Giáo trình Tổ chức sản xuất - Công nghệ ô tô

Khái niệm

Xí nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở

giao dịch ổn định được đăng ký sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá

hoặc tiến hành hoạt động dịch vụ nhằm sinh lợi và đáp ứng yêu cầu của thị

trường. Sau khi đăng kí và được Nhà nước cho phép hoạt động, mọi xí

nghiệp đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng

trước pháp luật. Ngoài các xí nghiệp hiện nay nước ta phát triển mạnh các

doanh nghiệp như: các nhà máy, công ty, tổng công ty, nông trường.

Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, loại hình dịch vụ được

phát triển mạnh và ngày càng giữ một vị trí quan trọng. Một số loại dịch vụ như:

- Dịch vụ y tế: tư vấn, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ,

- Dịch vụ Bưu điện

- Dịch vụ vui chơi giải trí

- Dịch vụ ăn uống nhà hàng, khách sạn.

- Dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm.

- Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa.

- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Dịch vụ du lịch.

- Dịch vụ tư vấn.

- Dịch vụ thẩm mỹ,

pdf 57 trang kimcuc 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức sản xuất - Công nghệ ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức sản xuất - Công nghệ ô tô

Giáo trình Tổ chức sản xuất - Công nghệ ô tô
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ 
GIÁO TRÌNH 
Môn học 
TỔ CHỨC SẢN XUẤT 
NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành kèm theo Quyết định số:...) 
HÀ NỘI 2012 
 1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và 
tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU MH 16 
LỜI GIỚI THIỆU 
Ngày nay tổ chức sản xuất đã phát triển rất mạnh và được ứng dụng 
rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học và đời sống. Chính vì vậy kiến thức tổ 
chức sản xuất rất cần thiết cho sinh viên trong quá trình đào tạo ngành công 
nghệ ôtô, cũng như mọi ngành khác. Giáo trình này biên soạn để làm tài liệu 
giảng dạy cho môn học Tổ chức sản xuất cho sinh viên hệ cao đẳng chuyên 
ngành công nghệ ôtô, ngoài ra cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh 
chuyên ngành khác. Về nội dung giáo trình được đề cập một cách có hệ 
thống kiến thức quan trọng theo chương trình khung 2010 cho môn tổ chưc 
sản xuất, ngành công nghệ ôtô. Các chương mục đã được xắp xếp theo một 
trật tự nhất định để đảm bảo tính hệ thống chuyên môn. 
Giáo trình bao gồm: 
Chương 1: Khái niệm chung về tổ chức và quản lý sản xuất. 
Chương 2: Nguyên lý cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất 
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thị trường 
Chương 4: Lập kế hoạch sản xuất và quản lý kế hoạch 
Chương 5: Cách thức đánh giá và phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm 
Chương 6: Mở rộng và phát triển doanh nghiệp. 
Do thời gian có hạn, là một giáo viên chuyên ngành công nghệ ôtô, 
hiểu biết về môn học Tổ chức sản xuất còn hạn chế, chắc chắn rằng giáo 
trình không tránh khỏi thiếu sót rất mong đóng góp ý kiến của các bạn đọc để 
kỳ tái bản sau được hoàn hảo hơn. 
Xin chân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, khoa Động lực trường 
Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng 
nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. 
 Hà Nội, ngày..tháng. năm 2012 
 Tham gia biên soạn 
1. Chủ biên: Hoàng Văn Thông 
 2
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC TRANG 
Lời giới thiệu 1 
Mục lục 2 
Chương 1: Khái niệm chung về tổ chức và quản lý sản xuất. 4 
Chương 2:Nguyên lý cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất 21 
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thị trường 26 
Chương 4: Lập kế hoạch sản xuất và quản lý kế hoạch 38 
Chương 5: Cách thức đánh giá và phương pháp quản lý chất 
lượng sản phẩm 
44 
Chương 6: Mở rộng và phát triển doanh nghiệp. 52 
Tài liệu tham khảo 56 
 3
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TỔ CHỨC SẢN XUẤT 
Mã số của môn học: MH 16 
Thời gian của môn học: 30 giờ. (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 0 giờ) 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học 
- Vị trí 
Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: 
MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MĐ 
18, MĐ 19 
- Tính chất: Là môn học cơ sở bắt buộc. 
- Ý nghĩa: giúp cho sinh viên sau khi ra trường có một kiến thức nhất định về tổ 
chức quản lý sản xuất áp dụng hợp lý vào thực tế trong sản xuất kinh doanh, nâng 
cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh như sử dụng có hiệu quả về nguyên, 
nhiên liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong xí nghiệp. Nâng cao hiệu 
quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 
- Vai trò: Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm, nguyên lý cơ bản về 
tổ chức sản xuất, hiểu biết về một số loại hình doanh nghiệp. Những kiến thức cơ 
bản về phương pháp nghiên cứu, phân tích thị trường, lập kế hoạch, quản lý và tổ 
chức sản xuất, là những kiến thức cơ bản nhất để ứng dụng vào hoạt động sản 
xuất, kinh doanh khi ra trường. 
Mục tiêu của môn học 
+ Trình bày được hệ thống tổ chức và quản lý sản xuất và kỹ thuật, các biện 
pháp xử lý biến động trong sản xuất và bố trí nguồn lực cho các hoạt động sản 
xuất 
+ Trình bày được các bước cơ bản khi lập kế hoạch, đánh giá và quản lý 
chất lượng sản phẩm 
+ Lập được kế hoạch, chế độ theo bảng kê tổng hợp, theo dõi và quản lý 
sản xuất một cách có hệ thống, hiệu quả kinh tế cao 
+ Nghiên cứu và phân tích thị trường để có các biện pháp chiến lược nhằm 
tạo lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp 
+ Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong tổ chức sản xuất 
+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc. 
 4
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ 
QUẢN LÝ SẢN XUẤT 
Mã số của chương 1: MH 16 - 01 
Mục tiêu 
- Trình bày được các khái niệm cơ bản, vai trò và vị trí, các đặc điểm và yêu cầu 
cơ bản của xí nghiệp sản xuất công nghiệp 
- Phân tích rõ các khái niệm cơ bản về việc tạo lập doanh nghiệp vừa và nhỏ 
- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong tổ chức sản xuất. 
Nội dung 
1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT 
Mục tiêu 
 - Trình bày được các khái niệm, vai trò và vị trí của xí nghiệp sản xuất công 
nghiệp. 
1.1 Khái niệm 
Xí nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở 
giao dịch ổn định được đăng ký sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá 
hoặc tiến hành hoạt động dịch vụ nhằm sinh lợi và đáp ứng yêu cầu của thị 
trường. Sau khi đăng kí và được Nhà nước cho phép hoạt động, mọi xí 
nghiệp đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng 
trước pháp luật. Ngoài các xí nghiệp hiện nay nước ta phát triển mạnh các 
doanh nghiệp như: các nhà máy, công ty, tổng công ty, nông trường. 
Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, loại hình dịch vụ được 
phát triển mạnh và ngày càng giữ một vị trí quan trọng. Một số loại dịch vụ như: 
- Dịch vụ y tế: tư vấn, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ, 
- Dịch vụ Bưu điện 
- Dịch vụ vui chơi giải trí 
- Dịch vụ ăn uống nhà hàng, khách sạn. 
- Dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm. 
- Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa. 
- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách. 
- Dịch vụ du lịch. 
- Dịch vụ tư vấn. 
- Dịch vụ thẩm mỹ, 
Các dịch vụ là một tổ chức sống, nó được lập ra theo mục đích của chủ 
sở hữu, phát triển hưng thịnh hoặc sa sút mà nếu không có giải pháp có thể 
sẽ dẫn tới phá sản. 
1.2 Vai trò 
Để duy trì cuộc sống của con người và xã hội phải có những cơ sở 
 5
 đáp ứng các nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Xí nghiệp ra 
đời và tồn tại chính là đơn vị trong nền kinh tế quốc dân, trực tiếp sản suất ra 
sản phẩm hàng hoá, là nơi cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của 
người tiêu dùng, tạo ra các của cải và các dịch vụ để thoả mãn những nhu 
cầu đó. 
+ Quá trình hoạt động, xí nghiệp mua các yếu tố đầu vào như nguyên 
liệu, máy móc, thiết bị,Để sản xuất ra của cải vật chất bán cho các doanh 
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, thông qua đó để thu lợi nhuận. 
+ Xí nghiệp, doanh nghiệp là nơi cung cấp nguồn tài chính chủ yếu 
cho đất nước thông qua đóng thuế và các khoản tài chính khác, góp phần làm 
tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. 
1.3 Vị trí của xí nghiệp sản xuất 
+ Sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao 
cho xã hội. 
+ Tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động dư thừa trong nước và ngày càng 
nâng cao đời sống cho người lao động. 
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh các 
chủ trương, chính sách, pháp luật, luật kinh tế, 
+ Quá trình hoạt động, doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào như nguyên 
liệu, máy móc, thiết bị,Để sản xuất ra của cải vật chất bán cho các doanh 
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, thông qua đó để thu lợi nhuận. 
+ Tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động kinh doanh 
+ Xí nghiệp, doanh nhiệp là nơi cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho đất 
nước thông qua đóng thuế và các khoản tài chính khác, góp phần làm tăng 
trưởng nền kinh tế quốc dân. 
+ Không ngừng đầu tư phát triển doanh nghiệp đi đôi với nâng cao đời sống 
người lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tật tự an toàn, an ninh xã hội. 
2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất 
công nghiệp. 
Đặc điểm 
- Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch 
- Là một pháp nhân đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật 
- Có đăng ký ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ; quy mô nhằm mục đính thực 
hiện các hoạt động kinh doanh. 
- Giám đốc xí nghiệp nhà nước do nhà nước cử để thay mặt Nhà nước quản 
lý và điều hành, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt 
 6
 động của xí nghiệp, doanh nghiệp. 
3. ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 
Mục tiêu 
- Trình bày được khái niệm và đặc tính của các loại hình doanh nghiệp 
3.1 Khái niêm về doanh nghiệp 
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên gọi, có địa chỉ được thành lập 
để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá hoặc 
tiến hành hoạt động dịch vụ nhằm sinh lợi và đáp ứng yêu cầu của thị trường. 
Doanh nghiệp bao gồm: Các nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng, nông 
trường, công trường. 
Sau khi đăng kí và được Nhà nước cho phép hoạt động, mọi doanh nghiệp 
đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp 
luật. 
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường có hai lĩnh vực 
kết hợp chặt chẽ với nhau: 
+ Hoạt động sản xuất: Là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào như lao 
động, phương tiện, vật tưđể tạo ra của cải vật chất cho xã hội. 
+ Hoạt động lưu thông, phân phối hàng hoá và dịch vụ: là quá trình bán 
sản phẩm hoặc dịch vụ để thu tiền, thực hiện việc trả lương. 
+ Tuy nhiên tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp mà có thể thực hiện sản 
xuất hay kinh doanh toàn bộ hay một phần của công việc (VD: doanh nghiệp 
chỉ sản xuất một bộ phận chi tiết trong xe máy, doanh nghiệp chỉ làm đại lí 
phân phối mà không bán lẻ,) 
Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay, loại hình dịch vụ được 
phát triển mạnh và ngày càng giữ một vị trí quan trọng. Một số loại dịch vụ 
như: 
- Dịch vụ y tế: tư vấn, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ, 
- Dịch vụ Bưu điện 
- Dịch vụ vui chơi giải trí 
- Dịch vụ ăn uống nhà hàng, khách sạn. 
- Dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm. 
- Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa. 
- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách. 
- Dịch vụ du lịch. 
- Dịch vụ tư vấn. 
- Dịch vụ thẩm mỹ,  
Doanh nghiệp là một tổ chức sống, nó được lập ra theo mục đích của 
chủ sở hữu, phát triển hưng thịnh hoặc sa sút mà néu không có giải pháp có 
 7
 thể sẽ dẫn tới phá sản. 
3.2 Phân loại doanh nghiệp 
3.2.1 Phân loại doanh nghiệp theo hình thức sở hữu vốn. 
 Doanh nghiệp tư nhân: Là Doanh nghiệp mà vốn của tư nhân bỏ ra 
đầu tư để xây dựng và phát triển Doanh nghiệp (Tư nhân có thể là một cá 
nhân hay một tập thể cá nhân) 
 Doanh nghiệp liên doanh: Là Doanh nghiệp hợp vốn của nhà nước và của 
tư nhân, bao gồm: 
+ Doanh nghiệp liên doanh giữa chủ tư nhân nước ngoài với doanh nghiệp 
nhà nước. 
+ Doanh nghiệp liên doanh giữa Doanh nghiệp nước ngoài với Doanh nghiệp 
trong nước. 
 Doanh nghiệp Nhà nước: Là Doanh nghiệp mà vốn đầu tư do Nhà 
nước bỏ ra giao cho tập thể quản lý, sử dụng vào việc sản xuất, kinh doanh, 
dịch vụ nhằm mục đích sinh lời, tạo việc làm cho người lao động và phát 
triển kinh tế xã hội. 
 Doanh nghiệp Hợp doanh: (Công ty cổ phần) Vốn do nhiều tư nhân 
hợp lại. Hiện nay, để nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tự chủ của các 
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước đang chuyển dần thành các công ty cổ 
phần. Toàn bộ vốn của doanh nghiệp (Bao gồm cả tài sản, nhà xưởng, đất 
đai, hàng hoá, tiền mặt,) được chia thành nhiều cổ phần, mọi cá nhân có đủ 
điều kiện sẽ được sở hữu một số cổ phần nhất định, lợi nhuận hàng năm được 
chia cho các cổ đông theo tỷ lệ số lượng cổ phần. 
3.2.2 Phân loại doanh nghiệp theo qui mô. 
+ Doanh nghiệp nhỏ. 
+ Doanh nghiệp vừa. 
+ Doanh nghiệp lớn. 
+ Việc phân loại dựa vào doanh thu hàng năm, vào số lượng lao động 
trong doanh nghiệp. Hiện nay ở nước ta chủ yếu là Doanh nghiệp vừa và 
nhỏ, rất ít Doanh nghiệp lớn. Những Doanh nghiệp lớn thường là các tổng 
công ty do Nhà nước quản lý. 
3.2.3 Phân loại theo ngành nghề. 
+ Doanh nghiệp Công nghiệp. 
+ Doanh nghiệp Nông nghiệp. 
+ Doanh nghiệp y tế. 
+ Doanh nghiệp Xây dựng. 
3.2.4 Phân loại theo trình độ sản xuất. 
+ Doanh nghiệp thủ công. 
 8
+ Doanh nghiệp có công nghệ cao. 
3.2.5 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động. 
+ Doanh nghiệp sản xuất. 
+ Doanh nghiệp lưu thông. 
+ Doanh nghiệp dịch vụ. 
+ Doanh nghiệp du lịch 
Trước đây, các Doanh nghiệp nước ta thường là thủ công, trang thiết 
bị nghèo nàn, lạc hậu, nên sản xuất khó phát triển, hàng hoá chất lượng kém, 
khả năng cạnh tranh thấp. Trong những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư 
thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng sức cạnh 
tranh cho Doanh nghiệp đã được Nhà nước quan tâm, được các cơ sở sản 
xuất mạnh dạn đầu tư, áp dụng. 
4. KHẢO SÁT CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 
Mục tiêu 
- Phân tích rõ các khái niệm cơ bản về việc tạo lập doanh nghiệp vừa và nhỏ 
4.1 Doanh nghiệp Nhà nước. 
 Khái niệm. 
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư 
vốn và tổ chức quản lý điều hành vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tạo 
việc làm cho người lao động. 
 Đặc điểm. 
Mọi tài sản, vật tư, vốn, sản phẩm làm ra đều thuộc sở hữu của nhà nước, 
của toàn dân. 
Giám đốc doanh nghiệp do nhà nước cử để thay mặt Nhà nước quản lý 
và điều hành, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt 
động của doanh nghiệp. 
 Vai trò và nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước trong nền sản xuất hàng 
hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của 
nhà nước hiện nay. 
Sau hoà bình lập lại (1954), Miền Bắc bước vào xây dựng Chủ nghĩa 
xã hội, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã có những tác dụng tích cực 
trong việc huy động sức người và của cải vật chất phục vụ cho công cuộc 
giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Mô hình nền kinh tế như vậy 
được kéo dài cho đến những năm đầu của thập kỉ 80 và đã bộc lộ những mặt 
hạn chế yếu kém như: Sản xuất chậm phát triển, tính trì trệ trong công tác 
nảy sinh nên đã không phát huy được tính chủ động sáng tạo trong công việc. 
Chính vì những lí do đó mà nền kinh tế nước ta ngày càng kém xa các nước 
trong khu vực cũng như trên thế giới. Năm 1981, việc thực hiện giao ruộng 
 9
đất cho nông dân đã mang lại hiệu quả to lớn, từ chỗ thiếu lương thực chúng 
ta đã từng bước tự túc được lương thực để rồi từ năm 1989 chúng ta đã là 
nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Thái Lan). Chính 
sách đó đã tạo tiền đề cho một công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế. Năm 
1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết về 
đổi mới toàn diện nền kinh tế, từng bước xoá bỏ bao cấp, tạo điều kiện cho 
các doanh nghiệp tự vận động theo cơ chế thị trường. Thành phần tham gia 
làm kinh tế được mở rộng, doanh nghiệp được quyền chủ động sản xuất kinh 
doanh, Nhà nước đóng vai trò quản lí và điều tiết nền kinh tế. 
Để thực hiện được việc quản lí và điều tiết nền kinh tế, ổn định thị trường 
Nhà nước chủ động nắm giữ các doanh nghiệp nhà nước trọng yếu như: 
+ Các cơ sở kết cấu hạ tầng: Giao thông đường sắt, đường biển, hàng không, 
bưu chính viễn thông, điện lực, 
+ Những cơ sở quan trọng trong công nghiệp n ... 
- Việc tuyển dụng phải có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng và được thông báo 
trên các phương tiện thông tin đại chúng 
- Những người được tuyển chọn đều làm việc theo chế độ hợp đồng, 
 thời gian hợp đồng phụ thuộc vào công việc đòi hỏi, trong thời hạn hợp 
 48 
 đồng bên nào vi phạm đều phải bồi thường. 
+ Đối với việc sử dụng lao động 
- Phân công và bố trí phải đáp ứng 3 yêu cầu: năng lực, sở trường, và 
nguyện vọng của mỗi người 
- Đảm bảo đủ việc làm cho người lao động 
- Các công việc giao cho người lao động phải có cơ sở khoa học: có 
định mức, điều kiện và khả năng hoàn thành, đảm bảo yêu cầu hoàn thành 
nhiệm vụ được giao 
- Mọi công việc giao cho công nhân đều phải quy định rõ chế độ trách 
nhiệm 
- Việc sử dụng phải đi đôi với việc đào tạo để nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu mới của cơ chế thị trường. 
5.3 TỔ CHỨC THÙ LAO LAO ĐỘNG 
Mục tiêu 
- Trình bày được khái niệm về tiền lương, vai trò đòn bẩy, chức năng và các hình 
thức tiền lương trong doanh nghiệp. 
Khái niệm tiền lương: 
Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng 
lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công 
việc. Mức lương người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu 
do Nhà nước quy định. 
Tiền lương một phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực quan hệ sản xuất, do 
đó tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển 
và ngược lại nó sẽ kiềm hãm sản xuất. 
 Quan điểm cơ bản về tiền lương 
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tiền lương phải được trả 
theo đúng giá trị sức lao động, điều đó có nghĩa là: 
- Tiền lương phải được trả theo đúng cấp bậc công việc 
- Tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh 
của đơn vị 
- Phải gắn tiền lương thực tế với tiền lương danh nghĩa 
- Doanh nghiệp phải trả lương đúng thời hạn quy định để ổ định đời 
sống cho người lao động 
- Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ việc làm để ổn định và tiến tới tăng 
mức thu cho người lao động 
- Trong cùng một đơn vị phải đảm bảo trả lương công bằng hợp lý. 
 Vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương 
Muốn cho các mặt quản lý đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao, một vấn 
 49 
 đề quan trọng là phải có một chế độ tiền lương hợp lý cho lao động. 
Xét về mặt kinh tế: tiền lương đóng vai trò quyết định trong ổn định 
và phát triển kinh tế gia đình. Người lao động dùng tiền lương để trang trải 
các chi phí trong gia đình, phần còn lại để tích luỹ tạo điều kiện cho người 
lao động yên tâm, phấn khởi làm việc, đó chính là động lực thúc đẩy sản xuất 
phát triển. Ngược lại, sẽ làm cho mức sống của họ giảm sút, gặp khó khăn về 
kinh tế, không tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển. 
Xét về mặt chính trị - xã hội : Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến 
tâm tư tình cảm của người lao động đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã 
hội. Nếu tiền lương cao sẽ ảnh hưởng tích cực. Ngược lại, họ sẽ không tha 
thiết với doanh nghiệp, chán nản công việc, oán trách xã hội, thậm chí mất 
lòng tin vào xã hội, vào tương lai. 
Các chức năng của tiền lương 
Như trên phân tích, ta thấy tiền lương giữ vai trò quan trọng trong 
công tác quản lý, trong đời sống và cả về mặt chính trị xã hội. Để giữ vững 
vai trò quan trọng trên, tiền lương phải thể hiện được 4 chức năng sau: 
- Tiền lương phải đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động. 
- Đảm bảo vai trò kích thích của tiền lương, vì sự thúc ép của tiền 
lương, người lao động phải có trách nhiệm cao đối với công việc, tiền lương 
phải tạo được niềm say mê nghề nghiệp 
- Bảo đảm vai trò điều phối lao động của tiền lương, với tiền lương thỏa 
đáng người lao động tự nhận mọi công việc được giao, dù ở đâu, làm gì? 
- Vai trò quản lý của tiền lương: doanh nghiệp sử dụng công cụ tiền 
lương không chỉ với mục đích tạo điều kiện vật chất cho người lao động mà 
còn với mục đích khác là thông qua tiền lương mà kiểm tra, theo dõi, giám 
sát người lao động làm việc theo ý đồ của mình, đảm bảo tiền lương chi ra 
phải đem lại kết quả và hiệu quả rõ rệt. 
Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 
+ Hình thức tiền lương theo thời gian 
Là số tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc. 
Tiền lương theo thời gian được chia làm 2 loại chính là tiền lương theo thời 
gian gỉản đơn và tiền lương theo thời gian có thưởng. 
- Tiền lương theo thời gian giản đơn là tiền lương trả cho người lao 
động chỉ căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc, không xét đến 
thái độ lao động và kết quả công việc 
- Tiền lương theo thời gian có thưởng là ngoài tiền lương giản đơn còn 
nhận một khoản tiền thưởng do kế quả tăng năng suất lao động, nâng cao 
chất lượng sản lhẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu hoặc hoàn thành xuất sắc 
 50 
 nhiệm vụ được giao. 
+ Hình thức tiền lương theo sản phẩm: 
Là hình thức tiền lương mà số tiền người lao động nhận được căn cứ 
vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành. Trong thực tế có 5 
hình thức trả lương theo sản phẩm: 
- Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế 
- Tiền lương theo sản phẩm tập thể 
- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp 
- Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến 
- Tiền lương khoán 
+ Tiền thưởng: 
Khái niệm: 
 Tiền thưởng là khoản bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nữa 
nguyên tắc phân phối theo lao động, trả đúng giá trị sức lao động đã hao phí 
Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều hình thức thưởng khác nhau như 
thưởng sáng kiến, tiết kiệm, chất lượng, an toàn, tăng năng suất lao 
độngCăn cứ vào thành tích và giá trị làm lợi, giám đốc quyết định tỉ lệ và 
mức thưởng. 
Các hình thức thưởng 
- Thưởng theo một chỉ tiêu 
Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm: thưởng cho những công nhân 
đạt nhiều sản phẩm có chất lượng cao hoặc làm giảm tỷ lệ phế phẩm cho phép 
- Thưởng tiết kiệm vật tư: căn cứ để quy định chỉ tiêu thưởng là định mức tiêu 
hao nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. 
- Thưởng theo 2 chỉ tiêu: tăng số lượng đi đôi với tăng chất lượng. 
Mục đích là khuyến khích công nhân không chỉ tăng số lượng mà cần tăng cả 
chất lượng. 
- Thưởng theo 3 chỉ tiêu: số lượng, chất lượng và ngày công 
 Nguyên tắc thưởng là khuyến khích tăng cả số lượng, chất lượng và 
ngày công, ngược lại không hoàn thành thì sẽ phạt vật chất. Điều kiện 
thưởng là nếu 1 trong 3 chỉ tiêu bị điểm không thì không được thưởng 
- Thưởng theo 4 chỉ tiêu: số lượng, chất lượng, ngày công và tiết kiệm 
Về số lượng, chất lượng chia làm 3 loại ABC. Loại A hoàn thành định mức 
100%, loại B hoàn thành định mức từ 90-99%, loại C hoàn thành định mức 
từ 80 – 89 %. 
 Về ngày công cũng chia làm 3 loại ABC. Loại A làm việc 24 
ngày/tháng, loại B làm việc 18-23 ngày/tháng, loại C làm việc 18 ngày/ tháng. 
 Về tiết kiệm cũng chia làm 3 loại ABC . Sau khi xác định loại của 
 51 
 từng người, phải quy các loại đó ra 3 điểm. Loại A được 5 điểm, loại B được 
4 điểm, loại C được 3 điểm 
Điều kiện thưởng là công nhân nào vi phạm 1 trong 4 chỉ tiêu sẽ bị 
loại C và không được thưởng. Tiền thưởng cụ thể của từng người không căn 
cứ vào loại AB mà căn cứ vào tổng số điểm để xếp nhóm thưởng. Nhóm 1 
được 20 điểm, nhóm 2 từ 17-19 điểm, nhóm 3 dưới 17 điểm. 
Tiền thưởng được tính cho 1 điểm sau đó nhân với tổng số điểm. 
+ Điều kiện và mức thưởng 
- Điều kiện thưởng là những quy định tối thiểu mà công nhân phải đạt được 
trở lên mới được thưởng, không đạt được mức đó sẽ không được thưởng. 
- Mức thưởng: Tuỳ đối tượng mà có mức thưởng khác nhau. Khi xây dựng 
mức thưởng cần chú ý: 
 Căn cứ vào tính chất phức tạp và tầm quan trọng của công việc, điều 
kiện lao động ở từng bộ phận, từng người. 
 Bảo đảm mối quan hệ giữa công nhân làm lương sản phẩm với lương 
thời gian, giữa công nhân chính và công nhân phụ, giữa lao động trực tiếp và 
gián tiếp 
Bảo đảm vai trò động viên vật chất của tiền thưởng, đặc biệt trong 
điều kiện hiện nay. 
Câu hỏi ôn tập 
1. Trình bày nội dung sử dụng thời gian, chất lượng và cường độ lao động? 
2. Trình bày khái niệm định mức lao động? tác dụng của định mức lao động? 
3. Nêu khái niệm, chức năng, vai trò tiền lương? Các hình thức tiền lương trong 
doanh nghiệp? 
 52 
Chương 6: MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 
Mã số của chương 6: MH 16 - 06 
Mục tiêu: 
- Đánh giá đầy đủ các hoạt động của doanh nghiệp 
- Khảo sát, tham quan các mô hình doanh nghiệp điển hình 
- Nắm bắt thị trường: Vật liệu, vật tư, cung cầu, nhân lực liên quan, địa bàn để có 
chiến lược mở rộng doanh nghiệp 
- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong luật doanh nghiệp. 
Nội dung: 
6.1 Ý NGHĨA CỦA VIỆC MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 
Mục tiêu 
- Trình bày được ý nghĩa của việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp 
Ý nghĩa 
- Chứng tỏ được ưu thế của doanh nghiệp trên thị trường 
- Trình độ quản lý của doanh nghiệp đạt đến một trình độ nhất định 
- Giải quyết việc làm cho nhiều lao động. 
- Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu của con người. 
Các nguyên tắc cần tuân thủ trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp. 
- Trước khi tính đến việc phát triển doanh nghiệp của mình, việc đầu tiên là 
bạn phải có một một cơ sở nền tảng vững chắc để từ đó phát triển. Bạn phải 
tìm ra những điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp kể cả những cái 
đang có lời. 
- Việc mở rộng và phát triển của donh nghiệp sẽ thu được kết quả nếu bạn rút 
ra được những bài học kinh nghiệm từ hoạt động trong thới gian qua của 
doanh nghiệp. 
- Khi các kế hoạch mở rộng và phát triển doanh nghiệp đã được thực hiện , 
bạn phải dựa vào những nhà quản lý mà bạn đã uỷ thác trách nhiệm cho họ. 
Khi đó sẽ không có ai để lừa dối được bạn về cách quản lý. Từ đó bạn xây 
dựng cho mình những kinh nghiệm. 
- Cần nhớ rằng sau khi doanh nghiệp đã được mở rộng thì bạn phải kiểm tra và 
áp dụng những hệ thống đã và đang được sử dụng trong ngành nghề của bạn. 
- Hãy tách biệt việc kinh doanh của bạn với những tài sản cá nhân càng xa 
càng tốt. Đừng nhập nhằng giữa tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp. 
Những điều nên và không nên khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp. 
Những đều nên: 
- Tiết kiệm tiền 
- Kiên trì trong lĩnh vực mà bạn yêu thích 
 53 
- Hiểu biết về doanh nghiệp của mình trước khi bạn bắt đầu mở rộng và phát 
triển doanh nghiệp 
- Bắt chước những thành công của người khác trong lĩnh vực kinh doanh của mình 
- Hãy chuyên môn hóa cho dù với một sản phẩm 
- Tìm một sản phẩm hoạc dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu hoặc mong 
muốn, được khách hàng cho là không có sản phẩm thay thế, không chịu ảnh 
hưởng của việc điều chỉnh giá 
- Đưa ra mức giới hạn về trách nhiệm của bạn. 
- Tìm cho mình một luật sư, một kế toán và đại lý bảo hiểm trước khi bạn bắt đầu. 
- Chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh 
- Lập danh mục các điểm mạnh, yếu để so sánh trước mỗi quyết định quan trọng. 
- Xây dựng cho bạn một kế hoạch kiểm soát nội bộ. 
- Quay lại chia sẻ với cộng đồng 
Những đều không nên: 
- Không bao giờ ký hợp đồng nếu luật sư của bạn chưa kiểm tra. 
- Không nên vội vã. 
- Tránh các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng – lĩnh 
vực không có quyền định giá. 
- Không cạnh tranh với những kẻ có khả năng tiêu diệt đối thủ cùng ngành 
nghề, trừ khi bạn có một mảng thị trường riêng biệt. 
6.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 
Mục tiêu 
 - Đánh giá đầy đủ các hoạt động của doanh nghiệp 
Nội dung 
Trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp, bạn cần nhìn nhận lại 
hoạt động của doanh nghiệp bằng cách đánh giá những mặt sau đây: 
- Vốn đầu tư: Xác định vốn đến thời điểm chuẩn bị mở rộng và phát triển 
doanh nghiệp. 
- Vốn lưu động phát sinh trong quá trình kinh doanh và vốn cần huy động 
thêm (huy động từ nguồn nào) 
- Doanh thu 
- Giá trị các sản phẩm còn tồn kho 
- Giá trị các hợp đồng còn tồn tại 
- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 
- Chí phí nguồn năng lượng 
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động 
- Nguồn nhân lực lao động. 
+ Tổng số lao động tuyển mới 
 54 
+ Tổng số lao động lớn tuổi 
+ Tổng số lao động phải đào tạo lại 
+ Tổng số lao động có đền cuối kỳ 
6.3 TỔ CHỨC HỘI THẢO, LẬP KẾ HOẠCH 
Mục tiêu 
- Trình bày được nội dung tổ chức hội thảo, lập kế hoạch 
Nội dung 
- Lập kế hoạch 
Trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp, nên tham vấn với luật 
sư, người phụ trách kế toán và đại lý bảo hiểm để tạo ra lợi ích cho những 
nhân viên tương lai cũng như cho doanh nghiệp. Mục đích là tạo ra lợi ích đủ 
để tuyển dụng và gữi những nhà quản lý suất sắc. Những khoản dự phòng 
cần được cân nhắc cho việc nghỉ hưu, bảo hiểm y tế, nghỉ dưỡng và các 
khỏan phụ cấp cho ngày nghỉ lễ, 
 Trong kế hoạch mở rộng và phát triển doanh nghiệp cần chú ý các vấn 
đề sau: 
- Mở rộng và phát triển đến mức độ nào 
- Xác lập cơ sở pháp lý của quy mô sản xuất kinh doanh mới. 
- Lượng vốn cần huy động để mở rộng và phát triển doanh nghiệp, nguồn 
vốn này huy động ở đâu. 
- Lực lượng các bộ quản lý, điều hành, kỹ thuật có khả năng đáp ứng nhu cầu 
mở rộng và phát triển doanh nghiệp không? 
- Nguồn nhân lực hiện có có đáp ứng đòi hỏi khi mở rộng và phát triển doanh 
nghiệp không? Những ai cần đào tạo thêm, số lượng cần tuyển mới, tuyển 
mới ở những vị trí nào? 
- Hệ thống kho tàng, nhà xưởng đáp ứng được ở mức độ nào khi mở rộng và 
phát triển doanh nghiệp 
- Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khi mở rộng và phát triển doanh 
nghiệp. Sản phẩm nào là sản phẩm chiến lược trong quá trình mở rộng và 
phát triển doanh nghiệp. 
- Khả năng và thời gian thu hồi vốn 
- Dự báo những rủi ro, thiệt hại. 
6.4 Thu thập, xử lý thông tin và xin ý kiến 
Mục tiêu 
- Trình bày được nội dung thu thập, xử lý thông tin 
Nội dung 
- Nội dung chủ yếu thu thập các thông tin, xác định nhu cầu thông tin, đối 
tượng nhận thông tin,việc thu nhận thông tin ban đầu. Bằng nhiều hình thức 
 55 
khác nhau như: kiểm kê, thống kê, quay phim, chụp ảnh,Một cách thường 
xuyên những hiện tượng kinh tế phát sinh trong thị trường và doanh nghiệp. . 
- Gia công xử lý thông tin 
+ Trước hết tổng hợp số liệu. 
+ Tổ chức hệ thống sổ sách thống kê khoa học. 
+ Cải tiến kỹ thuật tính toán. 
Sau đó làm tốt việc sử lý thông tin, phân tích tình hình, nêu các mặt tốt 
sấu, những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả đạt được, Nếu không phân 
tích thì các số liệu thu được không có ý nghĩa và căn cứ để ra quyết định 
đúng trong công tác mở rộng phát triển doanh nghiệp. 
Kết quả của toàn bộ thông tin để xin ý kiến cấp trên. 
6.5 CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI 
 Căn cứ vào kế hoạch mở rộng và phát triển, doanh nghiệp chuẩn bị 
đầy đủ các vấn đề. Chỉ mở rộng và phát triển doanh nghiệp khi điều kiện đã 
chín muồi. 
Câu hỏi ôn tập 
1.Trình bày ý nghĩa của việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp? Các nguyên 
tắc cần tuân thủ trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp? Nêu những 
điều nên và không nên khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp?. 
2.Trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp, cần đánh giá lại những mặt 
nào của doanh nghiệp? 
3.Trong kế hoạch mở rộng và phát triển doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề 
gì? 
 56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Tổng cục dạy nghề (2012), Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất, Tổng cục 
dạy nghề ban hành, Hà Nội. 
- Nguyễn Thượng Chính (2006), Giáo trình Tổ chức sản xuất, Nhà xuất bản Hà 
Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_san_xuat_cong_nghe_o_to.pdf