Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất

Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất đai

Hiện nay có rất nhiều tài liêu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất

đai (QHSDĐĐ) khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương

pháp được sử dụng trong QHSDĐĐ cũng khác nhau.

Theo Dent (1988; 1993) QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho lảnh đạo quyết

định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn

mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục

tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất

đai.4

Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), QHSDĐĐ như là dạng hình

của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm

chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề

hạn chế khác.

Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về QHSDĐĐ

là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình

xây dựng quyết định cấp cao. Do đó QHSDĐĐ, trong một thời gian dài với quyết định

từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì.

Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992;

trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về QHSDĐĐ như sau QHSDĐĐ là một tiến

trình xây dựng những quyết định để đưa đến nhứng hành động trong việc phân chia đất

đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO, 1995). Với cái

nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐĐ là hướng dẫn sự

quyst định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác

có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai.Cung cấp

những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng

thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những

sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành

công. Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực

trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như là

một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van

Diepen và ctv., 1988). Do đó có thể định nghĩa:

“Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính

thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và

thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng

đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó

phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên

thiên nhiên trong tương lai”.

pdf 190 trang kimcuc 8780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất

Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất
MỞ ĐẦU 
Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài 
nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh. Do 
đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lỹ giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để 
đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng 
bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống. 
 Qui hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. Đây là một thành 
phần cơ sở có liên quan đến hệ sinh thái các vùng núi, sa mạc hoang vu, hay các vùng 
đồng bằng ven biển, đồng thời lại nằm trong mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng, đất 
trồng và tài nguyên ven biển. Qui hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) là yếu tố chính 
trong tất cả yêu cầu phát triển và bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp. 
 Có những sự mâu thuẫn trong sử dụng đất đai ở hiện tại. Nhu cầu về đất nông 
nghiệp, đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị lớn hơn nhiều so 
với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Ở các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này 
ngày càng cấp bách hơn theo từng năm. Dân số thế giới lệ thuộc vào số lượng/diện tích 
đất cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 25 đến 
50 năm tới. Ngay cả ở một số vùng đất đai đầy đủ, người dân vẫn không đạt đến nhu 
cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai đó. Trong khi đó, sự suy thoái 
đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước ngày càng thấy rõ, nhưng 
trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn chế 
hoặc chấm dứt tình trạng suy thoái này. 
 Do đó, giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được biên soạn như là một giáo 
trình chuyên khảo nhằm mục đích trang bị cho sinh viên các ngành liên quan có kiến 
thức cơ bản về qui hoạch và những quan điểm quan trọng trong Qui Hoạch Sử Dụng 
Đất Đai bền vững. Tuy nhiên, trên cơ sở của những quan điểm và những qui trình qui 
hoạch của FAO (1993), mỗi quốc gia đã tự soạn ra những hướng dẫn riêng cho quốc 
gia mình để phù hợp trong việc qui hoạch của từng giai đoạn. Do đó để trang bị cho 
sinh viên có kiến thức và kỷ năng trong qui hoạch sử dụng đất đai khi ra trường trong 
điều kiện thực tế, giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được soạn thảo hoàn toàn 
dựa trên các tài liệu cơ bản về qui hoạch của FAO, Tài liệu Hướng dẫn về công tác qui 
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Viện điều tra qui hoạch đất đai thuộc Bộ Tài 
Nguyên và Môi Trường (Tổng Cục Địa Chính Việt Nam, Hà Nội, tháng 10/1998), 
Luật đất đai năm 2003 và Thông tư 30 – 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 
2004. 
 Tháng 12 – 2005 
 Người biên soạn 
 PGS. Tiến sĩ Lê Quang Trí 
 1
CHƯƠNG I 
TÍNH CHẤT – MỤC TIÊU – PHẠM VI – CON 
NGƯỜI 
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 
I. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 
 Sự gia tăng dân số trong các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên 
nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn của họ và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy 
thoái đất đai. Những phương pháp chuyên ngành cho việc quy hoạch để giảm bớt tình 
trạng này hiện nay vẫn chưa cho được hiệu quả, và phương pháp tổng hợp đòi hỏi phải 
bao gồm tất cả các chủ thể tham gia từ sự bắt đầu, điều tiết chất lượng và những sự 
giới hạn của mỗi thành phần đơn vị đất đai, đến tính sản xuất của các khả năng chọn 
lựa sử dụng đất đai. Những quan điểm và định nghĩa liên hệ đến phương pháp cụ thể 
nhằm hổ trợ cho việc thiết lập nên những vấn đề quyết định ở các mức độ quy hoạch 
khác nhau. 
 Những vấn đề sử dụng đất đai hiện tại đòi hỏi những giải pháp được tạo ra với 
sự hổ trợ của phương pháp tổng hợp trong vùng nông thôn và bán thành thị, thì thường 
được xuất phát từ những sự mâu thuẩn đối kháng giữa môi trường và phát triển. Tất cả 
việc này được thảo luận bao gồm xây dựng những quyết định để làm thế nào sử dụng 
những nguồn tài nguyên khan hiếm, tái lập lại vùng đất đai suy thoái hay cải thiện đất 
đai nông nghiệp chính, định cư những nông hộ nhỏ hay những nông trang cơ giới sẽ 
hổ trợ tốt hơn trong việc mỡ rộng dân số, hạn chế phát triển vùng đô thị vào trong các 
vùng nông nghiệp có chất lượng cao, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước khan 
hiếm, và những yêu cầu chuyên biệt cho phương pháp tổng hợp ngược lại với quy 
hoạch chuyên ngành của vùng ven biển. 
 Thực hiện phương pháp tổng hợp thì tùy thuộc vào những chính sách hổ trợ quy 
hoạch cho sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai, để tăng cường 
những thể chế thực thi và để đảm bảo sự bao gồm và tham gia hành động của các chủ 
thể trong tiến trình xây dựng quyết định. Những hoạt động này sẽ được hổ trợ bằng sự 
thay đổi các số liệu cơ bản về nguồn tài nguyên tự nhiên và cách sử dụng, thông qua 
việc kết hợp sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS. Những phương tiện kinh tế và xã 
hội cũng được mô tả và được sử dụng để đảm bảo sự những đóng góp của các chủ thể 
trong việc thỏa thuận sử dụng đất đai. 
 Phương pháp tổng hợp cho quy hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất 
đai bắt buộc phải bao gồm tất cả các chủ thể trong tiến trình xây dựng quyết định cho 
tương lai của đất đai, và xác định đánh giá tất cả những đặc trưng chính của sinh học 
tự nhiên và kinh tế xã hội của các đơn vị đất đai. Điều này đòi hỏi sự xác định và thiết 
lập sự sử dụng hay không sử dụng của mỗi đơn vị đất đai về các mặt kỷ thuật thích 
hợp, khả năng kinh tế, xã hội chấp nhận và tính môi trường không suy thoái. 
 Phương pháp chuyên ngành thuần cho quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất 
đai cần phải tránh, vì với phương pháp này có thể đưa đến những sự suy thoái không 
đoán trước được. Liên quan đến vấn đề môi trường cần thiết phải được đặt lên hàng 
 2
đầu do sự tăng trưởng quá nhanh của dân số trên thế giới, gia tăng những sự lệ thuộc 
vào nhau giữa các quốc gia và giữa các vùng trên thế giới, những chú ý tăng trưởng về 
giá trị của hệ sinh thái tự nhiên, và những nhận thức rằng những sử dụng đất đai hiện 
tại có thể ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu toàn cầu. Phương pháp tổng hợp hơn hẳn 
phương pháp chuyên ngành là có ý nghĩa ngăn cản hay giải quyết được những mâu 
chuẩn liên quan đến sử dụng đất đai, khi nó đạt tối hảo tiến trình quy hoạch và thiết lập 
một môi trường có thể cho sự trung gian giữa, và xây dựng quyết định bởi, tất cả các 
chủ thể ở giai đoạn ban đầu. 
 Dự đoán mức độ tăng dân số của thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10 tỉ người 
vào năm 2050 (UNFPA, 1992; trong FAO, 1993). Do đó, hầu hết các nhà khoa học và 
chuyên gia trên thế giới đồng ý với nhau rằng cần thiết phải áp dụng những công nghệ 
nông nghiệp tiên tiến cho việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai để cung cấp lương 
thực đầy đủ, chất sợi, thức ăn gia súc, dầu sinh học và gổ lên gấp đôi. Trong thực tế, 
có những sự thiếu hụt đất đai trầm trọng trong nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia 
đang phát triển. 
 Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trong FAO, 
1993) ước lượng khoảng 92% của 1800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát 
triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, 
nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích, trong đó vùng bán sa mạc 
Sahara ở Châu phi 44%; Châu mỹ lin và vùng Caribê 48%. Hai phần ba của 1800 triệu 
ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gia như: 27% Brasil, 9% ở Zaire, và 30% ở 
12 nước khác. Một phần của đất tốt này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ 
khoảng 45%, và do đó trong các vùng này không thật sự được sử dụng cho nông 
nghiệp. Một phần khác thì lại gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 
72% vùng Châu phi bán sa mạc và vùng Châu mỹ la tinh. 
Trên 50% của 1800 triệu ha của đất để dành được phân loại ở cấp loại "ẩm", thí 
dụ như quá ẩm cho hầu hết các loại cây trồng và không thích hợp lắm cho sự định cư 
của con người, hay còn gọi là "vùng thích nghi kém cho cây trồng". Do đó, khả năng 
để mỡ rộng diện tích đất đai cho canh tác cây trồng thường bị giới hạn. Kết quả là tất 
cả những cố gắng để gia tăng sản lượng theo nhu cầu lương thực và các cái khác thì 
thường dựa chủ yếu vào sự thâm canh hóa cho sản xuất với những giống cây trồng có 
năng suất cao trong các vùng có tiềm năng cao. Đây là những vùng đất đai có đất tốt, 
địa hình thích hợp, điều kiện mưa và nhiệt độ thích hợp hay có khả năng cung cấp 
nước cho tưới, và dễ dàng tiếp cận với phân bón vô cơ và hữu cơ. 
FAO ước lượng rằng (Yudelman, 1994; trong FAO, 1993), đất nông nghiệp có 
thể mỡ rộng được khoảng 90 triệu ha vào năm 2010, diện tích thu hoạch có tăng lên 
đến 124 triệu ha do việc thâm canh tăng vụ cây trồng. Các vùng đất có khả năng tưới 
trong các quốc gia đang phát triển đang được mỡ rộng tăng thêm khoảng 23,5 triệu ha 
so với hiện tại là 186 triệu ha. 
Những nghiên cứu chi tiết hơn đang được thực hiện về tiềm năng tưới ở các 
quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Châu phi. Những nghiên cứu này chủ yếu tập 
trung trên các diện tích đất thích nghi kết hợp với các điều kiện địa hình và nguồn tài 
nguyên nước mặt và nước ngầm để thực hiện với chi phí thấp và không làm hủy hoại 
giá trị môi trường. 
Kết quả của thâm canh hóa có thể xảy ra được trong các vùng đất thiên nhiên 
ưu đãi hay trên các vùng đất mà con người phải can thiệp vào bằng đầu tư kinh tế như 
phát triển hệ thống tưới tiêu. Như vậy cho thấy rằng trong một tương lai gần đây sẽ 
giảm đi một cách có ý nghĩa diện đích đất/nông hộ nông thôn. Khả năng diện tích đất 
nông nghiệp trên nông hộ trong các quốc gia đang phát triển được dự phóng bởi FAO 
 3
cho năm 2010 chỉ còn gần phân nữa là 0,4 ha so với cuối thập niên 80 là 0,65 ha, hình 
ảnh này cũng cho thấy diện tích này sẽ nhỏ hơn vào những năm 2050. Ngược lại với 
các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển sẽ có sự gia tăng diện tích đất 
nông nghiệp trên đầu người do mức tăng dân số bị đứng chặn lại. Điều này sẽ dẫn đến 
một số đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang thành các vùng đất bảo vệ thiên nhiên, 
hay vùng đất bảo vệ sinh cảnh văn hóa hoặc phục vụ cho các mục đích nghĩ ngơi của 
con người (Van de Klundert, et al., 1994; trong FAO, 1993). Tình trạng của các quốc 
gia nằm trong giai đoạn chuyển tiếp thì rất khó mà dự phóng bởi vì những tiến trình 
hiện tại là đang chuyển đổi từ đất đai nông nghiệp thuộc nhà nước sang quyền sử dụng 
đất đai tư nhân. 
 Sự ước đoán của FAO thì bị giới hạn theo tỉ lệ thời gian đến năm 2010, khi mà sự 
thay đổi khí hậu toàn cầu được mong ước là ảnh hưởng không đáng kể trong suốt thời 
gian này. Điều này có thể sẽ khác vào những năm 2050 hoặc sau đó. Hậu quả của các 
mô hình về sự thay đổi của khí hậu thì ở các quốc gia đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng 
xấu hơn là thuận lợi về mặc an toàn lương thực (Norse và Sombroek, 1995; trong 
FAO, 1993). 
II. TÍNH CHẤT 
 Với những áp lực và thực trạng sử dụng đất đai như nêu trên cho thấy nguồn tài 
nguyên đất đai ngày cadng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng. Do đó 
đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt 
được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ 
được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống. 
 Quy hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. Đây là một thành 
phần cơ sở có liên quan đến hệ sinh thái các vùng núi, sa mạc hoang vu, hay các vùng 
đồng bằng ven biển, đồng thời lại nằm trong mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng, đất 
trồng và tài nguyên ven biển. Quy hoạch sử dụng đất đai là yếu tố chính trong tất cả 
yêu cầu phát triển và bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp. 
 Có những sự mâu thuẩn nhau trong sử dụng đất đai hiện nay. Nhu cầu về đất 
nông nghiệp, đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị thì lớn hơn 
nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Trong các nước đang phát triển thì nhu 
cầu này càng cấp bách hơn trong mỗi năm. Dân số thế giới lệ thuộc vào số lượng/diện 
tích đất cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 25 
đến 50 năm tới. Ngay cả một số vùng đất đai đầy đủ, người dân vẫn không đạt đến nhu 
cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai đó. Trong khi đó, sự suy thoái 
đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước càng ngày càng thấy rõ, 
nhưng trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn 
chế hoặc chấm dút tình trạng suy thoái này.
1. Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất đai 
 Hiện nay có rất nhiều tài liêu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất 
đai (QHSDĐĐ) khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương 
pháp được sử dụng trong QHSDĐĐ cũng khác nhau. 
 Theo Dent (1988; 1993) QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho lảnh đạo quyết 
định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn 
mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục 
tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất 
đai. 
 4
 Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), QHSDĐĐ như là dạng hình 
của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm 
chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề 
hạn chế khác. 
Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về QHSDĐĐ 
là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình 
xây dựng quyết định cấp cao. Do đó QHSDĐĐ, trong một thời gian dài với quyết định 
từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì. 
Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992; 
trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về QHSDĐĐ như sau QHSDĐĐ là một tiến 
trình xây dựng những quyết định để đưa đến nhứng hành động trong việc phân chia đất 
đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO, 1995). Với cái 
nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐĐ là hướng dẫn sự 
quyst định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác 
có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai.Cung cấp 
những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng 
thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những 
sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành 
công. Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực 
trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như là 
một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van 
Diepen và ctv., 1988). Do đó có thể định nghĩa: 
“Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính 
thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và 
thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng 
đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó 
phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên 
thiên nhiên trong tương lai”. 
Do đó, trong quy hoạch cho thấy: 
- Những sự cần thiết phải thay đổi, 
- Những cần thiết cho sự việc cải thiện quản lý, hay 
- Nhữn ... thẩm định qui hoạch, kế hoạch 
sử dụng đất. 120 trang. 
2. BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QLĐĐ, 2004. Báo cáo tổng hợp dự án qui 
hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn Huyện Cù Lao 
Dung, Tỉnh Sóc Trăng năm 2005 – 2010. Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học 
Cần Thơ. 90 trang. 
3. LÊ QUANG TRÍ, 1997. Qui hoạch sử dụng đất đai. Bài giảng Đại học, ngành 
Quản Lý Đất Đai. Đại Học Cần Thơ. 110 trang 
4. LÊ QUANG TRÍ, 1997. Đánh giá đất đai. Bài giảng Đại học, ngành Quản Lý 
Đất Đai. Đại Học Cần Thơ. 80 trang 
5. LÊ QUANG TRÍ, 2004. Giáo trình đánh giá đất đai. Bộ môn Khoa Học Đất & 
QLĐĐ, Khoa Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ. 168 trang 
6. QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM, 1993. Luật đất đai. Tổng Cục Địa 
Chính. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 50 trang 
7. QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM, 2003. Luật đất đai. Bộ Tài nguyên 
và Môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 66 trang 
8. Tổng Cục Địa Chính, 1996. Các qui định về qui hoạch sử dụng đất đai ở Việt 
Nam. 50 trang. 
9. Tổng Cục Địa Chính, 1998. Qui hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính 
các cấp được lập theo trình tự các bước theo CV số 1814/CV – TCĐC, ngày 
12/10/1998. 150 trang. 
 175
Tài liệu Tiếng Anh: 
1. DRIESSEN, P.M. AND KONIJN, N.T., 1992. Land use system analysis. 
Wageningen Agricultural University. INRES. Book 230p. 
2. FAO, 1976. A framework for land evaluation. FAO Soil Bulletin 32. FAO, 
Rome. 
3. FAO, 1983. Guidelines: Land evaluation for rainfed agriculture. FAO Soil 
Bulletin 52. FAO, Rome. 
4. FAO, 1985. Guidelines: Land evaluation for irrigated agriculture. FAO Soil 
Bulletin 55. FAO, Rome. 
5. FAO, 1993. Guidelines for land use planning. Development series No. 1. FAO, 
Rome. 
6. FAO, 1995. Planning of sustainable use of land resources. Land and water 
bulletin, FAO, Rome. 60p 
7. FRESCO L.O, H.G.J. HUIZING, H. VAN KEULEN, H.A. LUING AND R.A. 
SCHIPPER, 1993. Land evaluation and farming system analysis for land use 
planning. FAO/ITC/Wageningen Agricultural University. FAO working 
document. 200p. 
8. UN, 1994. Global climate change. International symposium for environment. 
Rio De Janrio, Brasil. 
9. VAN DIEPPEN C.A., RAPPOLDT C., WOLF J., AND VAN KEULEN H., 
1998. CWFS crop growth simulation model WOFOST. Documentation version 
4.1 Wageningen, The Netherlands, Centre for World Food Studies. 
MỤC LỤC 
TỰA 
MỞ ĐẦU 
MỤC LỤC 
Chương I: TÍNH CHẤT – MỤC TIÊU – PHẠM VI – CON NGƯỜI 
 TRONG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI...........................................01 
I. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI................................................................01 
II. TÍNH CHẤT ..............................................................................................................03 
1. Định nghĩa về qui hoạch sử dụng đất đai .....................................................................03 
2. Yêu cầu cho tính hữu dụng của qui hoạch sử dụng đất đai..........................................04 
3. Sử dụng tôt nhất nguồn tài nguyên hạn hẹp .................................................................05 
III. MỤC TIÊU ...............................................................................................................06 
1. Tiêu đề ..........................................................................................................................06 
1.1. Hiệu quả.....................................................................................................................06 
1.2. Bình đẳng và có khả năng chấp nhận ........................................................................06 
1.3. Tính bền vững............................................................................................................06 
2. Sự tương hợp giữa các mục tiêu đối kháng..................................................................07 
IV. PHẠM VI ..................................................................................................................07 
1. Tiêu điểm của qui hoạch sử dụng đất đai .....................................................................07 
2. Cấp qui hoạch ...............................................................................................................08 
2.1. Cấp quốc gia ..............................................................................................................09 
2.2. Cấp Tỉnh ....................................................................................................................09 
2.3. Cấp địa phương (Huyện và Xã).................................................................................10 
3. Các tổ chức và kế hoạch phát triển có liên quan ..........................................................10 
V. CON NGƯỜI TRONG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ................................11 
1. Người sử dụng đất đai ..................................................................................................11 
2. Nhà lãnh đạo.................................................................................................................13 
3. Đội qui hoạch................................................................................................................13 
4. Tiến trình lập lại trong thực hiện qui hoạch .................................................................14 
Chương II: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHO QUI HOẠCH 
 SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI ................16 
I. QUAN ĐIỂM TRONG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI .................................16 
1. Qui hoạch sử dụng đất đai và qui hoạch đô thị ............................................................16 
2. Phương pháp tổng hợp..................................................................................................16 
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUI HOẠCH SỬ DỤNG 
ĐẤT ĐAI .........................................................................................................................17 
1. Chức năng của đất đai ..................................................................................................17 
 i
2. Sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai và thị trường đất đai ........................................20 
2.1. Sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai ......................................................................20 
2.2. Thị trường đất đai ......................................................................................................21 
3. Người sử dụng đất đai và các chủ thể khác ..................................................................22 
4. Những chất lượng và giới hạn của đất đai cho các sử dụng khác nhau .......................24 
5. Những chỉ thị cho tính bền vững ..................................................................................25 
Chương III: MỘT SỐ CHỈ DẪN VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUI HOẠCH 
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM 26 
I. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO CV1814-1998 .....................................26 
1. Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản............................................................................26 
2. Phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ...........................................................28 
3. Phân tích hiện trạng và biến động đất đai ....................................................................30 
4. Đánh giá thích nghi đất đai...........................................................................................33 
5. Dự báo dân số ...............................................................................................................33 
6. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai ...................................................................................34 
7. Xây dựng và luận chứng phương án qui hoạch ...........................................................41 
II. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI 2003 ..........................46 
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ qui hoạch sử dụng đất đai ...........................46 
2. Qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất..................................................................................46 
III. THÔNG TƯ SỐ 30-2004/TT-BTNMT...................................................................50 
1. Phần 1: Những qui định chung.....................................................................................50 
2. Phần 2: Trình tự, nội dung lập qui hoạch sử dụng đất cho cả nước .............................56 
3. Phần 3: Trình tự, nội dung lập qui hoạch sử dụng đất cho Tỉnh, Huyện .....................62 
4. Phần 4: Trình tự, nội dung lập qui hoạch sử dụng đất cho Xã.....................................66 
5. Phần 5: Trình tự, nội dung lập qui hoạch sử dụng đất cho khu kinh tế, 
 khu công nghệ cao ..........................................................................................69 
6. Phần 6: Nội dung thẩm định qui hoạch sử dụng đất ...................................................73 
7. Phần 7: Công bố qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.......................................................75 
8. Phần 8: Tổ chức thực hiện............................................................................................77 
Chương IV: QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 
THEO HỆ THỐNG FAO (1993)...................................................................................78 
I. TỔNG QUÁT ..............................................................................................................78 
1. Các bước thực hiện.......................................................................................................78 
2. Cần thiết cho sự uyển chuyển.......................................................................................80 
3. Qui hoạch và thực hiện.................................................................................................81 
II. CHI TIẾT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG HỆ THỐNG FAO (1993).........81 
1. Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan ................................................81 
2. Bước 2: Tổ chức công việc...........................................................................................84 
3. Bước 3: Phân tích vấn đề..............................................................................................86 
 ii
4. Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi...............................................................90 
5. Bước 5: Đánh giá đất đai ..............................................................................................95 
6. Bước 6: Đánh giá khả năng chọn lựa ...........................................................................101 
7. Bước 7: Chọn lựa khả năng tốt nhất.............................................................................105 
8. Bước 8: Chuẩn bị cho qui hoạch sử dụng đất đai.........................................................112 
9. Bước 9: Thực hiện qui hoạch .......................................................................................115 
10. Bước 10: Giám soát và rà soát chỉnh sửa qui hoạch ..................................................119 
Chương V: THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CHO QUI HOẠCH SỬ 
DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI............................................124 
I. MỤC ĐÍCH..................................................................................................................124 
II. PHÁT TRIỂN KHUNG ĐỂ XÂY DỰNG NHỮNG QUYẾT ĐỊNH....................125 
III. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU THỐNG KÊ VÀ ĐỊNH VỊ .............................127 
1. Cơ sở dữ liệu khí hậu....................................................................................................127 
2. Cơ sở dữ liệu đất và địa hình........................................................................................127 
3. Cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên nước...........................................................................128 
4. Cơ sở dữ liệu về che phủ đất đai và đa dạng sinh học .................................................128 
5. Cơ sở dữ liệu về sử dụng đất đai, hệ thống cây trồng và sản xuất ...............................128 
6. Cơ sở dữ liệu về điều kiện xã hội .................................................................................129 
7. Cơ sở dữ liệu về chiều hướng kinh tế...........................................................................129 
IV. PHÁT TRIỂN NHỮNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ THỐNG NHẤT 
VÀ KẾT NỐI CƠ SỞ DỮ LIỆU ...................................................................................129 
V. PHÂN TÍCH ĐA MỤC TIÊU VÀ KỸ THUẬT TỐI ƯU HÓA DỮ LIỆU ..........131 
VI. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN XÃ HỘI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ CHO XÂY 
DỰNG QUYẾT ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI...............................................132 
Chương VI: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỂN HÌNH TRONG PHƯƠNG PHÁP CHỌN 
PHƯƠNG ÁN CHO QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN Ở ĐỒNG 
BẰNG SÔNG CỬU LONG ...........................................................................................134 
I. PHẦN GIỚI THIỆU ...................................................................................................134 
II. GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ...............................................................135 
III. KẾT QUẢ XÂY DỰNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI SẢN XUẤT 
NÔNG-NGƯ-LÂM NGHIỆP HUYỆN CÙ LAO DUNG, SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 
2003 – 2010 ......................................................................................................................136 
1. Sự cần thiết lập qui hoạch.............................................................................................136 
2. Những căn cứ thực hiện qui hoạch...............................................................................137 
 iii
3. Quan điểm và mục tiêu qui hoạch ................................................................................137 
4. Qui hoạch sử dụng đất ..................................................................................................142 
IV. PHƯƠNG ÁN QUI HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG – NGƯ VÀ NÔNG THÔN 
HUYỆN CÙ LAO DUNG, SÓC TRĂNG.....................................................................146 
1. Phương án I...................................................................................................................146 
2. Phương án II .................................................................................................................154 
3. Phương án III ................................................................................................................162 
V. HIỆU QUẢ CỦA QUI HOẠCH...............................................................................169 
1. Hiệu quả kinh tế mô hình .............................................................................................169 
2. Hiệu quả sản xuất .........................................................................................................170 
3. Hiệu quả xã hội.............................................................................................................172 
4. Dự báo tác động môi trường.........................................................................................172 
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................174 
 iv

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quy_hoach_su_dung_dat.pdf