Giáo trình Thanh toán quốc tế

Vai trò của thanh toán quốc tế

 Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan

hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc

tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.

 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Thanh toán quốc tế

phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh

nghiệp.

 Đối với các ngân hàng thương mại: Thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch

vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.

pdf 126 trang kimcuc 9960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thanh toán quốc tế

Giáo trình Thanh toán quốc tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: THANH TOÁN 
QUỐC TẾ 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2014 
1 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
B/L: Bill of Lading 
CIF: Cost, Insurance and Freight 
C/O: Certificate of Origin 
FOB: Free On Board 
L/C: Letter of Credit 
NHđCĐ: Ngân hàng được chỉ định 
NHNT: Ngân hàng nhờ thu 
NHPH: Ngân hàng phát hành 
NHTB: Ngân hàng thông báo 
NHTH: Ngân hàng thu hộ 
NHXN: Ngân hàng xác nhận 
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 
UCP: Uniform Customs and Practice for Documentary Credits 
URC: Uniform Rules for Collection 
2 
Chương 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 
1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế 
1.1.1. Khái niệm 
Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế 
thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao 
đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. 
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 
 Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan 
hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc 
tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán. 
 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Thanh toán quốc tế 
phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh 
nghiệp. 
 Đối với các ngân hàng thương mại: Thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch 
vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. 
1.2. Cơ sở của thanh toán quốc tế 
Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thương. 
Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến thanh toán quốc tế và 
ngược lại, nói đến thanh toán quốc tế thì chủ yếu nói đến ngoại thương. Hoạt động 
ngoại thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động 
phái sinh. 
1.3. Những điều kiện quy định trong thanh toán quốc tế 
1.3.1. Điều kiện tiền tệ 
Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc qui định sử dụng đơn vị tiền tệ của nước 
nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng thanh toán quốc tế, đồng thời qui 
định cách xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực 
hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu hàng hóa và thanh toán. 
3 
1.3.1.1. Lựa chọn tiền tệ 
Đồng tiền nào được lựa chọn sử dụng trong thanh toán quốc tế phải được thỏa 
thuận giữa 2 bên mua và bán. 
Nhìn chung, đồng tiền được chọn phải là những đồng tiền tự do chuyển đổi 
(Free convertible currency), có độ uy tín và có độ ổn định cao, vì chỉ những đồng 
tiền này mới có giá trị sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, và người sở hữu 
loại tiền đó được tự do chuyển đổi, hoặc được chuyển đổi sang đồng tiền khác với 
điều kiện dễ dàng hơn. 
Đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế là USD, EURO, 
GBP, JPY, HKD, AUD và một số ngoại tệ tự do khác. 
1.3.1.2. Lựa chọn phương pháp đảm bảo hối đoái cho tiền tệ 
a. Điều kiện đảm bảo ngoại hối 
Điều kiện đảm bảo ngoại hối là trường hợp hai bên mua bán sẽ thỏa thuận lựa 
chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định tỷ giá với đồng tiền được lựa chọn 
trong thanh toán để đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán. 
Trước 1 ngày thanh toán lấy lại tỷ giá giữa 2 đồng tiền này để đối chiếu với tỷ 
giá đã xác định, nếu có sự thay đổi sẽ điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng theo sự biến 
động đó. 
b. Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ 
Khi lựa chọn đảm bảo hối đoái theo “rổ” tiền tệ, sau khi các bên đã thỏa thuận 
thống nhất số ngoại tệ chọn đưa vào rổ tiền tệ thì sẽ xác định tỷ giá trung bình của 
cả “rổ” tiền tệ này với đồng tiền đã lựa chọn trong thanh toán tại thời điểm ký hợp 
đồng. Trước một ngày kết thúc hợp đồng thanh toán thì lấy lại tỷ giá này. Đối chiếu 
sự biến động và điều chỉnh giá trị hợp đồng thanh toán theo sự biến động cho tương 
thích. 
1.3.2. Điều kiện địa điểm thanh toán 
Địa điểm thanh toán là nơi người bán nhận được tiền còn người mua trả tiền. 
Trong thanh toán ngoại thương, địa điểm thanh toán có thể ở nước người nhập khẩu 
hoặc ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba. 
4 
1.3.3. Điều kiện thời gian thanh toán 
Điều kiện về thời gian thanh toán quy định khi nào thì người nhập khẩu phải 
trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu lấy thời điểm giao hàng làm mốc, thì thời gian 
thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau, hoặc kết hợp các cách 
này. 
1.3.3.1. Trả tiền trước 
Nghĩa là bên nhập khẩu trả tiền một phần hay toàn bộ cho bên xuất khẩu trước 
khi giao nhận hàng hóa. Mục đích trả trước là để người nhập khẩu cung cấp tín 
dụng thương mại cho người xuất khẩu, hoặc để ràng buộc người nhập khẩu phải 
thực hiện hợp đồng. 
1.3.3.2. Trả tiền ngay 
Trả tiền ngay là điều kiện để xác định việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ 
và việc trả tiền của người nhận phải được tiến hành đồng thời. Người mua trả tiền 
cho người bán ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. 
1.3.3.3. Trả tiền sau 
Trả tiền sau là hình thức bán chịu hàng hóa cho người mua, đây cũng chính là 
tín dụng thương mại mà người bán (người xuất khẩu) cung cấp cho người mua 
(người nhập khẩu). Người mua trả tiền cho người bán sau khi giao hàng một thời 
hạn nhất định (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,). 
Các cách trả sau: 
- Trả sau 1 lần khi đáo hạn 
- Trả sau nhiều lần 
1.3.3.4. Thời gian thanh toán hỗn hợp 
Tùy theo tính chất của hợp đồng, tính chất của loại hàng hóa mà điều kiện thời 
gian thanh toán có thể vận dụng 1 trong các cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các 
cách. 
Ví dụ: 1 hợp đồng bán máy móc thiết bị ghi: 
 10% tổng giá trị hợp đồng trả cho người bán trong thời hạn 15 ngày sau ngày 
ký hợp đồng. (trả trước) 
 10% tổng giá trị hợp đồng trả cho người bán ngay sau khi giao hàng (trả ngay) 
5 
 80% tổng giá trị hợp đồng còn lại trả trong thời hạn 1 năm. (trả sau) 
1.3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán 
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh 
toán quốc tế. Phương thức thanh toán chỉ rõ người bán dùng cách nào để thu tiền về, 
người mua dùng cách nào để trả tiền. Người ta có thể có nhiều phương thức thanh 
toán khác nhau, nhưng việc lựa chọn phương thức nào phải xuất phát từ yêu cầu của 
người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập 
hàng đủ số lượng, chất lượng và đúng hạn. 
Các phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay là: 
- Phương thức chuyển tiền 
- Phương thức nhờ thu 
- Phương thức tín dụng chứng từ 
Mỗi phương thức thanh toán đều có một quy trình riêng, có ưu nhược điểm 
khác nhau. Tùy trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương thức thích hợp và khi đã 
thống nhất thì phương thức thanh toán phải được khẳng định trong hợp đồng kinh 
tế. 
1.4. Tỷ giá hối đoái 
1.4.1. Khái niệm 
Tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng 1 
số đơn vị đồng tiền kia. 
Ví dụ: tỷ giá giữa USD và VND, chính là số lượng VND cần thiết để mua 1 
USD. Viết là: 1 USD = 20.600 VND hay USD/VND = 20.600 
1.4.2. Cách biểu thị tỷ giá 
1.4.2.1. Nguyên tắc yết giá 
 Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó qua đồng tiền khác 
 Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác 
Ví dụ: EUR/VND = 28.362 hay 1 EUR = 28.362 VND 
EUR biểu hiện giá trị của nó là 28.362 VND nên gọi là đồng tiền yết giá 
VND dùng để xác định giá trị của EUR nên gọi là đồng tiền định giá 
1 đồng tiền yết giá = X đồng tiền định 
6 
1.4.2.2. Phương pháp yết giá 
Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp yết giá: trực tiếp và gián tiếp. 
 Yết giá trực tiếp: là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị ngoại tệ qua 1 số 
lượng nội tệ nhất định. 
Ví dụ: 1 USD = 21.070 VND; 1 GBP = 34.317 VND (ở Việt Nam) 
 Yết giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị giá trị nội tệ thông qua một số 
lượng ngoại tệ nhất định. 
Ví dụ: 1 GBP = 1,6421 USD (ở Anh) 
 1 USD = 104 JPY (ở Mỹ) 
1.4.3. Các loại tỷ giá thông dụng 
1.4.3.1. Tỷ giá Ngân hàng Nhà nước 
Là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố hàng ngày. Tỷ giá này 
thường dùng làm tỷ giá tham khảo cho các ngân hàng thương mại và làm tỷ giá tính 
toán trong công tác kế toán và kế hoạch. Tỷ giá này không áp dụng trong giao dịch 
mua bán ngoại tệ. Trong giao dịch mua bán ngoại tệ người ta thường sử dụng tỷ giá 
của ngân hàng thương mại. 
1.4.3.2. Tỷ giá của ngân hàng thương mại 
 Trong quan hệ giao dịch với khách hàng các ngân hàng thương mại luôn phân 
biệt giữa khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ. Nếu khách hàng đến mua 
ngoại tệ thì ngân hàng bán theo tỷ giá bán, nếu khách hàng đến bán ngoại tệ thì 
ngân hàng mua theo tỷ giá mua. 
 Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ cho khách 
hàng. 
 Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ từ khách 
hàng. 
Nếu nói đầy đủ thì phải nói là tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng, nhưng 
trên thực tế người ta ít khi nói đầy đủ mà thường nói ngắn gọn là tỷ giá mua và tỷ 
giá bán. Là khách hàng chúng ta phải ngầm hiểu tỷ giá mua ở đây là tỷ giá ngân 
hàng mua, khách hàng bán và ngược lại. 
7 
Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch (spread) nhằm đảm bảo cho ngân 
hàng có thu nhập để trang trải chi phí giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng. 
Do vậy, khi yết giá ngân hàng thường yết cả giá mua và giá bán. 
Ví dụ: Một ngân hàng thương mại có thể yết giá như sau: 
 USD/VND: 21.015 – 21.055 hoặc rút gọn là: USD/VND: 21.015 - 55 
 tỷ giá mua tỷ giá bán 
 USD USD 
 Tỷ giá của ngân hàng thương mại còn phân biệt rõ thêm tỷ giá tiền mặt và tỷ 
giá chuyển khoản. 
 Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá ngân hàng thương mại áp dụng để mua ngoại tệ 
tiền mặt của khách hàng. 
 Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá ngân hàng thương mại áp dụng để mua và 
bán ngoại tệ chuyển khoản với khách hàng. 
 Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn phân biệt hai loại tỷ giá nữa, đó là tỷ giá 
đóng cửa và tỷ giá mở cửa. Sở dĩ như vậy là vì tỷ giá trên thị trường thay đổi rất 
nhanh nên có thể rất khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày giao dịch. 
 Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá ở thời điểm cuối giờ giao dịch. 
 Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao dịch. 
Thông thường tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước bằng tỷ giá mở cửa của 
ngày hôm sau. 
1.4.3.3. Tỷ giá liên ngân hàng 
Là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với 
nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá này chỉ áp dụng cho khách hàng 
là ngân hàng khác chứ không phải là khách hàng thông thường. 
1.4.4. Tỷ giá chéo 
1.4.4.1. Khái niệm 
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền 
thứ 3. 
1.4.4.2. Nguyên tắc tính tỷ giá chéo 
Một cách tổng quát, ta có công thức: A/B = A/C x C/B 
8 
Muốn xác định tỷ giá của đồng tiền A so với đồng tiền B theo phương pháp 
tính chéo, ta lấy tỷ giá giữa đồng tiền A so với đồng tiền C nhân với tỷ giá của đồng 
tiền C so với đồng tiền B. 
Ví dụ: GBP/VND = GBP/USD x USD/VND 
 GBP/AUD = GBP/USD x USD/AUD = 
1.4.4.3. Vận dụng nguyên tắc tính chéo để tính tỷ giá 
Ví dụ 1: Một công ty Pháp xuất khẩu một lô hàng thu được 100.000 CHF, cần 
bán cho ngân hàng để lấy đồng EUR . Như vậy ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty 
bao nhiêu EUR? 
Cho biết tỷ giá công bố là: USD/CHF = 0,9095/0,9117 
 USD/EUR = 0,8100/0,8110 
Bài giải: 
Áp dụng công thức tính chéo ta có: 
 CHF/EUR = CHF/USD x USD/EUR = 
Vấn đề ở đây là ta sử dụng tỷ giá mua hay bán của từng ngoại tệ. 
Ta lập luận như sau: Trước hết công ty sẽ bán 100.000 CHF cho ngân hàng để 
mua USD, như vậy ngân hàng sẽ bán USD cho công ty, tức là ngân hàng sẽ áp dụng 
tỷ giá bán USD/CHF = 0,9117 ; sau đó công ty sẽ bán USD để mua EUR, lúc này 
ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua USD/EUR = 0,8100. 
Thế vào công thức trên, tỷ giá mua CHF của công ty như sau : 
 CHF/EUR = = 0,8885 
Vậy tổng số tiền EUR mà ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty là: 
 100.000 x 0,8885 = 88.850 EUR 
Ví dụ 2: Một công ty cần mua 100.000 CHF trả bằng EUR. Như vậy, công ty sẽ 
trả cho ngân hàng bao nhiêu EUR? 
Cho biết tỷ giá công bố là: USD/CHF = 0,9095/0,9117 
 USD/EUR = 0,8100/0,8110 
9 
Bài giải: 
Áp dụng công thức tính chéo ta có: 
 CHF/EUR = CHF/USD x USD/EUR = 
Ta lập luận như sau: Trước hết công ty bán EUR để mua USD, ngân hàng sẽ 
áp dụng tỷ giá bán USD/EUR = 0,8110, sau đó khi công ty bán USD để mua CHF 
thì ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua USD/CHF = 0,9095. 
Thế vào công thức trên, tỷ giá bán CHF cho công ty như sau : 
 CHF/EUR = = 0,8917 
Số tiền mà công ty phải trả cho ngân hàng để mua 100.000 CHF là: 
 100.000 x 0,8917 = 89.170 EUR 
Ví dụ 3: Một công ty cần bán cho ngân hàng 100.000 GBP để lấy EUR . Như vậy 
ngân hàng sẽ trả cho công ty bao nhiêu EUR ? 
Cho biết tỷ giá: GBP/USD = 1,5810/20 
 USD/EUR = 0,8270/80 
Bài giải: 
Áp dụng công thức tính chéo ta có: 
 GBP/EUR = GBP/USD x USD/EUR 
Ta lập luận như sau: Trước hết công ty sẽ bán GBP cho ngân hàng để mua 
USD, do vậy ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua GBP/USD = 1,5810; sau đó công ty 
sẽ bán số USD này cho ngân hàng để lấy EUR, do đó ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá 
mua USD/EUR = 0,8270. 
Thay vào công thức trên, ta có tỷ giá mua GBP của công ty như sau: 
 GBP/EUR = 1,5810 x 0,8270 = 1,3075 
Số tiền mà ngân hàng trả cho công ty là: 
 100.000 GBP x 1,3075 = 130.750 EUR 
Ví dụ 4: Một công ty cần mua 100.000 GBP trả bằng EUR . Vậy công ty phải trả 
cho Ngân hàng bao nhiêu EUR ? 
Cho biết tỷ giá: GBP/USD = 1,5810/20 
 USD/EUR = 0,8270/80 
10 
Bài giải: 
Áp dụng công thức tính chéo ta có: 
 GBP/EUR = GBP/USD x USD/EUR 
Ta luận luận như sau: Trước hết công ty sẽ bán EUR để mua USD, do đó ngân 
hàng sẽ áp dụng tỷ giá bán USD/EUR = 0,9280; sau đó công ty sẽ bán USD để lấy 
GBP, do đó ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá bán GBP/USD = 1,5820. 
Thay vào công thức trên ta tính được tỷ giá bán GBP cho công ty như sau: 
 GBP/EUR = 1,5820 x 0,8280 = 1,3099 
Vậy công ty phải trả cho ngân hàng số tiền: 
 100.000 GBP x 1,3099 = 130.990 EUR 
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái 
Dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, 
có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng ngắn hạn cũng như dài hạn đến tỷ giá, bao gồm các 
yếu tố sau đây: 
1.4.5.1. Cán cân thanh toán quốc tế 
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ 
của một nước so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫn nhau, cán 
cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia bội chi hoặc bội thu: 
 Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội chi (chi > thu), thì quốc gia đó phải xuất 
ngoại tệ trả nợ, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ gia tăng, cầu > cung, tỷ giá cho xu hướng 
tăng lên. 
 Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu (thu > chi), nước ngoài trả 
nợ bằng ngoại tệ, dẫn đến cung ngoại tệ gia tăng, tỷ giá có xu hướng giảm. 
Tuy nhiên sự biến động tăng giảm tỷ giá hối đoái nói trên chỉ xảy ra trong 
trường hợp điều kiện môi trường kinh tế ổn định không xảy ra những biến cố kinh 
tế - chính trị trọng đại, vì những biến động về chính trị, xã hội sẽ tác động nhanh 
chóng đến sự thay đổi của tỷ giá. 
1.4.5.2. Lãi suất 
Phần lớn các nhà đầu tư với quy mô lớn trên thị trường như các tập đoàn, các 
công ty đa quốc gia có thể chuy ... ị. 
a. Khi một ngân hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng khác để thực hiện các chỉ 
thị của người yêu cầu, thì chi phí và rủi ro phát sinh thuộc về người yêu cầu. 
b. NHPH hoặc NHTB không có nghĩ vụ hoặc trách nhiệm nếu các chỉ thị mà họ 
truyền đạt tới một ngân hàng khác không được thực hiện ngay cả khi họ tự lựa chọn 
ngân hàng đó. 
c. Một ngân hàng chỉ thị cho ngân hàng khác thực hiện dịch vụ thì phải có nghĩa vụ 
đối với bất kỳ phí hoa hồng, lệ phí, chi phí hoặc thủ tục phí mà ngân hàng nhận chỉ 
thị đã gánh chịu liên quan tới các chỉ thị. 
Nếu tín dụng quy định các chi phí do người thụ hưởng gánh chịu nhưng các chi phí 
đó không thể thu được hoặc không thể khấu trừ vào số tiền thu được thì NHPH vẫn 
phải thanh toán các chi phí đó. 
Một tín dụng hoặc sửa đổi không được quy định rằng việc thông báo cho người thụ 
hưởng chỉ với điều kiện là NHTB hoặc NHTB thứ hai đã nhận được các chi phí 
thông báo. 
d. Người yêu cầu sẽ bị ràng buộc vào và có trách nhiệm đền bù cho ngân hàng đối 
với mọi nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định bởi luật và tập quán nước ngoài. 
119 
Điều 38: Tín dụng chuyển nhượng. 
a. Một ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng tín dụng trừ khi ngân hàng 
này có sự đồng ý rõ ràng về nội dung và phương thức chuyển nhượng. 
b. Nhằm phục vụ mục đích của điều khoản này: 
Tín dụng chuyển nhượng là một tín dụng có quy định rõ ràng là “có thể chuyển 
nhượng”. Một tín dụng chuyển nhượng có thể có giá trị thanh toán toàn bộ hay từng 
phần cho người thụ hưởng khác (“người thụ hưởng thứ hai”) theo yêu cầu của 
người thụ hưởng (thứ nhất). 
Ngân hàng chuyển nhượng là NHđCĐ thực hiện chuyển nhượng tín dụng hoặc, 
trong trường hợp tín dụng có giá trị tự do, là ngân hàng đích danh được NHPH ủy 
quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng tín dụng. NHPH có thể đồng 
thời là ngân hàng chuyển nhượng. 
Tín dụng đã chuyển nhượng là tín dụng được phát hành bởi ngân hàng chuyển 
nhượng cho người thụ hưởng thứ hai. 
c. Trừ khi có sự thỏa thuận khác vào lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí (như hoa 
hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) phát sinh trong quá trình chuyển nhượng đều 
do người thụ hưởng thứ nhất chịu. 
d. Tín dụng có thể được chuyển nhượng từng phần cho nhiều người thụ hưởng thứ 
hai, miễn là tín dụng cho phép trả tiền và giao hàng từng phần. 
Một tín dụng đã chuyển nhượng sẽ không được chuyển nhượng theo yêu cầu của 
người thụ hưởng thứ hai cho bất kỳ người thụ hưởng nào tiếp theo. 
e. Mọi yêu cầu chuyển nhượng phải quy định điều kiện sửa đổi, nếu có, để có thể 
thông báo cho người thụ hưởng thứ hai. Tín dụng đã chuyển nhượng phải quy định 
rõ những điều kiện này. 
j. Nếu tín dụng được chuyển nhượng cho nhiều người thụ hưởng thứ hai, thì việc từ 
chối sửa đổi của một hay nhiều người thụ hưởng thứ hai sẽ không có hiệu lực chấp 
nhận đối với bất cứ những người thụ hưởng thứ hai khác, về vấn đề sửa đổi này tín 
dụng đã chuyển nhượng vẫn được sửa đổi một cách thích hợp. Đối với bất cứ người 
thụ hưởng thứ hai nào đã từ chối sửa đổi thì tín dụng đã chuyển nhượng coi như 
không được sửa đổi. 
120 
g. Tín dụng đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản 
của tín dụng bao gồm xác nhận, nếu có, ngoài trừ: 
- số tiền của tín dụng 
- bất kỳ đơn giá nào trong tín dụng, 
- ngày hết hạn hiệu lực, 
- thời hạn xuất trình chứng từ, hoặc 
- ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn gửi hàng, bất cứ hoặc tất cả các ngoại 
trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi. 
Tỷ lệ bảo hiểm phải được thực hiện có thể tăng tới mức của số tiền bảo hiểm quy 
định trong tín dụng hoặc trong các điều khoản này. 
Tên của người thụ hưởng thứ nhất có thể thay thế cho tên của người yêu cầu trong 
tín dụng. 
Nếu tín dụng yêu cầu cụ thể tên của người yêu cầu phải thể hiện trên bất cứ chứng 
từ nào, trừ hóa đơn, thì các yêu cầu đó phải được phản ảnh trong tín dụng đã chuyển 
nhượng. 
h. Người thụ hưởng thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của người thụ 
hưởng thứ hai bằng của mình, nếu có, nhưng số tiền không được vượt quá quy định 
trong tín dụng, và trên cơ sở thay thế như vậy, người thụ hưởng thứ nhất có thể đòi 
tiền theo tín dụng số tiền chênh lệch, nếu có, giữa hóa đơn của mình với hóa đơn 
của người thụ hưởng thứ hai. 
i. Nếu người thụ hưởng thứ nhất phải xuất trình hóa đơn và hối phiếu của mình, 
nếu có, nhưng không thực hiện ngay khi có yêu cầu đầu tiên hoặc nếu có hóa đơn 
xuất trình của người thụ hưởng thứ nhất có sai sót, trong khi hóa đơn xuất trình của 
người thụ hưởng thứ hai là phù hợp và người thụ hưởng thứ nhất đã không sửa chữa 
chúng trong lần yêu cầu đầu tiên thì ngân hàng chuyển nhượng có quyền xuất trình 
chứng từ như đã nhận được từ người thụ hưởng thứ hai cho NHPH mà không chịu 
trách nhiệm gì thêm đối với người thụ hưởng thứ nhất. 
j. Trong yêu cầu chuyển nhượng của mình, người thụ hưởng thứ nhất có thể quy 
định rằng việc thanh toán hoặc chiết khấu phải được thực hiện cho người thụ hưởng 
thứ hai tại nơi tín dụng được tín dụng cho đến ngày tín dụng hết hiệu lực. Điều này 
121 
không làm phương hại đến quyền của người thụ hưởng thứ nhất theo quy định ở 
điều khoản 38 (h). 
k. Người thụ hưởng thứ hai hoặc người đại diện cho họ phải xuất trình chứng từ tới 
ngân hàng chuyển nhượng. 
Điều 39: Chuyển nhượng tiền thu được 
Một tín dụng không ghi là có thể chuyển nhượng sẽ không ảnh hưởng đến quyền 
của người thụ hưởng trong việc chuyển nhượng bất kỳ số tiền nào mà người này 
được hưởng theo quy định của tín dụng và phù hợp với luật pháp hiện hành. Điều 
này chỉ liên quan đến việc chuyển nhượng thu nhập và không liên quan đến việc 
chuyển nhượng quyền thực hiện tín dụng. 
122 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ThS. Đặng Thị Phương Diễm, ThS. Võ Thị Thùy Vân (2009), Bài tập và 
xử lý tình huống trong thanh toán quốc tế, NXB Lao động. 
[2] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê. 
[3] Trần Huỳnh Thúy Phượng, Nguyễn Đức Thắng (2009), Kỹ thuật ngoại 
thương, NXB Thống Kê. 
[4] PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), Nghiệp vụ Thanh Toán Quốc Tế, 
NXB Tài Chính. 
[5] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê. 
[6] GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Bài tập và bài giải thanh toán quốc tế, 
NXB Thống kê 
123 
MỤC LỤC 
Danh mục chữ viết tắt .........................................................................................1 
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ...............................................2 
1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế ...............................................2 
1.2. Cơ sở của thanh toán quốc tế ......................................................................2 
1.3. Những điều kiện quy định trong thanh toán quốc tế....................................2 
1.3.1. Điều kiện tiền tệ ..................................................................................2 
1.3.2. Điều kiện địa điểm thanh toán .............................................................3 
1.3.3. Điều kiện thời gian thanh toán.............................................................4 
1.3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán ..................................................5 
1.4. Tỷ giá hối đoái ...........................................................................................5 
1.4.1. Khái niệm............................................................................................5 
1.4.2. Cách biểu thị tỷ giá..............................................................................5 
1.4.3. Các loại tỷ giá thông dụng...................................................................6 
1.4.4. Tỷ giá chéo..........................................................................................7 
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái .................10 
Câu hỏi ôn tập chương 1....................................................................................13 
Bài tập chương 1 ...............................................................................................13 
Chương 2 : CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN 
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ...............................................18 
2.1. Hối phiếu....................................................................................................18 
2.1.1. Khái niệm............................................................................................18 
2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu .......................................................................18 
2.1.3. Hình thức của hối phiếu.......................................................................19 
2.1.4. Nội dung của hối phiếu........................................................................19 
2.1.5. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu ................................................22 
2.1.6. Phân loại hối phiếu..............................................................................24 
2.2. Séc .............................................................................................................26 
2.2.1. Khái niệm............................................................................................26 
124 
2.2.2. Nội dung tờ séc ...................................................................................26 
2.2.3. Những người liên quan đến séc ...........................................................27 
2.2.4. Thời hạn hiệu lực của séc ....................................................................27 
2.2.5. Các loại séc .........................................................................................27 
2.3. Thẻ ngân hàng............................................................................................28 
2.3.1. Khái niệm............................................................................................28 
2.3.2. Các loại thẻ .........................................................................................28 
Câu hỏi ôn tập chương 2....................................................................................30 
Bài tập chương 2 ...............................................................................................30 
Chương 3: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ......................35 
3.1. Phương thức chuyển tiền ............................................................................35 
3.1.1. Khái niệm ...........................................................................................35 
3.1.2. Các bên tham gia.................................................................................35 
3.1.3. Quy trình thanh toán............................................................................35 
3.1.4. Hình thức chuyển tiền .........................................................................37 
3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu .................................................................37 
3.2.1. Khái niệm chung về nhờ thu................................................................37 
3.2.2. Các bên tham gia.................................................................................37 
3.2.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu ..................38 
3.2.4. Các loại nhờ thu ..................................................................................38 
3.2.5. Những điểm cần chú ý khi áp dụng phương pháp nhờ thu ...................41 
3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .................................................41 
3.3.1. Khái niệm............................................................................................41 
3.3.2. Các bên có liên quan ...........................................................................42 
3.3.3. Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ ................43 
3.3.4. Thư tín dụng........................................................................................44 
3.3.5. Quy trình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ...........................48 
3.3.6. Các loại thư tín dụng chủ yếu ..............................................................49 
Câu hỏi ôn tập chương 3....................................................................................50 
Bài tập chương 3 ...............................................................................................50 
125 
Chương 4: BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ ..................55 
4.1. Hoá đơn thương mại...................................................................................55 
4.2. Phiếu đóng gói............................................................................................56 
4.3. Tờ khai hải quan.........................................................................................56 
4.4. Vận đơn đường biển ...................................................................................56 
4.5. Giấy chứng nhận xuất xứ............................................................................59 
4.6. Bảo hiểm đơn .............................................................................................60 
4.7. Hoá đơn lãnh sự .........................................................................................60 
4.8. Hoá đơn hải quan .......................................................................................61 
4.9. Giấy chứng nhận số lượng..........................................................................61 
4.10. Giấy chứng nhận trọng lượng ...................................................................61 
4.11. Giấy chứng nhận phẩm chất .....................................................................61 
4.12. Giấy chứng nhận vệ sinh ..........................................................................61 
4.13. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.........................................................62 
4.14. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật........................................................62 
Câu hỏi ôn tập chương 4....................................................................................62 
Bài tập chương 4 ...............................................................................................63 
Phụ lục .................................................................................................................66 
Phụ lục 1: Giấy yêu cầu chuyển tiền..................................................................67 
Phụ lục 2: Thư yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu hàng xuất ....................................68 
Phụ lục 3: Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư .................................................69 
Phụ lục 4: Mẫu vận đơn.....................................................................................71 
Phụ lục 5: Tờ khai hải quan...............................................................................72 
Phụ lục 6: Mẫu C/O...........................................................................................74 
Phụ lục 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng...................................................76 
Phụ lục 8: UCP 600...........................................................................................93 
Tài liệu tham khảo.............................................................................................122 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_toan_quoc_te.pdf