Giáo trình Tâm lí y học (Phần 2)
II. TÂM LÝ BỆNH NHÂN NGOẠI KHOA
1. Đặc điểm tâm lý bệnh nhân ngoại khoa
Bệnh ngoại khoa đặc biệt là bệnh cần can thiệp phẫu thuật thường có ảnh hưởng lớn đến tâm lý bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà thường rất lo lắng: Mổ có nguy hiểm không , ai mổ, sau mổ có lành bệnh không, có để lại di chứng, biến chứng, tàn phế không.Vì vậy vai trò của thầy thuốc, điều dưỡng khoa ngoại là hết sức quan trọng, tùy theo trường hợp bệnh nhân đêí có tác động tâm lý thích hợp
2. Tác động tâm lý đối với bệnh nhân ngoại khoa
- Đối với bệnh nhân tỉnh táo mắc bệnh ngoại khoa cần can thiệp phẫu thuật thầy thuốc phải chuẩn bị tư tưởng thật chu đáo vì bệnh nhân thường sợ đau đớn, và lo sợ kết quả của cuộc mổ tốt hay không.
- Đối với bệnh nhân có loại thần kinh cân bằng mạnh, động viên giải thích làm cho họ an tâm
- Đối với bệnh nhân thần kinh không cân bằng hoặc yếu thì việc chuẩn bị thật chu đáo trước mổ là rất quan trọng ngoài động viên giải thích cần phải nâng cao thể trạng điều trị an thần. Kinh nghiệm ở bệnh viện Macarop Ucrain Liên xô người ta có những bệnh nhân được mỗ kết quả tốt đến nói chuyện với bệnh nhân mới, bản thân thầy thuốc mời bệnh nhân đến giải thích phân tích bệnh tật, giới thiệu về sự cần thiết phải mổ , khi mổ có tiền mê , thuốc tê bệnh nhân không thấy đau đớn là gì.
- Đối với bệnh nhân bị bệnh cấp tính đang đau quằn quại phải mổ cấp cứu mới cứu sống được bệnh nhân , tuy vậy bệnh nhân vẫn rất sợ mổ, thầy thuốc phải phân tích thật tỷ mỹ để bệnh nhân thấy sự nguy hiểm của bệnh tật đang đe dọa tính mạng. Trong khi mổ phải đảm bảo mê sâu để bệnh nhân không bị đau đớn. Trong giai đoạn hậu phẫu, bệnh nhân cần được chăm sóc điều dưỡng đặc biệt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lí y học (Phần 2)
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN CÁC CHUYÊN KHOA Mục tiêu học tập 1.Mô tả được những đặc điểm tâm lý của bệnh nhân nội khoa, lão khoa, nhi khoa 2.Trình bày được thái độ của thầy thuốc để tác động tâm lý bệnh nhân nội khoa, lão khoa và nhi khoa . MỞ ĐẦU Tuy vậy mỗi chuyên khoa bệnh nhân có những đặc điểm tâm lý riêng. Bệnh nội khoa và lão khoa thường là những bệnh mãn tính, khó chữa, dễ tái phát, do đó người mắc bệnh nội khoa, thường có nhiều rối loạn tâm lý. Đặc biệt là các bệnh nhân già có những biến đổi sinh lý và do đó có nhiều biến đổi về tâm lý. Thầy thuốc cần phải có thái độ đúng đắn, nâng đỡ cho người bệnh nội khoa và lão khoa bởi vì đối với các bệnh mãn tính đôi khi thuốc men tỏ ra vô hiệu, mà cần có sự nâng đỡ về tinh thần. I. ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NỘI KHOA 1.Những rối loạn về tâm lý chung bệnh nhân nội khoa Đặc điểm của bệnh nhân tổn thương nội tạng thường biểu hiện trầm lặng, lo lắng, suy nghĩ về các rối loạn chức năng sinh lý như : đau đầu , mất ngủ, ăn kém, đôi khi bệnh nhân tự cách ly mình, ít thổ lộ với ai. Có những bệnh nhân sốt ruột muốn mau lành bệnh muốn thầy thuốc nhanh chóng tìm ra bệnh nên phát hiện các rối loạn lung tung cái gì cũng cho là bệnh lý. Tuy vậy thầy thuốc phải kiên trì lắng nghe. Có bệnh nhân muốn chống lại bệnh tật, không thừa nhận bệnh tật do thầy thuốc trước đó đã chẩn đoán, mà tự cho là mình bị bệnh này bệnh khác.. thích thầy thuốc chẩn đoán theo ý mình, ngoài ra một số bị mê tín đạo giáo chạy chữa lung tung. Do bệnh tái đi tái lại cho nên nghi ngờ tính chính xác của xét nghiệm và chẩn đoán, nhiều bệnh nhân nghĩ rằng bệnh viện chưa làm đầy đủ cho họ những việc cần phải làm, dễ định kiến thắc mắc nhân viên y tế. 1.1. Nguyên nhân những rối loạn tâm lý Nếu kết quả thì bệnh nhân vui tươi, thay đổi khí sắc, tin tưởng làm cơ sở điều trị tiếp tục có kết quả tốt. Nếu dai dẳng, hiện tượng suy nhược rõ rệt thì lo lắng hoang mang, do đó quá trình hưng phấn sút giảm quá trình ức chế chiếm ưu thế ở hai bán cầu đại não nên bệnh nhân dễ ưu tư, lo lắng đồng thời vùng dưới võ phát sinh hưng phấn biểu hiện sợ chết, mất ăn, mất ngủ. Nhận xét của họ không được chiïnh xác như bình thường, không giữ được trạng thái bình thường 1.2.Thái độ của thầy thuốc Đối với các bệnh nội khoa thái độ của thầy thuốc có tác dụng rất lớn đối với bệnh nhân. Thầy thuốc quan sát cẩn thận để phát hiện các rối loạn tâm thần do các bệnh nội tạng gây ra. Các bệnh nhân nội khoa có phản ứng khác nhau, có người phản ứng mãnh liệt, có người âm thầm chịu đựng. Tùy theo các rối loạn tâm lý khác nhau ở một số bệnh lý nội khoa khác nhau mà thầy thuốc cần có thái độ cụ thể cho từng bệnh nhân 2.Tâm lý và sức khỏe của người già - Người già khỏe mạnh, không bệnh tật, có luyện tập, mọi hoạt động tâm lý , tư duy như lúc còn trẻ. Những người này họ có sự liên hệ mật thiết với xã hội, vẫn lao động sáng tạo.ví dụ: I.V Mitsurin thọ 80 tuổi, I.Goethe và Huygo 83 tuổi, F. Voltaire 84 tuổi, Nguyễn bỉnh Khiêm 96 tuổi. Guenio lúc 102 tuổi viết:" Bạn sẽ thấy đến tuổi 90 người ta thông minh biết bao", Charle Fiessinger trong sách Trí thông minh của người già viết:" Trên cơ thể đã suy tàn, ánh của trí tuệ bừng sáng huy hoàng hơn bao giờ hết, như ánh lửa của hoàng hôn trên cánh đồng trơ trụi" - Người già bệnh tật thì không đạt được mức hoạt động tâm lý tinh thần như vậy. Hơn 985 người quá 65 tuổi ở quận 13 thành phố Paris ( Phap) được khám kỹ lưỡng về thể chất và tâm thần, thấy có 407 có bệnh thực thể hoặc tâm thần nặng, 509 có bệnh thực thê,ø tâm thần nhẹ, chỉ có 69 là không có bệnh. Vai trò của bệnh tật đối với tâm lý người già là rõ rệt 2.1.Biến đổi giải phẫu sinh lý và tâm lý - Biến đổi giải phẫu: Bình thường ở người già tổ chức thần kinh có vài biến đổi giải phẫu mức độ và số lượng ít ở võ não và vùng trước thùy trán, các vùng khác tổ chức thần kinh vẫn giữ được cấu trúc giải phẫu bình thường. Nếu những biến đổi không lớn, không lan rộng nhờ giữ gìn sức khỏe, luyện tập thì thần kinh hoạt động bù trừ, bảo đảm chức năng như lúc chưa già. + Về đại thể trọng lượng não có giảm : Nam nặng 1400g lúc 20-25 tuổi còn 1350g lúc 50 tuổi và 1180g lúc 85 tuổi Nữ: 1260g lúc 20-25 tuổi còn 1250g lúc 50 tuổi và 1060g lúc 85 tuổi + Về vi thể: không gặp tổn thương gì đáng kể, hoặc chỉ gặp tổn thương rất nhẹ ở một số ít neuron xơ hóa nhẹ các động mạch nhỏ - Biến đổi về sinh lý Một số biến đổi sinh lý ảnh hưởng hoạt động tinh thần tâm lý, trực tiếp hay gián tiếp. Có hiện tượng giảm tính linh hoạt trong dẫn truyền xung động, giảm tốc độ dẫn truyền các dây thần kinh vận động, giảm khả năng thụ cảm( tai, mắt , mũi...)dẫn đến giảm khối lượng thông tin, giảm nguồn kích thích cấu trúc lưới . -Về hoạt động thần kinh cao cấp có hiện tượng giảm ức chế sau đó giảm hưng phấn. Tính linh hoạt do đó cũng giảm và mất dần sự cân bằng giữa hai quá trình ức chế và hưng phấn. Giữa võ não và bộ phận dưới võ, giảm sự liên hệ như lúc còn trẻ, nếu không có luyện tập và thói quen tốt thì phãn xạ có điều kiện khó xác lập và cũng khó thay đổi. Do sự kiểm soát của vỏ não giảm cho nên các trung tâm dưới võ hoạt động bất thường gây nhiều rối loạn thần kinh thực vật, gây hội chứng ngoài bó tháp ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người già - Ảnh hưởng hưởng đến tâm lý Hai biến đổi quan trọng là giảm tốc độ và giảm sinh động. Về tính tình Những người già cơ thể không khỏe mạnh có những biến đổi về tính tình như sau: Đậm nét hóa những tính tình có trước đây, ví dụ trước đây cẩn thận thì khi già trở nên đa nghi. Trước chan hòa thì khi già ba hoa, nói không cân nhắc. Ở người già cơ thể suy yếu có hiện tượng thờ ơ với mọi người xung quanh, quay về với cuộc sống bên trong, với kỷ niệm cũ. Cảm xúc và tình cảm có những đáp ứng khác lúc trẻ, đôi khi chỉ một kích thích nhỏ cũng làm cho họ khó chịu, phản ứng quá mức. Về trí nhớ Họ thường nhớ chuyện cũ tốt hơn, và thích thú với những kỷ niệm cũ và bao giờ cũng đẹp hơn hiện tại. Trí nhớ của những người ít hoạt động trí óc đối với những việc mới vừa trình bày , vấn đề trừu tượng thường kém đi 2.2.Những rối loạn tâm lý khi người già mắc bệnh Người lớn tuổi có những thay đổi đặc biệt về tính tình cảm xúc trong thời gian mắc bệnh, một số người có thái độ trầm lặng, có người kém tự chủ trong cảm xúc dễ tự ái , bực dọc, dễ giận hờn, hung dữ quá mức, lo lắng cho cá nhân, đa nghi sợ mất mát. Về nội tâm bệnh nhân cao tuổi thường lo nghĩ diễn biến của bệnh tật, nghĩ đến cái chết đang đợi chờ mình, vĩnh viễn người thân gia đình con cháu, bao nhiêu việc chưa làm, đặc biệt khi có sự cố về tình cảm gia đình, bạn bè sẽ làm suy yếu thêm cơ thể vốn đã suy yếu, và ngày càng không thể bù trừ nổi. Người già luôn nghĩ đến thân phận của mình, nên dễ bi quan thầm lặng. 2.3..Thái độ của thầy thuốc Thầy thuốc cần phải thể hiện tôn trọng và thương yêu chân thành trong lời nói, thái độ và việc làm của mình. Đối với bệnh nhân có tuổi cần chú ý một số điểm: - Khám bệnh ở người già: Khám bệnh ở người già không giống người trẻ vì bệnh lý tuổi già có một số đặc điểm chú ý: +.Người già mắc nhiều bệnh mãn tính và có thể mắc thêm bệnh cấp tính đòi hỏi khám bệnh phải tỉ mỉ +.Triệu chứng không điển hình do tính phản ứng của cơ thể già đối với tác nhân gây bệnh thay đổi, tiến triển bệnh không điển hình +.Tâm lý người già khác với người trẻ do đó cách tiếp xúc và cách hỏi bệnh cần chú ý: Tiếp xúc với người già cần chú ý thái độ và tác phong. Đối với người già sức khỏe còn tốt, việc hỏi bệnh không có gì khác người bệnh thông thường. Đối với người đã suy yếu việc tiếp xúc, hỏi bệnh khó khăn hơn, công tác động viên tinh thần để tranh thủ tối đa sự cộng tác của người bệnh là rất cần thiết. Đối với người cơ thể đã suy kiệt do quá già, hoặc bệnh tật lâu ngày, việc hỏi bệnh thăm khám rất khó khăn, cần tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình, người thân để khai thác tiền sử, triệu chứng bệnh. Trường hợp này thầy thuốc cần có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì người bệnh, mới tránh được sai sót dễ gặp trong chẩn đoán và điều trị. Cần chú ý trong tiếp xúc phải thể hiện tình thương yêu, lòng kính trọng, từ cách xưng hô đến cách chăm sóc hàng ngày. Người già dễ tự ty và dễ có tư tưởng cho mọi người ít quan tâm đến mình vì vậy khi họ trình bày cần lắng nghe, không nên vội ngắt lời. Nếu họ nói lan man quá lúc đó sẽ lái khéo về trọng tâm, tránh tác phong vội vã, lạnh nhạt. - Những điểm cần chú ý đối với bệnh nhân già: + Tuyệt đối giữ bí mật, không nói bí mật bệnh tật của họ cho người khác ngay cả về bệnh sử, hoàn cảnh gia đình , đời tư, những điều mà bệnh nhân đã thổ lộ với thầy thuốc, nếu tiết lộ những điều sâu kín của họ sẽ làm chấn thương tâm thần , mất lòng tin. + Phải đúng hẹn, đúng giờ, chu đáo tỷ mỹ và chính xác, giải thích rõ ràng, những thay đổi phải thông báo trước. + Tác phong giản dị, chân thành, không bê tha, nghiêm túc lắng nghe ý kiến bệnh nhân và biết tôn trọng ý kiến đó. + Thầy thuốc cần chú ý rằng người có tuổi là người đã trải qua bao thử thách, quá trình lao động, chiến đấu, có kinh nghiệm cuộc đời, có kiến thức sâu rộng, đã từng là người lãnh đạo, người cha, mẹ nên tình cảm rất sâu đậm, nhiều người có quan hệ với nhiều thầy thuốc, đã ra vào viện nhiều lần vì vậy tiếp xúc phải khiêm tốn thực thà, thận trọng, thân tình như đối với ông bà cha mẹ mình. Nếu bệnh nhân muốn biết bệnh của mình thầy thuốc có thể cho họ biết những điều vô hại, còn những điều ảnh hưởng tâm lý , bệnh tật thì tuyệt đối không được tiết lộ. + Đối những bệnh nhân có diễn biến xấu , những bệnh tiên lượng xấu, chưa có phương pháp điều trị hiệu lực làm cho bệnh nhân suy mòn thì bên cạnh điều trị bảo tồn nâng cao thể tạng cần phải dùng thuốc an thần , chống đau và động viên tâm lý liệu pháp. + Sự chăm sóc chu đáo tận tình hằng ngày làm cho bệnh nhân thấy rằng mọi người không bỏ rơi mình , thiết tha với mình. + Đối với các bệnh nhân chủ quan về sức khỏe, không chịu thực hiện các yêu cầu điều trị, phải giải thích thuyết phục nhưng cũng phải có thái độ cương quyết. III.TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN NHI KHOA Đối với trẻ em, trẻ sơ sinh khi ra đời đã là một sinh vật xã hội, đã có nhạy cảm và có ý thức, tuy chưa hoạt động và chưa biết nói, nó đã tri giác được thế giới chung quanh theo cách riêng của nó. Do vậy mỗi người làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ phải chăm sóc trẻ như một người hiểu được ngôn ngữ, một người đáng tôn trọng, phải có tấm lòng để quan sát nó và cần nhận ra nó như một kẻ ngang hàng. 1.Đón trẻ như một con người đáng tôn trọng - Lần đón tiếp khởi đầu Giới thiệu: Cần phải biết tên đứa trẻ để chào trẻ và giới thiệu cho trẻ biết mình là ai, vai trò gì trong bệnh viện, và đối với trẻ. điều này giúp cho trẻ cảm nhận được ngay thái độ của người ta đối với nó. Chính giáo sư Robert Debre, giáo sư nhi khoa nổi tiếng của Pháp đã biểu lộ sự tôn trọng như vậy ông xưng tội với anh chị, ông gọi tên các trẻ khi ông nói với chúng. Nếu trẻ có vào viện thì giới thiệu khoa điều trị và buồng nằm của nó trong thời gian điều trị, các đồ vật xung quanh và cuối cùng nói cho nó biết là nó không bị cô độc ở bệnh viện đâu. - Tôn trọng không gian sinh hoạt Sinh hoạt với trẻ như người trưởng thành vậy, người lớn không chấp nhận ai không tôn trọng không gian sinh hoạt của mình. Trẻ em cũng vậy, thế nhưng ở bệnh viện hay cạnh giường điều trị người lớn thường gọi, cãi nhau om sòm về chuyện không liên quan gì đến trẻ. Tương tự nhiều đám người tụ tập xung quanh trẻ - Tôn trọng nhân phẩm của trẻ Trước mắt trẻ tránh ý nghĩ hoặc thái độ xem thường trẻ, đã bao lần nhiều đứa trẻ được đón tiếp bằng những câu đại loại như :''Ôi nó xấu quá, tôi hy vọng lớn lên rồi sẽ đâu vào đấy thôi". Thậm chí" Làm sao để một đứa trẻ bệnh tật như thế này còn sống làm gì". Nói như vậy giữa các nhân viên với nhau trước mặt đứa bé, phê phán hoặc nhục mạ đứa bé là không thể chấp nhận được. Tương tự như vậy, bất kỳ lời chỉ trích nào trước mặt đứa trẻ của bố mẹ là vi phạm quyền được sống của đứa trẻ - Tôn trọng tập quán sinh hoạt Ngay từ lúc ra đời mỗi đứa trẻ có tính cách riêng, điệu bộ riêng, về sau nó có đồ chơi, quần áo riêng của nó. Điều quan trọng là khi ở bệnh viện phải để cho nó giữ lại cái" mốc " then chốt của nó đã có từ khi ở nhà. Do đó khi nhập viện nên chăng bố mẹ nó cần điền một phiếu vè những sở thích của trẻ, tờ phiếu này được đem tham khảo người chăm sóc trẻ nhất là y tá, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên dinh dưỡng... Trong quá trình chăm sóc trẻ cần có sự trao đổi giữa các nhân viên trong khoa về những khó khăn của trẻ để mọi người có hiểu biết đầy đủ hơn các trẻ và có thích nghi tốt hơn. - Tôn trong thân thể, các nhịp sinh hoạt của trẻ +Giác ngũ của trẻ: Không cần thiết để đánh thức một đứa trẻ đang ngon giấc để khám hoặc lấy mẫu nghiệm không cần thiết, +Sự ngon miệng của trẻ:Những trẻ nhỏ nằm viện không nên cho ăn vào những giờ trái khuấy hoặc ép phải ăn. Việc ép ăn hiện giờ khá phổ biến không nên xãy ra ở bệnh viện. Đơn giản là không nên ép trẻ phải ăn khi nó từ chối bữa ăn, chuyện này thường xãy ra tại bệnh viện, khi đứa trẻ bị xâm kích nên nó có quyền chống đối. - Làm dịu nổi đau Cơn đau ở trẻ thường được xử trí tích cực. Huyền thoại về đứa trẻ không biết đau là gì đã hậu thuẫn cho chủ trương không cần gây mê khi can thiệp các giải phẫu ở trẻ, những bằng chứng về các trường hợp cắt amiđan cho trẻ mà không gây mê là bằng chứng về những hậu quả nghiêm trọng do các thủ thuật kiểu đó gây ra. Sông bây giờ nhiều trường hợp trẻ sơ sinh không giảm đau đầy đủ khi làm các thủ thuật. Nhiều kíp nghiên cứu đã chứng minh sự cần thiết tuyệt đối phải gây mê cho trẻ sơ sinh một cách có bài bản. Kíp của bác sĩ Anand (1992) khi so sánh 2 nhóm mê nông và mê sâu đã chứng minh nhóm mê sâu có tình trạng giảm đáp ứng sinh lý với stress, giảm các biến chứng hậu phẫu ( nhiểm trùng, đông máu nội mạch rải rác...và nhất là giảm tử vong và nghiên cứu ở người lớn cảm giác đau làm tăng nguy cơ do cuộc giải phẫu gây ra). - Tiếp xúc có ý thức Theo P.Wallon nhấn mạnh "Khi tiếp xúc thân thể với đứa trẻ thì điều quan trọng là phải theo một tiến trình nào đấy. Trước khi đụng đến vùng nhạy cảm xúc giác thì cần thiết lập trước đó mối quan hệ giao tiếp với đứa trẻ qua ánh mắt rồi qua lời nói.Trình tự này cần được tôn trọng nghiêm ngặt nếu không bất kỳ một cử chỉ nào được xem như một sự xâm kích đối với đứa trẻ. - An ủi bằng lời Nếu ta muốn an ủi một đứa bé thì trước hết phải bằng ngôn ngữ với các từ ngữ chính xác. Trẻ tri giác được trong giọng nói, trong điệu bộ, trong cử chỉ, nội dung thông tin về lòng khoan dung này. Francoise Dolto có kể lại một câu chuyện về một thầy thuốc nội trú được mời đến bên giường một đứa trẻ 18 tháng vừa mới nhập viện ban ngày, nó chạy như một kẻ lên cơn điên trong khoa và vừa la hét, vừa mỡ hết tất cả các cửa. Người y tá thường trực đòi tiêm một mũi để làm dịu. Thế nhưng với thái độ rất tế nhị, cô bác sĩ nội trú đến hỏi chuyện đứa bé và giải thích cho nó hiểu là nó phải vào viện vì đang ốm và rằng bố mẹ thì mới trở về nhà , song cô bác sĩ đảm bảo rằng bố mẹ rất nhớ nó. Chẳng bao lâu đứa trẻ tỉnh lại và lên giường ngủ. 2.Đón tiếp trẻ như một người hiểu được ngôn ... , khuyên nên hạn chế sinh đẻ. Ông biên soạn 2 tập” Dương án “ kể lại một bệnh án khó nhưng chữa khỏi và “ Âm án “ trình bày 12 trường hợp bệnh khó chữa không khỏi mặc dầu đã hết lòng chữa chạy. Ông soạn tập “ Hành giản trân nhu” tổng hợp khỏang 2200 đơn thuốc kinh nghiệm gia truyền chữa 126 loại bệnh khác nhau. Các tài liệu y học của Lãn Ông vừa có tính lý luận cao, vừa có giá trị thực tiễn, tiêu biểu cho nền y học cổ truyền Việt nam. * Triều Tây Sơn ( 1788-1802): Duy trì tổ chức Thái Y Viện, tổ chức Nam dược Cục, mở rộng nghiên cứu thuốc nam. - Nguyễn Gia Phan: ( 1748-1847) sau 12 năm công tác ở Thái y Viện về nhà làm thuốc, tổ chức cứu sống rất nhiều người trong 2 vụ dịch lớn năm 1789 - 1791. Năm 1792 vua Quang Trung triệu vào Phú Xuân làm việc ở Thái Y Viện, phụ trách đi chống dịch ở các địa phương, ông đúc kết các kinh nghiệm trong các tác phẩm: “ Liệu dịch phương pháp toàn tập” nói về bệnh thời khí, ôn dịch chuớng khí ( sốt rét), nói tác hại môi trường bẩn, đề ra phương pháp vệ sinh. “ Hộ sinh phương pháp tổng lực” về nhi khoa. “ Lý âm phương pháp thông lục” về phụ khoa. Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 1 Y HỌC TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Mục tiêu học tập 1. Nêu được các đặc điểm phát triển của y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa. 2. Nêu được các đặc điểm phát triển của y học trong xã hội xã hội chủ nghĩa. 3. Phân tích được những kết luận rút ra từ lịch sử y học. I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Y HỌC NƯỚC NGOÀI 1. Chủng đậu 14-5- 1796 Jenner ( 1749-1823), thầy thuốc nông thôn ở Anh thực hiện đầu tiên việc tiêm chủng đậu mùa. Jenner thấy rằng ai đã mắc bệnh đậu của bò thì không mắc bệnh đậu mùa nữa. Jenner lấy mủ ở một người chăn bò mắc bệnh đậu của bò chủng cho một đứa trẻ. Một năm sau ông lại chủng cho đứa trẻ ấy bằng mủ của người mắc bệnh đậu mùa, bệnh đậu không xảy ra ở trẻ đó. Tiêm chủng đã được áp dụng từ đầu thế kỷ XIX ở châu Âu cứu nhân loại thoát khỏi bệnh dịch gây nhiều chết chóc. 2. Giải phẫu và lâm sàng - Benevieni được coi là cha đẻ của giải phẫu bệnh. Ông đã mổ khoảng 20 tử thi với mục đích tìm nguyên nhân tử vong và cắt nghĩa các triệu chứng lâm sàng. - Morgagni ( người Ý ) mới thực sự mở đầu cho môn giải phẫu bệnh dựa vào mổ tử thi để so sánh tổn thương với các triệu chứng khi bệnh nhân còn sống ( mổ khỏang 700 tử thi). Năm 24 tuổi, xuất bản cuốn giải phẫu đầu tiên của mình, năm 79 tuổi viết cuốn sách cuối cùng về bệnh lý ( tả rõ bệnh lý giang mai, teo gan vàng cấp, sưng phổi đặc, ung thư và lóet dạ dày, sỏi túi mật, viêm màng tim, hẹp van 2 lá...) - Rokitansky ( 1804- 1874) nhà giải phẫu bệnh nổi tiếng, mổ 30.000 tử thi. Cuốn giải phẫu bệnh của ông là một tác phẩm vĩ đại. - Skorta ( 1805-1881) ( người Ao) thực hiện phương pháp gõ và nghe. Năm 1839 xuất bản cuốn “ Khái niệm gõ và nghe”. - Bichat ( 1771- 1802) ( Pháp), chết năm 31 tuổi, một thầy thuốc lỗi lạc, mở đường cho giải phẫu lâm sàng . Ông đề xướng việc nghiên cứu các cơ quan gắn liền với chức phận, bệnh lý gắn liền với sinh lý. Sáng lập ra giải phẫu bệnh hiện đại. Chia giải phẫu bệnh đại cương và giải phẫu bộ phận. - Laennec ( 1781- 1826) nhà giải phẫu lâm sàng với phương pháp nghe. Ông đã nghe thấy các tổn thương ở phổi. Phát minh ra ống nghe, một ống bằng gỗ rỗng ở giữa và lõm 2 đầu. Ông mô tả các loại tiếng thổi, tiếng rên. Ông tả bệnh lao. Ông được coi là nhà lâm sàng học Pháp lớn nhất. - Pirogop ( 1810- 1881) người Nga, thiên tài về giải phẫu, thực nghiệm, lâm sàng và giải phẫu bệnh. Ông là nhà phẫu thuật lớn có tiếng trên thế giới. Nhận thức đúng hướng y học dự phòng:” Tương lai thuộc về y học dự phòng”. - Virchow ( 1821-1902) nhà sinh học Đức lỗi lạc, sáng lập ngành bệnh học tế bào. Năm 1858 ông viết cuốn “Bệnh lý tế bào” - Cohnhein ( 1839-1884) tác giả của thuyết viêm. - Metchnikoff ( 1845-1916) mô tả hiện tượng thực bào, tìm những biện pháp chống đỡ Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 2 của cơ thể, một trong những người đầu tiên đi vào lĩnh vực miễn dịch học. .3. Y học thực nghiệm - Claude Bernard ( 1813- 1873) sáng lập y học thực nghiệm, thống nhất sinh lý học, bệnh học và điều trị học. Ông đã nghiên cứu thần kinh giao cảm, chức phận tạo đường của gan, vai trò của dịch tụy trong tiêu hóa. Về quan điểm và phương pháp của mình, ông viết: ” Biết và chưa biết là 2 thái cực khoa học cần thiết.” Ông cũng đã nhấn mạnh mối liên quan giữa cơ thể và môi trường. 4.Chống vi khuẩn - Louis Pasteur ( 1822- 1895) nhà hóa học, nhà vi khuẩn học đầu tiên. năm 1879, Pasteur cô lập và nuôi cấy liên cầu khuẩn. Tìm ra bệnh dại, mở ra giai đoạn chống nhiễm khuẩn. - Davaine ( 1812- 1882) và Rayet ( 1793-1863) 1950 tìm ra trực khuẩn than. 1882 Elberth tìm ra trực khuẩn thương hàn. - Robert Koch ( 1843-1910) năm 1882 tìm ra trực khuẩn lao mang tên ông. 1884 tìm ra tụ cầu khuẩn và trực khuẩn phẩy bệnh tả... - Neisser năm 1879 tìm ra lậu cầu. - Fraenckel năm 1886 tìm ra phế cầu. - Ducrey năm 1889 tìm ra trực khuẩn hạ cam. - Schaudin năm 1905 tìm ra xoắn khuẩn giang mai. - Calmette ( 1863- 1933) và Guérin năm 1921 tìm ra vaccin BCG chủng lao. 5. Tìm ra thuốc mê - Davy năm 1880 tìm ra tính chất mất cảm giác đau của Protoxyt d’azote. - Jackson nhà hóa học và thầy thuốc Mỹ năm 1846 tìm ra tính chất gây mê của ete sulfuric. - Simpson ( 1811- 1870) sử dụng lần đầu tiên chloroforme trong một phẫu thuật sản khoa. Gây mê đã giúp phẫu thuật bước vào giai đoạn táo bạo. 6. Tâm thần học - Phillipe Pinel ( 1745 - 1826) tháo xích cho một người điên ở một nhà cứu tế ở Paris. Tâm thần học đã trở thành khoa học thật sự vào năm 1793. - Charcot ( 1825- 1895), một nhà lâm sàng lớn người Pháp về bệnh thần kinh và tâm thần. Đề ra biện pháp giấc ngủ chữa Hysterie. 7.Di truyền học ( 1865) Mendel ( 1822-1884) thí nghiệm về lai thực vật. 8. Y học nhiệt đới - Laveran ( 1845 - 1922) giải thưởng Nobel 1907 tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong hồng cầu của một người lính ở Algérie bị sốt rét năm 1880. - Manson ( người Anh) năm 1883 chứng minh muỗi truyền giun chỉ. - Ros ( Nobel 1902) năm 1895 chứng minh muỗi truyền bệnh sốt rét. - Yersin ( 1865-1945) người Thụy Sĩ, tìm ra độc tố bạch hầu, vi trùng dịch hạch. - Owen ( 1804-1892) tìm ra giun xoắn. 9. Roentgen ( 1845- 1923) tìm ra tia X ( người Đức) Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 3 - Pierre Curie và Marie Curie ( 1859- 1906) và (1869-1904) tìm ra tính chất phóng xạ của Poloni và Radi. Joliot Curie và Jrem Curie ( con rể và con gái của P. Curie và M. Curie) tìm ra chất đồng vị phóng xạ. 10. Danh từ Hormon Có từ năm 1905 . Banting, Macleod ( Nobel 1923) tìm ra Insuline chiết xuất từ tụy. 11. Sulfamid và kháng sinh Fleming ( Anh) 1928 tìm ra Penicilline. Scharz, Bugie, Waskman ( Nobel 1952), 1944 tìm ra Streptomycine. Các Sulfamid: Domagk ( 1935) Kendall và Reichstein tìm ra Cortisone và ACTH ( Nobel 1956). Khi xuất hiện các Sulfamid và Penicilline đã dẫn tới việc phân lập và tập hợp một số lớn những hợp chất có hoạt tính với vi khuẩn. Sự xuất hiện kháng sinh đã giải quyết một loạt các bệnh nhiễm trùng nhưng người ta cũng không phải đặt quá nhiều hy vọng vào nó mà còn phải dè chừng nhiều hậu quả của nó, vì rằng việc thanh tóan bệnh tật không có thể chỉ dựa vào thuốc men. 12. Sinh học phân tử Đến thế kỷ XX, người ta nghiên cứu để hiểu thêm về các quy luật cơ bản về di truyền. Morgan ( 1910) đã cho rằng nhiễm sắc thể là một thể mang các yếu tố di truyền. Nhờ các thành tựu của vật lý, khoa học sinh học, tóan học, người ta đã đi sâu vào siêu cấu trúc tế bào, chức năng của các đại phân tử, các acid nucleic, thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể. Watson ( Mỹ) ( 1928) năm 1955 và Crik ( Mỹ 1916) tìm ra mô hình cấu trúc xoắn kép của phân tử ADN, quá trình tổng hợp Protein trong tế bào...Từ đấy người ta càng biết sâu sắc hơn bản chất các hoạt động sống . Đồng thời nghiên cứu sâu những bệnh phân tử ( maladie moléculaire). Đặc biệt là những bệnh do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Hiểu rõ cơ chế miễn dịch, cấu trúc kháng thể, kháng nguyên, cơ chế hình thành kháng thể và đặc tính di truyền của chúng. II. Y HỌC VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA Pháp xâm chiếm nước ta và chiếm Nam Bộ năm 1867. Nền y học cổ truyền bị chèn ép. Y học phương Tây xâm nhập và ảnh hưởng lớn đến nền y học Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Tình hình y học Việt Nam lúc đó: - 1936-1939-1943: cấm ngành Đông y: ví dụ chỉ cho làm bằng tay (chế thuốc ), không cho làm viên tròn, viên dẹt. - 1903 tổ chức các cơ sở y tế do bác sĩ quân y Pháp điều khiển. - 1936 có một số bệnh xá hương thôn. - 8-1-1902 lập trường Đại học Y Hà Nội ( cho cả Đông Dương), số lượng học sinh ít. - Thầy thuốc coi rẻ nền y học dân tộc. Coi nhẹ phòng bệnh, coi người bệnh là đối tượng bóc lột. - Cả Việt Nam chỉ có 51 bác sĩ, 21 dược sĩ đại học. - Tổ chức y tế chỉ có ở thành thị, nông thôn hầu như không có. - Cả nước có 47 bệnh viện với 3000 giường, 9 nhà hộ sinh. - Y bác sĩ/ 180.000 dân, 1 giường bệnh/ 10.000 dân. - Không có tổ chức chăm lo bà mẹ trẻ em, sinh đẻ nhờ mụ vườn. - Tỷ lệ chết sản phụ 20%, trẻ dưới 1 tuổi 30%. Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 4 - Tuổi thọ trung bình 30 tuổi. - Lách to do sốt rét ở miền núi 80%, mắt hột 80-90% - Sau cách mạng tháng tám , 98,8% người lớn và 60% trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm lao. - Không có công nghiệp dược phẩm, không có cơ sở nghiên cứu gì. III. Y HỌC TRONG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Sự phát triển y học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa - Các ngành y học phát triển tòan diện dựa trên thành tựu các ngành khoa học kỹ thuật khác: y học lâm sàng, vệ sinh, vi sinh, dịch tể... y học vũ trụ ( Bác sĩ Egorop đầu tiên bay vào vũ trụ) - 1977, Liên Xô có 893.000 bác sĩ ( bằng 1/3 thế giới ) - 121 giường/ 10.000 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong chay 1,8%, tuổi thọ trung bình 70. - 290 Viện nghiên cứu y học, 94 Trường Đại học Y. - Bogomoletz đóng góp lớn cho sinh học bệnh lý học. - Filatov với thuyết các chất kích thích sinh. - Thành tựu lớn về tế bào, gen, cơ chế di truyền, sinh hóa tế bào, miễn dịch trong ung thư. - Mổ tim, ghép thận, 15 trung tâm ghép, thu nhiều kết quả. Đang chế tạo và sử dụng các cơ quan nhân tạo trong ghép. 2. Y học Việt nam trong xã hội xã hội chủ nghĩa Tháng 12 - 1946 giặc Pháp trở lại, tòan quốc kháng chiến. Trường Đại Học y khoa tiếp tục hoạt động ở vùng kháng chiến, thêm 2 trường đào tạo quân y sĩ và y sĩ dân y. Trong 9 năm kháng chiến, ta đã đào tạo được 288 bác sĩ, y sĩ và 78 dược sĩ. Ngành ngoại khoa phát triển nhanh chóng. Lấy phương châm dự phòng làm nền tảng cho nền y tế Việt Nam tuy còn non trẻ. 1954 kháng chiến chống Pháp thành công. Các cơ sở chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo cán bộ, sản xuất thuốc men, nghiên cứu khoa học được phát triển rộng rãi. Mạng lưới y tế nhân dân được mở rộng xuống các bản làng miền núi, hải đảo xa xôi. - Tập trung giải quyết môi trường : 3 sạch. - Phòng chống các bệnh xã hội: mắt hột, sốt rét, phong, giang mai, lao. - Bảo vệ bà mẹ trẻ em. - Phát triển công tác đào tạo cán bộ. Cán bộ y tế ở khắp các xóm làng, y sĩ xuống tận xã, có xã đã có bác sĩ. - Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. - Phát triển mạnh công tác nghiên cứu khoa học. - Tỷ lệ tử vong chung trước cách mạng 2,6% hạ xuống 0,56%. - Tỷ lệ tử vong trẻ em trước cách mạng 30-40% nay 4,2%. - Tuổi thọ trung bình: nam 65t, nữ 67t. - Công tác sinh đẻ có kế hoạch đã hạ tỷ lệ phát triển dân số trên 3% xuống 2%. - Tổ chức y tế được hòan thiện dần, chuyên sâu và phổ cập. - Bao anh hùng, liệt sĩ đã quên mình trong sự ngiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. + Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có công rất lớn trong việc vạch ra phương hướng của nền y tế nhân dân, xây dựng đội ngũ y tế cách mạng, góp phần đăc biệt vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nổi bật là công tác chữa và phòng bệnh lao. Từ 1954 ông nhận nhiệm Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 5 vụ trưởng ban y tế của Đảng, rồi sau đó giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế. Ông mất tại chiến trường miền Nam ngày 7-11-1968. + Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã có nhiều cống hiến lớn chẳng những riêng cho nền y học Việt Nam mà cả cho nền y học chung của thế giới. Ông phát hiện được những loại muỗi mới như Anopheles tonkinensis, xác định được chu kỳ ngược chiều của giun lươn, phân lập được loại Penicillium có tác dụng kháng sinh cao. + Giáo sư Tôn Thất Tùng với các nghiên cứu khoa học đã đưa đến phương pháp phẫu thuật cắt gan mà nhiều nhà phẫu thuật trên thế giới thừa nhận và áp dụng. Ngoài ra giáo sư cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc hóa học Dioxin đến sức khỏe con người và tác hại đến thế hệ sau. IV. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ LỊCH SỬ Y HỌC 1. Y học phát triển qua các giai đoạn lịch sử, dù ở phương thức sản xuất xã hội nào đều gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống của con người. Đương nhiên tùy thuộc vào hình thái xã hội mà giai cấp thống trị sẽ sử dụng các thành tựu về y học để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình. 2. Những hoạt động và kiến thức phòng bệnh là nội dung không tách rời y học từ buổi sơ khai cho đến giai đoạn hiện tại và ngay cả tương lai. 3. Từ những quan điểm duy vật thô sơ đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, y học đã dần dần thóat khỏi những quan điểm duy tâm về mắc bệnh và chữa bệnh để đi đến dùng những biện pháp khoa học kỹ thuật từ sơ khai đến hiện đại để phòng bệnh và chữa bệnh cho con người. 4. Hồi phục chức năng trở thành một trong 3 mặt hoạt động phục vụ cho sức khỏe của loài người, từ thời xa xưa cho đến nay như chữa bệnh bằng khí công, xoa bóp, dưỡng sinh, thái cực quyền, thể dục trị liệu... 5 Lịch sử phát minh y học là lịch sử một quá trình mang tính chất kế thừa cộng với sự tham gia của tập thể rộng lớn của quảng đại quần chúng và của sự sáng tạo cá nhân, phát triển nhờ sự phát triển của bao nhiêu ngành khoa học khác. 6. Công cụ lao động trong y học ngày càng phát triển làm phong phú cho việc khám bệnh và chữa bệnh của người thầy thuốc. Nhưng công cụ lao động dù có tinh vi đến đâu cũng không thay thế được vai trò của người thầy thuốc với đạo đức cao cả của mình. 7. Lịch sử y học là lịch sử của chủ nghĩa nhân đạo. Y học không những nhằm vào đối tượng người bệnh mà trước hết là nhằm vào đối tượng người khỏe, phòng bệnh trước hết là phòng bệnh cho người khỏe. Y học không chỉ phục vụ cho một số người mà phục vụ cho tòan bộ xã hội. 8. Ước mơ của con người là mạnh khỏe, sống lâu. Khoa học y học đã sử dụng các thành tựu của các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học cơ bản càng ngày càng đi sâu khám phá nguyên nhân gây nên bệnh, tức nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật, chữa bệnh không chịu khuất phục trưóc bệnh tật, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. Càng ngày con người càng có sức khỏe với đầy đủ ý nghĩa của nó, là một tình trạng hòan tòan thoải mái về thể xác, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế. Nhưng chỉ có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa con người mới đạt đến yêu cầu sức khỏe như vậy.
File đính kèm:
- giao_trinh_tam_li_y_hoc_phan_2.pdf