Giáo trình Sản xuất sạch hơn

Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và

năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các

chất thải vào nước và khí quyển.

• Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác

động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên

liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.

• Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong

việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.

• In other words, CP is a tool to answer 3 questions:

– CP is a method and tool to identify where and why a company are losing

resources in the form of waste and pollution, and how these losses can be

minimized.

• CP assessment  CP options

• CP options  Less waste

• Less waste  Improved productivity

pdf 77 trang kimcuc 9220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sản xuất sạch hơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sản xuất sạch hơn

Giáo trình Sản xuất sạch hơn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH 
BÀI GIẢNG 
SẢN XUẤT SẠCH HƠN 
(Lưu hành nội bộ) 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 
Tp. HCM, 6/2017 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ i 
Mục lục 
Mở đầu .............................................................................................................................................................. iii 
Mục tiêu ............................................................................................................................................................ iv 
Thuật ngữ viết tắt ................................................................................................................................................v 
Danh mục các hình, biểu bảng .......................................................................................................................... vi 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ...........................................................................1 
1.1. Hoạt động BVMT ở Việt Nam và thế giới ...................................................................................................1 
1.2. Khái niệm SXSH ..........................................................................................................................................1 
1.3. Mục tiêu và ý nghĩa của SXSH ....................................................................................................................5 
1.4. Nguyên tắc thực hiện SXSH ........................................................................................................................5 
1.5. Chu trình/tổ hợp SXSH (Cleaner Production Circle: CPC) .........................................................................7 
1.6. Thực trạng áp dụng SXSH ...........................................................................................................................8 
1.7. Kế hoạch hành động Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 .........9 
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN SXSH .....................................................12 
2.1. Khái quát ....................................................................................................................................................12 
2.2. Phương pháp luận thực hiện SXSH ...........................................................................................................12 
2.3. Quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn .......................................................................................................14 
2.3.1. Tổng quan ...........................................................................................................................................14 
2.3.2. Nội dung chi tiết 18 nhiệm vụ .............................................................................................................15 
2.4. Kỹ thuật/giải pháp thực hiện SXSH ...........................................................................................................30 
2.4.1. Giải pháp giảm thải tại nguồn .............................................................................................................30 
2.4.2. Giải pháp tuần hoàn – tái sử dụng .......................................................................................................32 
2.4.3. Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm ...................................................................................................32 
CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG SXSH ...................................................34 
3.1. Mục đích, ý nghĩa ......................................................................................................................................34 
3.2. Khái niệm kiểm toán năng lượng ...............................................................................................................35 
3.3. Các dạng kiểm toán năng lượng .................................................................................................................36 
3.4. Phương pháp luận ......................................................................................................................................38 
3.5. Chi phí và lợi ích ........................................................................................................................................39 
3.6. Giới thiệu Dự án sử dụng năng lượng hiệu quả và SXSH phổ biến ..........................................................40 
3.7. Tuyên ngôn Davos về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP) tại các nước đang 
phát triển ...........................................................................................................................................................40 
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM LCA .........................................................................44 
4.1. Thuật ngữ và định nghĩa ............................................................................................................................44 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ ii 
4.2. Khái quát ....................................................................................................................................................44 
4.3. Phương pháp luận đánh giá vòng đời sản phẩm ........................................................................................46 
4.4. Ưu nhược điểm của LCA ...........................................................................................................................50 
4.5. Mối liên hệ giữa LCA và sản xuất sạch hơn ..............................................................................................50 
4.6. Gợi ý hướng dẫn thực hiện LCA đơn giản .................................................................................................51 
CHƯƠNG 5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG SXSH ......................................54 
5.1. Các điển hình áp dụng SXSH ....................................................................................................................54 
5.2. Một số lưu ý thực hiện SXSH ....................................................................................................................54 
5.3. Cấu trúc báo cáo đánh giá SXSH ...............................................................................................................55 
5.4. Các vấn đề trọng tâm cần lưu ý ..................................................................................................................55 
PHỤ LỤC .........................................................................................................................................................61 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ iii 
Mở đầu 
Trong bối cảnh khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chịu sự tác động tiêu 
cực của biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chung tay của toàn thể cộng đồng 
từ nhà sản xuất- kinh doanh, cơ quan quản lý, giới khoa học cho tới 
ý thức của người dân. Nhu cầu phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi 
trường là xu thế của thời đại và là động thực thúc đẩy tiến bộ xã hội. 
Trong khi, các hoạt động sản xuất thường xuyên không tận dụng tối 
đa nguồn lực và sự lãng phí nguyên vật liệu trong suốt qúa trình hoạt 
động. Do đó, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp 
có tính hệ thống, tiếp cận phòng ngừa như công nghệ sản xuất sạch 
hơn là rất cần thiết. Sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục có 
tính chiến lược phòng ngừa nhằm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường thông qua thực 
hiện tổng hợp các biện pháp can thiệp và tác động vào hoạt động sản xuất – kinh doanh với 
mục đích làm giảm tác động xấu đến môi trường và sức khỏe. 
Tập tài liệu nhỏ này ra đời với mong muốn cung cấp cho sinh viên ngành Quản lý Tài 
nguyên và Môi trường một góc nhìn mới về các giải pháp cắt giảm sử dụng tài nguyên, tiết 
kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong các hoạt động sản xuất 
nhằm bảo vệ môi trường. 
Cuốn tài liệu này được ra đời trên cơ sở tham khảo, sử dụng các tài liệu của quý đồng 
nghiệp trong và ngoài trường. Do lần đầu ra mắt nên không thể tránh khỏi sai sót, rất mong 
nhận được sự quan tâm góp ý để tập tài liệu được hoàn thiện hơn trong thời gian tới. 
Tác giả 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ iv 
Mục tiêu 
Mục tiêu tổng quát 
• Thực hiện giảm chất thải tại nguồn và sử dụng năng lượng hiệu quả trong: 
• Sản xuất 
• Dịch vụ 
• Sản phẩm 
Mục tiêu cụ thể 
• Phương pháp và cách tiếp cận mới có tính phòng ngừa ô nhiễm môi trường và tăng 
hiệu quả kinh tế trong hoạt động phát triển kinh tế 
• Khả năng tổ chức thực hiện SXSH trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ 
• Tiếp cận doanh nghiệp và thực hiện sản xuất sạch hơn 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ v 
Thuật ngữ viết tắt 
BAT: Best Available Technology 
BCN: Bộ Công thương 
BVMT: Bảo vệ môi trường 
CEO: Tổng giám đốc 
CECP: Centre of Excellence in Cleaner Production 
CGKTNL: Chuyên gia kiểm toán năng lượng 
CP: Cleaner production 
CPC: Cleaner Production Circle 
DESIRE: Demonstrations In Small Industries for Reducing waste 
DPP: Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu (Discounted Payback Period) 
EMS: Hệ thống quản lý môi trường 
EPA: Cục Bảo vệ môi trường Mỹ 
IRR: Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ (Interal Rate of Return) 
KTNLSB: Kiểm toán năng lượng sơ bộ 
LCA: Đánh giá vòng đời của sản phẩm (life cycle assessment) 
LCI: Phân tích kiểm kê vòng đời của sản phẩm (life cycle inventory analysis) 
LCIA: Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm (life cycle impacts assessment) 
NPV: Tiêu chuẩn hiện giá thuần (Net Present Value) 
O&M: Duy trì và vận hành 
PI: Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (Profitable Index) 
PBP: Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn (Payback Period) 
PDCD: Plan – Do – Check – Act 
QLNV: Quản lý nội vi 
QLMT : Quản lý môi trường 
SDNLHQ: Sử dụng năng lượng hiệu quả 
SXSH: Sản xuất sạch hơn 
TW: Trung ương 
UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc 
UNEP: Tổ chức môi trường thế giới 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ vi 
Danh mục các hình, biểu bảng 
Hình 1.1. Tiến trình nhận thức bảo vệ môi trường 
Hình 1.2. Cleaner Production vs. End-of-Pipe 
Hình 2.1. Overview of the Cleaner Production assessment methodology 
Hình 2.2. Quy trình kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE 
Hình 2.3. Material and energy balances 
Hình 2.4. Phân tích hệ thống sản xuất 
Hình 2.5. Trường hợp điển hình cân bằng vật chất (nhà máy thuộc da) 
Hình 3.1. Inputs and Outputs of Energy audit 
Hình 4.1. Ví dụ mô tác đánh giá vòng đời sản phẩm 
Hình 4.1a. Phases of an LCA 
Hình 4.1b. Ví dụ xác định phạm vi đánh giá LCA – hoạt động xây dựng 
Hình 4.1c. Inventory analysis (ISO 14041) 
Hình 5.1. Sơ đồ cân bằng vật chất 
Hình 5.2. Ví dụ tổn thất nhiệt tại lò hơi 
Hình 5.3. Chi phí dòng thải 
Hình 5.4. Ví dụ cách thức xác định nguyên nhân dòng thải 
Hình 5.5. Các giải pháp thực hiện SXSH 
Bảng 2.1. Methodologies for undertaking a Cleaner Production assessment 
Bảng 2.2. Hướng dẫn đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật các giải pháp 
Bảng 2.3. Hướng dẫn đánh giá khả thi bằng ma trận 
Bảng 2.4. Ví dụ đánh giá khả thi giải pháp sản xuất sạch hơn 
Bảng 4.1. Environmental Impacts - Wood Products 
Bảng 4.2. The MECO matrix used for the Life Cycle Check 
Bảng 5.1. Phân tích nguyên nhân và giải pháp 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 1 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 
1.1. Hoạt động BVMT ở Việt Nam và thế giới 
 Thụ động 
o Pha loãng 
 Dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi thải bỏ 
o Phát tán 
 Nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải 
 Đối phó – Tuân thủ 
o Tiếp cận cuối đường ống 
o Tái chế tại chỗ (một phần) 
Hình 1.1. Tiến trình nhận thức bảo vệ môi trường 
 Chủ động 
o Cleaner Production 
1.2. Khái niệm SXSH 
• Tiếp cận 
– Xử lý cuối đường ống 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 2 
– Sản xuất sạch hơn 
• Chiến lược phòng ngừa 
• Biện pháp 
– Tuần hoàn/Tái sử dụng 
– Giảm thiểu 
– Ngăn ngừa ô nhiễm 
– Sinh thái công nghiệp 
• Cleaner Production is the continuous application of an 
integrated, preventive environmental strategy towards 
processes, products and services in order to increase overall 
efficiency and reduce damage and risks for humans and the 
environment. 
• Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng 
ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các 
sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường 
(UNEP, 1994). 
• Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và 
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các 
chất thải vào nước và khí quyển. 
• Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác 
động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên 
liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. 
• Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong 
việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ. 
• In other words, CP is a tool to answer 3 questions: 
– CP is a method and tool to identify where and why a company are losing 
resources in the form of waste and pollution, and how these losses can be 
minimized. 
• CP assessment CP options 
• CP options Less waste 
• Less waste Improved productivity 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 3 
• Giải pháp xử lý cuối đường ống cũng đồng thời là giải pháp SXSH chỉ đúng trong 
trường hợp giải pháp đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, ví 
dụ như: 
– Xử lý nước thải sản xuất giấy bằng phương pháp tuyển nổi để thu hồi bột giấy 
trong nước thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất 
– Hệ thống lọc bụi trong nhà máy sản xuất xi măng kết hợp thu hồi bột xi măng 
• Các giải pháp quản lý cũng sẽ mang tính chất “sản xuất sạch hơn” nếu góp phần nâng 
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên/năng lượng và giảm tác động tiêu cực tới môi trường. 
Hình 1.2. Cleaner Production vs. End-of-Pipe 
Một số thuật ngữ liên quan cần chú ý 
• Công nghệ sạch (Clean technology) 
Clean technology (clean tech) is a general term used to describe products, processes or 
services that reduce waste and require as few non-renewable resources as possible. 
Công nghệ sạch được hiểu là bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được áp dụng để giảm thiểu 
hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm nguyên liệu 
và năng lượng. 
• Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology - BAT) 
The best available technology (BAT) is the technology approved for limiting pollutant 
discharges with regard to an abatement strategy. 
Công nghệ tốt nhất hiện có là công nghệ hiệu quả nhất hiện tại đang được áp dụng 
trong việc bảo vệ môi trường. 
• Kiểm soát ô nhiễm ...  mới và bổ sung cho các lựa 
chọn công nghệ có tính phòng ngừa, thúc đẩy hợp tác và chuyển 
giao công nghệ có hiệu quả về mặt môi trường giữa các quốc gia; 
- Hợp tác với UNEP cùng các đối tác và các bên tham gia khác trong 
việc hỗ trợ tuyên ngôn này và đánh giá các thành công của việc 
thực hiện. 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 63 
PHỤ LỤC 2. DAVOS DECLARATION ON PROMOTION OF RESOURCE 
EFFICIENT AND CLEANER PRODUCTION (RECP) IN DEVELOPING AND 
TRANSITION COUNTRIES 
We, the members of the Global Network for Resource Efficient and Cleaner Production 
(RECPnet) and representatives of patron agencies, donor governments and associated experts, 
have gathered from 12-16 October 2015, in Davos, Switzerland, to celebrate 20 years of 
cooperation and achievements towards establishing a network of service providers to advance 
cleaner production and resource efficiency on a global level. This endeavor is significant and 
represents a main contribution to advancing sustainable development, in particular in 
developing and transition countries, by means of inclusive and sustainable industrial 
development and sustainable consumption and production: 
 - Note with pride the progress made over the last two decades in the establishment of 
RECP service providers in 58 developing and transition countries, particularly National 
Cleaner Production Centres (NCPCs) and National Cleaner Production Networks (NCPNs), 
through the joint efforts of the United Nations Industrial Development Organization (UNIDO) 
and the United Nations Environment Programme (UNEP), working in partnership with 
RECPnet, whose 71 members currently represent 56 developing and transition countries; 
- Express appreciation to the donor community that has enabled, through their joint 
and sustained financial support, the establishment of NCPCs and NCPNs, the RECP 
Programme and related initiatives. The Government of Switzerland is specifically 
acknowledged for its support to the establishment of several NCPCs, NCPNs and RECPnet. 
Other donors have supported activities on a national, regional and/or thematic basis, 
particularly the Governments of Austria, Canada, Czech Republic, France, Germany, Italy, 
Japan, The Netherlands, Norway, Slovenia, Sweden, the United States of America, as well as 
the European Commission, Global Environment Facility, MDG Achievement Fund, One UN 
Fund and the United Nations Development Programme; 
- Emphasize our deep concern at the alarming trends in resource extraction and 
consumption and waste generation, exceeding planetary boundaries and resulting in 
environmental degradation, climate change, biodiversity loss, and threats to human health; 
- Call for urgent and coordinated action by governments, the private sector and civil 
society to decouple economic development from increased use of natural resources and further 
environmental degradation; 
- Draw encouragement, from a number of positive signs of change at various levels, 
and in particular we welcome commitments included in the Sustainable Development Goals 
(SDGs), related to the promotion of sustained, inclusive and sustainable economic growth, 
full and productive employment and decent work for all (SDG 8), building of resilient 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 64 
infrastructure, promotion of inclusive and sustainable industrialization and fostering of 
innovation (SDG 9), and ensuring sustainable consumption and production patterns (SDG 12). 
We also welcome the commitments reflected in the Addis Ababa Action Agenda and the role 
entrusted to the NCPCs and NCPNs in its article 122; 
- Highlight the advances in knowledge and technology over the last 20 years that have 
made possible major advances in resource and energy efficiency and elimination of wastes 
and underline the economic, social and environmental opportunities in all forms of innovation 
for sustainability – social, institutional, financial and technological – and in all sectors; and 
- Reaffirm the specific needs of small- and medium-sized enterprises, particularly in 
developing and transition countries, to ensure access to appropriate and affordable knowledge, 
cleaner and environmentally sound technologies, and financial services, and to increase their 
integration in global value chains and markets; 
Against this background, we: 
1. Resolve to renew and redouble our efforts to promote, mainstream and scale-up 
resource efficiency and cleaner production at all levels as a contribution towards achievement 
of the Sustainable Development Goals and through further engagement with global initiatives 
such as the 10 Year Framework of Programmes for Sustainable Consumption and Production 
(SCP), Climate Technology Centre and Network (CTCN), Strategic Approach to International 
Chemicals Management (SAICM) and related multilateral environmental agreements, donors 
and international organizations. 
2. Determine to deliver individually and collectively services of the highest quality that 
are appropriate and effective for governments to create and implement RECP-conducive 
policies and strategies; for enterprises to implement RECP most beneficially in their 
operations, products and strategies; and for civil society to act as advocate and change agent 
for RECP. 
3. Commit to collaborate to further strengthen RECPnet, in line with recommendations 
emanating from the Executive Committee acting on behalf of the Members’ Assembly, as 
well as from UNIDO and UNEP-initiated independent evaluation processes, and operate it as 
a member-based and member-driven initiative that supports the nationally-owned and 
nationally-directed RECP service provision and knowledge-sharing in member countries. 
4. Call on government, business, financial institutions, academia and civil society that 
share our concerns and commitments to join with RECPnet in its efforts to advance sustainable 
development through a rapid and universal uptake of resource efficiency and cleaner 
production policies, methods, technologies and practices in industries all over the world; and 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 65 
5. Request the joint UNIDO-UNEP RECP Programme to continue acting as RECPnet 
Secretariat and where possible to expand its support to RECPnet, according to the needs of 
the members and regions, by enabling and enhancing our capacity to contribute to the 2030 
Agenda for Sustainable Development. 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 66 
PHỤ LỤC 3. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP ĐẾN 
NĂM 2020 
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 với những nội dung 
chủ yếu sau đây: 
I. QUAN ĐIỂM 
1. Thực hiện “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng 
đến năm 2020”, “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” và định hướng phát 
triển các ngành công nghiệp. 
2. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn trên cơ sở tự 
nguyện và phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu 
môi trường và lợi ích kinh tế. 
3. Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp được thực hiện trên cơ sở tăng cường quản lý 
nhà nước về bảo vệ môi trường và nhận thức của các cơ sở sản xuất công nghiệp về lợi ích 
được mang lại từ việc áp dụng sản xuất sạch hơn. 
II. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu tổng quát 
Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng 
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát 
thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe 
con người và bảo đảm phát triển bền vững. 
2. Mục tiêu cụ thể: 
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015: 
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất 
sạch hơn trong công nghiệp; 
- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công 
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên 
liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 
- 70% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng 
sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. 
b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: 
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất 
sạch hơn trong công nghiệp; 
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công 
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 67 
liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận 
chuyên trách về sản xuất sạch hơn; 
- 90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng 
sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. 
III. NHIỆM VỤ 
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp 
cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư. 
2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong 
công nghiệp: 
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền 
ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; 
b) Lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các 
ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch 
bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương. 
3. Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công 
nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn: 
a) Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất sạch hơn trong 
công nghiệp góp phần thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; 
b) Xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia sản xuất sạch hơn cho các tổ chức tư vấn 
và đội ngũ cán bộ kỹ thuật về sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; 
c) Hỗ trợ xây dựng thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong 
công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. 
4. Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. 
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
1. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức: 
a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong 
công nghiệp đối với các cấp, các ngành và các cơ sở sản xuất công nghiệp; 
b) Xây dựng, phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về áp dụng sản xuất 
sạch hơn trong công nghiệp; 
c) Đẩy mạnh việc phổ biến, nhân rộng các mô hình áp dụng thành công sản xuất sạch 
hơn trong công nghiệp. 
2. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách: 
a) Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật 
nhằm thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 68 
b) Thực hiện việc lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch 
phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương 
trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương; 
c) Xây dựng mạng lưới cấp giấy chứng nhận áp dụng sản xuất sạch hơn trong công 
nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện; 
d) Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại Bộ 
Công Thương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều cơ sở sản xuất công 
nghiệp. 
3. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn lực và hợp tác quốc tế: 
a) Đẩy mạnh việc xây dựng, phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất sạch hơn 
trong công nghiệp; hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; 
b) Tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với cơ sở sản xuất 
công nghiệp trong việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ phục vụ sản xuất 
sạch hơn trong công nghiệp; 
c) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản 
lý, chuyên môn và chuyên gia tư vấn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn trong công 
nghiệp; 
d) Tranh thủ các nguồn lực của tổ chức, cá nhân nước ngoài để thúc đẩy việc áp dụng 
sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. 
4. Giải pháp về đầu tư và tài chính. 
a) Kinh phí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược được huy động từ 
nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư 
của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác; 
b) Phê duyệt về nguyên tắc 5 đề án tại Phụ lục kèm theo Quyết định này nhằm triển 
khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược. Các Bộ, ngành 
liên quan chịu trách nhiệm xây dựng các đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí 
thực hiện các đề án được ngân sách nhà nước bảo đảm; 
c) Nhà nước hỗ trợ qua tín dụng nhà nước đối với các dự án sản xuất sạch hơn trong 
công nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động 
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường phục vụ sản xuất 
sạch hơn trong công nghiệp; 
d) Các dự án đầu tư áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất được hưởng 
chính sách ưu đãi tài chính. Ban điều hành thực hiện Chiến lược có trách nhiệm tư vấn cơ chế 
hỗ trợ, ưu đãi chi tiết, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 
Bài giảng – Sản xuất sạch hơn 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 69 
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, 
địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của 
Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Bộ trưởng Bộ 
Công Thương thành lập Ban điều hành do Bộ trưởng làm Trưởng ban để thực hiện Chiến 
lược. Thành phần, quy chế hoạt động của Ban điều hành và Văn phòng giúp việc do Bộ trưởng 
Bộ Công Thương quyết định. 
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng kinh phí 
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm để thực hiện các đề án thành phần của 
Chiến lược. 
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân 
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý 
nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương để tổ chức thực hiện có 
hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Chiến lược; định kỳ hàng năm gửi báo cáo 
kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ. 
******* 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_sach_hon.pdf