Giáo trình Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện

1- Phù hợp với mẫu phiếu công tác, phiếu thao tác do Tổng công ty ban

hành tháng 01/1998.

2- Sửa đổi những tên gọi, thuật ngữ không phù hợp và bổ sung những phần

còn thiếu, những qui định trong quyển “Qui phạm kỹ thuật an toàn khai thác

thiết trí điện các nhà máy điện và lưới điện” do Bộ Điện lực ban hành năm 1984.

3- Giữ lại những phần, chương, điều vẫn còn phù hợp để cán bộ công nhân

viên không phải học mới lại từ đầu.

Tuy nhiên, bố cục của quy trình có thay đổi một số chỗ để tạo sự mạch lạc

cho người đọc, bổ sung thêm phần kỹ thuật an toàn điện đối với việc quản lý,

vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện có cấp điện áp 220 kV,

500 kV.

Mục tiêu nhất quán của Tổng công ty là duy trì truyền thống của “Qui trình

kỹ thuật an toàn điện” như một cẩm nang thực hành.

Xin chân thành cảm ơn những đóng góp và ý kiến giá trị của tất cả mọi

người có liên quan đến việc xuất bản quyển “Quy trình kỹ thuật an toàn điện

trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện”

này.

Trong khi thực hiện, có ý kiến đề nghị bổ sung hoặc sửa đổi xin gửi về Ban

Kỹ thuật an toàn Tổng công ty điện lực Việt Nam để tập hợp, giải quyết.

pdf 108 trang kimcuc 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện

Giáo trình Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 
QUI TRÌNH 
KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN 
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, 
VẬN HÀNH, SỬA CHỮA, XÂY DỰNG 
ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM ĐIỆN 
HÀ NỘI – 2002 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 TỔNG CÔNG TY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 ----------- ------------------------------ 
Số: 1559 EVN/KTAT Hà nội, ngày 21 tháng 10 năm 1999 
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC 
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 
Về việc ban hành bản “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác 
quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện”. 
- Căn cứ Nghị định số 14/CP ngày 27 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về 
thành lập và ban hành điều lệ hoạt động của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. 
- Theo tờ trình của Ông Trưởng Ban Kỹ thuật an toàn. 
QUYẾT ĐỊNH 
Điều 1: Ban hành bản “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản 
lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện”. 
Điều 2: Quy trình này có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị thuộc Tổng công 
ty Điện lực Việt Nam và thay thế bản “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong 
công tác quản lý, vận hành, sửa chữa và xây dựng đường dây cao hạ thế, trạm 
biến thế” ban hành năm 1970. 
Điều 3: Giám đốc các Công ty, đơn vị trực thuộc, Chánh văn phòng và 
Trưởng các Ban của Tổng công ty điện lực Việt Nam căn cứ theo chức năng 
nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. 
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. 
 TỔNG GIÁM ĐỐC 
 TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 
 Hoàng Trung Hải (đã ký) 
LỜI NÓI ĐẦU 
Quyển “Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, 
sửa chữa và xây dựng đường dây cao hạ thế, trạm biến thế” do Công ty điện lực 
1 ban hành năm 1970 được sử dụng trong các đơn vị ngành điện-giúp cho cán 
bộ, công nhân viên huấn luyện, sát hạch qui trình kỹ thuật an toàn cũng như làm 
cơ sở thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong khi làm nhiệm vụ. 
Từ đó đến nay, tổ chức và phạm vi hệ thống điện của ngành điện có nhiều 
thay đổi, đã có các cấp điện áp 220 kV, 500 kV. Trước tình hình trên đòi hỏi 
phải bổ sung, sửa đổi qui trình kỹ thuật an toàn phù hợp và sát với thực tế. 
Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của tổ chức và quy mô phát triển ngành 
điện, sửa đổi và bổ sung những quy định về kỹ thuật an toàn, Tổng công ty điện 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
lực Việt Nam ban hành quyển: “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công 
tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện”. 
Những sửa đổi, bổ sung trong qui trình đáp ứng các yêu cầu: 
1- Phù hợp với mẫu phiếu công tác, phiếu thao tác do Tổng công ty ban 
hành tháng 01/1998. 
2- Sửa đổi những tên gọi, thuật ngữ không phù hợp và bổ sung những phần 
còn thiếu, những qui định trong quyển “Qui phạm kỹ thuật an toàn khai thác 
thiết trí điện các nhà máy điện và lưới điện” do Bộ Điện lực ban hành năm 1984. 
3- Giữ lại những phần, chương, điều vẫn còn phù hợp để cán bộ công nhân 
viên không phải học mới lại từ đầu. 
Tuy nhiên, bố cục của quy trình có thay đổi một số chỗ để tạo sự mạch lạc 
cho người đọc, bổ sung thêm phần kỹ thuật an toàn điện đối với việc quản lý, 
vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện có cấp điện áp 220 kV, 
500 kV. 
Mục tiêu nhất quán của Tổng công ty là duy trì truyền thống của “Qui trình 
kỹ thuật an toàn điện” như một cẩm nang thực hành. 
Xin chân thành cảm ơn những đóng góp và ý kiến giá trị của tất cả mọi 
người có liên quan đến việc xuất bản quyển “Quy trình kỹ thuật an toàn điện 
trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện” 
này. 
Trong khi thực hiện, có ý kiến đề nghị bổ sung hoặc sửa đổi xin gửi về Ban 
Kỹ thuật an toàn Tổng công ty điện lực Việt Nam để tập hợp, giải quyết. 
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, QUY ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH 
1. Đơn vị công tác: Là đơn vị quản lý hoặc sửa chữa, thường là một tổ 
hoặc một nhóm công nhân, đôi khi chỉ có hai người. 
2. Công nhân, nhân viên: Là người thực hiện công việc do người chỉ huy 
trực tiếp phân công. 
3. Người chỉ huy trực tiếp: Là người trực tiếp phân công công việc cho 
công nhân, nhân viên thuộc đơn vị công tác của mình như tổ trưởng, nhóm 
trưởng. 
4. Người lãnh đạo công việc: Là người chỉ đạo công việc thông qua 
người chỉ huy trực tiếp như: cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, công nhân lành 
nghề. 
5. Người cho phép vào làm việc (thường là nhân viên vận hành): Là 
người chịu trách nhiệm các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho đơn vị 
công tác như: chuẩn bị chỗ làm việc, bàn giao nơi làm việc cho đơn vị công tác, 
tiếp nhận nơi làm việc lúc công tác xong để khôi phục, đưa thiết bị vào vận 
hành. 
6. Cán bộ lãnh đạo kỹ thuật: Là người được giao quyền hạn quản lý kỹ 
thuật như: trưởng hoặc phó phân xưởng, trạm, chi nhánh; trưởng hoặc phó 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
phòng điều độ, kỹ thuật, thí nghiệm, trưởng ca, phó Giám đốc kỹ thuật, Giám 
đốc xí nghiệp. 
 7. Công việc làm có cắt điện hoàn toàn: Là công việc làm ở thiết bị điện 
ngoài trời hoặc trong nhà đã được cắt điện từ mọi phía (kể cả đầu vào của đường 
dây trên không và đường cáp) mà các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc 
phần phân phối ngoài trời đang có điện đã khoá cửa. Nếu cần vẫn còn nguồn 
điện áp đến 1000 V để tiến hành công việc sửa chữa. 
 8. Công việc làm có cắt điện một phần: Là công việc làm ở thiết bị điện 
ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết 
bị điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi thông sang phòng bên cạnh 
hoặc phần phân phối ngoài trời có điện vẫn mở cửa. 
 9. Công việc làm không cắt điện ở gần và tại phần có điện: Là công 
việc làm ngay trên phần có điện với các dụng cụ an toàn; Là công việc làm ở 
gần nơi có điện mà phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức để đề 
phòng người và phương tiện, dụng cụ làm việc đến gần phần có điện với khoảng 
cách an toàn cho phép ở Điều 27. 
 Khi tổ chức công việc ngay trên phần có điện (sửa chữa nóng), các 
Công ty, đơn vị phải có qui trình cụ thể cho các công việc đó. 
 10. Công việc làm ở xa nơi có điện: Là công việc không phải áp dụng 
các biện pháp kỹ thuật và tổ chức (đặt rào chắn, giám sát thường xuyên) để đề 
phòng người và phương tiện, dụng cụ làm việc vì sơ ý mà đến gần phần có điện 
với khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn cho phép ở Điều 27. 
 11. Phiếu công tác: Là phiếu ghi lệnh cho phép làm việc ở thiết bị điện, 
trong đó quy định nơi làm việc, thời gian và điều kiện tiến hành công việc, thành 
phần đơn vị công tác và người chịu trách nhiệm về an toàn (mẫu phiếu công tác 
trình bày ở Phụ lục 3) 
 12. Lệnh công tác: Là lệnh miệng hoặc viết ra giấy, được truyền đạt trực 
tiếp hoặc qua điện thoại. Người nhận lệnh phải ghi vào sổ vận hành. Trong sổ 
phải ghi rõ: người ra lệnh, tên công việc, nơi làm việc, thời gian bắt đầu, họ tên, 
cấp bậc an toàn của người lãnh đạo công việc và các nhân viên của đơn vị công 
tác. Trong sổ cũng dành một mục để ghi việc hoàn thành công tác. 
Phần thứ nhất 
NGUYÊN TẮC CHUNG 
NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH CHO TẤT CẢ 
NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC VỀ ĐIỆN 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
I - PHẠM VI ÁP DỤNG QUY TRÌNH 
 Điều 1: Quy trình này được áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân viên trực 
tiếp quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và xây dựng đường dây, trạm điện 
của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Quy trình này cũng được áp dụng đối với 
nhân viên của các tổ chức khác đến làm việc ở công trình và thiết bị điện do 
Tổng công ty điện lực Việt Nam quản lý. 
Đối với các nhà máy điện của Tổng công ty, ngoài quy trình này, cán bộ, nhân 
viên kỹ thuật phải nắm vững và sử dụng tập 1 “Quy phạm kỹ thuật an toàn khai 
thác thiết trí điện các nhà máy điện và lưới điện”. 
Những quy định trong quy trình này chủ yếu nhằm đảm bảo phòng tránh các 
tai nạn do điện gây ra đối với con người. 
Khi biên soạn các quy trình kỹ thuật an toàn cho từng loại công việc cụ thể 
phải đưa vào biện pháp phòng tránh không chỉ tai nạn về điện, mà còn các yếu 
tố nguy hiểm khác xảy ra lúc tiến hành công việc. 
Tất cả những điều trong các quy trình kỹ thuật an toàn điện đã ban hành trước 
đây trái với quy trình này đều không có giá trị thực hiện. 
Điều 2: Trong quy trình, thiết bị điện chia làm hai loại: 
Điện cao áp quy ước từ 1000 V trở lên và điện hạ áp quy ước dưới 1000 V. 
Trong điều kiện bình thường nếu con người tiếp xúc trực tiếp với thiết bị có 
điện áp xoay chiều từ 50 V trở lên là có thể nguy hiểm đến tính mạng. 
 Điều 3: Nghiêm cấm việc chỉ thị hoặc ra mệnh lệnh cho những người chưa 
được học tập, sát hạch quy trình và chưa hiểu rõ những việc sẽ phải thừa hành. 
 Điều 4: Những mệnh lệnh trái với quy trình này thì người nhận lệnh có quyền 
không chấp hành, đồng thời phải đưa ra những lý do không chấp hành được với 
người ra lệnh, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì có quyền báo cáo với cấp 
trên. 
 Điều 5: Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm quy trình hoặc có hiện 
tượng đe dọa đến tính mạng con người và thiết bị, phải lập tức ngăn chặn, đồng 
thời báo cáo với cấp có thẩm quyền. 
 Điều 6: Đơn vị trưởng, tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra và đề 
ra các biện pháp an toàn lao động trong đơn vị của mình. Cán bộ an toàn của 
đơn vị có trách nhiệm và quyền kiểm tra, lập biên bản hoặc ghi phiếu thông báo 
an toàn để nhắc nhở. Trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến 
tai nạn thì đình chỉ công việc cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo 
đảm an toàn mới được tiếp tục tiến hành công việc. 
 Điều 7: Dụng cụ an toàn cần dùng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do 
Nhà nước ban hành (xem trong phần phụ lục quy trình). 
II- NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CÔNG TÁC 
TRONG NGÀNH ĐIỆN 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Điều 8: Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, thí nghiệm, 
sửa chữa, xây dựng điện phải có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận về thể lực 
của cơ quan y tế. 
 Điều 9: Hàng năm các đơn vị phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công 
nhân: 
- 1 lần đối với công nhân quản lý vận hành, sửa chữa. 
 - 2 lần đối với cán bộ, công nhân làm thí nghiệm, công nhân chuyên môn làm 
việc trên đường dây. 
- Đối với những người làm việc ở đường dây cao trên 50 m, trước khi làm 
việc phải khám lại sức khoẻ. 
 Điều 10: Khi phát hiện thấy công nhân có bệnh thuộc loại thần kinh, tim, 
mạch, thấp khớp, lao phổi, thì tổ chức phải điều động công tác thích hợp. 
 Điều 11: Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh 
nghiệm để có trình độ kỹ thuật cần thiết, sau đó phải được sát hạch vấn đáp trực 
tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ. 
 Điều 12: Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được kiểm 
tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn mỗi năm 1 lần. Giám đốc uỷ nhiệm 
cho đơn vị trưởng tổ chức việc huấn luyện và sát hạch trong đơn vị mình. 
Kết quả các lần sát hạch phải có hồ sơ đầy đủ để quyết định công nhận được 
phép làm việc với thiết bị và có xếp bậc an toàn. 
 Điều 13: Các trưởng, phó đội sản xuất, chi nhánh điện (hoặc các cấp tương 
đương), kỹ thuật viên, hai năm được sát hạch kiến thức quy trình kỹ thuật an 
toàn một lần do hội đồng kiểm tra kiến thức của xí nghiệp tổ chức và có xếp bậc 
an toàn (tiêu chuẩn xếp bậc an toàn xem ở phần Phụ lục 4). 
Điều 14: Trong khi làm việc với đồng đội hoặc khi không làm nhiệm vụ, nếu 
thấy người bị tai nạn điện giật thì bất cứ người nào cũng phải tìm biện pháp để 
cấp cứu nạn nhân ra khỏi mạch điện và tiếp tục cứu chữa theo những phương 
pháp trình bày ở Phụ lục 1 qui trình này. 
III- XỬ LÝ KHI VI PHẠM QUY TRÌNH 
 Điều 15: Đối với người vi phạm quy trình, tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà thi hành 
các biện pháp sau: 
1- Cắt, giảm thưởng vận hành an toàn hàng tháng. 
2- Phê bình, khiển trách (có văn bản). 
3- Hạ tầng công tác, hạ bậc lương. 
 4- Không cho làm công tác về điện, chuyển công tác khác. 
5- Những người bị phê bình, khiển trách (có văn bản), hạ tầng công tác đều 
phải học tập và sát hạch lại đạt yêu cầu mới được tiếp tục làm việc. 
IV- CHẾ ĐỘ PHIẾU THAO TÁC VÀ CÁCH THI HÀNH 
 Điều 16: Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp từ 1000 V trở lên đều phải 
chấp hành phiếu thao tác theo mẫu thống nhất trong qui trình. Phiếu phải do cán 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
bộ phương thức, trưởng ca, cán bộ kỹ thuật, trưởng kíp hoặc trực chính viết. 
Phải được người duyệt phiếu kiểm tra, ký duyệt mới có hiệu lực để thực hiện. 
 Điều 17: Người ra lệnh đóng, cắt điện phải kiểm tra lại lần cuối cùng trình tự 
thao tác, sơ đồ lưới điện và ký vào phiếu thao tác trước khi ra lệnh, giao phiếu 
cho người đi thao tác, dặn dò những điều cần thiết. Chỉ khi người thực hiện báo 
cáo đã thao tác xong mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ. 
 Điều 18: Mọi thao tác đóng, cắt điện ở hệ thống phân phối điện cao áp đều 
phải có hai người thực hiện. Hai người này phải hiểu rõ sơ đồ lưới điện, một 
người trực tiếp thao tác và một người giám sát. Người thao tác phải có trình độ 
an toàn từ bậc III, người giám sát phải có trình độ an toàn từ bậc IV trở lên. 
Trong mọi trường hợp, cả hai người đều chịu trách nhiệm như nhau về việc thao 
tác của mình. 
 Điều 19: Trong điều kiện vận hành bình thường, người thao tác và người 
giám sát phải tuân theo những quy định sau: 
 1- Khi nhận được phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác 
theo sơ đồ. Nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh. Nếu nhận lệnh bằng điện 
thoại thì phải ghi đầy đủ lệnh đó vào nhật ký vận hành. Người nhận lệnh phải 
nhắc lại từng động tác trong điện thoại rồi viết tên người ra lệnh, nhận lệnh, 
ngày, giờ truyền lệnh vào sổ nhật ký. 
 2- Người thao tác và người giám sát sau khi xem xét không còn vấn đề thắc 
mắc, cùng ký vào phiếu rồi đem phiếu đến địa điểm thao tác. 
 3- Tới vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có ở đó) và 
đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thời 
kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn vấn đề gì trở ngại không, sau đó mới 
được phép thao tác. 
 4- Người giám sát đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu. Người 
thao tác phải nhắc lại, người giám sát ra lệnh “đóng” hoặc “cắt”... người thao tác 
mới được làm động tác. Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám sát đều 
phải đánh dấu vào mục tương ứng trong phiếu. 
 5- Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì phải 
ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành. 
Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay phiếu thao tác và báo cáo 
cho người ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành theo một 
phiếu mới. 
 Điều 20: Khi có người bị tai nạn hoặc sự cố, xét thấy có thể gây ra hư hại 
thiết bị, người công nhân vận hành được phép cắt các máy ngắt hoặc cầu dao 
cách ly không cần phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân 
viên vận hành cấp trên và người phụ trách đơn vị biết nội dung những công việc 
đã làm và phải ghi vào sổ vận hành. 
 Điều 21: Trường hợp vị trí thao tác ở xa khu dân cư, không có phương tiện 
thông tin li ...  tông, giữa các biển 
báo phải có lớp giấy lót. Trọng lượng của hòm đã xếp biển báo không quá 20 kg. 
4.2 Trên mỗi hòm có ghi nhãn, bao gồm các mục sau: 
- Tên hoặc dấu hiệu quy ước của cơ sở sản xuất; 
- Kiểu biển báo; 
- Trọng lượng, kg; 
- Ký hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn; 
4.3 Biển báo được bảo quản trong phòng ở điều kiện bình thường. 
4.4 Biển báo được vận chuyển bằng mọi phương tiện. 
PHỤ LỤC 7 
BIỂN BÁO AN TOÀN VỀ ĐIỆN 
(Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2572 - 78) 
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các biển báo có chữ và dấu hiệu có điện áp, đặt trên 
các dụng cụ, máy, khí cụ, các thiết bị điện, .... để báo cho người tránh khỏi nguy 
hiểm do điện gây ra khi vận hành, làm việc và đi qua gần những thiết bị đó. 
1. PHÂN LOẠI VÀ KÍCH THƯỚC: 
1.1 Căn cứ vào đối tượng cần báo hiệu, biển báo gồm: 
Biển báo chung-dùng ở nơi có nhân viên vận hành thiết bị điện cũng như người 
đến làm việc. 
Biển báo riêng-dùng ở những nơi có nhân viên vận hành thiết bị điện làm việc. 
1.2 Căn cứ vào thời gian sử dụng, biển báo gồm: 
Biển báo cố định-đặt trong một thời gian không quy định: 
Biển báo lưu động-đặt trong một thời gian nhất định. 
1.3 Căn cứ vào kích thước (axb), tính bằng mm, biển báo được phân thành 
nhóm sau: 
a- 360 x 240 
b- 240 x 150 
c- 240 x 120 
d- 210 x 210 
e- 145 x 72 
g- 105 x 52 
h- 72 x 36 
i- 52 x 26 
k- 36 x 18 
1.4 Căn cứ vào nội dung lời trên biển, biển báo được phân theo Bảng 1. 
1.5 Nội dung trình bày và kích thước biển báo quy định trong Bảng 2 ữ 4 và 
trên hình vẽ 1ữ 20. 
1.6 Biển báo phải được sơn màu phù hợp với quy định trong Bảng 4. 
1.7 Sử dụng các biển báo phải phù hợp với những quy định trong các quy phạm 
an toàn lao động hoặc các tài liệu khác có liên quan về an toàn lao động. 
1.8 Khi đặt làm các biển báo, phải chỉ rõ kiểu, loại theo qui định trong tiêu 
chuẩn này. 
2. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
2.1 Biển báo phải chế tạo theo những yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tài liệu 
kỹ thuật có liên quan khác. 
2.2 Biển báo cố định và khuôn được chế tạo bằng thép tấm chất lượng thường, 
có chiều dày không nhỏ hơn 0,5 mm. 
2.3 Biển báo cố định kiểu 15eX đến 15kX dùng để gắn trên thiết bị điện, khí cụ, 
các dụng cụ đo điện có thể chế tạo bằng vật liệu như nhôm lá, đồng lá, thép lá 
hoặc bằng vật liệu khác nhưng phải đảm bảo tuổi thọ của nó trong điều kiện vận 
hành của sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo rõ ràng và đọc rõ nét chữ. Có thể 
dùng loại có lỗ hoặc không có lỗ. Cho phép chỉ vẽ dấu hiệu có điện áp trực tiếp 
ngay trên sản phẩm nhưng có kích thước phải phù hợp với TCVN 2049-77 theo 
chiều cao "h" quy định ở Bảng 3 của tiêu chuẩn này. 
2.4 Biển báo phải được gắn chắc bằng bu lông, vít, đinh tán hoặc gắn trực tiếp 
vào sản phẩm. Kích thước của các lỗ bắt bu lông, vít được quy định trong các 
bảng và hình vẽ của tiêu chuẩn này. 
2.5 Biển báo lưu động được phép chế tạo bằng kim loại lá, chất dẻo hoặc bằng 
vật liệu khác có chiều dày 2ữ 3 mm. Các vật liệu này không bị hư hỏng do tác 
dụng của khí quyển. 
2.6 Hình sọ người phải đảm bảo các yêu cầu sau: Màu của hốc mắt, mũi, răng và 
đường viền của sọ phải là màu đen; Đoạn đầu của dấu hiệu có điện áp phải cho 
xuyên qua hốc mắt phải, nhưng hình sọ người không được che khuất đầu mũi 
tên của dấu hiệu, đồng thời phải để chừa một đoạn rõ từ chỗ hốc mắt phải đến 
chỗ gấp khúc của dấu hiệu có điện áp; 
Hình sọ người phải có kích thước tương ứng với dấu hiệu có điện áp. 
2.7 Phần lời của biển báo phải viết bằng chữ in thẳng đứng theo tiêu chuẩn "Tài 
liệu thiết kế" (TCVN. 6-85). 
Hình dạng và kích thước của dấu hiệu có điện áp theo TCVN 2049-77. 
2.8 Biển báo không được có những vết sần sùi, cạnh sắc. 
2.9 Biển báo cố định và khuôn phải sơn cả hai mặt, trước khi sơn phải làm sạch 
vết bẩn, vết gỉ. 
2.10 Sơn phải đều, đậm và bền, bề mặt sơn phải nhẵn. 
2.11 Biển báo kiểu 2aX phải bắt chắc chắn ở độ cao từ 2,5m đến 3m so với mặt 
đất. 
2.12 Trên cột bê tông, cho phép dùng khuôn loại 2K để thể hiện trực tiếp nội 
dung của biển báo và sơn màu quy định trong Bảng 4. 
2.13 Phía trên biển báo loại lưu động phải có hai lỗ theo kích thước quy định 
trong Bảng 2 để luồn dây treo thích hợp. 
3. QUY TẮC NGHIỆM THU 
3.1 Các biển báo phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật bên sản xuất kiểm tra theo 
yêu cầu cầu tiêu chuẩn này. 
3.2 Kiểm tra kích thước chữ viết của biển báo bằng dụng cụ đo có độ chính xác 
đến 1 mm. Khi kiểm tra, lấy 10% số biển báo của lô, nhưng không được ít hơn 
ba chiếc. 
3.3 Kiểm tra các mục 2.7ữ 2.10 bằng mắt thường. Kiểm tra từng biển báo riêng 
biệt. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
4. BAO GÓI, GHI NHÃN, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN 
4.1 Biển báo phải được bao gói trong hòm gỗ hoặc hòm các tông, giữa các biển 
báo phải có lớp giấy lót. Trọng lượng của hòm đã xếp biển báo không quá 20 kg. 
4.2 Trên mỗi hòm có ghi nhãn, bao gồm các mục sau: 
- Tên hoặc dấu hiệu quy ước của cơ sở sản xuất; 
 Ki?u bi?n bỏo; 
- Trọng lượng, kg; 
- Ký hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn; 
4.3 Biển báo được bảo quản trong phòng ở điều kiện bình thường. 
4.4 Biển báo được vận chuyển bằng mọi phương tiện. 
Hình 1: 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Phụ lục 8 
Bảng 1: Thời gian cho phép làm việc 
trong một ngày đêm phụ thuộc vào cường độ điện trường 
Điện 
trường 
kV/m 
< 5 
5 
8 
10 
12 
15 
18 
20 
20<E≤25 
> 25 
Thời 
gian 
 cho 
phép 
(giờ) 
Khô
ng 
hạn 
chế 
8 
4,25 
3 
2,2 
1,33 
0,8 
0,5 
 1/6 
 (10 phút) 
 0 
Bảng 2: Thời gian cho phép làm việc, đi lại ở gần đường dây không 500 kV 
trong một ngày đêm (Tính bằng giờ) 
Khoảng cách 
từ chỗ 
Khi độ cao dây đẫn tính từ mặt đất (m) 
người đứng 
tới tim tuyến 
(m) 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
0 3.1 4.1 5.2 6.6 8.0 - - - - 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
3 
6 
9 
12 
15 
18 
22.5 
3.9 
4.9 
3.3 
2.2 
2.4 
3.7 
8.0 
4.8 
5.8 
4.0 
3.1 
3.0 
4.2 
8.0 
5.9 
6.3 
4.7 
3.6 
3.6 
4.7 
8.0 
7.1 
7.1 
5.5 
4.3 
4.3 
5.2 
- 
- 
8.0 
6.3 
5.1 
5.0 
5.8 
- 
- 
- 
7.3 
5.9 
5.8 
6.5 
- 
- 
- 
- 
6.9 
6.6 
7.3 
- 
- 
- 
- 
7.8 
7.4 
8.0 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
Bảng 3: thời gian cho phép ở gần trạm 500 kV 
Khoảng cách từ người đến 
thiết bị 500 kV gần nhất 
(m) 
6 
10 
12 
15 
>15 
Thời gian cho phép trong 
một ngày đêm (giờ) 
1 
3 
4.5 
8 
Không hạn chế 
Phụ lục 9 
Điện trở nối đất của đường dây, đường cáp, đường ống và các kết cấu kim 
loại để phòng tránh nguy hiểm do cảm ứng tĩnh điện (W) 
Chiều dài đoạn 
đi 
Khoảng cách đến dây ngoài cùng (m) 
gần ĐDK (km) 7 10 20 30 40 70 100 
1. Khi đi gần ĐDK 500 kV 
0.007 
0.01 
0.02 
0.05 
0.1 
0.5 
1 
5 
10 
20 
- 
- 
- 
400 
200 
40 
20 
4 
2 
1 
- 
- 
- 
- 
400 
80 
40 
8 
4 
2 
- 
- 
- 
- 
- 
200 
100 
20 
10 
5 
- 
- 
- 
- 
- 
400 
200 
40 
20 
10 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
350 
70 
35 
18 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
240 
120 
60 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
400 
200 
100 
2. Khi đi gần ĐDK 220 kV 
Đến 0.5 
1 
- 
400 
- 
500 
- 
600 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
5 
10 
20 
80 
40 
20 
100 
50 
25 
120 
60 
30 
160 
80 
40 
200 
100 
50 
360 
180 
90 
500 
250 
125 
Phụ lục 10 
Điện trở nối đất một cọc 
T
T 
Loại đất Điện trở đất 
một cọc 
(W/cọc) 
Vật liệu, kích thước 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
Đất vườn (đất thịt) 
Đất sét 
Đất bùn, than bùn 
Đất pha sét 
Đất đen 
Đất pha cát 
Cát khô 
Đá, sỏi, đá vôi 
16 
16 
9 
40 
80 
120 
320 
800 ¸1200 
Cọc bằng thép tròn Æ16 hay thép 
góc 63x63x6. 
50x50x5dài 2.5m, đóng sâu vào 
đất ngập đầu trên của cọc, sau đó 
nối bằng hàn hay bu lông thật chặt 
vào kết cấu cần nối đất. 
Chú ý: 
- Khi ở trong bảng có gạch ngang (-) thì chỉ cần dùng một cọc nối đất dài 
2.5m (bằng thép Æ16 hay thép góc 63x63x6, 50x50x5) 
- Số cọc nối đất cần thiết Nc tính như sau: 
Điện trở nối đất của một cọc phụ thuộc vào loại đất, lấy gần đúng theo 
Phụ lục 10. 
 Điện trở nối đất của một cọc 
Nc = 
 Điện trở nối đất yêu cầu ở Phụ lục 9 
 MỤC LỤC 
 Trang 
- Lời nói đầu 4 
- Một số định nghĩa, quy định trong quy trình 6 
 PHẦN THỨ NHẤT 
 NGUYÊN TẮC CHUNG 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 NHỮNG ĐIỀU QUI ĐỊNH 
 CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC VỀ ĐIỆN 
- I. Phạm vi áp dụng qui trình 8 
- II. Những điều điện được công tác trong ngành điện 9 
- III. Xử lý khi vi phạm qui trình 11 
- IV. Chế độ phiếu thao tác và cách thi hành 11 
- V. Những biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành 
công việc 14 
 - V-1. Biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi 
làm việc 14 
 - V-1-1. Cắt điện 14 
 - V-1-2. Treo biển báo và đặt rào chắn 16 
 - V-1-3. Kiểm tra không còn điện 17 
 - V-1-4. Đặt tiếp đất 18 
 - V-2. Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc 19 
 - V-2-1. Người chịu trách nhiệm về an toàn 21 
 - V-2-2. Thủ tục thi hành phiếu công tác 24 
 - V-2-3. Thủ tục Cho phép đơn vị công tác vào làm việc 25 
 - V-2-4. Giám sát trong khi làm việc 26 
 - V-2-5. Thủ tục nghỉ giải lao 26 
 - V-2-6. Thủ tục nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày 
tiếp theo 27 
 - V-2-7. Di chuyển nơi làm việc 27 
 - V-2-8. Kết thúc công việc, khoá phiếu trao trả nơi làm 
việc và đóng điện 28 
- VI. Những biện pháp an toàn khi làm việc trên cao 29 
 - VI-1. Biện pháp tổ chức 29 
 - VI-2. Biện pháp kỹ thuật 31 
 - VI-3. Những biện pháp an toàn khi sử dụng thang 
 di động 32 
 - VI-4. Những biện pháp an toàn khi sử dụng dây đeo 
an toàn 33 
PHẦN THỨ HAI 
NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN 
KHI LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬA CHỮA 
ĐƯỜNG DÂY CAO, HẠ ÁP VÀ TRẠM BIẾN ÁP 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Chương một 
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI CÔNG TÁC Ở CÁC TRẠM BIẾN ÁP 
- I. Những qui định tối thiểu cần phải nhớ 35 
- II. Kiểm tra vận hành thiết bị 36 
- III. Điều khiển cầu dao 37 
- IV. Sử dụng kìm đo cường độ 38 
Chương hai 
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI TIẾP XÚC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN 
- I. Phân loại công tác ở thiết bị điện 39 
- II. Công tác với thiết bị điện cao áp không cắt điện 40 
- III. Công việc làm cho phép không tiếp đất 41 
- IV. Công việc làm trên các cầu dao cách ly, máy ngắt có bộ 
điều khiển từ xa 42 
- V. Làm việc với ắc qui và thiết bị nạp điện 43 
- VI. Làm việc với tụ điện và bảo vệ tụ điện 45 
Chương ba 
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, 
SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY CAO, HẠ ÁP 
- I. Những biện pháp an toàn chung khi tiến hành công tác trên đường dây 
cao, hạ áp 46 
- II. Những biện pháp an toàn khi công tác trên đường dây cao 
áp đang vận hành và gần đường dây đang có điện 48 
 - II-1. Công tác trên đường dây đang vận hành 48 
 - II-2. Công tác trong vùng ảnh hưởng của đường dây 
cao áp đang vận hành 50 
- III. Những biện pháp an toàn khi công tác trên đường dây 
hạ áp đang có điện 52 
 Chương bốn 
 LÀM VIỆC Ở MÁY PHÁT ĐIỆN 
 VÀ MÁY BÙ ĐỘNG BỘ 55 
Chương năm 
 LÀM VIỆC Ở NHỮNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN CAO ÁP 56 
 PHẦN THỨ BA 
NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI XÂY DỰNG ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN 
NGẦM, ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP TRÊN KHÔNG, MẮC DÂY ĐIỆN VÀ 
TRẠM BIẾN ÁP 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Chương một 
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI XÂY DỰNG ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN NGẦM TỪ 
6 KV ¸ 35 KV 
- I. Biện pháp an toàn khi đào hào đặt cáp 57 
- II. Biện pháp an toàn khi vận chuyển cáp đến vị trí công tác 58 
- III. Biện pháp an toàn khi rải cáp, đặt cáp trong nhà, 
 ngoài trời,dưới nước 59 
- IV. Biện pháp an toàn khi hàn nối cáp và nấu nhựa, nấu thiếc 60 
- V. Biện pháp an toàn khi sử dụng đèn hàn 61 
Chương hai 
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY 
 DẪN DIỆN GẦN ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP ĐANG CÓ ĐIỆN 
- I. Những qui định chung 62 
- II. Biện pháp an toàn khi thi công cột điện gần đường dây 
cao áp đang mang điện 63 
 - II-1. Đóng cọc 63 
 - II-2. Đào hố móng 64 
 - II-3. Thi công móng cột 64 
 - II-4. Lắp ráp cột 64 
 - II-5. Dựng cột 65 
 - II-6. Lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây 
cao áp đang có điện 66 
Chương ba 
LẮP ĐẶT DÂY DẪN VÀ DÂY CHỐNG SÉT TRONG VÙNG 
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP ĐANG VẬN HÀNH 
 ĐIỆNÁP 22 KV ¸ 500 KV VÀ LÀ MẠCH THỨ 2 CỦA 
 ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN 2 MẠCH ĐANG CÓ ĐIỆN 1 MẠCH 
- I. Qui định chung 67 
- II. Lắp đặt dây dẫn ở đường dây 2 mạch khi một mạch 
đang mang điện 71 - III. Lắp 
đặt dây dẫn ở đường dây nằm trong vùng ảnh 
hưởng của đường dây cao áp đang vận hành 73 
- IV. Lắp đặt dây chống sét ở đường dây đang có điện 74 
- V. Lắp đặt dây chống sét ở đường dây nằm trong 
vùng ảnh hưởng của các đường dây cao áp đang vận hành 75 
- Phụ bản -Xác định hệ số hỗ cảm M 76 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Chương bốn 
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI XÂY DỰNG 
ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN CAO, HẠ ÁP TRÊN KHÔNG 
- I. Biện pháp an toàn khi vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu, thiết bị 
79 
- II. Biện pháp an toàn khi đào móng chôn cột 81 
- III. Biện pháp an toàn khi đúc móng cột sắt, cột bê tông 82 
- IV. Biện pháp an toàn khi lắp ráp cột sắt và cột bê tông 83 
- V. Biện pháp an toàn khi dựng cột sắt, cột bê tông và lắp 
xà, sứ 84 
- VI. Biện pháp an toàn khi rải dây, nối dây, căng dây, lấy độ võng và lắp 
các phụ kiện khác 90 
Chương năm 
NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM CÔNG TÁC 
 MẮC DÂY, ĐẶT ĐIỆN HẠ ÁP 
- I. Những biện pháp an toàn cho đơn vị công tác 95 
- II. Những biện pháp kỹ thuật an toàn 96 
Chương sáu 
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI XÂY DỰNG TRẠM 
 BIẾN ÁP TRONG NHÀ VÀ NGOÀI TRỜI 99 
PHẦN THỨ TƯ 
 NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO CÔNG TÁC 
THÍ NGHIỆM VÀ ĐO ĐẾM 
Chương một 
NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THÍ NGHIỆM 
 THIẾT BỊ ĐIỆN CAO ÁP 100 
 Chương hai 
 I. NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THÁO LẮP 
 ĐỒNG HỒ, RƠ LE VÀ THIẾT BỊ THÔNG TIN 103 
 II. NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN 
 KHI GHI CHỮ CÔNG TƠ ĐIỆN 104 
Phần phụ lục 
- Phụ lục 1: Cấp cứu người bị điện giật 106 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
- Phụ lục 2: Thủ tục tiến hành công việc trên thiết bị điện 
do các đơn vị ở nơi khác cử đến làm 111 
- Phụ lục 3: Mẫu phiếu thao tác 113 
 Mẫu phiếu công tác 119 
- Phụ lục 4: Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật an toàn 129 
- Phụ lục 5: Tiêu chuẩn kỹ thuật của một số dụng cụ an toàn 
và dụng cụ làm việc mang điện áp 134 
- Phụ lục 6: Tiêu chuẩn và thời hạn thử nghiệm các 
máy móc và dụng cụ cẩu kéo 144 
- Phụ lục 7: Biển báo an toàn về điện (TCVN 2572-78) 146 
- Phụ lục 8: Thời gian cho phép làm việc trong một ngày 
đêm phụ thuộc vào điện trường 167 
- Phụ lục 9: Điện trở nối đất của đường dây, đường cáp, 
đường ống và các kết cấu kim loại để phòng tránh nguy 
hiểm do cảm ứng tĩnh điện 168 
- Phụ lục 10: Điện trở nối đất một cọc 169 
- Mục lục 170 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_qui_trinh_ky_thuat_an_toan_dien_trong_cong_tac_qu.pdf