Giáo trình Tư vấn tâm lý

Có nhiều động lực của cuộc sống/libido thúc đẩy thú tính bẩm sinh: ăn, mặc, ngủ, nghỉ ngơi, an toàn, bạo lực nhưng chủ yếu nhất, mạnh mẽ nhất là động lực về tình dục. Freud cho rằng từ khi mới chào đời con người đã có nhu cầu và đã có hành vi tình dục: sờ mó, bú mớm, thích ôm ấp và được ôm ấp. Đây là một trong những ý kiến táo bạo nhất của Freud vì trước đó người ta tin con người chỉ bắt đầu phát triển nhu cầu tình dục ở tuổi dậy thì. Động cơ tình dục bẩm sinh thúc đẩy sự trưởng thành của con người qua năm giai đoạn: miệng/oral stage, hậu môn/anal stage, dương vật/phallic stage, trước dậy thì/latency period, và sinh dục/genital stage. Ở mỗi giai đoạn phát triển này môi trường sống, trong đó có ảnh hưởng của bố mẹ, là quan trọng nhất, có thể làm cho nhu cầu tình dục của đứa trẻ được thỏa mãn một cách khác nhau. Nếu được thỏa mãn vừa phải, đứa trẻ sẽ phát triển bình thường lên giai đoạn kế tiếp. Nếu bị cấm cản không cho thỏa mãn hoặc bị buông thả cho thỏa mãn quá trớn nhu cầu tình dục sơ sinh của nó, đứa trẻ sẽ phải chịu đựng những ám ảnh/fixation vào giai đoạn phát triển liên hệ và không thể tiến lên giai đoạn cao hơn. Kết quả là nó sẽ lớn lên với những triệu chứng bất bình thường về tâm lý.

pdf 74 trang thom 03/01/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tư vấn tâm lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tư vấn tâm lý

Giáo trình Tư vấn tâm lý
 1
 TƯ VẤN TÂM LÝ - Trần Đình Tuấn THÁNG 8, 2009 
NỘI DUNG 
Lời nói đầu trang 4 
Phần I. NHỮNG TRƯỜNG PHÁI CHÍNH 
Chương 1. Phái Tương Tác Tâm Lý 6 
 Sigmund Freud và phương pháp phân tâm. 6 
 Carl Jung và tâm lý học lý giải 14 
 Alfred Adler và tâm lý học cá nhân. 21 
Chương 2. Phái Ứng Xử. 25 
Chương 3. Phái Tri Thức.. 29 
 Jean Piaget và thuyết phát triển tri thức. 29 
 Ứng dụng trong tư vấn tâm lý 32 
 Albert Ellis và phương pháp tri thức ứng xử. 34 
 Donald Meichenbaum và phương pháp tụ huấn luyện. . 38 
 Aaron Beck và phương pháp điều trị bằng ý nghĩ tự động 40 
 Albert Bandura và phương pháp làm gương.. 41 
 Chương 4. Phái Nhân Bản 44 
 Carl Rogers và phương pháp trị liệu lấy con người làm trung tâm.. 44 
Chương 5. Phương Pháp Tổng Hợp.. 49 
Phần II. QUÁ TRÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ 
Chương 6. Những nguyên tắc cơ bản 51 
Chương 7. Các giai đoạn của quá trình tư vấn tâm lý 56 
 Giai đoạn 1: Lượng định 56 
 Giai đoạn 2: Xác định phương pháp, thiết lập kế hoạch và ấn định mục 
tiêu 65 
 Giai đoạn 3: Thi hành giải pháp.. 67 
 2
 Giai đoạn 4: Đánh giá và kết thúc 67 
Chương 8. Tư vấn tâm lý với gia đình Việt Nam. 69 
 Đặc tính của gia đình Việt Nam.. 69 
 Một vài vấn nạn tiêu biểu của gia đình Việt Nam 71 
Chương 9. Tư vấn tâm lý trong những trường hợp đặc biệt.. 83 
 Khách hàng không hợp tác.. 83 
 Khách hàng trầm cảm.. 84 
Một số tình huống tư vấn tâm lý 87 
Phụ bản: Các thứ thuốc chống trầm cảm thế hệ thứ hai. . . . . . . . . 94 
Thư Mục  98 
-------------------------------------------------------------------------------------- 
Lời Nói Đầu 
Nhu cầu tham khảo ý kiến người khác để giải quyết những vấn nạn cá nhân là một nhu cầu 
đã có từ thượng cổ, có lẽ từ khi con người có được ngôn ngữ. Bạn bè tâm sự cùng nhau; anh 
chị em chia xẻ vui buồn; vợ chồng, ông bà, cha mẹ cùng nhau bàn bạc để tìm cách giải quyết 
một vấn đề của gia đình; tham khảo ý kiến chỉ bảo của các nhà tu là những hình thức tư 
vấn truyền thống. Những hình thức tư vấn này có giá trị lớn trong việc cung cấp sự hỗ trợ 
tinh thần và vì vậy đã có phần đóng góp quan trọng vào cuộc sống yên vui của con người 
cũng như an sinh của xã hội. 
Bên cạnh các hình thức tư vấn truyền thống kể trên, khi xã hội phát triển lên theo các mô 
hình sản xuất kinh tế công nghiệp ngày càng phức tạp, đòi hỏi trình độ phối hợp của nhiều 
ngành khác nhau, tất cả đều ngày càng chuyên môn hóa, nhu cầu của con người cũng trở nên 
phong phú và phức tạp hơn. Người ta bắt đầu gặp những vấn nạn vượt ngoài tầm giúp đỡ 
của các tài nguyên truyền thống. Những uẩn khúc tâm lý, những khúc mắc tình cảm không 
thể dễ dàng cho cha mẹ, anh chị em hay bè bạn hiểu được, hoặc không thể giải quyết bằng 
những lý thuyết đạo đức cao siêu của các nhà tu. Trong điều kiện này và song song với sự 
phát triển nhanh chóng của các khoa tâm lý học, xã hội học, y học, gia đình học và công tác 
xã hội, từ đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu manh nha xuất hiện vai trò mới mẻ của phương pháp trị 
liệu bằng ngôn ngữ/talk therapy. 
Từ một thế kỷ qua, khởi đầu bằng phương pháp phân tâm làm mê hoặc cả thế giới, khoa tâm 
lý trị liệu đã tiến rất xa, đã phát triển thành một ngành nghề vững chắc với những lý thuyết, 
những trường phái vô cùng đa dạng. Mặc dù xây dựng ngành tâm lý trị liệu sau Âu Mỹ hàng 
trăm năm, Việt Nam ngày nay có rất nhiều thuận lợi: chúng ta không phải thụ động chờ đợi 
sự ra đời của những thiên tài như Freud, Jung, Adler, Ellis, Rogers, Satir, Erickson, hay 
Minuchin Tất cả những phát kiến kỳ diệu của những nhân vật này và hàng ngàn lý thuyết 
gia kim cổ khác đều ở sẵn trong nhà chúng ta, luôn luôn chờ đợi một vài cái click ngắn gọn 
trước máy điện toán là xuất hiện để sẵn sàng chia xẻ kiến thức với chúng ta. Một thí dụ điển 
hình là thư viện điện tử lớn nhất thế giới Questia.com, chỉ cần đóng một lệ phí nhỏ hàng 
 3
tháng, người ta có thể có trong tay bất cứ lúc nào hơn 67 ngàn cuốn sách và một triệu rưỡi 
bài viết về hầu hết các đề tài chuyên môn nào chúng ta có thể nghĩ ra. 
Trong các trường phái lớn của khoa tư vấn tâm lý, còn gọi là là tâm lý trị liệu, trường phái có 
ảnh hưởng nhất hiện nay là phái nhân bản/humanistic mà người đứng đầu là Carl Rogers. Có 
thể nói phái nhân bản là một cuộc cách mạng trong tư vấn tâm lý vì nó gần như ngược hoàn 
toàn với những lý thuyết và cách tiếp cận của các trường phái xuất hiện trước đó. Thí dụ: 
quan hệ giữa khách hàng và người làm công tác tư vấn là quan hệ hợp tác bình đẳng; khách 
hàng chứ không phải người làm công tác tư vấn, là chuyên gia về cuộc đời của họ; giải pháp 
thật sự cho vấn nạn là giải pháp cho khách hàng nghĩ ra hoặc tham gia vào việc tìm ra chứ 
không phải do người làm công tác tư vấn áp đặt 
Ngoài ra, do tính cách phức tạp của vấn nạn xuất phát từ cuộc sống ngày càng đa dạng của 
con người, mỗi trường phái, mỗi lý thuyết đều có ưu và khuyết điểm riêng. Chính vì vậy 
phương pháp tổng hợp các trường phái/the eclectic approach là phương pháp phổ biến nhất. 
Điều này hợp lý vì nó giúp người làm công tác tư vấn tận dụng được trí khôn của nhân loại, 
không phân biệt nguồn gốc, miễn giúp được khách hàng vượt qua vấn nạn. Tài liệu này 
được biên soạn theo tinh thần phương pháp tổng hợp với trụ cột là cách tiếp cận lấy con 
người làm trung tâm của trường phái nhân bản. 
Tác giả hy vọng tài liệu này sẽ phần nào hữu ích cho độc giả và sẽ góp phần tạo hứng thú 
cho các bạn trẻ để tham gia nghiên cứu, học tập làm cho khoa tư vấn tâm lý Việt Nam ngày 
càng mau chóng lớn mạnh. Sau cùng, do khả năng hạn hẹp, soạn giả xin phép được để 
nguyên một số chữ tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt để rõ nghĩa và để tiện cho việc góp ý của 
quý vị độc giả để việc chuyển dịch từ ngữ trong tương lai thêm chính xác. 
Trần Đình Tuấn 
San Jose, California, tháng Bảy 2009 
Phần Một : NHỮNG TRƯỜNG PHÁI CHÍNH 
 Chương 1 : PHÁI TƯƠNG TÁC TÂM LÝ/PSYCHODYNAMIC 
SIGMUND FREUD (1856-1939) VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN 
TÂM/PSYCHOANALYSIS 
Được xem là một trong bốn nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử nhân loại trong thế 
kỷ 20 (cùng với Charles Darwin, Albert Einstein, và Karl Max), Freud là người Áo gốc Do 
Thái, sinh ra và sống gần hết đời ở Vienne. Sau khi Đức quốc xã sát nhập Áo vào lãnh thổ 
Đức năm 1937, Freud trốn sang Anh và mất tại London năm 1939. Tư tưởng vô cùng phong 
phú, táo bạo, và phức tạp của Freud có thể được tóm tắt qua những điểm chính sau đây: 
1. Các giai đoạn hình thành tâm lý con người: 
Theo Freud, cái tôi của con người là một thực thể tâm lý phức tạp hình thành do tác động 
của ba đòi hỏi khác nhau của thú tính bẩm sinh/id, lương tâm/superego, và hoàn cảnh sống 
 4
thực tế/reality tức là môi trường sống thực của cái Tôi/ego. Con người là một sinh vật y như 
mọi sinh vật khác, và vì vậy từ khi chào đời đã có thú tính bẩm sinh muốn được thỏa mãn 
những nhu cầu vật chất và sinh lý và muốn tránh khổ đau. Trong quá trình trưởng thành, ảnh 
hưởng của gia đình, văn hóa, tôn giáo, xã hội tạo ra lương tâm, tức là cái phần lý tưởng 
mà người ta muốn hướng tới. Hoàn cảnh sống thực tế là nơi diễn ra sự tranh chấp giữa thú 
tính bẩm sinh và lương tâm. Kết quả của cuộc tranh chấp này là cái Tôi/ego, tức là mỗi cá 
nhân với cách ứng xử an toàn nhất, phù hợp nhất, thực tế nhất mà con người lựa chọn cho 
mình trong mọi hoàn cảnh. 
Có nhiều động lực của cuộc sống/libido thúc đẩy thú tính bẩm sinh: ăn, mặc, ngủ, nghỉ ngơi, 
an toàn, bạo lực nhưng chủ yếu nhất, mạnh mẽ nhất là động lực về tình dục. Freud cho 
rằng từ khi mới chào đời con người đã có nhu cầu và đã có hành vi tình dục: sờ mó, bú mớm, 
thích ôm ấp và được ôm ấp. Đây là một trong những ý kiến táo bạo nhất của Freud vì trước 
đó người ta tin con người chỉ bắt đầu phát triển nhu cầu tình dục ở tuổi dậy thì. Động cơ tình 
dục bẩm sinh thúc đẩy sự trưởng thành của con người qua năm giai đoạn: miệng/oral stage, 
hậu môn/anal stage, dương vật/phallic stage, trước dậy thì/latency period, và sinh dục/genital 
stage. Ở mỗi giai đoạn phát triển này môi trường sống, trong đó có ảnh hưởng của bố mẹ, là 
quan trọng nhất, có thể làm cho nhu cầu tình dục của đứa trẻ được thỏa mãn một cách khác 
nhau. Nếu được thỏa mãn vừa phải, đứa trẻ sẽ phát triển bình thường lên giai đoạn kế tiếp. 
Nếu bị cấm cản không cho thỏa mãn hoặc bị buông thả cho thỏa mãn quá trớn nhu cầu tình 
dục sơ sinh của nó, đứa trẻ sẽ phải chịu đựng những ám ảnh/fixation vào giai đoạn phát triển 
liên hệ và không thể tiến lên giai đoạn cao hơn. Kết quả là nó sẽ lớn lên với những triệu 
chứng bất bình thường về tâm lý. 
Qua năm giai đoạn của quá trình trưởng thành này, đối tượng tình dục của đứa trẻ sơ sinh 
dần dần thay đổi từ bản thân (bú ngón tay, tự sờ mó bộ phận sinh dục) và Mẹ (bú mớm, sờ 
mó, ôm ấp) sang người khác phái: 
Giai đoạn miệng/Oral stage, (từ 0 đến 1 tuổi): 
Ở giai đoạn này đứa bé sơ sinh dùng miệng không phải chỉ để ăn (bú sữa) mà còn để sờ mó, 
thám hiểm thế giới xa lạ chung quanh, và để có cảm giác sung sướng (bú ngón tay, ngậm vú 
mẹ, ngậm núm vú). Freud chia giai đoạn này làm hai phân đoạn: phân đoạn thụ 
động/receptive và phân đoạn chủ động/aggressive. Phân đoạn thụ động diễn ra trong vài tháng 
đầu đời, đứa bé hoàn toàn phụ thuộc mẹ và chỉ biết bú, nuốt Phân đoạn chủ động diễn ra 
khi lợi trở nên cứng và răng bắt đầu nhú ra, đứa bé bắt đầu biết diễn tả cảm xúc của nó bằng 
động tác nhay, cắn (ngón tay, vú mẹ), tức là ngay từ giai đoạn sơ sinh này con người đã có 
kinh nghiệm và diễn tả được kinh nghiệm vừa thương vừa ghét/ambivalence cùng một đối 
tượng (mẹ, vừa bú vừa nhay vú mẹ, làm cho mẹ đau). 
Giai đoạn hậu môn/Anal stage, (từ 1 đến 3 tuổi): 
 5
Khu vực nhạy cảm và tạo cảm giác sướng khoái nhiều nhất trong giai đoạn này là vùng hậu 
môn, gồm cả hậu môn lẫn bộ phận tiểu tiện. Khoái cảm này cũng đã được xếp vào hàng “tứ 
khoái” ở phương đông bất kể giai đoạn tuổi tác nào (ăn, ngủ, tình dục, đại tiểu tiện). Freud 
cũng chia giai đoạn này làm hai phân đoạn: phân đoạn buông/expulsion và phân đoạn 
giữ/retention. Ở phân đoạn buông đứa bé lần đầu tiên trải qua mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu 
tiểu tự nhiên của nó và nhu cầu huấn luyện tiêu tiểu đúng chỗ, đúng lúc, của cha mẹ nó. 
Phân đoạn này cũng là thời gian cực kỳ quan trọng để đứa bé học cách làm thế nào để được 
khen, được thương; tình thương của cha mẹ không còn vô điều kiện như trước nữa mà tùy 
theo ứng xử của đứa bé. Cách dạy con của cha mẹ trong phân đoạn này cũng góp phần 
chính trong việc tạo nên một phần hết sức quan trọng trong cá tính của đứa bé, đó là cách nó 
suy nghĩ và ứng xử đối với những người có quyền lực trong cuộc đời của nó. Nếu nó có cái 
nhìn tích cực đối với quyền lực: quyền lực đứng về phía nó, hỗ trợ nó, khả năng hòa nhập 
trên đời của nó sẽ khác hẳn so với cái nhìn bi quan, tiêu cực: quyền lực áp bức nó, thù 
nghịch với nó. Ở phân đoạn giữ, đứa bé học được cách nín tiêu, tiểu, và chủ động được lúc 
nào, ở đâu sẽ có cảm giác sướng khoái do tiêu tiểu mang lại. 
Giai đoạn dương vật/Phallic stage, (từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi): 
Freud đã chọn từ “phallic”, bắt nguồn từ chữ Hy lạp “phallus” nghĩa là dương vật, để đặt tên 
cho giai đoạn này vì Freud cho của quý của đứa trẻ trai và hạt ngọc/clitoris của đứa trẻ gái 
giống nhau, điều khác biệt là chỉ khi đến tuổi dậy thì đứa trẻ gái mới hình thành khoái cảm 
từ bộ phận sinh dục. Khi đứa trẻ gái so sánh cái “dương vật” khiêm tốn của nó với con trai, 
nó cảm thấy thua kém và trở nên ganh tị/penis envy. 
Mặc cảm Oedipus: trong bi kịch của Sophocles, Oedipus, vua xứ Thebes, đã vô tình giết cha 
và lấy mẹ mình làm vợ. Sau khi phát giác ra sự thật, mẹ Oedipus đã tự tử và Oedipus đã tự 
móc mắt mình. 
Theo Freud, tình thương đối với mẹ của đứa trẻ trai trở nên mãnh liệt vào đầu giai đoạn 
dương vật. Nó muốn độc chiếm mẹ và vì vậy ngày càng trở nên ganh tị và mâu thuẫn với 
bố, muốn cho bố “biến mất”. Vì bố to lớn hơn nó, khỏe hơn nó, đứa bé trở nên sợ bố và cái 
nó sợ nhất là bị bố cắt mất của quý/castration anxiety là cái nó hay tự mầy mò để có cảm giác 
sung sướng. Để thoát khỏi mối lo sợ này, đứa trẻ trai dồn nén tình yêu mẹ của nó vào tiềm 
thức và tìm cách đứng về phía bố, nó bắt chước cách bố cư xử, suy nghĩ, hành động. Nhờ 
vậy nó có được cảm giác an toàn không còn sợ bị thiến và vẫn có thể thầm lén yêu mẹ trong 
trí tưởng tượng. 
Mặc cảm Electra: Electra là chữ do Carl Jung chọn và dùng lần đầu tiên vào năm 1913 để 
mô tả mặc cảm Oedipus ở phái nữ của Freud. Cũng trong bi kịch của Sophocles, Electra đã 
giúp anh trai của mình giết mẹ và tình nhân để trả thù cho bố (đã bị tình nhân của mẹ giết). 
Theo Freud, đứa trẻ gái, cũng như trẻ trai, lúc đầu gắn bó với mẹ, nhưng đến giai đoạn 
dương vật, khi phát giác nó không có cơ quan sinh dục giống như con trai, nó trở nên ghen tỵ 
 6
và để thoát khỏi cảm xúc ghen tỵ khó chịu đó, nó muốn đứng về phía bố. Nó bắt đầu thù 
ghét mẹ (đổ lỗi tại mẹ làm cho nó không có dương vật) và khi nhận ra nó không thể nào có 
được dương vật như con trai, nó thay thế ao ước đó bằng ý muốn được bố làm cho có em bé 
như mẹ. Ý muốn này làm cho đứa trẻ gái trở thành một “người đàn bà tí hon”. Những tác 
động kể trên diễn ra trong khi đứa bé vẫn không ngừng cần được mẹ yêu thương chăm sóc, 
và nó vừa muốn mẹ “biến mất đi” vừa sợ mất mẹ. 
Giai đoạn trước dậy thì/Latency period, (từ 5, 6 tuổi đến dậy thì): 
Trái với các giai đoạn trước, ở giai đoạn này động lực sống/libido, chủ yếu là bản năng tình 
dục của đứa bé chỉ thay đổi về lượng chứ không thay đổi về chất. Đứa bé dồn nén được 
những quan tâm về tình dục của những năm trước và tập trung năng lực vào việc phát triển 
kiến thức cũng như năng khiếu mới. Ở giai đoạn này đứa bé thích chơi với bạn cùng giới. 
Có thể nói những năm trước dậy thì là thời gian sự thăng bằng giữa thú tính bẩm sinh, lương 
tâm, và cái Tôi đạt mức cao nhất trong đời người. Đây là thời gian biển lặng trước cơn bão 
táp của tuổi dậy thì. 
Giai đoạn sinh dục/Genital stage: 
Thăng bằng giữa ba thành phần của bản ngã chấm dứt, thú tính bẩm sinh/ id vượt lên trên, 
tạo ra những đòi hỏi mãnh liệt về tình dục với người khác phái. Nếu ở những giai đoạn 
trưởng thành trước, đứa bé được thỏa mãn vừa phải, nó sẽ dồn được tất cả năng lực vào việc 
phát triển mối quan hệ bình thường, hạnh phúc với người khác phái. Trái lại nếu nó không 
được thỏa mãn vừa đủ hoặc được thỏa mãn quá độ, nó sẽ có triệu chứng của tình trạng ám 
ảnh/fixation bởi giai đoạn cũ, giống như đứa trẻ học kém phải ở lại lớp, hoặc là ở lớp cũ nó 
được các thày cô chiều chuộng quá mức khiến cho nó cứ muốn ở lại lớp đó hoài, không 
muốn lên lớp trên. Vì thời gian cứ trôi qua, đứa bé bị bắt buộc phải lên lớp, nó sẽ phải tiêu 
phí nhiều năng lực vào phản ứng dồn nén hoặc tự vệ liên quan đến những mâu thuẫn chưa 
giải quyết được ở lớp cũ. Kết quả là nó sẽ khổ đau, sẽ không thể xây dựng được mối quan 
hệ tốt đẹp, lành mạnh, hạnh phúc bình thường với người khác phái. 
2. Thức/conscious, và vô thức/unconscious: 
Thức là trạng thái tỉnh táo khi con người nhận biết được và có được phản ứng đối với những 
kích thích của môi trường. Bên cạnh thức, Freud còn chỉ ra vai trò quan trọng của vô thức. 
Mặc dù trước Freud đã có nhiều người nhắc đến từ “vô thức”, Freud là người phân tích tỉ mỉ 
và chính xác nhất phần vô thức của tâm lý con ngư ... g nghiêm khắc dành cho trẻ ngỗ nghịch ở bang Misouri 
trong 6 tháng vào năm trước. R. nhiều lần gọi điện thoại về nhà khóc lóc, xin bố mẹ 
cho về, hứa sẽ thay đổi. Tuy nhiên, về nhà được vài hôm R. lại chứng nào tật nấy, tụ 
tập với bạn cũ và càng ngày càng trở nên tệ hơn. R. đang có bạn gái J. J. học hành 
đàng hoàng và có vẻ con nhà tử tế, bà N. hy vọng J. sẽ giúp R. thay đổi nhưng R. 
cứng đầu không nghe lời J. 
Hiện nay R. đang bắt bố mẹ phải cho R. tập lái xe và mua xe hơi cho R., phải là xe 
mới và xe thể thao, R không chịu mua xe cũ. R. hăm dọa nếu không mua xe R. sẽ tự 
 69
“tìm cách” để có xe. Bà N. rất lo vì bà biết R. sẵn sàng làm những chuyện ngu xuẩn 
nếu không được chiều theo ý muốn. Mấy hôm gần đây R. ở nhà nhiều hơn đi chơi và 
đưa cho bà N. $200 nói là để dành được để góp tiền mua xe. Bà N. chưa biết sẽ phải 
xử trí như thế nào. Bà nói nếu R. chịu học hành tử tế bà sẵn sàng mua xe mới cho R. 
Tình huống 7. 
Nguồn giới thiệu: tòa án Thiếu Nhi 
Khách hàng: ông bà X. 
Ông bà X. có 4 đứa con: gái lớn 21 tuổi, đang học đại học xa nhà; trai 19, đang học 
đại học cộng đồng ở San Jose; H., trai, 17 tuổi đang bị tù ở nhà giam thiếu niên về tội 
xâm nhập gia cư trái phép, có vũ khí, với mục đích trộm cướp; và Y., gái 12 tuổi, học 
sinh lớp 6. Ngoài H., cả ba đứa con của ông bà X đều thông minh, học giỏi. Ông X. 
45 tuổi, bà X. 43 tuổi. Sau khi đến Mỹ định cư vào năm 1985, ông X. đã làm nhiều 
công việc chân tay khác nhau cho đến 1987 ông bị một tai nạn làm mất sức lao động. 
Ông ở nhà lĩnh tiền trợ cấp của chính phủ dành cho người khuyết tật từ đó. Ông lúc 
nào cũng cáu kỉnh bực bội và rất nghiêm khắc với các con. Ông đặc biệt ghét H., ông 
không thể nói chuyện được với H. và thường xuyên mắng chửi H vì những lỗi nhỏ 
nhất: “Con trai mà ngu như con lừa, mày ngu như vầy mai mốt làm được cái gì?” 
“Vừa chậm như rùa vừa ngu như bò”. Bà X. đã bỏ ý nghĩ khuyên can chồng. Bà rất 
thương H. và hay lén ông để cho tiền H. Ông bà đã nhiều lần nói đến chuyện ly dị 
nhưng tôn giáo của họ không cho phép (cả ông lẫn bà đều rất ngoan đạo). 
H. học kém, hay trốn học và rất rất sợ bố. Từ năm 16 tuổi, lúc đang học lớp 10, H. đã 
bắt đầu bỏ nhà đi với chúng bạn. Thời gian đầu đi vài ngày, về sau có khi đi hàng 
tháng, chỉ gọi điện thoại cho mẹ và anh chị em, và thỉnh thoảng chỉ về thăm nhà khi 
biết chắc chắn bố đi vắng. H. bị bắt từ ba tháng nay khi ngồi ngoài xe canh cho ba 
đồng bọn đột nhập vào một tư gia để trộm cướp. Bạn gái của H. là E. 16 tuổi, học lớp 
10. E. rất thương H. và dấu không cho bố mẹ biết H. đang ở tù. 
Tình huống 8. 
Nguồn giới thiệu: gia đình. 
Khách hàng: Q. 19 tuổi, sinh viên, và mẹ, bà T. 
Q. đang học năm thứ hai đại học. Gia đình Q. rất lo lắng vì Q. không thích giao du, suốt 
ngày đi học về thì quanh quẩn ở nhà, không đi đâu, không có ai là bạn bè. Trong thời gian ở 
trung học Q. cũng có vài bạn trong đó có một bạn thân, nhưng bạn này hiện đã đi học ở xa 
nên chỉ còn liên lạc với nhau bằng điện thoại và email. Thỉnh thoảng Q. cũng cảm thấy cô 
đơn và muốn có bạn, nhưng Q. luôn luôn có cảm giác mọi người đều xấu, không tốt và ý 
nghĩ này luôn luôn làm cho Q. rụt rè, không dám làm quen với ai. Q. đặc biệt khó chịu khi 
có khách lạ đến thăm gia đình (bạn bè của chị em trong nhà) và thường cố ý đi vắng hoặc ở 
trong phòng không ra ngoài trong suốt thời gian khách đến chơi. Q. có một chị 21 tuổi và 
một em trai 16 tuổi, cả hai đều bình thường không có vấn đề tâm lý gì. 
Tình huống 9. 
Nguồn giới thiệu: bộ phận Nhân Sự, nơi làm việc 
 70
Khách hàng: Ông Y. 40 tuổi, bà Y. 39 tuổi, B. 13 tuổi, con trai riêng của ông Y. 
Gia đình ông bà Y. đang gặp khủng hoảng. Ông Y. đã ly dị với vợ trước và có một con trai 
với người vợ cũ là B. Khi ly dị, ông Y. và người vợ cũ thỏa thuận cho ông được giữ con và 
bà được tự do thăm viếng. Kết quả thỏa thuận này là mặc dù sống với ông bà Y., B vẫn về 
thăm mẹ ruột thường xuyên. Ông bà Y. đã có hai con gái chung 6 và 3 tuổi. 
B. từ nhỏ rất quyến luyến bố. Từ khi bố lấy vợ B. và bà Y không hòa thuận. Bà Y. nói lúc 
đầu bà cũng cố sức lấy lòng B. nhưng không có kết quả, B. càng ngày càng thù ghét bà. Mỗi 
khi có dịp cả nhà cùng đi chơi, ngay cả khi ông bà mới cưới, bà chưa có con, B. đã luôn luôn 
giành ngồi ghế trên, bên cạnh bố, để bà ngồi một mình ở phía sau. B. đặc biệt khó thương 
nhất là sau những chuyến về thăm mẹ ruột dài ngày. 
Ông Y. rất bất công, ông thương, chiều và chăm chút B. kỹ lưỡng trong khi bỏ mặc việc săn 
sóc hai con gái cho bà Y. Hiện giờ ông gần như phát điên vì B. vừa thú nhận với ông là B. 
đồng tính. Ông đổ tội cho bà Y. là đối xử tệ với B. và vì vậy đã làm cho B. mắc phải bệnh 
đồng tính. Ông dọa sẽ bỏ bà và hai đứa con gái để mang B. về Việt Nam chữa bệnh đồng 
tính. 
PHỤ BẢN: THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM THẾ HỆ THỨ HAI 
I. SSRIs (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors) (Không độc) 
 Tên chung Tên 
hiệu 
Liều 
lượng 
(mg/ngày) 
Hiệu quả phụ Cảnh giác 
Fluoxetine Prozac 20-30 Bồn chồn;Mất ngủ;Buồn 
ói;Nhức đầu 
Vô cảm; mất cảm xúc 
Giảm khả năng tình dục 
(đặc biệt Zoloft và Paxil) 
Giảm cân 
Kích động thay vì làm trầm 
cảm giác. Có thể gây những 
cơn cuồng trí 
Hiệu quả trong vòng 4-6 tuần 
Không ngưng thuốc đột 
ngột 
Hội chứng Serotonin: 
Nóng lạnh, lẫn 
lộn/confusion, cứng bắp 
thịt, vấn nạn về tim, gan, 
thận. 
Không được dùng chung 
với các thứ thuốc Mono-
Amine Oxydase (MAO) 
Inhibitors 
Sertraline Zoloft 50-200 
Paroxetine Paxil 10-60 
Fluvoxamine Luvox 50-300 
Citalopram 
Escitalopram
Celexa 
Lexipro 
20-60 
10-20 
Ít kích động hơn các thuốc 
kể trên 
Buồn ói;khô miệng; buồn 
 71
ngủ 
 II. SRIs (Selective Reuptake Inhibitors) (Không độc) 
 Tên chung Tên hiệu Liều 
lượng 
Hiệu quả phụ 
Buproprion 
(DA) 
Wellbutrin 
SR 
XL 
20-450 
150-
400 
300-
450 
Giảm cân;bồn chồn; rủi ro động kinh. 
Ít hại về khả năng tình dục; ngủ tốt. 
Nefazodone 
(NE-2/5-HT2 
 200-
600 
Ít hại về khả năng tình dục; Rất hiếm nhưng có thể gây 
tử vong vì bại gan 
Venlafaxine 
(NE/5-HT) 
Desvenlafaxine 
Effexor 
XR 
Pristiq 
75-375 
75-225 
50 
Có thể buồn ói, bứt rứt, chóng mặt, buồn ngủ, tao 
bón. Giảm khả năng tình dục. Liều cao làm tăng huyết 
áp. 
Duloxetine 
(NE/5-HT 
Cymbalta 60-120 Mất ngủ; mất năng lực, giảm khả năng tình dục. 
 III. SNRIs (Selective Norepinephrine Reuptake Inhibitors) (Không độc) 
Tên chung Tên hiệu Liều lượng Hiệu quả phụ 
Reboxetine Vestra 2-12 Khô miệng; táo bón; nhức đầu; mất ngủ 
Nguồn: NAMI Provider Education Program, 1999. Trích dẫn từ DeBattista,C.and 
Schatzberg, A.The Black Book of Psychotrop ic Dosing and Monitoring, 10
th
 Ed. (2007) 
 Chú thích: 
1.Ca dao Nam Trung Bộ. 
2.Ảo giác: những cảm nhận sai lạc, không có thật của ngũ giác. Gồm thông thường nhất là ảo giác 
nghe (auditory hallucination): nghe thấy những âm thanh hay tiếng nói không có thật. Ảo giác nhìn 
(visual hallucination): thấy những hình ảnh không có thật. Ảo giác sờ (tactile hallucination): một mình 
nhưng cảm thấy có người hay vật gì sờ, chạm vào da thịt mình. Ảo giác ngửi (olfactory 
hallucination): ngửi thấy mùi không có thật. Ảo giác nếm (gustatory hallucination) trong miệng có vị 
không có thật. 
3.Các bạn sinh viên và đọc giả muốn hiểu thêm lý thuyết cổ điển của Freud về mộng có thể tìm đọc 
The Interpretation of Dreams (1900) trong đó Freud mô tả và phân tích tỉ mỉ giấc mộng vào giữa tháng 
 72
7 năm 1895 của Irma, một bệnh nhân ông đã điều trị nhưng không đạt kết quả mong muốn, và giấc 
mộng của chính ông, trong đó ông đổ lỗi cho bệnh nhân và một đồng nghiệp. 
 (4) Bản thân Jung, trước khi mất vào ngày 6-6-1961, đã có một chuỗi giấc mơ thấy mình hóa thành 
một cái tháp ngập ánh sáng ở “ bờ bên kia của một cái hồ”. Diễn dịch theo phương pháp giải mộng 
của trường phái phân tâm, phải chăng đây là mơ ước “đáo bỉ ngạn”-đến được bờ bên kia- trong giáo lý 
bát nhã ba la mật của Phật giáo. Bát nhã tiếng Phạn, là trí huệ; ba la mật, cũng tiếng Phạn, dịch sang 
tiếng Hán là đáo bỉ ngạn, tức là đến được bờ bên kia (niết bàn, vô sinh vô diệt), trái với thử ngạn (bờ 
bên này, tức là cõi sinh diệt ở thế gian)? 
 (5) Cùng với Freud và Jung, Adler được sáng lập viên của ngành tâm lý học chiều sâu/depth 
psychology nhấn mạnh tầm quan trọng của vô thức và tương tác tâm lý/psychodynamics. 
 (6) Bệnh về cá tính/personality disorder (liệt kê ở trục II trong phương pháp định 
 bệnh 5 trục của Cẩm nang chẩn đoán và thống kê bệnh tâm thần DSM IV TR): 
- Bệnh nghi ngờ/paranoid personality disorder: không tin ai, lúc nào cũng nghĩ mọi người đang âm ưu 
làm hại hoặc nói xấu mình. 
- Bệnh cá tính schizoid: không thích làm quen hay ban bè với ai. 
- Bệnh cá tính schizotypal: có ý nghĩ và hành động quái lạ. 
- Bệnh chống đối xã hội/antisocial personality disorder: không quan tâm đến luật pháp và quyền lợi 
của người khác. 
- Bệnh nửa tỉnh nửa điên/borderline personality disorder: lúc thế này lúc thế khác, lúc thật thương lúc 
thật ghét, cực kỳ bất ổn trong quan hệ với người khác, dễ tự tử. 
- Bệnh cá tính histrionic: khao khát được chú ý, tìm mọi cách để được là trung tâm của của vũ trụ, kể 
cả cách khêu gợi về dục vọng, hay có những biểu lộ cảm xúc quá đáng và nông cạn. 
- Bệnh cá tính narcissistic: cực kỳ kiêu căng, khao khát được ngưỡng mộ, không có khả năng thông 
cảm với người khác. 
- Bệnh né tránh/avoidant personality disorder: không thích chỗ đông người, có mặc cảm thua kém, khó 
chịu, cực kỳ bén nhạy với phê bình/nhận xét tiêu cực của người khác về mình. 
- Bệnh lệ thuộc/dependent personality disorder: luôn luôn muốn dựa vào người khác. 
- Bệnh ám ảnh/obsessive-compulsive personality disorder: tuân theo luật lệ, tiêu chuẩn đạo đức do xã 
hội hoặc tự bản thân đặt ra một cách hết sức quá đáng, thí dụ rửa tay xà bông hàng chục lần một 
ngày vì sợ vi trùng. 
(7) Mặc dù không biết nhau, Ryder và Klaas cùng là cư dân của Petaluma, một thị trấn nhỏ ở vùng núi 
bắc California. Tháng 10 năm 1993 Klaas bị Richard Allen Davis, một tội phạm hình sự chuyên 
nghiệp, đã từng vào tù ra khám hàng mấy chục lần từ năm 12 tuổi, bắt cóc tại nhà, đem đến một chỗ 
vắng và giết chết. Tháng 8 năm 1996 Davis vị tuyên án tử hình tại tòa thượng thẩm San Jose và hiện 
 73
nay (2009) đang chờ thi hành án ở nhà tù San Quentin, California. Vụ này gây ra một chấn động tâm 
lý cho nước Mỹ và làm thay đổi sâu sắc hệ thống pháp lý bảo vệ trẻ em ở Mỹ. 
8.Abraham Maslow (1908-1970) tâm lý gia Mỹ gốc Do Thái, tác giả của kim tự tháp nhu cầu của con 
người: tầng thứ 5 (dưới cùng) là nhu cầu vật chất như không khí, thức ăn, nước, nghỉ ngơi, tình dục 
Tầng thứ tư: nhu cầu được an toàn, không bị đau ốm, hành hạ, sợ hãi Tầng thứ ba: nhu cầu được 
thương yêu, tin cậy, có gia đình, bạn bè, công việc Tầng thứ hai: nhu cầu được tự tin, tự trọng và 
được mọi người chung quanh tôn trọng. Tầng trên cùng: viên mãn/self actualization, con người đạt 
đến trình độ phát triển cao nhất có thể vươn tới. Ở trình độ này người ta vui vẻ, yêu đời, vị tha, có khả 
năng hài hước và không còn sợ sệt bất cứ điều gì kể cả cái chết. 
9.Hay bị nhầm lẫn với bệnh sợ khi phải ở trong khoảng không gian bị rào kín hay có tường vây kín 
chung quanh/Clithrophobia. 
(10)“Thõng tay vào chợ” trạng thái cao nhất có thể đạt được của Thiền Tông diễn tả qua mười bức 
tranh trâu: Một: Tìm trâu (đi tìm cái tâm của mình.) Hai: Thấy dấu. Ba: Thấy trâu (thấy được tâm.) 
Bốn: Được trâu. Năm: Dắt trâu. Sáu: Cưỡi trâu về nhà (điều khiển được tâm.) Bảy: Quên trâu còn 
người (hoàn toàn làm chủ được tâm, tâm và người là một.) Tám: Người lẫn trâu đều quên (khi đã giác 
ngộ thì tất cả đều là không.) Chín: Trở về nguồn cội (đạt đến Phật tánh.) Mười: Thõng tay vào chợ 
(Không còn phân biệt, chợ cũng chính là Niết Bàn, Phật và Chúa ở cùng ta.) 
(11) Ngoài Liệu pháp lấy con người làm trung tâm, còn có: Hiện hữu liệu pháp/Existential therapy: phát 
xuất từ Anh. Loài người hiện hữu một cách cô đơn trên thế giới, có thể có cảm giác cuộc đời vô 
nghĩa. Để tránh cảm giác này mỗi người phải được giúp để đặt ra những giá trị, những ý nghĩa, những 
chọn lựa cho bản thân và đạt được trạng thái tự do, lành mạnh và lạc quan. 
Liệu pháp Gestalt/Gestalt therapy: phát xuất từ Đức. Chú trọng cảm xúc và ứng xử của khách hàng trong 
hiện tại thay vì đề cập những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Liệu pháp Gestalt giúp khách hàng nhận 
ra những nhu cầu trong hiện tại của bản thân và phương cách thỏa mãn những nhu cầu đó một cách 
chính đáng để trở nên lành mạnh. Liệu pháp Gestalt được biết đến nhiều qua phương pháp nói chuyện 
với cái ghế trống không qua đó khách hàng được hướng dẫn tưởng tượng nhân vật liên quan đến vấn 
nạn đang ngồi trước mặt, nói chuyện với người ấy và tự tưởng tượng các câu trả lời. 
(12) Bùi, Quang Dũng, (2007). Xã Hội Học Nông Thôn (trang 125). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học 
Xã Hội. 
(13) Đặng, Cảnh Khanh & Lê, Thị Quý, (2007). Gia Đình Học (trang 76). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Lý 
Luận Chính Trị. 
(14) Đặng, Cảnh Khanh & Lê, Thị Quý, (2007). Gia Đình Học (trang 19). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Lý 
Luận Chính Trị. 
(15) Phan, Ngọc (2002). Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam (trang 248). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Học. 
(16) Bài thơ “Ghen” nổi tiếng của thi hào Nguyễn Bính trong thi văn Việt Nam là một thí dụ điển hình 
hết sức chính xác về hình thức bạo hành này: Cô nhân tình bé của tôi ơi/ Tôi muốn môi cô chỉ mỉm 
cười/ Những lúc có tôi và mắt chỉ/ Nhìn tôi những lúc tôi xa sôi/ Tôi muốn cô đừng nghĩ đến 
 74
ai/ Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi/ Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ/ Đừng tắm chiều nay biển lắm 
người/Tôi muốn mùi thơm của nước hoa/Mà cô thường xức chẳng bay xa/Chẳng làm ngây ngất người 
qua lại/Dẫu chỉ qua đường khách lại qua/Tôi muốn những đêm đông giá lạnh/ Chiêm bao đừng lẩn 
quẩn bên cô/ Bằng không tôi muốn cô đừng gặp/Một trẻ trai nào trong giấc mơ/ Tôi muốn làn hơi cô 
thở nhẹ/Đừng làm ẩm áo khách chưa quen/Chân cô in vết trên đường bụi/ Chẳng bước chân nào 
được dẫm lên/ Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi/Thế nghĩa là yêu quá mất rồi/Và nghĩa là cô là tất 
cả/Cô là tất cả của riêng tôi. 
Tài liệu tham khảo 
Becvar, Dorothy Stroth & Becvar Raphael J. (2006). Family Therapy: A Systemic Integration. Sixth 
Ed. Boston, MA: Allyn and Bacon. 
Bùi Quang Dũng (2007). Xã Hội Học Nông Thôn. NXB Khoa Học Xã Hội. Hà Nội, Việt Nam 
Burland Joyce C.(1999).National Alliance on Mental Illness. Provider Education Program. USA. Đặng 
Cảnh Khanh & Lê Thị Quý(2007). Gia Đình Học. NXB Lý Luận Chính Trị. Hà Nội, VN. 
Dryden, Windy & Branch, Rhena (2008). The Fundamentals of Rational Emotive Behaviour Therapy. 
West Sussex, England: John Wiley & Sons Ltd. 
Epstein, Laura & Brown Lester (2002). Brief Treatment and a New Look at the Task-Centered 
Approach. Fourth Ed. Boston, MA: Allyn and Bacon. 
Gross, Richard D. (2001). Psychology: The Science of Mind and Behaviour. Fourth Ed. London, 
Hodder & Stoughton Educational. 
Kilpatrick, Allie C. & Holland, Thomas P. (2006). Working With Families: An Integrative Model by 
Level of Needs. Fourth Ed. Boston, MA: Allyn and Bacon. 
Patterson, Lewis E. & Welfel, Elizabeth Reynolds (2000). The Counseling Process. Fifth Ed., 
Belmont, CA: Brooks/Cole. 
Phan Ngọc (2001). Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam. Nhà Xuất Bản Văn 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tu_van_tam_ly.pdf