Giáo trình Thương mại điện tử

Vai trò của TMĐT

Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào

nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được

quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với

xu thế đó, TMĐT xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi

những ảnh hưởng to lớn của mình:

 Làm thayđổi tính chất của nền kinh tếmỗi quốc gia và nền kinh tế

toàn cầu.

 Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri

rhứcđã thực sựtrởthành nhân tốvà nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là

tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp.

 Mởra cơhội phát huyưu thếcủa các nước phát triển sauđểhọcó

thểđuổi kịp, thậm chí vượt các nướcđãđi trước.

 Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tếquốc gia và có tiềm năng

làm thayđổi cán cân tiềm lực toàn cầu.

 Rút ngắn khoảng cách vềtrìnhđộtri thức giữa các nước phát triển

với các nướcđang phát triển.

- Cách mạng hoá marketing bán lẻvà marketing trực tuyến.

pdf 44 trang kimcuc 21700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thương mại điện tử

Giáo trình Thương mại điện tử
 MỤC LỤC 
Thương mại điện tử 
Định nghĩa 
Vai trò 
Lợi ích 
Thách thức và nguy cơ 
 Thương mại điện tử ở Việt Nam 
Các điều kiện hạ tầng cho phát triển TMĐT ở Việt Nam 
Lợi ích của TMĐT đối với Việt Nam 
Định hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam 
 1
Sự ra đời của Internet và ngay sau đó nó phát triển nhanh chóng cả theo 
nghĩa độ tăng phủ ra toàn cầu (số liệu gần đây theo báo cáo của ITU năm 
2001 cho thấy số người sử dụng Internet chiếm 5% dân số thế giới) và tính 
năng phục vụ, đồng thời ngày càng trở nên phổ biến, quen dùng đối với 
mọi cộng đồng dân cư, TMĐT đã thu hút sự quan tâm của cả người tiêu 
dùng cá thể và mọi doanh nghiệp lớn và nhỏ. 
 Internet đã làm thay đổi nhều cách thức tổ chức kinh doanh. Ngày càng có 
nhiều doanh nghiệp sử dụng Internet , hoạt động thương mại giữa các 
doanh nghiệp trên Internet cũng sẽ ra tăng, ngày càng có nhiều công đoạn 
hơn được triển khai, và được triển khai thường nhật trên mạng. 
 Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thái hoạt động và trao đổi thông tin 
thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với 
khách hàng, giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước và 
giữa các cơ quan quản lí nhà nước với nhau bằng các phương pháp điện tử, 
diễn ra trên mạng Internet. 
 Mặc dù hình thức ban đầu của TMĐT chỉ gồm các giao dịch giữa các 
doanh nghiệp lớn, các ngân hàng và các tổ chức tài chính với nhau, việc 
dùng Internet như là phương thức đưa TMĐT đến với từng khách hàng cá 
lẻ đã kéo theo việc thay đổi quan niệm về nó. Hiện nay khách hàng cá kẻ 
đang kà đối tượng hướng tới đối với TMĐT, cần phải tạo điều kiện liên 
quan về công nghệ, pháp lí... thuận lợi nhất để khuyến khích khách hàng cá 
thể tham gia TMĐT. 
 I. Vai trò của TMĐT 
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào 
nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được 
quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với 
xu thế đó, TMĐT xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi 
những ảnh hưởng to lớn của mình: 
 2
 Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế 
toàn cầu. 
 Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri 
rhức đã thực sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là 
tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp. 
 Mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước phát triển sau để họ có 
thể đuổi kịp, thậm chí vượt các nước đã đi trước. 
 Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng 
làm thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu. 
 Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển 
với các nước đang phát triển. 
 - Cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tuyến. 
II. Lợi ích của TMDT : 
Khi xem xét các ứng dụng khác nhau có thể có được dùng để làm việc với 
thông tin số , chúng ta thấy rằng TMDT không chỉ đơn giản là phân phối 
thông tin và hàng hoá mà nó còn có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa 
chúng. 
1. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa khi mua hàng 
 Quảng cáo điện tử cung cấp cho khách hàng thông tin chính xác về cửa 
hàng gần nhất chứa mặt hàng đó, thời gian và cách kinh doanh của cửa 
hàng thâm chí cả gợi ý cách xem xét sản phẩm.Nếu khách hàng không 
muốn tận mặt xem hàng trước khi mua, các đơn hàng có thể được đặt và 
được thanh toán theo kiểu điện tử. 
TMDT tạo ra nhiều cơ hội mới cho cả người tiêu dùng cá lẻ và các doanh 
nghiệp. Khi TMDT hoan thiện và ngày càng nhiều doanh nghiệp tổ chức 
kinh doanh trực tuyến, khách hàng có thể so sánh mua hàng dễ dàng hơn. 
Mặt khác TMĐT còn giúp khách hàng có thể tiếp cận mặt hàng dễ dàng 
hơn và hưởng nhiều dịch vụ hơn. 
2. Lực lượng trung gian mới 
 3
Các doanh nghiệp có thể thông báo điện tử cho khách hàng tiềm ẩn về các 
mặt hàng mà họ đăc biệt quan tâm. Mặc dù tất cả đều có xu hướng loai bỏ 
trung gian, xu hướng tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán 
ngày càng tăng là xu thế bất lợi đối với môi giới trung gian,TMĐT vẫn sẽ 
mở ra các loại hình trung gian mới về môi giới 
VD:Xẽ xuất hiện trung gian môi giới về: Tìm các thị trường đặc biệt, thông 
báo cho khách hàng các cơ hội kinh doanh tốt, thay đổi điều kiện thị 
trường, các mặt hàng thực sự khó tìm, thậm trí tổ chức các điều tra nghiên 
cứu định kì về mặt hàng cụ thể cho các doanh nghiệp. 
3. Cơ hội giảm chi phí 
Trong vài năm trở lại đây, Internet đã trở lên ngày càng thu hút sự quan 
tâm của người tiêu dùng. Các trang Web khiến người tiêu dùng tự tin dùng 
Intểnt hơn, nó cung cấp cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp nhiều 
phương thức mới để mô tả cà tìm kiếm thông tin. 
 Giao dịch thương mại trên cơ sở dùng Internt cho EDI và các giao dịch 
ngân hàng ít tốn kém hơn dùng các mạng nội bộ chuyên dùng.Nó khong 
chỉ tiết kiệm chi phí tiềm ẩn cho các doanh nghiệp lớn, mà còn tạo ra cơ 
hội kinh doanh nghiệp nhỏ có thể dùng các tiến trình điện tử và qua đó cắt 
giám bớt các khoản chi phí lớn không đáng có như trong quá khứ. 
 Mặt khác, thời gian giao dịch trên Intểnt chỉ bằng 7% thời gian giao dịch 
qua Fax, 0.05% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi Phí giao dịch qua 
Intểnt chỉ bằng khoảng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện hay 
chuyển phát nhanh, bằng 10%-20% chi phí thanh toán thông thường. 
 TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. 
 Chi phí văn phòng cấu thành trong chi phí sản phẩm, việc giảm chi phí văn 
phòng theo nghĩa giảm thiểu các khâu internet ấn giấy tờ, giảm thiểu số 
nhân viên văn phòng...cũng có ý nghĩa là giảm chi phí sản phẩm. 
 4
 Chính những yếu tô này sẽ tạo điều kiện cho các công ty khổng lồ xuất 
hiện và các doanh nghiệp nhỏ có thẻ cung cấp những dịch vụ với chi phí 
thấp hơn cũng xuất hiện. 
 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu có thể lập các cửa hàng ảo một 
cách rẻ tiền so với các cửa hàng thực ở nước ngoài. 
Qua đó người tiêu dùng co thể mua được hàng hoá với giá thấp hơn, các 
nhà sản xuất ở các nước đang phát triển có thể mua những linh kiện, bộ 
phận với giá rẻ hơn. 
4. Nắm được thông tin phong phú. 
 Với một nguồn thông tin khổng lồ trên Internetvà với nhiều cách tiếp cận 
khác nhau tới thông tin, thậm chí miễn phí và tự nhiên đến đã giúp cho các 
doanh có cơ vô cùng thuận lợi để nắm bắt thông tin. Điều này đặc biệt có ý 
nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tương được xem là động 
lực chính phát triển nền kinh tế hiện nay. 
 5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế số. 
 Đối với một quốc gia, TMĐT được xem là động lực kích thích phát triển 
công nghiệp công nghệ thông tin, một nghành mũi nhọn và được xem là 
đóng góp chủ yếu vào hình thành nền tảng cơ bản của nền kinh tế thế giới 
mới. Đây là cơ hội cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu 
6. Đối với doanh nghiệp 
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tạo ra thêm hoạt động kinh doanh 
bằng đi vào thương mại điện tử. 
Hợp lí hoá khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành. 
Tự động hoá mọi quá trình hợp tác, kinh doanh để nâng cao hiệu quả. 
Cải tiến trong quan hệ trong công ty với đồng nghiệp, với đối tác, bạn 
hàng. 
Giảm chi phí kinh doanh tiếp thị 
Tăng năng lực phục vụ khách hàng 
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 
 5
Mở rộng phạm vi kinh doanh, dung lượng và vươt qua vung biên giới. 
III. Thách thức và nguy cơ. 
1. Về cơ sở hạ tầng công nghệ. 
 TMĐT vừa là đỉnh cao của quá trình tự động hoá quy trình TMTT vừa là 
hệ quả tất yếu của kỹ thuật số nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) 
nói riêng.Do vậy, để có thể triển khai TMĐT và triển khai thành công, cần 
thiết phải có được một hạ tầng cơ sở CNTT vững chắc. 
 Để đảm bảo các yêu cầu đó, hạ tầng cơ sở CNTT phải đảm bảo các điều 
kiện sau: 
+ Tính tuân theo chuẩn:Hệ thống các chuẩn cần thiết phải được xem như 
một phân hệ trong hệ thống CNTT và đạt tới mục tiêu chung là mọi 
thành viên tham gia TNĐT, kể cả người tiêu dùng cá thể phải tuân theo. 
+ Đạt tới một độ ổn định cao: cho dù các sản phẩm CNTT (Cứng, mềm) 
được sản xuất trong nước hay mua của nước ngoài, yếu tố phải tính đến 
là ổn định phù hợp quá trình nâng cấp phát triển sản phẩm, sự ổn định về 
mức chi phí phù hợp người tiêu dùng... 
 Hạ tầng CNTT liên quan chặt ché với an toàn thông tin, một vấn đề công 
nghệ vừa là cốt lõi, vừa là thách thức khó vượt qua của phần cồn lại của thế 
giới từ các nước phát triển. 
 2. Về hạ tầng cơ sở nhân lực. 
 TMĐT liên quan đến tất cả mọi ngườibởi chính đặc điểm thương mại và 
đăc điểm nền tảng công nghệ của nó. Để triển khai và thực thi TMĐT, vì 
đây là một hình thái mới có nền tảng là công nghệ cao nên yêu cầu mọi 
người tham gia thương mại phải có ý thức dần hình thành thói quen sử 
dụng nó, điều này cũng muốn nói tới vai trò của giáo dục đào tạo.Yêu cầu 
đầu tiên là mọi người phải có thói quen sử dụng Intểnt vầ mua hàng qua 
mạng. Tiếp đó cần thiết phải có một đội ngũ các nhà tin học đủ khả năng 
vận hành đồng thời nắm bắt và phát triển các công nghệ phục vụ chung. 
3. Bảo mật và an toàn 
 6
 Giao dịch thương mại trên các phương tiên điện tử đặt ra các đòi hỏi rất 
cao về bảo mật và an toàn, đặc biệt là trên Intểnt. 
 Bản chất của giao dịch TMĐT là gián tiếp, bên mua và bên bán ít biết, 
thậm chí không biết về nhau, giao dịch hoàn toàn thông qua các kênh 
truyền không xác định được. Điều này đẫn đến những lo ngại riêng của cả 
người mua và người bán: 
 +Người mua: lo sợ số thẻ tín dụng của họ khi truyền đi trên mạng có 
thể bị kẻ xấu hoặc bên bán lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp... 
 +Người bán: lo ngại về khả năng thanh toán và quá trình thanh toán của 
bên mua .. 
 Tất cả các giao dịch đó đều liên quan đến các thông tin dưới dạng dữ liệu 
tồn tại và chuyển đi trên mạng.Về mặt công nghệ, kỹ thuật mã hoá là nền 
tảng cơ bản giải quyết vấn đề này. Kỹ thuật mã hoá về cơ bản bao gồm một 
thuật toán mã hoá -giải mã và một khoá được dùng để mã hoá - giải mã. 
Thách thức là kĩ thuật này chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định, 
viêc dò và giải mã là hoàn toàn có thể nếu loại bỏ yếu tố thời gian. Hơn 
nữa, đối với các nước chưa phát triển, năng lực CNTT và năng lực tự tạo ra 
các sản phẩm riêng chưa có nên hoàn toàn phụ thuộc công nghệ vào các 
nước phát triển, đây là điều không mong muốn. 
4. Thanh toán tự động. 
 Để TMĐT có thể hoạt động cần phải có hệ thống thanh toán tự động 
(TTTĐ). Khi chưa có hệ thống TTTĐ, TMĐT chỉ sử dụng được phần trao 
đổi thông tin, quảng cáo tiếp thị...các hoạt động thương mại vẫn chỉ kết 
thúc bằng hình thức thanh toán trực tiếp. 
 Có một đặc điểm đặc trưng của hệ thống thanh toán, cho dù là truyền 
thống hay điện tử, là đều đòi hỏi chế độ bảo mật cao.Chính vì vậy các 
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhằm vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. 
Ngoài ra, hệ thống TMĐT cũng luôn đi kềm hệ thống mã hoá sản phẩm 
trên phạm vi toàn cầu. 
 7
5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ. 
Chất lượng sản phẩm càng cao hàm lượng chất xám càng nhiều. Khi tham 
gia vào thương mại điện tử, thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản 
cuối cùng sẽ là bảo vệ thông tin.Do đó vấn đề đặt ra là bảo vệ sở hữu trí tuệ 
và bản quyền của các thông tin trên Web ( Các hình thức quảng cáo, các 
nhãn hiệu thương mại, các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua 
mạng...). 
 Đối với dung liệu, vấn đề đật ra là bản thân việc số hoá nhị phân các dữ 
liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh để thành dung liệu truyền gửi đã là hành 
động sao chép, phiên dịch và phải được tác giả đồng ý, nhưng vì đưa nên 
mạng, nên số bản Internet không thể biết là bao nhiêu( có thể tới vô hạn), 
nên việc thoả thuận và xử lí trở nên hết sức khó khăn. 
 ở mức cao hơn người ta còn tính đến khía cạnh phức tạp hơn nữa của vấn 
đề phân chia tài sản trí tuệ mua bán qua mạng. Cần phải đưa ra khái niệm 
mang tính pháp lí hơn là “thế nào là tác giả”,”thanh toán vi phần” mà sẽ 
phải xử lí bằng các công cụ kỹ thuật cao. 
 Những điều này đòi hỏi cần phải sửa đổi hệ thống pháp luật về các mối 
quan hệ về sở hữu trí tuệ. 
6. Bảo vệ người tiêu dùng. 
 Nhìn nhận trên cơ sở lí luận thương mại và lí thuyết thông tin, một thị 
trường bị sụp đổ bao giờ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là thông tin 
không tương xứng( nghĩa là người bán biết khác với cái người mua). Trong 
TMĐT thông tin về hàng hoá đều là thông tin số( người mua không có điều 
kiện “xem thử”, “nếm thử” hàng trước khi mua, khả năng mua phải những 
sản phẩm chất lượng thấp-mà chỉ người bán mới biết, là rất lớn, thậm chí 
còn có khả năng bị nhầm lẫn cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và 
các tổ chức phi pháp có mặt trên mạng. Vì thế, đang xuất hiện nhu cầu phải 
 8
có một trung gian bảo đảm chất lượng hoạt động hữu hiệu và ít tốn kém. 
Cơ chế đảm bảo chất lượng đặt biêt có ý nghĩa quan trọng đối với các nước 
đang phát triển-nơi mà dân cư cho tới nay vẫn có thói quen tiếp xúc trực 
tiếp với hàng hoá để kiểm tra, để thử trước khi mua. 
7. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lí. 
 Internetnt ngày nay trở thành một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng. 
Tuy nhiên thị trường này có thể tồn tại và phát triển hay không còn tuỳ 
thuộc vào chính sách của từng quốc gia. 
 Môi trường quốc gia: chính phủ từng nước phải quyết định xem xã hội 
thông tin nói chung và Intểnt nói riêng là một hiểm hoạ hay là một cơ hội. 
Từ khẳng định mang tính chiến lược ấymới thiết lập môi trường kinh tế, 
pháp lí và xã hội (kể cả giáo dục, văn hoá) cho nền kinh tế số nói chung và 
cho TMĐT nói riêng (ví dụ như đưa vào mạng các dịch vụ hành chính,các 
dịch vụ thu trả thuế...), và đưa các nội dung của kinh tế số vào văn hoá và 
giáo duc các cấp. 
Về vấn đề pháp lí có nhiều vấn đề cần phải xử lí: 
- Thừa nhận tính pháp lí của chữ lí điện tử và có các thiết chế pháp lí, 
các cơ quan pháp lí thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ kí 
điện tử và chữ kí số. 
- Bảo vệ pháp lí các thanh toán điện tử( bao gồm cả việc pháp chế hoá 
các cơ quan phát hành các thẻ thanh toán). 
- Quy định pháp lí đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước( các cơ 
quan Chính phủ và Trung ương), chính quyền địa phương doanh 
nghiệp nhà nước( trong đó có các vấn đề phải giải quyết như: Nhà 
nước có là chủ nhân của các thông tin số, có quyền được công khai 
hoá số liệu của chính quyền hay không, khi công khai hoá thì việc 
phổ biến các số liệu đó có được xem là một nguồn thu cho ngân sách 
hay không...) 
 9
- Bảo vệ pháp lí đối với sở hữu trí tuệ( bao gồm cả bản quyền tác giả) 
liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử. 
- Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng( cần phải ngăn chặn việc 
tung tin sai sự thật làm tổn hại đến người khác hay các bí mật về đời 
tư...). 
- Bảo vệ pháp lí đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với 
các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông 
tin trên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chẻptộm các 
phần mềm, truyền virus phá hoại...Tới nay từng nước rất có thể có 
các đạo luật đơn ngành chống loại tội phạm này, vấn đề là phải đưa 
vào bộ luật hình sự, một khi kinh tế số được thừa nhận trên tầm quốc 
gia.( Năm 2001 lần đầu tiên Mĩ đưa ra xét xử một tên tội phạm máy 
tính vì tội truyền vi rut lên mạng). 
 Tất cả những việc trên đây chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở mỗi quốc 
gia trước hết phải thiết lập một hệ thống mã nguồn cho tất cả các thông t ... iệt 
Nam sẽ chính thức gia nhập Trade Point. Chính phủ cần có chủ trương cho 
phép triển khai Trade Point tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí 
Minh. 
Để phát triển hệ thống Trade Point ở Việt Nam có thể tiến hành theo 
phương châm đi từ dễ tới khó và từ đơn giản tới phức tạp. Trong điều kiện 
hiện nay, Việt Nam có đủ cơ sở để bắt tay và xây dựng Trade Point như đã 
có các hạ tầng cơ sở kỹ thuật và thông tin cần thiết, các điều kiện vật chất 
và nhân lực cho triển khai Trade Point, nhu cầu tìm kiếm bạn hàng, cơ hội 
buôn bán của các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu đang đặt ra gay 
gắt và cuối cùng là đã có sẵn hệ thống Trade Point toàn cầu có thể hỗ trợ 
kinh nghiệm cho Việt Nam. 
Trước mắt, cần phải nhanh chóng thiết lập Trade Point sơ khởi để giúp 
các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm đối tác, bạn hàng, trong 
giao dịch xuất nhập khẩu, mở rộng và thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu 
ở Việt Nam. Trade Point sơ khởi sẽ cung cấp phần lớn các dịch vụ thông 
 35
tin và giao dịch thương mại trừ việc ký kết hợp đồng và thanh toán thủ 
công. Sau đó hoàn thiện Trade Point sơ khởi để có Trade Point hoàn chỉnh. 
3. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 
a. Tình hình chung của các doanh nghiệp VN. 
 Các doanh nghiệp dường như chưa qua tâm nhiều đến TMĐT. Theo điều 
tra của bộ thương mại gần đây cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp 
VN không đồng đều, có thể chia làm 3 nhóm: 
 Nhóm 1: Có tới 90% các doanh nghiệp chưa hề biết đến và không quan 
tâm tới TMĐT. Không hiểu nội dung, lợi ích, xu thế phát triển tất yếu của 
TMĐT và cho rằng ở VN chưa có đủ các điều kiện để phát triển TMĐT. 
Họ cho răng đó là việc của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp liên doanh 
với nước ngoài, chưa tin vào khả năng áp dụng TMĐT vào các doanh 
nghiệp của mình. 
 Nhóm 2: Các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến TMĐT, Các doanh 
nghiệp ở nhốm này có biết nhưng chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ nội dung của, 
lợi ích và xu hướng phát triển. Vì vậy còn băn khoăn, e ngại về khả năng 
ứng dung TMĐT với các lí do khác nhau. Một số doanh nghiệp đã bước 
đầu nối mạng có Webside nhưng mang tính phong trào, chưa xây dựng kế 
hoạch tham gia TMĐT. Nhóm này chiếm 6-7% tổng số các doanh nghiệp. 
 Nhóm 3: Gồm các doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò xu thế phát 
triển tất yếu của TMĐT trên toàn TG và VN. Đã có ý thức chủ động đầu tư, 
xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng TMĐT. Số lượng này chiếm một 
tỉ lệ nhỏ khoảng 2-3% trong tổng số 70.000 doanh nghiệp của cả nước. 
 Tính đến nay, sau khi kết nối Internet chúng ta đã đi một chăng đường khá 
dài trong con đường tiếp cận TMĐT nhưng mới chỉ có khoảng 1.500 doanh 
nghiệp có trang Web và vài ngàn đơn vị có quảng cáo hàng hoá trên mạng. 
Tỉ lệ giao dịch qua mạng rất thấp, và lợi nhuận thu được qua đó cũng chiếm 
một tỉ lệ nhỏ trong doanh thu của các doanh nghiệp. 
 36
b. Phương hướng phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp VN. 
 Trước hết cần nhận thức đúng về bản chất, về tầm quan trọng của kinh 
doanh điện tử và các hình thức triển khai TMĐT. Những mặc cảm về khả 
năng hạn chế chưa đủ để kinh doanh điện tử cũng có hại không kém gì việc 
thực hiện nhiệm vụ này một các tuỳ tiện. Có nhiều hình thức và mức độ 
thực hiện kinh doanh điện tử mà doanh nghiệp có thể lựa chọn và áp dụng 
phù hợp với đặc điểm và trình độ của mình như: Đơn giản nhất là việc tìm 
kiếm thông tin về thị trường, đối tác trên mạng Internet, sau đó giao dịch 
với các đối tác mà mình tìm qua mạng qua con đườngthwơng mại thông 
thường. ở mức cao hơn, doanh nghiệp chủ động đưa lên hình ảnh, địa chỉ 
liên hệ của mình lên trang Web của một công ty tin học. Nhiều công ty đã 
tạo trang Web riêng cho mình, tự giới thiệu mình trên mạng. Hiện nay có 
nhiều doanh nghiệp nhỏ, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội, TPHCM cũng như 
nhiều địa phương khác cũng độc lập hoặc kết hợp với nhau để tạo ra các 
trang Web để giới thiệu sản phẩm và chào hàng trên mạng.Từ đó các doanh 
nghiệp cần nhận thức rõ ràng đây là lĩnh vực có sự phát triển rất nhanh 
chóngcà doanh nghiệp cũng cần cạnh tranh trên cả phạm vi quốc gia và 
quốc tế. Việc đăng kí tên miền, tự lập trang Web giới thiệu doanh nghiệp 
của mình trên mạng là điều cần thiết phải làm sớm. 
 Cần có chiến lược thích hợp về triển khai TMĐT và kinh doanh điện tử. 
Trong chiến lược này, doanh nghiệp phải xác định rõ được đối tượng mà 
mình muốn nhằm tới là gì ?Và các bước phải làm như thế nào ?Việc chọn 
nhà cung cấp dịch vụ mạng cho doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. 
 Tiếp thao cần triển khai hoạt động đào tạo và bồi dưỡcg về kinh doanh nói 
chung và kinh doanh điện tử nói riêng, cập nhật hoá các kiến thức và kỹ 
năng hiện đại về kinh doanh và khai thác khả năng của công nghệ thông tin 
phục vụ kinh doanh của mìng. Cần nhận thức rõ ràng rằng kinh doanh điện 
tử không phải là hình thức kinh doanh đặc biệt, hoàn toàn khác với kinh 
 37
doanh truyền thống, mà chỉ là việc kinh doanh với sự giúp đỡ của công 
nghệ thông tin. Do đó năng lực kinh doanh phải được đặt nên hang đầu. 
 Tổ chức lại hệ thống kinh doanh và công tác quản lí cho phù hợp với 
phương thứckinh doanh điện tử. Đặc biệt, việc tổ chức mạng lưới phân 
phối sản phẩm, hệ thống thông tin ... cần được quan tâm và tổ chưcsao cho 
có thể cung cấp cả hàng hoá lẫn thông tin một cách nhanh chóng, đúng đối 
tượng và có hiệu quả. Đây không phải là hoạt động có thể triển khai ồ ạt 
theo ý muốn chủ quan, mà đòi hỏi phải thực hiện từng bước, nhưng dứt 
khoát cần sớm bắt đầu triển khai. 
 Các sản phẩm và dịch vụ cần được thiết kế, mã hoá một cách thích hợp để 
có thể giới thiệu và giao dịch một cách nhất quán, rõ ràng, không bị nhầm 
lẫn. Điều này thường kéo theo hàng loạt các hoạt động pháp líkhác nhằm 
bảo vệ bản quyền của doanh nhgiệp về mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm... 
 Trên cơ sở có một cơ sở dữ liệu và năng lực cung cấp hàng hoá, dịch vụ 
thích hợp, oanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch tham gia kinh doanh 
điện tử và triển khai kế hoạch đó một cách có cân nhắc( trên cơ sở chiến 
lựơc đã được lựa chọn. Với những doanh nghiệp có năng lực hạn chế, trước 
hết trước hết nên tự giới thiệu những thông tin cơ bản về mình và lĩnh vực 
kinh doanh cũng như sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp lên mạng. Hình 
thức ban đầu có thể là giới thiệu định kì, quảng cáo từng đợt. Điều cần chú 
ý là những giới thiệu không được vượt quá năng lực thực tế của mình. Chỉ 
khi có năng lực đủ để đáp ững của người tiêu dùng khi họ đặt hàng( cả 
hàng hoá, dịch vụ, thông tin..) thì mới tuyên bố cung ccấp hàng hoá, dịch 
vụ cho khách hàng. Những thông tin về doanh nghiệp trên mạng cần được 
cập nhật thường xuyên. Lúc đó, việc lựa chọn một công ty tin học thích 
hợplà điều có ý nghĩa quan trọng. 
 *Ví dụ về một mô hình về buôn bán điện tử trên mạng là: 
Lập một cửa hàng ảo 
 38
Tất cả các loại hàng từ các sản phẩm thông dụng đến các sản phẩm quý 
hiếm, các sản phẩm công nghiệp đều có thể được bán trên mạng Internet. 
Cần đăng ký lĩnh vực buôn bán và địa chỉ. Cửa hàng cũng cần ở vị trí đặc 
biệt để được để ý và một vị trí bày hàng cần phải hấp dẫn. Nhưng để tìm 
được thị trường cần chọn nguôn ngữ có sức thu hút sự lưu ý của những 
khách hàng trên mạng; tránh dùng các từ chung chung dễ lẫn trong hàng 
nghìn sự quy chiếu. Và điều trọng yếu là phải biết mình tiếp xúc với đối 
tượng khách hàng nào. Một công ty nhỏ thì thường khó tìm ra hãng phân 
phối hàng ở nước ngoài, nhưng trên Internet họ có thể tìm thấy bạn hàng. 
Cần phải đặc biệt quan tâm bảo đảm thời giờ đáp lại có thể chấp nhận 
được, nhất thiết không được buộc người ta phải chờ đợi đến khó chịu trên 
Web. Bởi lẽ tính đơn giản và tính nhanh chóng gắn liền với sự hoạt động 
trên mạng.Quan tâm làm cho khách hàng yên tâm và được thuyết phục 
không chỉ là vấn đề hình thức. Cung cấp các thông tin và lời khuyên trên 
Internet không phải là vô bổ. Không nên coi việc lập một vị trí bán hàng 
trên Internet là một dự án tin học, trước hết đó vẫn là một dự án tiệp thị, 
một dự án kinh doanh. 
Tự tổ chức để xử lý các đơn đặt hàng 
Việc tin học hoá sự xuất bản các catalô trước đây in trên giấy cũng có 
lợi trong khi khởi động dự án Internet. Hiện nay các catalô điện tử chuyên 
xử lý tự động cập nhật từ hệ thống xuất bản của doanh nghiệp. Tuy không 
đạt đến trình độ tự động hoá như vậy, nhưng những người mới buôn bán 
trên Internet phải quan tâm làm sao đừng quên rằng TMĐT là bán hàng từ 
xa. Cần phải giữ để các biên độ cao thích ứng được với mức thực tế ở kho 
hàng, bởi vì các công việc quản lý đơn đặt hàng, thanh toán đóng gói và gửi 
hàng đi rất trọng yếu, thường đòi hỏi đầu tư rất tốn kém. Khi chuyển qua 
buôn bán trên Internet người ta còn buộc phải xem xét lại các phương thức 
vận hành, các doanh nghiệp nhỏ cần phải nhạy cảm với điều đó. Trên Web 
cần phải giới thiệu với khách hàng một mức giá cả sát hợp, tránh không 
 39
làm họ e ngại với mức chi phí vận tải quá đáng. Đó là điều cốt yếu để 
thuyết phục khách hàng, cũng là điều đau đầu hàng ngày đối với các nhà 
doanh nghiệp. Và hiện nay đã có giải pháp kỹ thuật về thanh toán an toàn 
cho việc buôn bán trên Internet, rất cần cho các Web nghiêm chỉnh. 
Quảng bá sản phẩm trên mạng 
Một website không sống động là một vị trí chết, cần coi trọng điều hiển 
nhiên ấy. Điều đó có nghĩa là trên Web, nếu catalô của bạn không thường 
xuyên cập nhật thì website bán hàng của bạn mở ra trên “xa lộ thông tin” sẽ 
nhanh chóng trở thành một website tĩnh của những ngành nghề chết trên 
mạng. Khác với xuất bản trên giấy, sự xuất bản trên Internet cho phép có 
thể sửa đổi. Đổi mới và cập nhật website là một cách để giữ khách hàng 
thuỷ chung mỗi khi họ tình cờ hoặc vì hiếu kỳ nối kết với cửa hàng điện tử 
của bạn. Và chỉ trên Internet bạn mới có được một số khả năng mà không 
sao có được trong các điều kiện khác như: đúng lúc, bạn có thể đề xuất với 
khách hàng, mời họ qua thư tín điện tử, phát biểu các lời bình phẩm và 
mong muốn của họ, nghiên cứu mức độ bán được của các sản phẩm... Từ 
những bài học trên, những người đi sau trong việc kinh doanh TMĐT cần 
đặc biệt chú trọng đến những vấn đề sau: lựa chọn các sản phẩm; tạo sự thu 
hút; giữ vững lòng tin;tổ chức công tác hậu cần; quản lý vị trí; vận dụng 
các nguyên lý về buôn bán vẫn có giá trị gắn với phát huy các hoạt động lợi 
thế trên Web. 
 c. Lời khuyên đối với các doanh nghiệp: 
 Dưới đây là những lời khuyên của những công ty đi trước đúc kết lại 
dành cho những người bắt đầu muốn bán sản phẩm của mình trực tuyến 
theo hình thức trực tiếp từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác 
(Business to Business - B2B) hoặc từ doanh nghiệp sang người tiêu dùng 
(Business to Customers - B2C). 
 Đừng bao giờ chủ quan trong bảo mật 
 40
Bạn phải có một server (máy chủ) tuyệt đối an toàn. Nếu không có thì 
hãy hỏi nhà phân phối Web server để sử dụng dịch vụ hoặc server của họ. 
Mặt khác, bạn sẽ phải có được giấy chứng nhận về độ an toàn của server và 
bạn có thể mua giấy chứng nhận này theo địa chỉ  
hoặc . 
 Tạo cảm giác an toàn 
Site của bạn phải chắc chắn tạo được lòng tin những khách hàng có tiềm 
năng. Do vậy, đặc biệt là quan tâm đến việc bảo mật cho khách hàng. Hãy 
nhớ rằng, cụm từ "secure server - máy chủ an toàn" có hiệu quả tác động kỳ 
diệu đối với khách hàng. Hãy tạo một đường dẫn (hyperlink) tới trang giới 
thiệu về khả năng bảo mật cao của hệ thống thanh toán của bạn. 
 Hãy thẳng thắn 
Hãy trình bày, một cách rõ ràng các thông tin chi tiết công ty của bạn 
như số điện thoại, fax... địa chỉ trụ sở làm việc, e-mail, thông tin giới thiệu 
về một số nhân vật chủ chốt trong công ty... đó là những thông tin tối thiểu 
mà đối tác làm ăn của bạn muốn biết. Bạn cũng đừng quên trình bày với 
khách hàng một cách thẳng thắn về chất lượng sản phẩm, phương thức vận 
chuyển hàng, vấn đề hoàn trả và bảo mật hàng hoá. 
 Tiến hành kiểm tra từng bước 
Không nên cố gắng thực hiện toàn bộ kế hoạch kinh doanh trực tuyến 
trước khi phát hiện những trở ngại gây khó khăn cho bạn. Hãy lấy lời 
khuyên của chuyên gia để có thể tránh những sai lầm đáng tiếc. Kiểm tra 
từng bước trong kế hoạch kinh doanh trước khi bạn thực hiện nó. 
 Tiến hành cùng lúc hai hệ thống thương mại 
Trong khi thực hiện TMĐT, bạn nên tiếp tục duy trì mô hình kinh doanh 
hiện tại. Trong trường hợp có bất kỳ điều gì bất trắc xảy ra đối với hệ thống 
 41
TMĐT thì bạn vẫn có thể lập hoá đơn, vận chuyển hàng lên lịch theo lối 
thông thường. 
 Tạo tốc độ truy cập Website nhanh hơn 
Bạn nên cố giữ kích thước homepage dưới 20 Kb. Loại bỏ tất cả các 
đoạn không cần thiết, giảm hình ảnh giới thiệu sản phẩm xuống còn khoảng 
10-20 Kb. Sử dụng "Alt Text" đối với các hình ảnh để đảm bảo rằng khách 
hàng của bạn có thể đọc cái gì đó trong khi chờ site của bạn được tải xuống 
hoàn toàn. Thiết kế một hệ thống định hướng cho phép khách hàng chọn 
sản phẩm dễ dàng hơn và nhanh hơn. 
 Tập trung vào việc bán hàng 
Bạn nên theo dõi tỷ lệ phần trăm khách mua hàng chứ không nên tập 
trung vào tổng số người truy cập site vì điều đó không có nghĩa lý gì. Chú ý 
đến sự chuyển đổi từ người xem sang người mua hàng, và bạn nên tìm hiểu 
thái độ của người xem, tại sao họ mua hàng và tại sao không mua. Luôn 
làm đi làm lại điều đó bạn sẽ bán được rất nhiều hàng. 
 Thiết kế mẫu đặt hàng ngắn gọn 
Luôn luôn đưa mẫu đơn ngắn gọn lên sau khi đã tiến hành uỷ thác mua 
hàng. Bạn cũng nên gửi giấy xác nhận ngay sau khi mua, có thể làm việc 
này bằng cách gửi thư ở chế độ trả lời tự động, rất đơn giản. Bước này giúp 
tạo niềm tin cho khách hàng cũng như có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian 
gửi fax, gọi điện thoại và gửi e-mail chỉ để hỏi: "Bạn đã nhận được đơn đặt 
hàng của chúng tôi chưa?". 
 Thiết kế site linh hoạt 
Bạn phải thiết kế site của mình sao cho luôn cập nhật để phán ánh vào 
việc bán hàng, chiết khấu hay sản phẩm sẵn có. Đó là cách tốt nhất để thu 
hút chỉ dẫn sản phẩm một cách trực tiếp từ cơ sở dữ liệu cho việc cập nhật 
liên tục. Bạn có thể cũng muốn đầu tư vào một nội dung quản lý phần mềm 
để có khả năng cập nhật nội dung một cách nhanh nhất. 
 42
 Có khả năng in nội dung ra giấy 
Hãy chắc chắn rằng site của bạn có thể in ra được một khi người xem 
muốn in chúng ra. Nội dung sản phẩm và ảnh là hay được in nhất. Khách 
hàng thường thiếu so sánh sản phẩm trong cửa hàng với những gì họ đã in 
ra. Cũng như vậy nhiều đối tác kinh doanh có những hệ thống tài liệu trên 
văn bản. 
 Trả lời tất cả các e-mail 
Bạn phải lên kế hoạch trả lời tất cả những e-mail được gửi đến cho bạn 
trong vòng 24 giờ. Đây là cách xây dựng lòng tin tốt nhất và nó có thể đem 
lại cho bạn lợi thế cạnh tranh hơn là thái độ bình thường không mấy nhiệt 
huyết của bạn. 
 Cá nhân hoá từng khách hàng 
Khi một khách hàng trở lại với Website của bạn server của bạn phải 
nhận ra khách hàng đó và chỉ cho họ những chỉ dẫn tương tự. Đây có thể là 
bí quyết chính dẫn đến thành công trong thương mại điện tử. Hãy bàn với 
các chuyên gia công nghệ thông tin của bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất. 
 Sử dụng e-mail để lôi kéo khách hàng 
Chiến dịch tiếp thị của bạn sẽ bao gồm cả e-mail gửi cho khách hàng cũ 
và sẽ thu hút được một tỷ lệ lớn khách hàng trở lại site của bạn. Sự trở lại 
của khách hàng cũ là kết quả bán hàng tốt nhất. 
 43
 44

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuong_mai_dien_tu.pdf