm, 
vấn đề đặt ra là phát huy ưu điểm và 
khắc phục nhược điểm. 
Ưu điểm của phương pháp thảo luận 
nhóm là tạo cơ hội cho sinh viên học 
hỏi, trao đổi lẫn nhau, phát huy tính 
tích cực của sinh viên. Qua quá trình 
thảo luận nhóm sinh viên thích thú với 
bài tập giảng viên giao, tích cực hoàn 
thành với những sản phẩm đa dạng. 
Nhiều bài báo cáo của các em thể hiện 
bằng tiểu phẩm, nhạc kịch, bằng phim 
ảnh... làm cho tiết giảng các môn lý 
luận chính trị bớt khô khan, nhàm 
chán. Qua đó, các em được rèn kỹ năng 
làm việc nhóm, kỹ năng tìm và xử lý 
tài liệu, kỹ năng thuyết trình... Kết hợp 
giảng dạy trên lớp với tham quan thực 
tế bảo tàng Quân khu IX, bảo tàng Cần 
Thơ... để sinh viên quan sát trực tiếp 
các kỹ vật, con người... miền Nam hy 
sinh quên mình cho độc lập dân tộc. 
Phương pháp này được sinh viên đông 
đảo hưởng ứng vì qua chuyến đi sinh 
viên được hình thành lòng tự hào dân 
tộc, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần 
tập thể. 
Bảng 4. Kết quả đánh giả hiệu quả các phương pháp giảng viên bộ môn lý luận chính 
trị đang áp dụng 
Sinh viên 
Trường Đại học 
Tây Đô đánh giá 
Giảng viên và cán 
bộ quản lý đánh 
giá 
Số phiếu 
Tỉ lệ 
% 
Số 
phiếu 
Tỉ lệ % 
1. Kết hợp trình chiếu, giảng viên phân tích, 
sinh viên ghi chép 
38 6,3 4 8 
2. Kết hợp trình chiếu, giảng viên phân tích, có 
thảo luận, sinh viên ghi chép 
148 24,7 7 14 
3. Kết hợp trình chiếu, giảng viên phân tích, có 
thảo luận, sinh viên ghi chép, tham gia thực tế 
và viết bài thu hoạch 
390 65 31 62 
4. Thầy hướng dẫn, sinh viên tự soạn báo cáo 
trên lớp, cả lớp thảo luận, tranh luận, cuối cùng 
thầy giáo kết luận bài học 
24 4 8 16 
Tổng 600 100 50 100 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
126 
Nhược điểm của phương pháp thảo 
luận nhóm đó là tính ỷ lại trong sinh 
viên, mất nhiều thời gian khi thực hiện. 
Việc tham quan thực tế tổ chức theo 
nhóm với số lượng đông, một bộ phận 
sinh viên chỉ quan tâm đi để điểm danh, 
thiếu tập trung, dễ gây ồn... dẫn đến kết 
quả sinh viên chưa hiểu hết ý nghĩa 
chuyến đi, chưa hiểu rõ tính thực tế của 
bài học. Từ đó, cho thấy rằng, việc tổ 
chức học nhóm và tổ chức tham quan 
thực tế, giảng viên cần phải quan sát, 
quản lí cũng như giáo dục tính kỷ luật, 
tinh thần hợp tác cho các em. 
Bên cạnh đó, sinh viên, giảng viên - 
cán bộ quản lý đánh giá thấp hiệu quả 
phương pháp kết hợp giáo án điện tử với 
thuyết trình, sinh viên thụ động ghi 
chép. Phương pháp này dễ gây nhàm 
chán, nhiều giảng viên thay vì đọc - 
chép thì chiếu chép, sinh viên tiếp thu 
một chiều, không phát huy được tính 
tích cực trong học tập. Phương pháp 
thầy hướng dẫn, sinh viên tự soạn và báo 
cáo trên lớp, cả lớp thảo luận, cuối cùng 
thầy giáo kết luận bài học không được 
sinh viên hưởng ứng cao. Vì thực tế, một 
bộ phận giảng viên giao sinh viên cả 
chương, bài về soạn. Trong khi đó, nội 
dung lý luận chính trị mang tính trừu 
tượng và khái quát cao, nhiều sinh viên 
thuyết trình theo kiểu cho xong. Một số 
giảng viên kết luận bài học, giảng giải 
kiến thức lý luận đã có trong giáo trình, 
tính liên hệ thực tiễn chuyên ngành chưa 
cao không tạo hứng thú cho sinh viên 
trong học tập. Vấn đề đặt ra, bài giảng 
điện tử phải được giảng viên đầu tư sinh 
động, có tính liên hệ chuyên ngành, các 
chủ đề giao sinh viên phải đảm bảo mức 
độ phù hợp khả năng sinh viên. Nhưng 
để phát huy được hiệu quả các phương 
pháp giảng dạy phải kết hợp với tổ chức, 
sắp xếp lớp học hợp lý. Đây là vấn đề 
mà đề tài tiếp tục nghiên cứu để có định 
hướng. 
3.1.3. Về cách tổ chức, sắp x ...  các nhà quản lý, phòng đào 
tạo bố trí, sắp xếp tổ chức lớp học cho 
các môn lý luận chính trị hợp lý. 
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 
- Vấn đề nhận thức giảng viên, sinh 
viên về việc dạy và học các môn lý 
luận chính trị 
Hiện nay, quan niệm không coi trọng 
các môn khoa học cơ bản tồn tại trong 
phần nhiều giảng viên, sinh viên. Quan 
niệm của nhiều giảng viên “dạy cho 
qua”, “dạy để thi” còn sinh viên thì “học 
cho qua, học để đối phó” chứ không vì 
nhu cầu bồi dưỡng tri thức đã ảnh hưởng 
nhiều đến việc dạy - học các môn lý luận 
chính trị. 
- Về thiết kế bài dạy của giảng viên 
Với đặc điểm đào tạo của trường Đại 
học Tây Đô là đa ngành, trong đó sinh 
viên thuộc nhóm ngành xã hội và nhân 
văn ít, khối ngành khoa học kỹ thuật, 
khoa học tư nhiên nhiều hơn. Nhưng bài 
giảng các môn lý luận chính trị giảng 
viên thường thiết kế chung, chưa tích 
hợp những nội dung có liên quan đến 
các môn chuyên ngành. Do tính nghèo 
nàn, thiếu ứng dụng của bài giảng, từ đó 
sinh viên sẽ có tâm lý xem thường giá trị 
các môn lý luận chính trị. 
- Về sử dụng phương pháp dạy học 
của giảng viên 
Bên cạnh những thành tựu giảng viên 
đạt được thì thực tế một bộ phận giảng 
viên dạy với tinh thần hết nội dung kiến 
thức lý luận đã có trong giáo trình, sinh 
viên thụ động một chiều khi nghe và ghi 
chép nội dung truyền tải. Cách dạy này 
nặng về lý thuyết, người dạy chủ yếu 
độc thoại làm cho không khí học trong 
lớp đơn điệu; người học trở nên nhàm 
chán, nhớ máy móc. 
Qua khảo sát, chúng tôi nhậm thấy có 
nhiều giảng viên áp dụng cùng lúc nhiều 
phương pháp trong một tiết giảng, nhiều 
giảng viên lạm dụng công nghệ thông 
tin, sử dụng quá nhiều slide, hình thức 
cầu kỳ, from màu không phù hợp, cỡ 
chữ quá nhỏ khiến cho sinh viên rất 
khó theo dõi. 
- Vấn đề đặt ra 
Đánh giá thực trạng giáo dục lý luận 
chính trị cho sinh viên trường Đại học 
Tây Đô thông qua công tác giảng dạy 
các môn học lý luận chính trị bên cạnh 
thành tựu đạt được vẫn tồn tại nhiều hạn 
chế. Vấn đề đặt ra rằng, cần có biện 
pháp giải quyết vấn đề đổi mới nội dung, 
chương trình, phương pháp giảng dạy và 
tổ chức sắp xếp lớp học các môn học lý 
luận chính trị phù hợp để nâng cao chất 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
130 
lượng giáo dục lý luận chính trị trong 
bối cảnh hiện nay. 
3.3. Một số giải pháp cơ bản nâng 
cao chất lượng giáo dục chính trị cho 
sinh viên trường Đại học Tây Đô 
3.3.1. Xây dựng nội dung chương 
trình với việc áp dụng học chế tín chỉ 
một cách hợp lý cho các môn lý luận 
chính trị 
Nghị quyết số 37/NQ-TW, trong đó 
nhấn mạnh sự cần thiết “đổi mới nội 
dung, chương trình giáo dục chủ nghĩa 
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 
phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn lý 
luận với thực tiễn, khắc phục sự trùng 
lắp, khép kín...”. 
Qua kinh nghiệm giảng dạy và dựa 
vào kết quả khảo cứu của chúng tôi, cần 
tách ba bộ phận trong môn Những 
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - 
Lênin thành ba môn học như trước đây. 
Nội dung các môn học này cũng cần 
thay đổi. Chương trình mới vẫn lấy chủ 
nghĩa Mác - Lênin làm trọng tâm, nhưng 
cũng cần đề cập đến những trào lưu tư 
tưởng triết học, kinh tế chính trị, chủ 
nghĩa xã hội trước đó và cả những trào 
lưu tư tưởng đương đại. Người học sẽ 
được tiếp cận một cách logíc về sự ra 
đời học thuyết Mác - Lênin; thấy được 
những giá trị to lớn của học thuyết này 
trong mối tương quan với các trào lưu tư 
tưởng khác trong lịch sử và đương đại. 
Tương tự, đối với môn Tư tưởng Hồ Chí 
Minh, cũng nên luận giải nhiều hơn một 
số tư tưởng ở nước ta trước và trong thời 
đại Hồ Chí Minh; cần nhấn mạnh Hồ 
Chí Minh đã kế thừa và phát triển chủ 
nghĩa Mác - Lênin và vận dụng như thế 
nào vào thực tiễn nước nhà. Với môn 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng 
sản Việt Nam, cần có những phần đánh 
giá tính ưu việt, hạn chế trong các chủ 
trương, đường lối của Đảng. 
Qua khảo sát, chính giảng viên và đội 
ngũ quản lý đề xuất chỉ cần thực hiện 
trên lớp 80% số tiết còn lại 20% tham 
quan thực tế có hướng dẫn và quan sát 
của giảng viên. Bên cạnh đó, cần chú 
trọng đến khâu đánh giá kết quả học tập 
của sinh viên. Các tiêu chí kiến thức và 
thang điểm cần bảo đảm tính khách 
quan, khoa học, tính công bằng và tính 
phân loại. 
3.3.2. Vận dụng linh hoạt các 
phương pháp giảng dạy phát huy tính 
tích cực của sinh viên 
Vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng 
cho sinh viên thông qua giảng dạy các 
môn lý luận chính trị hiện nay cần thay 
đổi và vận dụng nhiều phương pháp phù 
hợp với nội dung của bài giảng với mục 
đích gây hứng thú cho người học. 
Giảng dạy lý luận chính trị cần tránh 
cách dạy đang còn tồn tại hiện nay là 
nhồi nhét kiến thức, lý thuyết chung 
chung; xóa bỏ hình thức độc thoại, 
truyền thụ kiến thức theo kiểu kinh viện, 
áp đặt. Thay vào đó là tăng cường sử 
dụng phương pháp đối thoại, gợi mở vấn 
đề để lôi cuốn sinh viên cùng tư duy, có 
thể phản biện chính nội dung đang 
nghiên cứu. Phát huy có hiệu quả những 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
131 
phương pháp như đối thoại, nêu vấn đề, 
thảo luận nhóm... có thể thực hiện thông 
tin hai chiều, giải đáp kịp thời những 
vấn đề người học quan tâm và đặt ra các 
tình huống “có vấn đề” cuốn hút họ cùng 
tham gia giải quyết trong quá trình nhận 
thức. Giảng viên cần linh hoạt chia 
nhóm cố định và không cố định tùy theo 
độ khó và thời gian của bài tập thảo 
luận. Các bài tập thảo luận phải đa dạng 
theo hướng tích hợp, phù hợp với đối 
tượng và trình độ sinh viên. 
Để phát huy khả năng nhận thức của 
sinh viên, đôi khi giảng viên nên nêu ra 
những quan điểm khác nhau thậm chí 
trái ngược nhau, trình bày tiến trình suy 
luận của mình trên cơ sở vạch rõ bản 
chất của vấn đề. Từ đó, hướng dẫn sinh 
viên tự tìm đến kết luận trên cơ sở biết 
lập luận lôgic bảo vệ quan điểm mà 
mình tán thành. Qua đó, sinh viên không 
chỉ tiếp thu một cách thụ động mà phải 
huy động tư duy của mình để cùng giải 
quyết vấn đề đặt ra, phát huy được tính 
tích cực sáng tạo và tư duy độc lập, tăng 
cường ý chí muốn đạt đến chân lý, nâng 
cao cảm xúc do niềm vui nhận thức 
mang lại. Và kèm theo đó là các ví dụ 
đơn giản, dễ hiểu, những vấn đề mang 
tính thực tế đang diễn ra để lại ấn 
tượng dễ dàng ăn sâu vào tiềm thức sinh 
viên. 
Trong điều kiện hiện nay, khi đời 
sống vật chất và tinh thần ngày càng 
được nâng cao, việc kết hợp các phương 
tiện trực quan như máy chiếu là rất 
cần thiết nhưng đòi hỏi giảng viên phải 
có sự chuẩn bị công phu, sử dụng khéo 
léo để tạo ra sự thu hút với đối tượng 
nhất là đối với những nội dung lý luận 
chính trị có tính trừu tượng, khái quát 
cao. Vận dụng có hiệu quả sẽ giúp người 
dạy chuyển tải đến người học bằng 
nhiều kênh, trong đó kênh nghe kết hợp 
nhìn sẽ giúp người học được khắc sâu 
kiến thức và nhớ lâu hơn. Đồng thời, 
giảng viên lý luận chính trị cần trau dồi 
ngôn ngữ nói sao cho gần gũi với sinh 
viên, có sức truyền cảm, thuyết phục, 
tránh sử dụng quá nhiều ngôn ngữ mang 
tính học thuật cao hoặc nghiêm nghị quá 
mức cần thiết làm cho người học căng 
thẳng, mệt mỏi dễ chán nản. Đặc biệt, 
sau mỗi bài học các môn lý luận chính 
trị, giảng viên cần chú ý đến việc liên hệ 
với thực tế diễn biến tư tưởng của sinh 
viên, hướng dẫn sinh viên vận dụng lý 
luận vào bản thân để phân tích và chỉ ra 
được những biểu hiện lệch lạc trong tư 
tưởng của mình. 
Bên cạnh đó, dạy các môn lý luận 
chính trị cần thiết gắn với tính tích hợp 
chuyên ngành. Để lý luận gắn liền với 
thực tiễn, những nội dung trong giáo 
trình cần tính đến môi trường ứng dụng 
cụ thể. Cần có bài giảng riêng cho từng 
khối ngành đào tạo và từng môn lý luận 
chính trị cụ thể mà các giảng viên xem 
xét tích hợp các nội dung có liên quan để 
gắn kết và tạo chiều sâu cho các môn 
chuyên ngành. 
Cụ thể: Đối với môn “Những nguyên 
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, 
học phần 1”: giảng viên có thể tích hợp, 
lồng ghép giải thích quan điểm “vật 
chất, ý thức” đối với công tác quy hoạch 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
132 
và sử dụng đất đai (là môn học chuyên 
ngành quản lý đất đai), sự trở lại xu 
hướng nghiên cứu phong thủy trong quy 
hoạch và xây dựng bất động sản những 
năm gần đây. Và nội dung của “nguyên 
lý về mối liên hệ phổ biến” đối với bảo 
vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu 
và xây dựng mục tiêu bền vững (là nội 
dung trọng tâm của chuyên ngành quản 
lý tài nguyên môi trường); Vai trò của 
các cặp phạm trù như “cái chung, cái 
riêng”, “tất nhiên, ngẫu nhiên” trong 
nghiên cứu khoa học, tìm ra các giống 
loài mới (biến đổi gen, đa dạng sinh học) 
Đối với môn “Những nguyên lý cơ 
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, học 
phần 2”, giảng viên có thể tích hợp, lồng 
ghép những nội dung cơ bản như: “hàng 
hóa sức lao động” làm rõ hai thuộc tính 
và mối quan hệ tiền công với giá trị hàng 
hóa sức lao động để sinh viên hiểu được 
và có kế hoạch bồi dưỡng năng lực bản 
thân đáp ứng thị trường lao động. 
Đối với môn “Tư tưởng Hồ Chí 
Minh”: giảng viên có thể lồng ghép các 
nội dung tư tưởng của Bác để giáo dục 
các đức tính công dân, ứng dụng trong 
cuộc sống và công việc. 
Đối với môn “Đường lối cách mạng 
của Đảng cộng sản Việt Nam”: giảng 
viên có thể tích hợp lồng ghép các nội 
dung từ văn kiện, nghị quyết của Đảng 
với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội 
của đất nước, cũng như kết quả đạt được 
từ công tác chỉ đạo đúng đắn của Đảng. 
Kết quả của dạy tích hợp là thông qua 
các môn lý luận chính trị, sinh viên sẽ có 
cái nhìn biện chứng và ý nghĩa hơn đối 
với chuyên ngành mình đang theo học; 
đồng thời sinh viên sẽ tìm thấy giá trị 
trong việc giải quyết các vấn đề thuộc 
chuyên ngành, có sự hỗ trợ sâu sắc của 
các môn lý luận chính trị với các môn 
chuyên ngành trong chương trình đào 
tạo của nhà trường. 
3.3.3. Tổ chức, sắp xếp lớp học hợp 
lý 
Cùng với việc kết cấu lại nội dung 
chương trình và đổi mới phương pháp 
giảng dạy phải gắn liền với đổi mới tổ 
chức, sắp xếp lớp học. Yếu tố cần thiết 
để tiến hành dạy và học theo phương 
pháp tích cực đó là phải đảm bảo về cơ 
sở vật chất và phương tiện phục vụ 
giảng dạy. Đồng thời, lớp học cần được 
sắp xếp hợp lý về thời gian, không gian, 
địa điểm, không ghép lớp học thành 
nhóm quá đông (không quá 120 sinh 
viên/nhóm), không ghép quá nhiều 
chuyên ngành với nhau. 
4. KẾT LUẬN 
Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy 
được những nguyên nhân đã dẫn đến 
những hạn chế về mặt tiếp thu cũng như 
vận dụng của sinh viên. Phân tích các 
nguyên nhân giúp chúng ta xác định một 
số giải pháp quan trọng nhằm tạo hứng 
thú cho sinh viên như: vận dụng linh 
hoạt các phương pháp giảng dạy phát 
huy tính tích cực của sinh viên, giảng 
viên phải tạo được bầu không khí tích 
cực trên lớp, nêu lên những tình huống 
có vấn đề cho sinh viên tham gia, đẩy 
mạnh hình thức thảo luận nhóm bằng 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
133 
các sản phẩm đa dạng từ sinh viên: bài 
báo cáo, kịch, tiểu phẩmGiảng viên 
cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng, có điểm 
phạt, thưởng, khen tặng những cá nhân, 
nhóm sáng tạo. Đồng thời, ngôn ngữ 
giảng viên sử dụng phải gần gũi với sinh 
viên, có sức truyền cảm, thuyết phục, 
không trừu tượng quá mứcsẽ cải thiện 
tâm lí và quan điểm tiếp cận của sinh 
viên. 
 Dạy các môn lý luận chính trị đóng 
vai trò quan trọng trong đào tạo đại học. 
Nhưng để người học tiếp nhận và vận 
dụng được vào chuyên ngành cần có nội 
dung tích hợp cụ thể. Bài giảng cần 
chuẩn bị chu đáo theo hướng vận dụng 
thực tiễn từ nhận thức lý luận theo từng 
chuyên ngành. Làm được điều này sinh 
viên mới thấy rõ được vị trí, vai trò của 
các môn học, từ đó mới đầu tư tự nghiên 
cứu và tích cực trên lớp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phùng Danh Cường, 2017. Dạy và 
học các môn lý luận chính trị ở các trường 
đại học, cao đẳng - Thực trạng và giải 
pháp. Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, 
2017. 
2. Trần Thị Anh Đào, 2010. Công tác 
giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên 
hiện nay. NXB Chính trị quốc gia, Hà 
Nội. 
3. Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị 
quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận 
và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 
(Nghị quyết số 37/NQ-TW, ngày 09-10-
2014). 
4. Trần Văn Hiếu, 2011. Thực trạng 
dạy và học các môn lý luận chính trị khảo 
sát Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp, 
Đại học An giang. Tạp chí khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ. Số 19a (78-85). 
 5. Trần Văn Hiếu, 2011. Một số suy 
nghĩ về đổi mới phương pháp giảng dạy 
các môn lý luận chính trị ở các trường đại 
học, cao đẳng. Tạp chí khoa học Trường 
Đại học Cần Thơ. Số 17b (53-60). 
6. Đinh Xuân Khoa, 2003. Đổi mới 
phương pháp dạy và học đại học - những 
khó khăn và giải pháp.Tạp chí giáo dục số 
48. 
7. Đào Duy Quát, 2006. Đổi mới toàn 
diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công 
tác giáo dục lý luận chính trị trong tình 
hình mới. Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa số 
6. 
8. Nguyễn Văn Thiên, 2012. Nâng cao 
hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng cho 
sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm kỹ 
thuật Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay. 
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 
Trường Đại học Vinh. 
9. Nguyễn Thị Thúy Vân, 2013. Nâng 
cao chất lượng giáo dục chính trị cho sinh 
viên Trường Đại học Tây Đô hiện nay. 
Luận văn thạc sĩ triết học, Trường Đại học 
sư phạm Hà Nội. 
10. Đặng Hoàng Vũ, 2015. Hấp dẫn 
các môn Lý luận chính trị với phương 
pháp tích hợp, liên môn. Nguồn truy cập 
từ: https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/hap-
dan-cac-mon-ly-luan-chinh-tri-voi-
phuong-phap-tich-hop-lien-mon-
1249589.html.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
134 
REALITY OF POLITICAL LEARNING OF STUDENTS 
AT TAY DO UNIVERSITY 
Nguyen Viet Hung, Nguyen Thi Thuy Van and Le Thi Ngan 
Faculty of Basic Sciences, Tay Do University 
(Email: nttvan@tdu.edu.vn) 
ABSTRACT 
Political education effectiveness are affected by many educational forces, each of which 
has different level of impact. In particular, the impact of political subjects at Tay Do 
University plays an important role in forming students’ worldview and the humanview, 
which supports them to understand their specialized subjects better. To achieve this goal, 
political teachers are required to create excitement political subjects learning. Today, the 
teaching staff have made positive changes in teaching methods, but there are still 
shortcomings. In order to properly assess the situation and thereby recommnend solutions, 
this study used sociological surveys of 600 students, 50 lecturers and staff of Tay Do 
University. The results found that factors affecting the efficiency of political education were 
program content, teaching methods and lesson design. Based on the results, 
recommendations were set up such as restructuring the training program, enhancing 
student-centered teaching methods, intergrating political subjects with specialized study. 
Keywords: Current situation, political education, solutions. 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_hoc_tap_ly_luan_chinh_tri_cua_sinh_vien_tai_truon.pdf