Giáo trình Triết học Mác - Lênin

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân

con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.

Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở

trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã

trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.

Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo quá trình phát

triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại,

thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.

Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên

thủy. ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và

tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vào

nhau thể hiện quan niệm về thế giới.

Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng

cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người.

Khác với huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết học diễn tả quan niệm của con

người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong

quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự

giác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan. Nếu thế giới quan được

hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức của

các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về

từng mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học, với phương thức tư duy đặc thù đã tạo

nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là

một chỉnh thể. Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; triết học giữ vai

trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi

cộng đồng trong lịch sử.

pdf 214 trang kimcuc 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Triết học Mác - Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Triết học Mác - Lênin

Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Bộ giáo dục và đào tạo 
Giáo trình 
Triết học mác - lênin 
(Dùng trong các trường đại học, cao đẳng) 
(Tái bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung) 
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Đồng chủ biên: 
GS, TS. Nguyễn Ngọc Long - GS, TS. Nguyễn Hữu Vui 
Tập thể tác giả: 
 PGS. TS. Vũ Tình 
PGS.TS. Trần Văn Thụy 
GS, TS. Nguyễn Hữu Vui 
GS, TS. Nguyễn Ngọc Long 
TS. Vương Tất Đạt 
TS. Dương Văn Thịnh 
PGS, TS. Đoàn Quang Thọ 
TS. Nguyễn Như Hải 
PGS, TS. Trương Giang Long 
PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu 
TS. Phạm Văn Sinh 
Th.S. Vũ Thanh Bình 
CN. Nguyễn Đăng Quang 
1
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
 Phần I 
Khái lược về triết học và lịch sử triết học 
Chương I 
Khái lược về Triết học 
I- Triết học là gì ? 
1. Triết học và đối tượng của triết học 
a) Khái niệm "Triết học" 
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian 
(khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh 
cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học 
có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự 
miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu 
biết sâu sắc của con người. 
ở ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang 
hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ 
phải. 
ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp 
cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người 
Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm 
kiếm chân lý của con người. 
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là 
hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại 
với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. 
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm 
những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một 
chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói 
chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể 
hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. 
2
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của 
con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. 
Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, 
với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong 
những điều kiện nhất định sau đây: 
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được 
cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. 
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên 
cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và 
triết học ra đời. 
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực 
tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. 
b) Đối tượng của triết học 
Trong quá trình phát triển, đối tượng của triết học thay đổi theo từng giai đoạn 
lịch sử. 
Ngay từ khi mới ra đời, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao 
hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Đây là nguyên 
nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, triết học là khoa học của mọi khoa 
học, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại. Thời kỳ này, triết học đã đạt 
được nhiều thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển của 
tư tưởng triết học ở Tây Âu. 
Thời kỳ trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời 
sống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học. Nền triết học tự nhiên bị thay bằng 
nền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển một cách chậm chạp trong môi 
trường chật hẹp của đêm trường trung cổ. 
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức 
vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu 
cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học 
thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập. Sự phát triển xã hội 
được thúc đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bởi 
những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của cả khoa học 
tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học. 
Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát 
triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tới 
đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với 
những đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp), 
Xpinôda (Hà Lan)... V.I.Lênin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy vật 
Pháp thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước 
3
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Mác. "Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở 
nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời 
trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy 
vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự 
nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v."1. Mặt khác, tư duy triết học cũng 
được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, 
đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức. 
Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm 
phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò "khoa học của các khoa học". Triết 
học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Hêghen tự coi triết 
học của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa học 
riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học. 
Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ 
XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm "khoa 
học của các khoa học", triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp 
tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và 
nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 
Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọi 
khoa học cụ thể. Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ 
thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tổng 
kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Triết học là 
sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Chính vì tính đặc thù như vậy của đối tượng triết 
học mà vấn đề tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộc 
tranh luận kéo dài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại ở phương Tây 
muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng 
cho mình như mô tả những hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn 
bản... 
Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề 
chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói 
chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh. 
2. Vấn đề cơ bản của triết học 
Triết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên 
quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát để 
giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Theo 
Ăngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là 
vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại"1. 
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr. 50. 
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr. 403. 
4
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ xác định được nền tảng và điểm 
xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định 
lập trường, thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. 
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn. 
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào 
quyết định cái nào? 
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? 
Trả lời cho hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phái 
triết học và các học thuyết về nhận thức của triết học. 
II- Chức năng thế giới quan của triết học 
1. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan 
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân 
con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. 
Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở 
trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã 
trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người. 
Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo quá trình phát 
triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, 
thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. 
Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên 
thủy. ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và 
tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vào 
nhau thể hiện quan niệm về thế giới. 
Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng 
cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người. 
Khác với huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết học diễn tả quan niệm của con 
người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong 
quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự 
giác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan. Nếu thế giới quan được 
hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức của 
các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về 
từng mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học, với phương thức tư duy đặc thù đã tạo 
nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là 
một chỉnh thể. Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; triết học giữ vai 
trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi 
cộng đồng trong lịch sử. 
5
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề 
thuộc về thế giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống 
của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con 
người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần 
dần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố 
định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan 
như một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem 
xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn 
cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là 
tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu 
chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội 
nhất định. 
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới 
quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và 
tri thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học. 
Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lập 
nhau bằng lý luận; đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thông 
thường. 
2. Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết 
a) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm 
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học 
thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và 
quyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành 
các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, những người cho rằng, ý thức, 
tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các nhà duy tâm; họ hợp thành các môn phái 
khác nhau của chủ nghĩa duy tâm. 
- Chủ nghĩa duy vật: 
Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ 
nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. 
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật 
thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất 
đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang 
nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng chủ 
nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải 
thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế. 
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, 
thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ thứ 
XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong 
6
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai 
đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - 
phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn 
ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa 
duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm 
và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục 
hưng. 
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, 
do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được 
V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử 
dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay 
từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, 
chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ 
nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh  ... p. 
Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định của mặt khách 
quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năng suất lao 
động xã hội. Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng quy luật xã hội 
phù hợp với mục đích của con người. 
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả dưới chế độ xã hội chủ 
nghĩa, những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn còn tồn tại. Do đó, để giải quyết 
207
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
đúng đắn quan hệ cá nhân - xã hội, cần phải tránh hai thái độ cực đoan. Một là, chỉ thấy 
cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội, nhu cầu cá nhân chưa 
phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội. Khuynh hướng này có thể dẫn đến chủ nghĩa 
cá nhân. Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân, quan niệm sai lầm về lợi ích xã 
hội, về chủ nghĩa tập thể, thực chất là chủ nghĩa bình quân, coi nhẹ vai trò cá nhân, lợi 
ích cá nhân. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu, lợi ích cá nhân càng đa dạng. Nếu không 
quan tâm đến vấn đề cá nhân, sẽ dẫn đến một xã hội nghèo nàn, chậm phát triển, không 
phù hợp với bản chất của chủ nghĩa xã hội. 
ở nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy sự phát triển của lực 
lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ sở vật chất và văn hóa tinh thần 
ngày càng đa dạng và phong phú. Lợi ích cá nhân ngày càng được chú ý, tạo ra cơ hội 
mới để phát triển cá nhân. Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn tới tuyệt đối hóa lợi ích 
kinh tế, dẫn tới phân hóa giàu nghèo trong xã hội, chứa đựng những khả năng đối lập 
giữa cá nhân và xã hội. Do đó, chúng ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, 
phát huy vai trò nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta là một 
mục tiêu có ý nghĩa quyết định để giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, 
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra: Xây 
dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự 
cường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong 
công nghiệp, có ý thức cộng đồng, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ hài 
hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. 
III- Vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử 
Con người sáng tạo ra lịch sử của mình, song vai trò quyết định sự phát triển xã 
hội là thuộc về quần chúng nhân dân hay của các cá nhân có phẩm chất đặc biệt - vĩ nhân, 
lãnh tụ? 
1. Khái niệm quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử 
a) Khái niệm quần chúng nhân dân 
Quá trình vận động, phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạt động của khối 
đông đảo con người được gọi là quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một cá 
nhân hay một tổ chức, nhằm thực hiện mục đích và lợi ích của mình. 
Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội và những nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời đại mà 
quần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau. 
Như vậy, quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao 
gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới 
sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh 
tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định. 
Khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi các nội dung sau đây: Thứ 
208
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đóng vai 
trò là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân. Thứ hai, những bộ phận dân cư chống 
lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân. Thứ ba, những giai cấp, 
những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực 
tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Do đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi theo sự 
phát triển của lịch sử xã hội. 
b) Khái niệm cá nhân trong lịch sử 
Trong mối liên hệ không rách rời với quần chúng nhân dân, những cá nhân kiệt 
xuất có vai trò đặc biệt quan trọng trong các tiến trình lịch sử; đó là những vĩ nhân, lãnh 
tụ. 
Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, 
nghệ thuật... Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ là những cá nhân kiệt 
xuất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên. 
Để trở thành lãnh tụ gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, lãnh tụ 
phải là người có những phẩm chất cơ bản sau đây: Một là, có tri thức khoa học uyên bác, 
nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại. Hai là, có năng lực tập 
hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào 
nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế và thời đại. Ba là, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân 
dân, hy sinh quên mình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại. 
Bất cứ một thời kỳ nào, một dân tộc nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần 
giải quyết thì từ trong phong trào quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh 
tụ, đáp ứng yêu cầu của lịch sử. 
2. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ 
Cần phải khẳng định rằng, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ là 
quan hệ biện chứng. Tính biện chứng của mối quan hệ trên biểu hiện: 
Thứ nhất, tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ. Không có phong 
trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã 
hội của đông đảo quần chúng nhân dân, thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ. Những cá 
nhân ưu tú, những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại, vì vậy, họ sẽ là nhân tố 
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng. 
Thứ hai, quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích của 
mình. Sự thống nhất về các mục tiêu của cách mạng, của hành động cách mạng giữa 
quần chúng nhân dân và lãnh tụ do chính quan hệ lợi ích quy định. Lợi ích biểu hiện 
trên nhiều khía cạnh khác nhau: lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa... Quan 
hệ lợi ích là cầu nối liền, là nội lực để liên kết các cá nhân cũng như quần chúng nhân 
dân và lãnh tụ với nhau thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Lợi ích đó 
209
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
vận động phát triển tùy thuộc vào thời đại, vào địa vị lịch sử của giai cấp cầm quyền mà 
lãnh tụ là đại biểu, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng để giải quyết mối 
quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp và tầng lớp xã hội. Từ đó, có thể thấy rằng, mức 
độ thống nhất về lợi ích là cơ sở quy định sự thống nhất về nhận thức và hành động giữa 
quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. 
Thứ ba, sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò 
khác nhau của sự tác động đến lịch sử. Tuy cùng đóng vai trò quan trọng đối với tiến 
trình phát triển của lịch sử xã hội, nhưng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự 
phát triển, còn lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển 
của lịch sử. 
Bởi vậy, quan hệ giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ là biện chứng, vừa 
thống nhất vừa khác biệt. 
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, 
đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ. 
a) Vai trò của quần chúng nhân dân 
Về căn bản, tất cả các nhà triết học trong lịch sử triết học trước Mác đều không 
nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong trong tiến trình phát triển của 
lịch sử. Về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên nhân từ quan điểm duy tâm hoặc siêu 
hình về xã hội. 
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo 
chân chính ra lịch sử. Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ 
được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng nhân dân. Hơn 
nữa, tư tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách mạng, 
hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực 
trong đời sống xã hội. 
Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung. 
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp 
sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người 
muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể 
đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng 
nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa 
học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. 
Song, vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần 
chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản 
xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sản xuất 
của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của 
xã hội. 
Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. 
210
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là 
hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, 
đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Trong các cuộc cách mạng 
làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội 
khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của 
quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi 
cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn 
với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng 
nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã 
hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. 
Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần. 
Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, 
văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng 
tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức... của 
nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh 
thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong 
thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. 
Mặt khác, các giá trị văn hóa tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần 
chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến. 
Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh 
thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tùy 
vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác 
nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát 
huy tài năng và trí sáng tạo của mình. 
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân 
dân, như Nguyễn Trãi đã nói: "Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận 
lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết". Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng 
định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và quan điểm "lấy dân làm gốc" 
trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt 
Nam. 
b) Vai trò của lãnh tụ 
Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có nhiệm vụ chủ yếu sau: 
Thứ nhất, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những quy 
luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội. Thứ hai, định hướng chiến 
lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng. Thứ ba, tổ chức lực lượng, giáo 
dục thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhằm hướng 
vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra. 
Từ nhiệm vụ trên ta thấy lãnh tụ có vai trò to lớn đối với phong trào quần chúng 
Lênin viết: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu 
211
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu 
tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"1. Đồng thời, chủ nghĩa Mác 
- Lênin đòi hỏi phải bài trừ tệ sùng bái cá nhân. 
Tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hóa cá nhân người lãnh đạo, sẽ dẫn đến tuyệt đối 
hóa cá nhân kiệt xuất, vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và 
của quần chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ 
của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ 
phục tùng tiêu cực, mù quáng, không phát huy được tính năng động sáng tạo chủ quan 
của mình. Người mắc căn bệnh sùng bái cá nhân thường đặt mình cao hơn tập thể, đứng 
ngoài đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Họ không thực hiện đúng 
chính sách cán bộ của Đảng, vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng, chia rẽ, bè phái, mất 
đoàn kết, tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực, đánh mất lòng tin trong cán bộ và nhân dân, 
phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Vì thế, các nhà kinh điển của 
chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn coi sùng bái cá nhân là một hiện tượng hoàn toàn xa lạ 
với bản chất, mục đích, lý tưởng của giai cấp vô sản. Những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp 
vô sản như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đều hết sức khiêm tốn, gần gũi 
với nhân dân, đề cao vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân, xứng đáng là những 
vĩ nhân kiệt xuất mà toàn thể loài người tôn kính và ngưỡng mộ. 
Câu hỏi ôn tập 
1. Trình bày quan niệm về con người trong triết học trước Mác? 
2. Phân tích vấn đề bản chất con người theo quan điểm của triết học Mác - Lênin? 
3. Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. ý nghĩa của vấn đề này ở nước ta 
hiện nay? 
4. Trình bày vai trò quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. ý nghĩa của vấn 
đề này trong việc quán triệt bài học "lấy dân làm gốc"? 
1. V.I.Lênin: Toàn tập. Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.4, tr. 473. 
212
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
 Mục lục 
Phần I 
Khái lược về triết học và lịch sử triết học 
Chương I: Khái lược về triết học 
Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác 
Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin 
Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại 
Phần II 
Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin 
Chương V: Vật chất và ý thức 
Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật 
Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 
Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 
Chương IX: Lý luận nhận thức 
Chương X: Hình thái kinh tế - xã hội 
Chương XI: Giai cấp và dân tộc 
Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội 
Chương XIII: ý thức xã hội 
Chương XIV: Quan điểm triết học Mác - Lênin về con người 
213
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_triet_hoc_mac_lenin.pdf