Giáo trình Tiếng Việt 8 (Cách biểu đạt ngôn ngữ) - Phần 2

Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống mới thấy rõ

lời nói của văn nghệ cần thiết đến mức nào. Những người tù chính trị thường

kể lại những ngày trong các sở mật thám Tây ngày trước. Giữa bốn bức tường

cao chăng dây thép gai điện, quanh đi quẩn lại trong một cái sân, một cái hành

lang, hàng tháng, hàng năm, tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài đã im hẳn.

pdf 81 trang thom 06/01/2024 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiếng Việt 8 (Cách biểu đạt ngôn ngữ) - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tiếng Việt 8 (Cách biểu đạt ngôn ngữ) - Phần 2

Giáo trình Tiếng Việt 8 (Cách biểu đạt ngôn ngữ) - Phần 2
75
BÀI 6
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Hướng dẫn học
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một tài năng lớn. Ông đỗ tú tài khi mới 
17 tuổi. Đang còn đi học mà ông đã viết sách triết học như Triết học nhập môn 
(1942), Triết học Căng (1942), Triết học Nitsơ (1942), Triết học Anhxtanh (1942), và 
Siêu hình học (1942), tất cả đều viết bằng tiếng Việt từ trước khi tiếng Việt đủ 
sức trở thành ngôn ngữ chính thức trong nhà trường Việt Nam độc lập. 
Ông là đại biểu trẻ nhất trong Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân 
chủ cộng hòa, năm 1946. 
Ông viết văn xuôi, tiểu thuyết Xung kích (1951) giải thưởng văn nghệ 1951–
1952, Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận 
trên cao (1967), đặc biệt là hai tập của tiểu thuyết Vỡ bờ (1962) đầy tham vọng sử 
thi hiện đại. 
Ông viết kịch, Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975), Giấc mơ (1983), Rừng 
trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Người đàn bà hóa đá (1980), Tiếng 
sóng (1980), Cái bóng trên tường 
(1982), Trương Chi (1983), và Hòn 
cuội (1986). 
Ông còn viết nhạc. Ca khúc 
Diệt phát xít (1045) của ông ngày 
nay vẫn vang lên trước mỗi bản 
tin đài Tiếng nói Việt Nam. Bài hát 
Người Hà Nội (1946) của ông được 
các chiến sĩ Thủ đô hát giữa vòng 
vây giặc Pháp, rồi lan tỏa khắp nơi 
như lời hứa trở lại Thủ đô hoàn 
toàn độc lập.
Về thơ, ông viết Đất nước, Nhớ, 
Bài thơ Hắc Hải, Lá đỏ với một giọng 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
76
thơ khác, không còn mang hơi hướng Thơ mới nhưng nhiều khi chưa mới hẳn 
của nhiều nhà thơ mới khác. 
Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in 
trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956). Trước 
đó, ông cũng viết tiểu luận Nhận đường. Tiểu luận của ông không nói lý luận 
có tính “giáo khoa” mà như là tâm sự của người đồng hành nói ra những rung 
cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ. “Văn nghệ phụng sự chiến đấu nhưng 
chính chiến đấu đem đến cho văn nghệ một sức sống mới”, ông viết trong Nhận 
đường. Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ các bạn sắp học đây có thể coi là 
tâm sự của người nghệ sĩ về cách thức biểu đạt nghệ thuật trong cuộc sống luôn 
cần tiếng nói của những văn nghệ sĩ dấn thân.
Mời các bạn cùng học.
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Tác phẩm văn nghệ nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực 
tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi, mà muốn nói một 
điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một phần của mình góp vào cuộc sống 
chung quanh, Nguyễn Du viết:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nào phải để cho ta biết mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm chúng ta 
rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã biết nhìn thấy trong cảnh vật, rung 
động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm 
thấy trong lòng ta cũng có sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy. Tất cả những 
cảnh, những tình, những con người, những sự việc của một cuốn tiểu thuyết, 
nếu chỉ làm cho trí tò mò hiểu biết của ta được thỏa mãn thì đóng quyển sách 
lại cũng không còn gì. Nhưng chúng ta đọc những dòng chữ cuối cùng rồi, 
chúng ta biết đầu đuôi câu chuyện rồi, chúng ta biết nàng Kiều mười lăm năm 
đã chìm nổi những gì, hay là Anna Karênina1 đã chết thảm khốc ra sao, chúng 
ta không còn cần biết gì thêm, mà vẫn còn ngồi mãi trước trang sách chưa 
1 Anna Karênina: Vai chính một cuốn tiểu thuyết của Tônxtôi.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
77
muốn gấp, đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương 
vất những vui buồn không bao giờ quên được nữa: chúng ta vừa nghe thấy lời 
gửi từ mấy trăm năm trước của Nguyễn Du hay Tônxtôi.
Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luân lý hay một triết 
lý về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lý, hoặc xã 
hội. Nếu truyện Kiều rút lại chỉ còn là:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Hoặc:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
thì tác phẩm của Nguyễn Du sẽ biến thành một thứ “Phật giáo diễn ca”, cũng 
như Anna Karênina sẽ biến thành “Bác ái giáo diễn thuyết”. Không, lời gửi của 
một Nguyễn Du, một Tônxtôi, cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và 
sâu sắc hơn. Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không chỉ là mấy học 
thuyết luân lý, triết học mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, 
phẫn khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao 
nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra được hàng ngày 
chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt 
con người trước kia ta chưa biết nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn 
đề mà ta ngạc nhiên tìm ngay ra trong tâm hồn chúng ta nữa. Mỗi tác phẩm 
lớn như rọi vào tất cả chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh 
sáng ấy từ bây giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi sự việc ta sống, mọi 
con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những nghệ sĩ 
lớn đem tới được cho cả một thời đại họ một cách sống của tâm hồn.
Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống mới thấy rõ 
lời nói của văn nghệ cần thiết đến mức nào. Những người tù chính trị thường 
kể lại những ngày trong các sở mật thám Tây ngày trước. Giữa bốn bức tường 
cao chăng dây thép gai điện, quanh đi quẩn lại trong một cái sân, một cái hành 
lang, hàng tháng, hàng năm, tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài đã im hẳn. 
Mỗi lần nghe xích sắt ở cổng lớn kêu loảng xoảng, tất cả những người được 
thả ra sân không ai bảo ai tụm lại đứng chờ. Cổng sắt mở thoáng, bao nhiêu 
con mắt đổ dồn nhìn qua khe cổng: đầu bên kia dẫy hành lang sâu hun hút của 
các buồng giấy, các phòng tra tấn, tít đằng xa, một góc phố nhỏ đưa tới tòa án 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
78
đề hình. Một góc phố nhỏ, hai ba người đi qua, một chiếc xe kéo, mỗi lần chỉ 
thoáng thấy từng ấy mà như được sống lại vài phút. Những ngày bưng bít tối 
đen ấy, giữa tiếng kêu rú không còn là tiếng người suốt ngày đêm từ căn phòng 
tra vẳng xuống, mỗi buổi trưa, một anh nào nằm kể Kiều. Cả dẫy “vi-ô-lông” 
(phòng giam, tiếng Pháp – BT) xúm xít chung quanh.
Những người chiến sĩ không chịu nhận, không chịu tan mình ra trong cái 
ngạt thở sợ sệt, đe dọa, mà bọn mật thám định đem úp chụp lên đầu họ, chăng 
kín chung quanh họ. Những câu Kiều, những bài thơ yêu, những nhân vật tiểu 
thuyết, những tiếng hát, tất cả giữ cho những người bị giam cầm vẫn buộc chặt 
lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, 
có những vui buồn khó nhọc hàng ngày.
Hiện nay, các anh em làm việc trong những cơ quan bí mật nhiều hay ít 
của cuộc kháng chiến, chắc cũng thấy rõ những bài hát, quyển truyện, bài thơ 
giữ cho chúng ta vẫn ở trong cuộc sống thường, và làm tươi mát sinh hoạt khắc 
khổ hàng ngày. Nói như bộ đội, văn nghệ giữ cho chúng ta “đời cứ tươi”. Câu 
nói đùa mà nhận rõ cái kỳ diệu của nhân loại là văn nghệ. Chúng ta nhận rõ 
cái kỳ diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông không 
phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, 
mà bị tù chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những 
người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối sống tối tăm, 
vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca 
dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao từ bao giờ truyền 
lại đã gieo vào bóng tối những tâm hồn lờ mờ ấy một ánh sáng, lay động những 
cảm nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời 
nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả 
dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ làm cho tâm hồn họ thực sự được 
sống. Lời gửi từ văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện, 
với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng trí tuệ, nhất là tri thức.
Có lẽ văn nghệ rất kỵ “tri thức hóa” nữa. Một nghệ thuật đã tri thức hóa 
thường trừu tượng khô héo. Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi 
đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày. Vì văn nghệ không thể xa lìa 
cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là 
cần lao. Chiến đấu cũng là môt hình thức cần lao, nói bằng danh từ khoa học, 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
79
con người trước hết là con người sản xuất. Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ 
giao nhau của tâm hồn con người với cuộc đời hành động, cuộc đời sản xuất, 
cuộc đời làm lụng hàng ngày, giữa thiên nhiên và giữa những người làm lụng 
khác. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp 
xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình 
tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu của chính văn nghệ. Tônxtôi nói vắn tắt: 
Nghệ thuật là tiếng nói của linh cảm.
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu 
tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong 
nghệ thuật, tư tưởng ngay từ cuộc sống hàng ngày xẩy ra, và thấm trong tất 
cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là tri thức trừu tượng 
một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một 
bức tranh hay một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, 
có bao giờ để trí óc ta nằm lười yên một chỗ. Nhưng nghệ sĩ không đến mở 
một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học 
hay triết học. Anh chỉ làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi tự những con người, 
những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ được 
khơi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tưởng trong nghệ 
thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng 
sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ 
xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất 
cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có tri thức, đọc lần thứ hai chậm hơn, 
đòi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, 
người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt rời trang giấy.
Nếu bảo văn nghệ là mượn sự việc để tuyên truyền, thì ít ra đó là một 
loại tuyên truyền rất đặc biệt. Chất đem tuyên truyền là cả sự sống con người, 
và cách tuyên truyền cũng không giống chút nào với cách diễn thuyết trong 
một cuộc mít tinh chẳng hạn. Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên 
truyền, mà chính vì thế đã truyền hiệu quả sâu sắc hơn cả. Nghệ sĩ truyền điện 
thẳng vào tâm hồn chúng ta. Đó là điểm mầu nhiệm của nghệ thuật. Tác phẩm 
vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người 
sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm 
giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm 
hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
80
vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng 
ta phải tự bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn 
nghệ lại tạo được tâm hồn, làm cho con người vui buồn được nhiều hơn, yêu 
thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, 
sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những 
biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng 
hơn là cho con người tự xây dựng được. Trên nền tảng cuộc sống, và trước hết 
cuộc sống sản xuất của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã 
hội. “Nghệ sĩ là kỹ sư của tâm hồn”.
(Nguyễn Đình Thi)
Luyện tập
1. Thảo luận: Trong hình minh họa ở đầu bài, đó là lời bài thơ nào của 
Nguyễn Đình Thi chúng ta đã học? 
2. Thảo luận: Từng bạn dùng mô hình về Cách biểu đạt – Cái được biểu 
đạt và các dẫn chứng đã cho trong các sách Văn Lớp 6, Văn Lớp 7, có 
thể thêm các dẫn chứng do các bạn tự tìm ra, để chứng minh ý kiến 
của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong bài tiểu luận này.
3. Thảo luận về vai trò “kỹ sư tâm hồn” của nhà văn Nguyễn Đình Thi. 
Lấy dẫn chứng để minh họa cho một nghệ sĩ giỏi: người đó thành 
công nhờ cả Cách biểu đạt cũng như Cái được biểu đạt hay chỉ cần 
một vế thôi? 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
81
BÀI 8
THẬT LÀ QUÁ ĐẸP!
Hướng dẫn học
Văn bản dưới đây lấy từ bộ sách Thú vui tư 
duy do nhà xuất bản Tri thức tổ chức dịch và xuất 
bản năm 2012. 
Nội dung cuốn sách dẫn chúng ta vào lĩnh 
vực bao trùm cả nghệ thuật, lối sống, phong cách, 
ngôn ngữ, thậm chí cả đạo đức nữa. 
Thế nào là Đẹp?
Con người có thể có chung quan niệm về cái 
Đẹp không? Nếu dễ dàng có chung quan niệm về 
cái Đẹp, thì đã chẳng có câu nói “về màu sắc và 
thị hiếu, chẳng ai tranh biện được với ai hết”. 
Nhưng nói như vậy, phải chăng cũng có 
nghĩa là chấp nhận sống chung với cái có thể bị 
ta coi là không đẹp, thậm chí coi là xấu? 
Cuốn sách này, cũng như hướng giáo dục nghệ thuật của chương trình 
Cánh Buồm, gợi ý rằng từng con người phải chủ động làm ra cái Đẹp thì mới đạt 
đến sự am tường thực sự về cái Đẹp. 
Làm ra cái Đẹp, tuy là làm ra những sản phẩm nằm bên ngoài con người, 
nhưng lại là dịp nhào nặn tâm hồn con người, phẩm chất bên trong con người.
Cái Đẹp không là thứ “ăn sẵn” để có thể mua được bằng tiền. 
Cái Đẹp cũng không là thứ “ăn cướp” được để làm giàu cho những kẻ có 
sức mạnh.
Cái Đẹp là thứ con người phải làm ra thì mới đạt tới những chuẩn mực 
chung, và cũng chính vì thế mà đạt tới sự khoan nhượng trước những sản 
phẩm của cái Đẹp còn chưa vừa mắt mình.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
82
Có nghĩa là, con người phải được tự do làm ra cái Đẹp. Nhưng con người 
cũng chịu trách nhiệm về việc mình làm ra cái Đẹp. Vì cái Đẹp sau khi ra khỏi 
bàn tay ta làm ra sẽ thành tài sản của cả người khác nữa.
Mấy lời gợi ý trước khi các bạn tự học vào văn bản chính.
Mời các bạn cùng học.
THẬT LÀ QUÁ ĐẸP!
Dù bạn mang bất cứ màu da nào, dù bạn to lớn hay bé nhỏ, dù bạn theo 
hoặc không theo một tôn giáo nào đó, thì bạn vẫn sống ở một trong hai bên 
đường ranh giới tưởng tượng chia cắt Bắc và Nam. Bạn là sự đa dạng. Bạn tin 
vào vẻ đẹp của những sự vật, những hình dáng, những màu sắc. Sự đa dạng 
tự nó đã là đẹp. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ không bao giờ quên điều đó. Tác động 
dần dần của những quy tắc và thói quen, cho dù đến tuổi trưởng thành cũng 
không làm cho bạn từ bỏ những kinh nghiệm của mình về cái đẹp. Những kinh 
nghiệm ấy không nhất thiết trùng khớp với sự trông đợi của xã hội, hoặc với 
các phán xét của những người thân của bạn. Những trải nghiệm này biểu lộ 
một vũ trụ riêng của bạn, trong đó bạn thỏa thích tung hoành. Cuộc tìm kiếm 
cái đẹp là một nghệ thuật sống.
Tại sao lại suy tư về cái đẹp? Bởi vì nó giúp ta sống tốt hơn. Từ khi còn 
bé, tôi thường tự an ủi về những bất công của thế giới người lớn và những cơn 
giận dữ của mình, bằng cách đứng ngắm phong cảnh bên bờ sông Loire nơi tôi 
sống, phong cảnh đẹp vô cùng với những bãi cát và chim trời. Sau đó, tôi luôn 
luôn được trải nghiệm sức mạnh của văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa hoặc 
kiến trúc như một sự xoa dịu tạm thời nh ... ”. Tolstoy viết đi viết lại hàng chục lần bản thảo bất 
kỳ cuốn tiểu thuyết nào của mình, thậm chí khi đã xuất bản rồi ông vẫn sửa 
tiếp để lần in sau được hoàn thiện hơn. Ông xứng đáng được gọi là nhà văn vĩ 
đại, tác giả hai trong số 10 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại của loài người. 
Nguyên nhân thứ hai: Người viết thường có xu hướng viết dài. Có thể vì 
viết ngắn khó hơn viết dài nên nhiều người ngại viết ngắn. 
Ai cũng biết câu “Nói dài, nói dai, nói dại”. Khi viết cũng vậy, câu văn dài 
thường dễ bị sai. Cho nên nếu có thể thì hãy viết câu ngắn. Và phải đặt dấu 
ngắt câu đúng chỗ, nếu không rất dễ gây hiểu sai. Viết câu đơn thường đúng; viết 
những câu ghép được phát triển ra nhiều tầng dễ sai [TK1]. 
Thường thấy câu dài khi dịch văn nước ngoài. Có thể vì ngôn ngữ nước 
ngoài có ngữ pháp chặt chẽ nên họ hay viết câu dài, nhưng khi dịch ra tiếng 
Việt mà vẫn dùng câu dài thì dễ gây ra khó hiểu, thậm chí hiểu sai. 
Ví dụ: “Legend mới nối mạng cho đông đảo khán giả truyền hình. Nguyên 
nhân: cho tới nay cứ 175 người trong số 1,2 tỷ dân Trung Quốc thì mới chỉ có 
một người sở hữu PC, nhưng hầu hết các gia đình đều đã có tivi”, câu dài và khó 
hiểu. Nên tách ra làm ba câu: “Tuy hầu hết các gia đình Trung Quốc đều đã có 
tivi nhưng còn rất ít gia đình có PC. Ở đất nước 1,2 tỷ dân này, cứ 175 người thì 
mới chỉ một người có PC. Vì vậy Legend muốn nối mạng cho đông đảo khán giả 
truyền hình”.
Thứ ba, người viết thiếu kiến thức toàn diện, trong đó có kiến thức văn 
học. Dĩ nhiên đã không biết, không hiểu, thì dễ viết sai. Ví dụ: Vì chưa hiểu 
ý nghĩa của “vô hình trung” (“trung” ở đây là từ Hán – Việt, nghĩa là “trong”: 
trong tình trạng không có chủ định, không cố ý) mà viết nhầm thành “vô hình 
chung”. Vì thiếu kiến thức từ Hán – Việt nên “ý tại ngôn ngoại” (ý nằm ngoài 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
148
lời) bị hiểu sai thành “ý ở trong, lời ở ngoài”; “Yếu điểm” (điểm chủ yếu, điểm 
quan trọng) hiểu là “điểm yếu”, “nhược điểm”; “Canh gà Thọ Xương” bị hiểu 
lầm là “nước luộc gà Thọ Xương” (thực ra đây là tiếng gà gáy báo canh; “canh” 
là đơn vị thời gian; Thọ Xương là tên một huyện thuộc Hà Nội cũ). Thiếu kiến 
thức lịch sử và khoa học kỹ thuật lại càng dễ viết sai.
Các nguyên nhân khách quan:
– Tác động của truyền thông. Hiện nay các phương tiện truyền thông phát 
triển rất nhanh rất mạnh, đặc biệt mạng (nhất là facebook) và truyền hình, 
hàng ngày hàng giờ có hàng triệu người (kể cả em nhỏ) viết/nói ý kiến của 
mình trên diễn đàn chung. Do nhiều nguyên nhân, họ dùng sai, lạm dụng hoặc 
tự sáng tác ra nhiều từ ngữ mới lạ, nhiều khi rất gây cười, thu hút người đọc bắt 
chước. Họ dùng nhiều từ ngoại (ví dụ: admin, mentor), từ viết tắt (DIY, O.K., 
ko), từ dân dã (nhà em, nhà cháu). Chưa bao giờ tiếng Việt được sử dụng một 
cách thiếu chuẩn mực như ngày nay. Tình trạng này rất phổ biến trong học 
sinh các cấp, không thể ngăn cấm, nhưng khi viết văn chúng ta nên tránh dùng 
những từ ngữ ấy, nên viết theo chuẩn mực nhà trường đã dạy. 
– Tác động của toàn cầu hóa văn hóa làm cho tiếng Việt bị pha tạp, bớt 
trong sáng dễ hiểu. Từ xưa ở ta đã có bệnh sính dùng từ ngoại, ngày nay mức 
độ toàn cầu hóa tăng lên gấp bội, mức sính dùng từ ngoại càng tăng. 
Ví dụ: Truyền hình ta không dùng từ “Giải vô địch bóng đá quốc gia Việt 
Nam” mà dùng “V. League”, đọc “Vi–Lic” (tiếng Anh: Vietnamese National 
Football Champions League); không dùng “công ty (xí nghiệp) khởi nghiệp” mà 
dùng “startup”; “ăn uống” gọi là “ẩm thực”; “tên họ” gọi là “danh tính”... Ta vẫn 
nên dùng từ ngoại, nhất là những từ đã quốc tế hóa, như Internet, website... 
nhưng khi đã có từ Việt, hà cớ gì lại dùng từ ngoại? Hậu quả làm cho câu văn 
trở nên khó hiểu.
– Dư luận xã hội ngày càng thiếu quan tâm tới ngôn ngữ dân tộc. Trước 
đây có nhiều người kêu gọi “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, nhưng gần đây 
tiếng nói về vấn đề này đã nhỏ hơn trước. Hậu quả là: Những cách nói sai hiện 
nay nếu không phê phán, quyết liệt ngăn cấm dùng kịp thời thì sẽ trở thành những 
cách nói đúng trong tương lai. [TK1]. Trên thực tế, người đọc thường dễ dàng bỏ 
qua lỗi văn học của bài viết, cho rằng viết sai nhưng người đọc vẫn hiểu đúng 
ý là được; chỉ các nhà ngôn ngữ học hoặc phê bình văn học mới để ý đến các lỗi 
đó. Người viết thường nói đó là lỗi đánh máy.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
149
Ví dụ hiện nay nhiều người nói “thăm quan” thay cho “tham quan”, “kỳ 
vọng” thay cho “hy vọng”, “ẩm thực” thay cho “ăn uống”... 
Làm gì để tránh viết sai và để sửa sai
1. Trước hết phải nhận thức sâu sắc tính chất quan trọng của ngôn ngữ, 
thấy rõ người viết văn có trách nhiệm phải viết chính xác và viết hay. Người có 
nhận thức ấy tự nhiên sẽ chịu khó bỏ công sức thời gian vào việc hoàn thiện 
bài viết. Những người viết văn hay đều là người nghiêm khắc với bản thân, lao 
động cần cù, không ngại khó. 
Viết đúng, viết hay không những nâng cao giá trị bài viết của mình mà 
còn góp phần xây dựng, phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Tiếng Việt là một 
ngôn ngữ hay, chúng ta có nghĩa vụ giúp cho nó ngày càng hay hơn và tránh các 
xu hướng làm hỏng tiếng Việt, ví dụ xu hướng dùng quá nhiều từ ngữ ngoại. 
Khi từng người đều viết đúng, viết hay thì ngôn ngữ của dân tộc ngày càng 
được hoàn thiện. 
2. Phải học rất nhiều loại tri thức, như văn học, ngôn ngữ học, khoa học, 
v.v... Phải học suốt đời, học ở trường, học ở sách báo, mạng, và phải tập viết 
rất nhiều.
Như đã nói, dùng sai từ là lỗi thường thấy nhất ở người viết. Muốn dùng 
đúng từ ngữ, cách tốt nhất, thuận tiện nhất là tra cứu các loại từ điển. Từ điển 
tập họp các từ ngữ đã được những người giỏi về ngôn ngữ học và về nhiều 
chuyên ngành khác thu lượm, thẩm định, giải thích chính xác và ngắn gọn, 
cung cấp cho công chúng một bộ từ ngữ chuẩn, có thể dùng mà không sợ sai. 
Dùng từ điển còn góp phần thống nhất ngôn ngữ, làm chính xác ngôn ngữ của 
một dân tộc. Ở nhiều nước, từ điển là loại sách được dư luận và chính quyền 
rất coi trọng, được biên soạn hết sức công phu, ví dụ từ điển Larousse (Pháp), 
Britannica (Anh)... Hiện nay nhiều từ tiếng nước ngoài chưa được thống nhất 
dịch ra tiếng Việt, dễ gây hiểu lầm. Để bổ cứu, khi dịch các từ mới lạ, người ta 
thường ghi chú thêm từ gốc nước ngoài. Ngày nay mạng Internet tạo điều kiện 
cực kỳ thuận lợi cho việc tra cứu các từ điển trực tuyến (online), vừa nhanh 
vừa tra được nhiều nguồn. 
3. Nên tránh gộp nhiều ý trong một câu, cố gắng viết câu ngắn gọn. Dĩ 
nhiên, trong trường hợp gộp được mà không gây hiểu sai thì chớ nên tách một 
câu thành nhiều câu ngắn, như thế sẽ làm mất cái hay về âm điệu của câu văn.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
150
BÀI HỌC CUỐI NĂM
TÀI LIỆU TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Các bạn học sinh Lớp 8 thân mến,
Cả năm học này, các bạn học về những cách biểu đạt ngôn ngữ bằng vật 
liệu tiếng Việt. Qua Bài mở đầu các bạn đã biết những cách biểu đạt chung nhất 
là: biểu đạt bằng ngôn ngữ đời thường, bằng ngôn ngữ khoa học (cả toán lẫn 
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn), bằng ngôn ngữ nghệ thuật, 
và bằng ngôn ngữ chính trị – xã hội. 
Các bạn sẽ hỏi: Các cách biểu đạt đều được học, sao không thấy học về 
ngôn ngữ đời thường? Xin trả lời vì sao. Trong đời thường, các bạn sẽ gặp cả 
những chuyện đơn giản “thường ngày” (ta thường nói cho vui, chuyện cơm áo 
gạo tiền). Thế nhưng, khi vào đời, các bạn lại gặp những chuyện thường ngày 
nằm ngoài phạm vi cơm áo gạo tiền, có khi quan trọng hơn cả chuyện cơm áo 
gạo tiền nữa.
Bạn sẽ tham gia vào công việc khoa học? Đừng nghĩ rằng, trong lĩnh vực 
này, mình chỉ cần biết cách biểu đạt ngôn ngữ khoa học là đủ. Có khi nội dung 
khoa học còn chen vào chính những chuyện cơm áo gạo tiền đời thường mà 
bạn không tránh được. Có khi những cách biểu đạt khoa học, toán học, chính 
trị – xã hội, pháp lý, nghệ thuật còn có sẵn trong gia đình bạn nữa. Những đề 
tài đủ mặt sẽ được thảo luận vào những bữa cơm tối. Những cuộc tranh cãi có 
khi nảy lửa với đủ các cách biểu đạt sẽ len lỏi vào đời sống gia đình, bè bạn, họ 
hàng. Và đó chính là cuộc sống văn minh nằm ngoài cơm áo gạo tiền. Chưa hết, 
có khi chính các bạn sẽ gặp những chuyện cơm áo gạo tiền và phải giải quyết 
theo các góc độ nào khoa học, nào nghệ thuật, nào chính trị – xã hội và pháp 
lý. Đó chính là sự phong phú của đời sống – cuộc sống của chúng ta, do chúng ta, 
cho chúng ta. 
Thế là tất cả những thứ “cao siêu” đều đi vào đời thường. Và khi đó các 
nội dung “cao siêu” trong đời thường sẽ đòi hỏi các bạn hành xử theo những 
phương châm xử thế bằng ngôn ngữ cực kỳ khôn ngoan: Đáo giang tùy khúc, 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
151
nhập gia tùy tục. Các cách biểu đạt phải được dùng đúng chỗ và đúng lúc. Lời 
nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau. Phương châm đó lại rất 
thích hợp với phương châm Tranh biện làm nảy sinh chân lý. 
Nào, bây giờ, các bạn hãy “nhập gia” và tuân theo phong tục học tập của 
chương trình Cánh Buồm – mời các bạn cùng làm việc tự sơ kết (chứ không thi), 
tự đánh giá (chứ không tranh điểm cao) – vì mục đích việc học là phục vụ cho sự 
trưởng thành của chính bạn, chứ không học vì bất cứ mục đích nào khác. 
Chương trình Cánh Buồm chỉ có duy nhất một cái lý ấy thôi. Các bạn vẫn 
gặp công việc đã quen: Những bài luyện tập, qua đó cùng nhau và giúp nhau tự 
sơ kết và tự đánh giá. 
Luyện tập 1 – Thảo luận và viết tiểu luận: Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ 
cũng sinh ra năng lượng. Ví dụ bạn ngã, bạn nói “làm ơn đỡ tôi dậy”. Câu nói đó 
có sinh năng lượng không? Các bạn hãy cùng tìm ví dụ chứng minh hoặc phản 
bác ý kiến kia. Cái “năng lượng” sinh ra, nếu có, có đủ để chứng minh ý kiến coi 
ngôn ngữ là một công cụ đặc biệt của con người không? 
Luyện tập 2 – Thảo luận và viết tiểu luận: Công cụ ngôn ngữ của con 
người dùng vào những chức năng gì? (Câu hỏi này dễ, chỉ là câu ôn tập). Trong 
những chức năng của ngôn ngữ, bạn thấy thích thú với chức năng nào hơn cả? 
(Lưu ý, câu hỏi này sẽ dắt dẫn bạn vào việc chọn nghề đấy!). Hãy trình bày ý 
kiến của mình và viết lại thành một tiểu luận. (Chú ý nữa: Nên giữ các bài viết 
của mình, vài năm sau, thử xem mình còn thích như hồi kết thúc năm học Lớp 
8 không – thú vị lắm đấy!). 
Luyện tập 3 – Thảo luận và viết tiểu luận: Hãy bình luận ý kiến này: Nhìn 
vào nhạc của một dân tộc thì đoán biết tương lai dân tộc đó. Bạn hiểu nghĩa 
của khái niệm “Nhạc” như thế nào? “Nhạc” có phải chỉ là riêng “hoạt động 
âm nhạc”, hay đó là cả một trình độ văn hóa? Hãy quan sát và cho biết, trong 
những cách biểu đạt khoa học hoặc nghệ thuật trong cuộc sống, có thấy hiện 
tượng có vấn đề chính trị – xã hội không? 
Luyện tập 4 – Thảo luận: Các bạn cùng đọc nhanh lại một bài đã học (gợi 
ý: đọc nhanh lại bài Bách niên giai lão). Các bạn có thấy một nét buồn (nỗi u 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
152
hoài) nhẹ nhàng khi biểu đạt về một nhà khoa học? Các bạn nghĩ gì về phong 
cách cá nhân, tính cách riêng của người biểu đạt một ngôn ngữ nào đó? 
Luyện tập 5 – Thảo luận rồi viết tiểu luận: Bạn hình dung sẽ học gì ở sách 
Tiếng Việt Lớp 9? Bạn có hài lòng với việc tự học của mình và với cách học trong 
sách Tiếng Việt Lớp 8 không? Bạn muốn thêm hoặc bớt gì nữa? 
Luyện tập
1. Thảo luận: Tại sao trong Bài 13 này lại dạy về nói và viết câu sai? Tại 
sao nói và viết câu sai? Tại hoàn cảnh khách quan hay tại năng lực 
chủ quan của mình? Hãy lấy ví dụ chứng minh từng nhận định của 
mình.
2. Thảo luận: Hãy thống kê trong các bài báo những lỗi về câu sai.
3. Thảo luận: Các bạn thấy có mối liên hệ gì về tư duy logic của mình 
khi nói và viết câu sai?
Thân ái chào tạm biệt!
Sách Tiếng Việt Lớp 9 chờ đón bạn!
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
153
A
Abraham Lincoln 104
Albert Einstein 111
Thế giới như tôi thấy 111
B
Bồi thẩm đoàn 102
C
Cấu trúc danh ngữ 135
Cấu trúc động ngữ 135
Chức năng ngôn ngữ 8
biểu đạt 9
giao tiếp 8
gọi tên 9
mỹ cảm 9
siêu ngôn ngữ 10
tư duy 10
Claude Levi–Strauss 67, 68
 Nhìn nghe đọc
D
Diễn văn Gettysburg 106
Đ
Đồng thuận xã hội 101
G
Gaston Bachelard 14
Sự hình thành tinh thần khoa học 
14
H
Hiện tượng có vấn đề 19, 99, 103
Hình tượng 60
K
Khái niệm 21
ngôn ngữ đời thường 22
trừu tượng hoá 21
tường minh 22
L
liên hệ kinh tế 100
liên hệ lịch sử 99
Luật pháp 102
N
Ngôn ngữ nghệ thuật 57
Đêm Côn Sơn 60
Guernica 63
hình tượng 59
Hồ thiên nga 59
thông điệp tổng hợp 62
thông tin đơn lẻ 62
Nguyễn Huy Tưởng 13
Vũ Như Tô 13
Nguyễn Triệu Luật 12
Thiếp chàng đôi ngả 12
P
Phạm Quỳnh 50
Tâm lý ngày Tết 51
Bảng chỉ mục
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
154
Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp 50
Phương Đông và phương Tây 116
Q
Quy phạm pháp luật 122
S
Số liệu thực chứng 20
T
Teilhard de Chardin 33
 Hiện tượng con người 33
Thực thể tinh thần 32
Trần Trọng Kim 44
Quốc văn giáo khoa thư 44
Việt Nam sử lược 44
V
Văn bản quy phạm pháp luật 122
X
Xung đột xã hội 101
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
155
MỤC LỤC
Bài mở đầu Những cách biểu đạt ngôn ngữ ............................................................ 7
Phần 1 NGÔN NGỮ KHOA HỌC ........................................................16
Bài nhập Cách biểu đạt tiếng Việt trong ngôn ngữ khoa học ............................ 16
Bài 1 Con gà có trước hay quả trứng có trước ............................................. 24
Bài 2 Hiện tượng con người của Teilhard de Chardin .................................... 32
Bài 3 Lời tựa sách Việt Nam sử lược ............................................................. 44
Bài 4 Tâm lý ngày Tết ................................................................................. 50
Phần 2 NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT ....................................................57
Bài nhập Cách biểu đạt tiếng Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật ........................ 57
Bài 5 Bách niên giai lão .............................................................................. 67
Bài 6 Tiếng nói của văn nghệ ...................................................................... 75
Bài 8 Thật là quá đẹp! ................................................................................. 81
Phần 3 NGÔN NGỮ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI ..........................................98
Bài nhập Cách biểu đạt tiếng Việt trong ngôn ngữ chính trị – xã hội ................ 98
Bài 8 Diễn văn Gettysburg của A. Lincoln .................................................. 104
Bài 9 Ba bức thư gửi tới những người yêu chuộng hòa bình...................... 111
Bài 10 Vấn đề phương Đông và phương Tây ............................................... 115
Bài 11 Hiểu biết chung về các thể loại văn bản pháp quy ........................... 121
Phần 4 ĐỂ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ BIỂU ĐẠT TIẾNG VIỆT ...................129
Bài nhập Vài lưu ý để nâng cao trình độ biểu đạt bằng Tiếng Việt .................. 129
Bài 12 Một số đặc điểm tâm lý người Việt trong dùng từ và viết câu văn .... 132
Bài 13 Viết câu văn như thế nào cho đúng .................................................. 143
Bài học cuối năm Tài liệu tự đánh giá kết quả học tập ................................................ 150
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieng_viet_8_cach_bieu_dat_ngon_ngu_phan_2.pdf