Giáo trình Thiết bị ngoại vi
Các phím WIN mở thực đơn Start mà sau đó có thể điều khiển được với các
mũi tên. Phím Application thực hiện các quá trình giống như nhắp phím phải
chuột, đối với phần lớn các ứng dụng, nó sẽ mở trình đơn bật lên theo cảnh. Một
số tổ hợp phím của phím WIN sẽ thực hiện các lệnh marco.
Bảng danh sách các phím tổ hợp phím Win :
Tổ Hợp Phím Hành Động
WIN+R Hiển thị hộp thoại Run
WIN+M Giảm thiểu tất cả
Shift+WIN+M Hủy thực hiện giảm thiểu tất cả
WIN+F1 Khởi chạy chương trình trợ giúp
WIN+E Khởi chạy Windows Explorer
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết bị ngoại vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thiết bị ngoại vi
Trường Đại học Cơng nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Giáo trình THIẾT BỊ NGOẠI VI Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 1 CHƯƠNG 1 : BÀN PHÍM I. GIỚI THIỆU VỀ BÀN PHÍM: Một trong số các yếu tố cơ bản nhất của máy tính là bàn phím. Bàn phím là một thiết bị vào cơ bản. Nó được sử dụng để nhập các câu lệnh và dử liệu vào máy tính. Phần này sẽ nhiên cứu các dạng bàn phím khác nhau , cách thức mà bàn phím thực hiện chức năng của nó , giao tiếp giữa bàn phím và máy tính, việc tìm lỗi và sửa chữa bàn phím. II. CÁCH PHÂN VÙNG TRÊN BÀN PHÍM Bàn phím nổi thường được chia làm 4 vùng : - Vùng gõ - Phím số - Phím điều khiển màn hình và con trỏ - Các phím chức năng 1.BÀN PHÍM NỔI 101 PHÍM ( HOẶC 102 PHÍM ): Hình ảnh của bàn phím 101 phím Năm 1986 IBM đã giới thiệu bàn phím nổi 101 phím cho các máy tính kiểu XT và AT mới nhất. Các bàn phím mới được thiết kế này được sử dụng cho mọi hệ thống máy tính và thiết bị đầu cuối mà IBM bán. Các công ty khác đã nhanh chóng bắt chước kiểu dáng này, và nó trở thành một tiêu chuẩn trong các hệ thống tương thích PC kể từ đó. Bàn phím nổi 101 phím này được thiết kế cho phù hợp hơn cho các đặc điểm kỹ thuật và các yêu cầu quốc tế về bàn phím. Bàn phím nổi 101 phím của IBM cơ bản đã được thiết có kèm theo và không kèm theo bộ xác định trạng Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 2 Led tùy theo bàn phím đó được bán với máy tính XT hay AT. Hiện nay có nhiều kiểu cải tiến từ dạng ban đầu đó, trong đó có cả những phiên bản mới có các thiết bị trỏ tích hợp. Sự sắp xếp bàn phím nổi 101 phím: Các phím Tab, Caps lock, Shift và Backpace có vùng gõ rộng. Các phím Ctrl và Atl sẽ có ở cả hai bên phím dấu cách (Space bar). Vùng gõ phím và các phím số tạo thành vùng nhận biết chính cho việc gõ dữ liệu. Các phím điều khiển màn hình và con trỏ được tách ra khỏi các phím số có vùng riêng để nhập liệu. Phím các dấu tính toán và phím Enter phụ được bổ sung vào vùng phím số. Các phím điều khiển con trỏ được sắp xếp theo dạng chữ Trang ngược. Các phímInsert , Delete, Home, End, Page Up, và Page Down được đặt phía trên các điều khiển con trỏ và tách khỏi mãng các phím số. Các phím chức năng này được đặt theo từng nhóm 4 phím ở phía trên đầu bàn phím. Bàn phím có thêm 2 chức năng bổ sung :F11 và F12 . Phím Esc được đặt riêng ở góc trên bên trái bàn phím. Các phím Print Screen/Sys Red, Srcoll lock, và Pause/Break được cung cấp để hỗ trợ cho các chức năng thường dùng. Một trong số nhữ ng đặc tính hữu dụng của bàn phím nổi là có thể tháo rời được các đầu phím. Với đầu phím này , bạn có thể tuỳ biến bàn phím của mình để sử dụng cho những câu lệnh hoạt động riêng biệt. Bàn phím nổi có khả năng được cải tiến cùng với hệ thống máy tính để bàn phím tương thích PC trong một số trường hợp. Hiện nay nó là dạng phổ biến nhất và chưa hề có một tín hiệu nào về sự thay thế nó trong tương lai. Do phần lớn các máy tính tương thích đều sử dụng dạng bàn phím này, nên rất dễ chuyển bàn phím từ máy này sang máy tính khác mà không cầcn sắp xếp lại các phím. 2. BÀN PHÍM WINDOW 104 PHÍM Hình ảnh của bàn phím 104 phím Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 3 Nếu bạn sử dụng thành thạo bàn phím, bạn sẽ rất ghét nhấc tay khỏi bàn phím để sử dụng chuột. Windows 95 còn làm cho vấn đề này trở nên phức tạp hơn vì nó khai thác cả hai phím chuột. Nhiều loại bàn phím mới , đặc biệt là những bàn phím của máy tính , có cả những biến thể của chuột được gắn ngay trên bàn phím như Trackpoint của IBM . Điều này cho phép nhửng người đánh máy không phải nhấc tay khỏi bàn phím để sử dụng chuột thậm trí ngay cả dịch chuyển con trỏ và vẩn có những phím chức năng khác có thể hỗ trợ cho việc đó. Microsoft đã bổ sung thêm vào bàn phím 3 phím đặc biệt dành riêng cho Windows. Những phím mới này hỗ trợ cho các chức năng mà trước đây chỉ có thể thực hiện được bằng cách bấm một nhóm phím kết hợp hoặc nhấp chuột. Microsoft đả đưa ra một kiểu thiết kế đặc biệt thích hợp với Windows nhờ cách sắp xếp các phím và tập hợp các phím mới. Cách bố trí 101 phím trước đây đã được cải tiến thành dạng 104 phím có thêm các phím Windows nằm ở bên trái và bên phảivùng gõ chính và một phím ứng dụng ( Application ) . Những phím này sẽ được sử dụng thay cho việc nhấn một nhóm phím kết hợp để điều hành hệ thống hoặc gọi trình ứng dụng, giống như khi ta nhấn kết hợp các phím Ctrl và Atl. Bạn không cần các phím mới để sử dụng Windows 95 hay NT , nhưng một số nhà cung cấp phần mềm bắt đầu thêm các chức năng đặc biệt cho các ứng dụng Windows của họ nhờ sử dụng phím Application mới, ( giống như việc nhấn phím phải con chuột ). Bố trí bàn phím Windows 104 phím có các phím Windows trái và phải ( phím WIN ) nằm ngay cạnh các phím Alt ở mỗi bên của cách, và phím Application nằm ở bên phải của phím WIN phải. Xong vị trí chính xác của các phím này phụ thuộc vào các nhà thiết kế bàn phím. Do đó, bạn gặp nhiều dạng bàn phím khác nhau. Các phím WIN mở thực đơn Start mà sau đó có thể điều khiển được với các mũi tên. Phím Application thực hiện các quá trình giống như nhắp phím phải chuột, đối với phần lớn các ứng dụng, nó sẽ mở trình đơn bật lên theo cảnh. Một số tổ hợp phím của phím WIN sẽ thực hiện các lệnh marco. Bảng danh sách các phím tổ hợp phím Win : Tổ Hợp Phím Hành Động WIN+R Hiển thị hộp thoại Run WIN+M Giảm thiểu tất cả Shift+WIN+M Hủy thực hiện giảm thiểu tất cả WIN+F1 Khởi chạy chương trình trợ giúp WIN+E Khởi chạy Windows Explorer Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 4 WIN+F Tìm tệp hoặc thư mục Ctrl+ WIN+F Tìm máy tính WIN+Tab Chuyển qua các thanh tác vụ WIN+Break Hiển thị hộp thoại đặc tính của hệ thống Đặc điểm của bàn phím Windows đòi hỏi các nhà sản xuất bàn phím phải tăng số trilograms trong thiết kế bàn phím của họ. Trilograms là một tổ hợp 3 phím được nhấn đồng thời để thực hiện một chức năng đặc biệt nào đó như Ctrl + Alt + Delete. Thiết kế bàn phím dùng ma trận chuyển đổi để tăng kế cho các trilograms khá tốn kém do đó nó thêm những phím chức năng Windows mới làm tăng giá bàn phím. Số lượng bàn phím bán được sẽ giữ cho giá ở mức chấp nhận được , cũng như đảm bảo được mức cạnh tranh trên thị trường. Các nhà sản xuất bàn phím hiện nay đều sản xuất bàn phím với các phím Windows đặc biệt này. Một số nhà sản xuất đã kết hợp những bàn phím mới này với những đặc điểm cũ. Bên cạnh những bàn phím Windows mới, bàn phím Microsoft cón có những đặc điểm công thái như những bàn phím nhỏ phân cách nằm tách khỏi phần trung tâm nhằm làm tăng vị trí thẳng hướng bàn tay. Ta cần phải quen với những thiết kế đặc biệt đó. 2. BÀN PHÍM WINDOW 108 PHÍM Bàn phím 108 phím mới xuất hiện sau này về cơ bản vẫn giống như bàn phím 104 phím nhưng nó có thêm 1 số phím chức năng hỗ trợ cho việc truy cập internet tắt. Chức năng này cho phép chúng ta dễ dàng và nhanh chóng truy cập đến các trang Web, Mail 1cách nhanh chóng và thuận tiện. CÁC PHÍM CHỨC NĂNG: F1F12 dùng để gọi các chức năng của máy vi tính như mở file(F3), gọi lại (F4) và gọi chương trình dịch (F9). Tức điều khiển máy vi tính thực hiện các chương trình con ghi sẵn trong ROM-BIOS. Các phím chữ (AZ) cho các chữ từ A đến Z. Các phím số (0-9) cho mã số từ 0 đến 9 được bố chí ở hàng thứ 2 từ trên xuống (0-9) hay theo khối ở bên phải của bàn phím để tiện sử dụng. 3 phím biến đổi ngược: - Shift - Ctrl - Alt 4 phím đặc biệt: - Insert - Capslock Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 5 - Scrollock - Numlock Các phím điều khiển chia ra các nhóm sau: Điều khiển: - Shift: kết hợp với phím chữ khác để tạo thành chữ viết hoa. - Enter: đưa số liệu từ thanh ghi đệm vào máy vi tính. - CR: xuống dòng. - Delt: xóa chữ bên phải. Các phím dịch chuyểnlàm thay đổi chế độ hay ý nghĩa của phím ấn: - Ctr: kết hợp với các phím khác để điều khiển máy vi tính. Ví dụ Ctr + c gây gắt việc thực hiện chương trình. - Alt: kết hợp với phím số ở bên phải dùng đánh mã ASCII. Các phím lật: - Capslock: đảo ngược giá trị của phím shift đối với các phím chữ cái đã ghi và không có tác dụng còn lại không có phím shift. Numlock: lật lại trạng thái của các phím của bàn phím số,từ thể hiện số sang thể hiện con trỏ. Các phím điều khiển con trỏ: - Home: điều khiển con trỏ về đầu dòng màn hình. - End: điều khiển con trỏ về cuối dòng màn hình. - Page up: điều khiển con trỏ lên đầu trang. - Page down: điều khiển con trỏ xuống dưới trang. - Phím Điều khiển con trỏ lên 1 dòng. - Phím Điều khiển con trỏ xuống 1 dòng. - Phím Điều khiển con trỏ sang phải 1 ký tư. - Phím Điều khiển con trỏ sang trái 1 ký tự. Các phím điều khiển khác: - ESC: khởi động máy hay thoát khỏi tình trạng máy treo. - Reg sys : yêu cầu thực hiện đa chương trình. - INS: yêu cầu chèn một đoạn ký tự. III . CẤU TẠO PHÍM : . Mỗi Phím Aán Bao Gồm : + Núm tiếp xúc với tay người sử dụng . + Bộ phát hiện sự tiếp xúc ( ấn hay chạm nhẹ lên phím ) tuỳ từng loại phím mà sự tiếp xúc này gây ra sự thay đổi về : • Điện trở R của phím Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 6 • Điện dung C của phím • Dòng điện I chạy qua phím theo định HALL . Nguyên Tắc Tạo Mã Quét ( Scan Code ) + 0 nếu phím không được ấn. + 1 nếu phím được ấn. Nguyên tắc tạo mã của một phím cơ khí. IV. BỘ CHUYỂN MẠCH BÀN PHÍM : Nhiều kiểu bộ chuyển mạch hiện đang được sử dụng trên các bàn phím. Phần lớn các bàn phím sử dụng một trong nhiều bộ chuyển mạch phím cơ học khác nhau. Một bộ chuyển mạch phím cơ học dựa trên những chuyển phím kiểu tiếp xúc cơ học tạm thời để tạo ra tiếp xúc điện vào một mạch. Một số thiết kế bàn phím cao cấp sử dụng toàn những thiết bị phi cơ dựa vào các bộ chuyển mạch điện dung. Phần này đề cập đến những chuyển mạch này và những điểm nổi bật của từng kiểu thiết kế.Dạng chuyển mạch phím phổ biến nhất là dạng cơ học có thể thay đổi theo những dạng sau: - Cơ học thuần tuý - Cơ học có lớp đệm - Nắp cao su - Màng tiếp xúc + Dạng chuyển mạch cơ học thuần tuý: Là chuyển mạch cơ học đơn giản hiển thị những tiếp xúc bằng kim loại trong một hệ thống sắp xếp tiếp xúc mạch tạm thời. Thường là một cơ chế phản hồi tiếp xúc bao gồm một núm phím và lò xo để tạo ra một tác động vào phím và cung cấp một điện trở nào đó. Chuyển mạch cơ học khá bền và thường có bộ phận tiếp xúc tự làm sạch, có thể cho phép 20 triệu lần nhấn phím, chỉ đứng sau chuyển mạch tụ. Chúng còn cung cấp một khả năng phản hồi rất tốt. +5v +5v Ra 5v Phím ấn Ra +5v Phím nhả Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 7 + Dạng chuyển mạch cơ học có lớp đệm khá phổ biến ở một số bàn phím cũ. Phần lớn các bàn phím cũ trong đó có cả những bàn phím do Keytronics và một số nhà sản xuất khác đều sử dụng công nghệ này. Những bộ chuyển đổi này được đặc trưng bởi một lớp đệm vối một tiếp xúc điện tử ở đáy được lắp vào pittông nối với các phím. Khi nhấn bộ chuyển mạch, một dây dẫn ở bên dưới lớp đệm sẽ đóng mạch trên bảng mạch in ở bên dưới. Lò xo phản hồi sẽ đẩy phím bật lên sau khi đã giải phóng sức ép lên phím. Lớp đệm làm giảm nối kết giúp cho phím không bị nhảy lên, nhưng đáng tiếc là nó khiến cho bàn phím có vẻ rất mềm. Vấn đề chính của thiết kế bàn phím theo dạng này là có rất ít cách để phản hồi tiếp xúc, và các hệ thống với các bàn phím như vậy thường phải sử dụng một số nhánh như nhắp loa máy tính để xác định rằng tiếp xúc máy tính đã được thực hiện. Compaq đã sử dụng máy tính dạng này (do Keytronics tạo ra) trong nhiều hệ thống của nó, nhưng có thể dạng sử dụng chủ yếu là Packard Bell. Sở thích sử dụng bàn phím có vẻ như mang tính chủ quan. Phím nhấn cơ học có lớp đệm Một số vấn đề khác nảy sinh đối với dạng thiết kế này là lớp đệm của nó dễ bị mài mòn và để lại vết trên các bảng mạch bên dưới. Khi xảy ra chuyện này, thì việc nhấn phím có thể bị trục trặc khiến người sử dụng cảm thấy bực mình. Rất may là các bàn phím này là những bàn phím dễ làm sạch. Bằng cách tháo rời các phím, bạn có thể tháo rời từng phần của bảng mạch mà không làm ảnh hưởng đến các tấm đệm riêng biệt, và có thể kiểm tra được phần bên dưới các tấm đệm đó.Sau đó, bạn lại có thể dễ dàng cạo lớp bụi bẩn ở dưới tấm đệm và Mặt phím Lò so Phản hồi Lớp động Lớp nền Các ngắt trên bảng mạch Lớp nền Nhấn xuống Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 8 bảng mạch. Nhờ đó khôi phục tình trạng hoạt động cho bàn phím. Đáng tiếc, vấn đề mài mòn vẫn tiếp tục xảy ra sau một khoảng thời gian. Do những nhược điểm đó, nên kiểu có lớp đệm không còn được sử dụng nữa và đã bị thay thế bởi kiểu nắp cao su. Bộ chuyển mạch có nắp cao su là bộ chuyển mạch cơ học giống như bộ chuyển mạch có lớp đệm nhưng đã được cải tiến theo một số cách. Thay vì sử dụng lò xo, những bộ chuyển mạch này sử dụng một nắp cao su có nút tiếp xúc các bon ở bên dưới. Khi bạn nhấn phím, pittông của phím sẽ bị nhấn xuống nắp cao su khiến cho nắp cao su bị xẹp xuống giống như nắp các dầu. Khi nắp cao su bị xẹp xuống, người sử dụng có cảm giác phản ho ... Cũng giống như phải làm ở tập lệnh , người dùng cần phải nắm Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 238 vững các thanh ghi và công dụng của nó nếu muốn sử dụng MODEM một cách có hiệu quả . Cần chú ý trong phần mềm truyền số liệu bao giờ cung có các trình đơn tiện ích , các trình tiện ích này cho phép người dùng cài đặt các thông số có liên quan đến sự làm việc giữa phần mềm truyền số liệu và phần cứng .Nếu các thông số này cài đặt không hợp lí , màn hình kết nối sẽ không hoạt động được . Tốc độ truyền của MODEM phải bằng với tốc độ MODEM ở hệ thống đấu xa. Tuy nhiên, đây chỉ là tốc độ làm việc giữa 2 MODEM , ngoài tốc độ này còn có tốc độ làm việc giữa MODEM và máy tính . Thông số tốc độ giao tiếp này cùng với một số thông số truyền khác cần phải được đàm phán giữa máy tính với MODEM trước khi bắt đầu làm việc . Vì vậy , khi nhập một lệnh vào MODEM , chuỗi AT luôn được nhập vào đầu mối dòng lệnh nhằm báo cho MODEM biết tốc độ chiều dài kí tự số , bit dẫn đường và thông số kiểm tra mà hệ thống máy tính sẽ thực hiện. III . TẬÄP LỆÄNH THÔÂNG THƯỜØNG Khi MODEM ở chế độ lệnh có thể dùng bàn phím để gửi lệnh vào cho MODEM . Các lệnh có thể là một lệnh riêng biệt hay là một dòng gồm nhiều lệnh .Dòng lệnh có số kí tự chứa trong không quá 40, có thể chứa gạch nối và dấu ngoặc cho dễ đọc. 1 . Lệnh A Là lệnh dùng để tiếp nhận cuộc gọi khi MODEM không ở chế độ trả lời tự động. Đồng thời là lệnh chuyển từ cuộc thoại sang cuộc gọi dữ liệu . 2. Lệnh A/ Ra lệnh cho MODEM thực hiện lại lệnh ngay trước đó .Dòng lệnh thực hiện sau cùng đươc lưu vào bộ nhớ , khi không bị xoá nó có thể thực hiện lại bằng lệnh A/ . 3. Lệnh AT Là lệnh luôn được ghõ vào trước các lệnh ngoại trừ lệnh A/ , nhằm thông báo cho MODEM biết tốc độ hiện tại ,khuôn mẫu kí tự , thông số kiểm tra . 4. Lệnh D Là lệnh quay số kết nối với đầu xa , dùng kết hợp với DS = n để quay một số điện thoại đã được lưu trong bộ nhớ . Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 239 5. Lệnh E Là lệnh lặp kí tự , lệnh có 2 tham số : - 0 : không lặp kí tự . - 1 : lặp kí tự . 6. Lệnh +++ Là kí tự thoát tạm ra chế độ lệnh mà không ngắt cuộc nối . 7. Lệnh ! Là lệnh chuyển cuộc gọi . Dùng sau số điện thoại trong chuỗi quay và trước số điện thoại muốn chuyển . 8. Lệnh H Là lệnh thục hiện gác máy . 9. Lệnh I Là lệnh nhận dạng MODEM hay kiểm tra bộ nhớ chính .Có 2 tham số : - 0 : nhận dạng MODEM ( mặc định) - 1 : kiểm tra bộ nhớ chính . 10. Lệnh L Là lệnh chọn âm lượng loa . Có 3 thông số : - 1 : thấp . - 2 : trung bình . - 3 : cao. 11. Lệnh M Là lệnh điều khiển loa , có 4 thông số : - 0 : tắt loa . - 1 : mở loa cho đến khi kết nối được . - 2 : mở loa liên tục . - 3 : giống tham số 1 nhưng không có loa trong khi quay số . 12. Lệnh 0 Là lệnh trả MODEM về chế độ dữ liệu về chế độ tạm thời . 13. Lệnh T Chỉ dùng trong chuỗi lệnh quay số yêu cầu MODEM quay số kiểu Tone 14. Lệnh Q Là lệnh cho phép hay không cho phép MODEM gởi đáp ứng có 2 tham số : - 0 : cho phép . - 1 : Không cho phép . Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 240 15. Lệnh P Chỉ dùng trong chuỗi lệnh quay số yếu cầu MODEM quay số kiểu Pulse 16. Lệnh Sr Là lệnh đọc giá trị một thanh ghi , chữ “ r” sẽ thay cho số của thanh ghi . 17. Lệnh ; Là lệnh yêu cấu trở về chế độ lệnh sau khi quay số. 18. Lệnh V Là lệnh cho phép chọn kiểu đáp ứng , có 2 tham số : - 0 : đáp ứng số. - 1 : đáp ứng câu . 19. Lênh W Khi thực hiện cuộc gọi dùng lệnh này để MODEM truy cập đường dây và đợi Dial Tone trong một thời gian trước khi quay , thời gian được xác định trong thanh ghi S7. 20. Lệnh X Là lệnh chọn tập đáp ứng . MODEM gởi các đáp ứng để trả lời các lệnh đươc gởi từ bàn phìm. Các đáp ứng có thể xuất hiện dưới dạng Digit đơn hay là từ tiếng Anh . Dùng lệnh để chọn hình thức đáp ứng , mặc nhiên là đáp ứng dạng từ tiếng Anh. Có thể chọn các đáp ứng thông qua 5 tham số ( tương đương 5 lệnh ) sau đây : - X0 : tạo đáp ứng tương thích với Haye SmartModem gồm tập đáp ứng cơ bản : OK CONNECT RING NO CARRIER ERROR - X1 : gồm tập đáp ứng cơ bản , báo tốc độ cho các cuộc nối , thực hiện quay số “ mù”. - X2 : gồm tập đáp ứng X1 thêm vào là đáp ứng NO DIALTONE. - X3 : gồm tập đáp ứng X1 thêm vào đáp ứng BUSY . Cung cấp khả năng quay số - X4 : là đáp ứng cài đặt bởi nhà chế tạo , bao gồm tất cả các đáp ứng X1 thêm vào 2 đáp ứng NO DIALTONE và BUSY . Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 241 21. Lệnh Z Là lệnh Reset Modem trả tất cả các thông số vế giá trị mặc định . 22. Lệnh &C Với tham số 1 thì Modem công nhận tín hiệu sóng mang khi tín hiệu này có thực. Với tham số 0 thì Modem xem như sóng mang từ đầu xa luôn luôn tồn tại ngay khi chúng không có thực . 23. Lệnh &L Chọn chế độ hoạt động dial up hay Lease line - 0 : Dial up . - 1 : Lease line . 24. Lệnh &M Chọn chế độ hoạt động đồng bộ hay bất đồng bộ các thamsố chọn tuỳ theo Modem . 25. Lệnh &V Cho hiện lên màn hình cấu hình được lưu giữ kể cả số điện thoại trong bộ nhớ. 26. Lệnh &T Là lệnh kiểm thử , các tham số hoạt động tuỳ theo MODEM , được cung cấp kèm theo Modem . 27. Lệnh &Zn Là lệnh dùng để lưu trữ số điện thoại vào bộ nhớ . 28. Lệnh Sr Là lệnh dùng để gán một giá trị cho 1 thanh ghi , chữ “ r” sẽ được thay bởi chỉ số cụ thể của thanh ghi . IV . CÁÙC THANH GHI THÔÂNG THƯỜØNG VÀØ HOẠÏT ĐỘÄNG CỦÛA MODEM . 1. Các thanh ghi thông dụng: Thanh ghi S0 : Xác định số hối chuông nhận được mà sau đó MODEM sẽ trả lời một cách tự động . Giá trị trong thanh ghi này có thể thay đổi trong khoảng từ 0 – 255 .Mặc định giá trị là 0 . Thanh ghi S1 : Thanh ghi S1 chỉ có tác dụng khi thanh ghi S0 khác 0 , dùng để đếm số hồi chuông thu được . Thanh ghi S2 : Xác định giá trị thập phân của các kí tự của mã ASCII được dùng làm kí tự thoát . Giá trị mặc định là 43(+). Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 242 Thanh ghi S3 : Xác định kí tự được dùng để kết thúc 1 dòng lệnh , mặc nhiên là 13( Enter). Thanh ghi S4 : Xác định kí tự xuống dòng sau kí tự kết thúc , giá trị mặc nhiên là 10 (Line feet). Thanh ghi S5 : Xác định phím xoá lui , giá trị mặc nhiên là 8(Backspace) Thanh ghi S6 : xác định thời gian đợi sau khi truy cập đường điện thoại và trước khi tiến hành quay Digit đầu tiên 1 lệnh quay số . Đây là thời gian trì hoãn cho phép để Digit tone cung cấp từ đường truyền . Giá trị mặc nhiên và tối thiểu là 2s. Thanh ghi S7 : xác định thời gian mà MODEM đợi tín hiệu sóng mang trươc khi gác máy . Giá trị mặc nhiên là 30s . Thanh ghi S8 : xác định thời gian tạm dừng cho mỗi dấu phẩy “ ,” trong chuỗi lệnh quay số . Giá trị mặc nhiên là 2s. Thanh ghi S9 : xác định thời gian mà tín hiệu sóng mang phải hiện diện để MODEM có thể nhận biết được , giá trị mặc nhiên là 600ms. Giá trị này chỉ đủ lớn , quá lớn sẽ gây lỗi trong dữ liệu truyền . Thanh ghi S10 : xác định thời gian cho phép tín hiệu sóng mang có thể biến mất trong chốc lát nào đó mà không cắt cuộc nối . Ấn định trong khoảng 100 – 25500ms , giá trị mặc nhiên tuỳ vào khả năng chống nhiễu của từng MODEM, thường là 700ms. Thanh ghi S11 :xác định tốc độ quay số khi tực hiện phương pháp tone , giá trị mặc nhiên tuỳ vao Modem , thường khoảng 70ms. Thanh ghi S12 : xác định thời gian thoát an toàn khi nhập vào kí tự thoát (+++) .Nếu giá trị quá nhỏ có thể nhập không kịp , giá trị lớn quá so với tốc độ nhập cũng không thể thoát được . 2. Hoạt động bất đồng bộ Chế độ hoạt động bất đồng bộ của Modem có thể được tóm tắt theo lược đồ sau : Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 243 3. Hoạt động đồng bộ Lệnh &M hỗ trợ cho các đầu cuối đồng bộ và bất đồng bộ cùng sử dụng chung một cổng giao tiếp RS232 . Trong chế độ đồng bộ này cho phép nối cáp RS232 giữa một đầu cuối bất đồng bộ và một đầu cuối đồng bộ Khi khởi tạo một cuộc gọi trong chế độ &M, dòng lệnh quay số bất đồng bộ được gửi vào MODEM. Các sự kiện xẩy ra như sau: MODEM sẽ tự động quay số Sau khi quay số, MODEM sẽ đợi một thời gian( tính bằng giây) được chỉ định trong thanh ghi trước khi tìm kiếm tín hiệu giao tiếp DTR và DTE. Khi thời gian đợi trôi qua, MODEM thực hiện một trong hai hoạt động sau: jdhfjdhjfh + Nếu DTR hiện diện, MODEM sẽ thiết lập cuộc nối, gửi đáp ứng bật đồng bộ CONNECT vào DTE rồi vào chế độ dữ liệu đồng bộ. Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 244 + Nếu DTR không hiện diện, Modem gác máy và trở ra chế độ lệnh (bất đồng bộ) Trong một số trường hợp tín hiệu giao tiếp DTR tác động như một chuyển mạch giữa thoại và dữ liệu lúc bấy giờ MODEM sẽ hoạt động hoàn toàn ở chế độ đồng bộ. Để thiết lập cuộc nối trong trường hợp này dùng các thủ tục sau: Đảm bảo DTE không cung cấp tín hiệu giao tiếp DTR ( led TR tắt). Nhất ống nghe và quay số. Sau khi quay đến số cuối cùng DTE phát tín hiệu DTR, tín hiệu này chuyển MODEM vào chế độ dữ liệu. Gác máy, cần phải chắc chắn rằng tín hiệu DTR tác động trước khi gác máy. 4. Hoạt động leased line Có thể dùng chế độ đồng bộ trong hoạt động leased line. Trong dòng lệnh thiết lập chế độ đồng bộ &M có thể bao gồm lệnh &L1 để cấu hình cho MODEM hoạt động trong các áp dụng của leased line. Cần sử dụng một đầu cuối bất đồng bộ để setup các ứng dụng leased line cho Modem. Khi cài đặt hai MODEM cho hoạt động leased line trong &M , cài đặt một Modem phát và một trả lời ,2 MODEM phải cùng tốc độ. Người gọi có thể đánh giá lệnh ATD mà không cần số điện thoại hay các tham số khác trong chuỗi lệnh quay số. Người trả lời chỉ cần đánh vào lệnh ATA. 5. Kiểm thử Ba trường hợp cần kiểm thử: Hoạt động của MODEM Hoạt động kết nối giữa MODEM và thiết bị đầu cuối hay máy tính Hoạt động thông tin với hệ thống đầu xa Thực hiện kiểm thử để xác minh bất kỳ một sự cố nào do MODEM, hệ thống kết nối, giao tiếp, đầu cuối (kể cả phần mềm truyền số liệu) gây ra. Một thanh ghi sẽ xác định khoảng thời gian kiểm thử, giá trị mặt định là 0 là không mở “ bộ” định thời kiểm thử (timer). Nếu giữ giá trị mặt định, muốn kết thúc chế độ kiểm thử ta dùng lệnh AT&TO. Nếu thay đổi giá trị trong thanh ghi, thì việc kiểm tra thử sẽ kết thúc một cách tự động trong khoảng thời gian đã định, MODEM trở lại chế độ lệnh. 5.1. Thử nội bộ. Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 245 a. Local Analog Loopback Test Việc kiểm thử này nhằm đánh giá kết nối giữa Modem và máy tính. Ở đây ta gửi dữ liệu từ bàn phím qua máy tính đến MODEM, MODEM gửi dữ liệu trở lại lên màn hình mà không gửi đi. Sau đó so sánh để đánh giá kết nối. Thực hiện: - Đặt cho Modem vào chế độ không đồng bộ (AT&M0). - Chọn Echo. - Cài đặt thanh ghi. - Gõ bất kỳ ký tự nào. Nếu ký tự xuất hiện trong những màn hình giống ký tự đã gõ vào thì MODEM kết nối tốt. - Khi thời gian trôi qua MODEM tự động kết thúc ta nhận được đáp ứng OK. b. Thử nội bộ MODEM (The local Analog loopback with self - test) Nhằm đánh giá các thành phần bên trong MODEM - Đặt MODEM vào chế độ không đồng bộ. - Chọn echo. - Sau khoản thời gian đã cài đặt trong thanh ghi, sẽ có 3 digit xuất hiện để báo kết quả nếu là 000 thì tốt, khác đi là lỗi. 5.2. Thử với đầu xa (Remote Digital Loopback Test) b. Remote Digital Loopback Test Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 246 Nhằm đánh giá chất lượng thông tin với hệ thống đầu xa dữ liệu được phát đi, qua MODEM, xuyên qua đường thông tin đến hệ thống đầu xa. Hệ thống đầu xa phải được tổ chức như thế nào đó để trả ngược trở lại MODEM phát các dữ liệu đó. Dữ lịêu sẽ được kiểm tra bởi người dùng. Thực hiện - Gõ ATE1 và Enter - Tạo cuộc nối với MODEM đầu xa - Thoát tạm về chế độ lệnh - Định thời trong thanh ghi - Bắt đầu thử gõ dữ và so sánh với dữ liệu xuất trên màn hình c. Remote Digital Loopback Test With Self – Test Nhằm đánh giá máy tính và MODEM đầu thử, MODEM đầu xa và đường dây thông tin giữa hai nơi. Việc kiểm thử này cung cấp tổ hợp 3 digit chỉ số lỗi được phát hiện trong quá trình thử Thực hiện - Cho phép echo Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Giáo trình Thiết bị ngoại vi 247 - Tạo cuộc nối với đầu xa - Thoát tạm về chế độ lệnh - Định thời trên thanh ghi - Gõ enter và bắt đầu test. Sau khoảng thời gian quy định sẽ nhận được, nếu là 000 thì tốt, nếu khác thì trở ngạy. MODEM duy trì chế độ dữ liệu 5.3. Vòng kiểm thử số cục bộ (Local Digital Loopback Test) Ta thực hiện việc kiểm thử này khi có một cuộc nối dữ liệu với MODEM đầu xa. MODEM đầu xa gửi dữ liệu tới MODEM nội bộ, MODEM sẽ gửi vòng trở lại MODEM đầu xa. Nếu “vòng kiểm thử tương tự cục bộ” (Local Digital Loopback Test) có kết quả lỗi, thông qua kiểm thử này xác định trở ngại nằm tại kết nối MODEM với đầu cuối. Việc thử này cũng cho phép người sử dụng ở đầu xa đánh giá kết nối MODEM và đầu cuối của mình, đường dây và MODEM đầu xa. 5.4. Chấp nhận hay bỏ qua yêu cầu vòng kiểm thử số từ xa Nhà chế tạo cài đặt mặc định là chấp nhận yêu cầu kiểm thử của MODEM đầu xa. Nếu quyết định bỏ qua yêu cầu kiểm thử số từ xa dùng lệnh AT&T với tham số thích hợp.
File đính kèm:
- giao_trinh_thiet_bi_ngoai_vi.pdf