Giáo trình Thể dục thực dụng – thể dục đồng diễn
Khái niệm, ý nghĩa
1.1.1.1. Khái niệm: Thể dục thực dụng là loại hình thể dục thuộc nhóm thể dục nhằm
mục đích sức khỏe - văn hoá- xã hội. Mục đích chính của loại hình thể dục này là ứng
dụng các bài tập thể dục vào đời sống, lao động sản xuất, chiến đấu và phòng chống,
chữa một số bệnh về cơ khớp và các bệnh mãn tính.
1.1.1.2.Ý nghĩa: Thể dục thực dụng có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, tính thực
tiễn cao. Tập luyện thể dục thực dụng không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trực tiếp mà còn
là biện pháp rất tốt để phát triển cơ thể toàn diện, rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí
quyết tâm, lòng kiên trì và sáng tạo. Vì vậy, thể dục thực dụng góp phần tích cực vào
việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sẵn sàng
bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, thể dục thực dụng còn là một phương tiện tích cực trong
việc phòng và chữa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về vận động và các bệnh mãn tính.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thể dục thực dụng – thể dục đồng diễn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ------------------ BÀI GIẢNG THỂ DỤC THỰC DỤNG – THỂ DỤC ĐỒNG DIỄN GIẢNG VIÊN : TẠ THỊ MINH CHÂU Quảng Ngãi, 5/2014 1 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện thông báo số: 935/TB-ĐHPVĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng về việc triển khai đưa bài giảng lên website nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu học tập, qua đó đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng Thể dục thực dụng –Thể dục đồng diễn với thời lượng 02 tín chỉ, giảng dạy 30 tiết, dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm Giáo dục Thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng. Mục đích của bài giảng nhằm cung cấp cho sinh viên những tri thức khoa học cơ bản của Thể dục thực dụng –Thể dục đồng diễn. Trên cơ sở đó họ có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn giảng dạy và học tập môn học thể dục nhằm nâng cao kiến thức và năng lực thực hành thể dục, ngoài ra có thể tự biên soạn và tổ chức những màn đồng diễn phổ thông qui mô nhỏ và vừa trong trường phổ thông. Nội dung bài giảng Thể dục thực dụng –Thể dục đồng diễn bao gồm 2 chương: -Chương 1: Lý thuyết Thể dục thực dụng –Thể dục đồng diễn, mục đích của chương này là cung cấp cho sinh viên những khái niệm, ý nghĩa, nội dung, đặc điểm về các loại bài tập, phương pháp giảng dạy từng loại hình thể dục nói trên. -Chương 2: Thực hành Thể dục thực dụng –Thể dục đồng diễn, mục đích của chương này là cung cấp cho sinh viên kỹ thuật các bài tập thể dục thực dụng đơn giản, cách di chuyển các dụng cụ. Hướng dẫn vận dụng các dạng biến đổi đội hình, động tác với nền nhạc, đạo cụ nhẹ khác nhau, liên kết màn đồng diễn qui mô nhỏ. Đề cương bài giảng được biên soạn dựa trên chương trình qui định của Bộ Giáo dục-Đào tạo, kết hợp với các tài liệu, sách tham khảo có liên quan, theo hướng tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất, phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của sinh viên, nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình. Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên cần tự nghiên cứu học tập kết hợp với các tài liệu tham khảo, tự giác tích cực trong tập luyện, ôn luyện thường xuyên để 2 nâng cao kỹ năng thực hành, đồng thời có thể vận dụng vào hoạt động rèn luyện học tập của bản thân cũng như trong thực tiễn công tác sau này. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để tập bài giảng ngày càng hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ 3 CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG CĐSP: Cao đẳng sư phạm ĐH: Đội hình ĐHCB : Đội hình cơ bản ĐHĐN: Đội hình đội ngũ GV: Giáo viên SV: Sinh viên GDTC: Giáo dục thể chất TDTT: Thể dục thể thao TD: Thể dục TDTD: Thể dục thực dụng TDĐD: Thể dục đồng diễn TTCB : Tư thế chuẩn bị. 4 Chương 1. LÝ THUYẾT( 5 tiết) 1.1. Thể dục thực dụng( 2 tiết) 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa 1.1.1.1. Khái niệm: Thể dục thực dụng là loại hình thể dục thuộc nhóm thể dục nhằm mục đích sức khỏe - văn hoá- xã hội. Mục đích chính của loại hình thể dục này là ứng dụng các bài tập thể dục vào đời sống, lao động sản xuất, chiến đấu và phòng chống, chữa một số bệnh về cơ khớp và các bệnh mãn tính. 1.1.1.2.Ý nghĩa: Thể dục thực dụng có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, tính thực tiễn cao. Tập luyện thể dục thực dụng không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trực tiếp mà còn là biện pháp rất tốt để phát triển cơ thể toàn diện, rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, lòng kiên trì và sáng tạo. Vì vậy, thể dục thực dụng góp phần tích cực vào việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, thể dục thực dụng còn là một phương tiện tích cực trong việc phòng và chữa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về vận động và các bệnh mãn tính. 1.1.2 Các loại bài tập: các loại bài tập thể dục thực dụng rất đa dạng và phong phú 1.1.2.1. Các bài tập mang vác, leo dây, leo thang. 1.1.2.2. Cõng người trên lưng. 1.1.2.3.Cõng người trên vai. 1.1.2.4. Vác người. 1.1.2.5. Bế người. 1.1.2.6 .Cắp người. 1.1.2.7. Hai người kiệu một người. 1.1.2.8. Hai người khiêng một người. 1.1.2.9. Mang vác và di chuyển dụng cụ. 1.1.2.10.Leo dây. 1.1.2.11. Leo thang. 1.1.2.12. Các bài tập bò. 1.1.2.13. Các bài tập thể dục lao động, bổ trợ nghề nghiệp. 5 1.1.2.14. Các bài tập bổ trợ thể thao. 1.1.2.15. Các bài tập thể dục vệ sinh. 1.1.2.16. Các bài tập phòng, chống cong vẹo cột sống. 1.1.3. Nguyên tắc biên soạn - Phù hợp với đặc điểm tâm- sinh lý lứa tuổi, giới tính và trình độ thể lực của người tập. - Những động tác được lựa chọn để kết cấu thành bài tập từ nội dung đến khối lượng phải có tác dụng đến tòan bộ cơ thể của người tập. - Chú ý đến tính nhịp điệu, phương hướng, biên độ cũng như việc phối hợp giữa căng cơ và thả lỏng, giữa từng phần và toàn bộ cơ thể, giữa làm động tác và hít thở. 1.1.4. Phương pháp tổ chức tập luyện Sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, hiện đại như: Giảng giải, phân tích, thị phạm, kết hợp với tư duy tích cực của người học, thảo luận, nêu vấn đề tự nghiên cứu. Tuy nhiên, thể dục thực dụng là những bài tập gắn liền với những hoạt động vận động cơ bản của học sinh, gần giống với các trò chơi hàng ngày của học sinh. Do đó học sinh rất dễ chủ quan, coi thường hoặc đùa nghịch làm hạn chế hiệu quả học tập, dễ dẫn đến các chấn thương ( khi tập luyện các bài tập leo trèo, mang vác, leo dây,..). Vì vậy, giảng dạy thể dục thực dụng cần phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của bài tập, chú ý tổ chức tập luyện chặt chẽ để nâng cao hiệu quả học tập và tránh xảy ra chấn thương. 1.2. Thể dục đồng diễn ( 3 tiết) 1.2.1.Khái niệm, ý nghĩa 1.2.1.1. Khái niệm TD đồng diễn là một loại hình mang tính chất biểu diễn tập thể với qui mô từ hàng trăm đến hàng nghìn người. Nội dung chính của loại hình thể dục này là các bà i tập thể dục cơ bản có tính thẩm mĩ cao, được lựa chọn và sắp xếp thực hiện trong các đội hình, đội ngũ phù hợp nhằm thể hiện rõ nét chủ đề biểu diễn. Các bài tập đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc phù hợp và có sự hỗ trợ của các hình ảnh, chữ xếp trên khán đài. 6 TD đồng diễn đòi hỏi cao ở sự phối hợp tập thể, tinh thần đồng đội, ý thức tổ chức kỷ luật. 1.2.1.2. Ý nghĩa Thể Dục đồng diễn có ý nghĩa đặc biệt về mặt văn hoá xã hội và có ý nghĩa giáo dục tính thẩm mĩ và tính nhân văn của TDTT. Thể Dục đồng diễn là một loại hình thể dục mang tính chất biểu diễn nghệ thuật của văn hoá thể chất vì thế nó được hấp dẫn không chỉ bởi nghệ thuật biểu diễn tập thể hoành tráng trong một không gian rộng lớn (ít loại hình nghệ thuật nào có được) mà còn ở tính đặc thù của TDTT, đó là các bài tập trình diễn thể hiện sự khỏe mạnh , vẻ đẹp, tính kỷ luật và sự phối hợp tập thể chặt chẽ và tinh tế trong hoạt động vận động của con người. Thể Dục đồng diễn mang đến cho người biểu diễn và người xem những xúc cảm thẩm mĩ, nó góp phần giáo dục, động viên quần chúng tham gia hoạt động TDTT nhằm rèn luyện thân thể để thoả mãn nhu cầu văn hoá thể chất và tinh thần. Thể dục đồng diễn được tiến hành trong các dịp lễ hội văn hoá TDTT, trong các lễ khai mạc đại hội TDTT ở các quốc gia, khu vực, châu lục và quốc tế như SEA Games, ASIAN Games, Đại hội Olympic. Nó được xem như một nghi lễ chào mừng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hoá, đối ngoại và TDTT. 1.2.2. Nguyên tắc biên soạn Biên soạn đồng diễn thể dục thực chất là quá trình thiết kế một tác phẩm đồng diễn. Đó là quá trình tưởng tượng, phân tích, trao đổi, thảo luận, cân nhắc và quyết định về cấu trúc hình thức, nội dung của tác phẩm đồng diễn sẽ được thực hiện trong tương lai. Sản phẩm của quá trình này được thuyết minh cụ thể bằng văn bản. Về nguyên tắc biên soạn bao gồm các bước sau: - Lựa chọn chủ đề đồng diễn. - Lựa chọn đội hình đồng diễn. - Lựa chọn các bài tập và dụng cụ đồng diễn. 7 - Lựa chọn nhạc. 1.2.2.1. Lựa chọn chủ đề Chủ đề phản ánh mục đích của tác phẩm đồng diễn, do đó chủ đề đồng diễn là cơ sở để xác định cấu trúc hình thức và nội dung của tác phẩm. Thông thường chủ để đồng diễn được ban tổ chức hoặc các nhà lãnh đạo xác định ngay từ đầu hoặc họ chỉ căn cứ vào mục đích chung của lễ hội để định hướng. Nhìn chung chủ đề của màn đồng diễn phải phục vụ mục đích chung của lễ hội. Tuy nhiên trong thực tế không chỉ căn cứ vào ý kiến của các nhà lãnh đạo để xác định chủ đề một cách cứng nhắc mà còn cần tự đặt mình vào vị trí của quần chúng, những người thưởng thức để lựa chọn một cách khách quan. Vì tác phẩm đồng diễn trước hết là một tác phẩm nghệ thuật, do vậy chủ đề cần đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người xem. Đây là cơ sở để người biên soạn phân tích, cân nhắc, thảo luận kỹ trước khi quyết định lựa chọn. Như vậy trước khi quyết định lựa chọn chủ đề đồng diễn người biên soạn cần phải trả lời một số câu hỏi sau: Mục đích chung của lễ hội là gì? Vị trí của tác phẩm đồng diễn? Liệu chủ đề lựa chọn có đáp ứng nhu cầu nguyện vọng công chúng không? Các đồng nghiệp, các nhà chuyên môn có đồng tình và ủng hộ chủ đề lựa chọn không? Mình có cảm hứng với chủ đề đã chọn không?... Việc lựa chọn chủ đề là bước đi đầu tiên, nhưng không đơn giản, vì nó có ý nghĩa quyết định đến các bước tiếp theo. 1.2.2.2. Lựa chọn đội hình đồng diễn Để có thể lựa chọn đội hình đồng diễn phù hợp với chủ đề đã chọn, người biên soạn cần có hiểu biết về các bài tập đội hình, đội ngũ và các cách thức biến hoá đội hình cơ bản. Ví dụ: tập hợp, dóng hàng, dồn hàng, biến đổi đội hình từ ít ra nhiều hoặc ngược lại, các đội hình di chuyển. Ví dụ: Chọn đơn vị cơ sở là 24 – Nếu lấy 10 khối -> lực lượng huy động là 240 – Nếu lấy 20 khối -> lực lượng huy động là 480 Chọn đơn vị cơ sở là 36 – Nếu lấy 10 khối -> lực lượng huy động là 360.. 8 Để hiệu quả trong huấn luyện và quản lý lực lượng, nên qui định mã hiệu cho mỗi lực lượng và từng số cụ thể cho mỗi vị trí. Không có nguyên tắc cho việc qui định số cho mỗi vị trí nhưng thường thực hiện ( Nhìn từ người chỉ huy cho đến khán đài A)- Số 1 ở góc trái trên -> đếm sang phải -> chuyển dần lên hàng gần – Số lớn nhất ở góc phải dưới.( Xem hình 1.1). Việc lựa chọn đội hình đồng diễn cần phải căn cứ vào yêu cầu thể hiện chủ đề đồng diễn, đặc điểm kết cấu của từng chương, mục trong bài đồng diễn, đặc điểm nghệ thuật và tính hợp lí của đội hình khi biến đổi. Thông thường cấu trúc của một màn đồng diễn bao giờ cũng gồm các phần sau: vào sân, biểu diễn chính, kết thúc rút khỏi sân (có thể kết thúc rút vào các vị trí thích hợp trên sân) Vào sân là hoạt động biểu diễn đầu tiên thông qua các cách thức di chuyển theo các hình thức và các hướng khác nhau. Lựa chọn đội hình vào sân hợp lí, bất ngờ sẽ tạo nên sự chú ý và sức hấp dẫn khán giả ngay từ những phút đầu tiên của màn đồng diễn. Việc lựa chọn đội hình vào sân cần chú ý một số đặc điểm sau: - Cần căn cứ vào đặc điểm của sân bãi như: số lượng và độ lớn cửa vào sân để phân bố và sắp xếp đội hình, vị trí có thể giấu quân để đảm bảo tính bất ngờ. - Căn cứ vào chủ đề của màn đồng diễn để quyết định hình thức vào sân. Ví dụ: vào theo một đường sau đó tỏa ra thành các tia, có thể cầm tay nhau chạy hoặc vào thành các khối tập trung mật độ cao, - Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng biểu diễn ( trẻ em, thanh niên,nam, nữ hoặc người cao tuổi,..). Nếu đối tượng biểu diễn là trẻ em thì nên vào sân theo đội hình với các hoạt động vui tươi, nhí nhảnh, có thể nắm tay nhau chạy vào sân,.. 9 Nhìn chung đội hình vào sân nên đa dạng, bất ngờ, tránh lặp lại, đơn điệu, gây cảm giác nhàm chán. Đội hình biểu diễn chính cần được lựa chọn trên cơ sở phù hợp với nội dung và động tác biểu diễn và biến hoá hợp lí, để tạo cho khán giả cảm xúc ngạc nhiên. Biến đổi đội hình hợp lí thể hiện ở chỗ, kết thúc đội hình này là bước mở đầu của đội hình sau và nó được diễn ra một cách tự nhiên làm cho người xem khó nhận ra. Để gây được cảm xúc mạnh và bất ngờ nên sử dụng các đội hình có đặc điểm tương phản đi kèm với nhau, ví dụ: các đội hình nhỏ chuyển thành hình lớn, các hình ảnh xung quanh xuất hiện kèm theo cảnh chính ở trung tâm. Mỗi bộ phận biểu diễn khác nhau nhưng theo nhịp chung sẽ tạo sự đa dạng của màn biểu diễn. Ví dụ: Đội hình di chuyển vào sân - Nan quạt: Từ vị trí tập kết -> đội hình cơ bản( Hình 1.2/a). - Từ vị trí tập kết -> 2 khối hàng dọc -> Quay phải , trái -> đội hình cơ bản(Hình 1.2/b). - Từ vị trí tập kết -> khối dọc giữa sân-> Quay phải, trái -> đội hình cơ bản(Hình 1.3/c). - Từ 4 góc sân -> 2 hàng dọc -> Tâm sân -> Quay các hướng -> Di chuyển về đội hình cơ bản(Hình 1.3/d). - Từ 2 góc sân -> Tâm sân -> Khối đường chéo (Hình 1.4/e). - Từ biên C-D -> Di chuyển khối ngang sân -> Quay các hướng về đội hình cơ bản(Hình 1.4/f ). Đội hình di chuyển ra sân: - Từ đội hình cơ bản -> Thành các khối vuông -> Hai biên C- D (Hình 1.5/a ). - Từ đội hình cơ bản -> Hàng ngang ->2 hàng dọc -> Khán đài A (Hình 1.5/b ). - Từ đội hình cơ bản -> Các hàng ngang -> Quay phải, trái-> Biên C- D (Hình 1.6/c ). - Từ đội hình Bông và chữ 22 – 12 : Số thành 2 khối quay phải, trái -> Biên C-D Bông -> 2 vòng tròn->2 hàng dọc -> Khán đài A (Hình 1.6/d ). 10 Hình 1.1 11 Hình 1.2 12 Hình 1.3 13 Hình 1.4 14 Hình 1.5 15 Hình 1.6 16 1.2.2.3. Lựa chọn bài tập và dụng cụ đồng diễn Việc lựa chọn bài tập và dụng cụ đồng diễn cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Phải thể hiện được nét đẹp của thân thể và động tác phải đều, chính xác, biên độ vận động lớn, nhịp điệu hài hoà, có thể sử dụng âm nhạc phụ hoạ. - Phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, giới tính và đáp ứng với thị hiếu của người xem. - Phải đa dạng và phải góp phần thể hiện chủ đề của màn đồng diễn. Các động tác phải có hiệu qủa thể hiện trong các đội hình biểu diễn, sao cho mỗi động tác của cá nhân là bộ phận của tập thể, liên kết chặt chẽ với tập thể để trở nên đẹp hơn. Do vậy khi chọn lựa động tác cần nghiên cứu tỉ mỉ biên độ động tác, hướng chuyển động, tư thế cơ thể và vị trí không gian của từng cá nhân và từng bộ phận biểu diễn. Trong màn đồng diễn sử dụng trang phục có màu sắc khác nhau, cần nghiên cứu tính toán đến động tác của người có trang phục cùng màu hoặc khác màu để động tác của nhóm này sẽ làm đẹp thêm cho động tác của nhóm kia và làm cho màn đồng diễn thêm sinh động. Tính đa dạng của bài tập thể hiện ở sự thay đổi sinh động về hướng, về biên độ, nhịp điệu, sự phối hợp giữa động tác động và động tác tĩnh, Các động tác lẻ không nên lặp lại nhiều lần và cần lựa chọn sao cho giai đoạn kết thúc động tác này là sự bắt đầu của động tác tiếp theo. Khi lựa chọn các động tác tĩnh để xếp hình, xếp chữ cần thực hiện ở tư thể thấp, thân người ổn định, đội hình ngay ngắn, đường nét rõ ràng nhằm làm cho người xem dễ quan sát và phân biệt rỏ các hình ảnh biểu diễn. 1.2.2.4. Lựa chọn nhạc Có thể ... vệ sinh là hình thức thể dục phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và có thể dể dàng thực hiện trong mọi hoàn cảnh thời tiết và điều kiện sân bãi. Có thể tăng hiệu quả bài tập thể dục vệ sinh bằng các cách sau: Tăng số lượng động tác. Kéo dài thời gian thực hiện bằng cách lặp lại nhiều lần Tăng tốc độ thực hiện bài tập. Có thể kết hợp với các dụng cụ cầm tay như: tạ tay, gậy thể dục, bóng thể dục,.. Dưới đây là ví dụ một số bài tập thể dục vệ sinh: Bài tập 1: Tư thế cơ bản Nhịp 1 -2: Lăng tay ra sau, lên cao. Kết thúc động tác hai tay gập sau gáy, đứng trên mũi chân, thân căng. Nhịp 3- 4: Ngồi co gối, trên mũi chân, khuỷu tay chống trên đầu gối. Bài tập 2: Tư thế cơ bản, tay chống hông. Nhịp 1 : Đứng trên mũi bàn chân Nhịp 2: Đứng trên hai bàn chân, mũi chân xoay vào trong, khoeo gối xòe ra ngoài. Nhịp 3: Đứng kiễng chân Nhịp 4: Tư thế cơ bản, tay chống hông Bài tập 3: Tư thế cơ bản Nhịp 1: Tay đưa sang bên và lên cao. Nhịp 2: Tay dang ngang 23 Nhịp 3: Hạ tay về tư thế cơ bản. Bài tập 4: TTCB đứng dang chân bằng vai, hai tay khép sát thân. Nhịp 1: Hai tay gập trước ngực ngón tay đan vào nhau Nhịp 2 – 4 : Nghiêng người sang trái ( nhún 2 nhịp). Bài tập 5: TTCB Đứng dang chân bằng vai, hai tay khép sát thân. Nhịp 1: Quay người sang phải, gập thân sát thân, tay chạm gót chân phải. Nhịp 2: Nhún sâu. Nhịp 3: Đứng hai chân dang, hai tay duỗi thẳng, thả lỏng chếch dưới. Bài tập 6: Tư thế cơ bản. Nhịp 1: Lăng chân phải ra sau, hai tay đánh ra xa. Thân căng. Nhịp 2: Đưa chân phải sang bên, hai tay dang ngang. Nhịp 3: Đứng trên mũi bàn chân, co gối. Gập thân, hai tay chống gối. Nhịp 4: Như nhịp 1. Bài tập 7:Tư thế cơ bản, hai tay chống hông. Nhịp 1 – 2: Bật chân trái hai lần, co gối phải. Nhịp 3: Đứng thẳng. Tiếp tục nhưng ngược lại 2.1.2.Bài liên kết nhảy dây ngắn - Cách cầm dây, trao dây. - Kỹ thuật: Chụm chân có nhịp đệm- không nhịp đệm - Kỹ thuật: Qua dây từng chân có nhịp đệm- không nhịp đệm. - Kỹ thuật : Bắt chéo trước – thu dây. 2.1.3.Các bước tiến hành giảng dạy 2.1.3.1. Đối với các bài tập mang vác người, di chuyển dụng cụ, các bài tập bò: - GV gọi sinh viên lên làm mẫu- GV phân tích thị phạm động tác. - Chia lớp thành nhóm 2 người, 3 người, tổ, lần lượt thực hiện bài tập. - Cho các nhóm, tổ, thi đua trình diễn. 2.1.3.2. Đối với các bài tập thể dục vệ sinh: 24 - Cho SV tự nghiên cứu tài liệu thảo luận tại chỗ, sau đó GV mời mỗi nhóm 2 – 4 em thực hiện các bài tập đã nghiên cứu, mỗi nhóm thực hiện 2 – 3 động tác. Cho lớp nhận xét, GV nhận xét. - GV làm mẫu phân tích các động tác khi các em thực hiện chưa đúng hoặc cho các em khác xung phong lên thực hiện lại, lần lượt như thế cho đến hết bài tập. - Khi lớp đã thực hiện xong bài tập ( Gồm 7 động tác ) GV chia lớp thành 4 tổ và giao nhiệm vụ cho tổ trưởng quản lý tập luyện, luân phiên các thành viên trong tổ lên hướng dẫn tập luyện. - Sau thời gian tập luyện GV tổ chức cho các tổ báo cáo kết quả dưới hình thức trình diễn, GV cùng SV nhận xét đánh giá. 2.1.3.3. Đối với bài tập nhảy dây: - GV cho SV nhảy tự do để GV nắm được trình độ nhảy dây chung của lớp. - GV làm mẫu kết hợp giảng giải phân tích yếu lĩnh kỹ thuật động tác. - GV hướng dẫn lớp luyện tập đồng loạt theo đội hình hàng ngang lần lượt như sau: Cách so dây, động tác trao dây. - Tập không dây các động tác chụm chân có nhịp đệm, chụm chân không nhịp đệm, các động tác qua dây từng chân có nhịp đệm, không nhịp đệm , bắt chéo trước. - Tập có dây các động tác chụm chân có nhịp đệm, chụm chân không nhịp đệm, các động tác qua dây từng chân có nhịp đệm, không nhịp đệm , bắt chéo trước. - Liên kết toàn bài, luân phiên từng tổ thay nhau luyện tập, GV quan sát sửa sai - Sau thời gian tập luyện GV tổ chức cho các tổ báo cáo kết quả dưới hình thức trình diễn, GV cùng SV nhận xét đánh giá. *Đối với các bài tập TDTD khi luyện tập môn cõng, kiệu, mang, vác.cần chú ý các điểm sau: Yêu cầu thái độ phải nghiêm túc, không đùa nghịch xô đẩy. Khi chia nhóm luyện tập phải chú ý đến tình trạng sức khỏe, gới tính và khả năng vận động của sinh viên để qui định trọng lượng, cự ly, tốc độ mang vác, kiệu, cõng, khiêng.cần phối hợp động tác với nhịp thở. Đối với các bài tập thể dục vệ sinh phải tập đúng, chính xác 25 về phương hướng, nhịp điệu, biên độ. Phải kết hợp với hít thở sâu và đều, tránh nín thở khi tập. * Bài tập về nhà - Các bài tập khiêng, cõng, mang, vác, nên luyện tập theo nhóm tổ ở giờ ngoại khóa. - Các bài tập TD vệ sinh và liên kết nhảy dây ngắn sinh viên nên rèn luyện thường xuyên để hình thành tư thế đúng và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo. 2.2. Thể dục đồng diễn (13 tiết) 2.2.1.Luyện tập các hình thức di chuyển ,đội hình đội ngũ (ôn lại các nội dung đã học ở trường phổ thông )Tập họp và biến đổi đội hình một hàng ngang (dọc) thành nhiều hàng. 2.2.2.Biến đổi từ đội hình cơ bản sang các đội hình biểu diễn : Cùng xem xét các phương án để tiến hành cách biến hóa đội hình của 1 khối 24. - Từ ĐHCB -> Đến 1 ĐH -> ĐHCB - Từ a -> b -> a -> c ->a.. Sử dụng cho đối tượng mới tập ( Hình 2.1 ). - Từ ĐHCB biến đổi liên tục không trở lại ĐHCB - Từ a -> b -> c -> d..i Sử dụng khi đối tượng đã có quá trình tập ( Hình 2.2 ). - Từ ĐH bất kỳ đến 1 ĐH bất kỳ - Sử dụng khi đối tượng đã có trình độ luyện tập tương đối ( Hình 2.3 ). - Một số khối thực hiện ĐH này- Một số khối thực hiện ĐH khác ( Hình 2.4 ). 26 Hình 2.1 27 Hình 2.2 28 Hình 2.3 29 Hình 2.4 30 31 32 33 DIỄN GIẢI BÀI THỂ DỤC VỚI DỤNG CỤ GẬY Nhịp 1. Hai tay đưa gậy ra trước. Nhịp 2. Gập khuỷu tay sát lườn, đưa gậy chạm xương đòn. Nhịp 3. Chân trái bước lên trước rộng bằng vai, chân sau kiễng gót, đồng thời hai tay duỗi thẳng đưa gậy lên cao, ưỡn căng than,mắt nhìn theo gậy. Nhịp 4. Thu chân hạ gậy về giống nhịp 1. Nhịp 5. Đưa gậy sang trái ngang vai, tay trái thẳng, tay phải gập khủyu tay ngang vai. Mắt nhìn gậy. Nhịp 6. Đưa gậy về như nhịp 4. Nhịp 7. Thực hiện tương tự như nhịp 5 nhưng đổi bên. Nhịp 8. Đưa gậy từ ngang lên cao, 2 tay thẳng. Nhịp 9. Chân trái đưa sang ngang, kiễng gót, nghiêng lườn sang trái đồng thời tay trái hạ gậy xuống( tay phải giữ gậy trên cao) sao cho gậy vuông góc mặt đất và ở trục giữa thân, 2 tay duỗi thẳng. Nhịp 10. Thu chân trái về đồng thời đưa gậy cao ngang vai. Nhịp 11. Thực hiện tương tự nhịp 9 nhưng đổi bên. Nhịp 12. Thu chân phải đưa gậy về giống nhịp 10. Nhịp 13. Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, đồng thời đưa gậy lên cao thẳng tay, rồi gập thân, hạ gậy đặt sau gáy. Đầu ngửa, thân ưỡn căng. Nhịp 14. Đứng dậy thu chân trái, đưa gậy về giống nhịp 12. Nhịp 15. Thực hiện tương tự nhịp 13 nhưng đổi chân. Nhịp 16. Đứng dậy thu chân phải hạ gậy về tư thế chuẩn bị. Nhịp 17. Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời 2 tay đưa gậy ra trước. Nhịp 18. Vặn mình đưa gậy qua trái, tay trái thẳng, tay phải gập, gậy cao ngang vai và song song mặt đất. Nhịp 19. Đưa gậy về trước giống nhịp 17. Nhịp 20. Thu chân trái hạ gậy về tư thế chuẩn bị. Nhịp 21 – 24. Thực hiện tương tự các nhịp 17 – 20 nhưng đổi bên. 34 Nhịp 25. Đá lăng chân trái sang ngang đồng thời hai tay đưa gậy lên cao, vươn căng thân. Nhịp 26. Hạ chân trái rộng hơn vai và khụyu gối, đồng thời 2 tay đặt gậy sau gáy, thân người và chân phải thẳng. Nhịp 27. Xoay mũi chân trái sang ngang, mở gối trái theo, đồng thời tay trái đưa gậy chếch thấp – ngang, tay phải chếch cao – ngang, thân người thẳng. Quay đầu sang trái, mắt nhìn gậy. Nhịp 28. Thu chân trái và gậy về tư thế chuẩn bị. Nhịp 29 – 32. Thực hiện tương tự các nhịp 25 – 28 nhưng đổi chân. Nhịp 33. Quay trái, chân trái bước lên rộng hơn vai, khuỵu gối, chân sau thẳng, đồng thời 2 tay đưa gậy ra trước. Nhịp 34. Duỗi thẳng chân quay phải, đồng thời 2 tay đưa gậy lên cao, tay phải hạ gậy xuống ngang vai thẳng tay, tay trái gập trước ngực. Mắt nhìn gậy. Nhịp 35. Hạ gậy từ ngang xuống, thu chân trái về tư thế chuẩn bị. Nhịp 36 – 38. Thực hiện tương tự các nhịp 33 – 35 nhưng đổi chân. Nhịp 39. Bước chân trái lên trước rộng bằng vai, chân phải kiễng gót, 2 tay đưa gậy lên cao. Căng thân, đầu ngửa, mắt nhìn gậy. Nhịp 40. Thu chân trái về, tay phải cầm gậy dựng vuông góc với mặt đất và cao ngang vai, tay trái nắm gậy dưới tay phải, 2 tay thẳng. * Chú ý: Khi thôi tập đưa gậy về tư thế nghiêm. 35 36 37 38 39 DIỄN GIẢI BÀI THỂ DỤC VỚI DỤNG CỤ VÕNG Nhịp 1. Hai tay đưa vòng ra trước, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Nhịp 2. Hai tay đưa vòng lên cao, mặt phẳng vòng song song mặt đất. Nhịp 3. Gập tay hạ vòng ngang vai, mặt phẳng vòng song song mặt đất. Nhịp 4. hai tay vừa dựng vừa đưa vòng lên cao, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Nhịp 5. Xoay vai trái ra trước, lật mặt phẳng vòng, đưa vòng từ bên phải xuống dưới dang ngang( tay phải ngang vai) đồng thời chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, chân phải kiểng gót và thẳng gối, thân người thẳng, mắt nhìn trước không xoay hông. Nhịp 6. Lật mặt phẳng vòng đưa lên cao, thu chân trái về tư thế chuẩn bị. Nhịp 7. Thực hiện tương tự như nhịp 5 nhưng đổi bên. Nhịp 8. Thực hiện tương tự như nhịp 6 nhưng thu chân phải. Nhịp 9. Đưa chân trái sang ngang đồng thời hai tay đưa vòng nghiêng lườn sang trái, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Nhịp 10. Thu chân đưa vòng về giống nhịp 8. Nhịp 11. Thực hiện tương tự như nhịp 9 nhưng đổi bên. Nhịp 12. Thu chân đưa vòng về giống nhịp 10. Nhịp 13. Chân trái đưa ra trước thẳng gối, chân phải khuỵu gối, trọng tâm ở chân phải, đồng thời gập thân hạ vòng chếch thấp - trước, tay thẳng mắt nhìn trước. Nhịp 14. Thu chân đứng dậy đưa vòng lên cao. Nhịp 15. Thực hiện tương tự như nhịp 13 nhưng đổi chân. Nhịp 16. Đứng dậy hạ vòng xuống thu chân về tư thế chuẩn bị. Nhịp 17. Chân trái bước lên trước rộng bằng vai, trọng tâm ở chân trước, đồng thời hai tay đưa vòng ra trước mặt phẳng vòng song song mặt đất. Nhịp 18. Vặn mình sang trái hai tay đưa vòng ra sau, cao ngang vai, tay trái thẳng, tay phải gập tự nhiên, mặt phẳng vòng song song mặt đất. Nhịp 19. Trở về nhịp 17. Nhịp 20. Thu chân hạ vòng về tư thế chuẩn bị. Nhịp 21 – 24. Thực hiện tương tự các nhịp 17 – 20 nhưng đổi bên. 40 Nhịp 25. Đá lăng chân trái sang ngang đồng thời hai tay đưa vòng ra trước ngang vai, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Chân phải thẳng, căng thân. Nhịp 26. Chân trái chạm đất khuỵu gối, chân phải thẳng, khoảng cách hai chân rộng hơn vai, đồng thời chuyển vòng sang trái, sát thân, tay trái thẳng, cao ngang vai, tay phải gập trước ngực, thân người thẳng. Nhịp 27. Lăng duỗi chân trái lên, đồng thời đưa vòng ra trước giống nhịp 25. Nhịp 28. Thu chân hạ vòng về tư thế chuẩn bị. Nhịp 29 – 32. Thực hiện tương tự các nhịp 25 – 27 nhưng đổi bên. Nhịp 33. Chân trái bước chếch trái rộng hơn vai, khuỵu gối, trọng tâm ở giữa 2 chân, chân phải thẳng, đồng thời tay trái đưa vòng chếch trước – cao, tay phải chếch sau – thấp, ưỡn căng thân, mắt nhìn vòng. Nhịp 34. Chuyển trọng tâm về chân phải, chân phải khuỵu gối, chân trái duỗi thẳng, đồng thời hạ vòng xuống – ra sau chếch cao, tay phải nằm phía trên, tay trái nằm phía dưới vòng, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Mắt nhìn vòng. Nhịp 35. Chuyển trọng tâm và vòng về giống nhịp 33. Nhịp 36. Thu chân hạ vòng về tư thế chuẩn bị. Nhịp 37 – 40. Thực hiện tương tự các nhịp 33 – 36 nhưng đổi bên. Nhịp 41 – 42. Chân trái bước đuổi ngang, đồng thời tay trái kết hợp quay vòng 2 nhịp. Kết thúc: Tay trái và vòng chếch ngang – cao, tay phải và chân phải chếch ngang – thấp, mắt nhìn vòng. Nhịp 43 – 44. Thực hiện tương tự các nhịp 41 – 42 nhưng đổi bên. Nhịp 45. Chân trái bước lên, trọng tâm dồn chân bước, chân phải kiễng gót. Đồng thời tay phải hạ vòng xuống, tay trái nắm và đưa vòng ra trước đặt xuống đất. Nhịp 46 – 47. Thực hiện thăng bằng sấp trên một chân, vòng chạm đất. Nhịp 48. Hạ chân đứng dậy thu vòng về tư thế chuẩn bị. 41 2.2.3.Các bước tiến hành giảng dạy 2.2.3.1. Đối với bài tập ĐHĐN. - Phần ôn luyện: GV nhắc lại kỹ thuật một số ĐH cơ bản, GV mời 1 số SV thực hiện lại các ĐH ôn luyện. Sau đó chia tổ luyện tập, GV quan sát sửa sai. - Đối với các bài tập biến đổi đội hình GV nời SV lên làm mẫu, GV giảng giải phân tích yếu lĩnh kỹ thuật của các ĐH. GV hướng dẫn lớp luyện tập đồng loạt. Sau đó chia tổ luyện tập, GV quan sát sửa sai. 2.2.3.2. Đối với bài tập với dụng cụ nhẹ ( Vòng – gậy ). - Hướng dẫn SV các TTCB khi cầm dụng cụ, phương hướng di chuyển của dụng cụ phải, trái, trước, sau. - Hướng dẫn SV nghiên cứu tài liệu, thảo luận các động tác. - Chia tổ luyện tập dưới sự điều khiển quản lý của tổ trưởng, luân phiên các thành viên trong tổ lên hướng dẫn luyện tập. - Sau thời gian tập luyện GV tổ chức cho các tổ báo cáo kết quả dưới hình thức trình diễn, GV cùng SV nhận xét đánh giá. * Đối với các bài tập TD ĐD khi hướng dẫn vận dụng các dạng biến đổi đội hình cần làm mẫu và phân tích kỹ thuật, hình tượng trong làm mẫu sẽ giúp đơn giản hóa kỹ thuật hoàn chỉnh. Trên cơ sở giới thiệu bài tập bằng thị phạm, cần phân tích bài tập bằng lời tóm tắt quá trình thực hiện bài tập và nhấn mạnh phần yếu lĩnh quan trọng. Chia nhóm luyện tập. Đối với các bài tập với dụng nhẹ( vòng, gậy) trước tiên cho các em tập các động tác cơ bản, tư thế cầm dụng cụ, phương hướng di chuyển của dụng cụ phải, trái, trước, sau.sau đó giao bài tập cho các tổ nghiên cứu tài liệu thảo luận động tác và tổ chức luyện tập. sự phối hợp động tác với nền nhạc và đạo cụ nhẹ khác nhau. - Sinh viên tự nghiên cứu trình bày bài tập theo nhóm, lớp. *Bài tập về nhà: - Một nhóm 6 sinh viên làm bài tập nhóm bài TD ĐD đơn giản ở trường phổ thông bài gồm 2 chương, chủ đề tự chọn, thời lượng 15 phút, có đóng tập . - Các bài tập di chuyển đội hình nên tập theo nhóm tổ. 42 - Các bài tập với dụng cụ nên luyện tập thường xuyên để hoàn thiện kỹ thuật. * Ôn tập kiểm tra kết thúc( 2 tiết) - Bài kiểm tra số 1: Các bài tập thể dục vệ sinh. - Bài kiểm tra số 2: Sinh viên thực hiện bài thể dục với dụng cụ nhẹ ( Vòng – gậy ) 43 * TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Đặng Đức Thao, Phạm Nguyên Phùng( 1998), Thể dục cơ bản và thể dục thực dụng NXB Giáo dục. [2] TS Trương Anh Tuấn( 2006), Giáo Trình Thể dục, NXB ĐHSP Hà Nội. [3] PGS Trần Phúc Phong, Nguyễn Thị Hạnh Phúc( 1999), Thể dục nhịp điệu và thể dục Đồng diễn, NXB Giáo dục. [4] PGS Trần Phúc Phong( 1987), Thể dục đồng diễn trong trường phổ thông, NXB Giáo dục. [5] Lê Văn Lẫm( 1994), Thể dục, NXB TDTT. [6]Trường CĐSP TD TW 2( 2001), Thể dục Đồng diễn, NXB TDTT. [7]Trường Đại học TDTT I,(1994), Thể dục, NXB TDTT. [8]Trường ĐHSP TDTT Hà Tây(2004), Giáo Trình Thể dục, NXB TDTT. [9] Trường ĐHSP TDTT TP Hồ Chí Minh( 2008) Giáo Trình Thể dục đồng diễn, NXB TDTT. 44 MỤC LỤC Trang Bìa: Bài giảng Thể dục thực dụng- Thể dục đồng diễn........................... 0 Lời nói đầu................1 Chữ viết tắt dùng trong bài giảng..3 Chương 1. Lý thuyết 1.1. Thể dục thực dụng 4 1.2. Thể dục đồng diễn 5 Chương 2. Thực hành 2.1. Thể dục thực dụng 20 2.2. Thể dục đồng diễn 25 Tài liệu tham khảo.43 Mục lục..44 45
File đính kèm:
- giao_trinh_the_duc_thuc_dung_the_duc_dong_dien.pdf