Hàm ý văn hóa của các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán hiện đại

Các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán ngoài chức năng định danh, chúng còn mang hàm ý văn

hóa vô cùng sâu sắc. Qua việc phân tích đặc điểm định danh của từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng

Hán, chúng tôi nhận thấy quan điểm thẩm mĩ, ước vọng của người Trung Quốc, đặc biệt là qua các

tên gọi thức ăn được định danh theo lối gián tiếp. Ngoài ra, các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán

còn được sử dụng để liên hệ với các phương diện khác nhau của đời sống thông qua các thành

ngữ, tục ngữ, yết hậu ngữ., đặc biệt là các nét nghĩa thể hiện tính cách, phẩm chất, trạng thái tâm

lí của con người. Những điều này đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa ẩm thực và cuộc sống

thông qua ngôn ngữ.

pdf 5 trang kimcuc 6880
Bạn đang xem tài liệu "Hàm ý văn hóa của các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hàm ý văn hóa của các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán hiện đại

Hàm ý văn hóa của các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán hiện đại
45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn hóa ẩm thực là một bộ phận cấu thành quan 
trọng của văn hóa Trung Hoa. Nét đẹp văn hóa ấy đã 
thể hiện rõ nét trong ngôn ngữ Hán. Qua quá trình 
nghiên cứu và sử dụng tiếng Hán, chúng tôi nhận 
thấy, từ ngữ ẩm thực trong ngôn ngữ này chiếm 
một lượng không nhỏ. Trong đó, các từ ngữ chỉ thức 
ăn không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ, mà còn 
là một hiện tượng văn hóa, cũng không chỉ có chức 
năng định danh, mà còn có chức năng biểu hiện. Bởi 
lẽ, các từ ngữ này ra đời trong thực tế đời sống sinh 
hoạt vật chất và tinh thần thường nhật của con người, 
nên nó mang những giá trị văn hóa sâu sắc, thể hiện 
ở cả hai mặt tự nhiên và xã hội. Các đặc trưng văn hóa 
thể hiện qua tên gọi thức ăn bộc lộ ở nhiều phương 
diện, trong đó có ý nghĩa biểu trưng và đặc biệt là 
hàm ý văn hóa của lớp từ này thể hiện rõ nét nhất ở sự 
liên tưởng tới con người. Trong bài viết này, chúng tôi 
TS. NGÔ MINH NGUYỆT1
1 Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội ✉ sanyuehua15@yahoo.com
Ngày nhận: 09/01/2017; Ngày hoàn thiện: 25/01/2017; Ngày duyệt đăng: 26/01/2017
Phản biện khoa học: TS. NGUYỄN THANH HÀ
HÀM Ý VĂN HÓA CỦA CÁC TỪ NGỮ
CHỈ THỨC ĂN TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
tiến hành khảo sát ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ 
chỉ thức ăn trong tiếng Hán với số lượng các ý nghĩa 
liên quan đến con người và tần số xuất hiện lớn nhất. 
Chúng tôi không lựa chọn khảo sát các từ ngữ giao 
thoa với trường động vật và thực vật, mà tập trung 
tìm hiểu nghĩa biểu trưng, hàm ý văn hóa của các từ 
ngữ được sử dụng với chức năng ẩm thực, mà quan 
trọng nhất là để làm thức ăn. Nguồn ngữ liệu khảo sát 
chủ yếu là tên gọi các món ăn Trung Quốc, cùng với 
các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, yết hậu ngữ...có liên 
quan đến thức ăn trong tiếng Hán. 
2. HÀM Ý VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA CÁCH ĐẶT TÊN 
THỨC ĂN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
2.1.Tên thức ăn thể hiện quan niệm thẩm mĩ của 
người Trung Quốc
Rất nhiều tên gọi thức ăn được định danh gián tiếp 
TÓM TẮT
Các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán ngoài chức năng định danh, chúng còn mang hàm ý văn 
hóa vô cùng sâu sắc. Qua việc phân tích đặc điểm định danh của từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng 
Hán, chúng tôi nhận thấy quan điểm thẩm mĩ, ước vọng của người Trung Quốc, đặc biệt là qua các 
tên gọi thức ăn được định danh theo lối gián tiếp. Ngoài ra, các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán 
còn được sử dụng để liên hệ với các phương diện khác nhau của đời sống thông qua các thành 
ngữ, tục ngữ, yết hậu ngữ..., đặc biệt là các nét nghĩa thể hiện tính cách, phẩm chất, trạng thái tâm 
lí của con người. Những điều này đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa ẩm thực và cuộc sống 
thông qua ngôn ngữ.
Từ khóa: hàm ý văn hóa, thức ăn, tiếng Hán.
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
bằng những con chữ tốt đẹp, hài hước trong tiếng 
Hán thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người Trung 
Quốc. Đó là những tên gọi khiến người nghe có cảm 
giác hài lòng vì thưởng thức thức ăn cũng chính là 
thưởng thức cái đẹp. Các tên gọi loại này trong tiếng 
Hán có tính nghệ thuật cao, chúng không hoàn toàn 
nói rõ nguyên liệu hay cách chế biến thức ăn, mà 
được liên hệ đến một sự vật có tính thẩm mĩ như vũ 
trụ, bốn mùa, phong hoa tuyết nguyệt, động thực vật 
dựa trên đặc trưng về sắc, hương, vị, hình của thức ăn.
Trước hết, các thức ăn Trung Quốc thường được định 
danh bằng tên các loài cây đẹp, điển hình là 芙蓉 phù 
dung, ví dụ, món 汆芙蓉蛋 (trứng phù dung chần), 芙
蓉鸡片(gà thái lát phù dung), 芙蓉蛤仁 (tôm nõn phù 
dung). Phù dung là loài hoa thuộc họ sen, gồm nhiều 
loại: Mộc phù dung, Địa phù dung, Thủy phù dung 
Trong đó, Thủy phù dung chính là tên gọi khác của 
hoa sen. Người Trung Quốc cho rằng, sen là loại hoa 
đẹp tinh khiết, tao nhã. Dựa trên sự tương đồng về 
màu sắc, hình dáng, người Trung Quốc dùng 芙蓉phù 
dung để chỉ món ăn chế biến từ lòng trắng trứng. Tên 
gọi món ăn này gợi vẻ đẹp trong sáng, đầy hấp dẫn. 
Ngoài 芙蓉 phù dung ra, còn có các loài thực vật khác 
như 海棠 hải đường, 莲花 liên hoa, 梅花 mai hoa, 桂
花 quế hoa, cũng được dùng để định danh thức ăn.
Thứ hai, các thức ăn của Trung Quốc còn có thể được 
định danh bằng tên gọi đồ vật đẹp, điển hình là các 
loại ngọc ngà châu báu, như 珍珠trân châu, 翡翠 phỉ 
thúy, 水晶thủy tinh (tiếng Việt là gọi pha lê),琉璃 
lưu li (tên gọi một loại ngọc), chẳng hạn như tên các 
món: 珍珠翡翠汤 (canh phỉ thúy trân châu), 水晶扣
肉 (khấu nhục pha lê), 玻璃肚头汤 (canh dạ dày thủy 
tinh).... Điều cần nói ở đây là, hai từ 水晶 thủy tinh 
và 玻璃 pha lê trong tiếng Hán lần lượt tương đương 
với pha lê và thủy tinh trong tiếng Việt, nghĩa là hai từ 
này đã hoán đổi cho nhau. Không phải ngẫu nhiên 
mà người Trung Quốc lựa chọn những tên gọi này để 
thay thế cho tên gọi thức ăn, bởi chúng là biểu tượng 
của cái đẹp tròn trịa, trong sáng, lung linh, không tì 
vết. Chẳng hạn, thủy tinh là thứ trong suốt, lưu ly, phỉ 
thúy đều là những loại ngọc có màu xanh biếc rất đẹp 
mắt... Sự sang trọng cũng như tính tinh tế của bữa ăn 
cũng vì vậy mà được tăng lên gấp bội, khiến nó vừa 
có giá trị vật chất, vừa có giá trị tinh thần.
Thứ ba, các thức ăn còn có thể được định danh bằng 
tên mỹ nhân, và thường là những người đẹp thời xưa 
của Trung Quốc, thường thấy là 西施 Tây Thi, chẳng 
hạn như món 汆西施舌 (Lưỡi Tây Thi chần – một món 
ăn từ con ngao, tu hài). Mặc dù hiện nay, quan niệm 
về cái đẹp ở người con gái Trung Quốc có thay đổi 
nhất định, song vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành 
của các mỹ nhân thời cổ vẫn là những vẻ đẹp kinh 
điển và là sự ngưỡng mộ của nhiều người. 
Thứ tư, các thức ăn được định danh bằng tên phong 
cảnh đẹp. Người Trung Quốc đã sử dụng thủ pháp 
tượng trưng, kết hợp với ẩn dụ để định danh các thức 
ăn làm nên bức tranh phong cảnh vô cùng đẹp mắt. 
Đó là những cảnh sơn thủy hữu tình, thể hiện cuộc 
sống bình yên, thơ mộng. Ví dụ: 群虾望月quần hà 
vọng nguyệt (đàn tôm vọng nguyệt) là món ăn có 
tôm với trứng, gợi cảnh tượng một đàn tôm đang vây 
quanh vầng trăng (được ví với lòng trắng trứng) vô 
cùng thi vị. Hay món 蝴蝶过河 hồ điệp quá hà (bướm 
qua sông) là món cá thái lát nhúng lẩu, 金鱼戏莲 kim 
ngư hí liên (cá vàng đùa với hoa sen) chỉ một loại thức 
ăn từ cá mực. Những thức ăn này thường có nguồn 
nguyên liệu từ động vật, đó là những con vật đang 
vẫy vùng, đùa vui, sống động. 
Thứ năm là thức ăn được định danh bằng cảnh tượng 
những sự vật nhỏ hướng về sự vật lớn hơn, giống như 
cảnh thiết triều trong hoàng cung thời xưa ở Trung 
Quốc. Chẳng hạn món 群虾望月quần hà vọng nguyệt 
(đàn tôm vọng nguyệt), 百鸟朝凤bách điểu triều 
phượng (trăm loài chim hướng về phượng hoàng).... 
Điều này thể hiện quan điểm về cái đẹp hoành tráng 
và oai nghiêm của người Trung Quốc.
2.2. Tên thức ăn thể hiện ước mong về sự may mắn, 
tốt lành của người Trung Quốc 
Sự may mắn, tốt lành trong quan niệm của người 
Trung Quốc có thể tổng kết thành các từ: quyền lực, 
phú quý, tiền tài, đoàn tụ, trường thọ, hạnh phúc. Điều 
này thể hiện ngay trong cách định danh các thức ăn 
của Trung Quốc. Đó là việc sử dụng các con chữ hoặc 
những con vật, cảnh tượng có hàm ý văn hóa rõ nét, 
thể hiện như sau :
Một là, người Trung Quốc thích định danh thức ăn 
bằng từ chỉ rồng hoặc phượng – hai linh vật tượng 
trưng cho sự cát tường, lại là biểu tượng của quyền 
uy và sự cao quý. Thông thường, người Trung Quốc 
liên hệ hình dáng của hai con vật này với những loại 
nguyên liệu chế biến thức ăn, ví dụ gà (chim) được gọi 
47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
là 凤 phượng, rắn (lươn) và tôm cá được gọi là 龙rồng, 
ví dụ món龙虎凤烩 long hổ phượng hội (nguyên liệu 
chính gồm rắn, mèo và gà), 龙凤配 long phượng phối 
có nguyên liệu chính là lươn và gà. Điều này thể 
hiện sự sùng bái linh vật cũng như tâm lí mong muốn 
cuộc sống may mắn cát tường của người Trung Quốc.
Ngoài rồng và phượng ra, sư tử và hổ cũng được coi 
là chúa sơn lâm, tượng trưng cho sự dũng mãnh và 
quyền uy. Tên gọi hai loài vật này cũng được sử dụng 
để thay thế cho các loại nguyên liệu từ thịt mèo. 
Hai là, người Trung Quốc thích gọi tên thức ăn bằng 
các số từ mang hàm ý may mắn như 3, 5, 8. Họ cho 
rằng, có những con số đẹp mang lại hạnh phúc và tiền 
tài, có những con số bị coi là dấu hiệu của tai họa và 
bất hạnh. Chẳng hạn, số từ 3 và 5 là số dương, số của 
trời, vừa thần bí vừa mang lại may mắn luôn xuất hiện 
trong nhiều thức ăn chỉ số lượng nguyên liệu như 三
鲜铁锅烤蛋tam tiên thiết qua khảo đản (trứng nướng 
nồi sắt ba loại nguyên liệu tươi), 凉拌三丝 (nộm ba 
loại nguyên liệu thái sợi), 五香大虾ngũ hương đại hà 
(tôm sú ngũ hương), 五彩炒蛇丝ngũ thái sao xà ti 
(tôm thái sợi xào ngũ sắc). Số 8 là số chẵn, là bội số 
của 2 và 4, tượng trưng cho sự may mắn. Đặc biệt, số 
8 có cách phát âm gần giống với 发phát nên đã được 
sử dụng để định danh rất nhiều thức ăn như: 八宝海
参bát bảo hải sâm (hải sâm bát bảo), 散烩八宝tản hội 
bát bảo (bát bảo nấu tổng hợp)....
Ba là, định danh thức ăn bằng tên gọi các loại vàng 
bạc châu báu ngọc ngà, thể hiện ước mong về sự 
giàu có, cao quý sang trọng của người Trung Quốc. 
Dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, người 
Trung Quốc đã dùng tên các loại ngọc ngà, châu báu 
để thay cho tên gọi hàng loạt nguyên liệu và thức ăn, 
chẳng hạn rau cải xanh, đậu xanh, đậu đũa đều được 
gọi là 翡翠 phỉ thúy, thịt đông lạnh được gọi là 水晶
thủy tinh, đậu phụ được gọi là 白玉 bạch ngọc, cá 
viên được gọi là 珍珠 trân châu, giá đỗ được gọi là 
金丝 kim ti, 银丝 ngân ti, hàng loạt các thức ăn 
bằng “vàng ngọc” như 黄金肉 hoàng kim nhục (thịt 
hoàng kim), 金玉羹 kim ngọc canh (canh kim ngọc), 
翡翠虾仁 phỉ thúy hà nhân(tôm nõn phỉ thúy), 水晶
虾仁 thủy tinh hà nhân (tôm nõn thủy tinh), 金银饭
kim ngân phạn(cơm kim ngân)....
Bốn là, có một số lượng không nhỏ các thức ăn được 
định danh dựa vào hiện tượng hài âm đặc thù của 
tiếng Hán, thể hiện tâm lí mong muốn tài lộc của 
người Trung Quốc. Chẳng hạn người Trung Quốc có 
tục lệ ăn cá trong ngày tết, và món cá cũng được đặt 
cái tên rất giàu ý nghĩa văn hóa là 年年有余 niên niên 
hữu dư, bởi 鱼ngư (cá) và 余dư (dư thừa) đồng âm với 
nhau, 余dư thể hiện mong ước về cuộc sống giàu 
sang dư dật của người Trung Quốc. Món 发财好市
phát tài hảo thị của Quảng Đông được định danh dựa 
vào sự hài âm giữa 发菜phát thái (rong biển) và 发财
phát tài, 蚝豉hào thị (hàu và đậu) và 好市hảo thị (thị 
trường tốt). Đất nước Trung Quốc trải qua bao nhiêu 
năm cải cách mở cửa, trào lưu kinh doanh phát triển 
rầm rộ, tâm lí chung của người Trung Quốc là mong 
muốn kiếm thật nhiều tiền, trở nên giàu sang, phú 
quý. Do vậy, các từ ngữ đồng âm với những ý nghĩa 
may mắn về tài lộc được người Trung Quốc rất ưa 
chuộng và dùng làm tên thức ăn.
Năm là, rất nhiều loại thức ăn dùng những từ ngữ mang 
ý nghĩa tốt lành liên quan đến 福phúc,富phú,贵
quý để định danh, như: 全家福海鲜饭 toàn gia phúc 
hải tiên phạn, 家兴万事富贵炒饭 gia hưng vạn sự phú 
quý sao phạn... Những tên gọi này đã gửi gắm mong 
muốn phú quý vui vẻ, thể hiện ước mong về sự bình 
an, khát vọng thành công của người Trung Quốc.
Sáu là, định danh bằng từ chỉ màu sắc rực rỡ được 
cho là những gam màu mang lại may mắn. Nếu như 
người phương Tây cho rằng, màu đỏ là màu máu, 
màu tội lỗi, thì ngược lại, ở Trung Quốc màu đỏ tượng 
trưng cho vạn vật sinh sôi nảy nở, lại vừa là màu của 
sự cát tường, thành đạt. Trong những ngày vui như 
ngày cưới, ngày tết, người Trung Quốc thường sính 
dùng màu đỏ. Đó là một trong những lí do vì sao các 
thức ăn của Trung Quốc được chế biến với các gam 
màu tươi sáng, màu cơ bản như:红hồng (đỏ),紫
tử (tím), 黄hoàng (vàng),金kim (vàng kim). Ví dụ, từ 
chỉ màu trong các món: 红熬鸠子hồng ngao cưu tử 
(chim bồ câu om, thành phẩm có màu đỏ sẫm), 三色
团员粉tam sắc đoàn viên phấn (miến ba màu),十色
花花糖thập sắc hoa hoa đường (bánh bột đường hoa 
mười màu).... Ngược lại, các màu 白bạch (trắng), 黑
hắc (đen), 绿lục (xanh lục) thì được sử dụng ít hơn, 
chủ yếu để phân biệt các loại nguyên liệu, ví dụ, 大白
豆đại bạch đậu (đậu trắng),大黑豆đại hắc đậu (đậu 
đen),大青豆đại thanh đậu (đậu xanh). Điều này 
không chỉ thể hiện kĩ thuật chế biến cầu kì của đầu 
bếp, mà còn là một sự thưởng thức cái đẹp, thể hiện 
tâm lí hướng tới sự hoàn mĩ của người dân Trung Quốc.
48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
Nhìn chung, ẩm thực là cả một nghệ thuật, nó thể 
hiện trình độ giáo dục, năng lực thẩm mỹ, tâm tư 
tình cảm của con người, cao hơn là thể hiện nét đẹp 
văn hóa. Thông qua các nghĩa mở rộng của từ ngữ 
ẩm thực, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đề cao giá 
trị tinh thần trong ăn uống, nó là một trong những 
nhân tố quan trọng nhất để nâng giá trị của bữa ăn 
ngày thường lên tầm cao mới, thể hiện giá trị nhân 
văn vô cùng sâu sắc trong đời sống xã hội, nhất là khi 
xã hội loài người đã từ no đủ vươn tới khá giả, cuộc 
sống ngoài nhu cầu về vật chất còn cần đến giá trị 
tinh thần thì giá trị nhân văn đó càng được đề cao.
3. HÀM Ý VĂN HÓA QUA Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG 
CỦA TỪ NGỮ CHỈ THỨC ĂN TRUNG QUỐC
3.1.Từ ngữ chỉ thức ăn thể hiện tính cách, phẩm chất 
con người
Qua thực tế khảo sát về ý nghĩa liên tưởng của từ 
ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán, chúng tôi nhận thấy 
rằng, các từ ngữ này thường dùng để liên tưởng tới 
tính cách, phẩm chất con người. Các từ ngữ chỉ thức 
ăn được sử dụng để liên tưởng đến mặt nội tại của 
con người dựa trên thuộc tính, giá trị của thức ăn 
hoặc đặc điểm ngoại hình của nguyên liệu chế biến 
thức ăn.
Một là, liên tưởng dựa trên sự tương đồng về thuộc 
tính, giá trị thức ăn với tính cách, thái độ, khả năng 
của con người. Chúng tôi đã thống kê được 18 từ 
ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán được sử dụng để ví 
với mặt nội tại của con người như tính cách, thái độ, 
khả năng, thông qua đặc điểm của chúng, ví dụ:
豆腐đậu phụ, 苦瓜khổ qua (mướp đắng), 辣椒lạt tiêu 
(ớt). Điều thú vị là trong tiếng Hán, 豆腐đậu phụ 
xuất hiện khá nhiều trong các thành ngữ, tục ngữ để 
ví với đặc điểm con người. 豆腐đậu phụ có đặc điểm 
là trắng, mềm, dễ vỡ, vì vậy được liên tưởng với người 
mềm yếu, không chịu được công kích, không có năng 
lực, chẳng hạn: 刀子嘴,豆腐心đao tử chủy, đậu phụ 
tâm (miệng dao, lòng đậu phụ – khẩu xà tâm phật), 嫩
豆腐——不堪一击nôn đậu phụ – bất kham nhất kích 
(đậu phụ tươi – không chịu được va vấp), 豆腐心đậu 
phụ tâm (trái tim mềm yếu). Đặc biệt, người Trung 
Quốc có cách nói 吃豆腐ngật đậu phụ (ăn đậu phụ) 
để ví với việc trêu ghẹo phụ nữ. Giải thích cho cách 
nói này, phải kể đến câu chuyện liên quan đến bà chủ 
quán đậu phụ có làn da mềm mại, nhan sắc ưa nhìn 
do thường xuyên ăn đậu phụ. Để thu hút khách hàng, 
có lúc bà chủ quán dùng một số chiêu trò đưa đẩy, dụ 
dỗ khách hàng. Nhiều khách là đàn ông đến “động 
chân động tay” với bà chủ nhưng đều mượn cớ là để 
“ăn đậu phụ” vì sợ điều tiếng thiên hạ. Dần dần, 吃
豆腐 ngật đậu phụ (ăn đậu phụ) được người Trung 
Quốc sử dụng với nghĩa bóng là “trên ghẹo phụ nữ”. 
Hai là, liên tưởng dựa trên sự tương đồng giữa đặc 
điểm bên ngoài của thức ăn với thuộc tính con người. 
Trong tiếng Hán, có 18 cách nói với mô hình “từ chỉ 
nguyên liệu + động từ chỉ phương thức chế biến + từ chỉ 
nguyên liệu” được dùng để biểu trưng cho đặc điểm 
con người với chuẩn so sánh là hình thức bên ngoài 
của nguyên liệu. Chẳng hạn 大虾炒鸡爪儿 đại hà sao 
kê trảo (tôm sú xào chân gà), do đặc thù các nguyên 
liệu sau khi chế biến đều bị cuộn cong lại, nên tạo sự 
liên tưởng đến dáng vẻ khúm núm luồn cúi của con 
người; 豆芽拌粉条đậu nha bạn phấn điều (giá đỗ trộn 
mì sợi), hai loại nguyên liệu đều có hình sợi, trộn vào 
nhau có sự liên kết, móc nối lẫn nhau, do đó được sử 
dụng để ví với sự cấu kết.
Đặc biệt, trong số 18 đơn vị ngôn ngữ nói trên, có tới 
13 đơn vị căn cứ vào hiện tượng hài âm đặc thù để 
biểu thị các ý nghĩa ví von. Có 6 đơn vị dựa trên hiện 
tượng hài âm gián tiếp (tác giả tạm gọi), tức là dựa 
trên sự hài âm của từ chỉ màu sắc không xuất hiện 
trực tiếp trong phát ngôn. Ví dụ: 小葱拌豆腐 tiểu 
song bạn đậu phụ (hành trộn đậu phụ), trong đó 小葱
tiểu song (hành) màu xanh, 豆腐 đậu phụ màu trắng, 
có cách lí giải trung gian là 一青二白 nhất thanh nhị 
bạch (một xanh hai trắng) với 青thanh (xanh), đồng 
nghĩa với 清 thanh (sạch sẽ), ý nghĩa biểu trưng của 
cách nói này là 一清二白 nhất thanh nhị bạch (trong 
trắng, thuần khiết).... Các màu sắc nguyên liệu được 
sử dụng trong cách nói này thường thành từng cặp, 
tiêu biểu là: 青thanh (xanh), 白bạch (trắng) và 红hồng 
(đỏ), 白bạch (trắng), trong đó 青thanh (xanh) là đại 
diện cho màu sắc của 葱song (hành),白菜叶子bạch 
thái diệp tử (lá rau cải),韭菜 cửu thái (rau hẹ) (trong 
đó chủ yếu là 葱song (hành)); 红hồng (đỏ) là đại diện 
cho màu sắc của 胡萝卜hồ la bốc (cà rốt); 白bạch 
(trắng) là đại diện cho màu sắc của 豆腐đậu phụ, 白
菜 bạch thái (bắp cải) (trong đó chủ yếu là 豆腐 đậu 
phụ). Hai cặp màu tương ứng với hai từ chỉ màu có 
sự hài âm với các từ biểu thị ý nghĩa trừu tượng, 青白
thanh bạch (xanh trắng) hài âm với 清白 thanh bạch 
(trong sạch, thuần khiết), 红白hồng bạch (đỏ trắng) 
49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
là từ đồng âm với 红白hồng bạch (ví với sự đúng sai). 
Ngoài ra, 青thanh trong các đơn vị trên còn được sử 
dụng dựa trên sự hài âm với亲thân. 
Trong mô hình cấu trúc nêu trên, có 7 đơn vị tên thức 
ăn dựa vào hiện tượng hài âm của từ chỉ nguyên liệu 
để liên tưởng đến thuộc tính của con người, chẳng 
hạn 韭菜炖蛋—冒充(葱)cửu thái độn đản – mạo 
sung (song) (rau hẹ hầm trứng – giả hành, đồng âm 
với giả mạo)..., hoặc sự hài âm của động từ, của từ 
chỉ tính chất như: 冰糖拌黄瓜—甘(干)脆 băng 
đường bạn hoàng qua – cam (can) xuê (đường phèn 
trộn dưa chuột có vị 甘脆 cam xuê (ngọt, giòn), đồng 
âm với 干脆can xuê (dứt khoát)....
Có thể thấy rằng, trong các cách sử dụng ngôn ngữ 
của người Trung Quốc, hiện tượng hài âm là một 
phương thức rất độc đáo. Đó là cách chơi chữ lí thú, 
tạo ra những hiện tượng ngôn ngữ đầy hàm súc, với 
những ý tứ sâu xa, kín đáo. 
Đồng thời, việc căn cứ vào cách kết hợp nguyên 
liệu để liên tưởng đến thuộc tính của con người còn 
thể hiện sự sáng tạo trong phương thức tư duy trừu 
tượng. Người ta đã nhận biết được những đặc trưng 
nổi trội của các thức ăn trong quá trình chế biến và 
liên hệ với những sự vật trừu tượng trong cuộc sống. 
Đó là một lối tư duy hình tượng vô cùng sinh động. 
Những thức ăn được sử dụng làm chuẩn so sánh, biểu 
trưng cho đặc điểm con người là những thức ăn gần 
gũi với đời sống hàng ngày của người Trung Quốc, 
điển hình đậu phụ, rau.... Điều này có liên quan mật 
thiết đến đặc điểm tự nhiên và xã hội, tạo ra các sản 
vật tiêu biểu cho nền văn hóa nông nghiệp Trung Hoa.
3.2. Tên gọi thức ăn và cách kết hợp nguyên liệu thể 
hiện trạng thái tâm lí con người
Các từ ngữ chỉ thức ăn đã được sử dụng để liên tưởng 
đến các trạng thái tâm lí khác nhau của con người 
dựa trên đặc điểm mùi vị của chúng, được chia thành 
các xu hướng tích cực và xu hướng tiêu cực, cụ thể là:
Các loại thức ăn có vị đắng bao gồm bồ hòn, 胆 đản 
(mật),苦瓜 khổ qua (mướp đắng), 莲子 liên tử (hạt 
sen)biểu trưng cho sự thua thiệt, đau khổ. Ví dụ : 成
熟的莲子—心里苦 thành thục đích liên tử (hạt sen đã 
già – trong lòng đau khổ).
Các loại thức ăn có vị ngọt bao gồm đường, mật, 糖 
đường,蜜 mật,荔枝 lệ chi (vải) biểu trưng cho 
hạnh phúc, cũng có khi dùng để chỉ lời nói khéo. Ví 
dụ: 冰糖蒸荔枝—甜头了băng đường chưng lệ chi 
(đường phèn hấp vải – ngọt ngào).
Các loại thức ăn có vị cay bao gồm gừng, ớt, 胡椒 hồ 
tiêu (hạt tiêu),姜汁 khương trấp (nước gừng),辣
椒 lạt tiêu (ớt) biểu trưng cho nhiệt tình, cũng có khi 
chỉ sự ghê gớm, cay nghiệt. Ví dụ: 菜园里的辣椒—越
老越厉害 thái viên lí đích lạt tiêu (ớt trong vườn rau – 
càng già càng ghê gớm).
Các loại thức ăn có vị chua bao gồm dấm, 醋thố (dấm) 
biểu trưng cho cảm giác xót xa, đau khổ. Ví dụ: 黄连
拌醋 hoàng liên bạn thố (hoàng liên trộn dấm – đau 
đớn chua xót). 
Trên cơ sở những nghĩa biểu trưng nêu trên, khi hai 
từ chỉ loại nguyên liệu có cùng một vị tích cực hoặc 
tiêu cực xuất hiện với từ chỉ phương thức chế biến 
thì chúng biểu thị mức độ cao của trạng thái tâm lí. 
Chẳng hạn: 白糖拌蜜糖—甜上加甜 bạch đường bạn 
mật đường – điềm thượng gia điềm (đường trắng trộn 
đường mật – ngọt lại càng ngọt), 苦胆拌黄连—苦
上加苦 khổ đản bạn hoàng liên – khổ thượng gia khổ 
(mật đắng trộn hoàng liên – đã đắng lại càng đắng/
đã khổ lại càng khổ)... Trong tiếng Hán khổ là đắng, 
cam là ngọt. Nghĩa biểu trưng của hai từ này là cảm 
nhận về khổ và sướng trong đời sống con người. 
Thành ngữ 苦尽甘来 khổ tận cam lai (hết khổ đến 
sướng) được sử dụng trong tiếng Hán và tiếng Việt, 
nghĩa biểu trưng không thay đổi. 
Ngoài ra, trạng thái tâm lí còn thể hiện thông qua các 
kết cấu chỉ hoạt động thưởng thức món ăn, đồ uống. 
Cảm nhận khi thưởng thức những món này được liên 
hệ với thời điểm thưởng thức và đặc tính của thức 
ăn đồ uống. Chẳng hạn, 三九天喝姜汤—热心肠 tam 
cửu thiên hát khương thang – nhiệt tâm trường (tam 
cửu thiên tức là giữa mùa đông) uống canh gừng, ví 
với sự nhiệt tình), 三九天吃冰棍—寒了心 tam cửu 
thiên ngật băng côn – hàn liễu tâm (những ngày tam 
cửu ăn kem – lòng lạnh giá) (Tam cửu thiên ở đây 
là chỉ khoảng thời gian từ ngày thứ 19 đến ngày thứ 
27 sau tiết đông chí, là thời điểm lạnh nhất trong mỗi 
mùa đông. Ngày thứ nhất đến ngày thứ 9 sau đông 
chí gọi là nhất cửu thiên. Tiếp đó, ngày thứ 10 đến 
ngày thứ 18 gọi là nhị cửu thiên).

File đính kèm:

  • pdfham_y_van_hoa_cua_cac_tu_ngu_chi_thuc_an_trong_tieng_han_hie.pdf