Giáo trình Tiếng Việt 7 (Từ và từ vựng) - Quyển 1

Dùng chung tên gọi các bậc học với hệ thống giáo dục đương thời, nhóm

ánh Buồm chỉ thay đổi cách học sao cho tự thân từng học sinh có thể đến với những điều cao hơn, xa hơn, và dễ tự học hơn so với một nền giáo dục lấy bục giảng làm trung tâm. Nhiệm vụ bậc học, cũng là mục tiêu trông chờ ở cuối bậc Phổ thông cơ sở Cánh Buồm là một nền tảng trí tuệ làm hành trang vào đời cho toàn thể thanh thiếu niên – (a) một phương pháp học đúng đắn; (b) một tư duy mạch lạc; và (c) một năng lực hành dụng.

pdf 70 trang thom 06/01/2024 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiếng Việt 7 (Từ và từ vựng) - Quyển 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tiếng Việt 7 (Từ và từ vựng) - Quyển 1

Giáo trình Tiếng Việt 7 (Từ và từ vựng) - Quyển 1
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
3Bậc phổ thông cơ sở, như tên gọi, là bậc tạo nền 
tảng trí tuệ cho toàn thể trẻ em – sau chín năm 
học, một trí tuệ nền tảng gồm có (a) một phương 
pháp học đúng đắn; (b) một tư duy mạch lạc; và 
(c) một năng lực hành dụng – hành trang và đạo 
lý vào đời của người thiếu niên 15–16 tuổi. 
Tiếng Việt 7
TỪ VÀ TỪ VỰNG
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
4TIẾNG VIỆT 7
© Nhóm Cánh Buồm, 2016
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản,
sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử không có
sự cho phép của Nhóm Cánh Buồm là vi phạm bản quyền.
Email: lienhe@canhbuom.edu.vn | Website: www.canhbuom.edu.vn
BIÊN SOẠN:
Bài mở đầu:
PHẦN 1
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3: 
PHẦN 2
Bài 4:
Bài 5:
Bài 6:
Bài 7:
PHẦN 3
Bài 8:
Bài 9:
Bài 10:
Bài 11:
Bài học cuối năm:
Hướng dẫn học môn Tiếng Việt ở Lớp 7 (Phạm Toàn)
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Từ, ngữ, từ nguyên, từ vựng tiếng Việt (Hoàng Giang Quỳnh Anh và Lê Thời Tân)
Thành ngữ trong tiếng Việt (Hoàng Giang Quỳnh Anh)
Gốc tích Hán ngữ trong thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Hải Hoành)
TỪ VỰNG – TỪ ĐIỂN
Về từ vựng và từ điển (Lê Mạnh Chiến)
Từ điển Ðại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (Hoàng Giang Quỳnh Anh)
Từ Hán–Việt từ điển của Đào Duy Anh đến Hán–Việt tự điển của Thiều Chửu 
Nguyễn Hữu Kha (Trần Văn Chánh)
Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của Nguyễn Văn Đạm (Phạm Toàn)
MỞ RỘNG VỐN TỪ VỤNG
Từ địa phương tiếng Việt (Phạm Văn Hảo) và tiếng địa phương xứ Nghệ (Nguyễn 
Bùi Vợi sưu tầm và diễn vần) 
Tiếng Việt Nam Bộ – Các đặc trưng ngữ âm, từ vựng (Lý Tùng Hiếu)
Vốn từ tiếng Việt ngày một thêm phong phú (Lê Phú Khải)
Vẻ đẹp của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh (Nguyễn Thị Kim Quý và 
Hoàng Giang Quỳnh Anh)
Những viên gạch xây ngôi nhà ngôn ngữ (Phạm Toàn)
Các tác giả soạn văn bản chính – các bài tập đều do ban Biên tập nhóm Cánh Buồm soạn
Biên tập: Nguyễn Thị Minh Hà, Mạc Văn Trang, Vũ Thế Khôi, Hoàng Hưng, 
Lê Thời Tân, Phạm Toàn
Tổ chức bản thảo: Phạm Toàn, Nguyễn Thị Minh Hà, Lê Thời Tân và Nguyễn Thị Thanh Hải
Đọc bản thảo cuối cùng: Ban biên tập, cùng với Bùi Văn Nam Sơn, Phạm Khiêm Ích, Đặng Tiến, 
Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Hải Hoành, Lê Thời Tân
Chịu trách nhiệm cuối cùng: Nhóm Cánh Buồm 
(Các hình ảnh sử dụng trong sách này được chúng tôi lấy xuống từ Internet.)
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
5Bộ sách Phổ thông cơ sở Cánh Buồm
Dùng chung tên gọi các bậc học với hệ thống giáo dục đương thời, nhóm 
Cánh Buồm chỉ thay đổi cách học sao cho tự thân từng học sinh có thể đến với 
những điều cao hơn, xa hơn, và dễ tự học hơn so với một nền giáo dục lấy bục 
giảng làm trung tâm. Nhiệm vụ bậc học, cũng là mục tiêu trông chờ ở cuối bậc 
Phổ thông cơ sở Cánh Buồm là một nền tảng trí tuệ làm hành trang vào đời cho 
toàn thể thanh thiếu niên – (a) một phương pháp học đúng đắn; (b) một tư duy 
mạch lạc; và (c) một năng lực hành dụng. 
Bậc Phổ thông cơ sở chín năm là một thể thống nhất, chia ra hai giai đoạn 
với nhiệm vụ khác nhau nhưng nối tiếp nhau và đã được thể hiện trong sách 
Văn và sách Tiếng Việt Cánh Buồm:
• Giai đoạn Tiểu học Cánh Buồm năm năm có nhiệm vụ rèn luyện 
phương pháp học mà mục tiêu là sở hữu cách tự học; 
• Giai đoạn Trung học cơ sở Cánh Buồm bốn năm có nhiệm vụ giúp các 
em dùng phương pháp học đã có để tự tìm đến các tri thức cần thiết;
Từ đó có thể suy ra: nhiệm vụ của bậc Phổ thông trung học là tập nghiên 
cứu để chuẩn bị cho cách tập độc lập nghiên cứu ở bậc Đại học (và cách độc lập 
nghiên cứu ở bậc sau Đại học).
Đi theo định nghĩa trên, bộ sách Tiểu học Cánh Buồm (đột phá với hai 
môn Tiếng Việt và Văn) thể hiện rõ tính chất tập tự học. Đến bộ sách Trung học 
cơ sở Cánh Buồm này, hoạt động học được tập trung vào hành động tự học. Việc 
học tiến hành bằng tự nghiên cứu, trao đổi nhóm, viết tiểu luận, hội thảo khoa 
học, xuất bản kỷ yếu xem như công trình tự đánh giá của cả lớp, cũng là cái 
mốc tham khảo cho các bạn năm học sau.
Tiếp nối cách học từ bậc Tiểu học Cánh Buồm, người dạy (bao gồm giáo 
viên và những người đỡ đầu trí tuệ khác) sẽ dắt dẫn học sinh đi dần vào con 
đường tự học. Cụ thể là, với mỗi bài học, người dạy vẫn nên hướng dẫn ngắn 
gọn về chủ đề, nội dung và cách học; rồi khi đi vào chi tiết, sau một “câu hỏi 
suy ngẫm”, hoặc sau “lời gợi ý thảo luận”... người dạy cần phải đòi hỏi học sinh 
viết ý tưởng của mình thành đoạn văn năm câu – năng lực đã được rèn từ Lớp 
4 và Lớp 5. 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
6Sẽ dễ dàng cho học sinh nếu các em được học sách Tiểu học Cánh Buồm 
trước khi dùng sách Trung học cơ sở Cánh Buồm – ít ra cũng phải học hai tập 
sách tự học Tiếng Việt và Văn dành cho các em trên mười tuổi. 
Trong tiến trình giáo dục này, giáo viên có cơ hội đồng hành cùng học sinh 
thân yêu của mình. Theo cách tổ chức học này, uy tín của thầy cô giáo và tình 
nghĩa nhà giáo với học trò sẽ được tạo dựng theo cách khác, dân chủ, cởi mở và 
thẳng thắn.
Mong các bạn thành công.
 Nhóm Cánh Buồm
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
7BÀI MỞ ĐẦU
HƯỚNG DẪN HỌC 
MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 7
Các bạn học sinh Lớp 7 thân mến,
Với tập sách Tiếng Việt Lớp 7 này, các bạn học sang phần từ ngữ, là phần 
khó nhất của tiếng Việt. Trong các bộ phận cấu thành tiếng Việt, ngữ âm, từ 
ngữ, cú pháp, văn bản, thì từ ngữ là bộ phận khó hơn cả. 
Khó như thế nào?
1. Khó ở lớp từ thuần Việt
Lớp từ thuần Việt có mặt hàng ngày trong cuộc sống mà nhiều khi chúng 
ta không để ý. Năm học 1980–1981, tại trường Thực nghiệm Giảng Võ ở Hà Nội, 
cô giáo Trần Phú Bình đã làm khảo sát sau: cô in một bài văn đưa cho học sinh 
các Lớp 3, 4, 5, 6 và yêu cầu các em gạch dưới những từ không hiểu. Kết quả 
bất ngờ: những từ không hiểu nghĩa có cả từ thuần Việt và Hán–Việt, nhưng 
chiếm phần lớn vẫn là từ thuần Việt. Kết quả ở Lớp 6 cho thấy học sinh gần như 
hiểu được những từ Hán–Việt trong bài khảo sát, nhưng vẫn chưa hiểu nhiều 
từ thuần Việt. 
Bạn có tin không? Xin mời bạn tự thực hiện khảo sát sau.
Khảo sát 1 – (Làm cá nhân, thống kê theo nhóm) Bạn hãy đọc và chú ý 
những từ in nghiêng. Bạn cho biết những từ mình hiểu nghĩa và biết cách dùng 
và những từ còn ngờ ngợ về nghĩa và cách dùng. Thống kê trong nhóm để cùng 
biết kết quả. 
Buổi sáng, mẹ đánh thức bạn. Bạn còn đang ngái ngủ, bạn còn nán lại 
trên giường, bạn còn oằn oại một thôi một hồi, bạn còn làm nũng mẹ đã, 
có chịu dậy ngay đâu! Mẹ cù ky vào nách, giục: “Dậy đi con, ra hít thở 
sâu, chạy vài vòng rồi về ăn sáng. 
Khảo sát 2 – (Làm theo nhóm) Đọc lần lượt từng từ dưới đây và cho biết 
bạn đã hiểu nghĩa và cách dùng chúng không (ghi kết quả theo cột “Biết” – 
“Chưa biết”):
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
8Làm nũng – làm ăn, làm lụng, làm vườn, làm lễ, làm đám, làm biếng, 
làm đỏm, làm duyên, làm dáng, làm bạn, làm lành, làm quen, làm 
reo, làm đúng, làm lệch, làm liều...
Ăn sáng – ăn cơm, ăn nhẹ, ăn vội, ăn lời, ăn ý, ăn ảnh, ăn đòn, ăn hàng, 
ăn chặn, ăn bẩn, ăn không, ăn đứt...
Khảo sát 3 – Các bạn có thể nói rõ hoàn cảnh dùng những câu thành ngữ 
dưới đây không:
Đầu voi đuôi chuột – Đầu chày đít thớt – Đầu xuôi đuôi lọt – Sớm nắng 
chiều mưa – Mẹ gà con vịt – Gà trống nuôi con.
Hy vọng là hầu hết các bạn (đặc biệt những bạn đã học sách Tiếng Việt 
Lớp 2 Cánh Buồm) đều đạt loại khá – giỏi sau ba khảo sát này.
Mời các bạn học tiếp.
2. Khó ở lớp từ Hán–Việt
Từ khi học sách Tiếng Việt Lớp 2, Cánh Buồm, các bạn đều biết là trong 
kho tàng từ ngữ tiếng Việt có nhiều thành phần Hán–Việt. Có khi chúng đứng 
thành một đơn vị từ – là động từ như nghiên cứu, trắc nghiệm, quan sát...; là 
danh từ như công trình, tư tưởng, kinh nghiệm, tiểu luận...; là tính từ như súc tích, 
giản dị, thực dụng,... Không nghi ngờ gì việc bạn có thể đủ khả năng giải thích 
nhiều từ Hán–Việt. 
Nhưng có chắc chắn là bạn thực sự am tường từ Hán–Việt cả ở nghĩa đen 
và nghĩa bóng, với cách dùng thể hiện một phong cách tinh tế, một vốn từ ngữ 
phong phú? 
Mời bạn lại làm mấy khảo sát sau.
Khảo sát 1 – (Làm việc cá nhân sau đó làm theo nhóm) 
1a. Bạn nói một câu có chứa từ hàm súc để cho thấy bạn hiểu nghĩa của từ 
đó như thế nào. 
1b. Bạn giải thích tại sao đây lại là một mô tả hàm súc: “Gia đình ấy quanh 
năm rau cháo qua ngày, cả đời nhà rách vách nát không sao mọc mũi sủi 
tăm lên nổi!”.
1c. Bạn giải thích bằng một đoạn văn năm câu: vì sao lời mô tả trên lại 
mang tính hàm súc? 
Khảo sát 2 – (Làm việc cá nhân sau đó làm theo nhóm) 
2a. Bạn cho biết một nhóm từ thuần Việt sau có nghĩa tương đương với 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
9một từ hàm súc không: lời ít ý nhiều; nói ngắn mà đủ ý; giản dị mà 
nhiều ý; nói không thừa chữ nào...
2b. Bạn hãy tìm ví dụ về cách diễn đạt lời thì ít mà ý thì nhiều và phân 
tích như vậy cũng có nghĩa là hàm súc.
2c. Bạn giải thích bằng một đoạn văn năm câu: vì sao lời mô tả thuần Việt 
trên trên lại mang nghĩa tương đương với từ Hán–Việt hàm súc. 
Khảo sát 3 – (Làm việc cá nhân sau đó làm theo nhóm) 
3a. Bạn hãy tìm ví dụ về cách diễn đạt lời thì nhiều mà ý thì ít và phân 
tích như vậy là trái nghĩa với từ Hán–Việt hàm súc.
3b. Bạn giải thích bằng một đoạn văn năm câu: vì sao lời mô tả thuần Việt 
trên lại trái nghĩa với từ Hán–Việt hàm súc. 
3. Khó khăn ở lớp từ mượn 
Lớp từ Hán–Việt thực ra là một lớp từ mượn – mượn từ tiếng Hán, nhưng 
mượn lâu đời rồi, đã trở thành tiếng Việt của người Việt rồi. 
Ngoài ra, kể từ khi văn hóa và văn minh phương Tây du nhập vào Việt 
Nam, lại có thêm lớp từ mượn khác. 
Bạn gặp người công nhân đường sắt làm công việc bẻ ghi để đưa đoàn tàu 
vào một nhánh đường sắt. Như ô tô thì được “bẻ lái” cho rẽ trái hoặc rẽ phải. Đi 
xe đạp cũng thế! Nhưng tại sao đường sắt lại bẻ ghi? Chữ “ghi” có gốc mượn từ 
tiếng Pháp – người Pháp mang đường sắt qua Việt Nam mà! Đó là từ aiguillage 
nhưng nói dài quá (e–ghi–a–giơ) chẳng cần thiết, cha ông chúng ta mượn từ đó 
và nói ngắn lại thành bẻ “ghi” – mượn một tiếng “ghi” thôi. 
Mục từ mượn này còn nhiều và vui lắm. Các bạn sẽ có hẳn một bài về từ 
mượn trong sách này. 
Cách học để làm giàu từ ngữ tiếng Việt
Bây giờ là lúc chuyển sang nói về cách học tiếng Việt ở Lớp 7, cả năm học 
sẽ tập trung vào chủ đề Từ ngữ.
Nhắc lại một chút về hệ thống ngôn ngữ học tiếng Việt của Cánh Buồm 
theo chủ đề từ ngữ.
Sau khi học Ngữ âm học ở Lớp 1, sách Tiếng Việt Lớp 2 Cánh Buồm bắt đầu 
sang hệ thống từ ngữ. Sách này bắt đầu bằng các loại Tín hiệu. Các bạn Lớp 2 
đi tìm những cách “nói” của con người từ khi chưa có tiếng nói. Đó là tự tìm 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
10
ra những cách gọi tên đồ vật và sự vật từ khi con người chưa nói thành tiếng: 
học các loại tín hiệu (bằng cử động cơ thể, bằng tiếng động, bằng ánh sáng và 
màu sắc... rồi mới học sang tín hiệu lời nói. Liền đó, sách Tiếng Việt Lớp 2 Cánh 
Buồm cho học từ thuần Việt rồi mới sang các dạng từ ghép thuần Việt trước khi 
học sang từ Hán–Việt và từ mượn phương Tây... 
Lên Lớp 7, sách tiếng Việt sẽ trở lại chủ đề cho cả năm học là từ ngữ tiếng 
Việt. Sách sẽ không dạy các bạn cách “gom góp” sao cho có nhiều từ ngữ. Tích 
cóp nhiều từ ngữ không phải là mục đích của cách học tiếng Việt với ý thức 
ngôn ngữ học. Nội dung môn ngôn ngữ ở Lớp 7 sẽ giúp bạn hình thành năng 
lực dùng từ ngữ và biết cách tạo ra từ ngữ tiếng Việt. 
Trước hết, trong Phần 1, các bạn sẽ học những khái niệm cơ bản xoay quanh 
 khái niệm từ là gì? Làm sao phân biệt một âm thanh cũng từ họng người phát 
ra, đâu là một từ và đâu không phải là một từ? Tiếp đó là khái niệm ngữ. Thế 
nào là một ngữ? Một ngữ khác với một từ như thế nào? Một thành ngữ tiếng 
Việt có cấu tạo thế nào và làm cách gì để hiểu nghĩa và biết cách dùng thành 
ngữ? Và để hiểu rõ nghĩa của từ một cách có căn cứ, các bạn sẽ học khái niệm từ 
nguyên. Một khái niệm tiếp theo bạn cũng cần học đó là từ vựng. Khái niệm từ 
vựng bắt buộc chúng ta học sang Phần 2 của sách này, đó là khái niệm Từ điển.
Trong Phần 2, bạn sẽ học để hiểu Từ điển là gì? Các bạn sẽ hiểu nội dung 
những cuốn sách dầy dặn có cuốn cả nghìn trang đã có và mang những tên 
khác nhau Tự vị, Tự điển, Từ vị, Từ điển... Trong phần học về các loại từ điển, 
các bạn sẽ được nghiên cứu những mẫu thể hiện công lao đồ sộ của các nhà 
ngôn ngữ học tiền bối, trong đó có từ điển quốc âm của Huỳnh Tịnh Paulus Của 
(ra đời từ năm 1884 và đến ngày nay vẫn còn giá trị hiện đại) – quyển Đại Nam 
quấc âm tự vị – do Imprimerie Rey, Curiol & Cie xuất bản ở Sài Gòn trong hai 
năm 1895–1896. Năm 1998, Nxb Trẻ đã in lại theo nguyên bản. Tiếp nữa là từ 
điển Hán–Việt của Đào Duy Anh và của Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha. Các bạn 
cũng sẽ học để biết một cách thức mới mẻ của từ điển ngôn ngữ qua khảo sát 
cuốn Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của Nguyễn Văn Đạm. 
Phần 3 của sách này sẽ giúp bạn mở rộng vốn từ vựng để sẵn sàng vào đời 
tiếp xúc với đồng bào ở những vùng đất khác nhau. Các bạn sẽ học về từ địa 
phương với một sưu tầm mẫu vừa phong phú vừa vui về tiếng Nghệ An–Hà Tĩnh 
khiến bạn vừa thấy lạ vừa thấy cách dùng từ đáng yêu của đồng bào mình. Một 
bài tiếp theo là Từ địa phương Nam Bộ sẽ giúp các bạn yêu đất nước và con người 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
11
qua cách biểu đạt địa phương giàu hình ảnh, giản dị, đáng yêu. Một sưu tầm 
Từ mượn tiếng nước ngoài sẽ giúp bạn hiểu cách gọi tên nhiều đồ vật thời nay – 
những từ mượn bạn không thể bỏ qua nếu muốn nghiên cứu sách vở báo chí 
nước nhà trong giai đoạn lịch sử cận đại và đương đại. Cuối cùng, rất hấp dẫn 
bạn, sẽ là bài học về Khác biệt thú vị giữa từ ngữ Việt và Anh vừa giúp bạn giỏi 
tiếng Việt vừa kích thích bạn học giỏi tiếng Anh.
Theo phong cách biên soạn bộ sách này, cuối năm học sẽ có một bài học 
có tên Những viên gạch xây ngôi nhà ngôn ngữ giúp bạn tự tổng kết những điều 
đã thu hoạch trong cả năm học. Bạn nên đọc qua bài này ngay từ đầu năm học.
Xin nhắc lại về cách học thông suốt các lớp những năm Trung học cơ sở 
Cánh Buồm đó là cách tự học. Trước mỗi bài học, giáo viên (hoặc người hướng 
dẫn tự học ở gia đình, ở câu lạc bộ, ở nhóm tự học ngoài nhà trường) sẽ giúp bạn 
bằng một đề dẫn ngắn, giúp bạn lên kế hoạch tự học. Sau đó, công việc là của 
bạn và những người cùng nhóm, cùng lớp. Sẽ có những bài tập để các bạn cùng 
nhau nghiên cứu, sưu tầm, tranh biện... và những bài tiểu luận để tự mình đánh 
giá năng lực mình góp vào các cuộc hội thảo khoa học ở lớp, ở trường... 
Các bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn cách tự học đã cho trong sách để tự 
mình đến với những nguyên lý hình thành từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ để 
tự mình có một năng lực hành dụng từ ngữ chính xác, phong phú, tinh tế, văn 
minh. Xin hãy ghi nhớ lời dặn chân tình của Ban biên soạn chúng tôi: không tự 
học thì có nghe giảng cả đời cũng chẳng ích gì. 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
12
Một số câu hỏi để các bạn cùng suy nghĩ
Hy vọng các bạn sẽ bế tắc khi cùng nhau tìm cách giảng nghĩa. Điều đó sẽ 
giúp bạn thêm động lực học tiếng Việt trong năm học Lớp 7 này.
1. Giếng nước và nước giếng có cùng nghĩa không? Bạn hãy tự tìm nghĩa 
các từ đó qua câu này: Ở đầu làng có cái giếng nước to. Cả làng quanh 
năm ăn nước giếng. 
 Các bạn  ... iền bối, được Viện Ngôn ngữ học Việt Nam bảo trợ nên đã lưu hành rất 
rộng rãi trong mấy chục năm gần đây.
1) Từ điển tiếng Việt (Nhóm biên soạn gồm 13 người) Văn Tân chủ biên. In 
lần thứ hai, Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm chỉnh lý và bổ sung, NXB Khoa học 
Xã hội, 1977.
2) Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (Nhóm biên soạn gồm 17 người). 
Hoàng Phê chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988. Tái bản nhiều lần. 
3) Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm.
4) Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên. NXB Văn hóa–Thông tin, 
Hà Nội, 1997.
5) Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Nguyễn Lân. NXB TP Hồ Chí Minh, 2002. 
Tái bản, 2006.
Mấy kết luận 
Không so sánh với ngôn ngữ các dân tộc khác, chỉ nhìn vào bản thân tiếng 
Việt, cần chú ý rằng từ ngữ Việt là bộ phận khó nhất. 
Ngữ pháp cũng không khó. Nắm chắc cấu tạo chủ – vị và học mấy quy 
luật logic là đủ để tạo 
những câu lời nói trong 
sáng, không thể gây 
hiểu lầm. 
Tạo một văn bản 
cũng không khó. Càng 
dễ nếu như học được 
logic cú pháp, từ đó suy 
ra logic của một đoạn 
văn và một bài văn. 
Ngữ âm cũng 
không khó. Biết cách 
phân tích tiếng và ghi 
nhớ và thực hiện luật 
chính tả bắt buộc (âm 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
63
[c] đứng trước [e] [ê] [i] và vần có âm đệm, hoặc nguyên âm đôi [ia] [ua] [ưa] 
trong tiếng có hoặc không có âm cuối) là đã ghi đúng chính tả tiếng Việt. 
Nhưng khi đụng đến chính tả ghi các từ tương đồng về cách phát âm 
nhưng nghĩa khác nhau, khi đó sẽ thấy những khó khăn do từ ngữ gây ra. Lý 
trí và ý chí sao lại ghi khác nhau? Giỏi giang, dang tay, rang ngô sao lại ghi khác 
nhau? Dành dụm, để dành, giành giật sao lại ghi khác nhau? 
Tất cả những khó khăn đó đều quy về từ ngữ tiếng Việt. 
May sao, chúng ta có từ điển để tra cứu.
Có điều là, một cuốn từ điển tốt đến đâu cũng không là liều thuốc duy nhất 
cho người học muốn giỏi tiếng Việt. Từ điển là một công cụ. Chúng ta cần học 
để biết cách dùng công cụ đó. 
Bài tập – tự sơ kết – tự đánh giá
1. Thảo luận: Tại sao gọi các từ ngữ như là những viên gạch của tòa 
nhà ngôn ngữ?
2. Thảo luận: Từ điển và Từ vựng khác nhau ở chỗ nào?
3. Thảo luận: Từ điển tiếng Việt và Từ điển Hán–Việt khác nhau như thế 
nào?
4. Thi trong 5 phút: Bạn nhớ xem mình biết những cuốn từ điển nào?
5. Thi trong 30 phút: Mỗi bạn một máy vi tính nối mạng, xem bạn tìm 
được bao nhiêu cuốn từ điển.
6. Bài tập không bắt buộc: Bạn có kế hoạch như thế nào nếu định làm 
một cuốn từ điển thành ngữ các dân tộc của nước ta? 
7. Bài tập vui: Hãy cùng sưu tầm Từ điển tuổi teen.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
64
BÀI 5 
TỪ ĐIỂN ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ 
CỦA HUỲNH TỊNH CỦA
Hướng dẫn học
Các bạn học sinh Lớp 7 thân mến,
Ban biên tập sách này hy vọng các bạn sẽ học bài về cuốn từ điển tiếng 
Việt đầu tiên của nước nhà với một tấm lòng yêu quý tiếng Việt mẹ đẻ của 
chúng ta cùng với tấm lòng yêu quý tác giả đầu tiên đã soạn cuốn từ điển tiếng 
Việt đó.
Trên trang bìa, thậm chí tác giả còn viết chính tả hơi khác với cách ghi 
hiện thời. Thay vì viết Quốc âm, Huỳnh Tịnh Của vẫn ghi quấc âm theo cách 
phát âm quen thuộc của người Nam Bộ. Tác giả còn ghi họ của mình là Huình 
thay vì viết bằng chữ y như ngày nay Huỳnh. Tác giả còn ghi Tự điển thay cho 
Từ điển vì vẫn nghĩ rằng đã tra theo từng tiếng (chữ Hán là tự 字) thì phải gọi 
đó là “Tự điển”.
Hai ba “chuyện” nhỏ đó không che khuất công trình như quả núi! Tại sao?
1. Trước Huỳnh Tịnh Của, nước ta mới chỉ có Từ điển Việt–Bồ–La. Từ điển 
đó tuy có công ghi âm tiếng Việt, nhưng nó không nhằm cung cấp vốn từ ngữ 
cho người Việt. Các bạn tự tìm hiểu vì sao có chuyện đó.
2. Với từ điển của Huỳnh Tịnh Của, lần đầu tiên các từ ngữ Việt đã được 
sưu tập – chưa có ai chê từ điển quốc âm của Huỳnh Tịnh Của sưu tầm sai hoặc 
thiếu. Người dùng thời hiện đại vẫn có thể dùng sách này. 
3. Từ điển của Huỳnh Tịnh Của lần đầu tiên đưa ra cách giải nghĩa khoa 
học. Tra một từ, chúng ta biết đó là tiếng thuần Việt hay từ mượn gốc Hán. Với 
một tiếng đơn (một tự 字), ta được dẫn tới những từ ghép thuần Việt, những từ 
Hán–Việt, những cách dùng. 
Dưới đây các bạn hãy thử đọc mô tả của tác giả Nguyễn Văn Cảnh trên 
trang mạng giaoxuparis.org vài mục đầu vào và cùng suy ngẫm trước khi học 
bài giới thiệu từ điển quốc âm của Huỳnh Tịnh Paulus Của:
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
65
Chữ ĂN chính là một chữ Nôm chứ không phải là chữ Hán, cho nên bên 
cạnh cách viết chữ Quốc ngữ ĂN, về phía phải có chua chữ “n” nghĩa là chữ 
Nôm và về phía trái có vẽ hình chữ Nôm tiếng “ăn”. 
Giải nghĩa chữ đơn là “Nhai nuốt, hưởng dùng” 
Ðược trình bày từ giữa trang 9 đến trang 12, qua hai cột sách mỗi trang, 
tất cả là năm cột sách, chữ ĂN, là chữ đơn và chữ chính, đã được giải nghĩa 
qua 125 chữ ghép. Tất cả các chữ ghép này đều có thể lượm lặt từ ba nguồn 
gốc chính: 
  Những chữ lượm lặt từ các áng văn Nôm nổi tiếng như truyện Kiều, 
truyện Lục Vân Tiên,... như chữ “ăn dứt,...”
  Những chữ lượm lặt từ ca dao tục ngữ như chữ “ăn ra, ăn hồ,...” 
  Những chữ lượm lặt từ những từ ngữ thông dụng hàng ngày, như chữ 
“ăn mừng, ăn lời, ăn tết, ăn chay,...”
Chữ THIỆT được trình bày qua hai chữ khác nhau: 
  Chữ THIỆT, gốc Hán Nôm, nghĩa chữ đơn là “Lưỡi; dùng nôm thì là 
thâm tổn, bị lụy, thua sút, mất phần nhờ”, được giải nghĩa qua 18 chữ 
ghép. 
  Chữ THIỆT thứ hai, gốc chữ Hán, nghĩa chữ đơn là “(Thật) chắc”, 
được giải nghĩa qua 16 chữ ghép.
Chữ THỰC được trình bày qua ba chữ khác nhau: 
  Chữ THỰC, gốc chữ Hán, nghĩa chữ đơn là “Ăn”, được giải nghĩa qua 
21 chữ ghép. 
  Chữ THỰC thứ hai, cũng gốc chữ Hán, nghĩa chữ đơn là “Trồng, vun 
trồng” được giải nghĩa qua một chữ ghép, chữ “Hóa thực”.
  Chữ THỰC thứ ba, cũng gốc chữ Hán, nghiã chữ đơn là “Ăn khuyết” 
được giải nghĩa qua hai chữ ghép, là “Nhựt thực, Nguyệt thực”.
Chỉ với vài ba ví dụ đủ cho các bạn thấy cách làm từ điển của Huỳnh Tịnh 
Của công phu đến thế nào, khi vào thời đó không có công cụ hỗ trợ, chỉ có mắt 
đọc sách, tai nghe tiếng nói của nhân dân và bàn tay cùng cây bút và tờ giấy 
ghi chép.
Mời các bạn bắt đầu.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
66
Tác giả Huỳnh Tịnh Của (1834–1907)
Ông thường được biết đến với cách ghi tên Huỳnh Tịnh Của hay Huỳnh 
Tịnh Paulus Của. Ông là người Công giáo, sống tại Bà Rịa, có nhiều đóng góp 
trong việc nghiên cứu, phát triển và đưa chữ Quốc ngữ đến gần với công chúng 
Nam Bộ trong giai đoạn đầu.
Là người Công giáo, Huỳnh Tịnh Của sớm đã đi học tại trường dòng và tiếp 
xúc với khoa học phương Tây, ông tinh thông cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông 
từng được bổ 
nhiệm Đốc phủ 
sứ, thay Trương 
Vĩnh Ký làm chủ 
tờ báo quốc ngữ 
 Gia Định báo 
trong một thời 
gian ngắn. Ngoài 
các công việc của 
một viên chức, 
Huỳnh Tịnh Của 
luôn chú tâm 
dành nhiều thời 
gian tìm hiểu, 
nghiên cứu chữ 
Quốc ngữ. 
Mặc dù tinh thông cả chữ Hán và tiếng Pháp, các tác phẩm của ông phần 
lớn đều được viết bằng chữ Quốc ngữ. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, chữ Quốc 
ngữ vẫn chưa được coi trọng và còn bị đánh giá thấp hơn so với chữ Hán và 
Pháp, nhưng Huỳnh Tịnh Của vẫn đề nghị sử dụng. Ông từng gửi một bản điều 
trần cho vua Tự Đức đề nghị dùng chữ Quốc ngữ trong xuất bản báo chí để 
quần chúng tiếp nhận nhưng không được chấp thuận. 
Ông chia sẻ quan niệm tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, ứng 
dụng các kiến thức, kinh nghiệm của phương Tây trong các lĩnh vực khoa học, 
kinh tế, chính trị để giúp nước nhưng không lấy đó làm mục đích bao trùm 
tất cả. Huỳnh Tịnh Của vẫn chủ trương giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hóa 
phương Đông, văn hóa dân tộc song song để bảo tồn độc lập dân tộc.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
67
Huỳnh Tịnh Của sáng tác nhiều, nhưng tác phẩm nổi bật nhất của ông 
mà người đời sau luôn nhắc đến là Ðại Nam quấc âm tự vị. Tác phẩm đồ sộ hơn 
nghìn trang khổ lớn 30 x 40 cm, được nghiên cứu cẩn thận và trình bày công 
phu. Đây là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, do người Việt Nam 
biên soạn. Đến nay, cuốn từ điển này vẫn là cuốn sách kinh điển cho những ai 
muốn nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam chuyên sâu. 
Từ điển Đại Nam quấc âm tự vị
Ngay từ trang bìa, Huỳnh Tịnh Của đã viết: “Ðại Nam quấc âm tự vị tham 
dụng chữ Nho có giải nghĩa, có dẫn chứng, mượn 24 chữ cái phương Tây làm 
chữ bộ”. Ðại Nam quấc âm tự vị in lần đầu tại Sài Gòn vào các năm 1895 và 1896, 
sau đó được tái bản nhiều lần. Ấn bản mới nhất do Nhà xuất bản Trẻ in vào 
năm 1998 bao gồm hai tập, dày 1.210 trang, tập 1 gồm 608 trang, tập 2 gồm 602 
trang.
Trang bìa Ðại Nam quấc âm tự vị (Quyển I)
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
68
 Ðại Nam quấc âm tự vị được xem là cuốn từ điển đầy đủ đầu tiên ghi lại 
bằng chữ Quốc ngữ như ngày nay. Tập 1 của cuốn sách được ấn bản năm 1895 
bao gồm từ vần A đến vần L và tập 2 là ấn bản năm 1896 với phần từ vần M đến 
vần X. Bộ từ điển gồm 2 tập, mượn 24 chữ cái để xếp thứ tự từ A đến X nhưng 
mục từ lại là các từ Hán Nôm. Chữ Nho nhưng phần giải nghĩa lại hoàn toàn 
là thuần Việt. Thêm vào đó chữ I ngắn không có mà chỉ có Y và Y được xếp 
ngay thay vị trí của I. Ông chủ trương làm một cuốn tự vị ngắn gọn, chỉ liệt kê 
các tiếng và đưa ra định nghĩa vắn tắt, không chú giải, không lan man. Từ các 
tiếng, cuốn tự vị cung cấp các chữ ghép khác nhau để tạo nên từ ghép. Đây là 
một minh chứng cho quá trình nghiên cứu, tìm tòi, ghi chép công phu. Kho từ 
vựng mà công trình mang lại rất phong phú.
“Có kẻ hỏi tự điển, tự vị khác nhau thế nào? Sao sách ta làm kêu là tự vị 
mà không gọi là tự điển?... Tự điển, tự vị khác nhau có một sự rộng hẹp. 
Tự điển phải có chú giải, mỗi chữ, mỗi tiếng đều phải dẫn điển, dẫn tích, 
nguyên là chữ sách nào, nguyên là lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh 
truyện làm thầy; chí như tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ, cùng các 
tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển 
tích gì”.
(Trích Tiểu tự – trang đầu cuốn tự điển)
Huỳnh Tịnh Của đề lại tại trang Tiểu tự rằng, trong quá trình biên soạn, 
ông đã được một người Pháp tên là A. Landes giúp đỡ. Người này đã giúp ông 
về phương pháp và đưa ra nhiều ý kiến. Landes là một nhà Ðông phương học, 
có học chữ Nho và từng làm Giám đốc Trường Thông ngôn ở Sài Gòn từ năm 
1885. Đây là người đã đưa lời khuyên Huỳnh Tịnh Của xin Thống đốc Nam 
Kỳ xuất quỹ để xuất bản bộ tự vị này. Tuy nhiên, công việc xây dựng và hoàn 
thiện cuốn tự điển vẫn do Huỳnh Tịnh Của thực hiện, như lời ông viết: “nhân 
khi rỗi rảnh, ta cứ việc làm theo tiếng ta, chữ ta, viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc, 
hơn bốn năm trời mới thành công việc”.
Bộ từ điển có nhiều điểm nổi bật, phải kể đến:
1) Kho từ vựng phong phú
Không cung cấp giải nghĩa dài dòng, cuốn từ điển cung cấp các tiếng với 
giải nghĩa ngắn gọn. Gọi là tiếng bởi chỉ viết bằng một con chữ. Từ con chữ đó, 
ông đem ghép với các chữ khác để tạo nên các nghĩa khác nhau. Ví như tiếng 
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
69
ĂN có 125 chữ ghép khác nhau, tiếng CÁ có 59 chữ ghép khác nhau, tiếng ĐI 
có 88 chữ ghép khác nhau,... Ngoài ra còn bao gồm các từ ngữ văn chương rút 
ra từ những áng văn bác học, bình dân, ngôn ngữ giao tiếp thông thường, đặc 
biệt những tiếng mang màu sắc địa phương vùng Trung Kỳ, Nam Kỳ bấy giờ. 
Một trang trong Ðại Nam quấc âm tự vị
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
70
Chiêu hiền đãi sĩ: mời kẻ hiền, đãi kẻ học hành, yêu chuộng người hiền 
ngộ (tr.141).
Đi thưa về chường: đi thưa cho biết, về trình cho hay, ấy là xuất tất 
“cáo phản tất diện”(tr.171).
Đệm chiếu: kêu chung cả đồ đương dệt bằng bang bằng lác, đồ để mà 
trải lót (tr.287),
Đợ: Thế người thế vật mà trừ nợ, cho ở đầy tớ.
Đợ con: Bắt con ở làm tôi kẻ khác mà lấy tiền công hoặc trừ nợ (tr.307).
2) Giải nghĩa tường minh
Không chỉ giải nghĩa rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu mà từ điển còn chứa đựng 
cả nguồn gốc. Dựa vào nguồn gốc ấy, ta có thể dễ dàng tìm hiểu nghĩa hơn bằng 
cách trích thêm các câu tục ngữ, ca dao, thơ.
 Cố: Sự cớ, cũ càng, quen thuộc; chết.
Cố tri: Đã biết nhau từ trước, bạn cũ, bạn tri âm. Tha hương ngộ cố tri: 
Tới đất lạ gặp bạn cũ, ấy là một cuộc vui mầng (tr.176).
3) Phân biệt chữ Hán, Nôm
Huỳnh Tịnh Của đã đưa sáng kiến sắp xếp các tiếng theo từ loại, phân 
biệt theo hai gốc văn tự là Hán–Việt và Nôm. Sáng kiến này ông đưa ra hoàn 
toàn phù hợp với ngôn ngữ Việt Nam. Sử dụng cuốn từ điển này, không khó để 
chúng ta tìm hiểu nguồn gốc của các tiếng, mặt khác hiểu rõ, dùng đúng các từ 
Hán–Việt đã có và đang được sử dụng. 
Kết hợp với tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, một mặt áp dụng nguyên 
tắc ngôn ngữ, mặt khác đề cập tới thực tiễn sử dụng của ngôn ngữ trong giải 
nghĩa, cuốn từ điển dẫn dắt chúng ta đến với sự phát triển đa dạng của ngôn 
ngữ theo không gian và thời gian. Chúng ta dễ thấy nhiều cặp từ: “bậc” và 
“bực”, “bệnh” và “bịnh”, “mầng” và “mừng”,... nhưng chỉ nhận được cách giải 
nghĩa của “bậc”, “bệnh”, “mầng”. Huỳnh Tịnh Của dường như mong muốn tạo 
nên một tiếng Việt toàn dân, để toàn dân cùng sử dụng còn các từ được coi là 
tương đồng với cách phát âm riêng của địa phương, thì đều được kết nối đến 
xem giải nghĩa ở từ chính. Vì vậy mà từ “bực” dẫn đến “bậc”, “bịnh” dẫn đến 
“bệnh”, “mừng” dẫn đến “mầng”.
Dựa vào cách sắp xếp này, chúng ta càng dễ dàng sáng tạo thêm những từ 
mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 
71
Đôi dòng tổng kết
Với Ðại Nam quấc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của đã để lại cho những người đời 
sau muốn nghiên cứu tiếng Việt một cuốn từ điển “gối đầu giường”. Hầu như 
toàn bộ kho từ vựng tiếng Việt đương thời đã có mặt trong cuốn từ điển Huỳnh 
Tịnh Của. Cuốn từ điển là minh chứng cho quá trình làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ 
của Huỳnh Tịnh Của. Ông tiếp thu tinh hoa của phương Tây, sắp xếp khoa học, 
kỹ lưỡng cho thấy sự am tường, tinh thông ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của ông. Trải 
qua cả thế kỷ nhưng Ðại Nam quấc âm tự vị vẫn là cuốn từ điển công phu, tỉ mỉ 
nhất, thể hiện rõ đặc điểm của từ loại tiếng Việt với cách cấu tạo từ của người 
Việt, cách sử dụng trong đời sống để cho những thế hệ mai sau tiếp tục kế thừa 
và phát triển tiếng Việt với những nguồn gốc căn bản vốn có.
Bài tập
1. Thảo luận: Lý giải vì sao Huỳnh Tịnh Của ghi hai chữ Quốc âm 
thành quấc âm. Thử đoán xem ý tưởng của tác giả là như thế nào?
2. Thảo luận: Tại sao bên dưới tên Gia Định báo lại có ba chữ Hán? Tại 
sao không đặt tên là Báo Gia Định, mà lại đặt tên báo theo cấu tạo 
từ Hán–Việt? 
3. Trường của bạn đã có từ điển này chưa? Hãy viết đoạn văn năm câu 
(có thể dài hơn) đề nghị nhà trường mua từ điển Ðại Nam quấc âm 
tự vị về cho học sinh dùng.
4. Mỗi em chọn một tiếng trong Ðại Nam quấc âm tự vị và ghi lại ý 
nghĩa. Theo cách thức xây dựng các từ ghép và giải nghĩa của 
Huỳnh Tịnh Của, em cùng trao đổi với các bạn trong lớp: Tiếng ấy 
hiện nay còn phát triển thêm lớp nghĩa nào khác? Đó là lớp nghĩa 
gì?
5. Thi sưu tầm và kể chuyện về cuộc đời và công trạng của Huỳnh 
Tịnh Của. Nên nhớ, ngoài cuốn Ðại Nam quấc âm tự vị, Huỳnh Tịnh 
Của còn sưu tầm và biên soạn nhiều tác phẩm khác nữa.
Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieng_viet_7_tu_va_tu_vung_quyen_1.pdf