Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Dùng cho sinh viên Đại học sư phạm)

b. Nhiệm vụ:

Từ những nghiên cứu trên tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có nhiệm vụ : rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ đạo sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi ; rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo trong quá trình giáo dục và dạy học, những biến đổi tâm lí của học sinh do ảnh hưởng của giáo dục và dạy học từ đó cung cấp những kết quả nghiên cứu để tổ chức hợp lí quá trình sư phạm, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và dạy học.

c. Ý nghĩa: Những thành tựu của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn lớn lao.

- Về mặt lí luận, các nghiên cứu của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm sử dụng các tài liệu của một số khoa học khác, nhưng đến lượt mình nó lại cung cấp tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho các khoa học khác.

- Về mặt thực tiễn có thể khẳng định sự hiểu biết về tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm là điều kiện cần thiết để tổ chức có hiệu quả và đúng đắn quá trình học tập và giáo dục.

 

doc 69 trang thom 03/01/2024 16400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Dùng cho sinh viên Đại học sư phạm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Dùng cho sinh viên Đại học sư phạm)

Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Dùng cho sinh viên Đại học sư phạm)
Giới Thiệu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
Giáo trình
TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI
VÀ
TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM
(DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM)
Người biên soạn
Thạc sĩ  ĐỖ VĂN THÔNG
LƯU HÀNH NỘI BỘ
2001
Chương I: Nhập Môn Tâm Lý Học Lứa Tuổi
Khái quát về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm
1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
a. Đối tượng:
- Đối tượng của tâm lí học lứa tuổi là động lực phát triển tâm lí theo lứa tuổi của con người ; sự phát triển cá thể của các quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí trong nhân cách của con người đang được phát triển (quá trình con người trở thành nhân cách như thế nào ?) ;
Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểm của các quá trình và các phẩm chất tâm lí riêng lẻ của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi một lứa tuổi, nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành động ;
Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau của các cá nhân đang được phát triển (vui chơi, lao động)
Do yêu cầu của thực tiễn và thành tựu của khoa học, ngày nay tâm lí học lứa tuổi có nhiều phân ngành : tâm lí học trẻ em trước tuổi học, tâm lí học tuổi nhi đồng, tâm lí học tuổi thiếu niên, tâm lí học tuổi thanh niên
- Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học sư phạm là những quy luật tâm lí của việc dạy học và giáo dục.
Tâm lí học sư phạm nghiên cứu những vấn đề tâm lí học của việc điều khiển quá trình dạy học, nghiên cứu sự hình thành quá trình nhận thức, tìm tòi những tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự phát triển trí tuệ và xác định những điều kiện để đảm bảo phát triển trí tuệ có hiệu qủa trong quá trình dạy học, xem xét những vấn đề và mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với học sinh.
Những phân ngành của tâm lí học sư phạm: tâm lí học dạy học, tâm lí học giáo dục và tâm lí học về người giáo viên.
b. Nhiệm vụ:
Từ những nghiên cứu trên tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có nhiệm vụ : rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ đạo sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi ; rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo trong quá trình giáo dục và dạy học, những biến đổi tâm lí của học sinh do ảnh hưởng của giáo dục và dạy họctừ đó cung cấp những kết quả nghiên cứu để tổ chức hợp lí quá trình sư phạm, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và dạy học.
c. Ý nghĩa: Những thành tựu của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn lớn lao.
- Về mặt lí luận, các nghiên cứu của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm sử dụng các tài liệu của một số khoa học khác, nhưng đến lượt mình nó lại cung cấp tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho các khoa học khác.
- Về mặt thực tiễn có thể khẳng định sự hiểu biết về tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm là điều kiện cần thiết để tổ chức có hiệu quả và đúng đắn quá trình học tập và giáo dục.
2. Quan hệ giữa tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác, đặc biệt là tâm lí học đại cương, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn
Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm là những chuyên ngành của tâm lí học, đều dựa trên cơ sở tâm lí học đại cương. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau, vì chúng có chung khách thể nghiên cứu.
Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm đều nghiên cứu trẻ em trong quá trình dạy học và giáo dục.
Sự phân chia ranh giới giữa hai ngành tâm lí học này chỉ có tính chất tương đối.
Lý luận về sự phát triển tâm lý học của trẻ
1. Khái niệm về sự phát triển tâm lý trẻ em:
a. Quan niệm về trẻ em:
Dựa trên những quan điểm triết học rất khác nhau, người ta đã hiểu về trẻ em rất khác nhau :
- Có quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ lại”, sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn khác nhau về mọi mặt (cơ thể, tư tưởng, tình cảm...) chỉ ở tầm cở, kích thước chứ không khác nhau về chất.
- Theo J.J. Rútxô (1712 - 1778) : Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn cũng không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ,nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơvì “Trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”.
- Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định: Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Trẻ em là trẻ em, nó vận động, phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội, có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Việc nuôi nấng, dạy dỗ trẻ phải theo kiểu người. Mỗi thời đại khác nhau có trẻ em riêng của mình.
b. Quan niệm sai lầm về sự phát triển tâm lý trẻ em:
- Quan điểm duy tâm coi sụ phát triển tâm lý trẻ em chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng của các hiện tượng đang được phát triển, mà không có sự chuyển biến về chất lượng.
- Quan điểm này xem sự phát triển của mỗi hiện tượng như là một quá trình diễn ra một cách tự phát mà người ta không thể điều khiển được, không thể nghiên cứu được,không nhận thức được.
- Quan điểm sai lầm này được biểu hiện ở các thuyết sau:
b.1. Thuyết tiền định:
+ Thuyết này coi sự phát triển tâm lí là do các tiềm năng sinh vật gây ra, con người có tiềm năng này từ khi mới sinh ra và sự phát triển chỉ là sự trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính đã có sẳng ngay từ đầu và được quyết định trước bằng con đường duy truyền này.
+ Các nhà tâm lí học tư sản cho rằng : những thuộc tính của nhân cách, năng lực cũng đã được mã hoá, chương trình hoá trong các trang bị gien.
+ Tuy nhiên, có những người theo thuyết này có đề cập đến yếu tố môi trường. Nhưng theo họ, mmôi trường chỉ là “yếu tố điều chỉnh“, “yếu tố thể hiện“ một nhân tố bất niến nào đó ở trẻ.
Nhà tâm lý học Mỹ E. Tóocđai cho rằng : “Tự nhiên ban cho mỗi người một vốn nhất nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất“ và “vốn tự nhiên“ đó đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên một bộ phận học sinh tỏ ra không đạt được kết quả nào đó “dù giảng dạy tốt“,số khác lại tỏ ra lại có thành tích “dù giảng dạy tồi “...)
+ Từ quan điểm này làm cho con người mất lòng tin vào giáo dục, vào sự tu dưỡng và cải tạo bản thân, họ cho rằng vai trò của giáo dục là thứ yếu, trẻ tốt hay xấu.học giỏi hay kém không phải do giáo dục mà do gien tốt hay xấu. Từ đó, họ đi đến kết luận : Trẻ em khó bảo, năng lực trí tuệ kém phát triển là do bẩm sinh chứ không phải do giáo dục,do môi trường.
Như vậy, vai trò của giáo dục đã bị hạ thấp. Giáo dục chỉ là yếu tố bên ngoài có khả năng làm tăng nhanh hay kìm hãm quá trình bộc lộ những phẩm chất tự nhiên, bị chế ước bởi tính di truyền. Và họ đã rút ra kết luận sai sư phạm lầm: mọi sự can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của trẻ đều là sự tùy tiện, không thể tha thứ.
b.2 . Thuyết duy cảm :
Đối lập với thuyết tiền định, thuyết duy cảm giải thích sự phát triển của trẻ chỉ bằng những tác động của môi trường xung quanh. Theo các tác giả thuộc trường phái này thì :
+ Môi trường là nhân tố tiền định sự phát triển của tẻ em. Vì thế, họ cho rằng, muốn nghiên cứu con người chỉ cần nghiên cứu, phân tích môi trường mà con người sống.
+ Quan điểm này cho rằng : môi trường xã hội là cái bất biến, quyết định trước sự phát triển tâm lý cá nhân, còn con người được xem như là đối tượng thụ động trước ảnh hưởng của môi trường.
+ Mọi người sinh ra đều có sẳn những đặc điểm bẩm sinh như nhau để phát triển trí tuệ và đạo đức. Sự khác nhau giữa các cá nhân về điểm này hay khác là do ảnh hưởng của môi trường, ảnh hưởng của những tác động khác nhau.
Với quan niệm như vậy, chúng ta không thể giải thích được vì sao trong một môi trường sống như nhau lại có những nhân cách khác nhau.
b.3 . Thuyết hội tụ hai yếu tố :
Những người theo quan điểm này cho rằng: Sự tác động qua lại giữa hai yếu tố di truyền và môi trường quyết định trực tiếp quá trình phát triển, trong đó di truyền giữ vai trò quyết định và môi trường là điều kiện để biêns những đặc điểm tâm lý đã được định sẳn thành hiện thực.
Theo họ, sự phát triển là sự chón muồi của những năng lực , những nét tính cách, những hứng thúmà trẻ sinh ra đã có. Những nét và những đặc điểm tính cách do cha mẹ truyền lại cho trẻ dưới dạng có sẵn, bất biến
Một số người theo thuyết này có đề cập đễn vai trò của môi trường đối với tốc độ chín muồi của năng lực và nét tính cách được truyền lại cho trẻ em. Nhưng theo họ, môi trường không phải là toàn bộ những điều kiện và hoàn cảnh mà trẻ em sống mà chỉ là gia đình của trẻ
Phê phán các thuyết trên :
Mặc dù quan niệm của những người đại diện cho các thuyết trên bề ngoài có vẻ khác nhau, nhưng thực chất đều có những sai lầm giống nhau: + Họ đều thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất biến hoặc tiền định hoặc do tiềm năng sinh vật di truyền hoặc ảnh hưởng của môi trường bất biến. Những quan điểm này nhầm phục vụ cho giai cấp bốc lột. (Có nghĩa là sự bất bình đẳng trong xã hội là tất nhiên, là hợp lý).
+ Họ đánh giá không đúng vai trò của giáo dục, từ đó thiếu biện pháp giáo dục, bi quan trước sản phẩm xấu của giáo dục. Họ xem xét sự phát triển của trẻ một cách tách rời và không phụ thuộc và những điều kiện cụ thể mà trong đó quá trình phát triển của trẻ diễn ra.
+ Họ đều cho rằng trẻ em là đối tượng thụ động, cam chịu ảnh hưởng có tính chất quyết định của yếu tố sinh vật hoặc môi trườngHọ phủ nhận tính tích cực riêng của cá nhân, coi thường những mâu thuẫn biện chứng được hình thành trong quá trình phát triển tâm lí của cá nhân, mà không thấy được con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể có ý thức sáng tạo nên hoàn cảnh.
c. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ em:
- Triết học mácxit thừa nhận : sự phát triển là quá trình biến đổi cảu sự vật từ thấp đến cao,từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một quá trình tích luỹ dần về số lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái củ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng.
- Nguyên lí này được vận dụng để xem xét sự phát triển tâm lí trẻ em. Bản chất của sự phát triển tâm lý trẻ em không phải chỉ là sự tăng hay giảm về số lượng mà là một quá trình biến đổi về chất trong tâm lý, sự thay đổi về lượng của các chức năng tâm lí dẫn đến sự thay đổi về chất và đưa đến sự hình thành cái mới một cách nhảy vọt (có nghĩa là làm xuất hiện những đặc điểm mới về chất) - những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định.
Ví dụ : Trẻ em lên 3 tuổi có nhu cầu tự lập. Thiếu niên có cảm giác mình là người lớn...
- Như vậy, trong các giai đoạn phát triển khác nhau(sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng...) có sự cải biến về chất của các quá trình tâm lý và toàn bộ nhân cách của trẻ.
- Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội văn hoá - xã hội của loài người dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua hoạt động của bản thân làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển. Có thể nói, sự phát triển tâm lý là một quá trình kế thừa. Bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn bị cho trình độ sau. Yếu tố tâm lý lúc đầu ở vị trí thứ yếu, chuẩn bị cho tâm lý sau chuyển sang vị trí chủ yếu.
Trẻ em không tự lớn lên giữa môi trường, nó chỉ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội khi có vai trò trung gian của người lớn. Người lớn chỉ bảo cho trẻ rất nhiều điều, từ tên các đồ vật đến cách hành động với các đồ vật
-Sự phát triển thể hiện ở hai hình thái:
+ Sự phát triển về sinh lí thể hiện ở sự phát triển về cơ thể, ở sức chịu đựng, chống đỡ với những ảnh hưởng bên ngoài của cơ thể, ở sự hình thành và phát triển hệ thống cơ, xương, thần kinh và sự hoàn thiện các chức năng của hệ thống đó.
+ Sự phát triển về tâm lý - xã hội thể hiện ở sự hình thành nên con người với tư cách là một thành viên của xã hội, tích cực tham gia cải tạo xã hội, thể hiện:
Ở sự nhận thức thế giới: nhận thức của trẻ ngày càng phát triển cao hơn, sâu sắc hơn, từ nhận thức cảm tính phát triển lên nhận thức lý tính...
Ở thái độ đối với thế giới xung quanh, ở ý chí, nhu cầu, nếp sống, thói quen...
Ở sự tích cực, tự giác tham gia vào các mặt khác nhau trong đời sống xã hội.
Ở hoạt động cải tạo thế giới và cải tạo bản thân.
³Tóm lại :
Sự phát triển của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng, là một quá trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý. Quá trình này không phẳng lặng mà có khủng hoảng và đột biến. Chính hoạt động của trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lí của trẻ được hình thành và phát triển. Đồng thời, các nhà tâm lí duy vật biện chứng cũng thừa nhận rằng, sự phát triển tâm lí chỉ có thể xảy ra trên nền của một cơ sở vật chất nhất định (cơ thể trẻ em). Những đặc điểm cơ thể là điều kiện cần thiết, là tiền đề của sự phát triển tâm lí trẻ em. Sự phát triển tâm lí mỗi người dựa trên những điều kiện riêng của cơ thể, nhưng những điều kiện này không quyết định trước sự phát triển tâm lí, không phải là động lực của sự phát triển tâm lí. Sự phát triển tâm lí còn phụ thuộc vào một tổ hợp những yếu tố khác nữa. Trẻ phải sống và hoạt động trong điều kiện xã hội tương ứng thì tâm lí của nó mới được phát triển.
2. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em:
a. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý:
Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra một cách không đồng đều và đầy biến động, có nghĩa là trong điều kiện bất kỳ, thậm chí ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lý khác nhaucũng thể phát triển ở mức độ như nhau. Có những giai đoạn các em phát triển bình thường, nhưng cũng có những giai đoạn đột biến, phát triển một cách tối ưu của một biểu hiện nào đó.
Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý còn thể hiện ở chỗ có sự khác biệt về sự phát triển tâm lý giữa các cá nhân trong cùng một độ tuổi.
b. Tính toàn vẹn của tâm lý:
- Cùng với sự phát triển, tâm lý con người ngày càng có tính trọn vẹn, thống nhất và bền vững. Sự phát triển tâm lý là sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lý thành các đặc điểm tâm lý cá nhân.Ví dụ:tâm trạng vui vẻ, thoải mái trong lao động được lập lại thường xuyên sẽ chuyển thành yêu lao động.
- Tính trọn vẹn của tâm lý phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo hành vi của trẻ. Cùng với sự giáo dục, cùng với sự mở rộng vốn kinh nghiệm sống, những động cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và ngày càng bộc lộ rõ nét trong nhân cách của trẻ.
c. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ:
- Hệ thần kinh của trẻ em rất mềm dẻo. Dựa trên tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lý trẻ em. - Tính mềm dẻo cũng tạo nên khả năng bù trừ giữa các chức năng tâm lý hoặc sinh lý.
d. Sự phát triển tâm lý của trẻ em diễn ra dưới hình thức xuất hiện những mâu thuẫn giữa các khả năng hiện có với yêu cầu mới của điều kiện sống và hoạt động. Việc giải quyết những mâu thuẩn này chính là động lực của sự phát triển tâm lý
e. Sự phát triển tâm lý của em có tính kế tục, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau, có ảnh hưởng đến giai đoạn sau.
Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra trong sự thống nhất, sự tác động lẫn nhau giữa các ...  động sâu sắc đến học sinh.
Năng lực của người thầy giáo (năng lực sư phạm)
Năng lực sư phạm gồm các nhóm : năng lực giáo dục, năng lực dạy học và năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm.
1. Nhóm năng lực dạy học
a. Năng lực hiểu trình độ học sinh trong dạy học và giáo dục
- Năng lực hiểu trình độ học sinh trong dạy học và giáo dục là khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong của trẻ, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng, cũng như năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.
- Năng lực hiểu học sinh được biểu hiện :
Xác định được khối lượng kiến thức đã có và mức độ, phạm vi lĩnh hội của học sinh. Từ đó xác định mức độ và khối lượng kiên thức mới cần trình bày trong công tác dạy học và giáo dục.
Dựa vào sự quan sát tinh tế, thầy giáo có thể nhận biết được những học sinh khác nhau đã lĩnh hội lời giảng giải của mình như thế nào, hoặc chỉ căn cứ vào những dấu hiệu dường không đáng kể mà có thể hiểu được những biến đổi nhỏ nhất trong tâm hồn học sinh, dự đoán được mức độ hiểu bài và có khi còn phát hiện được cả mức độ hiểu sai lệch của chúng.
Dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng cần thiết khi học sinh phải thực hiện những nhiệm vụ nhận thức.
Năng lực hiểu học sinh là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu học sinh và sâu sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, am hiểu đầy đủ về tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm cùng với một số phẩm chất tâm lí khác như năng lực quan sát, óc tưởng tượng, khả năng phân tích và tổng hợp ...
b. Tri thức và năng lực hiểu biết của thầy giáo
- Đây là môït năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ cột của nghề dạy học. Vì :
Do tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nên xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với trình độ văn hóa chung của thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ trẻ ngày càng phát triển.
Thầy giáo có nhiệm vụ phát triển nhân cách học sinh nhờ môït phương tiện đặc biệt là tri thức, quan điểm, kỹ năng, thái độ, nhất là những tri thức khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình.
Tạo ra uy tín cho người thầy giáo.
- Người thầy giáo có tri thức và tầm hiểu biết rộng thể hiện ở chỗ :
Nắm vững và hiểu biết rộng môn mình phụ trách.
Thường xuyên theo dõi những thành tựụ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc môn mình phụ trách.
Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình.
- Để có năng lực này, đòi hỏi người thầy giáo cần có :
Có nhu cầu mở rộng tri thức và tầm hiểu biết.
Có những kỹ năng để làm thỏa mãn nhu cầu đó (phương pháp tự học).
c. Năng lực chế biến tài liệu học tập
- Năng lực chế biến tài liệu học tập là năng lực gia công về mặt sư phạm của thầy giáo đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với trình độ, với đặc điểm nhân cách học sinh và đảm bảo lôgic sư phạm.
- Năng lực chế biến tài liệu học tập được thể hiện :
Đánh giá đúng đắn tài liệu, xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của học sinh .
Biết xây dựng lại tài liệu để hình thành cấu trúc bài giảng vừa phù hợp với lôgic nhận thức, vừa phù hợp với lôgic sư phạm, lại thích hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
- Muốn làm được điều đó, thầy giáo cần phải đảm bảo những yêu cầu sau :
Có khả năng phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
Phải có óc sáng tạo.
Óc sáng tạo của thầy giáo khi chế biến tài liệu thể hiện ở chỗ :
Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cung cấp cho học sinh những kiến thức sâu sắc và chính xác, có liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và giàu cảm xúc tích cực
Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo.
d. Năng lực truyền đạt tài liệu (Nắm vững kỹ thuật dạy học).
Kết quả lĩnh hội tri thức phụ thuộc vào ba yếu tố : trình độ nhận thức của học sinh, nội dung bài giảng và cách dạy của thầy.
- Chuẩn bị bài tốt nhưng muốn dạy học đạt kết quả cao, người thầy giáo phải có năng lực truyền đạt tài liệu. Năng lực truyền đạt tài liệu là năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh qua bài giảng.
- Năng lực này được thể hiện ở chỗ :
Nắm vững kỹ thuật dạy học mới, tạo cho học sinh ở vị trí “người phát minh” trong quá trình dạy học.
Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức với học sinh.
Gây hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập.
Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập.
- Việc hình thành một năng lực như vậy, nắm vững được kỹ thuật dạy học mới nêu trên quả là không dễ dàng mà nó là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện tay nghề công phu.
e. Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ, tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ.
- Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng của người thầy giáo. Nó là công cụ sống còn đảm bảo cho người thầy giáo thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình.
- Năng lực ngôn ngữ của thầy giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau :
Nội dung ngôn ngữ phải sâu sắc :
Từ mỗi đơn vị biểu đạt đến toàn bài giảng, ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn, diễn tả, trình bày phải chính xác, cô đọng.
Lời nói, cách trình bày, diễn giảng phải đảm bảo tính luận chứng, tính kế tục tức là từ ý nghĩa này dẫn đến ý nghĩa khác một cách lôgic.
Nhân cách của thầy giáo là hậu thuẫn vững chắc và duy nhất cho lời nói của mình.
Hình thức ngôn ngữ của người thầy giáo phải giản dị, sinh động :
Lời nói giàu hình ảnh, biểu cảm với cách phát âm mạch lạc.
Lời nói không cầu kỳ, hoa mỹ, nhưng cũng không khô khan, tẻ nhạt, đừng dài dòng nhưng cũng đừng quá ngắn, khi cần có thể điểm qua một vài sự pha trò nhẹ nhàng và sự khôi hài đúng chỗ.
Phải có kỹ năng và kỹ xảo sử dụng khả năng truyền cảm của mình trước học sinh bằng cách tận dụng và phối hợp giữa lời nói với ngôn ngữ phụ và những phương tiện của ngôn ngữ .
2. Nhóm năng lực giáo dục
Năng lực giáo dục bao gồm :
a. Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh
- Đó là năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo, hình dung trước cần phải giáo dục cho từng học sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình để đạt tới hình mẫu trọn vẹn của con người mới.
- Năng lực này thường được biểu hiện ở chỗ :
Vừa có kỹ năng tiên đoán sự phát triển, vừa nắm được nguyên nhân và mức độ phát triển của học sinh.
Hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách theo dự án.
- Để vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, thầy giáo cần phải có :
Óc tưởng tượng sư phạm.
Tính lạc quan sư phạm, niềm tin vào sức mạnh giáo dục, tin vào con người.
Có óc quan sát sư phạm tinh tế.
Nhờ có năng lực này, công việc của giáo viên trở nên có kế hoạch và chủ động hơn.
b. Năng lực giao tiếp sư phạm
- Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời biết sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức điều khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục.
- Năng lực giao tiếp sư phạm được biểu hiện ở các kỹ năng chính như :
Kỹ năng định hướng giao tiếp : thể hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như : sắc thái biểu cảm, ngữ điệu thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, đông tác, thời điểm và không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.
Kỹ năng định vị : đó là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng và biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động, thoải mái giao tiếp với mình.
Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp thể hiện ở : kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp, kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân và kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp.
*) Kỹ năng làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân : biết kiềm chế trạng thái xúc cảm mạnh, khắc phụ những tâm trạng có hại, khi cần thiết có thể bộc lộ những tình cảm mà lúc này không có hoặc có nhưng yếu ớt. Đó chính là biết điều chỉnh và điều khiển các diễn biến tâm lí của mình cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
*) Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. Phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người là lời nói. Kỹ năng này biểu hiện ở chỗ : giáo viên biết lựa chọn những từ “đắt”, thông minh, hiền hòa, lịch sựtrong giao tiếp ; mặt khác biết sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười
- Ngoài ra, thầy giáo còn có sự tiếp xúc với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, với các tổ chức xã hội khác. Thông qua sự giao tiếp này, thầy giáo đóng góp công sức của mình vào việc thống nhất tác động giữa các lực lượng giáo dục, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.
Việc rèn luyện năng lực giao tiếp không tách rời với việc rèn luyện các phẩm chất của nhân cách.
c. Năng lực cảm hóa học sinh
- Năng lực cảm hóa học sinh là năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của mình bằng tình cảm và ý chí đối với học sinh. Nói cách khác đó là khả năng làm cho học sinh nghe, tin và làm theo mình bằng tình cảm và niềm tin.
- Năng lực cảm hóa học sinh phụ thuộc vào một tổ hợp các phẩm chất nhân cách người thầy giáo như :
Tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác.
Niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa cũng như kỹ năng truyền đạt niềm tin đó
Lòng tôn trọng học sinh , phong cách dân chủ nhưng trên cơ sở yêu cầu cao đối với học sinh (cần tránh sự khoan dung vô nguyên tắc, sự cả tin một cách ngây thơ, sự thiếu kiên quyết của người thầy giáo...)
Sự chu đáo và khéo léo đối xử của giáo viên.
Lòng vị tha và các phẩm chất của ý chí.
- Để có năng lực này, thầy giáo cần :
Phải phấn đấu và tu dưỡng để có nếp sống văn hóa cao, phong cách sống mẫu mực nhằm tạo ra một uy tín chân chính và thực sự.
Xây dựng một quan hệ thầy trò tốt đẹp : vừa nghiêm túc, vừa thân mật; có thái độ yêu thương và tin tưởng học sinh; biết đối xử dân chủ và công bằng, chân thành và giản dị; biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Có tư thế, tác phong mẫu mực trước học sinh .
d. Năng lực đối xử khéo léo sư phạm
Trong quá trình giáo dục, thầy giáo thường đứng trước nhiều tình huống sư phạm khác nhau đòi hỏi người thầy giáo phải giải quyết linh hoạt, đúng đắn và có tính giáo dục cao. Sự khéo léo đối xử sư phạm là một thành phần quan trọng của “tài nghệ sư phạm”.
- Sự khéo léo đối xử sư phạm là kỹ năng tìm ra những phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng như tập thể học sinh trong từng tình huống sư phạm cụ thể .
- Năng lực này được biểu hiện :
Sự nhạy bén về mức độ sử dụng bất cứ một tác động sư phạm nào : khuyến khích, trách phạt
Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp.
Quan tâm đầy đủ,chu đáo, có lòng tốt, tế nhị, vị tha, có tính đến đặc điểm cá nhân từng học sinh .
Biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ, không nóng vội, không thô bạo.
Biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết một cách mau lẹ những vấn đề phức tạp đặt ra trong công tác dạy học và giáo dục.
3. Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
- Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm là khả năng tổ chức và cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác của công tác dạy học và giáo dục trong mọi hoạt động của học sinh; Biết tổ chức lớp thành một tập thể đoàn kết, thân ái và có kỹ luật chặt chẽ, đồng thời còn biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục theo một mục tiêu xác định.
- Để có được năng lực này, đòi hỏi người thầy giáo :
Biết vạch kế hoạch hoạt động cho tập thể học sinh, kết hợp yêu cầu trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính nguyên tắc và tính linh hoạt của kế hoạch, biết vạch kế hoạch đi đôi với kiểm tra để đánh giá hiệu quả và sẵn sàng bổ sung kế hoạch.
Biết sử dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp dạy học và giáo dục khác nhau nhằm tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của học sinh.
Biết định mức độ và giới hạn của từng biện pháp dạy học và giáo dục khác nhau.
Có nghị lực và dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và các biện pháp giáo dục.
Sự hình thành uy tín của người thầy giáo
Hiệu quả của giáo dục và dạy học phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người thầy giáo. Vì vậy hình thành uy tín của người thầy giáo là một việc quan trọng trong công tác sư phạm.
Người thầy giáo có uy tín thường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng và tình cảm của học sinh. Họ được học sinh thừa nhận có nhiều phẩm chất và năng lực tốt đẹp, họ được các em kính trọng và yêu mến.
Uy tín nói một cách cô đọng và đầy đủ - đó là tấm lòng và tài năng của người thầy giáo. Vì có tấm lòng, người thầy giáo mới có được tình thương yêu học sinh, tận tụy với công việc và đạo đức trong sáng. Bằng tài năng, thầy giáo mới đạt được hiệu quả cao trong công tác dạy học và giáo dục. Người thầy giáo có uy tín có khi trở thành hình tượng lí tưởng của cuộc đời của nhiều học sinh.
Khác với uy tín là uy tín giả (tạo ra bằng cách trấn áp, bằng lối sống dễ dãi, vô nguyên tắc, nuông chiều học sinh).
Uy tín là kết quả của sự hoàn thiện nhân cách, là hiệu quả lao động đầy kiên trì và giàu sáng tạo, là do sự kiến tạo quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
- Uy tín của người thầy giáo là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác sư phạm, vì :
Tạo cho việc dạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao. Học sinh có nghe, tin và làm theo thầy hay không cũng do uy tín của thầy mà có.
Thầy giáo có xứng đáng cho nền giáo dục tiến bộ, cho điều hay lẽ phải hay không, cũng xuất phát từ uy tín của người thầy giáo.
Làm cho khả năng cảm hóa của người thầy có uy tín được nhân lên gấp bội, nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, được các em kính trọng và yêu mến.
- Muốn hình thành uy tín, người thầy giáo phải đáp ứng các yêu cầu sau :
Thương yêu học sinh và tận tụy với nghề.
Công bằng trong đối xử.
Phải có chí tiến thủ.
Có phương pháp và kỹ năng tác động trong giáo dục và dạy học hợp lí, hiệu quả và sáng tạo.
Tác phong mô phạm, gương mẫu về mọi mặt, mọi lúc và mọi nơi.
³Tóm lại : Nhân cách của thầy giáo là bộ mặt chính trị - đạo đức, là công cụ chủ yếu để tạo ra sản phẩm giáo dục. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả một quá trình tu dưỡng văn hóa và rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sư phạm. Nhân cách hoàn thiện và có sức tỏa sáng sẽ tạo uy tín chân chính cho người thầy giáo.
Tài Liệu Tham Khảo
V.A.Cruchétxki - Những cơ sở của tâm lí học sư phạm. Nxb GD, T1, 1980.
A.V.Pêtrôpxki - Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm. Nxb GD, T1, 1982.
Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng - Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm, Hà Nội, 1995.
Lê Văn Hồng - Tâm lí học sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội I, 1994.
I.X.Côn - Tâm lí học tình bạn của tuổi trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1987.
Ph.N.Gônôbôlin - Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên, T1,2. Nxb GD, 1968.
Phạm Minh Hạc (chủ biên) - Tâm lí học, Nxb GD, 1997
Nguyễn Thạc, Hoàng Anh - Luyện giao tiếp sư phạm,Trường ĐHSP HNI, 1991.
Bùi Ngọc Oánh, Triệu Xuân Quýnh, Nguyễn Hữu Nghĩa - Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Trường ĐHSP Tp HCM, 1995.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_tam_li_hoc_lua_tuoi_va_tam_li_hoc_su_pham_dung_ch.doc