Góp ý về những sai sót trong cuốn sách “Độc học môi trường”
Cuốn sách Độc học môi trường do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá chủ biên
được xuất bản lần thứ nhất vào năm 2000 theo tôi là một tài liệu quý. Tôi đã chọn mua,
đọc nhiều lần rồi giới thiệu với đồng nghiệp và sinh viên của mình một cách hào hứng.
Bởi rằng theo tôi, đây là một tài liệu tham khảo có chiều sâu với hàm lượng khoa học
lớn. Nó rất hữu ích cho các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, không chỉ
cho ngành môi trường học mà còn cho nhiều ngành học liên quan khác nữa như nông
nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên đất, nước, lâm thủy sản Điều đáng tiếc là
sách tồn tại khá nhiều sai sót, từ lỗi chính tả đến tính nhất quán khoa học, từ lỗi in ấn
đến sơ suất cách hành văn mà qua đó người đọc có thể hiểu nhầm khái niệm, nhận
định sai phạm trù khoa học và đặc biệt đối với sinh viên thiếu kinh nghiệm có thể trích
dẫn máy móc những sai sót này vào các công trình của bản thân. Gần đây, tôi lại có
dịp đọc lại cuốn sách tái bản lần thứ ba, có chỉnh lý bổ sung (Nxb Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh, 2008), bao gồm 2 tập: tập 1 “Phần cơ bản” và tập 2 “Phần chuyên
đề”. Lại một lần nữa, nhóm tác giả đã trao cho độc giả một món quà đầy đủ hơn, hoàn
chỉnh hơn. Tôi đã đọc và lại nuối tiếc, vì những sai sót vẫn chưa được chỉnh sửa một
cách triệt để.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Góp ý về những sai sót trong cuốn sách “Độc học môi trường”
122 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 * Cựu giảng viên Trường Đại học Nông Lâm Huế. GÓP Ý VỀ NHỮNG SAI SÓT TRONG CUỐN SÁCH “ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG” Đỗ Xuân Cẩm* Cuốn sách Độc học môi trường do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá chủ biên được xuất bản lần thứ nhất vào năm 2000 theo tôi là một tài liệu quý. Tôi đã chọn mua, đọc nhiều lần rồi giới thiệu với đồng nghiệp và sinh viên của mình một cách hào hứng. Bởi rằng theo tôi, đây là một tài liệu tham khảo có chiều sâu với hàm lượng khoa học lớn. Nó rất hữu ích cho các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, không chỉ cho ngành môi trường học mà còn cho nhiều ngành học liên quan khác nữa như nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên đất, nước, lâm thủy sản Điều đáng tiếc là sách tồn tại khá nhiều sai sót, từ lỗi chính tả đến tính nhất quán khoa học, từ lỗi in ấn đến sơ suất cách hành văn mà qua đó người đọc có thể hiểu nhầm khái niệm, nhận định sai phạm trù khoa học và đặc biệt đối với sinh viên thiếu kinh nghiệm có thể trích dẫn máy móc những sai sót này vào các công trình của bản thân. Gần đây, tôi lại có dịp đọc lại cuốn sách tái bản lần thứ ba, có chỉnh lý bổ sung (Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008), bao gồm 2 tập: tập 1 “Phần cơ bản” và tập 2 “Phần chuyên đề”. Lại một lần nữa, nhóm tác giả đã trao cho độc giả một món quà đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn. Tôi đã đọc và lại nuối tiếc, vì những sai sót vẫn chưa được chỉnh sửa một cách triệt để. Xuất phát từ lòng thiện cảm đối với cuốn sách, lòng ngưỡng mộ đối với GS TS Lê Huy Bá – người đã chủ biên và tập hợp các cộng tác viên để chỉnh sửa, bổ sung và cho tái bản cuốn sách, tôi xin chân thành đóng góp một số ý kiến với mong muốn trong lần tái bản tới đây cuốn sách được hoàn thiện hơn. Do điều kiện thời gian có hạn, sau đây tôi chỉ xin góp ý tập 1 “Độc học môi trường cơ bản”. Để dễ nhận ra những sai sót cần soát xét để chỉnh sửa, tôi xin góp ý theo từng phạm trù. Để nêu góp ý, tôi sẽ dẫn ra những sai sót có kèm số trang. Tất nhiên, việc dẫn trang chỉ là một vài ví dụ cụ thể để thấy đó là một số sai sót có thật, giúp nhóm tác giả dễ dàng kiểm chứng, chúng tôi không thể chỉ ra tất tần tật từng trang, từng dòng một cách đầy đủ được. Xin nói thêm là những sai sót nêu ra sau đây theo tôi là không hoàn toàn do tác giả mà còn do lỗi biên tập và lỗi chế bản. I. Danh pháp sinh học Xuyên suốt các chương của quyển sách, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều sai sót về cách viết tên khoa học các loài vi sinh vật, các loài thực vật và các loài động vật. 1. Danh pháp loài 1.1. Viết sai nguyên tắc danh pháp quốc tế Nhìn chung, sách có tính sai sót đồng loạt là cách viết tên loài sinh vật không theo nguyên tắc quốc tế. Theo nguyên tắc, mỗi tên khoa học loài bao gồm 2 từ, từ ĐỌC SÁCH 123Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 đầu phải viết hoa, từ thứ hai không viết hoa, nhưng ở các chương trong sách, đa số đều được viết thường, một vài trường hợp lẻ tẻ thì từ thứ nhất không viết hoa mà lại viết hoa từ thứ hai. Về mặt nguyên tắc, danh pháp khoa học loài cũng thống nhất in nghiêng (tránh sự nhầm lẫn với cụm từ tiếng Anh, tiếng Pháp), nhưng đôi chỗ trong sách nó cũng được in đứng. Ví dụ như: a. Tên các loài vi khuẩn: lẽ ra phải viết Pseudomonas tabaci, Salmonella typhi, Clostridium perfringens thì đã viết pseudomonas tabaci (tr. 34), salmonela typhi (tr. 36), clostridium perfringens (tr. 131) b. Tên các loài nấm: lẽ ra phải viết Cryptococcus neoformans, Coccidioides immitis, Histoplasma capsulatum, Aspergillus flavus thì đã viết cryptococcus neoformans, coccidioides immitis, histopplasma capsulatum, aspergillus flavus (tr. 162). c. Tên các loài thực vật: lẽ ra phải viết Ajuga remoa, Antiraris toxicaria, Papaver somniferum, Prunus armeniaca, Abrus precatorius, Conium maculatum, Cicuta maculate, Aethusa cynapium, Cicuta maculate thì đã viết ajuga remoa (tr. 293), antiraris toxicaria, papaver somniferum (tr. 300), prunus armeniaca, aburus precatorius (tr. 298), conium maculatum, cicuta maculate, aethusa cynapium, cicuta maculate (tr.304) d. Tên các loài động vật: lẽ ra phải viết Crassostrea virginica, Mercenaria mercenaria, Xiphias gladius, Makaira ampla, Thunnus thynnus, Thunnus albacares, Euthynnus pelamis, Columba livia, Azemiops feae, Bungarus candidus thì đã viết crassostrea virginica, mercenaria mercenaria (tr. 124), xiphias gladius, makaira ampla, thunnus thynnus, thunnus albacores, euthynnus pelamis (tr. 138), columba livia (tr. 171), azemiops feae, bungarus candidus (tr. 285) 1.2. Viết sai tổng hợp trong cùng một tên loài a. Sai do không viết hoa từ thứ nhất và lỗi chính tả: lẽ ra phải viết Frankenia grandifolia, Thiobacillus ferrooxidans, Croton tiglium, Pachyrhizus erosus, Gelsemium elegans, Ricinus communis, Artemisia vulgaris, Solanum dulcamara, Solanum nigrum thì đã viết frankenia grandi folia (tr. 72), thiobacilus feroxidances (tr. 100), cron tiglium (tr. 298), pachryrhizus erosces, gelsenium gams (tr. 299), ricius communis (tr. 300), artemisia nulgaris (tr. 301), solaum dulcamara, solaum nigrum (tr. 310) b. Sai do in đứng, viết hoa cả hai từ và lỗi chính tả: lẽ ra phải viết Thiobacillus ferrooxidans thì lại viết Thiobacilus Feroxidance (tr. 53). c. Sai do viết hoa, viết thường vô nguyên tắc và dùng dấu ngoặc vô nghĩa: lẽ ra phải viết Eleocharis dulcis thì lại viết (eleocharis) (Dulcis) (tr. 63). d. Sai do in đứng và viết hoa tùy tiện: lẽ ra phải viết Eleocharis dulcis thì lại viết Eleocharis Dulcis (tr. 59). e. Sai do in đứng và lỗi đánh máy: lẽ ra phải viết Eleocharis dulcis thì lại viết Eleocharisdulcis (tr. 62, 63). g. Sai do không viết hoa từ thứ nhất, in đứng và lỗi đánh máy: lẽ ra phải viết Aspergillus niger, Rosa laevigata thì lại viết aspergillusniger, rosallaevigata (tr. 263, 298). h. Sai do không viết hoa từ thứ nhất và sai nguyên tắc ký hiệu một hay nhiều loài chưa xác định cụ thể: theo nguyên tắc, trường hợp một cá thể chỉ mới xác định 124 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 được chi, chưa xác định được loài thì dùng ký hiệu “sp.” đặt ở vị trí thứ hai (sau tên chi/giống) và phải in đứng. Tương tự như thế, nếu muốn nói đến một tập hợp loài thuộc một chi nào đó thì dùng ký hiệu “spp.” đặt ở vị trí thứ hai (sau tên chi/giống) và phải in đứng. Ví dụ: lẽ ra phải viết Trichoptera sp., Ephemeroptera sp., Chlorella sp., Digitaria spp. thì đã viết trichoptera sp. (tr. 113), ephemeroptera sp., chlorella sp., digitaria spp. (tr. 165). i. Sai do không viết hoa từ thứ nhất, lỗi chính tả, chú thích không rõ: lẽ ra phải viết Frankenia grandifolia var. campestris thì đã viết frankenia grandi folia (campestris) (tr. 72). j. Sai do không viết hoa từ thứ nhất và nhầm lẫn tên tác giả với tính ngữ: lẽ ra phải viết Nicotinia tabacum L., Mangifera indica L. thì lại viết nicotinia tabacumlin (tr. 300), mangifera indical (tr. 307) k. Sai do không viết hoa từ thứ nhất, lỗi chính tả và không nhất quán cách trích dẫn tên tác giả: theo nguyên tắc, tên tác giả trích dẫn phải được in đứng, nếu viết tắt phải kèm dấu chấm, thế mà: - Với tên tác giả Linnaeus lẽ ra ghi “L.” như Rhizophora mangle L., Bungarus candidus L., Pachyrhizus erosus L., Croton tiglium L., nhưng sách lại in không nhất quán là rhizophora mangle L (tr. 114), bungarus candidus linne (tr. 285), pachryrhizus erosces L (tr. 299), crontontiglium linn (tr. 327) - Tương tự như thế đối với tên nhiều tác giả khác nữa, lẽ ra phải viết Azemiops feae Boulenger, Rosa laevigata Mich., Gelsemium elegans Benth., Antiaris toxicaria Lesch., thì lại viết azemiops feae boulenger (tr.285), rosallaevigata mich (tr.298), gelsenium gams benth (tr. 299), antiraris toxicaria cesch (tr. 300) Cũng có trường hợp do ghép từ máy móc khiến người đọc thấy mơ hồ, ví dụ như “toxine fusarium lycopersici sacc” (tr. 34) đã phạm cùng lúc 2 lỗi: (i) lỗi hành văn: đây là tài liệu tiếng Việt thì phải Việt hóa thuật ngữ “toxine” thành “độc tố” như ở nhiều trang khác đã dùng, hơn thế nữa toxine lại là từ tiếng Pháp, trong khi hầu hết ở các trang sách nếu có cũng chỉ là từ tiếng Anh; (ii) lỗi khoa học: fusarium lycopersici sacc lẽ ra phải viết là Fusarium lycopersici Sacc., đó là tên một loài nấm do Saccardo công bố chỉ dùng khi nêu tên khoa học loài. Như vậy theo tôi, cụm từ này nên đổi thành “độc tố của nấm Fusarium lycopersici” là đủ nghĩa. 1.3. Viết tắt danh pháp không đúng quy tắc Về nguyên tắc, một danh pháp loài chỉ được viết tắt từ thứ nhất khi đã viết đầy đủ trước đó ít nhất là một lần trong đoạn văn và chỉ được viết chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất có kèm dấu chấm. Ở trang 394, chương 9 có đoạn “Theo Wagner (1915), dịch lấy từ cây khoai tây, củ cải đường, sempervivum, sinapis và brassica có đặc tính ngưng kết và diệt trùng đối với BAC. vulagatus, BAC. putidum và B. asterosporus. Berridge (1929) tìm thấy trong dịch khoai tây có chất gây phản ứng ngưng kết với E. coli, B. tumefaciens, PS. fluorescens, X. malvacerum và PS. Py-ocyanea”. Đây là cách viết tắt tùy tiện, hiện trạng này dẫn đến việc mù thông tin, vì người đọc sẽ không biết BAC., B., E., PS., X. là viết tắt của những từ nào? Và như thế khó bề truy cập thông tin qua các tài liệu. Khi đọc từ viết tắt “BAC.” liệu mấy ai hiểu được từ đầy đủ của nó Bacillus, Bacteroides, 125Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 Bacterionema, hay Bacteriovorax?; tương tự như thế “B.” xuất phát từ Bacillus, Bacteroides, Bacterionema, Bacteriovorax hay Brevibacillus?, “PS.” xuất phát từ Pseudacidovorax, Pseudomonas, Pseudonocardia hay Psychrobacter?, “X.” xuất phát từ Xanthobacter, Xanthomonas, Xenophilus, hay Xylella? 1.4. Viết danh pháp thứ thực vật không đúng quy tắc Theo nguyên tắc, danh pháp thứ phải được viết một cách đầy đủ, bao gồm danh pháp loài kèm theo chữ var. (viết tắt của varietas có nghĩa là thứ) và tính ngữ thứ. Như vậy lẽ ra phải viết Prunus armeniaca var. ansu thì sách lại viết prunus armeniaca ansu (tr. 98). 2. Danh pháp chi (giống) Theo nguyên tắc danh pháp khoa học, danh pháp chi (giống) phải được viết hoa, in nghiêng, nhưng nhiều trang sách đã viết thường, có khi in đứng, ví dụ như daphnia (tr. 6), shigella (tr. 48), chlamydomonas (tr. 114), boletus, cantharellus, clitocybe, clorophyllum, hebeloma, lactarius, (tr. 313) thậm chí tách ra thành 2 từ và mắc lỗi chính tả khiến nó vô nghĩa như tryco phyton (tr. 34). Những trường hợp này lẽ ra phải viết Daphnia, Shigella, Chlamydomonas, Boletus, Cantharellus, Clitocybe, Clorophyllum, Hebeloma, Lactarius, Tricophyton. Có trường hợp trong sách viết tên chi (giống) kèm tên tác giả được trích dẫn, nhưng do viết sai nguyên tắc khiến người đọc có thể nhầm tưởng là tên loài, ví dụ như ophiophagus gunther (tr. 284). Trường hợp này lẽ ra phải viết Ophiophagus Gunther, trong đó Ophiophagus là danh pháp khoa học của chi (giống) rắn Hổ mang, còn Gunther là tên tác giả công bố. 3. Danh pháp họ Theo nguyên tắc, danh pháp họ phải viết hoa và không cần in nghiêng vì đã có đuôi từ đặc trưng không thể nhầm lẫn với các ngôn ngữ văn bản. Vì vậy lẽ ra phải viết Elapidae, Viperidae, Papilionaceae, Loganiaceae thì sách đã in “họ rắn hổ elapidae (tr. 284), họ rắn lục viperidae (tr. 285), họ Cánh bướm (papilonacae) (tr.298), họ mã tiền loganiaceae (tr. 299)” 4. Sai khái niệm loài, chi, họ Thỉnh thoảng ở một vài trang sách có hiện tượng nhầm lẫn khái niệm về các cấp bậc phân loại sinh học, lẫn lộn giữa các khái niệm họ, chi, loài với nhau. 4.1. Nhầm lẫn khái niệm loài với chi: như ở trang 114 có cụm từ “khả năng quang hợp của loài chlamydomonas”. Thật ra, Chlamydomonas là chi chứ không phải loài. Nếu văn bản tiếng Anh ghi “Chlamydomonas species” thì chúng ta phải dịch là “nhiều loài thuộc chi Chlamydomonas”. 4.2. Nhầm lẫn khái niệm loài với họ: ở trang 184, cụm từ “Đậu nành và đậu dài thuộc loài legieminosae” đã thể hiện sự nhầm lẫn giữa khái niệm loài với họ. Leguminosae (không phải Legieminosae) là họ chứ không phải loài, vì vậy cụm từ này phải được viết “Đậu nành và đậu dài là hai loài thuộc họ Leguminosae” (tên khoa học họ không cần in nghiêng). 4.3. Nhầm lẫn khái niệm họ với tên gọi thông thường của một loài: ở trang 304, cụm từ “họ rau mùi tây (parsley)” đã thể hiện sự nhầm lẫn khái niệm họ với tên gọi thông thường của một loài cây. Từ “parsley” chỉ là một tên gọi phổ thông cây rau mùi (Petroselinum crispum). Đúng ra phải viết “họ rau Mùi tây (Apiaceae)”. 126 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 II. Danh pháp hóa học 1. Tên nguyên tố Nhìn chung, các chương, các trang, thậm chí có trường hợp cùng trang đã xuất hiện tình trạng trình bày tên các nguyên tố thiếu tính nhất quán, không theo một tiêu chí chuẩn nào cả. Rất nhiều trường hợp cùng một nguyên tố, nhưng chỗ viết tên theo kiểu này, nơi thì viết theo kiểu khác, có khi 1 nguyên tố thôi mà có đến 4 kiểu viết tên: 1.1. Tên 1 nguyên tố được viết theo 2 kiểu: chromium (tr. 120)/ crôm (tr. 19, 133); Flor (tr. 350)/ flo (tr. 620, 679); cadmium (tr. 99, 121, 123, 132)/ cadimi (tr. 126); manganese (tr. 120)/ mangan (tr. 253); oxygen (tr. 104)/ oxy (tr. 110); nitơ (tr. 152)/ nitrogen (tr. 215); thậm chí trong cùng một trang cũng có tình trạng này như ở trang 156: methane (dòng 14 và 18 dưới lên)/ metan (dòng 6 dưới lên) 1.2. Tên 1 nguyên tố được viết theo 4 kiểu: chromium (tr. 120)/ crôm (tr. 133)/ crom (tr. 138)/ chrom (tr. 273, 275); Theo chúng tôi, chỉ nên chọn một trong hai cách: hoặc là Việt hóa toàn bộ, hoặc là viết theo danh pháp quốc tế (bằng tiếng Latin), không dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp. 2. Tên hợp chất 2.1. Không nhất quán cách viết tên các anion: Cũng như các nguyên tố, tên các anion cũng không được thể hiện nhất quán, tên cùng một anion hay cùng một cation cũng đã viết khác nhau, khi thì dùng tiếng Anh, khi thì dùng tiếng Việt, ví dụ: - acid (tr. 18, 20, 22, 34, 127, 154, 155), axit (tr. 560, 562); - oxide (tr. 97, 152, 157), oxit (tr. 253, 562, 572), oxyd (tr. 572); - monoxide (tr. 96, 157), monoxit (tr. 562); - dioxide (tr. 97, 152, 157), dioxit (tr. 152, 253); - phosphate (tr. 57, 219, 221), photphat (tr. 217); - sulphate (tr. 99, 100), sulfate (tr. 134) 2.2. Vừa không nhất quán cách viết tên các anion, vừa không nhất quán trình tự tên anion và cation: - Với các axit: kiểu 1 (cùng tên anion được viết hai cách và để tên anion trước, tên cation sau): acid sulfuric, acid glucoronic (tr. 34); axit ascorbic, axit limonic (tr. 560), kiểu 2 (để tên cation trước, tên anion sau): amino acid (tr. 127). - Với các oxit: cũng tương tự như thế, ví dụ: kiểu 1: monoxide carbon (tr. 96), dioxide carbon (tr. 97), oxide nitơ (tr. 157), oxyd nitric, oxit nhôm (tr. 572), kiểu 2: nitơ oxide, nitric oxide, nitơ dioxide (tr. 152), carbon monoxide (tr. 157), sunfur dioxide (tr. 157), mangan dioxit, mangan dioxide (tr. 253), Cacbon monoxit (tr. 562) - Có lúc lại viết liền theo 2 kiểu khác nhau: sulfurhydro (tr. 27), hydrosulfua (tr. 96) 3. Tên các enzyme Tên các enzyme cũng không viết nhất quán, chỗ thì dùng tiếng Anh như phophatase, peroxydase (tr. 59, 64) catalase, phosphatase (tr. 57, 58, 66); chỗ thì Việt hóa theo âm Anh như oxydaze (tr. 567), nơi thì Việt hóa theo âm Nga như catalaza (tr. 64), oxydaza (tr. 33, 568, 569), amylaza (tr. 212), hialurodinaza (tr. 287) 127Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 III. Cách hành văn 1. Chú thích tên cây thiếu nhất quán, không chuẩn xác Khá nhiều trường hợp, khi viết tên cây, tác giả đã mở ngoặc để chú thích một tên khác, nhưng thiếu tính nhất quán và có chỗ còn thiếu chính xác, ví dụ ở trang 304 có đoạn như sau: “Cây độc cần (parsley) Những loài thực vật độc của dòng họ rau mùi tây (parsley) bao gồm cây độc cần (hemlock - conium maculatum), cây độc cần nước (waterhemlock) (cicuta maculata và các loại cicuta khác) và rau mùi chó (dogparsley - aethusa cynapium). Cicuta chứa cicutoxin - là chất kính thích hệ thần kinh trung ương giống như pricotoxin. Cicuta maculatum và aethusa cynapium gây tê liệt cơ. Bệnh lý của độc chất cicuta tương tự như của picrotoxin gây viêm đường ruột với sự xung huyết ở bụng” Đoạn văn này cho thấy: - Cách chú thích không nhất quán, chỗ thì chú thích tiếng Anh, chỗ thì vừa tiếng Anh vừa tên khoa học; - Chú thích tiếng Anh không được chuẩn xác, sai đối tượng, lỗi đánh máy, chú thích tên khoa học thì không theo nguyên tắc quốc tế (không viết hoa tên chi), cụ thể là: + Cây độc cần (parsley): chú thích sai, parsley là cây cần, cây độc cần phải là hemlock; + Họ rau Mùi tây (parsley): chú thích sai, họ rau Mùi tây phải là Apiaceae; + Các từ waterhemlock, dogparsley lẽ ra phải viết water hemlock, dog parsley; + Các tên khoa học conium maculatum, cicuta maculate, aethusa cynapium phải được viết hoa: Conium maculatum, Cicuta maculate, Aethusa cynapium. 2. Kiểu viết nửa Việt nửa Tây Có khá nhiều trường hợp, trong câu văn xuất hiện những cụm từ nửa Việt nửa Tây vô nghĩa. Chẳng hạn như ở trang 162 có các câu như sau: - Vi khuẩn mycobacterium gây bệnh bovine ở gia súc, lợn. - Vi khuẩn bovis gây bệnh loét mũi truyền nhiễm ở ngựa, lừa. Trong 2 câu này, có cụm từ nửa Việt nửa Tây “bệnh bovine” có lẽ do dịch không hoàn chỉnh cụm từ “bovine diseases” cụ thể như bệnh nhiễm Babesia (Bovine Babesiosis), bệnh lao bò (Bovine Tuberculosis) Cụm từ “vi khuẩn bovis” cũng không chuẩn xác. Từ “bovis” là một thuộc từ (sở hữu cách) của danh từ Latin “bos”, nó được dùng làm tính ngữ cho tên khoa học nhiều loài vi khuẩn gây bệnh ở bò như Babesia bovis, Brucella bovis, Mycobacterium bovis, Mycoplasma bovis Trong số đó, Mycobacterium bovis gây bệnh lao cho bò và một số loài động vật nuôi khác. Ở trang 50 có cụm từ “vi khuẩn bacteria methane” cũng là dạng hành văn nửa Việt nửa Tây. Lẽ ra cụm từ này chỉ viết “vi khuẩn metan” mà thôi (bacteria methane: vi khuẩn metan). 128 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 IV. Thuật ngữ Các thuật ngữ được sử dụng trong sách cũng cần được xem lại vì lắm trường hợp thiếu nhất quán, thiếu chính xác, ví dụ: - Ở các trang 33, 212, 287 dùng thuật ngữ “men” nhưng ở các trang 64, 66 lại dùng thuật ngữ enzyme; Tương tự như thế, chỗ thì virus, nơi thì virut; - Ở trang 561 có thuật ngữ “Màng lưới nội chất (Endoplasmic reticulum)”, lẽ ra phải gọi mạng lưới nội chất. Cùng trang có thuật ngữ “Màng tế bào (Membranches)”, đúng ra phải là cell membrane. - Câu “Cây caffeine: Độc tố aminophilline có trong hạt caffeine” ở trang 310 đã bộc lộ 2 cụm thuật ngữ sai là “cây caffeine” và “hạt caffeine”. Đúng ra thì chỉ có cây cà phê và hạt cà phê, còn caffeine là một alkaloid có trong hạt cà phê. V. Địa danh và tên tác giả Trong sách có hiện tượng không nhất quán cách gọi tên các địa danh và các tác giả, khi thì phiên âm, lúc thì dùng nguyên bản ngữ, thậm chí có khi còn sai chính tả, ví dụ: - Địa danh: chỗ thì phiên âm như vùng Pirêne [Pyrénées] (tr. 327), chỗ thì dùng bản ngữ như Lille (tr. 329) - Tên tác giả: cũng như thế, khi thì Pôlunop (tr. 69), Tơrốtki (tr. 297), Maicơn (tr. 329), khi thì Ruhling et al, Bengston et al (tr. 169), Cantwell et al (tr. 172), Nriaga (tr. 249), Nriagu (tr. 250), Albert Calmette, Pasteur (tr. 329), thậm chí sai tên như Hutchinsonquy (tr. 46). Kết luận Với những sai sót vừa nêu ở trên, chúng tôi hy vọng trong lần tái bản tới nhóm tác giả sẽ rà soát, chỉnh sửa để mang lại cho độc giả một phiên bản mới tốt hơn, tin cậy hơn. Đ X C TÓM TẮT Cuốn “Độc học môi trường” là tài liệu tham khảo hữu ích cho các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học không chỉ với ngành Môi trường học mà còn đối với nhiều ngành khoa học tự nhiên và thực nghiệm khác. Điều đáng tiếc là đã đến lần tái bản thứ ba, sách vẫn tồn tại nhiều sai sót chưa được chỉnh sửa. Bài viết chỉ ra một số sai sót của các tác giả đồng thời góp ý hướng chỉnh sửa với mong muốn trong lần tái bản sau cuốn sách được hoàn thiện, giúp độc giả hài lòng hơn và yên tâm trích dẫn khi thực hiện những công trình khoa học liên quan. ABSTRACT SUGGESTIONS ON MISTAKES IN THE BOOK ENVIRONMENTAL TOXICOLOGY Environmental Toxicology is a reliable reference book for teaching and scientific research on the Environmental Studies as well as other natural and experimental studies. It is a pity that there are still a number of mistakes which need correcting although it was reprinted the third time. The article points out some mistakes and recommends some ways of correction to make it better in the next edition in order to help readers feel contented and secure to cite in their related research work.
File đính kèm:
- gop_y_ve_nhung_sai_sot_trong_cuon_sach_doc_hoc_moi_truong.pdf