Giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhìn từ góc độ kỹ thuật quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn

Nghiên cứu này phân tích các kỹ thuật

thường được sử dụng ở các nước nhằm quản trị

rủi ro chênh lệch đáo hạn giữa tài sản và nguồn

vốn (Maturity mismatch - MM) là một loại rủi

ro mang đặc trưng đương nhiên trong hoạt động

kinh doanh ngân hàng. Dựa trên nền tảng này,

nghiên cứu thực hiện đánh giá quy định hiện

đang áp dụng ở Việt Nam về việc giới hạn sử

dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài

hạn - kỹ thuật mà Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam (NHNN) quy định nhằm giám sát chênh

lệch kỳ hạn - để đánh giá vai trò thật sự của quy

định này nhằm ra các khuyến nghị có liên quan

để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro MM ở Việt

Nam.

pdf 9 trang kimcuc 3420
Bạn đang xem tài liệu "Giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhìn từ góc độ kỹ thuật quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhìn từ góc độ kỹ thuật quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn

Giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhìn từ góc độ kỹ thuật quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q2 - 2016 
Trang 58 
Giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để 
cho vay trung, dài hạn nhìn từ góc độ kỹ 
thuật quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn 
 Hoàng Công Gia Khánh 
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: hcgk@uel.edu.vn 
(Bài nhận ngày 31 tháng 3 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 28 tháng 4 năm 2016) 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này phân tích các kỹ thuật 
thường được sử dụng ở các nước nhằm quản trị 
rủi ro chênh lệch đáo hạn giữa tài sản và nguồn 
vốn (Maturity mismatch - MM) là một loại rủi 
ro mang đặc trưng đương nhiên trong hoạt động 
kinh doanh ngân hàng. Dựa trên nền tảng này, 
nghiên cứu thực hiện đánh giá quy định hiện 
đang áp dụng ở Việt Nam về việc giới hạn sử 
dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài 
hạn - kỹ thuật mà Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam (NHNN) quy định nhằm giám sát chênh 
lệch kỳ hạn - để đánh giá vai trò thật sự của quy 
định này nhằm ra các khuyến nghị có liên quan 
để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro MM ở Việt 
Nam. 
Từ khoá: Chênh lệch đáo hạn, Chuyển đổi kỳ hạn, Thanh khoản, Maturity mismatch, Maturity 
transformation. 
1. GIỚI THIỆU 
Từ năm 1992, Ngân hàng Nhà nước 
(NHNN) đã ban hành Thông tư 10-NH5 ngày 
06/7/1992 và Quyết định 107/QĐ-NH5 ngày 
09/6/1992 quy định về đảm bảo an toàn trong 
hoạt động của các TCTD (TCTD). Liên quan 
đến thanh khoản, hai quy định này của NHNN 
chỉ đề cập đến chỉ tiêu đảm bảo khả năng chi trả. 
Quy định tỷ lệ giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn 
hạn để cho vay trung, dài hạn (tỷ lệ giới hạn) 
được đề cập đến lần đầu tiên trong Quyết định 
297/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999. Từ đó 
đến nay, tỷ lệ giới hạn được thay đổi nhiều lần. 
Thực tế cho thấy, tại mỗi thời điểm NHNN điều 
chỉnh tỷ lệ giới hạn luôn nhận được nhiều phản 
ứng khác nhau từ phía các ngân hàng thương 
mại, các nhà đầu tư, giới kinh doanh bất động 
sản và thị trường chứng khoán. Gần đây nhất là 
các quan điểm trái chiều giữa NHNN, Bộ Xây 
dựng, Hiệp hội kinh doanh bất động sản, lãnh 
đạo các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư 
trên thị trường chứng khoán 1 khi vào tháng 
2/2016 NHNN công bố dự thảo sửa đổi Thông 
tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 (TT 36) 
với các tỷ lệ dự kiến điều chỉnh ở bảng 1. Điều 
này cho thấy, tỷ lệ giới hạn không chỉ ảnh 
hưởng đơn thuần đến hoạt động quản trị rủi ro 
thanh khoản của các ngân hàng thương mại mà 
còn ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính. 
Bảng 1 cho thấy tỷ lệ giới hạn thay đổi bình 
quân 3 năm/lần với mức độ thay đổi khá lớn, 
1 
thong-tu-36-chi-la-yeu-to-rat-nho-voi-thi-truong-bds-
20160229154046103.chn 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q2 - 2016 
Trang 59 
nhất là ở năm 2014 tăng từ 30% lên đến 60% và 
chỉ sau hơn một năm chính thức có hiệu lực, tỷ 
lệ này dự kiến sẽ điều chỉnh giảm còn 40%. 
Theo NHNN, việc sửa đổi TT 36 trong đó điều 
chỉnh tỷ lệ giới hạn là nhằm cảnh báo, phòng 
ngừa và kiểm soát tốt hơn các rủi ro tiềm ẩn và 
đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ 
chức tín dụng. Mục tiêu này là hoàn toàn đúng 
đắn và cần thiết. Tuy nhiên, liệu rằng tỷ lệ giới 
hạn có phải là chỉ tiêu tốt nhất để giám sát rủi ro 
chênh lệch đáo hạn của các ngân hàng hay 
không?. Thực tế ở các nước phát triển và các 
nước trong khu vực giám sát rủi ro chênh lệch 
đáo hạn bằng những chỉ tiêu nào? Và, liệu rằng 
với tần suất thay đổi tỷ lệ giới hạn khá dày, mức 
độ thay đổi lớn trong lúc chưa có được lý giải 
thuyết phục về mức ấn định có đem lại sự ổn 
định thanh khoản của các ngân hàng, góp phần 
đảm bảo cho hoạt động tín dụng ổn định hay 
không? Bài viết này sẽ góp phần làm sáng tỏ 
những vấn đề này dựa trên kinh nghiệm từ các 
nước và các số liệu thực tế ở Việt Nam. 
Bảng 1. Tỷ lệ giới hạn từ 1999 đến 2016 
TT Đối tượng áp dụng 
QĐ 
297 
T8/99 
QĐ 
381 
T4/03 
QĐ 
457 
T4/05 
TT 
15 
T8/09 
TT 
13 
T5/10 
TT 
36 
T11/14 
DT 
sửa 
TT36 
1 
Ngân hàng thương 
mại 
20%
1
 30% 40% 30% 
TT 15 
còn hiệu 
lực 
60% 40% 
2 
Chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài 
20% 30% 40% 30% 60% 40% 
3 TCTD phi ngân hàng 25 25%
2 
30% 30% 200% 80% 
Ghi chú: Chỉ mới tính tên gọi hoặc ý nghĩa các chỉ tiêu, chưa đề cập đến các khác biệt trong quy định cụ thể tính toán. 1Riêng 
TCTD nhà nước: 25%; 2Riêng TCTD cổ phần phi NH: 20%. 
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
2. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN 
TRỊ RỦI RO CHÊNH LỆCH ĐÁO HẠN 
Hoạt động kinh doanh truyền thống có tính 
chất cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi rồi 
cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất. Tuy 
nhiên, các khoản cho vay của ngân hàng thường 
có thời gian đáo hạn dài hơn so với nguồn vốn 
huy động. Không những thế, trong lúc các ngân 
hàng không thể tuỳ tiện thu hồi các khoản cho 
vay thì người gửi tiền lại có quyền được rút tiền 
gửi bất cứ lúc. Nói khác đi, quá trình “vay ngắn 
hạn, cho vay dài hạn” gọi là chuyển đổi kỳ hạn 
(maturity transformation) hay chênh lệch đáo 
hạn (maturity mismatch) là chức năng vốn có 
của ngân hàng (Rajan and Bird, 2003). Với chức 
năng này, các ngân hàng sẽ có thể rơi vào tình 
trạng không đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu 
rút vốn của người gửi tiền. Như vậy, mặc dù là 
chủ thể cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế 
nhưng vì chính hoạt động này, các ngân hàng đã 
phải đối mặt với rủi ro thanh khoản và càng tạo 
ra thanh khoản cho nền kinh tế thì ngân hàng 
càng đối mặt với rủi ro thanh khoản (Diamond 
and Dybvig, 1983). Vì lý do đó, giám sát và 
quản trị trị rủi ro chênh lệch đáo hạn nói riêng 
và rủi ro thanh khoản là một trong những mối 
quan tâm hàng đầu của cơ quan quản lý và các 
nhà quản trị ngân hàng để tránh xảy ra sự sụp đổ 
ngân hàng. 
Tuy nhiên, trong quá khứ, các nhà quản lý 
đặt mối quan tâm hàng đầu đối với chất lượng 
tài sản, ít chú ý hơn đến rủi ro hệ thống nên 
chưa xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến 
rủi ro thanh khoản nói chung và rủi ro chênh 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q2 - 2016 
Trang 60 
lệch đáo hạn. Các quy định pháp lý ít đề cập đến 
sự phân biệt nguồn tài trợ cho các tài sản. Điều 
này vô hình chung khuyến khích các ngân hàng 
thực hiện chiến lược tài trợ dựa chủ yếu vào 
nguồn vốn ngắn hạn. Hậu quả là cuộc khủng 
hoảng tài chính toàn cầu đã xảy ra vào năm 
2007. Khủng hoảng sẽ giảm nhẹ hoặc thậm chí 
sẽ không xảy ra nếu các ngân hàng duy trì được 
một bộ đệm đủ lớn các tài sản có tính thanh 
khoản cao và có chất lượng để dễ dàng sử dụng 
khi có những bất ổn xảy ra ngoài dự tính. 
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 
cho thấy khi khủng hoảng khởi phát, rất nhiều 
ngân hàng dù duy trì được mức vốn tối thiểu 
nhưng vẫn lâm vào tình trạng khó khăn do 
không đảm bảo được khả năng thanh khoản của 
mình. Bên cạnh đó, trong điều kiện bình thường, 
các thị trường tài sản thường rất sôi động, nguồn 
vốn có thể huy động dễ dàng với chi phí thấp. 
Tuy nhiên, khi thị trường biến động, các ngân 
hàng nhanh chóng mất khả năng thanh khoản và 
tình trạng mất thanh khoản có thể kéo dài đáng 
kể, dẫn đến khủng hoảng trong toàn hệ thống 
ngân hàng. Nguyên nhân của các vấn đề về 
thanh khoản được cho là do yếu kém của các 
ngân hàng trong việc tuân thủ các nguyên tắc cơ 
bản của quản trị rủi ro thanh khoản đặc biệt là 
quản trị rủi ro chênh lệch kỳ hạn. Vì vậy, năm 
2008, Ủy ban Basel đã ban hành tài liệu Các 
nguyên tắc để quản trị và giám sát rủi ro thanh 
khoản lành mạnh (Principles for sound liquidity 
risk management and supervision) quy định chi 
tiết về quản trị và giám sát rủi ro thanh khoản 
với mục tiêu khuyến khích các ngân hàng áp 
dụng các biện pháp quản trị rủi ro tốt hơn. Ngoài 
Ủy ban Basel, cũng có rất nhiều các nghiên cứu 
sâu hơn về chủ đề quản trị rủi ro chênh lệch đáo 
hạn, rủi ro thanh khoản như nghiên cứu của 
Farhi và Tirole (2012), Morris và Shin (2010), 
Brunnermeier và Oehmke (2012), trước đó là 
Brunnermeier,Markus.K., Crockett,Andrew, Go
odhart,Charles, Persaud, Avinash và Shin, Hyun 
Song (2009) chỉ ra rằng việc giám sát các ngân 
hàng không nên chỉ bằng các quy định vi mô mà 
phải tăng cường các quy định vĩ mô để tính đến 
các rủi ro chung của thị trường. 
Bên cạnh các quy định định tính liên quan 
đến các nguyên tắc chung tổ chức bộ máy giám 
sát, quy trình và hệ thống đánh giá, việc quản trị 
rủi ro thanh khoản còn phải đảm bảo tuân chủ 
các quy định định lượng với hai kỹ thuật thông 
dụng: phương pháp tài sản thanh khoản và 
phương pháp dòng tiền phù hợp. Phương pháp 
tài sản thanh khoản yêu cầu các ngân hàng phải 
duy trì tài sản thanh khoản đảm bảo cho nhu cầu 
thanh khoản của tiền gửi. Trong khi đó phương 
pháp dòng tiền phù hợp dựa trên bậc thang đáo 
hạn của dòng tiền để yêu cầu các ngân hàng phải 
duy trì tỷ lệ giới hạn giữa dòng tiền vào và dòng 
tiền ra trong cùng một khoảng thời gian. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q2 - 2016 
Trang 61 
Hình 1. Hai phương pháp quản trị thanh khoản 
Nguồn: Korean Institute of Finance, 2010 
3. QUY ĐỊNH CỦA CÁC NƯỚC ĐỂ QUẢN 
TRỊ RỦI RO CHÊNH LỆCH ĐÁO HẠN 
Anh, Singapore: Chênh lệch đáo hạn là chỉ 
tiêu cơ bản để cơ quan giám sát theo dõi trạng 
thái thanh khoản của các ngân hàng. Theo đó, cơ 
quan giám sát dựa trên phương pháp dòng tiền 
phù hợp, yêu cầu các ngân hàng đảm bảo được 
tỷ lệ dòng tiền tích luỹ ròng (theo từng bậc 
thang đáo hạn) so với tổng tiền gửi trong 8 ngày 
kế tiếp (Singapore: 7 ngày) và 30 ngày kế tiếp. 
Hà Lan: Từ năm 2003, cơ quan giám sát 
ngân hàng yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo 
cân bằng thanh khoản lớn hơn 0 cho thời hạn 1 
tuần và 1 tháng kế tiếp. 
Cân bằng thanh khoản = (Thanh khoản sẵn 
có – Thanh khoản yêu cầu)/Thanh khoản yêu 
cầu. 
Trong đó: 
- Thanh khoản sẵn có bao gồm tài sản thanh 
khoản chất lượng cao sẵn có, dòng tiền vào dự 
tính trong 1 tuần/1 tháng kế tiếp; 
- Thanh khoản yêu cầu bao gồm nợ thanh 
khoản và dòng tiền ra dự tính trong 1 tuần/1 
tháng kế tiếp. 
Quy định thanh khoản này có tính đến cả rủi 
ro thị trường và rủi ro quỹ thanh khoản thông 
qua việc hiệu chỉnh hoặc ấn định trọng số tài 
sản, nợ, dòng tiền vào và dòng tiền ra. 
Đức, Pháp: Cơ quan giám sát yêu cầu các 
ngân hàng phải duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa 
tài sản thanh khoản so với tổng nợ đến hạn trong 
vòng một tháng. 
Trung Quốc: Quy định tỷ lệ không thấp hơn 
25% giữa tài sản thanh khoản và nợ thanh khoản 
sau đó tăng lên 41,7% kể từ sau khủng hoảng tài 
chính thế giới năm 2007 đồng thời bổ sung quy 
định mức tối đa 75% tỷ lệ giữa cho vay với tiền 
gửi. 
Như vậy, quy định cụ thể về các chỉ tiêu để 
đảm bảo thanh khoản nói chung và chênh lệch 
đáo hạn nói riêng có sự khác biệt giữa các quốc 
gia tuy nhiên các yêu cầu này nhìn chung được 
xây dựng theo cùng một logic theo nguyên tắc 
đảm bảo tương xứng giữa dòng tiền vào hoặc tài 
sản thanh khoản so với dòng tiền ra hoặc nợ 
thanh khoản cho cùng một kỳ hạn. 
Basel III: Về phương diện quốc tế, Basel III 
đã bổ sung hai chỉ tiêu liên quan đến yêu cầu 
thanh khoản là tỷ lệ đảm bảo thanh khoản 
Dòng tiền vào 
ở thời điểm t 
Dòng tiền ra ở 
thời điểm t 
Dòng tiền vào 
ở thời điểm 
t+1 
Dòng tiền ra ở 
thời điểm t+1 
Phương pháp dòng tiền phù hợp Phương pháp tài sản thanh khoản 
Tài sản thanh khoản 
Tài sản thanh khoản có thể bán để 
phù hợp với nhu cầu tiền mặt 
Tài sản không 
thanh khoản 
Nhu cầu tiền mặt 
Tổng tài sản 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q2 - 2016 
Trang 62 
(Liquidity Coverage Ratio - LCR) nhằm tăng 
cường khả năng chống chọi của các ngân hàng 
thông qua các nguồn thanh khoản chất lượng 
cao để vượt qua thời kỳ khó khăn trong ngắn 
hạn và tỷ lệ quỹ ổn định ròng (Net Stable 
Funding Ratio - NSFR) nhằm tăng cường khả 
năng chống đỡ thanh khoản trong dài hạn của 
các ngân hàng thông qua việc tạo thêm các động 
cơ để các ngân hàng huy động vốn từ các nguồn 
ổn định hơn, trên cơ sở ngân hàng vẫn tiếp tục 
hoạt động bình thường. 
LCR là tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản chất 
lượng cao so với dòng tiền ra ròng trong 30 
ngày kế tiếp và Basel III yêu cầu LCR tối thiểu 
phải đạt 100%. Tài sản thanh khoản chất lượng 
cao là tài sản có thể chuyển đổi ngay lập tức 
thành tiền mặt mà không bị mất hay bị mất rất ít 
giá trị, được chia thành tài sản cấp 1 và tài sản 
cấp 2. Tài sản cấp 1 có thể được thêm vào dự trữ 
các tài sản thanh khoản chất lượng cao của ngân 
hàng không giới hạn trong khi tài sản cấp 2 chỉ 
được chiếm tối đa 40% dự trữ. Tổng dòng tiền 
ra thuần được xác định bằng hiệu số giữa tổng 
dòng tiền ra dự tính và tổng dòng tiền vào dự 
tính. Dòng tiền ra được tính theo giả định rút 
vốn (run - off) căn cứ vào bản chất của nó. 
Chẳng hạn, các khoản tiền gửi của các khách 
hàng được chia thành hai nhóm: nhóm ổn định 
và nhóm kém ổn định hơn. Nhóm ổn định bao 
gồm các khoản tiền gửi được Chính phủ bảo 
hiểm hoặc bảo lãnh (vì vậy hiếm khi có sự rút 
vốn bất thường) với tỷ lệ rút vốn giả định là 5%. 
Nhóm kém ổn định hơn có tỷ lệ rút vốn là 10%. 
Việc tính toán tổng dòng tiền vào dựa trên giả 
định không có vỡ nợ xảy ra trong vòng 30 ngày. 
Lượng dòng tiền vào để bù đắp dòng tiền ra 
được giới hạn tối đa bằng 75% dòng tiền ra. 
Điều này có nghĩa là các ngân hàng phải duy trì 
tài sản thanh khoản chất lượng cao tối thiểu 
bằng 25% dòng tiền ra bất kể dòng tiền mặt vào 
là bao nhiêu. 
Kỹ thuật xác định LCR cho thấy, các ngân 
hàng sẽ tính toán được khả năng đáp ứng nhu 
cầu thanh khoản cấp bách trong 30 ngày và khi 
LCR đảm bảo quy định tối thiểu, các ngân hàng 
sẽ có thể chống đỡ với tình trạng khủng hoảng 
kéo dài 30 ngày mà không phải bán đi các tài 
sản có tính thanh khoản thấp. 
NSFR là tỷ lệ giữa lượng vốn huy động ổn 
định sẵn có so với lượng vốn huy động ổn định 
cần thiết với thời gian tính trong 1 năm (tức là 
dài hạn so với 30 ngày của LCR) và Basel III 
yêu cầu NSFR phải đạt tối thiểu 100%. Lượng 
vốn huy động ổn định có sẵn là nguồn vốn dự 
kiến sẽ ổn định trong một khoản thời gian nhất 
định, thường trong 1 năm. Để xác định, các 
ngân hàng phải xếp giá trị sổ sách của tất cả các 
loại vốn và tài sản nợ vào một trong năm nhóm 
(theo quy định của Uỷ ban Basel) theo kỳ hạn và 
khả năng rút vốn. Lượng vốn huy động ổn định 
cần thiết phụ thuộc vào (i). đặc điểm thanh 
khoản và kỳ hạn còn lại của tài sản mà tổ chức 
đó nắm giữ; và (ii). đặc điểm thanh khoản và kỳ 
hạn còn lại của giá trị của các khoản mục ngoại 
bảng. 
Kỹ thuật xác định NSFR cho thấy khi đảm 
bảo được tỷ lệ này, các ngân hàng sẽ hạn chế sự 
phụ thuộc quá mức vào các nguồn vốn ngắn hạn 
từ các kênh huy động chính và cũng giúp các 
ngân hàng đánh giá chính xác hơn rủi ro thanh 
khoản của các khoản mục nội, ngoại bảng. 
Như vậy, Basel III sử dụng hỗn hợp cả 
phương pháp dòng tiền phù hợp và phương pháp 
tài sản thanh khoản. Với kỹ thuật xác định LCR 
và NSFR, quy định này rõ ràng là bao quát và 
đầy đủ hơn so với bất kỳ chỉ tiêu mà từng quốc 
gia đã quy định trước đây. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q2 - 2016 
Trang 63 
4. QUY ĐỊNH GIỚI HẠN SỬ DỤNG 
NGUỒN VỐN NGẮN HẠN ĐỂ CHO VAY 
TRUNG, DÀI HẠN Ở VIỆT NAM 
Bảng 1 và bảng 2 cho thấy, hiện nay Việt 
Nam sử dụng hỗn hợp cả phương pháp dòng 
tiền phù hợp (tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 
ngày, tương tự như LCR của Basel III nhưng 
chỉ ấn định tỷ lệ ở mức 50% thấp hơn so với 
mức 100% của Basel III) và phương pháp tài 
sản thanh khoản (tỷ lệ tài sản thanh toán ngay 
so với tổng nợ phải trả). Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản 
thanh toán ngay so với tổng nợ phải trả không 
đảm bảo được ý nghĩa giống như NSFR của 
Basel III hoặc tỷ lệ tài sản thanh khoản và nợ 
thanh khoản của Trung Quốc, bởi lẽ theo quy 
định của Việt Nam mẫu số tổng nợ phải trả tính 
cho toàn bộ nợ không phân biệt kỳ hạn nên 
không tương ứng với kỳ hạn của tử số. 
Bảng 2. Các quy định thanh khoản khác ngoài tỷ lệ giới hạn từ 1999 đến 2016 
TT Chỉ tiêu 
QĐ 
297 
T8/99 
QĐ 
381 
T4/03 
QĐ 
457 
T4/05 
TT 
15 
T8/09 
TT 
13 
T5/10 
TT 
36 
T11/14 
DT 
sửa 
TT36 
1 
Tài sản có thể thanh 
toán ngay so với 
nguồn vốn phải thanh 
toán ngay 
≥ 1 
(ngày 
kế 
tiếp) 
≥ 1 
(ngày 
kế 
tiếp) 
≥ 1 (7 
ngày 
kế 
tiếp) 
QĐ 
457 
còn 
hiệu 
lực 
≥ 1 (7 
ngày kế 
tiếp) 
Không quy định 
2 
Tài sản có thể thanh 
toán ngay so với 
nguồn vốn đến hạn 
thanh toán 
Chưa có quy 
định 
≥ 25% 
Không 
quy định 
3 
Tỷ lệ dự trữ thanh 
khoản: Tài sản thanh 
toán ngay so với tổng 
Nợ phải trả 
Chưa có quy định ≥ 15% ≥ 10%5 ≥ 10%3 
4 
Tỷ lệ khả năng chi trả 
trong 30 ngày 
Chưa có quy định 50%4 50%4 
5 
Tỷ lệ cấp tín dụng 
hoặc dư nợ cho vay so 
với nguồn vốn huy 
động 
Chưa có quy định 
80%
1 
85%
2 
80%
5
90%
6 
80%
7
90%
8 
Ghi chú: 1Ngân hàng; 2TCTD phi ngân hàng; 3Riêng TCTD phi ngân hàng: 1%; 4Đối với VND, riêng TCTD phi ngân hàng 20%. 
Đối với ngoại tệ, tỷ lệ lần lượt là 10% và 5%;5Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTM), Chi nhánh NH nước ngoài (CN 
NHNNg); 6Các ngân hàng còn lại. 7Các NHTM trừ 8NHTM nhà nước, NHTM có vốn nhà nước trên 50%, CN NHNNg. 
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
Việt Nam đã từng có quy định tương tự 
NSFR về danh nghĩa đó là tỷ lệ giữa tài sản có 
thể thanh toán ngay so với nguồn vốn đến hạn 
thanh toán. Tuy nhiên tỷ lệ này đã không còn 
nhắc tới trong TT 36. 
Tương tự như Trung Quốc, từ năm 2010, 
Việt Nam đã bổ sung thêm quy định giới hạn tỷ 
lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 
nhưng ở mức cao hơn so với Trung Quốc. Mặc 
dù kỹ thuật này cũng được một số nước khác 
như Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, .v.v. áp 
dụng nhưng đây không phải là kỹ thuật phổ biến 
và không có trong quy định của các nước phát 
triển khác và cũng không được đề cập đến trong 
Basel I, Basel II và Basel III. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q2 - 2016 
Trang 64 
Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, tác giả 
chưa tìm thấy quốc gia nào quy định giới hạn sử 
dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài 
hạn như Việt Nam. 
Về hình thức, tỷ lệ giới hạn đem lại sự an 
tâm cho cơ quan quản lý khi ngăn chặn được 
việc các ngân hàng sử dụng quá lớn nguồn vốn 
ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Nói khác đi, 
quy định này buộc các ngân hàng phải quan tâm 
đến rủi ro chênh lệch đáo hạn khi phải chú ý đến 
việc gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn mới có 
thể gia tăng cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, 
đi sâu vào bản chất, tỷ lệ giới hạn chỉ dừng ở 
mức phân định kỳ đáo hạn theo hai gói từ 1 năm 
trở xuống và trên 1 năm mà chưa đánh giá được 
cấu trúc bên trong theo từng kỳ hạn của nguồn 
vốn cũng như tài sản. Về lý thuyết, với kỹ thuật 
tính tỷ lệ giới hạn, ngân hàng có tỷ lệ giới hạn 
thấp hơn sẽ có an toàn thanh khoản tốt hơn 
nhưng do tỷ lệ này chưa tính đến khả năng tái 
huy động vốn và dự báo dòng tiền huy động ổn 
định trong tương lai của ngân hàng nên trên thực 
tế có thể xảy ra tình huống ngân hàng có tỷ lệ 
giới hạn thấp nhưng khả năng tái huy động vốn 
lại kém hơn so với ngân hàng có tỷ lệ giới hạn 
cao. Điều này có nghĩa là ngân hàng có tỷ lệ 
giới hạn thấp không hẳn sẽ có rủi ro chênh lệch 
đáo hạn thấp. Như vậy, mục tiêu quản trị rủi ro 
chênh lệch đáo hạn của chỉ tiêu tỷ lệ giới hạn 
chưa được đảm bảo vì tỷ lệ giới hạn đã không 
đánh giá một cách đầy đủ, bao quát và chính xác 
khả năng bù đắp chênh lệch đáo hạn. Trong khi 
đó, như đã phân tích ở trên, NSFR đã có khả 
năng bao phủ rất tốt khi sử dụng cả phương 
pháp dòng tiền phù hợp và phương pháp tài sản 
thanh khoản, tính đến kỳ hạn chi tiết và khả 
năng rút vốn của khách hàng kể cả khoản mục 
nội bảng vào ngoại bảng. 
Một nhược điểm khác nữa của tỷ lệ giới hạn 
là vẫn còn tồn tại khả năng các ngân hàng sử 
dụng kỹ thuật để lách quy định. Cụ thể, các ngân 
hàng có thể thoả thuận với khách hàng ký hợp 
đồng cho vay ngắn hạn với cam kết ngoài hợp 
đồng đảm bảo tiếp tục cho vay khi hợp đồng đáo 
hạn thay vì cho vay trung, dài hạn ngay từ ban 
đầu theo đúng nhu cầu thật sự của khách hàng. 
Điều này sẽ làm méo mó thị trường tín dụng 
(Lê, 2009), làm gia tăng rủi ro vì khi số liệu báo 
cáo thống kê của các ngân hàng không phản 
đúng bản chất hoạt động sẽ làm khó khăn cho 
việc ra quyết định của lãnh đạo ngân hàng và 
việc giám sát của cơ quan thanh tra, giám sát sẽ 
không đảm bảo được hiệu quả. 
Một vấn đề không kém phần quan trọng nữa 
là căn cứ cả về khoa học lẫn thực tiễn của việc 
ấn định các tỷ lệ giới hạn. Nếu như việc ấn định 
mức tối thiểu 100% cho LCR, NSFR là rất dễ 
giải thích về tính logic khoa học thì việc ấn định 
mức tối đa cho tỷ lệ giới hạn chưa được NHNN 
giải thích nguyên tắc xác lập, nêu rõ căn cứ của 
việc ấn định tỷ lệ là 20%, 30%, 60% hay 40%. 
Thực tế cho thấy, tỷ lệ giới hạn tại thời điểm 
31/12/2015 của các ngân hàng chỉ ở mức 31% 
[9], chỉ tương đương 50% so với mức giới hạn 
tối đa theo TT 36 (xem bảng 1). Điều này đồng 
nghĩa với việc ấn định tỷ lệ giới hạn và các thay 
đổi về mức khống chế tối đa chưa được xây 
dựng trên đánh giá thực tế và dự báo xác đáng, 
logic nên chưa đem lại được giá trị trên thực tế 
như kỳ vọng. 
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Các phân tích trên cho thấy, căn cứ khoa học 
và thực tiễn cũng như ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn 
thực tế của quy định tỷ lệ giới hạn là chưa đảm 
bảo được logic, chưa rõ ràng và chưa mang lại 
sự thuyết phục cao dù rằng về danh nghĩa, tỷ lệ 
giới hạn đem lại sự an tâm cho cơ quan quản lý 
trong việc giám sát rủi ro chênh lệch đáo hạn. 
Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, cơ quan 
giám sát không sử dụng tỷ lệ giới hạn và không 
nhiều nước áp dụng quy định giới hạn tỷ lệ cấp 
tín dụng so với nguồn vốn huy động để giám sát 
thanh khoản. Thay vào đó, các nước sử dụng 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q2 - 2016 
Trang 65 
phương pháp dòng tiền phù hợp hoặc phương 
pháp tài sản thanh khoản hoặc kết hợp hỗn hợp 
cả hai phương pháp này với hai chỉ tiêu LCR, 
NSFR như quy định của Basel III để giám sát 
rủi ro thanh khoản nói chung và rủi ro chênh 
lệch đáo hạn nói riêng. Thực tế cho thấy LCR và 
NSFR đem lại kết quả tốt hơn so với việc dựa 
vào duy nhất phương pháp dòng tiền phù hợp 
hay phương pháp tài sản thanh khoản (Bonner, 
2015). 
Những lý do này cho thấy, Việt Nam nên 
sớm sửa đổi TT 36 theo hướng đưa vào quy 
định hai chỉ tiêu LCR và NSFR như quy định 
của Basel III, ấn định tỷ lệ thấp hơn so với Basel 
III nhưng đồng thời quy định rõ lộ trình tăng 
dần để đảm bảo đáp ứng được chuẩn mực của 
Basel III đối với hai chỉ tiêu này thay cho ba chỉ 
tiêu: (i). tỷ lệ giới hạn; (ii). tỷ lệ dự trữ thanh 
khoản được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản 
thanh toán ngay so với tổng nợ phải trả; và (iii). 
tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. 
Để việc giám sát thanh khoản nói chung và 
chênh lệch đáo hạn nói riêng đạt hiệu quả, 
NHNN cần triển khai thường xuyên việc đánh 
giá khả năng chịu đựng của hệ thống ngân hàng 
với các tình huống giả định đầy đủ ở nhiều mức 
độ khác nhau. Các quy định và tỷ lệ ấn định cần 
được xác định dựa trên các kết quả có được từ 
hoạt động này thay vì chỉ dựa trên các dự báo 
định tính. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống 
thông tin mạnh để có thể thu thập dữ liệu tức 
thời đầy đủ và có khả năng triển khai các công 
cụ phân tích tinh vi, phức tạp; xây dựng hệ 
thống cảnh báo sớm và đặc biệt chú trọng đến 
trụ cột 3 của Basel III liên quan đến kỷ luật thị 
trường. Thực hiện các hành động này sẽ giúp gia 
tăng tính minh bạch trong hoạt động của ngân 
hàng thương mại, buộc nhà lãnh đạo ngân hàng 
thương mại phải thay đổi quan niệm, mô hình và 
kỹ thuật quản trị rủi ro nhằm cho phép ban lãnh 
đạo sử dụng các mô hình định lu ợng để đánh giá 
hoạt đọ ng của các ngân hàng và so sánh các lĩnh 
vực kinh doanh tốt ho n so với phu o ng pháp 
truyền thống đu ợc cho là không phản ánh đầy đủ 
các loại rủi ro. Kết quả của các thay đổi này sẽ 
giúp hoạt động giám sát gia tăng hiệu quả, hệ 
thống ngân hàng sẽ lành mạnh hơn. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q2 - 2016 
Trang 66 
Limits to financing medium and long-term 
loans by short-term fund from the 
viewpoint of maturity mismatch 
 Hoang Cong Gia Khanh 
University of Economics and Law, VNU HCM - Email: hcgk@uel.edu.vn 
ABSTRACT 
This paper aims to analyze techniques 
frequently used to manage maturity mismatch 
between assets and liabilities which is an 
inherent risk in banking operations. Based on 
the anlysis, the author conducts evaluation to 
current regulations on limits to using short-term 
funds to finance medium and long-term loans 
which is the technique that the State Bank of 
Vietnam is adopting to supervise maturity 
mismatch. Consequently, suggestions to enhance 
the management efficiency of maturity mismatch 
in Vietnam are proposed.. 
Keywords: Maturity mismatch, Maturity transformation, liquidity. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bonner, C., Lelyveld I., and Zymek R., 
Banks’ Liquidity Buffers and the Role of 
Liquidity Regulation, Journal of Financial 
Services Research, 48, 215 - 234 (2015). 
[2]. Brunnermeier, Markus K., Crockett, 
Andrew, Goodhart, Charles, Persaud, 
Avinash and Shin, Hyun Song, The 
fundamental principles of financial 
regulation. Geneva Reports on the World 
Economy (2009). 
[3]. Diamond, D., and P. Dybvig, Bank Runs, 
Deposit Insurance, and Liquidity, Journal 
of Political Economy, 91, 401 - 419 
(1983). 
[4]. Dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-
NHNN ngày 20/11/2014 tải về từ website 
của NHNN  
[5]. Korean Institute of Finance, Regulation 
and Supervision for Sound Liquidity Risk 
Management for Banks, The ASEAN+3 
Research Group (2010). 
[6]. Lê Hồng Giang, Maturity mismatch , 
/maturity-mismatch.html (2009). 
[7]. Nguyễn Hữu Nghĩa, Sửa đổi Thông tư 36 
nhằm bảo đảm tốt nhất tiền gửi của nhân 
dân,  truy cập ngày 
22/02/2016. 
[8]. Rajan, R.S., and G. Bird, Banks, maturity 
mismatches and liquidity crisis: A simple 
model, International Economics/ 
Economics Internazionale (2003). 
[9]. Thông tư 36/2014/TT - NHNN ngày 
20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo 
an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi 
nhánh ngân hàng nước ngoài. 

File đính kèm:

  • pdfgioi_han_su_dung_nguon_von_ngan_han_de_cho_vay_trung_dai_han.pdf