Giáo trình Triết học

Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp

cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với

người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm

kiếm chân lý của con người.

Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt

động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư

cách là một hình thái ý thức xã hội.

Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con

người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.

Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song,

với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong

những điều kiện nhất định sau đây:

Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được

cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.

Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên

cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và

triết học ra đời.

Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực

tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

pdf 78 trang kimcuc 8980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Triết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Triết học

Giáo trình Triết học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI 
BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC 
(DÀNH CHO HỌC VIÊN CAO HỌC) 
Người biên soạn: 
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Đễ 
2. Th.S Tô Mạnh Cường 
HÀ NỘI, 2013 
1 
Chương I: 
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 
I.Khái niệm triết học và đối tương nghiên cứu của triết học 
1. Khái niệm triết học 
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian 
(khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh 
cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học 
có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả 
mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc 
của con người. 
Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang 
hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ 
phải. 
Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp 
cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với 
người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm 
kiếm chân lý của con người. 
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt 
động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư 
cách là một hình thái ý thức xã hội. 
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con 
người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. 
Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, 
với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong 
những điều kiện nhất định sau đây: 
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được 
cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. 
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên 
cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và 
triết học ra đời. 
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực 
tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. 
2. Đối tượng của triết học (Học viên tự nghiên cứu) 
II. Tính quy luật về sự hình thành, phát triển của triết học (Học viên tự nghiên cứu) 
2 
III. Vai trò của triết học trong đời sông xã hội 
1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học 
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con 
người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. 
Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, 
với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong 
những điều kiện nhất định sau đây: 
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được 
cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. 
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên 
cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và 
triết học ra đời. 
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; 
nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. 
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân 
con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. 
Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực 
tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở 
thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người. 
Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo quá trình phát 
triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, 
thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. 
Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên 
thủy. ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và 
tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vào 
nhau thể hiện quan niệm về thế giới. 
Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng cao hơn 
lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người. 
Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề 
thuộc về thế giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống 
của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người 
cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần 
hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định 
hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như 
3 
một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét 
chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách 
thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề 
để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan 
trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. 
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới 
quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri 
thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học. 
Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lập nhau 
bằng lý luận; đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thông thường. 
- Chức năng phương pháp luận: 
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các 
nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp 
trong nhận thức và trong thực tiễn. 
Phương pháp luận của triết học chính là phương pháp luận chung nhất. Trong triết 
học, thế giới quan và phương pháp luận không tách rời nhau. 
Mỗi quan điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc phương pháp luận, là lý luận 
về phương pháp. Với tư cách là phương pháp luận chung nhất, triết học đóng vai trò định 
hướng cho con người trong quá trình tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương 
pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, do đó, nó có ý nghĩa quyết định đối với 
thành bại trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. 
2. Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận 
Sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học 
cụ thể, qua khái quát những thành tựu của khoa học cụ thể. Tuy nhiên, triết học lại có vai 
trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể, nó là thế giới quan, phương pháp 
luận cho khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá 
những thành tựu đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, giải pháp cho quá trình 
nghiên cứu khoa học cụ thể. 
Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho thấy điều đó. 
Triết học còn có vai trò to lớn đối với rèn luyện năng lực tư duy của con người. 
Ăngghen từng nói: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao khoa học thì không thể 
không có tư duy lý luận”. 
4 
CHƯƠNG II 
KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 
I. Triết học Ấn Độ cổ - trung đại 
1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ, trung đại 
a. Điều kiện kinh tế - xã hội 
* Kinh tế, chính trị 
- Sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình 
"công xã nông thôn". Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các 
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác coi là "chiếc chìa khoá" để tìm hiểu toàn bộ lịch 
sử ấn Độ cổ đại. 
- Trong xã hội Ấn Độ cổ, trung đại đã phân hoá và tồn tại rất dai dẳng bốn 
đẳng cấp lớn: tăng lữ (Brahman), quý tộc (Ksatriya), bình dân tự do (Vai`sya) và 
tiện nô (K`sudra). Ngoài sự phân biệt đẳng cấp, xã hội ấn Độ cổ đại còn có sự phân 
biệt về chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo. 
* Khoa học, văn hóa 
- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng nhật thực, 
nguyệt thực, đã biết quả đất xoay tròn và tự xoay xung quanh trục của nó. 
- Toán học: phát minh ra số thập phân, tính được trị số ?, biết đại số, biết 
lượng giác, biết phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3. 
- Y học: xuất hiện những danh y nổi tiếng, chữa bệnh bằng cây thuốc, bằng 
thuật châm cứu, chủng đậu, ngoại khoa, v.v.. 
- Văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại mang dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng, tôn 
giáo, tâm linh. 
b. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ, trung đại thành ba 
thời kỳ chính: 
- Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV tr.CN đến thế kỷ VIII 
tr.CN) tư tưởng thần thoại mang tính chất đa thần tự nhiên phát triển thành tính 
chất nhất nguyên, xuất hiện một số tư tưởng duy vật thô sơ tản mạn 
- Thời kỳ thứ hai là thời kỳ cổ điển hay còn gọi là thời kỳ Bàlamôn-Phật 
giáo (khoảng thế kỷ VI tr.CN đến thế kỷ VI) tư tưởng triết lý chia làm hai hệ 
thống: chính thống và không chính thống 
Phái chính thống: Sàmkhya, Mimànsa, Vedànta, Yoga, Nỳaya, Vai`sesika 
Phái không chính thống: Jaina, Lokàyata, Buddha (Phật giáo) 
5 
- Thời kỳ thứ ba là thời kỳ sau cổ điển hay còn gọi là thời kỳ xâm nhập của 
hồi giáo (khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XVIII) là cuộc cạnh tranh uy thế giữa đạo 
Phật, đạo Bàlamôn, đạo Hồi. Đạo Phật suy yếu, đến thế kỷ XII và đầu kỷ nguyên 
mới đạo Bàlamôn phát triển thành đạo Hinđu 
2. Một số nội dung khái quát triết học Ấn Độ cổ-trung đại 
Đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề triết học như bản thể luận, nhận thức luận - chịu 
ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo 
a. Tư tưởng bản thể luận: 
- Bản thể luận thần thoại tôn giáo: 
Họ sáng tạo nên một thế giới các vị thần có tính chất tự nhiên, tượng trưng 
cho sức mạnh của trời, đất, mặt trời, mặt trăng, lửa, gió, mưa, thần ác, thần thiện. 
Vũ trụ có 3 thế lực thiên giới, trần giới, địa ngục. 
Về sau, những nguyên lý trừu tượng duy nhất tối cao được coi là nguồn gốc 
của vũ trụ và đời sống con người là "thần sáng tạo", Brahman "tinh thần tối cao" 
Bahman 
- Tư duy triết học về bản thể luận 
Nội dung căn bản của kinh Upanisad là vạch ra nguyên lý tối cao bất diệt là 
bản thể của vũ trụ vạn vật, giải thích bản tính con người và mối quan hệ giữa đời 
sống tinh thần của con người với nguồn sống bất diệt của vũ trụ, từ đó tìm ra con 
đường giải thoát cho con người ra khỏi sự ràng buộc của thế giới sự vật, hiện 
tượng hữu hình, hữu hạn như phù du này 
- Nhận thức luận 
Upanisad chia nhận thức thành hai trình độ khác nhau: 
Hạ trí: nhận thức sự vật hữu hình tri thức khoa học thực nghiệm; 
Thượng trí: nhận thức "tinh thần vũ trụ tối cao" Brahman. Linh hồn bất tử, đầu thai 
hết thân xác này đến thân xác khác với hình thức khác nhau từ kiếp này sang kiếp 
khác gọi là luân hồi 
b. Tư tưởng giải thoát của triết học tôn giáo Ấn Độ 
Để giải thích nguồn gốc nỗi khổ và cách thức, con đường giải thoát cho con 
người khỏi bể khổ trầm luân. Mục đích của triết học cổ đại là tìm phương tiện, 
cách thức, con đường giải thoát. 
Giải thoát là phạm trù triết học tôn giáo ấn Độ dùng để chỉ trạng thái tinh 
thần, tâm lý, đạo đức của con người thoát khỏi sự ràng buộc của thế giới trần tục 
và nỗi khổ của cuộc đời. 
Để giải thoát thì phải dày công tu luyện theo đạo đức giới luật, tu luyện trí 
tuệ, trực giác thực nghiệm tâm linh, chiêm nghiệm nội tâm lâu dài. Đạt tới giải 
6 
thoát là đạt tới siêu thoát, vượt ra khỏi sự ràng buộc của thế tục, hoàn toàn tự do, tự 
tại. 
Nguồn gốc của tư tưởng giải thoát do điều kiện kinh tế-xã hội ấn Độ cổ đại 
quy định đồng thời do các nhà triết học ấn Độ ít chú trọng ngoại giới, coi trọng tư 
duy hướng nội, đi sâu vào thế giới tâm linh con người. Nó biến đổi cùng với sự 
biến đổi của xã hội. 
Tư tưởng giải thoát thể hiện tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, phản ánh đặc 
điểm, yêu cầu của xã hội ấn Độ đương thời. Nó chưa giải thích được nỗi khổ, mới 
dừng lại ở mặt tinh thần, tâm lý, đạo đức. Không phải là biến đổi cách mạng hiện 
thực 
Tóm lại: Nền triết học ấn Độ được xác lập và hình thành từ những tôn giáo 
khác nhau, từ ấn giáo cổ truyền, từ Phật giáo cho đến Hồi giáo, Ki tô giáo đều 
được dân tộc ấn giang tay đón nhận phát triển theo tính tự nhiên, theo quan điểm 
"Hãy sống và để cho người khác sống với" 
II. Triết học Trung Quốc cổ, trung đại 
1. Điều kiện kinh tế - xã hội và nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ- 
trung đại 
a. Điều kiện ra đời: 
- Về tự nhiên: TQ cổ đại đất đai rộng, chia làm hai miền, miền bắc lạnh khô, sản 
vật nghèo. Miền nam ám áp, sản vật phong phú, phong cảnh đẹp. 
- Về kinh tế - xã hội: Thời Đông Chu 770-221 Tr.CN sở hữu tư nhân về ruộng đất, 
xã hội phân hoá giàu nghèo sâu sắc, các thế lực cát cứ tranh giành nhau, chiến tranh triền 
miên, khốc liệt. Xã hội Trung Hoa lúc này rơi vào tình trạng hỗn loạn, "Vương đạo" suy 
vi, "Bá đạo" nổi lên lấn át "Vương đạo", tình trạng như Khổng Tử than phiền: "quân bất 
quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử". 
- Xuất hiện 103 trường phái triết học, tranh luận về trật tự xã hội cũ, đề ra hình 
mẫu cho xã hội tương lai. Ảnh hưởng lớn nhất là 3 phái Nho, Mặc, Đạo 
- Nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ, trung đại là hầu hết các học thuyết có xu 
hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung 
bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị 
nước. 
b. Quá trình hình thành và phát triển triết học Trung Quốc cổ, trung đại 
- Thời Tam đại: Hạ, Thương, Chu (thiên niên kỷ II-I Tr.CN) xuất hiện các biểu t-
ượng “đế” “thượng đế”, “quỷ thần”, “âm dương”, “Ngũ hành”. Thời Đông Chu (770-
221Tr.CN) quá độ nô lệ sang phong kiến, tư tưởng triết học đã có hệ thống 
7 
- Thời Tần Hán:Thiên hạ thống nhất, giai cấp thống trị yêu cầu thống nhất tư 
tưởng, các trường phái lần lượt dung hợp với Phật giáo tạo nên nền văn hoá huy hoàng, 
xán lạn, là thời kỳ cực thịnh của xã hội phong kiến 
- Từ thời Tống trở về sau nho học được đề cao : thời hậu kỳ của XHPKTQ, biểu 
hiện của nó là Lý học - dung hợp đạo Phật vào Nho. Từ đời Thanh về sau tranh cãi xung 
quanh phạm trù Hữu và Vô (động và tĩnh), tâm và vật (tri và hành)Thời kỳ thứ nhất (từ 
thế kỷ thứ IX trở về trớc): Những tư tưởng triết học ít nhiều đã xuất hiện, nhưng chia 
thành một hệ thống. 
2. Một số nội dung triết học Trung Quốc cổ, trung đại 
a. Tư tưởng bản thể luận 
- Nho gia 
 Khổng tử nói đến trời, đạo trời và mệnh trời. Mạnh tử hình thành quan niệm "thiên 
mệnh" 
Thời Chiến Quốc, Tuân Tử “trời đất hợp lại thì vạn vật sinh ra, âm dương giao tiếp 
với nhau thì sinh ra biến hoá” 
Thời nhà Hán, theo Vương Sung (27-107) cho rằng nguyên khí là yếu tố đầu tiên 
của thế giới 
- Đạo gia 
Coi bản nguyên thế giới là "Đạo", Đạo sáng tạo ra vạn vật, vạn vật nhờ đó mà sinh 
ra, sự sinh ra vạn vật theo trình tự đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh r ... TSX của giai cấp thống trị mà suy tới cùng là 
xác lập và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị. 
3. Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử 
a. Các kiểu và hình thức nhà nước dưa trên sự đối kháng giai cấp 
- Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến (tập quyền và phân quyền), nhà nước tư bản 
(cộng hòa và quân chủ lập hiến). 
b. Kiểu nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 
- Theo Angghen, đó là nhà nước “nửa nhà nước”. 
+ Thích ứng với thời kỳ quá độ 
+ Mang bản chất giai cấp vô sản 
+ Bên cạnh chức năng trấn áp còn coi trọng chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới về 
mọi mặt. 
II. Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và lịch sử tư tưởng triết học về nhà nước pháp 
quyền 
a. Khái niệm nhà nước pháp quyền 
- Khái niệm “Nhà nước pháp quyền” và “NNPQ xã hội chủ nghĩa” còn khá mới mẻ, mang 
tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta. 
- Là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp 
luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân. 
- Đặc trựng: 
+ Pháp luật ngự trị cao nhất, tuyệt đối. 
71 
+ Quyền lực nhà nước thể hiện được lợi ích và ý chí của đại đa số nhân dân. Do vậy, nhà 
nước được xây dựng theo mô hình chế độ dân chủ. 
+ Bảo đảm mối quan hệ hữu cơ giữa quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân. 
Quyền công dân thuộc về trách nhiệm của nhà nước và ngược lại. 
Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng nguyên tắc “tam quyền phân lập” là nguyên tắc đặc 
trưng của nhà nước pháp quyền. 
b. Tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền trong lịch sử 
- Những tư tưởng coi trọng pháp luật trong cai trị và quản lý xã hội có từ thời cổ đại 
phương Đông (Tuân Tử, Hàn Phi Tử) và phương Tây (Hê-ra-clit, Platon, A-rít-
tốt); Tây Âu trung cổ (Tômat Đa-canh); Tây Âu cận đại đạt tới trình độ lý thuyết 
hoàn chỉnh về nhà nước pháp quyền. (Xpi-nô-da, Lốc-cơ, Can-tơ, Heghen, Mông-
tex-ki-ơ, Rút-xô) 
+ Xpi-nô-da: sáng lập ra lý thuyết “pháp quyền tự nhiên”. Một khi pháp luật phù hợp với 
tự nhiên thì nó cũng có nghĩa là phù hợp với bản tính tự nhiên của con người. 
+ Lốc-xơ: đặt nền móng cho sự ra đời lý thuyết tam quyền phân lập tư sản. 
+ Can-tơ: Con người là chủ thể quyền lực. Nhà nước phải phục tùng pháp luật, tức là 
phục tùng bản tính tuyệt đối của con người và con người cũng phải phục tùng 
mệnh lệnh tối cao của chính bản tính mình. 
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
a. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 
Là nhà nước của dân, do dân, vì dân; đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, trên cơ sở liên 
minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức, là công cụ chủ yếu để 
nhân dân xây dựng một quốc gia dân tộc độc lập XHCN theo mục tiêu dân giàu, nước 
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình. 
b. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XNCH Việt Nam trong điều kiện phát 
triển KTTT định hướng XHCN 
Thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN tất yếu đòi hỏi phải xây dựng và hoàn 
thiện, tăng cường vai trò của nhà nước. Đó là nhà nước pháp quyền, trong đó, pháp luật là 
tối thượng trong điều hành và quản lý kinh tế-xã hội. 
72 
CHƯƠNG XII: 
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY 
DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 
I. Một số quan điểm triết học phi Mác-xít về con người 
1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông 
- Phật giáo: Con người là sự kết hợp danh và sắc, đời sống con người trên trần thế là tạm 
bợ, cuộc sống vĩnh hằng ở “Niết bàn”. Con người có trần tục tính (tham, sân, si, vô minh, 
ái dục) và Phật tính (giác ngộ về cõi niết bàn). Cuộc đời do chính bản thân con người 
quyết định thông qua quá trình tạo nghiệp. 
- Nho giáo: Giải thích con người trên cơ sở đạo đức . 
+ Khổng Tử:”Tính tương cận, tập tương viễn”. 
+ Mạnh Tử : “duy thiện”. 
+ Tuân Tử: “Duy ác”. 
- Lão giáo: Con người sinh ra từ “Đạo”, nên phải sống “vô vi” 
2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây 
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người là tiểu vũ trụ. 
Triết học Tây âu trung cổ xem con người là sản phẩm của thượng đế. 
Triết học Tây âu Phục hưng - cận đại đề cao vai trò trí tụê con người, xem con người là 
thực thể có lý tính. 
Triết học cổ điển Đức đề cao con người và vai trò hoạt động của con người. 
+ Hêghen : Con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, con người có khả năng nhận 
thức giới tự nhiên. 
+ Phoiơbắc: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, là thực thể biết tư duy”. 
Triết học trước Mác xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thần 
hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt sinh học mà không thấy mặt xã hội của con 
người. 
II. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về con người 
1. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người 
“Phơ- bách hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con ngời. Nhưng bản chất con người 
không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực 
của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” (C.Mác và ph.Ăngghen: 
Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.11). 
a. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội 
Trong 2 mặt đó Mác coi trọng mặt xã hội trong việc hình thành bản chất con người. 
- Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội. 
73 
Không có con người trừu tượng, thoát ly hoàn cảnh lịch sử-xã hội. Con người luôn xác 
định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể và con người bị những điều kiện lịch sử xã 
hội đó chi phối. 
Con ngời sống, hoạt động trong một xã hội, một thời đại, trong những điều kiện lịch sử 
nhất định, cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. 
Từ đó, con ngời mới hình thành và thực hiện đợc bản chất thật sự của mình. 
- Bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mang tính xã hội. làm cho con 
người khác con vật. 
Bản chất con người được hình thành và biến đổi cùng với quá trình biến đổi của xã hội 
Phơ- bách coi bản chất con người là cái vốn có, trừu tượng, tự nhiên, bất biến. 
- Quan hệ giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội của con người 
Có quan điểm cho rằng Mác đã phủ nhận mặt tự nhiên của con người, phủ nhận cái sinh 
vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người? 
- Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống xã hội đồng thời cũng 
biến đổi chính bản thân mình. Con người trong tính hiện thực của nó. 
- Bản thân quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội của con người trong sản xuất cũng hình 
thành và biến đổi với sự biến đổi quan hệ giữa con người với tự nhiên. Điều đó có nghĩa 
là các quan hệ xã hội quy định bản chất con người không tách rời, cô lập với quan hệ giữa 
con người với tự nhiên. 
- Phải xem xét các quan hệ xã hội cấu thành bản chất con ngời trong sự liên hệ "tổng hoà" 
của chúng. 
Sự thống nhất cái chung toàn nhân loại với cái đặc thù giai cấp, dân tộc trong cái riêng 
của mỗi cá nhân con ngời. 
b. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử (Học viên tự nghiên cứu) 
2. Quan điểm triết học Mác - Lênin về giải phóng con người 
Triết học mác-xít mang tính nhân văn thể hiện toàn bộ suy nghĩ và tình cảm của Mác 
trong cuộc đấu tranh cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng của cả nhân loại và 
của mỗi con người. 
Theo Mác, nhiệm vụ chính của triết học, là góp phần thực hiện sự nghiệp giải phóng con 
người. khắc phục tình trạng tha hoá . Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà còn 
cải tạo thế giới. 
"Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân 
con người sống" 
Tính nhân văn của triết học Mác đã được thể hiện rõ ràng trong các phạm trù của chủ 
nghĩa duy vật biện chứng, nhất là trong chủ nghĩa duy vật lịch sử như lý luận hình thái 
kinh tế - xã hội, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, lý luận về cách mạng xã hội ... 
Đó là điều mà những người phê phán triết học Mác đã không thấy 
74 
Chủ nghĩa nhân đạo được phát triển, đáp ứng yêu cầu giải phóng con người trong thời đại 
mới, gắn liền với các quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội và 
bạo lực cách mạng ... với quan điểm nhân văn. 
Triết học Mác xuất phát từ con người và nhằm mục đích cao nhất là giải phóng con 
người, nghiên cứu những vấn đề chung nhất về con người như bản chất của con người, 
thế giới quan, tư duy, đạo đức, tín ngưỡng, thẩm mỹ của con người, các quan hệ cá nhân 
và xã hội, quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại, vai trò của quần chúng nhân dân và cá 
nhân trong lịch sử v.v.. mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học triết học. 
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do Đảng ta 
lãnh đạo 
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 
Tư tưởng nhân văn của Người được hình thành từ hoàn cảnh sống và chiến đấu của bản 
thân và cũng từ sự kế thừa một cách sáng tạo những truyền thống nhân văn của dân tộc và 
thời đại. 
Chứng kiến tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa khác, Người đã đi 
đến kết luận rằng ở đâu chủ nghĩa thực dân cũng tàn ác, ở đâu các dân tộc thuộc địa cũng 
đau khổ. 
Lòng yêu thương con người nô lệ mất nước Việt Nam đã mở rộng thành lòng yêu thương 
con người nô lệ mất nước trên toàn thế giới. khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam mở 
rộng thành khát vọng giải phóng các dân tộc thuộc địa. 
2. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong cách mạng Việt Nam 
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân 
dân lao động 
- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc 
- Giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện 
- Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động 
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách 
mạng 
Người viết “chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là 
đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người". 
Hồ Chí Minh chỉ dùng khái niệm “phẩm giá con người”, “giải phóng con người". Và 
trong bản bổ sung cho Di chúc, Người viết: "đầu tiên là công việc đối với con người". 
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở ba nội dung sau đây: 
Một là, sự cảm nhận, cảm thông hết sức sâu sắc mọi niềm đau nỗi khổ của con người nô 
lệ và con người cùng khổ. 
Hai là, quyết tâm hy sinh chiến đấu để giải phóng con người và đem lại tự do hạnh phúc 
cho con người . 
75 
Ba là, tin tưởng tuyệt đối ở khả năng tự giải phóng của con người và không ngừng rèn 
luyện, phát huy khả năng ấy. 
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, 
là trẻ hay già, trai hay gái,... Hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm 
lòng nhân ái của Người. 
Tấm lòng nhân ái bao la của Hồ Chí Minh được đặt trên một cơ sở khoa học. Người đã 
chỉ ra nguồn gốc của niềm đau, nỗi khổ của con người nô lệ - mất nước và của con người 
cùng khổ. 
Người đã chỉ rõ con đường giải phóng của con người Việt Nam, 
Suốt đời đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của mỗi người, lo trước thiên hạ vui sau thiên 
hạ. Hồ Chí Minh chăn lo tất cả, chỉ quên cho riêng mình. 
Theo Người, mỗi cá nhân cũng như mỗi công đồng người đều có ưu điểm, khuyết điểm, 
mặt tốt mặt xấu, mặt được mặt chưa được, ... hết sức phong phú, như năm ngón tay dài 
ngắn khác nhau. 
Người nâng niu trân trọng khuyến khích mặt tốt, mặt thiện trong con người lấy đó làm 
biện pháp giúp đỡ những người có thói hư, tật xấu. 
Đối với Hồ Chí Minh con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách 
mạng. 
Đối với Hồ Chí Minh con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách 
mạng. 
Người đã chỉ ra rằng: ?đằng sau sự phục tùng tiêu cực người Đông Dương dấu một cái gì 
đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến". 
c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện 
Để phục vụ cho sự nghiệp giải phóng con người, Hồ Chí Minh phê phán cách nhìn nhận 
chỉ chú trọng đức mà coi nhẹ tài, hoặc chỉ chú trọng tài mà coi nhẹ đức. Về đào tạo con 
người, Người chú trọng sự thống nhất giữa trí, nhân, dũng. 
IV. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay 
1. Con người Việt Nam trong lịch sử 
- Con người Việt Nam hình thành dưới sự tác động đa dạng của các điều kiện tự nhiên và 
xã hội: 
+ Sự tác động của môi trường - địa lý; 
+ Đời sống kinh tế; 
+ Lịch sử giữ nước; 
+ Môi trường văn hoá. 
- Mặt tích cực: 
Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; 
Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; 
76 
Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; 
Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; 
Tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. 
- Mặt hạn chế: 
Truyền thống dân chủ làng xã; 
Tập quán sản xuất tiểu nông; 
Đề cao thái quá kinh nghiệm; 
Tính hai mặt của một số truyền thống. 
2. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 
Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay 
- Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, chống đặc quyền, 
đặc lợi, phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ lợi ích con người là mục đích cao 
cả của mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội. 
Mục tiêu cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta là đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho cả 
cộng đồng và mỗi thành viên của cộng đồng với tư cách cá nhân. kết hợp hài hoà lợi ích 
của xã hội và lợi ích của cá nhân , cần phải kết hợp chặt chẽ giữa sự phát triển kinh tế với 
từng bước thực hiện công bằng xã hội. 
Tránh hai thái độ cực đoan: 
Một là, 
Chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội, chỉ đòi hỏi xã hội 
mà không thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Đó là chủ nghĩa cá nhân cần phê phán. 
Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân. về chủ nghĩa tập thể, bình quân , coi nhẹ 
việc hình thành và phát huy bản sắc cá nhân, tài năng cá nhân, xem thường các nguyện 
vọng, tâm tư, ý kiến của cá nhân. 
Gắn liền chính trị với kinh tế, vật chất và tinh thần, truyền thống và hiện đại, dân tộc và 
thế giới. 
Phát huy tiềm năng vô tận của con người trong giai đoạn mới. 
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 nêu mục tiêu phấn đấu về con người 
như sau: 
“Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân,... Nguồn lực con 
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an 
ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình 
thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao". 
Phấn đấu cho hạnh phúc con người trong một xã hội công bằng 
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, có thành phần kinh tế và bộ máy hành chính sự 
nghiệp của Nhà nước. phân phối theo lao động. 
Tất cả đều phải được thể chế hoá bằng pháp luật, công bằng xã hội được đảm bảo bằng 
77 
pháp luật. 
Đào tạo những con người của xã hội văn minh: 
Để “trồng người”, giáo dục là biện pháp quan trọng bậc nhất. giáo dục và đào tạo cùng 
với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. 
Hồ Chí Minh nêu lên khẩu hiệu "chống giặc đói, chống giặc dốt" là bước khởi đầu, cũng 
là nhiệm vụ thường xuyên của sự nghiệp mở mang dân trí. 
78 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_triet_hoc.pdf