Giáo trình Tiếng Việt 7 (Từ và từ vựng) - Quyển 2

Đặc biệt, từ Hán–Việt có mặt khắp nơi, thậm chí ngay trong một lá thư bình thường viết cho bạn bè, ta cũng vẫn bắt gặp trong thư nhiều từ Hán–Việt.

Chúng ta làm trong sáng tiếng Việt không phải bằng cách chỉ dùng toàn từ thuần Việt. Phải am tường và có năng lực hành dụng cả từ thuần Việt và từ Hán–Việt thì mới có thể làm trong sáng tiếng Việt – nghĩa là làm trong sáng cách diễn đạt ngôn ngữ ấy.

pdf 106 trang thom 06/01/2024 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiếng Việt 7 (Từ và từ vựng) - Quyển 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tiếng Việt 7 (Từ và từ vựng) - Quyển 2

Giáo trình Tiếng Việt 7 (Từ và từ vựng) - Quyển 2
72
BÀI 6
TỪ HÁN–VIỆT TỪ ĐIỂN CỦA ĐÀO DUY ANH 
ĐẾN HÁN–VIỆT TỰ ĐIỂN CỦA 
 THIỀU CHỬU NGUYỄN HỮU KHA
Hướng dẫn học
Tại sao sau khi học về từ điển tiếng Việt, các bạn cần học về từ điển Hán–
Việt? Tại vì trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt (từ vựng tiếng Việt) có cả từ thuần 
Việt và từ Hán–Việt. Các bạn muốn thực sự am tường tiếng Việt thì cần biết cả 
hai hình thức từ ngữ đó. 
Đặc biệt, từ Hán–Việt có mặt khắp nơi, thậm chí ngay trong một lá thư 
bình thường viết cho bạn bè, ta cũng vẫn bắt gặp trong thư nhiều từ Hán–Việt. 
Chúng ta làm trong sáng tiếng Việt không phải bằng cách chỉ dùng toàn 
từ thuần Việt. Phải am tường và có năng lực hành dụng cả từ thuần Việt và từ 
Hán–Việt thì mới có thể làm trong sáng tiếng Việt – nghĩa là làm trong sáng 
cách diễn đạt ngôn ngữ ấy.
 Từ Hán–Việt ra đời như thế nào?
Nhà nghiên cứu Hán ngữ Nguyễn Hải Hoành lý giải như sau: 
Từ thời kỳ đầu Bắc thuộc, tức khoảng thế kỷ 2–1 trCN, tổ tiên ta học chữ Hán 
nhưng phát âm theo tiếng Việt, chứ không đọc lên bằng âm tiếng Hán. Chữ Hán 
đọc theo cách này được gọi là chữ Hán–Việt, dân ta quen gọi là chữ Nho. Như vậy 
chữ Nho hoặc chữ Hán–Việt là chữ Hán đã được Việt Nam hóa phần ngữ âm. Nó 
hoàn toàn giống chữ Hán về mặt chữ, nghĩa chữ và cách dùng, chỉ khác về âm đọc.
Ở trường phổ thông, chúng ta không học để trở thành những nhà Hán ngữ 
học. Chúng ta cần học để hiểu những nguyên lý dắt dẫn chúng ta dùng đúng và 
dùng hay các loại từ ngữ cả thuần Việt cũng như Hán–Việt.
Bài học này giúp các bạn hiểu về hai cuốn từ điển Hán–Việt mẫu mực đầu 
tiên của nước ta, hai bộ sách công cụ của học sinh Việt Nam – trong đó rất có 
thể có những nhà ngôn ngữ học tương lai.
Nào, mời các bạn cùng học.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
73
1. Hán–Việt từ điển của Đào Duy Anh
Bộ Hán–Việt từ điển của Đào Duy Anh dày 
1.200 trang gồm hai tập thượng (592 trang), hạ 
(605 trang) được biên soạn xong khoảng năm 
1931 và xuất bản lần đầu tiên năm 1932. Công 
việc in ấn được thực hiện do nhà in báo Tiếng 
Dân (in quyển thượng) và nhà in Lê Văn Tân (in 
quyển hạ). 
Tên đầy đủ của sách được ghi nơi trang bìa 
giả: Giản yếu Hán–Việt từ điển gồm 5.000 đơn tự và 
40.000 từ ngữ. Ngoài tên soạn giả Đào Duy Anh 
còn có ghi thêm hai người tham gia hiệu đính là Hãn Mạn Tử (tức cụ Phan Bội 
Châu) và Giao Tiều (tức ông Lâm Mậu). 
Mặc dù trước kia đã xuất hiện vài ba tập sách cùng loại, nhưng phải tới 
bộ Hán–Việt từ điển này của Đào Duy Anh thì quá trình biên soạn từ điển Hán–
Việt của nước ta mới được xác lập một cách rõ ràng và vững chắc. Sở dĩ như thế 
vì bộ từ điển này biên soạn có phương pháp, quy củ hơn hẳn so với vài công 
trình tiên phong đi trước, và ngay từ khi phát hành nó đã được các giới độc giả 
vui mừng đón nhận và sử dụng kéo dài trong suốt mấy mươi năm, thậm chí 
Đào Duy Anh (1904–1988)
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
74
trong những năm gần đây vẫn là tài liệu tham khảo bổ ích, được nhiều nhà 
xuất bản in đi in lại nhiều lần.
 Học giả Đào Duy Anh (1904–1988), lúc còn trẻ là một nhà hoạt động chính 
trị yêu nước chống Pháp, còn có biệt hiệu Vệ Thạch, nguyên quán ở huyện 
Thanh Oai tỉnh Hà Đông (Hà Nội bây giờ), đến đời ông nội thì dời vào định cư 
ở Thanh Hóa. Năm 1910, bắt đầu học chữ Hán. Năm 1923, tốt nghiệp Thành 
chung tại Trường Quốc học Huế, ra dạy học, sau lần lượt tham gia sáng lập báo 
Tiếng dân (1926), Đảng Tân Việt (1927), rồi Quan Hải tùng thư (1928), cơ quan 
xuất bản của Đảng Tân Việt do ông phụ trách chức Bí thư. Năm 1929 bị Pháp 
bắt, đến cuối năm 1930 mới được thả ra, từ đó bỏ hoạt động chính trị chuyển 
hẳn sang hoạt động văn hóa nhưng cũng với đường lối tiến bộ đã từng theo 
đuổi, bắt đầu biên soạn Hán–Việt từ điển với sự trợ giúp đắc lực của người vợ là 
bà Trần Thị Như Mân. Sau đó, ông còn biên soạn thêm Pháp–Việt từ điển (1936) 
rồi liên tục cho đến lúc cuối đời cho ra hàng chục công trình nghiên cứu có giá 
trị khác về văn học, sử học, ngôn ngữ... 
Theo sự kể lại của chính soạn giả trong tập Hồi ký Đào Duy Anh (Nhớ nghĩ 
chiều hôm) (NXB Trẻ, Tái bản có sửa chữa, năm 2000) thì vào đầu những năm 
30, tiếng Việt đã được phổ biến trên các sách vở báo chí, hoàn toàn thay thế 
cho Hán tự, do đó lớp thanh niên được đào tạo ở các trường bảo hộ lúc đó hầu 
hết đều bị cắt rời khỏi cái nền Hán học, bị “mất gốc”, nên trong lĩnh vực khoa 
học xã hội, nhiều người chỉ biết diễn đạt những khái niệm mới bằng tiếng Pháp 
nhưng lại rất lúng lúng khi sử dụng tiếng mẹ đẻ vốn dĩ chứa đựng rất nhiều 
yếu tố Hán–Việt trong đó. 
“Ý định biên soạn sách Hán–Việt từ điển của tôi nảy sinh từ đó. Dự kiến này 
càng được củng cố thêm bằng những ý kiến đề xuất của vợ tôi, là người chịu 
trách nhiệm chính chọn ra những từ ngữ mới trong từng tập sách của Quan 
Hải tùng thư trước đây, sắp xếp lại để lập thành phích cho tôi giải thích. Để 
làm công việc này, tôi phải sắp xếp lại những tài liệu đã có, chấn chỉnh tất cả 
các phích cũ, đồng thời bổ sung bằng cách soát lại những sách và tạp chí bằng 
quốc văn quan trọng, mà hồi đó số lượng cũng nhiều lắm, để chọn lấy những 
từ Hán–Việt thường dùng. Mặt khác, tôi cũng tham khảo các từ thư của Trung 
Quốc để bổ sung những từ chính trị và khoa học cần thiết mà các sách báo tiếng 
Việt chưa sử dụng, đặc biệt là các bộ Từ nguyên, Trung Quốc quốc ngữ đại từ 
điển, Vương Vân Ngũ Từ điển, Bạch thoại Từ điển. Tuy gọi là từ điển Hán–Việt 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
75
nhưng đối với những thuật ngữ chính trị và khoa học, tôi đều chua thêm chữ 
Pháp” (Hồi ký Đào Duy Anh, tr.48–49).
Soạn giả còn cho biết, trong việc biên soạn Hán–Việt từ điển, ông đã được 
hai vị nho học uyên thâm, là cụ Phan Bội Châu (1867–1940) và ông Lâm Mậu 
(1888–1933) giúp đỡ. Cụ Phan đã đọc hết bản thảo quyển thượng và chỉ vẽ cặn 
kẽ cho ông những chỗ sai sót. 
“Cho nên tôi phải nói rõ rằng không có cái ơn tri ngộ của cụ thì bộ sách này khó 
lòng thành công. Cụ còn viết cho tôi lời tựa, ký bằng hiệu Hãn Mạn Tử. Trong 
bài này, cụ đã dành cho tôi nhiều lời khích lệ, càng khiến tôi cảm động vì tấm 
lòng của cụ... Sau khi cụ Phan xem xong quyển thượng, tôi thấy sức khỏe cụ có 
kém..., tôi không dám làm phiền cụ nữa, mà nhờ ông bạn vong niên của tôi là ông 
Lâm Mậu giúp hiệu đính quyển hạ. Giao Tiều Lâm Mậu là một vị giải nguyên có 
tiếng, quê ở làng Minh Hương tỉnh Thừa Thiên... Do duyên văn tự, tôi được quen 
ông thời tôi dạy học ở Đồng Hới... Mối quan hệ giữa chúng tôi càng thêm gắn bó 
từ khi ông giúp tôi trong việc hiệu đính quyển hạ. Đáng tiếc là sau khi công việc 
hoàn thành được một năm thì ông bị bệnh và sớm qua đời” (sđd., tr.50–52).
Từ điển in ra, được các giới học thuật hoan nghênh nhiệt liệt. Đến năm 
1950, nhà xuất bản Minh Tân ở Paris (Pháp) do nhóm Nguyễn Ngọc Bích chủ 
biên xin soạn giả cho chụp in lại nguyên xi theo bản gốc, từ đó sách càng được 
truyền bá rộng rãi.
Lời đề từ của Hãn Mạn Tử (Phan Bội Châu) viết đầu năm 1931 tại Huế, nơi 
sách được biên soạn và in ra. Sau khi phân tích lý do sự cần thiết phải có một 
bộ từ điển Hán–Việt để phục vụ cho việc bồi dưỡng quốc ngữ, tác giả đã tỏ ý hết 
sức hoan nghênh việc làm từ điển của Đào Duy Anh, với những lời lẽ cảm kích 
mang hơi thở Phan Bội Châu:
 “Đau đớn thay! Quốc văn nước ta không thể nào bỏ được Hán văn, mà cớ sao 
các nhà trứ tác, chưa ai lưu tâm đến những bộ Từ điển, Từ nguyên, làm thành 
ra Hán–Việt hợp bích, để khiến người ta nhân quốc văn mà thêm hiểu Hán văn, 
hiểu Hán văn mà thêm hay quốc văn?...
May mắn thay! Gần đây gặp được người bạn thanh niên là ông Đào Duy Anh 
vừa biên thành bộ Hán–Việt từ điển, toan cống hiến với đồng bào, bỉ nhân được 
tin mừng khuống, gấp tìm tuyền cảo đọc xem, thấy chú thích tinh tường, phẫu 
giải minh bạch, tóm lặt hết từ ngữ thuộc về Hán văn, mà Việt văn cần phải 
dùng đến, cộng hơn bốn vạn điều”.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
76
Sau lời đề từ còn có lời tựa của chính soạn giả, dưới hình thức đặt câu hỏi 
“Vì sao có sách này?”. Nêu rõ lý do làm sách: 
“... Hiện quốc văn ta không có cái gì làm tiêu chuẩn và căn cứ, cho nên nghiên 
cứu rất khó, mà khó nhất lại là những chữ những lời mượn trong Hán văn... 
Bỉ nhân nghĩ rằng... cần có ngay một bộ sách sưu tập tất cả, hoặc phần nhiều 
những chữ những lời mà ta đã mượn trong Hán văn là bộ phận khó nhất của 
quốc văn. Bỉ nhân đem bộ sách này cống hiến cho đồng bào, chỉ hy vọng có thể 
giúp cho sự nhu yếu hiện thời của học giới ta một phần trong muôn phần vậy”.
Trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ lúc bấy giờ (về đời sống vật chất, tư liệu...), 
việc biên soạn, in ấn Hán–Việt từ điển của Đào Duy Anh là cả một quá trình gian 
khổ, đã được bà Trần Thị Như Mân (1907–2007), vợ ông (đồng thời là trợ tá đắc 
lực), kể lại khá tỉ mỉ trong tập hồi ký Sống với tình thương (NXB Trẻ, 1992). Riêng 
khâu in ấn, trong bài “Phàm lệ” ở đầu sách, soạn giả cho biết kỹ thuật ấn loát của 
nước ta hãy còn ấu trĩ, nên phải mất gần hai năm mới in xong quyển thượng.
“Vả chăng tác giả là hàn sĩ, tiền vốn bỏ ra in không có, chỉ nhờ vào một ít người sẵn 
lòng đặt tiền mua trước mới có tiền đưa trước cho nhà in, như thế thì độc giả đủ rõ 
những nỗi chua cay vất vả của tác giả phải trải qua mới ra được quyển sách này”.
Bù lại, phần thưởng của việc làm cần mẫn, công phu và khó nhọc như trên 
đã được đền đáp một cách xứng đáng khi sách in xong được độc giả bốn phương 
nhiệt liệt đón nhận, xem nó như một hiện tượng đặc sắc trong làng học thuật.
Nội dung Hán–Việt từ điển của Đào Duy Anh có những đặc điểm gì?
Trước hết, đây là bộ từ điển đối chiếu Hán–Việt, dùng tiếng Việt để đối chiếu 
giải thích các từ gốc Hán, với chữ Hán được đọc và xếp theo trật tự âm Hán–Việt 
thông dụng. Nói cách khác, các tự và từ sắp đặt theo thứ tự A, B, C... của các con 
chữ đầu những chữ đầu mục, như A, Á, ÁC, ÁCH, AI, ÁI... cho đến cuối cùng XA, 
XÀ, XÁ, XẠ, XẢ, XÃ..., rồi chấm dứt bằng những chữ XỨNG, XƯƠNG, XƯỚNG, 
XƯỞNG (vì vần Y đã được soạn giả đặt sau I). Những tự hay từ đơn đồng âm 
(khác chữ) được nêu lên trước qua một lượt kèm lời đối chiếu hoặc giải thích 
ngắn gọn, tách ra thành nhiều nghĩa (nếu là từ đa nghĩa), theo sau là những từ 
ngữ, thành ngữ, cụm từ quen dùng, tên người, tên đất... gồm từ hai chữ trở lên, 
vẫn xếp theo thứ tự A, B, C xuyên suốt giống như phần lớn từ điển tiếng Việt 
hiện nay mà không cần tách riêng theo nhóm nghĩa của mỗi từ đơn âm đã nêu 
một lượt ra ở phần trên. Thứ tự này vốn quen thuộc ở mọi cuốn từ điển thông 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
77
dụng, giúp nhanh chóng tìm ra các từ ngữ cần biết trong khi tra cứu. Ví dụ mục 
từ đơn CÔNG (trang 117 quyển thượng) gồm sáu chữ đồng âm nêu ra trước:
CÔNG 公 Ông – Cha chồng – Tước chư hầu thứ nhất ngày xưa – Việc 
chung – Không có tư tâm – Mọi người.
  蚣 Xch. Ngô công.
  工 Khéo léo – Làm thợ.
  訌 Thua – Rối loạn (Chữ này Tự điển Thiều Chửu đọc “hồng”).
  功 Thành hiệu – Việc khó nhọc – Sự nghiệp.
  攻 Dùng binh mà đánh – Sửa trị, Vd. công ngọc – Chăm học, Vd. 
công thư.
Tiếp theo phía dưới, tách thành mỗi dòng riêng, liệt kê ra rồi đối chiếu–
giải thích những từ ngữ, thành ngữ khởi đầu đều bằng chữ CÔNG, vẫn tiếp tục 
xếp theo A, B, C... nhưng có ghi phân biệt bằng chữ Hán nếu từ ngữ hoặc thành 
ngữ đó khởi đầu bằng những chữ CÔNG với tự dạng và ý nghĩa khác nhau. Như 
vậy, sau sáu chữ CÔNG đơn, ta lần lượt bắt gặp những từ ngữ như: 
công an 公安, công an cục 公安局, công báo 公報, công binh 工兵, 
công bình 公平, công bố 公布, công bố 功布, công bộ 工部 (Chính), 
công bộc 公僕, công bội số 公倍數, công cán 公幹, công cân 公斤, 
công chế 公制, công chính 公正, công chính bộ 工政部 (Chính), công 
chúa 公主, công chuyển 公轉, công chúng 公眾, công chúng khoái lạc 
thuyết 公眾快樂說 (Triết), công chức 公職, công chứng 公證, công 
chứng nhân 公證人 (Pháp), công cô 公姑, công cộng 公共, công cộng 
sự nghiệp 公共事業, công cộng vệ sinh 公共衛生, công cụ 工具..., 
công hãm 攻陷, công hầu 公侯, công hiệu 功效..., công xưởng 工廠, 
công xưởng chế độ 工廠制度(Kinh). 
Từ ngữ nào được dùng cho lĩnh vực chuyên môn nào (tức ngữ cảnh sử 
dụng của thuật ngữ) thường được chua thêm trong ngoặc đơn bằng những chữ 
như (Chính), (Triết), (Pháp), (Kinh)..., mà soạn giả đã có một “Biểu viết tắt” 
ghi riêng ra đặt ở phần đầu sách, sau bài Phàm lệ. 
Theo lý luận chung của khoa từ điển học (lexicographie) thì cấu trúc vĩ mô 
(tức bảng từ) của loại từ điển song ngữ thường tương đương bảng từ của một 
cuốn từ điển ngữ ngôn về ngôn ngữ thứ nhất (ở đây là chữ Hán) có cùng dung 
lượng, ít khi thu thập các tên riêng (danh từ riêng) nhưng có thể có nhiều thuật 
ngữ khoa học. Do đó khi muốn xây dựng một cuốn từ điển song ngữ A–B (ở 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
78
đây là Hán–Việt), người ta phải dựa vào một cuốn từ điển về ngôn ngữ A (đây 
là chữ Hán) có cùng dung lượng và sử dụng cấu trúc vĩ mô tức bảng từ của nó 
(xem Lê Khả Kế, Một vài suy nghĩ về từ điển song ngữ, Một số vấn đề từ điển học, 
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr.268). 
Nhưng đối với soạn giả Đào Duy Anh, cách làm lại có khác: ông không theo 
một lý thuyết nào cũng như không phụ thuộc riêng vào bất kỳ một quyển từ 
điển chữ Hán nào của người Trung Quốc, mà ra công sưu tập bảng từ dựa ngay 
trên thực tiễn ngôn ngữ đương đại để phục vụ cho nhu cầu tra cứu thực tế của 
người sử dụng. Vì vậy, như đã nêu ra trong bài Phàm lệ đầu sách, ông đã sưu 
tập phần nhiều “các từ ngữ và thành ngữ mà quốc văn đã mượn trong Hán văn, và 
những từ ngữ trong Hán văn mà quốc văn có thể mượn thêm nữa để dùng cho rộng... 
Các từ ngữ và thành ngữ bao quát rất rộng, từ những lời rất phổ thông, thường 
dùng trong lúc nói chuyện hoặc trong thơ, trên báo chương, cho đến những 
thuật ngữ của các khoa học thuật, từ Phật học, thần học, triết học, cho đến xã 
hội học, số học (tức toán học–TVC), tự nhiên khoa học...”.
Trong từ điển Đào Duy Anh có gồm cả tên người, tên đất (Việt Nam và 
nước ngoài) được nêu thành mục từ hẳn hoi, và cũng được xếp chung xen lẫn 
với những mục từ phổ thông khác, chứ không tách riêng theo kiểu từ điển 
Larousse của Pháp. 
Trên thực tế, từ điển Hán–Việt Đào Duy Anh là từ điển ngữ ngôn có xen 
lẫn tính bách khoa trong đó, và có thể gọi nó là một thứ từ điển tổng hợp thực 
dụng, không câu nệ phương pháp luận, nên tùy chỗ mà giải thích dài ngắn 
khác nhau. Ông cũng không ngần ngại viết ra tương đối dài dòng và đầy đủ hơn 
ở những mục từ có liên quan chính trị mà ông muốn người sử dụng đặc biệt 
quan tâm (như Duy vật sử quan, Cộng sản chủ nghĩa...), với mục tiêu như ông đã 
không che giấu trong tập hồi ký: “Làm việc này tôi còn một dụng ý riêng là nhân 
việc giải thích từ, mà phổ biến trong nhân dân một số khái niệm chính trị theo hướng 
chủ nghĩa Mác, mà tôi thấy là cách giải thích tiến bộ nhất và khoa học nhất,... chứ 
không theo hẳn cách giải thích của các từ thư thông thường, và đôi chỗ nó đã vượt ra 
ngoài cách giải thích thường có ở một cuốn từ điển” (sđd., tr.49). 
Thử khảo sát một đoạn từ điển chỗ có mục từ CAO (quyển thượng, tr.90), 
chúng ta thấy ngoài bảy chữ CAO đơn từ (高, 蒿, 篙, 膏, 羔, 皋, 睪) rồi những từ 
ngữ, thành ngữ có nghĩa phổ thông tiếp sau (cao ẩn, cao cấp, cao chẩm, cao chí, 
cao chi, cao đạo...), soạn giả còn đưa ra được: 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
79
(a) một số thành ngữ hoặc  ... h. Ví dụ: 
thành ngữ “to eat crow”, nghĩa là buộc phải công khai nhận sai lầm một cách 
nhục nhã. Thành ngữ này có nguồn gốc từ một truyền thuyết (không chắc 
chắn lắm): vào thời kỳ cuộc chiến 1812, một sĩ quan Anh bắt quả tang một lính 
Mỹ bắn hạ một con quạ trên lãnh thổ Anh và buộc anh này phải ăn con quạ đó. 
Chuyện thực hư thế nào không rõ, nhưng thịt quạ thì quả thật là cực kỳ hôi. Vì 
thế, thành ngữ này còn có biến thể là: to eat dirt (ăn chất dơ dáy bẩn thỉu).
Ngoài điển tích lịch sử, thành ngữ tục ngữ có nghĩa đen chỉ về một nhân 
vật hay sự kiện lịch sử. Vì đặc thù lịch sử khác nhau nên nhiều khi rất khó 
chuyển nghĩa tương đương giữa hai thành ngữ tục ngữ.
Trong tiếng Anh có một số ví dụ như sau: 
Columbus’s egg: Thành ngữ này có nguồn gốc từ câu chuyện về nhà thám 
hiểm Christopher Columbus, người đã khám phá ra châu Mỹ và trở nên rất nổi 
tiếng và được kính trọng sau thành tích này. Thế nhưng, cũng có người ganh 
ghét và cho rằng công của ông chỉ là chuyện nhỏ, vì trái đất tròn đi mãi rồi cũng 
khám phá ra châu Mỹ. Một hôm, trong một bữa tiệc do hoàng hậu Isabella tổ 
chức, Columbus thách các vị khách đặt một quả trứng trên bàn sao cho nó đứng 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
168
thẳng và đứng yên. Khi ai ai cũng chịu thua và bắt ông giải đố, Columbus liền 
khẽ đập đầu quả trứng xuống mặt bàn và chỗ móp khiến quả trứng đứng thẳng 
được trên bàn. Thế là ai cũng nhao lên: “Ôi, thật quá đơn giản, chuyện nhỏ!” 
Columbus bèn nói: “Đúng vậy, chuyện nhỏ như tôi tìm ra châu Mỹ ấy mà”.
(4) Khác truyền thuyết và truyện ngụ ngôn
Thành ngữ, tục ngữ cũng gắn chặt chẽ với những huyền thoại hay truyện 
ngụ ngôn của một nền văn hóa. Cụ thể là, ngôn ngữ tiếng Anh chịu nhiều ảnh 
hưởng của văn minh Hy Lạp–La Mã cổ đại, nên có nhiều truyền thuyết Hy 
Lạp–La Mã đã tạo thành thành ngữ, tục ngữ như thành ngữ “Achilles’ heel” (gót 
chân Achille, nói về điểm yếu cơ bản của ai đó); thành ngữ “Pandora’s box” 
(chiếc hộp của Pandora chứa tất cả các thói xấu của thế giới. Khi Pandora mở 
hộp, tất cả các tệ tạn ùa ra lan tràn mặt đất, khi nàng đóng lại, chỉ còn Hy Vọng 
dưới đáy hộp. Vì thế, thành ngữ: to open Pandora’s box chỉ một hành động tưởng 
như vô hại, nhưng lại gây hậu quả khôn lường). Hay tục ngữ “Every Caesar has 
his Brutus” (Brutus từng là bạn của hoàng đế Ceasar, nhưng sau này lại trở 
thành kẻ ám sát ông. Ý của câu tục ngữ là hãy cẩn thận với những kẻ tuy thân 
cận nhưng có khả năng sẽ phản bội mình).
Truyện ngụ ngôn Aesop cũng để lại dấu vết ở thành ngữ tiếng Anh. Ví 
dụ thành ngữ “sour grapes” (nghĩa đen: nho còn chua, tạm cho là ngụ ý tương 
đương với “Đánh chẳng được, tha làm phúc”) có nguồn gốc từ truyện ngụ ngôn 
con cáo và chùm nho. Con cáo thèm nho lắm nhưng không có cách nào với tới 
được nên đành tự nhủ bản thân “nho còn chua lắm, chẳng ngon”. Thành ngữ 
chỉ điều khát khao không thực hiện được thì đành tự an ủi, đánh lừa bản thân 
để giữ thể diện. 
(5) Khác về văn học
Các câu chuyện hay nhân vật từ tác phẩm văn học cũng là chất liệu phong 
phú cho thành ngữ, tục ngữ. Trong văn học Anh, các vở kịch của Shakespeare 
đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ:
Thành ngữ “at one fell swoop”: đùng một cái, xoẹt một nhát (từ vở kịch 
Macbeth. Nhà quý tộc Macduff , khi nghe tin toàn thể gia đình mình bị sát hại, 
hỏi lại: All my pretty ones?... At one fell swoop?)
Thành ngữ “to hoist with one’s own petard”: gậy ông đập lưng ông (từ vở Hamlet)
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
169
(6) Khác về tôn giáo và tín ngưỡng
Tôn giáo thấm vào mọi khía cạnh đời sống và tạo nên thế giới quan khác 
nhau giữa các dân tộc khác nhau. Nước Anh cũng như nhiều quốc gia phương 
Tây trước đây có tôn giáo chính là đạo Thiên Chúa. Rất nhiều thành ngữ, tục 
ngữ của họ có chất liệu từ Kinh Thánh:
– An eye for an eye (tương đương tiếng Việt “Ăn miếng trả miếng”) là một 
câu trong Kinh Thánh.
Hoặc chỉ về Chúa Trời:
– Man proposes, God disposes (tiếng Việt “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”).
Trong thành ngữ, tục ngữ Việt có những dấu ấn tôn giáo như đạo Phật, 
đạo Trời: 
– Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
– Ở hiền gặp lành (One good turn deserves another).
(7) Khác về truyền thống phong tục tập quán
Văn hóa được hun đúc từ những phong tục, tập quán như ăn uống, vật 
nuôi. Những phong tục tập quán này được phản ánh trong lời ăn tiếng nói 
hàng ngày khi con người giao tiếp với nhau. Chẳng hạn ta thấy, tiếng Anh có 
rất nhiều thành ngữ, tục ngữ lấy từ vựng thức ăn như bánh mì, mứt, pho–mai 
làm chất liệu: 
– To earn one’s bread – kiếm ăn, kiếm sống
– A piece of cake – dễ ợt; dễ như trở bàn tay
– Go bananas – tức lồng tức lộn
– An apple in someone’s eyes – người được yêu quý đối với ai đó
Trong tiếng Việt, cơm, gạo rất hay được sử dụng trong nhiều thành ngữ, tục ngữ: 
– Ăn mày đòi xôi gấc – beggars can’t be choosers
– Mạnh vì gạo bạo vì tiền – Money makes the world go round
– Chuột sa chĩnh gạo – To land in mint of money
Kết luận
Thành ngữ tục ngữ gắn liền với văn hóa mỗi dân tộc, xuất hiện hay biến 
mất theo thời gian. Kho tàng thành ngữ và tục ngữ không ngừng được làm 
phong phú thêm. Khi học một ngôn ngữ, phải không ngừng làm giàu vốn từ 
vựng. Một khi nắm được thành ngữ, tục ngữ là chúng ta vừa có vốn từ vựng lại 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
170
có chìa khóa để hiểu thêm về tư duy và văn hóa của một ngôn ngữ. Khi so sánh 
một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ mẹ đẻ, chúng ta có cơ hội tìm hiểu được về 
chính tư duy của dân tộc mình, qua đó mà hiểu mình, hiểu người hơn và thấy 
thế giới thật bao la nhưng cũng không hề quá xa lạ.
Bài tập
1. Thảo luận: Tại sao khi học từ ngữ tiếng Việt chúng ta lại dùng cách 
so sánh thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt?
2. Thuyết trình trước nhóm hoặc trước lớp: hãy dùng một vài câu tục 
ngữ đã cho trong bài để thuyết trình về sự giống nhau và khác nhau 
trong cách biểu đạt thành ngữ và tục ngữ của hai ngôn ngữ đó.
3. Bài tập nâng cao 1: Hãy tự sưu tầm thành ngữ và tục ngữ Việt để đối 
chiếu với thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh và phân tích chỗ giống 
nhau và khác nhau trong cách biểu đạt (Chú ý không dùng các ví 
dụ đã cho trong bài).
4. Bài tập nâng cao 2: Hãy cùng nhau dịch: 
a bird in the hand is worth two in the bush
to hold one’s horses
to ride in the high horse
to be as mute as a fi sh
Cùng nhận xét xem bạn nào dịch đúng, dịch sai, dịch hay.
Tài liệu tham khảo chính
Nguyễn Đình Hùng (2003), Tuyển tập thành ngữ–tục ngữ–ca dao Việt–Anh thông dụng. 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
171
BÀI HỌC CUỐI NĂM
NHỮNG VIÊN GẠCH XÂY NGÔI NHÀ NGÔN NGỮ
Thế là các bạn đã học xong chương trình tiếng Việt Lớp 7 Cánh Buồm. Mời 
các bạn cùng tự đánh giá kết quả học tập của chính mình. Ban Biên tập sách 
cũng lần theo các đánh giá tự học của các bạn để tự đánh giá sách giáo khoa 
soạn cho các bạn. 
Dặn bạn (1): Tuy đây là bài học cuối năm nhưng bạn nên đọc qua bài này 
ngay từ đầu năm học – và thỉnh thoảng đọc lại trong suốt năm học – hơn nữa, 
bạn nên ghi những ý nghĩ và nhận thức của mình trong cả năm học (như một 
hình thức trả lời dần). Khi học xong sách tiếng Việt Lớp 9, bạn sẽ thấy hết giá 
trị của cách làm việc này. 
Dặn bạn (2): Bạn có thể thực hiện bài học cuối năm này theo cách làm 
riêng hoặc trao đổi trong nhóm, trong lớp, thậm chí trao đổi riêng với giáo viên 
hoặc với người am hiểu mà bạn có thể hỏi ý kiến và trao đổi thoải mái được. 
Nào chúng ta bắt đầu!
Trò chơi khởi động – Các bạn đọc nhanh mấy câu tả chị em Thúy Kiều 
sau:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
172
Hỏi nhanh: Trong đoạn thơ gồm sáu câu “lục–bát” này có bao nhiêu tiếng? 
Bạn nào trả lời nhanh nhất hãy cho biết bạn dùng mẹo gì mà trả lời được nhanh 
như vậy? 
Hỏi: Có bao nhiêu danh từ? Bao nhiêu danh từ dạng Hán–Việt?
Hỏi: Có bao nhiêu tính từ ở dạng từ láy?
Câu hỏi 1 – Chủ đề cả năm học tiếng Việt Lớp 7 là từ ngữ. Bạn định nghĩa 
một từ là gì? Trong mấy định nghĩa dưới đây, bạn chọn định nghĩa nào và vì 
sao chọn định nghĩa đó: 
(a) Từ là một âm phát ra có mang hình ảnh nói về một sự vật trong đời sống. 
(b) Từ là một đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu. 
(c) Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực. 
Câu hỏi 2 – Theo ý bạn, thế nào là một từ thuần Việt? Từ thuần Việt ra đời 
như thế nào trên đất nước Việt Nam chúng ta? Có thể tìm được chính xác ngày 
tháng ra đời và địa điểm ra đời từ thuần Việt không? 
Câu hỏi 3 – Từ thuần Việt phát triển trong đời sống con người Việt Nam như 
thế nào? Các dạng từ ghép (thuần Việt, hoặc gốc Việt) phát triển như thế nào? 
Từ láy có phải là một dạng của từ ghép không? Bạn hãy chứng minh một ý 
kiến là không đúng khi cho rằng từ láy cũng là từ ghép mặc dù rõ ràng là nó có 
“ghép” một tiếng với một tiếng để tạo thành từ mới. 
Câu hỏi 4 – Sự khác nhau giữa từ và ngữ diễn ra như thế nào? Thế nào là 
một thành ngữ? Con người dùng thành ngữ để làm gì? Thành ngữ có giá trị gì 
trong hoạt động ngôn ngữ của chúng ta? 
Câu hỏi 5 – Từ Hán–Việt là gì? Việc học chữ Hán nhưng phát âm không 
theo người Trung Hoa, mà phát âm bằng tiếng Việt có ý nghĩa gì trong việc làm 
giàu vốn từ ngữ Việt? 
Câu hỏi 6 – Từ vựng là gì? Từ điển có ích lợi gì? Từ điển và tự điển khác 
nhau và giống nhau như thế nào? Bạn ghi nhớ được những tác giả từ điển nào? 
Bạn thích điều gì hơn cả ở một trong những tác giả từ điển đó? 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
173
Câu hỏi 7 – Trở lại với vấn đề chữ Quốc ngữ, bạn có ý kiến gì về việc dùng 
chữ Quốc ngữ để ghi lại các từ Hán–Việt thay cho việc phải viết các từ đó bằng 
chữ Hán hoặc chữ Nôm? Điều đó có lợi gì và cũng có hạn chế gì khi người Việt 
học từ Hán–Việt và viết đúng chính tả các từ Hán–Việt? 
Câu hỏi 8 – Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này: Vốn từ phong phú của con 
người thể hiện trình độ văn hóa của con người đó, vì vốn từ phong phú giúp 
cho người đó chọn lựa được từ thích hợp nhất khi giao tiếp và khi viết văn bản. 
Câu hỏi cuối cùng – Không ai cho điểm các bạn học sinh Lớp 7 thân yêu 
của sách Cánh Buồm. Nhưng nhóm soạn sách Cánh Buồm lại mời các bạn cho 
điểm sách do nhóm soạn thảo. 
Đánh giá 1: Sách Tiếng Việt Lớp 7 có chủ đề từ ngữ, tôi thấy 
 Đúng Có ích Không cần
Đánh giá 2: Cách tổ chức bài học chủ đề từ ngữ, tôi thấy 
 Thích hợp Hấp dẫn Khó học
Đánh giá 3: Giá trị thực tế của bài học chủ đề từ ngữ, tôi thấy 
 Có lợi Cần học thêm Không cần
Xin cảm ơn!
Mong gặp lại bạn ở Lớp 8!
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
174
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
175
G
Gốc tích Hán ngữ 44
K
kho tàng từ ngữ 52
Kho tàng từ ngữ 53
Từ điển 54
Tự điển 54
Tự vị 54
N
Ngữ 13
Cách dùng thành ngữ 40
Cấu trúc của thành ngữ 37
điển tích (trong thành ngữ) 39
hình ảnh (trong thành ngữ) 38
Khảo sát thành ngữ 35
lời ăn tiếng nói 33
Ngữ là gì 24
Sự phát triển của thành ngữ 42
thành ngữ 33, 34, 44
Thành ngữ thuần Việt 36
Thành ngữ trong tiếng Việt 33
Thành ngữ và tục ngữ Việt – Anh 
162
vật liệu Hán 36
T
thành ngữ gốc Hán 44
Cấu tạo thành ngữ gốc Hán 47
một số thành ngữ Việt gốc Hán 48
thành ngữ chữ Hán (tạo ra thành 
ngữ tiếng Việt) 50
thành ngữ Hán (người Việt sửa đổi) 
50
tín hiệu 9, 10, 13
Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ 14
Cách biểu đạt 14
Cái được biểu đạt 15
Từ 13
chia động từ 17
khái niệm từ 10, 13
Từ ghép 19
từ thuần Việt 7, 18
Từ địa phương 97
Các nhóm từ địa phương 100
Nhận diện từ địa phương 98
phát triển của từ địa phương 101
từ điển của Pháp 57
Từ điển bách khoa 57
Từ điển Le Littré 57
Từ điển tiếng Pháp 57
từ điển của Trung Hoa 55
Khang Hy tự điển 56
Từ điển Từ hải 55
Từ điển Từ nguyên 55
từ điển của Việt Nam 58
ba cuốn tự vị tiếng Việt 59
Đại Nam quấc âm tự vị 59, 67
Giải nghĩa tường minh 70
Kho từ vựng phong phú 68
Phân biệt chữ Hán, Nôm 70
Bảng chỉ mục
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
176
Ðại Nam quấc âm tự vị 68
Nhóm từ điển tiếng Việt 61
Từ điển Annam–Pháp 60
Tự điển Việt Nam 61
Tự điển Việt Nam phổ thông 60
Việt Nam tân tự điển 60
Việt Nam tự điển 60
Từ điển Hán–Việt 61
Hán–Việt tân từ điển 61
Hán–Việt tân từ điển của Hoàng 
Thúc Trâm 86
Hán–Việt từ điển giản yếu 61
Nam Hoa tự điển của Nguyễn Trần 
Mô 86
Từ điển Hán–Việt văn ngôn dẫn 
chứng 61
Từ Hán–Việt 21, 60, 72
Chỉ nam ngọc âm 58
Đào Văn Tập 60
Génibrel F.M. 60
Học giả Đào Duy Anh 74
Hồi ký Đào Duy Anh 74
Huỳnh Tịnh Paulus Của 59, 66
Gia Định báo 66
Khai trí Tiến đức 60
Lê Quý Đôn 59
Lê Văn Đức 61
Nguyễn Quốc Hùng 61
Nguyễn Tôn Nhan 61
Nguyễn Văn Đạm 62, 91
Từ điển tiếng Việt tường giải và 
liên tưởng 91
Ý tưởng từ điển tường giải và liên 
tưởng 92
Nguyễn Văn Vĩnh 60
Phạm Quỳnh 60
Taberd J.L. 59
Thanh Nghị 60
Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha 72
cách tra chữ 83
Hán–Việt tự điển của Thiều Chửu 
81
sau cuốn từ điển của Thiều Chửu 
86
So với từ điển Đào Duy Anh 84
Trần Trọng Kim 60
từ mượn 9, 24
ba hình thức của từ mượn 24
từ nguyên 13
Tết Nguyên đán 27
Việt – Mường 27
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
177
Mục lục
Bài mở đầu Hướng dẫn học môn Tiếng Việt ở Lớp 7 ........................................................... 7
Phần 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN .........................................................13
Bài 1 Từ, ngữ, từ nguyên, từ vựng tiếng Việt .......................................................... 13
Bài 2 Thành ngữ trong tiếng Việt ........................................................................... 33
Bài 3 Gốc tích Hán ngữ trong thành ngữ tiếng Việt ................................................ 44
Phần 2 TỪ VỰNG – TỪ ĐIỂN ....................................................................53
Bài 4 Về từ vựng và từ điển .................................................................................... 53
Bài 5 Từ điển Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của ....................................... 65
Bài 6 Từ Hán–Việt từ điển của Đào Duy Anh đến Hán–Việt tự điển của 
 Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha ........................................................................ 73
Bài 7 Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của Nguyễn Văn Đạm .................... 93
Phần 3 MỞ RỘNG VỐN TỪ VỰNG ..............................................................99
Bài 8 Từ địa phương tiếng Việt ............................................................................... 99
Bài 9 Tiếng Việt Nam Bộ – Các đặc trưng ngữ âm, từ vựng .................................. 116
Bài 10 Vốn từ tiếng Việt ngày một thêm phong phú .............................................. 145
Bài 11 Vẻ đẹp của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ............................... 165
Bài học cuối năm Những viên gạch xây ngôi nhà ngôn ngữ .................................................... 175
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieng_viet_7_tu_va_tu_vung_quyen_2.pdf