Hiến pháp 2013 và các giá trị xã hội truyền thống
Là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, Hiến pháp qui định về những
vấn đề cơ bản, quan trọng nhất về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, về quyền, nghĩa
vụ cơ bản của công dân, về tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó có cả các giá trị xã hội
truyền thống. Các giá trị xã hội được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp gồm: Hiếu học; coi
trọng gia đình; đoàn kết, tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn. Những giá trị xã hội
này đã ra đời và phát huy giá trị tích cực trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, đã làm
nên đặc trưng của xã hội Việt Nam và là cơ sở để xã hội tồn tại và phát triển bền vững.
Bạn đang xem tài liệu "Hiến pháp 2013 và các giá trị xã hội truyền thống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiến pháp 2013 và các giá trị xã hội truyền thống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 137 HIẾN PHÁP 2013 VÀ CÁC GIÁ TRỊ XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG Nguyễn Thị Kim Nhiên, Diệp Mỹ Nhân19 Tóm tắt: Là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, Hiến pháp qui định về những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó có cả các giá trị xã hội truyền thống. Các giá trị xã hội được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp gồm: Hiếu học; coi trọng gia đình; đoàn kết, tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn. Những giá trị xã hội này đã ra đời và phát huy giá trị tích cực trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, đã làm nên đặc trưng của xã hội Việt Nam và là cơ sở để xã hội tồn tại và phát triển bền vững. Từ khóa: giá trị xã hội; hiếu học; gia đình; đoàn kết. Abstract: As the legal document with the highest legal value, the Constitution stipulates the most important and fundamental issues about political, economic, cultural and social regimes, basic rights and obligations of citizens, organization of state apparatus including traditional social values. Social values clearly expressed in the Constitution include: Learning; Family value; solidarity, mutual love, drinking water remembering its source. These social values have been born and promoted positively throughout the history of building and maintaining the country, which has characterized the Vietnamese society and served as a basis for society to exist and develop sustainably Keywords: social value; learning; family value; solidarity Mở đầu Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia. Đồng thời, Hiến pháp cũng còn được gọi là bản khế ước trong đó ghi nhận ý chí chung của toàn xã hội. Là đạo luật cơ bản, Hiến pháp ghi nhận những vấn đề mang tính nguyên tắc hay điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất liên quan đến chế độ chính trị; đến tổ chức, thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước; đến địa vị pháp lý của cá nhân, mối quan hệ của cá nhân với nhà nước, mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Hiến pháp cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng toàn bộ các văn bản pháp luật khác. Không một văn bản pháp luật nào được trái với Hiến pháp. Là bản khế ước xã hội, Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, lợi ích chung của nhân dân và của toàn dân tộc. Trong điều kiện hiện nay, do nhu cầu phát triển xã hội, do thay 19 Thạc sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 138 đổi quan niệm về vai trò của nhà nước đối với xã hội, các quốc gia trên thế giới nói chung đều hướng tới việc xây dựng và bảo vệ nền dân chủ thì tính xã hội của Hiến pháp càng thể hiện nhiều hơn, đầy đủ hơn “Bản chất xã hội của Hiến pháp thể hiện ở chỗ nó chính là sự ghi nhận và thể hiện những giá trị xã hội được toàn xã hội và nhân dân chấp nhận và chia sẻ”. Các bản Hiến pháp Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, các giá trị xã hội truyền thống luôn được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Bài viết này tập trung vào một số giá trị xã hội truyền thống được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 2013. 1. Hiếu học Hiếu học là truyền thống đặc trưng của các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Theo quan niệm của Nho giáo, sở dĩ việc học hành được coi trọng như vậy là vì những lí do cơ bản sau: Một là, nhu cầu thấu hiểu các vấn đề của tự nhiên và xã hội: Nho giáo cho rằng, cái gốc nguyên thủy của vũ trụ, cái khởi điểm nguyên thủy của vạn hữu vốn là vô thanh, vô khứu, vô phương sở, vô hình trạng được gọi là Thái cực. Thái cực có hai thể: động và tĩnh. Động thì sinh ra dương, tĩnh thì sinh ra âm. Quan niệm âm, dương là quan niệm rất đặc biệt của Trung hoa “Âm dương không phải chỉ là hai cái khí, hay hai nguyên lí, không phải chỉ là những năng lực, những khía cạnh, những đặc tính... mà là tất cả những cái đó”. Âm, dương vốn được coi là trái ngược nhau nhưng đồng thời lại thống nhất với nhau, trong âm có dương, trong dương có âm, âm dương chuyển hóa lẫn nhau, cực âm thì thành dương, cực dương thì thành âm. Khái niệm âm dương và sự chuyển hóa âm - dương được dùng để biểu thị, để giải thích tất cả các sự vật, các hiện tượng trong trời đất, bao gồm cả tự nhiên và xã hội. Hệ thống lý thuyết vô cùng uyên thâm này không phải do một người xây dựng nên, càng không thể dễ dàng thấu ngộ được. Mặt khác, Nho giáo tin là có Trời, tin vào thiên mệnh. Mọi việc con người làm ở đời thành hay bại đều do thiên mệnh “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Tuy nhiên, Nho giáo không chủ trương buông xuôi, phó mặc cho số mệnh mà là chủ động thuận theo thiên mệnh để hành động hiệu quả nhất “Tri mệnh tức là biết vui theo mệnh trời mà hành vi cho phải đạo... trong khi ta theo thiên lý mà lưu hành, thì bao giờ cũng có cái năng lực tự do để tự cường, tự kiện, khiến cho cái tâm tình của ta được sáng suốt, mẫn nhuệ để lúc nào ta hành động cũng không mất cái trung”. Lẽ dĩ nhiên, tri thiên mệnh là việc rất khó, để tri thiên mệnh được thì phải có kiến thức vừa rộng, vừa sâu. Chính vì kiến thức bao la, huyền diệu như vậy nên để thông tỏ được thì việc học là vô cùng cần thiết. Điều này được đúc kết trong Tam tự kinh và đã trở thành danh ngôn ai ai cũng biết “Nhân bất học bất tri lý”. Hai là, nhu cầu hoàn thiện bản thân: cho dù Nho giáo được chia thành nhiều học phái khác nhau nhưng về căn bản đều cho rằng tính của người bao gồm tính bản nhiên của trời phú cho và tính của khí chất tạo thành. Trong đó, cái tính bản nhiên trời phú là tính thiện và mọi người đều giống nhau, tính của khí chất phát ra là tính ác thì mỗi người mỗi khác. Mục đích của việc học là tự mình biến hóa khí chất. Nói cách khác, “sự học của mọi người là cốt ở sự sửa mình”. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 139 Như vậy, học là để sửa mình để sống an nhiên, tự tại, thuận theo thiên lý; học để hiểu thiên mệnh, biết thuận theo thiên mệnh mà hành sự. Vì vậy, dù là chỉ để hoàn thiện bản thân hay để phục vụ xã hội, dù là bậc quân tử hay kẻ tiểu nhân thì việc học cũng đều cần thiết. Chính vì vậy, trong xã hội mà Nho giáo thịnh hành, quan hệ thầy - trò là một trong ba mối quan hệ xã hội cơ bản (tam cương: vua - tôi, cha - con, thầy - trò) và đối với học trò, thầy giáo được coi như cha “nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ”. Là một đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo trong một thời gian khá dài, hiếu học đã trở thành giá trị xã hội truyền thống của Việt Nam. Truyền thống đó đã nảy sinh, được vun trồng từ hàng ngàn năm trước và bây giờ vẫn được gìn giữ, phát huy. Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì học tập là một trong ba nhiệm vụ lớn được Đảng, Nhà nước xác định phải thực hiện ngay nên đã phát động phong trào toàn dân học tập, xóa mù chữ (3 nhiệm vụ là: đánh giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm). Tất cả các bản Hiến pháp của nhà nước ta đều coi trọng giáo dục, đều thể hiện một cách cô đọng chính sách giáo dục của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử và khẳng định học tập là quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp 2013 dành Điều 39 quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” và chính sách giáo dục của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay được thể hiện trong Điều 61 “1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí. 3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề”. Những quy định trên khẳng định sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với giáo dục hướng tới ba mục tiêu cơ bản là nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực và bồi dưỡng nhân tài. Để thực hiện được những mục tiêu đó, nhà nước tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục và có chính sách phù hợp để phát triển giáo dục ở các vùng miền có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khó khăn và để người nghèo, người khuyết tật được tiếp cận với nền giáo dục nước nhà một cách thuận lợi. Cho dù không có gì đặc biệt mới so với các Hiến pháp trước, nhưng những quy định này là sự tiếp nối truyền thống hiếu học của dân tộc ta, là cơ sở để nhà nước ban hành các văn bản pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp, tổ chức thực hiện chính sách ưu việt, đúng đắn của nhà nước về giáo dục. Truyền thống này đã phát huy giá trị tích cực đối với xã hội trong quá khứ và hiện nay lại càng trở nên quan trọng do tri thức đã trở thành yếu tố quyết định sự phát triển, ổn định, hùng cường của mỗi quốc gia. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 140 2. Coi trọng gia đình Đối với xã hội, hình ảnh thường được sử dụng để mô tả vai trò của gia đình là “gia đình là tế bào của xã hội”. Hình ảnh đó cho thấy gia đình là cơ sở của xã hội và như vậy, một “cơ thể” xã hội chỉ có thể khỏe mạnh khi các “tế bào” gia đình của xã hội đó khỏe mạnh. Đối với cá nhân, gia đình là nơi cá nhân được sinh ra, là cầu nối đầu tiên của cá nhân với xã hội, là nơi tạo dựng, thể hiện, giữ gìn những giá trị nhân bản nhất mà trong sâu thẳm tâm hồn con người luôn hướng về. Chính vì vậy, nhiều khái niệm thiêng liêng, vĩ đại đã phải mượn những khái niệm của gia đình mới có thể thể hiện được đủ chiều sâu cần thiết. Chẳng hạn, khi nói về quê hương thì dùng từ quê mẹ, nói về tổ quốc thì dùng từ đất mẹ, nói về cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì dùng cụm từ đại gia đình các dân tộc Việt Nam... Xã hội Việt Nam thời xưa, như trên đã nói, quan hệ cha - con là một trong ba mối quan hệ nền tảng của xã hội và mô hình gia đình tam đại đồng đường là hết sức phổ biến. Những gia đình có tứ đại, ngũ đại đồng đường đều được coi là có phúc lớn. Khi nam, nữ thanh niên đến tuổi kết hôn phải lấy vợ, lấy chồng rồi mới được coi là yên bề gia thất và không có con nối dõi là có lỗi lớn với cha mẹ, tổ tiên. Trong tâm thức của người Việt Nam, gia đình là vô cùng quan trọng. Gia đình đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với xã hội và đối với mỗi người không chỉ là vấn đề quan niệm xã hội mà còn là vấn đề mang tính bản năng tự nhiên. Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy con người (thậm chí là cả loài vật) luôn có xu hướng ủng hộ, thiên vị các cá thể có cùng huyết thống. Vì thế, gia đình vẫn luôn được coi là số một. Cũng giống như các Hiến pháp trước, tư tưởng coi trọng gia đình trong Hiến pháp 2013 được thể hiện rất rõ: Thứ nhất, Hiến pháp ghi nhận quyền kết hôn, nguyên tắc của chế độ hôn nhân và khẳng định trách nhiệm bảo hộ hôn nhân của nhà nước. Hiến pháp khẳng định kết hôn là quyền của công dân “Nam, nữ có quyền kết hôn”, xác định nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân là “tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Đồng thời, Hiến pháp qui định trách nhiệm của nhà nước là “bảo hộ hôn nhân và gia đình” (Điều 36) và “tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc” (Điều 60). Thứ hai, Hiến pháp ghi nhận vai trò của gia đình đối với phụ nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ vừa là thành viên của gia đình, vừa là thành viên của xã hội. Nhưng khác với nam giới, do thực hiện thiên chức của mình và do chịu ảnh hưởng bởi quan niệm trọng nam, khinh nữ phổ biến trong xã hội nên nói chung phụ nữ bị hạn chế về nhiều mặt. Phụ nữ thiếu những cơ hội thuận lợi để hoàn thiện mình, để thể hiện khả năng của mình, không có nhiều điều kiện để cống hiến cho xã hội nói chung. Tất cả những điều này thể hiện ở cả trên bình diện toàn xã hội cũng như trong mỗi gia đình nhỏ bé. Với đức hi sinh vốn có, phụ nữ dễ chấp nhận thiệt TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 141 thòi và nhiều khi coi đó như là điều đương nhiên. Không ít trường hợp, lực cản lớn nhất đối với sự phát triển của phụ nữ nằm ngay trong gia đình. Vì vậy, có thể nói, để giải phóng phụ nữ, để phụ nữ phát huy được sức mạnh vốn có thì gia đình phải là bàn đạp, là chỗ dựa, là động lực để phụ nữ phát triển. Chính vì vậy, Điều 26 Hiến pháp quy định “gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”. Thứ ba, Hiến pháp ghi nhận vai trò của gia đình đối với trẻ em. Trẻ em sinh ra không thể tự mình tồn tại được. Gia đình là nơi nuôi dưỡng trẻ em lớn lên. Gia đình là nơi trẻ em được dạy dỗ những kiến thức sinh tồn cơ bản, nơi đầu tiên trẻ em tiếp nhận, thể nghiệm những qui tắc, những giá trị xã hội. Sự giáo dục của gia đình có thể tạo thành những dấu ấn theo suốt cuộc đời của con người. Dấu ấn gia đình thường được dân gian nhắc đến trong câu thành ngữ “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Vai trò to lớn của gia đình đối với trẻ em được qui định trong Điều 37 “trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Thứ tư, Hiến pháp ghi nhận vai trò của gia đình đối với người cao tuổi. Với mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ sống cùng nhau với quan niệm “sinh con để phòng lúc tuổi già” thì việc chăm sóc người cao tuổi là trách nhiệm của gia đình, chăm sóc ông bà, cha mẹ cao tuổi là trách nhiệm đương nhiên của con cháu. Ngày nay, mô hình gia đình truyền thống đang chuyển dần sang mô hình gia đình hạt nhân (gia đình chỉ có hai thế hệ sống cùng nhau), việc chăm sóc người già đang gặp những khó khăn nhất định. Tình trạng dân số Việt Nam đang bị già hóa và không bao lâu nữa dân số Việt Nam sẽ là dân số già với số lượng người cao tuổi rất lớn đang đặt ra cho nhà nước và xã hội một vấn đề rất nan giải. Mặc dù, trong xã hội đã dần xuất hiện các mô hình chăm sóc người cao tuổi không sống cùng con cháu như các nhà nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, mô hình này chưa phổ biến và hiện nay chi phí cho cuộc sống trong các khu nghỉ dưỡng còn quá cao so với thu nhập trung bình của nhân dân. Vì vậy, về cơ bản, việc chăm sóc người cao tuổi vẫn được thực hiện ở trong các gia đình. Điều 37 Hiến pháp qui định “Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” cho thấy cùng với Nhà nước và xã hội thì gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc người cao tuổi. 3. Đoàn kết, tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp với nhu cầu đoàn kết để trị thủy và được củng cố trong suốt lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Truyền thống này được giải thích từ cội nguồn trong truyền thuyết về bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, được đúc kết trong thành ngữ “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Phát huy truyền thống đó, Việt Nam đã làm nên những kỳ tích trong các cuộc kháng chiến giữ nước được thế giới thán phục. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 142 Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và phát huy sức mạnh của sự đoàn kết, Điều 9 Hiến pháp ghi nhận sự tồn tại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và khẳng định Mặt trận Tổ quốc là tổ chức “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”. Mặt trận Tổ quốc là biểu trưng của tinh thần đoàn kết vì đây là tổ chức tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo. Đoàn kết ở đây không chỉ là đoàn kết giữa các cá nhân với nhau mà còn bao gồm đoàn kết giữa các giai cấp, các tầng lớp; đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa những người theo và không theo tôn giáo; đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Là một đất nước đa dân tộc, các dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ sát cánh bên nhau bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc. Điều 5 Hiến pháp quy định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”. Vừa là một biểu hiện của tình đoàn kết, vừa là nét nhân văn trong truyền thống Việt Nam là tinh thần tương thân, tương ái cùng giúp đỡ nhau trong những hoàn cảnh khó khăn “lá lành đùm lá rách”, thậm chí là lá rách ít đùm lá rách nhiều. Cho dù kinh tế - xã hội có phát triển đến đâu thì trong xã hội vẫn luôn có những người thường phải chịu những thiệt thòi nhất định, những nhóm người dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người khuyết tật. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận trong sự thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển thì mặt trái của kinh tế thị trường cũng là điều không thể tránh khỏi. Một số nhóm xã hội khó có thể thích ứng với kinh tế thị trường, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng. Chính ở đây, nhà nước cần có chính sách an sinh xã hội phù hợp, cộng đồng phải dang rộng vòng tay nhân ái để giúp đỡ những người trong hoàn cảnh khó khăn “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” (Điều 59). Một nét đẹp truyền thống khác của người Việt Nam là “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có được độc lập, tự do, hạnh phúc ngày hôm nay là nhờ ở sự hi sinh của lớp lớp những người đi trước. Các thế hệ cha anh, có những người đã hi sinh tính mạng, có những người hi sinh xương máu, có những người hi sinh tuổi xuân, hi sinh chồng, con cho đất nước. Cho dù người hi sinh không đòi hỏi và sự hi sinh đó không thể nào bù đắp được nhưng ghi nhận, vinh danh sự hi sinh đó và thể hiện lòng biết ơn đối với người đã hi sinh cho dân tộc là trách nhiệm của nhà nước và của toàn xã hội “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với nước” (Điều 59). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 143 Những giá trị xã hội nói trên đã được kiểm nghiệm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Sự ghi nhận những giá trị này đã làm cho Hiến pháp mang tính nhân văn sâu sắc “kết tinh được trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, thể hiện được ý Đảng, lòng dân”, vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, vừa góp phần gìn giữ những nét đẹp truyền thống là những yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. GS.TSKH. Đào Trí Úc, Hiến pháp trong đời sống xã hội và quốc gia. [2]. Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch đạo của người quân tử, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, Tr. 122 [3]. Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội 2008, Tr. 81 [4]. Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội 2008, Tr. 117 [5]. Năm quan điểm sống thời cổ xưa chúng ta vẫn làm mỗi ngày khampha/kham-pha/54625_5-quan-diem-song-thoi-co-xua-chung-ta-van-lam-moi-ngay. aspx, [6]. Tô Văn Hòa, Đối chiếu Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, tr. 5
File đính kèm:
- hien_phap_2013_va_cac_gia_tri_xa_hoi_truyen_thong.pdf