Hệ thống các chỉ báo đạo đức giáo viên hiện nay
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn hệ thống các chỉ báo đạo đức giáo viên (GV) hiện nay
đã được xác định và thẩm định 2 vòng bằng cả phương pháp định tính và định lượng thông
qua trưng cầu ý kiến sinh viên sư phạm và GV ở các địa bàn khác nhau. Kết quả thẩm định
cho thấy hầu hết các chỉ báo được trên 80% đối tượng được hỏi đồng thuận hoàn toàn, có
rất ít chỉ báo có tỉ lệ được đồng thuận dưới 2/3, còn lại là đồng ý một phần. Như vậy,
thống các chỉ báo đạo đức GV hiện nay mà nhóm nghiên cứu xác định đã được các nhóm
xã hội đặc thù (nhóm sinh viên sư phạm và nhóm GV) chấp nhận. Hệ thống các chỉ báo
đạo đức GV hiện nay có thể được sử dụng như là công cụ để nuôi dưỡng, phát triển lý
tưởng nghề nghiệp, đạo đức cho sinh viên sư phạm và là công cụ để GV tự hoàn thiện bản thân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống các chỉ báo đạo đức giáo viên hiện nay
Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tư liệu tham khảo Số 22 năm 2010 _____________________________________________________________________________________________________________ 122 HỆ THỐNG CÁC CHỈ BÁO ĐẠO ĐỨC GIÁO VIÊN HIỆN NAY NGUYỄN THANH BÌNH* TÓM TẮT Trên cơ sở lí luận và thực tiễn hệ thống các chỉ báo đạo đức giáo viên (GV) hiện nay đã được xác định và thẩm định 2 vòng bằng cả phương pháp định tính và định lượng thông qua trưng cầu ý kiến sinh viên sư phạm và GV ở các địa bàn khác nhau. Kết quả thẩm định cho thấy hầu hết các chỉ báo được trên 80% đối tượng được hỏi đồng thuận hoàn toàn, có rất ít chỉ báo có tỉ lệ được đồng thuận dưới 2/3, còn lại là đồng ý một phần. Như vậy, thống các chỉ báo đạo đức GV hiện nay mà nhóm nghiên cứu xác định đã được các nhóm xã hội đặc thù (nhóm sinh viên sư phạm và nhóm GV) chấp nhận. Hệ thống các chỉ báo đạo đức GV hiện nay có thể được sử dụng như là công cụ để nuôi dưỡng, phát triển lý tưởng nghề nghiệp, đạo đức cho sinh viên sư phạm và là công cụ để GV tự hoàn thiện bản thân. ABSTRACT The ethical indicators for teachers today Based on relevant theories and empirical findings, a set of ethical indicators for teachers today was developed and tested. It was evaluated in two stages quantitatively and qualitatively by surveying teachers and teacher students in different areas. The findings show the majority of these ethical indicators are totally agreed by more than eighty per cent of the participants. Very few indicators are agreed by less than two third of the participants or partially agreed. Therefore, these ethical indicators for teachers were agreed by the social target groups (i.e. teachers and teacher students). This set of ethical indicators can be used as a tool for teacher students to cultivate and develop their morality and professional ideal as well as a tool for teachers to self-improve their ethics. 1. Đặt vấn đề Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, nhóm đã nghiên cứu đề tài “Xác định hệ thống chỉ báo đạo đức GV hiện nay”(1). Hệ thống các chỉ báo được thiết kế dựa trên các giá trị cần có của người GV với tư cách là một con người, một công dân và một người hoạt động trong lĩnh vực nghề dạy học và giáo dục. Các giá trị này được thể hiện trong 9 khía cạnh quan hệ của người GV: * PGS TS, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Quan hệ với Tổ quốc, chế độ xã hội, nhà nước - Quan hệ với học sinh (HS) - Quan hệ với đồng nghiệp - Quan hệ với công việc - Quan hệ với thiết chế nhà trường, nhóm xã hội - Quan hệ với cha mẹ HS - Quan hệ với cộng đồng/ nhân dân, môi trường xã hội - Quan hệ với môi trường tự nhiên - Quan hệ với chính mình. Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thanh Bình _____________________________________________________________________________________________________________ 123 Hệ thống các chỉ báo đã được thẩm định thông qua trưng cầu ý kiến của 247 sinh viên sư phạm thuộc các trường: Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa (60 SV), Đại học Hải Phòng (60 SV), Cao đẳng Lạng Sơn (57 SV), Cao đẳng Đồng Nai (70 SV) và 183 GV trung học phổ thông (THPT) bao gồm: ở tỉnh Lạng Sơn (46 GV), Trường THPT Thăng Long, Hà Nội (40 GV), Trường PT Dân tộc Nội trú Yên Châu, Sơn La (23 GV), và Trường THPT Chuyên Đà Lạt (74 GV). Kết quả thẩm định cho thấy, hầu hết các chỉ báo đạo đức của người GV mà nhóm nghiên cứu đưa ra được cả nhóm sinh viên sư phạm ở các vùng khác nhau và nhóm GV đang làm công tác giảng dạy và giáo dục trong các loại hình nhà trường đồng ý với tỉ lệ cao trên 80%. Chỉ có 1 chỉ báo được sự đồng thuận thấp nhất của cả nhóm GV và nhóm sinh viên (chỉ có 38.5% SV và 64.5 % GV đồng thuận hoàn toàn) là “Chủ động nhận khó khăn về mình và nhường thuận lợi cho đồng nghiệp”. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của chuyên gia nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh cách diễn đạt ở một số chỉ báo cho phù hợp và dễ hiểu hơn. 2. Hệ thống các chỉ báo đạo đức GV hiện nay 2.1. Hệ thống chỉ báo đã điều chỉnh sau thẩm định bằng cả phương pháp định tính và định lượng tiếp tục được trưng cầu ý kiến của 137 sinh viên năm thứ 3 của các khoa Lịch sử, Hóa học và Giáo dục Tiểu học thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với 35 GV ở các tỉnh Ninh Thuận, Đồng Nai, Quảng Nam, Bình Phước Kết quả thu được phản ánh ở bảng 1 dưới đây: Bảng 1: Kết quả thẩm định hệ thống tiêu chí đạo đức GV vòng 2 bằng phương pháp đ ịnh lượng Hệ thống các chỉ báo đạo đức GV Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội Giáo viên (35) Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý I. Yêu cầu về phẩm chất chính trị, ý thức pháp luật N % N % N % N % N % N % Yêu cầu 1. Thực hiện nghĩa vụ công dân 1.1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của địa phương; các chủ trương, quy chế, các cuộc vận động của ngành giáo dục 135 98.5 2 1.5 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.2. Có lòng tự hào và luôn giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đất nước 135 98.5 2 1.5 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tư liệu tham khảo Số 22 năm 2010 _____________________________________________________________________________________________________________ 124 1.3. Tích cực tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của địa phương. 124 90.5 13 9.5 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.4. Vận động gia đình nhân dân trong cộng đồng chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương, các cuộc vận động của ngành giáo dục 116 84.7 21 15.3 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Yêu cầu 2. Có bản lĩnh chính trị vững vàng 2.1. Có thái độ đúng đắn đối với những vấn đề đổi mới đất nước, những vấn đề của toàn cầu 130 94.2 8 5.8 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.2. Tham gia các tổ chức chính trị- xã hội nhằm xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 113 83.7 22 16.3 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.3. Luôn đứng về lẽ phải, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường, trong cộng đồng địa phương và trong XH 135 98.5 2 1.5 0.0 35 100.0 0.0 0.0 II.Yêu cầu đạo đức trong quan hệ với đồng nghiệp Yêu cầu 1. Thương yêu, khoan dung với đồng nghiệp 1.1. Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn trong cuộc sống 126 92.0 11 8.0 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.2. Sẵn sàng bảo vệ lợi ích chính đáng và bênh vực lẽ phải thuộc về đồng nghiệp 125 91.2 12 8.8 0.0 35 97.2 0.0 1 2.8 1.3. Có thái độ độ lượng với đồng nghiệp 108 78.8 29 21.2 0.0 35 97.2 0.0 1 2.8 1.4. Ôn hoà, thiện chí trong giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp với đồng nghiệp 117 85.4 20 14.6 0.0 32 91.4 3 8.6 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thanh Bình _____________________________________________________________________________________________________________ 125 Yêu cầu 2. Tôn trọng đồng nghiệp 2.1 Luôn trung thực với đồng nghiệp 110 80.3 27 19.7 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.2. Luôn giữ đúng lời hứa với đồng nghiệp 114 83.2 23 16.8 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.3 Tôn trọng sự khác biệt của đồng nghiệp. 116 84.7 21 15.3 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 Yêu cầu 3. Khiêm tốn, thẳng thắn với đồng nghiệp 3.1. Khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp 131 95.6 6 4.4 0.0 34 97.1 1 2.9 0.0 3.2. Cầu thị tiếp thu ý kiến nhận xét, phê bình của đồng nghiệp 125 85.0 22 15.0 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 3.3. Thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp để cùng tiến bộ 120 81.6 27 18.4 0.0 34 97.1 1 2.9 0.0 Yêu cầu 4. Hợp tác với đồng nghiệp trong công tác 4.1. Sẵn sàng phối hợp, cộng tác và cùng chịu trách nhiệm với đồng nghiệp trong công tác 123 89.8 14 10.2 0.0 35 100.0 0.0 0.0 4.2. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp 116 90.6 12 9.4 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 4.3. Giúp đỡ, khích lệ đồng nghiệp trong công tác một cách vô tư 113 88.3 15 11.7 0.0 29 82.9 6 17.1 0.0 4.4. Sẵn sàng nhận khó khăn về mình 38 29.5 91 70.5 0.0 28 66.7 7 16.7 7 16.7 III. Yêu cầu đạo đức trong quan hệ với học sinh Yêu cầu 1: Quan tâm và hiểu biết từng học sinh 1.1. Hiểu hoàn cảnh từng học sinh 123 89.8 13 9.5 1 0.7 33 94.3 2 5.7 0.0 1.2. Hiểu và luôn quan tâm, chăm sóc, chia sẻ khó khăn, niềm vui, nỗi buồn của học sinh 113 82.5 22 16.1 2 1.5 31 88.6 4 11.4 0.0 1.3. Biết, quan tâm và tạo điều kiện để học sinh phát huy điểm mạnh, phát triển năng khiếu, sở thích của mình 131 95.6 6 4.4 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tư liệu tham khảo Số 22 năm 2010 _____________________________________________________________________________________________________________ 126 1.4. Quan tâm đến việc phòng ngừa những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra đối với học sinh. 113 82.5 24 17.5 0.0 35 66.0 18 34.0 0.0 Yêu cầu 2: Thương yêu, bao dung, độ lượng với học sinh 2.1. Luôn gần gũi, cởi mở, thân thiện với học sinh 132 96.4 5 3.6 0.0 32 91.4 3 8.6 0.0 2.2. Sẵn sàng tha thứ và tạo cơ hội giúp học sinh sửa lỗi lầm 118 86.1 19 13.9 0.0 33 94.3 2 5.7 0.0 2.3. Chủ động và sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi các em cần hoặc khi gặp khó khăn 132 96.4 5 3.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Yêu cầu 3: Tôn trọng, hợp tác, dân chủ trong quan hệ với học sinh và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em 3.1. Luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của học sinh 121 88.3 16 11.7 0.0 35 100.0 0.0 0.0 3.2. Tôn trọng cá tính và bí mật riêng tư của học sinh không có lời nói hay hành vi làm xúc phạm đến học sinh 125 91.2 12 8.8 0.0 31 88.6 4 11.4 0.0 3.3. Lôi cuốn sự tham gia của học sinh vào các công việc có liên quan của trường, lớp 123 89.8 13 9.5 1 0.7 30 85.7 5 14.3 0.0 3.4. Khích lệ và tạo điều kiện để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập và các công việc khác 133 96.4 4 2.9 1 0.7 33 94.3 2 5.7 0.0 Yêu cầu 4: Đánh giá và đối xử công bằng, không phân biệt với HS 4.1. Đối xử công bằng, tránh trù dập và thành kiến HS 133 97.1 4 2.9 0.0 34 97.1 1 2.9 0.0 4.2. Đánh giá công khai, khách quan, đúng thực chất kết quả học tập, đạo đức và năng lực của HS 133 97.1 4 2.9 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thanh Bình _____________________________________________________________________________________________________________ 127 Yêu cầu 5: Gương mẫu, có trách nhiệm và giữ chữ tín với học sinh 5.1. Gương mẫu trong ăn mặc, nói năng, cư xử với HS 131 95.6 5 3.6 1 0.7 35 100.0 0.0 0.0 5.2. Luôn giữ và thực hiện lời hứa với học sinh 118 86.1 19 13.9 0.0 35 100.0 0.0 0.0 5.3. Dám chịu trách nhiệm trước những hậu quả tiêu cực do mình gây ra cho học sinh. 128 93.4 9 6.6 0.0 34 97.1 1 2.9 0.0 Yêu cầu 6: Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của HS 6.1. Sẵn sàng bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của học sinh 131 95.6 6 4.4 0.0 35 100.0 0.0 0.0 6.2. Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ với học sinh 118 86.1 19 13.9 0.0 35 100.0 0.0 0.0 6.3. Vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của học sinh. 111 80.4 26 18.8 1 0.7 35 100.0 0.0 0.0 IV.Yêu cầu đạo đức đối với GV trong công việc Yêu cầu 1. Có trách nhiệm trong công tác 1.1. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ do nhà trường phân công và có tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt. 107 78.1 29 21.2 1 0.7 33 89.2 2 5.4 2 5.4 1.2. Nghiêm chỉnh thực hiện kỷ luật lao động, nề nếp, kỷ cương của nhà trường 132 96.4 5 3.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Yêu cầu 2. Yêu nghề, có lương tâm nghề nghiệp 2.1. Tham gia đầy đủ các sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn và của trường 124 90.5 13 9.5 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 2.2. Có ý thức đúc rút kinh nghiệm công tác của bản thân và vận dụng kinh nghiệm tiên tiến vào dạy học và giáo dục học sinh. 131 95.6 6 4.4 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tư liệu tham khảo Số 22 năm 2010 _____________________________________________________________________________________________________________ 128 2.3. Dám chịu trách nhiệm trước mọi việc làm của bản thân 130 94.9 7 5.1 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 Yêu cầu 3. Không ngừng tự rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp 3.1. Hàng năm có kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch nhằm cập nhật các kiến thức môn học phục vụ cho việc dạy học. 121 89.0 15 11.0 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 3.2. Tự đánh giá một cách khách quan năng lực dạy học và giáo dục của bản thân, thấy được những mặt còn hạn chế, yếu kém để phấn đấu rèn luyện, từng bước nâng cao năng lực nghề nghiệp. 129 94.9 7 5.1 0.0 28 80.0 7 20.0 0.0 3.3. Tự đánh giá đúng đắn phẩm chất đạo đức bản thân, phấn đấu rèn luyện khắc phục những hạn chế, yếu kém để làm tấm gương tốt đối với học sinh 132 96.4 4 2.9 1 0.7 31 88.6 4 11.4 0.0 V.Yêu cầu đạo đức trong quan hệ đối với Phụ huynh học sinh (PHHS) Yêu cầu 1: Có quan hệ lành mạnh, bình đẳng, thân ái với PHHS 1.1. Tránh vụ lợi, lợi dụng PHHS 116 91.3 11 8.7 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.2. Tránh phân biệt ứng xử trong quan hệ với PHHS học sinh. 131 95.6 6 4.4 0.0 33 94.3 2 5.7 0.0 1.3. Tránh định kiến trong quan hệ với PHHS. 116 91.3 11 8.7 0.0 34 97.1 1 2.9 0.0 1.4. Sẵn sàng giúp đỡ/vận động người khác cùng giúp đỡ gia đình học sinh khi có thể. 117 85.4 20 14.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.5. Tránh lạm dụng uy tín nhà giáo 124 90.5 13 9.5 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 1.6. Luôn giữ vị thế của người GV với tư cách là đại diện của nhà trường trong quan hệ với PHHS 112 88.2 15 11.8 0.0 35 87.5 5 12.5 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thanh Bình _____________________________________________________________________________________________________________ 129 Yêu cầu 2: Chủ động phối hợp, cộng tác với PHHS về công tác giáo dục học sinh. 2.1. Chủ động thiết lập, phát triển mối quan hệ với PHHS học sinh dựa trên sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình học sinh. 124 90.5 13 9.5 0.0 31 88.6 4 11.4 0.0 2.2. Có quan hệ bình đẳng với PHHS, coi PHHS là đối tác thực sự trong giáo dục, phát triển học sinh 120 87.6 16 11.7 1 0.7 30 85.7 5 14.3 0.0 2.3. Khiêm tốn học hỏi, cùng chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái của PHHS 124 89.9 13 9.4 1 0.7 35 100.0 0.0 0.0 2.4. Khai thác những điểm mạnh, sự nhiệt tình của PHHS vào công tác giáo dục HS. 121 88.3 16 11.7 0.0 31 88.6 4 11.4 0.0 2.5. Vận động và phát huy tính sáng tạo của PHHS vào giáo dục phát triển tiềm năng ở học sinh 115 83.9 22 16.1 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Yêu cầu 3: Có tác phong, lối sống mẫu mực. Có bản lĩnh của người GV trong quan hệ với PHHS. 3.1. Ứng xử có văn hóa trong quan hệ với PHHS. 136 99.3 1 0.7 0.0 35 100.0 0.0 0.0 3.2. Luôn giữ gìn, bảo vệ uy tín nhà giáo trước PHHS 131 94.9 6 4.3 1 0.7 35 100.0 0.0 0.0 3.3. Sẵn sàng nhận trách nhiệm khi có lỗi dẫn đến hậu quả xấu trong giáo dục HS 114 83.2 22 16.1 1 0.7 33 94.3 2 5.7 0.0 3.4. Công khai, minh bạch trước PHHS trong những vấn đề có liên quan đến kết quả học tập, giáo dục HS và tài chính 128 93.4 9 6.6 0.0 32 91.4 3 8.6 0.0 VI.Yêu cầu đạo đức đối với GV trong quan hệ với thiết chế nhà trường và các tổ chức trong nhà trường Yêu cầu 1: Có quan hệ tích cực, chủ động tham gia xây dựng tổ chức nhà trường phát tri ển vững mạnh Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tư liệu tham khảo Số 22 năm 2010 _____________________________________________________________________________________________________________ 130 1.1. Nghiêm túc tuân thủ, vận động mọi người cùng thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế trường học 129 94.2 8 5.8 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.2. Có trách nhiệm, tránh bàng quan và thờ ơ trước những vấn đề của nhà trường 118 86.1 19 13.9 0.0 33 94.3 2 5.7 0.0 1.3. Sử dụng kiến thức, kĩ năng của bản thân trước hết vào phục vụ cho sự phát triển nhà trường 121 86.4 19 13.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.4. Cùng chia sẻ với lãnh đạo nhà trường những khó khăn nảy sinh trong quá trình phát triển nhà trường. Có thái độ lạc quan, tin tưởng vào viễn cảnh phát triển của nhà trường trong tương lai. 111 81.0 26 19.0 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 Yêu cầu 2: Tích cực xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp với các tổ chức/đoàn thể của trường trong việc giáo dục HS 2.1. Tích cực ủng hộ, phối hợp với hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội trong trường để khai thác nguồn lực cho việc giáo dục, phát triển học sinh 123 89.8 14 10.2 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.2. Tích cực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội trong trường để phục vụ tốt nhất cho phát triển giáo dục của nhà trường. 123 89.8 14 10.2 0.0 34 97.1 1 2.9 0.0 2.3. Bảo vệ uy tín của các tổ chức đoàn thể xã hội trong trường. Tránh lợi dụng uy tín của các tổ chức đoàn thể của trường để mưu lợi ích riêng 126 92.0 11 8.0 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thanh Bình _____________________________________________________________________________________________________________ 131 Yêu cầu 3: Trung thực, thẳng thắn, khách quan, chân thành trong quan hệ với Ban lãnh đạo nhà trường. 3.1. Thẳng thắn bày tỏ quan điểm của bản thân về các vấn đề liên quan đến cách thức quản lí của lãnh đạo nhà trường. 100 73.0 36 26.3 1 0.7 30 85.7 5 14.3 0.0 3.2. Đánh giá hoạt động quản lí điều hành nhà trường của lãnh đạo một cách khách quan, tránh dựa trên cảm tính của bản thân. 103 75.2 33 24.1 1 0.7 34 94.4 1 2.8 1 2.8 3.3. Dám đấu tranh mang tính xây dựng với những biểu hiện tiêu cực trong trường. 96 70.1 39 28.5 2 1.5 33 94.3 2 5.7 0.0 3.4. Xác định được vị trí của bản thân trong tập thể nhà trường. Chủ động gần gũi, cởi mở trong mối quan hệ với Lãnh đạo nhà trường để hiểu rõ hơn về công việc của họ 115 87.1 17 12.9 0.0 35 100.0 0.0 0.0 VII. Yêu cầu đạo đức đối với bản thân Yêu cầu 1: Có lối sống, tác phong mẫu mực, mô phạm của một nhà giáo 1.1. Sử dụng ngôn từ có văn hóa 137 100.0 0.0 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.2. Cử chỉ mẫu mực, trang phục lịch sự 128 93.4 9 6.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.3.Sống trong sạch, không vụ lợi cá nhân. 128 93.4 9 6.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Yêu cầu 2: Tự trọng, giữ gìn phẩm chất nhân cách nhà giáo 2.1. Tự đánh giá đúng bản thân. 129 94.2 8 5.8 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 2.2. Tự tin 125 91.2 12 8.8 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.3. Có thái độ đúng đắn, kiềm chế cảm xúc của bản thân khi cần thiết. 118 86.1 19 13.9 0.0 32 91.4 3 8.6 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tư liệu tham khảo Số 22 năm 2010 _____________________________________________________________________________________________________________ 132 2.4. Trung thực, tránh nhận những gì bản thân không xứng đáng 112 81.8 25 18.2 0.0 35 94.6 0.0 2 5.4 2.5. Tự lập, tránh ỷ lại người khác 125 91.2 12 8.8 0.0 31 88.6 4 11.4 0.0 2.6. Luôn tự kiểm điểm và tự phê, rút kinh nghiệm 124 92.5 10 7.5 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 Yêu cầu 3: Có trách nhiệm với bản thân 3.1 Nghiêm khắc, yêu cầu cao đối với bản thân. 106 77.4 31 22.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 3.2 Lựa chọn hành vi tích cực đối với bản thân 121 89.0 15 11.0 0.0 35 100.0 0.0 0.0 3.3 Bảo về quyền và lợi ích chính đáng của bản thân 126 92.0 11 8.0 0.0 35 100.0 0.0 0.0 VIII. Yêu cầu đạo đức đối với GV trong quan hệ với nhân dân, cộng đồng, môi trường xã hội Yêu cầu 1: Đoàn kết, quý trọng, chia sẻ, giúp đỡ, bảo vệ lợi ích của nhân dân 1.1. Khiêm tốn, gần gũi và chân thành trong quan hệ với nhân dân 132 96.4 5 3.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.2. Kính trọng và học hỏi nhân dân. Lắng nghe và tiếp thu ý kiến hợp lí của nhân dân 129 94.2 8 5.8 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.3. Chấp nhận sự đa dạng, tránh định kiến với nhân dân 114 83.2 23 16.8 0.0 33 91.7 3 8.3 0.0 1.4. Giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn về vật chất và tinh thần khi nhân dân gặp khó khăn 107 78.1 30 21.9 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.5. Bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền chính trị, quyền công dân và các quyền tự nhiên của mỗi người 116 84.7 21 15.3 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.6. Biết ơn và đáp nghĩa đối với gia đình thương bình,liệt sĩ và những người biết sống vì lợi ích chung của mọi người. 128 93.4 9 6.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thanh Bình _____________________________________________________________________________________________________________ 133 Yêu cầu 2: Gương mẫu, tích cực tham gia xây dựng cộng đồng, xã hội lành mạnh 2.1. Sống gương mẫu trong cộng đồng, xã hội. 123 89.8 14 10.2 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.2. Gương mẫu xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc. 129 94.2 8 5.8 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.3 Chủ động tham gia hòa giải những mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng một cách tích cực và mang tính xây dựng 78 56.1 57 41.0 4 2.9 34 97.1 1 2.9 0.0 2.4. Tích cực tham gia các phong trào xây dựng cộng đồng và vận động nhân dân cùng thực hiện. Chủ động tham gia xây dựng “xã hội học tập” trong cộng đồng 110 80.3 27 19.7 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.5. Giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, bản sắc văn hóa, truyền thống của cộng đồng và vận động mọi người cùng tham gia 126 92.0 11 8.0 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.6. Biết ưu tiên lợi ích của cộng đồng, xã hội khi có mâu thuẫn giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. 95 69.3 41 29.9 1 0.7 30 85.7 5 14.3 0.0 2.7. Dũng cảm đấu tranh với những biểu hiện phi đạo đức trong đời sống cộng đồng và trong môi trường xã hội 98 71.5 39 28.5 0.0 30 85.7 5 14.3 0.0 Yêu cầu 3: Có trách nhiệm tham gia xây dựng chính quyền địa phương 3.1. Tránh có hành vi thiếu thiện chí đối với chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương 119 86.9 18 13.1 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tư liệu tham khảo Số 22 năm 2010 _____________________________________________________________________________________________________________ 134 3.2. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến nhằm xây dựng chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương vững mạnh 118 84.9 19 13.7 2 1.4 35 94.6 0.0 2 5.4 3.3. Dũng cảm đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong hành vi quản lý, cách xử lí vấn đề của chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội 99 72.8 37 27.2 0.0 30 83.3 5 13.9 1 2.8 IX. Đạo đức trong quan hệ với môi trường tự nhiên Yêu cầu 1: Bảo vệ môi trường 1.1. Giữ gìn sự trong lành, sạch sẽ, chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường sống. Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện 132 96.4 5 3.6 0.0 35 100.0 0.0 0.0 1.2. Kiên định tránh lạm dụng những nguyên, nhiên, vật liệu, phương tiện gây ô nhiễm môi trường và vận động mọi người cùng làm theo 116 84.7 21 15.3 0.0 33 94.3 2 5.7 0.0 1.3. Đấu tranh ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm , phá hoại môi trường và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện 118 86.1 19 13.9 0.0 32 91.4 3 8.6 0.0 Yêu cầu 2: Cam kết tôn trọng và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên 2.1. Cam kết tôn trọng nguồn tài nguyên vì sự phát triển bền vững của môi trường 133 97.1 4 2.9 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.2. Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, tài nguyên (điện, nước...) 131 95.6 6 4.4 0.0 35 100.0 0.0 0.0 2.3. Tuyệt đối không xâm phạm trái phép nguồn tài nguyên. 133 97.1 4 2.9 0.0 35 100.0 0.0 0.0 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thanh Bình _____________________________________________________________________________________________________________ 135 2.2. Nhận xét - Hầu hết các chỉ báo về đạo đức GV được đa số sinh viên đại học sư phạm và GV thuộc các tỉnh đồng thuận hoàn toàn, chỉ có tỉ lệ thấp ý kiến đồng ý một phần ở một số chỉ báo. - Chỉ báo “Sẵn sàng nhận khó khăn về mình” có tỉ lệ SV đồng thuận hoàn toàn còn thấp (chưa đến 1/3), còn lại chỉ đồng ý một phần, đồng thời cũng chỉ có 2/3 GV đồng thuận hoàn toàn, còn lại chỉ đồng ý một phần. Mặc dù vậy chỉ báo này vẫn cần để và có vai trò là yêu cầu để hoàn thiện đạo đức của người GV. Bởi vì phẩm chất này đã là lẽ sống của không ít những con người chân chính. - Bên cạnh đó còn có một vài chỉ báo về thái độ thẳng thắn mang tính xây dựng đối với bộ phận lãnh đạo, quản lý nhà trường; Chủ động tham gia hòa giải những mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng một cách tích cực và mang tính xây dựng; Biết ưu tiên lợi ích của cộng đồng, xã hội khi có mâu thuẫn giữa lợi ích riêng và lợi ích chung được sinh viên đồng thuận thấp hơn so với các chỉ báo khác (dưới ¾), còn lại là chỉ đồng ý một phần. Nếu so với ý kiến của GV về các chỉ báo này thì tỉ lệ ý kiến đồng thuận của SV thấp hơn nhiều. Tỉ lệ ý kiến của nhóm SV về chỉ báo “Nghiêm khắc, yêu cầu cao đối với bản thân” cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm GV. Điều này phần nào phản ánh định hướng giá trị của sinh viên sư phạm hướng vào lợi ích của bản thân nhiều hơn so với thế hệ GV hiện tại. - Đối với GV chỉ báo “Quan tâm đến việc phòng ngừa những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra đối với học sinh” cũng chỉ được 2/3 GV đồng thuận, còn lại chỉ đồng ý một phần, cho thấy ý thức về trách nhiệm của GV chưa cao. Như vậy qua 2 vòng thẩm định bằng phương pháp thống kê hệ thống các chỉ báo đạo đức GV hiện nay mà nhóm nghiên cứu xác định đã được các nhóm xã hội đặc thù (nhóm sinh viên sư phạm và nhóm GV) chấp nhận về mặt thống kê. 3. Kết luận Hệ thống chỉ báo đã được xác định và thẩm định thông qua trưng cầu ý kiến của sinh viên sư phạm và GV đang thực hiện hoạt động nghề nghiệp phản ánh những phẩm chất đạo đức mong đợi ở người GV hiện nay. Hệ thống chỉ báo đạo đức GV trước mắt được sử dụng như là công cụ để nuôi dưỡng, phát triển lý tưởng nghề nghiệp, đạo đức cho sinh viên sư phạm và là công cụ để GV tự hoàn thiện bản thân. (1) Nguyễn Thanh Bình và cộng sự (2008), “Xác đ ịnh hệ thống chỉ báo đạo đức giáo viện hiện nay”, mã số B 2008-17-167.
File đính kèm:
- he_thong_cac_chi_bao_dao_duc_giao_vien_hien_nay.pdf